1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cho vay ca nhan

83 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Có Tài Sản Đảm Bảo Của Khối Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng PVcombank – Tân Bình
Tác giả Lê Tấn Tài
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Mỹ Linh
Trường học Đại học Công nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2017
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 8,79 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA (40)
    • 1.1. Khái niệm của Ngân hàng Thương mại (16)
    • 1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại (16)
      • 1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng (16)
      • 1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán (17)
      • 1.2.3. Chức năng tạo tiền (17)
    • 1.3. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại (18)
      • 1.3.1. Nghiệp vụ huy động vốn (18)
      • 1.3.2. Hoạt động tín dụng và các loại hình tín dụng ngân hàng (20)
      • 1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (22)
      • 1.3.4. Hoạt động khác (23)
    • 1.4. Khái quát về cho vay tiêu dùng (23)
      • 1.4.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng (23)
      • 1.4.2. Đối tượng cho vay tiêu dùng (24)
      • 1.4.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng (25)
      • 1.4.4. Lợi ích cho vay tiêu dùng (27)
    • 1.5. Các hình thức cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại (29)
      • 1.5.1. Căn cứ mục đích vay (29)
      • 1.5.2. Căn cứ vào chủ thể vay và tài sản bảo đảm (29)
      • 1.5.3. Căn cứ phương thức hoàn trả (30)
      • 1.5.4. Căn cứ nguồn gốc của khoản nợ (33)
      • 1.5.5. Căn cứ vào thời hạn tín dụng (37)
    • 1.6. Vai trò cho vay tiêu dùng với nền kinh tế (37)
      • 1.6.1. Vai trò cho vay tiêu dùng với khách hàng (37)
      • 1.7.3. Vai trò cho vay tiêu dùng với nền kinh tế (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI PVcomBank (0)
    • 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt nam (Pvcombank) (40)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP (40)
      • 2.1.2. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đại ChúngViệt Nam (PCcombank) (45)
      • 2.1.3. Giới thiệu về phòng quan hệ khách hàng cá nhân (46)
    • 2.2. Nội dung thực tập tại PVcombank (46)
      • 2.2.1. Quy định về cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm với khách hàng cá nhân (46)
      • 2.2.2. Danh mục hồ sơ cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo với khách hàng cá nhân (53)
      • 2.2.3. Quy trình thực tập và công việc thực tế tại PVcombank Tân Bình (68)
  • CHƯƠNG III:NHẬN XÉT VỀ TỔ CHÚC BỘ PHẬN (0)
    • 3.1. Nhận xét về tổ chức bộ phận (71)
    • 3.3. Nhận xét biểu mẫu bảng biểu chứng từ (72)
    • 3.4. Mối quan hệ làm việc (72)
    • 3.5. Nhận xét về kết quả thu nhận được sau khi kết thúc thực tập (73)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA

Khái niệm của Ngân hàng Thương mại

Tại Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010QH12 do Quốc Hội khóa 12 thông qua vào ngày 16/06/2010 định nghĩa: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục đích tiêu lợi nhuận, trong đó Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các loại động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Như vậy, ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính có chức năng dẫn vốn từ nơi có nguồn vốn nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu vốn nhằm tạo điều kiện cho đầu tư, phát triển kinh tế Đây là hình thức tài chính gián tiếp tổng lưu chuyển vốn trên thị trường tài chính.

Chức năng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Chức năng trung gian tín dụng

NHTM đóng vai trò là “cầu nối” giữa người dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, NHTM vừa hoạt động vừa đóng vay trò là người đi vay vừa đóng vay trò người cho vay Với chức năng trung gian tín dụng NHTM đã góp phần

Gửi tiền Ủy thác đầu tư

Cho vay Đầu tư tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia, bao gồm người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đầy sự phát triển của nền kinh tế Trong thời gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó phản ánh bản chất của NHTM là “đi vay để cho vay”, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán:

NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tài khoản của họ và thực hiện các lệnh thu chi của khách hang Với chức năng này NHTM cung cấp cho khách hàng rất nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng … Các chủ thể kinh tế không cần giữ, mang và thanh toán chi trả cho khách hàng tiền mặt Do đó sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian và đảm bảo được thanh toán an toàn Đồng thời thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, giảm được lượng tiền mặt trong lưu thông dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, bảo quản, đếm nhận, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đối với NHTM chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng qua việc thu phí thanh toán, làm tang nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.

Thông qua hoạt động của ngân hàng NHTM đã tạo ra tiền dưới hạng bút tệ Để tạo ra tiền tệ cần phải có những điều kiện sau:

- NHTW có quy định tỷ lệ dự trữ bắt buột

- Hệ thống NH kinh doanh không có dự trữ ngoài dự trữ bắt buộc.

- Không có tiền mặt ngoài lưu thông,

Giả sử NH nhận một lượng tiền cơ sở M và chỉ thanh toán bằng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt Qua nhiều hệ thống ngân hàng thì tổng khối lượng liền kinh tế được tạo ra và được chứng minh bằng công thức sau:

Số tiền mặt được = tạo ra = số tiền ban đầu / Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

1.3.1 Nghiệp vụ huy động vốn Đây là nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn hoạt động cùa NHTM, Ngân hàng nào tạo lập được nhiều nguồn vốn thì càng có điều kiện mở rộng cho vay mở rộng tín dụng cho nền kinh tế Vì vậy nghiệp vụ nguồn vốn bao giờ cũng được quan tâm đúng mức, gồm các hoạt động sau:

 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền khách hàng gửi vào không xác định trước thời hạn sẽ rút ra nên nó mang tính chất không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, là khoản tiền chờ thanh toán không phải gửi với mục đích để dành mà nhằm an toàn tài sản, tạo được tiện ích trong thanh toán.

Tiền gửi có kỳ hạn: Khác với tiền gửi không kỳ hạn vì ngân hàng biết trước thời gian người gửi rút tiền, là khoản tiền tạm thời chưa sử dụng hay để dành nhằm hưởng lợi tức và tìm kiếm sự an toàn cho nguồn vốn của mình.

