1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ tài tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về đạo đức là một SINH VIÊN, EM cần làm gì để học tập và làm THEO tấm GƯƠNG đạo đức hồ CHÍ MINH

19 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 140,64 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KHXH NV Tiểu luận ĐỀ TÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC LÀ MỘT SINH VIÊN, EM CẦN LÀM GÌ ĐỂ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH GVHD NGUYỄN VĂN DƯƠNG LỚP PO.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA KHXH & NV

Tiểu luận

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC LÀ MỘT SINH VIÊN, EM CẦN LÀM GÌ ĐỂ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH.

GVHD: NGUYỄN VĂN DƯƠNG

LỚP: POS 361 SC

TÊN THÀNH VIÊN NHÓM THỰC HIỆN:

1 Phan Nhật Hoàng MSVN: 26211235541

2 Đặng Thị Thu Thảo: 26202928947

3 Nguyễn Thị Thanh Trà: 26202541966

4 Phạm Thị My: 26202431023

Đà Nẵng, Ngày 18 tháng 7 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1 4

VAI TRÒ VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 4

1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: 4

2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH: 6

CHƯƠNG 2 8

SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 8

1 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN HIỆN NAY: .8

2 PHƯƠNG PHÁP, ĐỊNH HƯỚNG CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH: 11

2.1 Định hướng: 11

2.2 Phương pháp: 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

“Chủ tịch Hồ Chí Minh” là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là một nhà tư tưởng; là người khai lập và tham gia sáng lập nhiều tổ chức chính trị - xã hội Khi nhắc đến tên của Bác không một người con dân nào ở Việt Nam không biết đến Bác Bác tên thật là Nguyễn Sinh Cung, tự là Tất Thành, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 Quê nội là làng Kim Liên ( tên Nôm là làng Sen ) Bác được sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù ( tên Nôm là làng Chùa, nằm cách làng Sen khoảng 2 km ) và sống ở đó cho đến năm 1895 Bác được sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, cụ thân sinh của Bác - cụ Nguyễn Sinh Sắc - là một nhà nho cấp tiến, có lòng yêu nước, thương dân sâu sắc Cuộc sống của người mẹ, bà Hoàng Thị Loan, cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của Bác về đức tính nhân hậu, đảm đang sống chan hòa với mọi người

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình mẫu lý tưởng về người lãnh tụ chân chính của nhân dân, là hình ảnh tuyệt đẹp về mối liên hệ mật thiết giữa lãnh tụ với quần chúng, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, coi dân là chủ, dân là gốc của nước Bác là biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam: nhân ái, khoan dung, nhà yêu nước nhiệt thành và nhà quốc tế chủ nghĩa trong sáng, cả đời phấn đấu vì độc lập cho dân tộc mình nói riêng và độc lập cho tất cả các dân tộc nói chung Phương pháp tư duy và ứng xử của Bác luôn xuất phát từ những chân lý phổ biến, từ lẽ phải không ai chối cãi được, nhằm giải quyết mọi vấn đề trên nguyên tắc có lý có tình Bác không chỉ là một Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, để lại di sản tư tưởng Hồ Chí Minh

đồ sộ, quý giá cho người dân nước Việt Nam học tập và noi theo; Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhân cách lớn

Chúng ta cần phải học tập và noi theo những đức tính tốt, những tư duy

và tầm nhìn của Bác Càng phải gìn giữ không để những di sản của Bác bị mai một theo thời gian Từ đó có thể giúp cho các thế hệ học sinh, sinh viên nước ta

có một nền tảng vững chắc hơn trên con đường học đạo và làm người

Để trình bày quan điểm của bản thân và đưa ra một số biện pháp nâng cao đạo đức cho sinh viên trong thời kì đẩy mạnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhóm chúng em xin lựa chọn nghiên cứu tiểu luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Là một sinh viên, em cần làm gì để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do thầy giáo Nguyễn Văn Dương hướng dẫn Rất mong

sự đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn

Trang 4

Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1

VAI TRÒ VỊ TRÍ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG

ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1 VAI TRÒ, VỊ TRÍ ĐẠO ĐỨC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng

 Đạo đức là gốc của người cách mạng:

Cách mạng là thay cũ đổi mới, người làm cách mạng là người tiên phong về lý luận, thực tiễn và đạo đức cách mạng, có vai trò thức tỉnh, tập hợp quần chúng nhân dân đứng dậy đấu tranh cách mạng Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Cũng như sông thi có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải gốc, không có gốc thì cây hẻo Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" Hơn nữa, cách mạng là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phúc tạp, lâu dài gian khổ

Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang Có đạo đức cách mạng khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân minh Hồ Chí Minh cho rằng: “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"

Đạo đức không chỉ là gốc, nền tảng mà còn là sức mạnh của người cách mạng Vì có đạo đức cách mạng thì thành công hay thất bại cũng vẫn giữ vững tinh thần, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn

