Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
một sinh viên, em cần làm gì để học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Giảng viên hướng dẫn : NGUYỄN VĂN DƯƠNG
Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ BẢO DUYÊN
Mã số sinh viên : 2220532377
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC
Trang 2MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ
TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 4
1 Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh 4
2 Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh 5
CHƯƠNG II: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH: 8
1 Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay 9
2 Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh 12
KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
T r a n g 2 | 17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu, với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước Sau bao gian nan, khó nhọc cuối cùng người cũng đã tìm ra và đưa đất nước ta vượt lên tất cả, giành lại độc lập dân tộc
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới Người chính là một tấm gương sáng để bất cứ
ai cũng phải học tập Một trong những tư tưởng nòng cốt, quý giá nhất chính là
tư tưởng của người về đạo đức
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên Trong những tác phẩm, bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến các phẩm chất đạo đức Từ thực tế của con người và xã hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát thành những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng việt Nam
Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ thanh niên, bởi vì “…Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội…” Đất nước có “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” được hay không là phụ thuộc vào đức và tài của thế
hệ trẻ, đặc biệt là những sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học
Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc… chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Mỗi cá nhân chúng ta phải tích cực rèn luyện, học hỏi để có thể đạt được những chuẩn mực đạo đức của người đồng thời phải tìm ra giải pháp để khắc phục những khó khăn Bởi vậy, khẩn thiết vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để giáo dục đạo đức cho sinh viên, đó là đòi hỏi khách quan và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay
T r a n g 3 | 17
Trang 4CHƯƠNG I: VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH
1 Vai trò, vị trí đạo đức tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm tới vấn đề đạo đức Đối với Người, đạo đức là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng Mặc dù không để lại tác phẩm đạo đức nào lớn nhưng những tư tưởng đạo đức của Người lại được thể hiện trong những bài viết, bài nói ngắn gọn, diễn đạt, cô đọng, hàm súc theo phong cách phương Đông, rất quen thuộc đối với con người Việt Nam Hồ Chí Minh là hình mẫu về nhân cách cao đẹp của con người, của nhà lãnh đạo cộng sản được nhân dân Việt Nam kính trọng, tin yêu Đó chính là chuẩn mực giá trị con người của dân tộc Việt Nam Người là một tấm gương đạo đức vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh hoa văn hóa
và khí phách của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng về đạo đức là một trong những nội dung cốt lõi quan trọng trong hệ thống quan điểm tư tưởng của Người Đó là đạo đức làm người, hoàn thiện con người, đạo đức vì thắng lợi của sự nghiệp vĩ đại là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại
ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải bồi dưỡng xã hội chủ nghĩa Con người xã hội chủ nghĩa là con người có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục
vụ cách mạng.”
Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, bao gồm hệ thống của các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội do con người định ra, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người và toàn xã hội Cùng với pháp luật, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức dùng để điều chỉnh hành vi của con người nhưng khác pháp luật, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người bằng tự nguyện chứ không bằng cưỡng chế, nên làm hay không nên làm chứ không phải là được làm và không được làm
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp con người vững vàng trong mọi thử thách “ Có đạo đức thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước…, khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gia khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất con người; đạo đức cách mạng “ có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội
Trang 5mới và xây dựng mỹ tục thuần phong” Đó là đạo đức cách mạng, là đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối Người viết “ cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không nguồn thì sông cạn Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân Ngươi chỉ rõ: “Làm cách mạng
để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Tuy nhiên, quan điểm này không phải đề cao tuyệt đối mặt đạo đức và coi nhẹ mặt tài năng Đức và tài là những phẩm chất thống nhất của con người Nếu đạo đức là tiêu chuẩn hành động thì tài năng là phương tiện thực hiện mục đích đó Vì vậy, con người cần có cả đức và tài, “ nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đức thì vô dụng, thậm chí có hại”