Tiền gửi ký quỹ: Khách hàng gửi vào nhằm mục đích nào đó theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

Tiền gởi chuyên dùng: Là nguồn tiền do ngân sách cấp cho đơn vị hành chính sự nghiệp mà doanh nghiệp phải để riêng và sử dụng cho mục đích đã xác định.

Tiền gửi của cá nhân dân cư:

- Tiền gửi trên tài khoản cá nhàn: Dân cư gửi tiền với mục đích an toàn bảo quản hay thuận lợi trong thanh toán chi trả.

- Tiền gửi tiết kiệm: Bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền để dành của cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích hưởng lợi tức, có kỳ hạn xác định trước nên hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền đề dành của dân cư nhằm hưởng lợi tức nhưng chưa xác định được thời điểm chi tiêu.

- Tiền gửi có mục đích: Khi dân chúng gửi tiền vào ngân hàng thì xác định trước mục đích gửi vào để làm gì.

- Tiền gửi tiết kiệm có báo trước: Nghĩa là có qui định khi dân cư muốn rút tiền phải báo trước cho ngân hàng tối thiểu 10 đến 30 ngày.

 Tiền gửi của kho bạc nhà nước

Các chi nhánh kho bạc thường có một phần vốn tạm thời chưa sử dụng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lợi tức và thường gửi với số lượng lớn, không kỳ hạn.

 Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác

Các tổ chức tín dụng thường có quan hệ đại lý nhau nên mở tài khoản lẫn nhau nhằm thực hiện thu chi hộ cho khách hàng, đặc biệt sử dụng cho phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

 Phát hành giấy tờ có giá

Là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết, bao gồm việc phát hành các chứng chi tiền gởi, các trái phiếu, kỳ phiếu.

Kỳ phiếu, trái phiếu là chứng chi nhận nợ của Ngân hàng đối với người mua (chủ sở hữu) có quy định mệnh giá thời hạn và lãi suất Căn cứ vào nhu cầu vốn Ngân hàng phát hành theo đợt cho từng loại kỳ phiếu, trái phiếu có kỳ hạn và lãi suất khác nhau, nhằm huy động đủ số vốn cần thiết trong một thời gian nhất định. Đối tượng mua kỳ phiếu và trái phiếu là tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế trong xã hội, không hạn chế số tiền mua, chủ sở hữu được quyền chuyển nhượng cho người khác, được dùng để thế chấp, chiết khấu cầm cố hay bảo lãnh vay vốn tại ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động của mình nhiều lúc phát sinh các nghiệp vụ cùng một lúc làm cho nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng không đám bảo đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động của mình, vì thế Ngân hàng phải tiến hành vay vốn của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, của Ngân hàng Trung ương …

 Vốn tự có của Ngân hàng:

- Vốn điều lệ: Là số vốn ban đầu khi thành lập ngân hàng được ghi vào điều lệ ngân hàng luôn luôn lớn hơn hoặc bằng nguồn vốn pháp định do nhà nước quy định vào đầu mỗi năm tài chính.

- Các quỹ dự trữ: Quỹ dự trữ, quỹ dự trữ đặc biệt, quỹ khác.

- Lợi nhuận chưa chia: Theo qui định sau khi nộp thuế phần còn lại của lợi nhuận được đem chia đề bù lỗ năm trước, thu sử dụng vốn ngân sách, bù đắp những khoản tiền phạt và chi phí không hợp lý mà không được tính vào chi phí để tính thuế, trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng, tăng vốn điều lệ, dự phòng nói chung còn lại đưa vào quỹ đầu tư phát triển.

Ngoài các loại nguồn vốn trên thì Ngân hàng thương mại còn có nguồn vốn trong thanh toán vốn phát sinh từ nghiệp vụ đại lý

Nghiệp vụ cho vay Đi đôi với nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cho vay Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM, là thu nhập chính của ngân hàng.

1.3.2 Hoạt động tín dụng và các loại hình tín dụng ngân hàng

Tín dụng là một loại giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Các loại hình tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng bao gồm các hình thức cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính Trong đó hoạt động cho vay được xem là hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM Hoạt động cho vay rất đa dạng và phong phú.

Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây:

Dựa vào chủ thể vay vốn

- Cho vay hộ cá thể

Dựa vào mục đích sử dụng vốn vay

- Cho vay kinh doanh bất động sản

- Cho vay công nghiệp và thương mại

- Cho vay cá nhân (phục vụ nhu cầu đời sống)

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu

Dựa vào thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay trong vòng 12 tháng.

- Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến

- Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

* Cho vay có đảm bảo:

- Cho vay có đảm bảo là hình thức cấp tín dụng có tài sản đảm bảo hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba Cho vay có đảm bảo bằng tài sản khách hang vay chủ yếu được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

- Cho vay cầm cố bằng chứng khoán

- Cho vay cầm cố bằng thương phiếu

- Cho vay cầm cố bằng hợp đồng thầu khoán

- Cho vay cầm cố bằng hàng hóa

- Cho vay thế chấp bằng bất động sản

- Cho vay có đảm bảo bằng người bảo lãnh

* Cho vay không có đảm bảo:

Khái quát về cho vay tiêu dùng

1.4.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng

Có nhiều quan điểm khác nhau về cho vay tiêu dùng, có quan điểm rằng:Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp vốn đối với người tiêu dùng nhằm tài trợ cho chính sự tiêu dùng, lại có quan điểm: “Tín dụng tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả cả tiền gốc lẫn tiền lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai”.

Cho vay tiêu dùng là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư Khách hàng vay thường là những người có thu nhập không cao nhưng ổn định.

Như vậy, thông qua một số khái niệm trên ta có thể hiểu “Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân hay sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định”

Trước đây, các ngân hàng không tích cực cho vay tiêu dùng bởi họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng rủi ro vỡ nợ tương đối cao Song từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho vay tiêu dùng đã trở thành hình thức tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế phát triển Những cơ sở để loại hình tín dụng này ngày càng trở nên phổ biến hơn là nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ, thu nhập của người tiêu dùng ngày càng tăng, một số tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập khá hoặc cao và tương đối ổn định, do đó đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng trong các khoản vay tiêu dùng Hơn nữa, nhiều hãng doanh nghiệp lớn tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu, nhiều Công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng trong lĩnh vực cho vay khiến thị phần cho vay doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc các ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng để gia tăng thu nhập.

1.4.2 Đối tượng cho vay tiêu dùng

Có nhiều cách phân loại đối tượng khác nhau, cách phổ biến nhất là chia nhóm dựa trên khả năng tài chính của khách hàng như sau:

+ Nhóm đối tượng khách hàng có thu nhập thấp: Với nhóm đối tượng này thì nhu cầu thường không cao, việc vay vốn chỉ để cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu.+ Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình: Nhu cầu vay tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh, khách hàng thuộc nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là bỏ ra khoản tiết kiệm dự phòng của mình.

+ Nhóm đối tượng có thu nhập cao: Nhu cầu vay tiêu dùng nảy sinh nhằm làm tăng khả năng thanh toán và coi như một khoản phụ trợ linh hoạt để chi tiêu khi tiền vốn tích lũy của hộ đang được đầu tư trung và dài hạn Hay nói cách khác, các khoản vay tiêu dùng này được coi là nguồn ứng trước của lợi nhuận do đầu tư mang lại Những người thuộc nhóm này thường xuyên cần chi tiêu trong mục đích tiêu dùng với số tiền lớn.

1.4.3 Đặc điểm cho vay tiêu dùng

Khách hàng vay tiêu dùng là cá nhân và các hộ gia đình: những người đang có nhu cầu tiêu dùng nhưng chưa tích lũy đủ, hoặc có những khoản chi tiêu cấp bách, Ngân hàng sẽ căn cứ vào hai tiêu chí quan trọng mức thu nhập và trình độ học vấn của khách hàng để quyết định khi cấp tín dụng vì nguồn thu nhập của họ chứ không nhất thiết từ kết quả của việc sử dụng những khoản vay.

Nguồn trả nợ của khách hàng vay tiêu dùng chính là thu nhập của họ:

Mức thu nhập của nhưng khách hàng này thường khá cao và tương đối ổn định vì ngân hàng phải phân tích tình hình thu nhập của khách hàng trước khi quyết định cho vay Bên cạnh đó, những đối tượng có thu nhập thấp thường có nhu cầu tín dụng không cao, chỉ xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch để cân đối thu nhập và chi tiêu Những cá nhân có thu nhập trung bình và thu nhập cao thường có nhu cầu tín dụng cao hơn để tài trợ một cách linh hoạt cho chỉ tiêu, mà vẫn có khoản vốn để đầu tư nhằm tăng thu nhập Nguồn trả nợ của người vay có thể có những biến động lớn qua thời gian, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm của họ, đồng thời phụ thuộc vào những biến động khác và chính sách trong từng thời kỳ.

Quy mô của món vay nhỏ nhưng số lượng món vay thì rất lớn: Nhu cầu vay vốn vào mục đích tiêu dùng thường không lớn, thậm chí còn khá nhỏ Điều này có thể do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của dân cứ đối với các mặt hàng xa xỉ là không cao Quy mô vay tuy nhỏ nhưng tổng số món vay lớn vì vay tiêu dùng là nhu cầu vay vốn phổ biến, đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư.

Cho vay tiêu dùng thường nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng chứ không xuất phát từ mục đích kinh doanh: Các khoản vay hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách của từng đối tượng khách hàng và chu kỳ kinh tế của khách hàng Vì vậy, Ngân hàng rất dễ để mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Nền kinh tế xã hội càng phát triển nhu cầu về cho vay tiêu dùng càng cao.

Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao: Do quy mô của các khoản vay tiêu dùng nhỏ, trong khi số lượng các món vay lớn, vì vậy chi phí của ngân hàng đối với cho vay tiêu dùng thường lớn Hơn nữa, khách hàng vay tiêu dùng thường không quan tâm nhiều đến lãi suất mà chỉ quan tâm đến khoản tiền mà họ phải trả từng kỳ nên ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất cao hơn so với các đối tượng khác để mang lại lợi nhuận cao.

Cho vay tiêu dùng thường có rủi ro rất cao: Rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng thường được chia thành 2 loại:

+ Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Là những tổn thất xảy ra khi khách hàng không trả các khoản nợ đúng hạn theo như hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng và khách hàng.

+ Rủi ro không có khả năng trả nợ: là những tổn thất xảy ra trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng Hậu quả của loại rủi ro này là ngân hàng bị mất một phần hoặc toàn bộ số vốn vay Những tổn thất loại rủi ro này gây ra rất khó dự kiến và ảnh hưởng rất lớn để hoạt động của ngân hàng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng Khi khách hàng cá nhân vay tiền để chi tiêu cho các nhu cầu tiêu dùng thì có thể không kiểm soát được việc chi tiêu của mình dẫn tới việc lạm chí, chỉ tiêu cho những hàng hóa dịch vụ không thực sự cần thiết, làm tăng gánh nặng trả nợ, thậm chí có thể vượt quá khả năng trả nợ thực tế Cũng có trường hợp nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việc thì thu nhập của họ giảm sút và khả năng trả nợ kém, khiến ngân hàng rất khó thu được nợ Đặc biệt khi khách hàng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích và ngân hàng không kiểm soát được cũng rất dễ dẫn đến tình trạng khách hàng bị mất khả năng thanh toán.

Ngoài ra nếu ngân hàng không có quy trình tín dụng chặt chẽ, không có đủ những thông tin về khách hàng, chất lượng đội ngũ nhân viên không cao … cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Các hình thức cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại

1.5.1 Căn cứ mục đích vay

Cho vay tiêu dùng cư trú (Residential Mortage Loan): Cho vay tiêu dùng cư trú là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu mua sắm, xây dựng hoặc cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình.

Cho vay tiêu dùng phi cư trú (Nonresidential Mortage Loan): vay tiêu dùng phi cư trú là các khoản cho vay tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí học hành, giải trí và du lịch …

1.5.2 Căn cứ vào chủ thể vay và tài sản bảo đảm

 Đối tượng khác Đối với công nhân viên chức thì nguồn trả nợ chủ yếu là lương, còn đối với đối tượng khác là cầm cố tài sản đảm bảo, còn đối với học sinh sinh viên là có người bảo lãnh Ngân hàng phải xác định mục đích khoản vay và nguồn thu nhập của khách hàng dùng để trả nợ là gì?

Cho vay tiêu dùng đảm bảo bằng tài sản: cũng như dịch vụ cho vay khác cho vay tiêu dùng cũng đòi hỏi có tài sản đảm bảo nhằm tránh rủi ro cho Ngân hàng Tuy nhiên việc đảm bảo bằng tài sản trong cho vay tiêu dùng thường áp dụng đối với những món vay lớn, không thể đảm bảo bằng tín chấp hay bằng lương và thường áp dụng cho đối tượng không phải là đối tượng hưởng lương.

Cho vay tiêu dùng không đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay tiêu dùng được thực hiện không đảm bảo bằng tài sản để đảm bảo cho khoản vay, Ngân hàng chỉ dựa vào uy tín, mối quan hệ của người đi vay với Ngân hàng Hình thức cho vay này được Ngân hàng, áp dụng với cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.

1.5.3 Căn cứ phương thức hoàn trả

Loại tài sản được tài trợ: Thiện chí trả nợ của người đi vay sẽ tốt hơn nếu tài sản hình thành từ tiền vay đáp ứng nhu cầu thiết yếu đối với họ lâu dài trong tương lai Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân hàng thường chú ý đến điều kiện này nên thường chỉ muốn tài trợ nhu cầu mua sắm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu bền hoặc có giá trị lớn Vì rằng với những loại tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.

Số tiền phải trả trước: Thông thường, ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số tiền này được gọi là số tiền trả trước, phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay Số tiền trả trước cần đủ lớn để một mặt làm cho người đi vay nghĩ rằng họ chính là chủ sở hữu của tài sản, mắt khác có tác dụng hạn chế rủi ro cho ngân hàng Một khi không cảm nhận được rằng mình là chủ sở hữu của tài sản hình thành từ tiền vay thì người đi vay có thể sẽ có thái độ miễn cưỡng trong việc trả nợ Ngoài ra khi khách hàng không trả nợ trong nhiều trường hợp ngân hàng đành phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị, tức là giá trị thị trường phải nhỏ hơn giá trị hạch toán của tài sản cho nên số tiền trả trước có một vai trò rất quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.

Số tiền trả trước nhiều hay ít thường tùy thuộc vào các yếu tố sau:

* Loại tài sản: Đối với các loại tài sản có giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với các tài sản có mực độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít.

* Thị trường tiêu thụ tài sản khi đã sử dụng: tài sản khi đã sử dụng nếu vẫn có thể tiếp tục mua bán dễ dàng thì số tiền trả trước có xu hướng thấp, ngược lại nếu tài sản đã qua sử dụng mà rất khó tìm được thị trường tiêu thụ thì số tiền trà trước có xu hướng cao hơn

* Năng lực tài chính của người đi vay

* Chính sách cho vay của mỗi ngân hàng

+ Chi phí tài trợ: Là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng, cho việc sử dụng vốn Chi phí tài trợ chủ yếu bao gồm lãi vay và các chi phí khác có lien quan Chi phí tài trợ phải trang trải cho được chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động rủi ro, đồng thời mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng.

+ Điều khoản thanh toán: Khi xác định các điều khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng Ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề sau:

- Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phối hợp với khả năng về thu nhập, trong mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng.

- Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi.

- Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng Kỳ hạn trả nợ thường theo tháng Vì lẽ thông thường nguồn trả nợ chính của người vay tiêu dùng là lương được nhận hằng tháng.

- Thời hạn tài trợ không quá dài Thời hạn tài trợ bị giới hạn bởi thời hạn hoạt động của tài sản tài trợ Thời hạn tài trợ quá dài dễ làm giá trị tài trợ bị giảm mạnh Hơn nữa khi thời hạn tài trợ quá dài thì thiện chí trả nợ của người đi vay cũng như việc thu hồi nợ thường gặp nhiều rắc rối.

Phương pháp gộp: (Add – on- Method) Đây là phương pháp được áp dụng trong cho vay trả góp, do tính chất đơn giản và dễ hiểu của nó Theo phương pháp này, trước hết lãi được tính bằng cách lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay, sau đó cộng gộp vào vốn gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để tìm số tiền phải thanh toán ở mỗi định kỳ.

Trong đó: T: là số tiền phải thanh toán cho ngân hàng mỗi kỳ hạn

L: là chi phí tài trợ bao gồm lãi vay phải thanh toán và các chi phí khác có liên quan

Vai trò cho vay tiêu dùng với nền kinh tế

1.6.1 Vai trò cho vay tiêu dùng với k hách hàng

Trước hết là đối với người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình thấp, thông qua nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng sẽ giúp cho họ có khả năng mua sắm những hàng hoá cần thiết có giá trị cao, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống.

Trên thực tế thấy rằng có nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống đối với các cả nhân và hộ gia đình Những nhu cầu này không sớm thì muộn người tiêu dùng cũng phải được thoả mãn Ví dụ như nhu cầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua các đồ dùng tiện nghi sinh hoạt, mua sắm các phương tiện như xe máy, ô tô, chuẩn bị hôn lễ, ma chay, du lịch, học hành

Tuy rằng những nhu cầu thiết yếu thì nhiều những cải thiện thì được tích lũy theo thời gian do vậy khả năng tài chính thường bị giới hạn Vì vậy mà làm nảy sinh một sự thật là người ta thường mua sắm nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, khi lớn tuổi Khi đó lợi ích cảm nhận được sự hưởng thụ đều có xu hưởng giảm xuống Do đó người tiêu dùng sẽ tìm cách để phối họp khéo léo giữa việc thoả mãn các nhu cầu với yếu tố thời gian và khả năng thanh toán của hiện tại và tương lai Điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tìm cách để hưởng thụ trước số tiền sẽ có trong tương lai Nêu phân tích theo khía cạnh tài chính, việc mượn tiền trước của Ngân hàng để tiêu dùng khiến chúng ta phải trả lãi thực chất cũng chỉ là cách quy đổi luồng tiền mà ta sẽ có tại một thời điểm nào đó trong tương lai về thời điểm hiện tại.

