Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, thể hiện trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở mức độ quốc gia hay các vùng, miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển Ở mỗi nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau thì vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được thể hiện ở các mức độ khác nhau Cho đến nay, tại hầu hết các nước trên thế giới, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thừa nhận rộng rãi là có vai trò về kinh tế hết sức quan trọng, ngày càng có vị trí quan trọng trong mạng sản xuất toàn cầu, chuỗi cung ứng hàng hoá và dịch vụ trên thế giới (Alecxandrina, 2016) Điều này được thể hiện trên những nội dung cụ thể sau:
Một là, góp phần quan trọng tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước, tạo ra lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp, góp phần tạo giá trị gia tăng cho toàn xã hội, và làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc gia Bên cạnh đó, sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sản xuất và kinh doanh cũng góp phần làm cho số lượng và chủng loại sản phẩm và dịch vụ phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. Điều này dẫn tới việc môi trường kinh doanh ngày càng được phát triển theo hướng khuyến khích hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, tạo ra sức ép cạnh tranh đối với tất cả các doanh nghiệp, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động cải tiến quy trình sản xuất và phân phối trong đó sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả nhất để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao với chi phí thấp và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Cả nước có khoảng 800.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 98% Riêng Đồng Nai hiện có trên 38 ngàn doanh nghiệp (DN), trong đó DN nhỏ và vừa chiếm trên 86%, đóng góp tới 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu lao động trong cả nước.
Hai là, khuyến khích sáng tạo và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh.
Trải qua quá trình thực tế tham gia vào cạnh tranh, bên cạnh những doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp thất bại và bị sàng lọc thì sẽ có không ít các doanh nghiệp khác dần trưởng thành và phát triển Với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa nên hoạt động của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất năng động và có thể thay đổi nhanh
2 chóng để đáp ứng với những biến động của thị trường, sẵn sàng đầu tư vào những lĩnh vực mới, công nghệ mới có mức độ rủi ro cao Quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là quá trình tích tụ vốn, tìm kiếm và mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý… để dần trở thành doanh nghiệp quy mô lớn Các doanh nghiệp quy mô lớn ở các nước phát triển hay những tập đoàn đa quốc gia thường bắt đầu khởi nghiệp từ quy mô của một doanh nghiệp nhỏ.
Ba là, doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành “vùng đệm” cho nền kinh tế khi gặp khủng hoảng.
Hiện nay, nền kinh tế của hầu hết các quốc gia đã hội nhập ở mức độ cao với nền kinh tế quốc tế Hầu hết các nước đều có mối quan hệ kinh tế gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới Trong khi đó, lịch sử đã cho thấy chu kỳ kinh doanh hay còn gọi là chu kỳ kinh tế là quá trình biến động của nền kinh tế qua các giai đoạn có tính lặp lại và không phải là sản phẩm của riêng nền kinh tế nào, của riêng quốc gia nào Chính vì vậy, có thể xem khủng hoảng, suy thoái kinh tế lặp đi lặp lại theo chu kỳ như một quy luật khách quan, vận hành theo một cơ chế cơ bản tương tự nhau với một số khác biệt tùy theo bối cảnh từng nước và từng thời kỳ (Damayanthi, 2015) Trong những thời điểm diễn ra khủng hoảng hay suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn hầu hết đều chịu tác động và trải qua quá trình điều chỉnh và những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả lại bị loại trừ Trong quá trình điều chỉnh và tái cơ cấu, nền kinh tế sẽ phải đối mặt với tình trạng hàng loạt nhân công bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và hàng loạt vấn đề kinh tế – xã hội khác.
Bên cạnh đó, thuế là một bộ phận quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Để có được một hệ thống thuế có hiệu lực và hiệu quả là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia Điều này không chỉ phụ thuộc vào chính sách thuế hợp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý thuế của nhà nước Đây là vấn đề đang được xã hội rất quan tâm Trong đó, thuế là một trong những công cụ có ý nghĩa quan trọng, vừa là nguồn động viên ngân sách quốc gia, vừa là công cụ điều tiết sản xuất trong nước, đồng thời cũng là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và thương mại quốc tế phát triển Đề có những chính sách thuế hiệu quả cũng luôn là một vấn đề được nhà nước quan tâm.
