1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

vo_kich_romeo_va_juliet potx

146 292 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

RÔMÊÔ và JULIET Bi kịch năm hồi ĐẶNG THẾ BÍNH dịch TIỂU DẪN RÔMÊÔ VÀ JULIET Theo ý kiến đa số các nhà nghiên cứu, vở Rômêô và Juliet viết vào khoảng 1594 - 1595. Viết vở kịch này, Shakespease đã dựa theo một truyện bằng văn vần (khoảng 3.000 câu) của một nhà thơ trẻ người Anh là Actơ Bruc (Arthur Brooke), xuất bản năm 1562. Bruc đã phóng tác theo một truyện bằng văn xuôi do một người Ý là Matêô Banđenlô (Matteo Bandello) viết, xuất bản năm 1554, hay nói cho đúng hơn, theo bản dịch tiếng Pháp của truyện này do Pie Boatô (Pierre Boisteau) dịch, xuất bản năm 1559. Thực ra, những nét chính của câu chuyện tình này đã có từ sớm hơn nữa, trong những truyện ngắn của Luyghi đa Portô (Luigi đa Porto) xuất bản khoảng 1535, của Ađriêng Xơvanh (Adrien Sevin) xuất bản khoảng 1542, v.v Mỗi người viết hoặc người dịch lại thêm thắt, sửa đổi cho câu chuyện thêm hấp dẫn, hoặc tô vẽ các nhân vật cho thêm nổi. Chẳng hạn Xơvanh thêm vào nhân vật thầy lang, Bruc tô cho rõ nét nhân vật nhũ mẫu Nhưng chính là thông qua tác phẩm của Shakespease mà câu chuyện của đôi bạn tình thành Vêrôna đã được lưu lại cho hậu thế. Nội dung vở kịch như sau: 1 Ngày xưa ở thành Vêrôna của nước Ý, giữa hai họ lớn, họ Capiulet và họ Montaghiu, có một mối thù lâu đời. Mối thù sâu sắc đến nỗi hễ người hai họ, thậm chí gia nhân hai nhà, gặp nhau là có chuyện cãi cọ hoặc chém giết. Một đêm, tộc trưởng họ Capiulet mở dạ yến. Rômêô, con trai tộc trưởng họ Montaghiu, đang say mê Rôdalin, một cô gái trong họ Capiulet, nên cùng một vài người bạn đeo mặt nạ đến dự buổi yến này để được gặp Rôdalin. Nhưng khi đến nơi, thì Rômêô gặp Juliet, con tộc trưởng Capiulet, và hai người yêu nhau say đắm ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Nửa đêm, tiệc tan, Rômêô vượt tường nhảy vào vườn sau nhà Capiulet. Juliet hiện ra trên bao lơn phòng nàng, và hai người cùng “trao cho nhau lời thề chung thủy”. Sáng hôm sau, Rômêô tới gặp cha linh hồn là tu sĩ Lôrân và yêu cầu tu sĩ làm lễ xe duyên cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vọng rằng “mối duyên lành này sẽ làm cho hận thù hai họ đổi thành tình sâu nghĩa nặng”. Sau lễ thành hôn tại phòng tu sĩ Lôrân, Juliet về phòng riêng chờ Rômêô đêm đó sẽ tới. Nhưng cùng ngày hôm đó đã xảy ra một chuyện không may. Tibân, anh họ Juliet, gặp Rômêô và buông lời hỗn xược. Rômêô nhịn, nhưng bạn Rômêô là Mơkiuxiô bực tức gây chuyện đánh nhau với Tibân. Thừa lúc Rômêô len vào giữa để can, Tibân lén đâm chết Mơkiuxiô. Báo thù cho bạn, Rômêô đâm chết Tibân. Vương chủ thành Vêrôna kết án Rômêô phải đày khỏi thành Vêrôna. Sau khi giết Tibân, Rômêô trốn trong phòng tu sĩ Lôrân. Tu sĩ an ủi chàng và khuyên chàng đêm đó cứ tới từ biệt 2 Juliet, rồi sau đó rời khỏi Vêrôna đến tránh ở một thành khác là Mantua, chờ ngày có thể xin vương chủ ân xá và giải hòa hai họ. Đêm đó, Rômêô, nhờ sự giúp đỡ của vú nuôi Juliet, được gặp nàng. Nhưng sáng sớm hôm sau, khi đôi bên từ biệt, hai người đều linh cảm những chuyện chẳng lành. Quả vậy, cha Juliet ép nàng phải lấy một chàng