1.7.2 Vai trò cho vay tiêu dùng với ngân hàng thương mại

Với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi trách nhiệm hoàn trả và sử dụng tiền đó để cho vay kiếm lời các NHTM cần nổ lực huy động vốn, bên cạnh đó phải khai thác thị trường tín dụng một cách triệt để, nghĩa là tìm cách để đảm bảo khả năng đáp ứng và trên cơ sở đó thoả mãn tốt nhất, nhiều nhất các nhu cầu về cho vay của nền kinh tế Vì vậy sẽ là sai lầm và thiếu sót nếu bỏ qua thị trường cho vay tiêu dùng mà tại đó quy mô của một số nhu cầu nhỏ nhưng số lượng nhu cầu về cho vay xét theo lượng khách hàng tiềm năng và theo sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng lớn Do đó ngày nay các Ngân hàng thương mại luôn quan tâm và chú trọng phát triển loại hình cho vay này.

Bên cạnh đó trên thực tế rủi ro đối với cho vay tiêu dùng thường rất nhỏ và việc cho vay cá nhân so với cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp đơn giản nhiều Trong khi đó nguồn thu của Ngân hàng thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng này là đáng kể do lãi suất tín dụng tiêu dùng hấp dẫn, đặc biệt là lãi suất thực cho vay trả góp rất cao, điều này khiến cho hoạt động cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng Do vậy việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng cho các cá nhân và hộ gia đình là một hướng kinh tế có triển vọng và an toàn cho Ngân hàng.

Hơn nữa, xu hướng hoạt động của các NMTM là phát triển đa năng tổng hợp, luôn tìm cách mở rộng các nghiệp vụ cũng như đưa ra các sản phẩm mới Việc thực hiện và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng vừa mở rộng được khách hàng cho vay, tận dụng được nguồn vốn huy động một cách hiệu quả, vừa đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng Từ đó Ngân hàng tăng được sức mạnh trong cạnh tranh đồng thời tạo được những nét đặc trưng hấp dẫn riêng.

1.7.3 Vai trò cho vay tiêu dùng với nền kinh tế

Sự sung túc của một nền kinh tế được thể hiện rất rõ qua mức cầu về hàng hoá tiêu dùng của dân cư, chính là số lượng và mức độ của các nhu cầu có khả năng thanh toán về các mặt hàng tiêu dùng khác nhau Cho nên một giải pháp làm tăng số lượng nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ có một đòn bẫy hữu hiệu do kích cầu, từ đó tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Việc mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng có thể góp phần đáng kể trong chính sách kích cầu của Nhà nước, nó cũng giúp Nhà nước đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, chẳng hạn như tăng mức sống cho dân cư, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, tăng GDP hay tăng thu nhập bình quân đầu người Đối với sản xuất kinh doanh, sự phát triển của cho vay tiêu dùng đồng nghĩa với việc tăng trưởng của cầu, tức là sức mua của người dân tăng lên, từ đó tạo nên sự sôi động cho thị trương hàng hoá tiêu dùng, tạo nguồn sống cho khu vực sản xuất trong nước, năng lực sản xuất của quốc gia sẽ được cải thiện rõ rệt, đồng thời tạo sức hút cho đầu tư nước ngoài Cũng quá đó, Nhà nước đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội là giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI PVcomBank

Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt nam (Pvcombank)

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP

- Tên giao dịch: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam

- Tên bằng tiếng Anh: Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank

- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 0101057919, do Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 01/10/2013

- Vốn điều lệ: 9.000 tỷ đồng

- Vốn chủ sở hữu: 9.693 tỷ đồng

- Mệnh giá cổ phần: 10.000 VNĐ

- Địa chỉ: 22 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

- Website: www.pvcombank.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển

Tổ chức tiền thân của PVcomBank:

 Năm 2000: Thành lập Công ty Tài chính Dầu khí

 Năm 2001: Công ty khai trương hoạt động tại Hà Nội.

 Năm 2004: Tổng vốn đỉều lệ lên 300 tỷ đồng; Nhận chứng chỉ hệ thống

Quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do SGS cấp.

 Năm 2005: Được xếp hạng Công ty Nhà nước loại 1.

 Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng.

 Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng; Được trao tặng Huân chương

Lao động hạng Ba; Ra mắt Quỹ học bổng “PVFC - Thắp sáng niềm tin”.

 Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng; Morgan Stanley chính thức là cổ đông chiến lược của PVFC; Niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE với mã PVF; Hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần với tên giao dịch: “Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam”.

 Năm 2009: Đạt Cúp vàng Thương hiệu 3 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009.

 Năm 2010: Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; Top 10 thương hiệu nổi tiếng Quốc gia; Thương hiệu chứng khoán uy tín; Khai trương Chi nhánh thứ 10 tại Quảng Ngãi.

 Năm 2011: Tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng; Nhận Giải thưởng Sao vàng đất Việt Top 100 (5 năm liên tiếp); Xã hội hóa Quỹ học bổng “PVFC thắp sáng niềm tin”.

 Năm 1992: Thành lập Ngân hàng Nông thôn Cờ Đỏ với vốn điều lệ 320 triệu đồng;

 Từ năm 1992 đến 2004: sau nhiều lần tăng vốn, đến cuối năm 2004, số vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Phương Tây đã đạt 22,9 tỷ đồng.