Trang 5

thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa Đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mang Những lời nói, cử chỉ, hành động tốt đẹp của người cách mạng được lan tỏa trong nhân dân, được họ tiếp nhận, tin tưởng và sẵn lòng giúp đỡ… Đây thực sự trở thành sức mạnh của người cách mạng

 Có đạo đức cách mạng mới tập hợp, lãnh đạo được quần chúng:

Trong mối quan hệ này, đạo đức cách mạng là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng Bởi theo Hồ Chí Minh cán bộ có vai trò hết sức quan trọng trong suốt tiến trình cách mạng, họ không chỉ là người đi đầu, mà còn là người

tổ chức, tập hợp, hướng dẫn nhân dân, tập dượt nhân dân thực hành đấu tranh cách mạng, cán bộ là những người đương đầu với mọi khó khăn gian khổ, chịu

tủ đầy, hy sinh, không những thế họ còn phải gương mẫu về mọi mặt, nói đi đôi với làm để nhân dân tin tưởng noi theo Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”

Đối với nhân dân, niềm tin về chính trị luôn gắn liền với niềm tin vào đạo đức của người lãnh đạo Bởi vậy, việc thức tỉnh, đoàn kết, tập hợp và phát huy vai trò quần chúng nhân dân phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu lý tưởng của Đảng, nhưng trước hết là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Thấy rõ điều đó Hồ Chí Minh luôn đặt lên hàng đầu việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, cùng với đó chống nguy cơ thoái hóa biến chất của đảng cầm quyền

Đạo đức cách mạng là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn và bảo đàm thing lợi của chủ nghĩa xã hội Bởi tấm gương đạo đức của những người cộng sản ưu tú dang chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa trở thành hiện thực, Hồ Chí Minh nhận rõ: "Phong trào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh loài người chẳng những là do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng

vô sản, mà còn do những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành sức mạnh vô địch” Đạo đức cách mạng còn là vũ khí sắc bén chống chủ nghĩa cá nhân và chống hủ tục lạc hậu, xây dựng xã hội mới

Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng, không

có nghĩa tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức, hay hạ thấp, tách rời với tài năng,

mà "đức - tài" luôn hòa quyện với nhau trong nhân cách của người cách mạng Theo Hồ Chí Minh, người có đức mà không có tài thì chẳng khác gì ông bụt ngôi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng ích gì, còn nếu có tài mà không có đức thì chỉ hại cho dân cho nước còn sự nghiệp bản thân thì sớm

Trang 6

muộn cũng đổ vỡ Vì đạo đức là cơ sở, điều kiện tiền đề phát triển tài năng của con người Theo Hồ Chí Minh thì tài lớn đức càng phải cao Vì đức là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ và lựa chọn

Tóm lại, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, cũng phải kiên quyết đấu tranh chống mọi kẻ địch; cũng đặt lợi ích của Đảng lên trên hết Thấy rõ vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của đạo đức đối với người cách mạng, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh đã luôn coi trọng giáo dục, rèn luyện “đức - tài” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân

2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH:

Vật chất và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hội là nền tảng

mà mọi xã hội được giáo dục và phát triển dựa trên nó Sự phát triển của xã hội Việt Nam cũng đòi hỏi như vậy, phải có cơ sở vật chất và tinh thần để phát triển bền vững lâu dài, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức Đạo đức là một dạng lương tâm xã hội được hình thành thông qua vai trò chủ động và có ý thức của con người Do đó việc hình thành đạo đức là cơ sở tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam phải có định hướng trong hiện tại và tương lai phù hợp với thực tế phát triển của dân tộc

Việt Nam đang phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc hội nhập quốc tế đã làm nảy sinh một số vấn đề về kinh tế, chính trị, cũng như ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội và con người Chúng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở tư tưởng, là nền tảng vững chắc, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Cách mạng Việt Nam, thì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền móng vững chãi cho quá trình hình thành và bồi dưỡng đạo đức con người Việt Nam

Sự kết tinh những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc từ tinh hoa giá trị đạo đức nhân loại, thích ứng với những điều kiện kinh tế

-xã hội cụ thể của Việt Nam, hướng tới những giá trị mang tầm thời đại tất cả tạo nên hệ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Thế nên, nhiệm vụ cấp bách, cũng như lâu dài trong tương lai của đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân là rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, như Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập

và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy

Trang 7

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở rằng đức và tài phải là những phẩm chất phải thống nhất của con người Nếu lấy đạo đức làm tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó Do vậy, mọi người cần phải cân bằng tự rèn luyện đức và tài của mình, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đạo đức thì vô dụng, thậm chí có hại Người cũng thường khuyên: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc, rất quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”

Theo Người, nền tảng thiết yếu nhất của người cách mạng là nền tảng về đạo đức Bởi muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì dân cống hiến thì đạo đức là thước đo duy nhất Người chỉ rõ: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức

có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” Thế nên, trong thời đại mới Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên là gương mặt tiên phong trong các phong trào, hoạt động của đời sống xã hội, có vai trò ảnh hưởng đến trực tiếp đến việc hình thành và định hướng dư luận xã hội Chủ tịch