Vai trò của đạo đức còn được xem như thước đo lòng cao thượng của con người Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực làm việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” Hồ Chí Minh từng khẳng định sức mạnh của tinh thần của đạo đức: “ Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất, chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị” Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ tác dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp mỗi người vượt mọi thử thách Vì vậy, Chu tich Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, phải tiêu biểu cho lương tâm, phẩm giá và trí tuệ của dân tộc
2 Tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh
Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con người mới cụ thể, với những phẩm chất năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội đó
Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại và tương lai chắc chắn phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ Chu tich Hồ Chí Minh xác định rõ, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người
xã hội chủ nghĩa, những con người có đạo đức mới Đó là những con người vừa
có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên” Riêng về khía cạnh đạo đức, đó trước hết là những người có phẩm chất “ Trung với nước”, “Hiếu với dân”; là
T r a n g 5 | 17
Trang 6tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết Đó là những người luôn luôn gắn bó với nhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu mến, quý trọng, được dân tin, dân phục, dân yêu Đó phải là những con người có ý thức trách nhiệm với công việc, có tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều của cải cho xã hội Đó đồng thời phải là những con người có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian cho đất nước và nhân dân Chu tich Hồ Chí Minh hết sức coi trọng phẩm chất: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” này Người còn quan tâm, chú trọng đến các chuẩn mực đạo đức khác là tình thương yêu con người và tinh thần quốc tế trong sáng trên lập trường của giai cấp công nhân Đó không dừng lại ở lòng trắc ẩn, mà còn được nâng lên ở tầm cao, gắn tình yêu thương với khát vọng giải phóng con người không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, tôn giáo khỏi những áp bức, bất công Tình yêu thương con người ở Ngươi vượt
ra khỏi phạm vi một quốc gia, dân tộc, đến với nhân loại tiến bộ và thu hút sự ngưỡng mộ, cảm phục của nhân loại tiến bộ
Đạo đức, với những chuẩn giá trị có tác dụng chi phối tinh thần của xã hội; là một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần của xã hội Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội Hồ Chí Minh nói rõ “ Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu” Ngày nay,
sự suy thoái của đạo đức trong mỗi người và xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội; điều này được Hồ Chí Minh đề cập khi nhắc lại lời của Mạnh Tử: “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy” Vì vậy, trong di chúc của mình, Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”
Đối với từng đối tượng khác nhau, Hồ Chí Minh lại có những tiêu chuẩn đạo đức khác nhau Đối với công dân, đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức toàn dân Đối với cán bộ, đạo đức cách mạng được nói tóm tắt là “ Nhận rõ phải, trái Giữ vững lập trường Tập trung với nước Tận hiếu với dân.” Đối với đảng viên, đạo đức cách mạng là bất kỳ hoàn cảnh khó khăn đến mức nào cũng phải kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng” Đối với lực lượng vũ trang, Người yêu cầu phấn đấu đạt tới “ Trí, dũng, nhân, liêm, trung” Đối với công an, Người đòi hỏi phải “ vì nước quên thân, trung thành với Đảng, tận tụy với dân” Đối với những người làm công tác y tế,
Hồ Chí Minh mong rằng người thầy thuốc phải luôn luôn đề cao “ y đức”, “y thuật”, : thầy thuốc phải như mẹ hiền” Đối với thầy giáo, cô giáo, phải có chí khí cao thượng, phải “ tiên ưu hậu lạc” Đối với đoàn viên, thanh niên, Người
T r a n g 6 | 17
Trang 7mong muốn phải vừa “ hồng” vừa “chuyên” Đối với nhi đồng, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là chăm học, giúp người lớn, đoàn kết, có kỷ luật tốt Như vậy, đạo đức cách mạng là nền tảng quy định nhân cách và tư cách của mỗi người,
đó cũng là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm, là gốc của con người Do đó, học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh luôn được Đảng ta chú trọng bồi dưỡng, giáo dục Trích từ Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" có đoạn: “….làm cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh; làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”
T r a n g 7 | 17
Trang 8CHƯƠNG II: SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH:
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò
vô cùng quan trọng Riêng với thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên Việt Nam, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là "người chủ tương lai của nước nhà"; là cái cầu nối giữa các thế hệ - "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai" Chính vì vậy, việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên
đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa Nếu