 Năm 2005: Tăng vốn điều lệ lên 52 tỷ đồng; Được cam kết nguồn vốn dài hạn 50 tỷ đồng trong năm 2006 từ Quỹ tín dụng nông thôn II (RDF II) của Ngân hàng Thế giới và được xem xét tham gia nguồn vốn dài hạn từ Quỹ tín dụng nông thôn III (RDF III).

 Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 152,2 tỷ đồng; Hoàn thành kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và chuẩn bị nguồn nhân lực để mở rộng hoạt động của Ngân hàng, thực hiện các chương trình đào tạo nghiệp vụ và dịch vụ khách hàng liên tục cho đội ngũ nhân viên để nâng cao niềm tin của khách hàng đối với WesternBank;

 Vượt mức cổ tức theo nghị quyết của Đại hội cổ đông năm 2006 và đượcNHNN cần Thơ đánh giá đứng thứ 2 về hoạt động hiệu quả trong số các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn CầnThơ.

 Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng; tháng 6/2007, chuyển đổi từ Ngân hàng TMCP nông thôn (Ngân hàng TMCP Nông thôn Cờ Đỏ) sang mô hình hoạt động Ngân hàng TMCP đô thị (Ngân hàng TMGP Miền Tây); Hệ thống Quản trị ngân hàng trực tuyến CoreBanking chính thức hoạt động; Mở rộng mạng lưới và khai trương đồng loạt các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM vào trung tuần tháng 10/2007; Được Ngân hàng Nhà nước Việt

 Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng; Đứng thứ 1 trong tổng số 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (Báo cáo Việt Nam ICT Index

2007); Được NHNN Việt Nam xếp hạng A.

 Năm 2009: Tham gia chính thức hệ thống thanh toán thẻ Banknet; hệ thống SWIFT; Được Ngân hàng Thế giới dành cho nguồn vốn tài trợ phát triển nông thôn 70 tỷ đồng và 20.000 USD cho việc đào tạo phát triển nhân lực; Được NHNNVN xếp hạng A.

 Năm 2010: Tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng; Tham gia hệ thống thanh toán thẻ VNBC, Smartlink; Đầu tư và nâng cấp mạng lưới Chi nhánh, Phòng giao dịch lên 75 điểm giao dịch, có mặt tại 20 tỉnh/ thành; Tháng 5/2010, đổi tên Ngân hàng TMCP Miền Tây thành Ngân hàng TMCP Phương Tây, tên viết tắt tiếng Anh vẫn là WesternBank.

 Năm 2011: Tăng vốn điều lệ lệ 3.000 tỷ đồng; Khai trương và nâng cấp 5 PGD lên Chi nhánh, nâng tổng số Điểm giao dịch của Ngân hàng lên 78 điểm; Triển khai dự án Tái định vị Thương hiệu Ngân hàng; Khởi công WesternBank Tower - Trung tâm Thương mại & Văn phòng WesternBank tại

 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theoQuyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước ViệtNam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/2013, trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

Thông tin về mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý

* Cơ cấu bộ máy quản lý

Tổ chúc bộ máy của PVcomBank được cơ cấu dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm: i Đại Hội đồng cổ đông; ii Ban Kiểm soát và các đơn vị trực thuộc; iii Hội đồng quản trị và các đơn vị trực thuộc:

- Ủy ban Quản lý rủi ro

- Ủy ban Xử lý rủi ro

- Ủy ban Xử lý nợ

- Văn phòng Hội đồng quản trị.

* Các đơn vị thuộc Ban Điều hành:

Công ty CP Đầu tư và quản lý Quỹ

Công ty CP chứng khoán Dầu khí

Công ty con, Công ty liên kết

Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản NHTMCP Đại ChúngPVcomBank

(2) Khối Khách hàng Cá nhân;

(3) Khối Khách hàng Doanh nghiệp;

(4) Khối Khách hàng Doanh nghiệp lớn;

(5) Khối Nguồn vốn và Thị trường tài chính;

(6) Khối Quản trị nguồn nhân lực;

❖ Hoạt động trung gian tiền tệ:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

❖ Cấp tín dụng dưới các hình thức:

- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác

- Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế.

❖ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

❖ Cung ứng các phương tiện thanh toán

❖ Cung ứng các dịch vụ thanh toán:

- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ

- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

❖ Vay vốn Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung thực tập tại PVcombank

2.2.1 Quy định về cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm với khách hàng cá nhân ĐIỀU KIỆN VỀ KHÁCH HÀNG

- Việt Nam (vợ/chồng KH không cần thỏa mãn điều kiện này).

- Đối với trường hợp vợ/chồng khách hàng không có quốc tịch Việt Nam + Thời hạn vay không vượt quá thời hạn hiệu lực của giấy phép lao động hoặc thời hạn thị thực tùy theo thời hạn nào dài hơn Trong trường hợp khách hàng hết hạn thị thực hay giấy tạm trú mà thời hạn của giấy phép lao động còn hiệu lực thì chỉ chấp nhận hồ sơ vay nếu khách hàng cam kết bổ sung trước giải ngân gia hạn thị thực hoặc giấy tạm trú;

+ Chỉ chấp nhận tính nguồn thu của vợ/chồng khách hàng để trả nợ trong trường hợp thời gian khoản vay không được vượt quá thời gian lưu trú của vợ/chồng khách hàng tại Việt Nam.

 KH đủ 18 tuổi trở lên từ thời điểm nộp hồ sơ vay và không quá 70 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cấp tín dụng của khoản vay.

* Nơi thường trú/tạm trú của khách hàng vay

 Khách hàng có hộ khẩu thường trú/ sổ tạm trú/ Giấy xác nhận tình trạng tạm trú cùng tỉnh/thành phố nơi PVcomBank có địa điểm kinh doanh.

 Trường hợp KH không có hộ khẩu thường trú/ sổ tạm trú/ Giấy xác nhận tình trạng tạm trú cùng tỉnh/ thành phố nơi có địa điểm kinh doanh của PVcomBank thì phải có hộ khẩu thường trú/ sổ tạm trú tại tỉnh/thành phố giáp ranh với tỉnh/ thành phố nơi PVcomBank cấp tín dụng và khoảng cách từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú/sổ tạm trú đến trụ sở PVcomBank cấp tín dụng không quá 20km.