thanh niên quý tộc, họ hàng của vương chủ, là bá tước Parit. Tuyệt vọng, Juliet tới gặp tu sĩ Lôrân. Tu sĩ khuyên nàng cứ giả vờ nhận lấy Parit và cho nàng một lọ thuốc. Uống thuốc này vào thì thân thể sẽ cứng đờ lạnh ngắt như chết trong một thời gian, sau đó sẽ tỉnh dậy khỏe mạnh như thường. Đêm hôm ấy sẽ uống thuốc. Hôm sau, người nhà tưởng chết sẽ đem đặt thi thể trong hầm mộ họ Capiulet theo phong tục thời ấy. Trong khi đó, tu sĩ sẽ cho người đến Mantua báo cho Rômêô biết để lẻn về Vêrôna đón nàng đi. Juliet về nhà, giả vờ vui vẻ nhận lời lấy Parit. Ông già Capiulet vui mừng định tổ chức cho đón dâu ngay ngày hôm sau. Nhưng đêm ấy, Juliet uống thuốc. Sáng sớm hôm sau, khi Parit tới thì nàng chỉ còn là cái xác cứng đờ. Mọi người than khóc rồi đem thi thể nàng đặt vào hầm mộ của dòng họ Capiulet. Sau khi Juliet rời tu phòng về nhà, tu sĩ Lôrân đã nhờ một người bạn là tu sĩ Jôn đi Mantua báo tin cho Rômêô biết. Nhưng một sự không may khiến tu sĩ Jôn không đi được. Trong khi đó thì gia nhân của Rômêô tưởng Juliet chết thật, phi ngựa tới Mantua báo tin. Nhận tin chẳng lành, Rômêô tuyệt vọng, mua một liều thuốc độc rồi định trở về chết bên thi thể người yêu. 3 Nửa đêm hôm đó, Rômêô tới hầm mộ nhà Capiulet. Parit cũng tới đó để khóc than nàng. Hai người đánh nhau. Parit bị Rômêô đâm chết. Rômêô vào trong hầm mộ, uống thuốc độc, rồi hôn Juliet mà chết. Tu sĩ Lôrân khi được tu sĩ Jôn cho biết tin không đi được, cũng lật đật tới hầm mộ Juliet đêm đó để chờ nàng tỉnh dậy. Nhưng khi tới nơi thì đã quá muộn. Rômêo đã chết. Juliet tỉnh dậy. Tu sĩ khuyên nàng vào nương thân trong nhà tu kín. Nhưng nàng không nghe và dùng dao của Rômêô tự vẫn. Tin lan ra, khắp thành Vêrôna xôn xao. Vương chủ và người hai nhà kéo tới. Câu chuyện thương tâm được tu sĩ kể lại. Và “bên xác con, cha mẹ mới quên thù”. * Người ta thường nói, vở Rômêô và Juliet là vở kịch của tình yêu. Đúng như vậy, Rômêô và Juliet là vở kịch của tình yêu trong sáng và chân thành. Như Flôbe (Flaubert) đã nói: “Virgin đã sáng tạo ra người thiếu phụ yêu đương, Shakespease đã sáng tạo ra người thiếu nữ yêu đương. Tất cả những thiếu phụ và thiếu nữ yêu đương khác chỉ là mô phỏng theo hai nhân vật Điđông và Juliet”. Nhưng nếu chỉ nói đơn giản rằng chủ đề của Rômêô và Juliet là tình yêu thì không đủ. Chủ đề của vở kịch có hai mặt: tình yêu của đôi lứa thanh niên và oán thù truyền kiếp 4 giữa hai họ. Vở kịch mở đầu bằng một cuộc ẩu đả giữa gia nhân hai nhà. Nó kết liễu bằng sự giải hòa giữa hai họ. Sự thù hằn giữa hai họ khiến cuộc tình duyên của Rômêô và Juliet dang dở nhưng chính cái chết của đôi bạn tình đã chấm dứt mối thù truyền kiếp. Cuộc tình duyên Rômêô - Juliet đã gặp đủ mọi trở ngại. Họ sinh ra trong hai gia đình oán thù nhau lâu đời, đó đã là một trở ngại lớn. Nhưng còn biết bao trở ngại khác nữa, những sự việc ngẫu nhiên, bất ngờ, chẳng may. Vì không hiểu mối tình của bạn, nên Mơkiuxiô tưởng Rômêô hèn nhát cúi mình trước Tibân, và gây lộn với Tibân. Vì muốn can hai bên mà Rômêô khiến bạn chết oan. Và vì thương bạn chết oan mà Rômêô giết Tibân và phải đi đày Giải pháp của tu sĩ Lôrân bày cho Juliet tưởng chừng sẽ giải quyết mọi việc. Nhưng tu sĩ Jôn lại gặp sự trắc trở giữa đường. Và khi tu sĩ Lôrân lật đật chạy tới hầm mộ thì Rômêô đã tới đó trước mất rồi Nhưng Rômêô và Juliet có cúi đầu khuất phục trước những trở ngại không? Không, họ luôn luôn chiến đấu để bảo vệ tình yêu của họ. Mối hằn thù lâu đời giữa hai nhà đã không ngăn được họ yêu nhau. Lễ giáo phong kiến đã không ngăn được họ gặp nhau. Cái chết của Tibân, án đi đày của Rômêô cũng không chia lìa được họ. Tài mạo, danh vọng, của cải của Parit không thể làm Juliet thay dạ đổi lòng. Những sự việc kinh khủng nhất (nằm một ngày một đêm giữa những thây chết) cũng không làm cô gái thơ ngây kia chùn bước Cái chết của họ không cho ta một cảm tưởng khuất phục đầu hàng. Họ đã thắng. Cái xã hội phong kiến hẹp hòi ti tiện đã phải cảm phục tình yêu trong sáng của họ. Họ làm 5 được một việc mà uy quyền của một vương chủ đã không làm nổi: chấm dứt một mối thù truyền kiếp. Sự đấu tranh quyết liệt của Rômêô và Juliet để bảo vệ tình yêu của họ là sự đấu tranh quyết liệt của những tư tưởng nhân đạo thời Phục hưng chống lại những thành kiến dã man và ngu muội của thời Trung cổ. Chủ đề của vở kịch là: tình yêu và lòng chung thủy chiến thắng oán thù. Tình yêu giữa Rômêô và Juliet là một tình yêu chân thành, thủy chung, trong sạch, rất trần thế, xa lạ với những quan niệm ảo mộng, siêu hình, tôn giáo hoặc bệnh não. Quan hệ giữa Rômêô và Juliet là một sự hòa hợp cân bằng giữa vật chất và tinh thần, một mối tình thơ mộng nhưng không viển vông, một sự yêu đương say đắm không hề bị hạ thấp xuống mức những dục vọng thấp hèn. Như một nhà nghiên cứu Liên Xô đã nói: “Hoàn toàn không có mâu thuẫn giữa lòng say mê của Juliet và sự ngay thẳng trong sạch của mối tình nàng. Khi nàng nói với Rômêô: “Em vuốt ve quá nhiều thì chàng đến chết mất”, chúng ta không cảm thấy một âm thanh nào lạc điệu” (Vlađimia Nieprôp). Về mặt nghệ thuật, chúng tôi thấy cần nêu một số điểm: Thứ nhất là kịch tính cao độ của hành động. Trong truyện của Actơ Bruc, thời gian kéo dài tới mấy tháng. Trong vở kịch của Shakespease, thời gian co lại chỉ còn bốn ngày sôi nổi. Thứ hai là tính chất sinh động của phong cách và vốn phong phú của ngôn ngữ. Shakespease đã được gọi là nhà pháp sư của ngôn ngữ Anh. Ông sử dụng một vốn từ rất lớn, trong đó ngôn ngữ dân gian góp một phần đáng kể. Các tục ngữ được ông sử dụng rất linh hoạt. Trong tác 6 phẩm của ông, văn xuôi và văn vần đi liền với nhau, có khi gài vào nhau. Những câu nói đùa nhả nhớt của nhũ mẫu và Mơkiuxiô xen vào những đoạn tự tình ngây ngất giữa Rômêô và Juliet, và đi liền ngay sau là những suy nghĩ triết học của tu sĩ Lôrân! Vở Rômêô và Juliet đặc biệt có nhiều chỗ chơi chữ, những kiểu nói ý cầu kỳ, những lối nói cợt bằng những chữ cùng âm khác nghĩa. Trong quá trình dịch chúng tôi đã cố gắng bám sát những hình tượng của nguyên văn. Tuy vậy, có nhiều trường hợp chúng tôi đã phải tìm những hình tượng tương đương, quen thuộc hơn đối với độc giả Việt Nam. Về những lời đùa cợt nhả nhớt, có khi ngụ ý tục tằn, của hai nhân vật nhũ mẫu và Mơkiuxiô, chúng tôi muốn nhắc lại nhận định của Victo Huygô: “Về hai mặt phóng túng và bạo nói, Shakespease chẳng thua gì Rabơle (Rabelais)”. Bản dịch này chủ yếu căn cứ trên bản Anh văn của Nhà xuất bản Cambridge University Press (1955) do J.D.Wilson và G.I. Duthie khảo hiệu và chú thích. Trong quá trình dịch, chúng tôi có tham khảo một số bản dịch Pháp văn, như của Duval, Roth, Koszul và Victor Huygo. NGƯỜI DỊCH NHÂN VẬT EXCALƠT(Escalus) Vương chủ thành Vêrôna PARIT (Paris) một chàng quý tộc trẻ tuổi, thân thích của vương chủ MONTAGHIU (Montague) hai tộc trưởng của hai họ 7 CAPIULET (Capulet) thù địch MỘT ÔNG GIÀ họ Capiulet RÔMÊÔ (Romeo) con trai Montaghiu MƠKIUXIÔ (Mercutio) người họ của vương chủ và bạn của Rômêô BENVÔLIÔ (Benvolio) cháu Montaghiu, và bạn của Rômêô TIBÂN (Tybalt) cháu Capiulet phu nhân TU SĨ LÔRÂN (Lawrence) dòng thánh Franxit TU SĨ JÔN (John) cùng một dòng đạo đó BANTƠDA (Balthasar) người hầu của Rômêô XAMXƠN (Sampson) gia nhân của Capiulet GRIGÔRY (Gregory) gia nhân của Capiulet PITƠ (Peter) người hầu của nhũ mẫu của Juliet ABRAHAM (Abraham) gia nhân của Montaghiu MỘT THẦY LANG BA NHẠC CÔNG BAN ĐỒNG CA TIỂU ĐỒNG CỦA PARIT MỘT TIỂU ĐỒNG NỮA MỘT VÕ QUAN CỦA ĐỘI TUẦN TRA MONTAGHIU PHU NHÂN CAPIULET PHU NHÂN JULIET (Juliet) con gái Capiulet 8 NHŨ MẪU CỦA JULIET Một số cơng dân thành Vêrơna - một số q tộc nam nữa, thân thích của hai nhà - một số người đeo mặt nạ - lính tuần - người gác - người hầu. Chuyện xảy ra ở thành Vêrơna trừ hồi V cảnh I thì ở Mantua HỒI I TỰ NGƠN Ban đồng ca ra ( 1) Ngày xưa, ở thành Vêrơna tươi đẹp, Có hai nhà thuộc dòng thế phiệt trâm anh Mối thù xưa bỗng gây cảnh bất bình Máu lương thiện, tay người lành nhuộm đỏ. Số phận éo le, thâm thù hai họ Lại khéo xui sinh hạ đơi tình nhân, Mối tình ai thê thảm mn phần Chơn cừu hận, chỉ còn đành một thác. Tình lứa đơi thảm thương tan nát Trên xác con cha mẹ mới qn thù. Chuyện thương lắm, trình diễn đơi giờ, Xin q vị kiên tâm chiếu cố (1) Ở thời Shakespeare, “ban đồng ca” thường chỉ là một người mặc y phục đen, ra làm công việc giới thiệu. 9 Sức mọn tài hèn, chúng tơi xin gắng trổ. Ban đồng ca vào CẢNH I Nơi cơng cộng Xamxơn và Grigơri ra, cầm kiếm, đeo mộc XAMXƠN - Grigơri này, ta khơng thể nào chịu nhọ mặt được. GRIGƠRI - Ừ, mình có làm lái than đâu. XAMXƠN - Khơng Tao định nói rằng tức lên cổ là ta rút ( 1) ngay. GRIGƠRI - Ừ, thòng lọng ( 2) chẹn cổ thì phải rút ra mới sống được chứ! XAMXƠN - Tao mà sơi tiết lên là tao giã ngay. GRIGƠRI - Khốn nhưng tiết mày thì đợi đến bao giờ cho sơi! XAMXƠN - Cứ thấy một thằng chó nhà Montaghiu là tao ngứa ngáy chân tay. GRIGƠRI - Ấy! Ngứa chân là muốn co cẳng rồi! Đứng n mới chính thị là tay can trường. Mày mà ngứa chân là muốn co giò chuồn thẳng đấy! (1) Ý nói rút gươm. (2) Thòng lọng treo cổ tội phạm. Choler (cơn giận) và collar (thòng lọng) cùng âm khác nghóa. Grigôri cố tình hiểu trệch lời nói của Xamxơn. 10 . RÔMÊÔ và JULIET Bi kịch năm hồi ĐẶNG THẾ BÍNH dịch TIỂU DẪN RÔMÊÔ VÀ JULIET Theo ý kiến đa số các nhà nghiên cứu, vở Rômêô và Juliet viết vào. CỦA ĐỘI TUẦN TRA MONTAGHIU PHU NHÂN CAPIULET PHU NHÂN JULIET (Juliet) con gái Capiulet 8 NHŨ MẪU CỦA JULIET Một số cơng dân thành Vêrơna - một số q tộc nam

Ngày đăng: 23/03/2014, 07:20

Xem thêm: vo_kich_romeo_va_juliet potx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w