Bốn là, thuế là một trong những khoản đóng góp bắt buộc, có giới hạn phải nộp Tuy nhiên, không phải lúc nào người nộp thuế cũng thực hiện nghĩa vụ của mình một
3 cách đầy đủ Chính phủ các nước ngày càng quan tâm nhiều hơn về vấn đề không tuân thủ thuế như trốn thuế, tránh thuế vì các hoạt động này làm giảm nguồn thu ngân sách của quốc gia Bên cạnh đó, nâng cao sự tuân thủ của người nộp thuế là một trong những vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng Vì vậy, nâng cao tính tuân thủ thuế đối với người nộp thuế đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Ngoài ra, hàng năm, ngân sách nhà nước thất thoát hàng ngàn tỷ đồng do các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cố tình gian lận thuế, do không ít doanh nghiệp (DN) chưa có ý thức tuân thủ thuế trong đó ý thức pháp luật kinh doanh, không khai báo thuế trung thực Bên cạnh đó, DNNVV có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội tại Đồng Nai Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của khu vực này khá phức tạp, khả năng tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng của các DNNVV còn nhiều bất cập Tình trạng trốn thuế, dây dưa nợ đọng thuế còn phổ biến ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế Kế đến số tiền thuế nộp ngân sách chưa tương xứng với số lượng DNNVV: Điều này phần nào phản ánh mức độ tuân thủ thuế của DNNVV đang là vấn đề đối với cơ quan quản lý thuế về mục tiêu hướng đến sự công bằng giữa người nộp thuế (NNT).
Năm là, làn sóng bùng phát Covid-19 thứ tư tại Việt Nam đã gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và kinh tế tại Đồng Nai nói riêng và toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung Các khó khăn gặp phải khi xử lý các vấn đề về thuế và xác định giá giao dịch liên kết trong thời điểm dịch bệnh có thể tạo ra các rủi ro tiềm ẩn cho doanh nghiệp trong các kỳ thanh/kiểm tra thuế Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong nền kinh tế số, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, ngày càng phát triển với nhiều hình thức và nội dung phong phú, đa dạng Việc quản lý thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Trên nền tảng hạ tầng kinh tế số, các nhà cung cấp và khách hàng giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ với nhau thông qua internet Những hàng hóa và dịch vụ này được sản xuất, kinh doanh thông qua mạng internet và công nghệ dựa trên Website.Việc sử dụng các thiết bị điện tử và internet đang làm thay đổi bản chất và cách thức sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, cũng như cách thức các sản phẩm và dịch vụ được
4 tiếp thị và mua bán trên mạng Do đó, cơ quan thuế cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt, xác định rõ loại thu nhập, ngành nghề kinh doanh làm căn cứ, cơ sở tính thuế trong nền kinh tế số như phí bản quyền, phí dịch vụ, doanh thu liên quan đến phần mềm, sản phẩm trò chơi trực tuyến, các ứng dụng đăng tải trên mạng… Nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế số đã sử dụng các phương thức giao dịch trên mạng qua các nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số để giảm thiểu các khâu trung gian, giảm chi phí và tăng tốc độ lưu thông hàng hóa Điều này dẫn đến khó khăn trong quản lý đối tượng nộp thuế, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Do đó, việc nhận diện ra các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DNNVV để đề ra các hàm ý chính sách phòng chống, hạn chế gian lận thuế là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra, tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật thuế và người nộp thuế Tuy nhiên, không phải lúc nào người nộp thuế cũng thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ Gia tăng sự tuân thủ của người nộp thuế là một trong những vấn đề lớn và quan trọng nhất trong lĩnh vực thuế Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ pháp luật nói chung, tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng là cần thiết Với những vấn đề phân tích ở trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành tài chính - ngân hàng.
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3 Đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như thế nào?
- Hàm ý chính sách nào để góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đối tượng khảo sát: là các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Luận án tập trung khảo sát những người chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu tính tuân thủ thuế của người nộp thuế (NNT) ở Đồng Nai, cụ thuể là DNNVV Hoạt động tuân thủ thuế của NNT bao gồm tuân thủ chính sách thuế nội địa, tuân thủ chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu, Luận án chỉ tập trung vào tình hình tuân thủ thuế của NNT đối với các sắc thuế nội địa Về nghiên cứu thực trạng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu tính tuân thủ thuế một cách tổng quát nhất và tính tuân thủ ở một số sắc thuế chủ yếu trong hệ thống thuế Ngoài ra, tác giả tập trung khảo sát và nghiên cứu cụ thể tại 5 Chi cục thuế: (1) Chi cục Thuế khu vực Định Quán - Tân Phú (2) Chi cục Thuế khu vực Long Khánh - Cẩm Mỹ (3) Chi cục Thuế khu vực Trảng Bom - Thống Nhất (4) Chi cục Thuế khu vực Long Thành - Nhơn Trạch (5) Chi cục Thuế TP Biên Hòa.
Phần lớn 5 Chi cục thuế tập trung thu thuế hơn 80 phần trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia nộp thuế Trong đó, tác giả đi sâu nghiên cứu điều tra khảo sát mỗi Chi cục thuế có 200 NNT đại diện cho DNNVV tham gia nộp thuế Như vậy, tổng cộng có 1.000 NNT tham gia điều tra khảo sát của tác giả.