 Vợ/chồng KH không cần đáp ứng điều kiện này.

 Trường hợp cho vay ngoài địa bàn theo, quy định trên, Đơn vị kinh doanh thực hiện theo thông báo của Khối Khách hàng cá nhân từng thời kỳ.

* Mức thu nhập tối thiểu chấp nhận:

 Mức thu nhập bình quân tối thiểu 03 tháng gần nhất (tính đến thời điểm KH có đề nghị vay vốn tại PVcomBank): 5 triệu đồng/ tháng,

 Vợ/ chồng KH không cần đáp ứng điều kiện này.

* Lịch sử quan hệ tín dụng:

- Không có nợ nhóm 2 tại thời điểm xem xét cấp tín dụng, Nếu trên CIC thể hiện khách hàng đang có nợ nhóm 2: ĐVKD bổ sung chứng từ KH đã thanh toán phần nợ nhóm 2 phát sinh và xác nhận của PVcomBank hoặc TCTD nơi KH phát sinh nợ Nhóm 2 về việc KH không còn dư nợ quá hạn tại PVcomBank hoặc TCTD đó trước khi trình xét duyệt cấp tín dụng,

- Không phát sinh nợ tại PVcomBank và tại các TCTD khác từ nhóm 3 trở lên trong vòng 22 tháng gần nhất tính đến thời điểm xem xét cấp tín dụng.

* Kinh nghiệm công tác (áp dụng đối với KH có nguồn thu nhập trả nợ từ lương)

 Kinh nghiệm công tác tối thiểu 12 tháng và thời gian làm việc tại nơi công tác hiện tại tối thiểu 06 tháng (theo hồ sơ Khách hàng cung cấp và thẩm định thực tế của ĐVKD được thể hiện tại tờ trình thẩm định).

* Kinh nghiệm kinh doanh (áp dụng đối với trường hợp KH vay vốn kinh doanh/ hoặc có nguồn thu nhập trả nợ từ hoạt động kinh doanh)

 Kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh hiện tại tối thiểu 12 tháng tính đển thời điểm nộp hồ sơ đề nghị vay vốn.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc:

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương (UBND cấp xã/ Phường/ Quận)/ của Ban quản lý Chợ/ Siêu thị/ Trung tâm thương mại, hoặc:

+ Chứng từ nộp thuế thể hiện được kinh nghiệm tính doanh của KH (không bắt buộc phải liên tục các kỳ).

 Người đồng vay vốn đủ 18 tuổi trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ vay và không quá 70 tuổi tại thời điểm kết thúc thời hạn cấp tín dụng của khoản vay.

 Người đồng vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện về KH quy định tại Mục I Điều này.

 Một khoản vay được có tối đa là 02 người đồng vay vốn (bao gồm cả vợ/chồng người đồng vay vốn (nếu có) Người đồng vay vốn được tính 70% thu nhập thường xuyên làm nguồn trả nợ nhưng tối đa không vượt quá 50% nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay.

PVcomBank sẽ xem xét KH có nhu cầu vay vốn để thanh toán các nhu cầu tiêu dung của KH hoặc/và người thân của KH phù hợp với quy định của pháp luật như:

- Mua sắm vật dụng gia đình, thiết bị nội thất;

- Thanh toán chi phí học tập trong nước;

- Chi phí cưới hỏi, du lịch/ nghiên cứu khoa học/ khám chữa bệnh;

- Trả phí trước bạ tài sản

- Các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống cá nhân khác (nếu có)

- Trường hợp khách hàng vay vốn nhằm mục đích xây dựng, sửa chữa nhà và đồng thời mua sắm vật dụng, đồ dùng trang thiết bị gia đình, ĐVKD dựa vào giá trị mục đích nào lớn hơn thì áp dụng quy định sản phẩm theo mục đích đó. ĐIỀU KIỆN VỀ SẢN PHẨM

* Số tiền cho vay tối thiểu/ khoản vay:

* Mức cho vay tối đa và thời hạn cho vay tối đa/ khoản vay:

- Mức vay tối đa 01 tỷ đồng đối với trường hợp khoản vay của KH có TSBĐ là đất ở nông thôn (bao gồm cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất) và/ hoặc đất nông nghiệp thuộc các khu đô thị

- Trường hợp khoản vay của KH hàng đảm bảo bằng các TSBĐ khác, số tiền cho vay tối đa 03 tỷ đồng và không vượt quá tỉ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ theo quy định dưới đây:

TSBĐ là nhóm A: Theo quy đinh của PVcomBank trong từng thời kỳ

TSBĐ là BĐS và ô tô

+ Ô tô mới: Ô tô tiêu dùng (1), Ô tô kinh doanh (2)

+ Ô tô đã qua sử dụng : Ô tô tiêu dùng, Ô tô kinh doanh

* Thời gian tối đa cho vay:

* Tỉ lệ cho vay tối đa/ Giá trị TSBĐ:

* Tổng thời gian tối đa cho phép từ khi đăng ký lần đầu tới khi hết hạn khoản vay:

* Tuổi xe tính từ khi đăng ký lần đầu tớỉ khi trình hồ sơ xét duyệt khoản vay:

(1)Ô tô tiêu dùng: Là các loại xe < 9 chỗ xe bán tải không dùng cho mục đích kinh doanh.

(2) Ô tô kinh doanh: Là các loại xe > 9 chỗ xe tải, xe bus, xe khách, xe chuyên dụng, xe taxi, xe cho thuê, xe đứng tên hộ kinh doanh và các loại xe không thuộc mục (1) ô tô tiêu dùng.

+ Theo món/theo hạn mức tín dụng.

* Tỷ lệ cấp tín dụng/ nhu cầu vốn:

+ Tỷ lệ cấp tín dụng tối đa không vượt quá 85% nhu cầu vốn.

