1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Khi các sếp... bất hòa pot

4 145 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 93,92 KB

Nội dung

Khi các sếp bất hòa Trong một công ty, sự mâu thuẫn giữa các nhân viên khó lòng "qua mắt" được sếp. Ngược lại, nếu giữa các lãnh đạo nảy sinh mối bất hòa thì họ cũng không giấu được sự phán xét từ phía nhân viên. Khi mâu thuẫn nảy sinh giữa các nhân viên, một điều tất yếu là các vị lãnh đạo của họ sẽ có trách nhiệm xoa dịu mâu thuẫn và giúp tìm tiếng nói chung, bởi bất kỳ người lãnh đạo nào cũng mong muốn xây dựng một bầu không khí làm việc thoải mái, hợp tác nhất cho nhân viên của mình. Nhưng ngược lại, khi giữa các vị sếp nảy sinh mâu thuẫn, nhân viên cần phải làm gì? Lan truyền thông tin xấu về nhau, nói và làm những việc có tính phản bác ý kiến người kia… là những điều dễ bắt gặp ở những lãnh đạo đối đầu trong công việc. Điều tệ hại hơn cả là những gì họ nói về người kia, những việc có tính đối đầu đều được lan truyền, thực hiện thông qua nhân viên cấp dưới. Trong tình huống đó, nhân viên cấp dưới sẽ nghĩ gì về lãnh đạo của mình - những người trực tiếp dẫn dắt họ hàng ngày trong công việc? Đầu tiên, những lời nói, việc làm không đẹp đó dễ khiến nhân viên mất lòng tin vào lãnh đạo của mình, đẩy họ vào thế tiến thoái lưỡng nan khi phải lựa chọn giữa những yêu cầu khác nhau của các sếp. Không phải lúc nào nhân viên cũng xác định được ai phải, ai trái; mà dù có biết được họ cũng không thể quyết định được chuyện công việc của mình sẽ chịu ảnh hưởng của ai. Nhân viên sẽ cảm thấy mình giống như một quân cờ trên bàn cờ mà người chơi là các vị sếp của họ. Dần dần, họ nhận thấy việc thực hiện công việc của mình không phải vì sự phát triển chung của công ty nữa mà chỉ vì những tính toán cá nhân từ cấp trên của mình. Nếu sự bất hòa với đồng nghiệp khiến nhân viên mệt mỏi 1 thì chuyện trở thành “nạn nhân” bất đắc dĩ trong cuộc đối đầu giữa các sếp khiến tinh thần họ tồi tệ hơn gấp 10 lần. Điều này dễ làm nảy sinh tâm lý chán nản, “mất lửa” trong nhân viên, làm giảm hiệu quả công việc chung. Xảy ra bất đồng quan điểm về một vấn đề là việc dễ hiểu giữa tất cả mọi người, giữa những người lãnh đạo một công ty cũng vậy, đặc biệt khi họ là người thường xuyên phải đề cập tới những vấn đề mà mỗi quyết định đều có tầm ảnh hưởng sâu rộng. Bất đồng quan điểm không xấu, thậm chí, trong một chừng mực nhất định, sự bất đồng quan điểm còn có tác dụng tích cực, nó làm mọi người thay đổi tư duy, nhìn nhận lại vấn đề một cách thấu đáo hơn và tạo ra cơ hội đối thoại. Tuy nhiên, sự bất hoà lâu dài sẽ phá huỷ tổ chức, vì nó ảnh hưởng xấu đến các cá nhân và năng suất công việc. Nếu không biết cách kiểm soát, những người lãnh đạo dễ nhanh chóng biến những bất đồng trở thành mối bất hòa và gây ra hậu quả xấu. Là những người nắm trong tay nhiều quyền lực, tầm ảnh hưởng lớn nên mối bất hòa giữa những vị sếp một khi đã xảy ra thì sự tác động của nó là rất lớn. Không chỉ làm mất đi sự hợp tác trong công việc, mâu thuẫn giữa các sếp còn khiến họ “mất điểm” trong mắt nhân viên của mình. Do vậy, tốt hơn hết, mâu thuẫn giữa lãnh đạo cần được giải quyết thẳng thắn, trực tiếp và minh bạch nhất có thể thông qua đối thoại. . Khi các sếp bất hòa Trong một công ty, sự mâu thuẫn giữa các nhân viên khó lòng "qua mắt" được sếp. Ngược lại, nếu giữa các lãnh đạo. Nếu sự bất hòa với đồng nghiệp khi n nhân viên mệt mỏi 1 thì chuyện trở thành “nạn nhân” bất đắc dĩ trong cuộc đối đầu giữa các sếp khi n tinh thần

Ngày đăng: 23/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w