1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chuyên gia'''' cảm cúm trong gia đình ppt

3 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 96,73 KB

Nội dung

Chuyên gia' cảm cúm trong gia đình Trong mỗi mái ấm, người phụ nữ chính là chuyên gia trong việc chăm sóc sức khỏe của cả gia đình, nhất là với những căn bệnh theo mùa như cảm cúm. 'Có vợ, tôi không lo cảm cúm' Anh Thăng, Quản đốc xây dựng ở Bình Dương chia sẻ, vợ anh rất kinh nghiệm khi phân biệt cảm nặng và nhẹ sau khi tham gia lớp tập huấn "Bác sĩ tại gia" ở Bình Dương. Trước kia, cứ thấy hắt hơi sổ mũi là anh Thăng lấy đại mấy viên trị cảm có sẵn ở nhà ra dùng, không biết nhẹ hay nặng là gì. Có khi uống vào thì vật vã, buồn ngủ và khó chịu khiến mọi công việc phải dừng lại, giờ anh mới biết có khả năng mình đã dùng sai thuốc. Bà xã anh Thăng lưu ý chồng rằng nếu cảm nhẹ mà dùng phải thuốc trị cảm nặng sẽ có tác dụng phụ là gà gật, buồn ngủ, khó chịu, còn nếu thấy các triệu chứng như sốt ca, đau nhức mình mẩy dữ dội thì bị cảm nặng nên phải dùng thuốc liều mạnh. Dùng thuốc không phù hợp cho cả 2 trường hợp đều không thể khỏi bệnh mà còn có thể kéo dài tình trạng cảm cúm hoặc viêm phổi. "Nghề của tôi có khi trời cứ đang nắng thì đổ mưa nên hay bị cảm mạo, giờ bà xã luôn thủ sẵn 2 loại thuốc trị cảm nhẹ và nặng để tôi dùng cho đúng, vừa đỡ mất thời gia, vừa mau hết bệnh. Có vợ là tôi an tâm đến công trường mà không còn lo cảm cúm ảnh hưởng. Cô ấy vừa đảm đang lại vừa là chuyên gia về cảm cúm", anh nói. Chị Nguyễn Thị Thi ở Hòn Đất, Kiên Giang tâm sự, mùa này thời tiết trở trời, đi ra đồng làm việc rất dễ mắc bệnh cảm. Hồi trước, chị còn mơ hồ không biết đâu là cảm nhẹ, đâu là cảm nặng cho nên việc sử dụng thuốc điều trị rất tùy tiện. Hôm rồi, mẹ chồng chị ra đồng buổi trưa về ho hắng, sốt cao và than đau nhức mình mẩy, đau họng, ho, sổ mũi, chị biết luôn là cảm nặng và khuyên mẹ nghỉ ngơi tịnh dưỡng. "Tôi đã cách ly mẹ và dặn các con, chồng và người thân trong nhà rửa tay thường xuyên tránh lây bệnh. Áp dụng kiến thức được học về việc cảm nặng 6 triệu chứng thì phải dùng thuốc 6 thành phần, tôi ra hiệu thuốc mua loại thuốc 6 thành phần, không ngờ người bán thuốc nhìn tôi rất tò mò vì nông dân như mình sao biết 3 thành phần hay 6 thành phần", chị kể. Mẹ chị Thư uống vào đỡ ngay, bà nghỉ ngơi thêm vài ngày là khỏe. Hết bệnh xong mẹ chồng chị còn khoe với hàng xóm rằng con dâu là chuyên gia cảm cúm luôn. Các ghi nhớ khi đối mặt với cảm cúm - Phân biệt cảm nhẹ và cảm nặng: cảm cúm có 2 loại nặng và nhẹ, chúng ta cần phân biệt rõ các triệu chứng để biết cách điều trị cho hiệu quả. Lý do cần lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là: thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 bên đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi đúng tên bệnh để dùng thuốc và điều trị hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng loại thuốc trị cảm mạnh dễ dẫn đến tình trạng gà gật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, nếu người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc cảm nhẹ thì không dứt bệnh, tình trạng cảm kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm, thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm. - Lưu ý thành phần thuốc và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, đại học Y dược TP HCM, về cơ bản, thuốc trị các triệu chứng cảm cúm thường chứa Paracetamol giúp giảm đau, hạ sốt; thuốc kháng histamin giúp giảm các biểu hiện của dị ứng đường hô hấp trên và thuốc làm co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi như Phenylephrine (PE) hay Pseudoephedrine. Dư luận từng xôn xao chuyện các thuốc cảm có chứa chất PSE - một tiền chất ma túy và cho dù hiện tại, hầu hết các nhãn thuốc cảm trên thị trường đã thay đổi thành phần này bằng hoạt chất an toàn hơn (theo khuyến cáo thay đổi PSE bằng thành phần khác của BYT ban hành tháng 6 vừa qua) nhưng trên thị trường vẫn còn tồn tại các lô hàng cũ còn chứa tiền chất này nên người tiêu dùng nên thận trọng và lưu ý khi mua và dùng thuốc cảm. Phó giáo sư, Tiến sĩ Đức cho biết thêm nếu người bệnh có tiền sử về tim mạch, dùng thuốc cảm có PSE sẽ có nguy cơ gây tăng huyết áp loạn nhịp tim. Thuốc cảm có PSE được khuyến cáo chống chỉ định với người bệnh tim mạch nặng, tăng huyết áp, bệnh mạch vành nặng, glaucoma góc đóng, bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, cường giáp. . Chuyên gia& apos; cảm cúm trong gia đình Trong mỗi mái ấm, người phụ nữ chính là chuyên gia trong việc chăm sóc sức khỏe của cả gia đình, nhất. hàng xóm rằng con dâu là chuyên gia cảm cúm luôn. Các ghi nhớ khi đối mặt với cảm cúm - Phân biệt cảm nhẹ và cảm nặng: cảm cúm có 2 loại nặng và nhẹ,

Ngày đăng: 23/03/2014, 07:20