+ Giải ngân một lần hoặc nhiều lần theo phương án vay vốn.

- KH đã hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục về vay vốn Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật và quy định củaPVcomBank trước thời điểm giải ngân đầu tiên.

- KH phải cung cấp các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay theo

Phụ lục 01 Quy định này trước khi giải ngân.

- KH đáp ứng đầy đủ các điều kịện giải ngân khác được quy định tại Hợp đồng cho vay và yêu cầu của cấp thầm quyền phê duyệt giải ngân của PVcomBank.

- Trả gốc: Gốc trả hàng tháng hoặc hàng quý

- KH được trả nợ trước hạn một phần hoặc toàn bộ khoản vay.

- Trong, trường hợp KH trả nợ trước hạn một phần khoản vay thì đối với phần nợ gốc, lãi còn lại, Đơn vị Kinh doanh được quyền quyết định và hướng dẫn

KH được lựa chọn một trong hai phương thức sau:

+ Rút ngắn thời gian trả nợ, giữ nguyên số tiền trà nợ gốc, lãi định kỳ

+ Giữ nguyên thời gian trả nợ theo ban đầu, điều chỉnh giảm số tiền trả gốc/kỳ của các kỳ trả nợ còn lại

+ Các Trường hợp khác thực hiện trình cấp Phê duyệt khoản vay.

- Lãi suất cho vay: theo quy định hiện hành của PVcomBank từng thời kỳ.

- Lãi suất cho vay quá hạn: Bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn,

- Phí trả nợ trước hạn: áp dụng theo biểu phí của PVcomBank quy định từng thời kỳ.

* Các chính sách ưu đãi dành cho CBNV của PVcombank:

XÉT VỀ TỔ CHÚC BỘ PHẬN

Nhận xét về tổ chức bộ phận

Ngân hàng có bộ máy quản lý được phân công và phân cấp rõ ràng Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cá nhân cũng như từng bộ phận được xác định cụ thể.

Do đó tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên và giúp cho công tác kiểm tra và đánh giá nhân viên của cấp quản lý được dễ dàng và chính xác hơn.

Ngân hàng có chế đô đãi ngộ và trả lương theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng còn có những đãi ngộ khác để khuyến khích nhân viên làm việc, và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên phát huy hết khả năng. Đội ngũ nhân viên của ngân hàng có nhiệt huyết làm việc, am hiểu sản phẩm và thị trường Cơ cấu lao động của ngân hàng còn trẻ vì vậy họ rất năng động trong công việc.

3.2 Nhận xét về quy trình

Theo như ở chương 2, ta đã thấy được quy trình xử lý một bộ hồ sơ giải ngân Quy trình này theo như đã xem, nó chỉ phức tạp ở phần thẩm định, đánh giá, phê duyệt bởi nếu không thông qua được những phần này thì hồ sơ có thề sẽ không thông qua.

Thường quy trình xử lý một bộ hồ sơ giải ngân thường mất thời gian từ 7 ngày đến 10 ngày tùy theo bộ hồ sơ có bị có bị trục trặc ở bước nào hay không.

Nhận xét biểu mẫu bảng biểu chứng từ

Biểu mẫu của ngân hàng có rất nhiều loại để phụ trợ cho việc xác nhận thông tin của khách hàng cũng như nhân viên chuyên khách hàng có được những dữ liệu cần thiết cho việc lập hồ sơ giải ngân.

Không chỉ thế, biểu mẫu còn có lợi ích trong viêc xác nhận những thông tin cần thiết khi có những vấn đề trong việc trả nợ vay của khách hàng.

BM 01: Bảng kê khai nguồn thu nhập.

BM 02: Bảng kê khai và mục đích sử dụng vốn.

BM 03: Vi phạm nghĩa vụ và thu hồi nợ trước hạn.

BM 04: Biên bản làm việc.

Và còn nhiều loại biểu mẫu nữa.

Mối quan hệ làm việc

Mối quan hệ giữa các nhận viên trong ngân hàng thì vui vẻ, hòa đồng. Nhưng cũng không kém phần cạnh tranh, Không chỉ vậy, cũng rất đoàn kết mà sự đoàn kết đó thể hiện khi ta có những thắc mắc thì những người có kinh nghiệm hơn sẽ sẵn sàng chỉ dạy cho ta.

Ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí để làm thêm sự gắn bó và hiểu biết giữa các nhân viên với nhau Hơn nữa, nhân viên trong ngân hàng cũng tự tổ chức đi chơi riêng vào những ngày cuối tuần.

Nhận xét về kết quả thu nhận được sau khi kết thúc thực tập

Sau khi thời gian thực tập tại ngân hàng, em đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc ứng xử các mối quan hệ trong công việc và giao tiếp. Không những thế, em còn hiểu được những hoạt động của ngân hàng cũng như những bước để xử lý một bộ hồ sơ giải ngân hay làm một thẻ tín dụng.

Hoạt động cho vay của ngân hàng tuy là một mảng thị trường mới mẻ đối với các ngân hàng trong thời gian gần đây nhưng nó đã khẳng định vai trò tích cực của mình không chỉ đối với ngân hàng, người tiêu dùng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, trong những năm gần đây các ngân hàng thương mại đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu dùng.

Tại PVcomBank nói chung và chi nhánh PVcomBank - Tân Bình nói riêng luôn xác định cho vay tiêu dùng là một thị trường đầy tiềm năng, xác định mục tiêu hoạt động là hướng tới nhóm khách hàng cá nhân Vì vậy bản thân ngân hàng cũng đang triển khai phát triên hoạt động này, khẳng định vai trò ngân hàng đa năng và uy tín chất lượng hàng đầu.

MỘT SỐ LOẠI BIỂU MẪU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHO VAY TIÊU DÙNG

CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG PVcomBank

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIÊM PHƯƠNG ÁN VAY

BM01: BẢNG KÊ KHAI NGUỒNTHU NHẬP

BM02: BẢNG KÊ KHAI VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

Ngày đăng: 19/12/2022, 09:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w