Khi con2thángtuổi–
Tuần 3
Lúc này não bộ của bé đã phát triển và tinh vi hơn, bạn có thể để ý thấy
những lúc con yên ắng và có vẻ tập trung, đây chính là lúc bạn có thể
bắt đầu việc dạy dỗ con. Hãy tỉ tê trò chuyện với bé, hát cho bé nghe,
cho bé xem những hình ảnh đơn giản. Các giác quan khác của bé cũng
đang dần hoàn thiện và bé đã sẵn sàng để học hỏi mọi thứ xung quanh
mình.
Khả năng cầm nắm
Tay bé hầu như đã có thể mở ra, sẵn sàng để khám phá thế giới. Trong
những ngày đầu sau khi sinh, nắm chặt gần như là bản năng của bé và bé
không thể thả ra theo ý muốn. Mặc dù chưa thể thật sự đưa tay lấy một món
đồ, bé vẫn có thể cầm những thứ được đặt trong tay mình. Và một khi đã
cầm thứ gì, bé rất khó thả tay ra. Giờ đây bé đã có thể bắt đầu quơ tay để
chạm các vật xung quanh nên bạn phải luôn chú ý không để những thứ nguy
hiểm trong tầm với của bé. Bạn không nên vừa ẵm bé vừa cầm đồ nóng hoặc
đồ nhọn.
Bé đã có thể cầm nắm chủ động hơn - Ảnh: Inmagine
Bắt đầu quá trình học hỏi
Nếu để ý bạn sẽ thấy có một khoảng thời gian ngắn bé yên lặng và tỉnh táo.
Đây là thời điểm thích hợp nhất để giúp bé học. Não bé sẽ tăng khoảng 5cm
trong 3tháng đầu tiên.
Hãy sử dụng những lúc bé tĩnh lặng để trò chuyện với bé, hát cho bé nghe, tả
cho bé hình dung về các bức tranh trên tường. Bé chưa thể đáp lại lời bạn
nhưng bé đang học hỏi đấy. Để bàn tay bé tiếp xúc với các chất liệu mới
(nhám, trơn, gồ ghề…), mắt bé nhìn thấy những hình ảnh mới, tai bé nghe
thấy những âm thanh mới cũng là cách giúp bé học hỏi. Ngay cả giờ tắm của
bé cũng có thể biến thành phòng thí nghiệm để giúp bé hiểu về thế giới xung
quanh.
Mắt bé có thể dõi theo các vật thể
Bé bây giờ đã có thể nhìn theo một vật chuyển động mà không rời mắt. Các
cửa hàng bán rất nhiều đồ chơi phát triển nhưng bạn chỉ cần dùng các món
đồ có sẵn trong nhà là được rồi. Bạn cầm một cái lục lạc hoặc một món đồ
bằng nhựa màu sáng di chuyển qua lại theo chiều ngang trước mặt bé, sau đó
đưa lên đưa xuống theo chiều dọc. Điều này có thể gây sự chú ý đối với bé
mặc dù có thể đến 3tháng sau nữa bé mới có thể nhìn theo một vật di
chuyển theo chiều dọc hoặc đến 6 tháng sau mới có thể nhìn theo một vật di
chuyển theo chiều xéo.
Mắt bé đã có thể dõi theo các vật thể di động - Ảnh: Inmagine
Bạn cũng có thể đưa mặt bạn lại gần sát mặt bé rồi từ từ di chuyển đầu bạn
từ bên này qua bên kia. Thường thì bé sẽ chăm chú nhìn theo mắt bạn.
Nên nhớ, bé của bạn là duy nhất
Không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào và mỗi đứa có những giai đoạn phát
triển khác nhau. Các tài liệu hướng dẫn chỉ cho thấy những gì bé của bạn có
khả năng thực hiện được. Nếu bây giờ bé chưa làm được thì rồi bé sẽ sớm
làm được. Những bé sinh non có các mốc phát triển chậm hơn những bé
khác. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về sự phát triển của bé thì hãy hỏi bác
sĩ.
Cuộc sống của bạn: Cảm giác tội lỗi vì không cho con bú mẹ
Xã hội ngày nay tạo ra rất nhiều áp lực đối với các bà mẹ trong việc cho con
bú. Tất nhiên sữa mẹ là luôn là nguồn dinh dưỡng đầu tiên tốt nhất cho bé
nhưng có nhiều lý do khiến việc cho con bú không thực hiện được, trong đó
có cả lý do mẹ bị bệnh.
Cảm giác tội lỗi vì không cho con bú được càng trở nên trầm trọng hơn nếu
lúc mang thai bạn đã lên kế hoạch cho con bú nhưng rồi hoàn cảnh không
cho phép làm như vậy. Cả sữa mẹ lẫn sữa công thức đều nuôi bé lớn. Nếu vì
một lý do nào đó, bạn ngưng hoặc định ngưng cho bé bú, hãy trò chuyện với
bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn. Hãy nói ra cảm xúc của bạn và đừng quá khắt
khe với bản thân. Điều cốt yếu cần nhớ là bạn cho bé bú bằng cách nào cũng
không quan trọng bằng tình yêu và sự quan tâm bạn dành cho bé.
.
Khi con 2 tháng tuổi –
Tuần 3
Lúc này não bộ của bé đã phát triển và tinh vi hơn, bạn có thể để ý thấy
những lúc con yên ắng và có. chú ý đối với bé
mặc dù có thể đến 3 tháng sau nữa bé mới có thể nhìn theo một vật di
chuyển theo chiều dọc hoặc đến 6 tháng sau mới có thể nhìn theo một