Linhhoạtnơilàmviệc
Tranh cãi về việc nên linhhoạt hay siết chặt nơilàmviệc lại một lần nữa
bùng phát trong giới lãnh đạo doanh nghiệp của các công ty toàn cầu, sau khi nhà
khổng lồ internet Yahoo có một chuyển động khiến nhiều người ngạc nhiên: bãi bỏ
chính sách làmviệc từ xa và lệnh cho tất cả công nhân viên phải đến làm ở văn
phòng.
Kể từ khi Marissa Mayer lên làm người cầm lái cho Yahoo, bà đã cố lôi người
khổng lồ internet này khỏi giường bệnh và tạo ra bầu không khí năng động trở lại.
Bà khởi đầu với các bữa ăn và điện thoại thông minh miễn phí cho tất cả nhân
viên, những sách lược “củ cà rốt” bà học được từ Google - nơi bà làmviệc trước
đây.
Nay, bà tiếp tục triển khai một sách lược khác của Google: lôi nhân viên đến văn
phòng. Một biên bản từ bộ phận nhân sự của công ty giải thích rằng tương tác mặt
đối mặt giữa các nhân viên sẽ nuôi dưỡng văn hóa hợp tác tốt hơn.
Ở Hoa Kỳ, những công ty như Aetna, Booz Allen Hamilton và Zappos.com đều
triển khai chính sách linhhoạtnơilàmviệc để thu hút và giữ chân nhân tài. Các
nhà phân tích cho biết nhân viên thời nay thích được làmviệc từ xa hơn, và xu
hướng làmviệc phổ biến nhất hiện nay là hướng tới sự linhhoạtnơilàm việc.
Vì vậy, thay đổi chính sách của Yahoo ngay lập tức bị một cơn bão chỉ trích từ
những người ủng hộ linhhoạtnơilàm việc, đặc biệt những người có con nhỏ hay
phải chăm sóc cha mẹ già. Trước đó, họ hy vọng bà Mayer, người đang mang thai
đứa con đầu lòng ở tuổi 37, sẽ mang đến một môi trường làmviệc thân thiện hơn
cho các bậc cha mẹ.
Các công ty công nghệ cần môi trường làmviệc tương tác mặt đối mặt để gia tăng
sáng tạo và tính hợp tác.
Theo Cục Thống kê Lao động của Hoa Kỳ (BLS), khoảng 24% lực lượng lao động
ở nước này làmviệc tại nhà ít nhất vài ngày mỗi tuần. 63% nhà tuyển dụng nói
năm ngoái họ cho phép nhân viên làmviệc từ xa, tăng từ 34% vào năm 2005, theo
khảo sát của Viện Gia đình và Công việc (FWI).
Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, lực lượng lao động làmviệc từ xa tăng 12%,
theo Ellen Galinsky, Chủ tịch và đồng sáng lập FWI. Bà lý giải các công ty muốn
giảm chi phí mặt bằng, thời gian đi lại và khí thải nhà kính. Những công nghệ được
phát triển ở Thung lũng Silicon, từ video chat đến nhắn tin tức thời, đã giúp người
lao động toàn cầu có thể làmviệc mà không cần đến văn phòng.
Tại Công ty Aetna, 47% công nhân viên làmviệc từ xa, tăng từ 9% năm 2005.
Công ty cung cấp mạng lưới internet và điện thoại cho công nhân viên để đảm bảo
kết nối từ xa. Aetna đã tiết kiệm được 78 triệu USD nhờ giảm chi phí thuê mặt
bằng, theo người phát ngôn Susan Millerick của công ty. Tại Booz Allen, công
nhân viên có thể làmviệc từ nhà hoặc từ một văn phòng ở chi nhánh bất kỳ.
Theo Christopher Carlson, một lãnh đạo nhân sự cấp cao của công ty, chính sách
này có vai trò chủ chốt trong việc giữ chân công nhân viên. Bản thân ông cũng làm
việc từ nhà mình ở Florida. Dù vậy, theo John Challenger - CEO của Công ty Tư
vấn Challenger Gray & Christmas, nhiều công ty ngại để nhân viên làmviệc ở nhà
vì sợ mất kiểm soát đối với họ.
Các nghiên cứu cho thấy những nhân viên làmviệc tại nhà có năng suất cao hơn
nhiều so với làmviệc tại văn phòng, nhưng lại ít tính sáng tạo và hợp tác hơn, theo
GS. John Sullivan của Đại học San Francisco. “Nếu bạn muốn sáng tạo, bạn cần
tương tác” - ông nói.
“Nhưng nếu muốn tăng năng suất, bạn nên để nhân viên làmviệc tại nhà”. Google
và Facebook đều cho nhân viên làmviệc từ xa tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Nhưng cả 2 công ty đều nhấn mạnh sự hợp tác của nhân viên. Các nhà phân tích tin
rằng chính sách phù hợp nhất là tùy theo vị trí của công nhân viên có thể cho họ
làm việclinh động hay không.
. Linh hoạt nơi làm việc
Tranh cãi về việc nên linh hoạt hay siết chặt nơi làm việc lại một lần nữa
bùng phát trong. sách linh hoạt nơi làm việc để thu hút và giữ chân nhân tài. Các
nhà phân tích cho biết nhân viên thời nay thích được làm việc từ xa hơn, và xu
hướng làm