Hồ Chí Minh lo ngại nguy cơ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị sẽ rơi vào chủ nghĩa cá nhân làm tha hoá, biến chất nền tảng đạo đức của một bộ phận cán bộ, dân quân Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn người lãnh đạo phải “là đạo đức, là văn minh”, tiêu biểu cho lương tâm, nhân phẩm và trí tuệ của dân tộc Trong di chúc, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên, cán bộ của Đảng phải thật sự thấm nhuần đạo đức, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”

Trên thực tế, hiện nay xã hội Việt Nam diễn ra nhiều tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận nhân dân thiếu sự nhận thức đúng đắn và thống nhất về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội,

vì chưa có sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức một cách đúng đắn và thống nhất trên cả phương hai diện lý thuyết và thực hành Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm trước đây mới chỉ đạt được phần nào kết quả có rất nhiều lý thuyết, bài học đạo đức đã được tuyên truyền, nhưng chưa được vận hành thực tiễn Muốn thấm nhuần các chuẩn mực đạo đức không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một sớm

Trang 8

một chiều mà phải qua quá trình tích luỹ, rèn luyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, đó là các nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời Khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội, xã hội đó sẽ càng phát triển vượt bậc

Người cũng chỉ rõ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng” Xây dựng bất kỳ thứ gì cũng luôn song hành cùng việc phòng chống, chống nhằm mục đích xây; phải biết kết hợp linh hoạt cả giáo dục, phê phán và trừng trị bằng pháp luật; luôn đề phòng quét sạch chủ nghĩa cá nhân và bồi đắp đạo đức cách mạng Đồng thời, Người luôn có lời căn dặn hết sức thấu đáo: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Dù có bao nhiêu thế kỷ trôi qua đi chăng nữa, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn là tài sản vô giá, là ngọn hải đăng dẫn lối đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay và mai sau Qua biết bao kì đại hội Đảng, các vị tổng bí thư vẫn luôn nhấn mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ở Việt Nam

Trang 9

CHƯƠNG 2

SINH VIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO

ĐỨC HỒ CHÍ MINH

1 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA THANH NIÊN SINH VIÊN HIỆN NAY:

Những ngày qua, chúng ta luôn nhớ về Bác Hồ kính yêu, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc Tên tuổi và sự nghiệp của Người còn mãi với non sông đất nước, sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam Người đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là: Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Bên cạnh tư tưởng về đạo đức, trong những năm qua việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã trở thành việc làm quan trọng đối với mỗi sinh viên

Hồ Chí Minh cho rằng, trong thế hệ trẻ việc tu dưỡng đạo đức là vô cùng quan trọng vì đối với mỗi người sinh viên, họ chính là những con người được đào tạo bài bản để đóng góp cho đất nước của chúng ta khi họ đang ngồi trên ghế nhà trường hay là đã ra trường, nói cách khác sinh viên chính là

"người chủ tương lai của nước nhà"; là cầu nối giữa các thế hệ và sinh viên chính là người tiếp sức cho cách mạng trong thời đại hiện nay Đi vào nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với những yêu cầu mới những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh,

có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chây lười; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh

Trong sự nghiệp đổi mới, một nền đạo đức mới đang hình thành, là nguồn động lực quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước Nhờ đó, con người Việt Nam, trong đó có phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ

Trang 10

được lối sống nhân hậu, tình nghĩa, trong sạch, lành mạnh, khiêm tốn, cần cù

và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, có chí lập thân, lập nghiệp, năng động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn, thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, sống có bản lĩnh, luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Đất nước đất nước còn có những biểu hiện tiêu cực Đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và

tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng; Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp nghiêm trọng kỷ cương kỷ luật chưa nghiêm; một bộ phận sinh viên phai nhạt niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, không có chí lập thân, lập nghiệp, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào hàng loạt tiêu cực

Vì vậy, cần có những yếu tố đạo đức như:Phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng Phải tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đức khiêm tốn, trung thực Phải có đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người Phải học tập và làm theo tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

Đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, góp phần điều chỉnh hành vi của mỗi con người Việt Nam theo hướng chân, thiện,

mỹ Sinh viên là nguồn bổ sung lực lượng lao động có chất lượng, luôn chiếm

vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là vấn đề ngày càng được quan tâm trong điều kiện Đảng và Nhà nước ta tiếp tục triển khai việc

“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” Xuất phát

từ giá trị to lớn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Để tỏ lòng biết

ơn Bác, ngày nay, thế hệ trẻ sinh viên chúng em không ngừng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đó là kim chỉ nam vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi người “Học tập tốt, lao động tốt”, “ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” là những lời dạy mà mỗi con người Việt Nam không thể nào quên – đặc biệt là sinh viên nói riêng

Ngày đăng: 07/12/2022, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w