có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi
gì cho loài người"
Người chỉ rõ việc thực hành tốt đạo đức cách mạng trong đời sống hàng ngày của mỗi cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị chính họ
mà còn tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách Người viết: "có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thuần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa"
Nhấn mạnh vai trò của đạo đức trong đời sống của mỗi cá nhân trong xã hội Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
Cũng như với cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khác, đối với tầng lớp sinh viên, thanh niên trí thức, Hồ Chí Minh đã sớm xác định những phẩm chất đạo đức cần thiết để họ có phương hướng phấn đấu rèn luyện Trong Bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (7-5-1958), những phẩm chất
đó được Người tóm tắt trong "Sáu cái yêu:
Yêu Tổ quốc và “phải làm sao cho Tổ quốc ta giàu mạnh” Luận giải điều vĩ đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cắt nghĩa rất giản dị: để “Tổ quốc ta giàu mạnh thì phải ra sức lao động, ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”
Trang 9Yêu nhân dân và muốn làm được như vậy “phải hiểu rõ sinh hoạt của nhân dân biết nhân dân còn cực khổ như thế nào, biết chia sẻ những lo lắng, những vui buồn, những công tác nặng nhọc với nhân dân” Đây đồng thời cũng
là thực hiện mối quan hệ gần dân, lắng nghe ý kiến dân, gắn bó máu thịt với nhân dân
Yêu chủ nghĩa xã hội: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ “có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm”
Yêu lao động: Theo người “muốn thật thà yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội thì phải yêu lao động”, vì lao động là một nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mỗi người Một người tri thức nói yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội mà không yêu lao động, thì đó “chỉ là nói suông”
Yêu khoa học và kỷ luật: bởi vì “tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có khoa học và kỷ luật"
Theo người, để có được những phẩm chất như vậy, sinh viên phải rèn luyện cho mình những đức tính như: trung thành, tận tụy, thật thà và chính trực Phải xác định rõ nhiệm vụ của mình, "không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào" Trong học tập, rèn luyện, phải kết hợp lý luận với thực hành, học tập với lao động; phải chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chống tư tưởng hám danh, hám lợi "Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay Chống lười biếng, xa
xỉ Chống cách sinh hoạt ủy mị Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang"1 Phải trả lời được câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Phải xác định rõ thế nào là tốt, thế nào là xấu? Ai là bạn, ai là thù? Người chỉ rõ: "Đối với người,
ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn Bất kỳ ai làm điều gì
có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù Đối với mình, những tư tưởng
và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù Điều gì phải, thì phải cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ"
1 Thực trạng đạo đức lối sống trong sinh viên hiện nay
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng nêu cao chủ nghĩa tập thể, phê phán chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, vô ngã
vị tha, chí công vô tư Dưới ngọn cờ của tư tưởng đó trong từng giai đoạn cách
T r a n g 9 | 17
Trang 10mạng, thế hệ trẻ Việt Nam đã lập được nhiều kỳ tích to lớn, đóng góp vào tiến trình chung của lịch sử dân tộc
Đi vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước Đó
là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư với những yêu cầu mới những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chày lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh
Sinh viên Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích to lớn trong học tập, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao trong nước và quốc tế Trong phong trào Thanh niên tình nguyện do Trung ương Đoàn phát động, thanh niên sinh viên luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu Các em đem tri thức, lòng quyết tâm, sự quan tâm tới cộng đồng đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng khó khăn; giúp đỡ nhân dân cải thiện môi trường sống, môi trường văn hoá Phong trào “Hiến máu nhân đạo”, “Tiếp sức mùa thi”… được nhiều sinh viên quan tâm hưởng ứng Những phong trào đó nói lên ý thức đạo đức cộng đồng, ý thức tiên phong gương mẫu của sinh viên đã được nâng cao
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
do sự bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" đã tác động không nhỏ đến đời sống đạo đức công dân ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên, thanh niên tri thức Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có trí lập thân, lập nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, Đây là những biểu hiện không thể coi thường
Một vấn đề nhức nhối khác trong đời sống sinh viên nước ta hiện nay là hiện tượng sống thử Theo số liệu điều tra năm 2005 cho thấy, có tới 56,3% trong số 13.611 phiếu thăm dò ủng hộ chọn sống thử Từ sống chung với phim sex đến sống thử đối với sinh viên hiện nay là khoảng cách quá ngắn Qua nghiên cứu 243 sinh viên (123 nữ và 120 nam) của Trường Đại học Khoa học
T r a n g 10 | 17