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 06 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021 Thời gian thực hiện luận án từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 01 năm 2023.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận án là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo. Theo lý thuyết thống kê và sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm với 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế để hiệu chỉnh mô hình và thang phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.
Cụ thể, tác giả có tham khảo ý kiến của 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế thuộc 2 nhóm sau: nhóm 1 có 15 nhà quản lý thuộc các ban ngành trong tỉnh, cụ thể là Cục thuế Đồng Nai Nhóm 2 có 15 trưởng phó các Chi cục thuế Đồng Nai Trên cơ sở ý kiến 30 nhà quản lý am hiểu về quản lý thuế, tác giả đã xác định chính xác những thông tin cần thu thập từ góp ý của các chuyên gia và từ đó hình thành nên bảng khảo sát Mục tiêu là chỉ ra được một vài khía cạnh mới trong phạm vi các câu hỏi đã chuẩn bị Các bước được thực hiện chi tiết như sau:
Thu thập và tổng hợp lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu
Thiết kế câu hỏi sơ bộ.
Phỏng vấn doanh nghiệp, các chuyên gia và tiến hành điều chỉnh các câu hỏi.
Tiến hành phỏng vấn thử và chạy thử (khoảng 400 phiếu khảo sát từ DNNVV) để kiểm định thang đo.
Xây dựng bảng khảo sát chính thức cho đề tài nghiên cứu 1,000 NNT tham gia điều tra khảo sát của tác giả đại diện cho 1,000 DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra dữ liệu phục vụ cho phương pháp nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát khoảng 1.000 DNNVV đang nộp thuế tại các chi cục thuế của tỉnh Đồng Nai Luận án sử dụng bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Dữ liệu thu thập từ khảo sát được tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 và dữ liệu được kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định và kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.
Với các bước thực hiện như sau: (1) Xử lý phiếu khảo sát bằng phần mềm SPSS20.0 (2) Thống kê mô tả các biến (3) Kiểm định thang đo (4) Phân tích nhân tố khám phá (5) Phân tích nhân tố khẳng định (6) Phân tích mô hình tuyến tính đa biến (7) Kiểm định mô hình (8) Phân tích sâu ANOVA để kiểm định sự khác biệt về thông tin DNNVV.
Đóng góp mới của đề tài
1.6.1 Đóng góp về mặt học thuật
Một là, luận án đã nghiên cứu, phân tích và trình bày rõ nội dung về các vấn đề lý luận và thực tiễn tính tuân thủ thuế của NNT trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ngoài ra, luận án đã đưa ra các tiêu thức đánh giá tính tuân thủ thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT.
Hai là, luận án đã xây dựng được mô hình định lượng phản ánh các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đại dịch Covid-19 diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Trên cơ sở đó, luận án đã bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu cho các nhà quản lý, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu.
Ba là, đây cũng là tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu hàn lâm trong lĩnh vực tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh thành phố khác tại Việt Nam Ngoài ra, đề tài còn góp phần bổ sung thêm lý thuyết quản lý thuế hiệu quả hơn trong giai đoạn hội nhập thế giới, công nghệ số phát triển và bình thường mới.
1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn chính sách
Một là, đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Bên cạnh đó, luận án cũng tìm hiểu, xem xét, đối chiếu và rút ra những đánh giá về việc nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT.
Hai là, luận án này đã chỉ ra mức độ tác động từng thành phần đối với các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,luận án đã đề ra các hàm ý chính sách hợp lý góp phần nâng cao sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Ba là, luận án đưa ra những khuyến nghị đối với các DNNVV và Nhà nước để có những chính sách phù hợp trong giai đoạn bình thường mới.
Bố cục của đề tài
Luận án có kết cấu 5 chương bao gồm các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm trình bày lý do, mục tiêu, pham vi, đối tượng, ý nghĩa và bố cục của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế; từ đó xây dưng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày các phương pháp nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và điều chỉnh thang đo để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề ra trong luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày cụ thể các phương pháp phân tích và kết quả đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương này tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu, những đóng góp cũng như những hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Chương 1, tác giả chủ yếu trình bày về mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài ra, đề tài đã trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong luận án, tác giả sử dụng phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp thông tin từ các nghiên cứu, số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các tài liệu sẵn có để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Về số liệu, tài liệu qua điều tra, khảo sát của luận án đã đánh giá tuân thủ thuế và các hàm ý chính sách nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT ở Đồng Nai Sau đây, tác giả tiếp tục trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ở chương 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các lý thuyết nền tảng
2.1.1 Lý thuyết hành vi tuân thủ thuế Đối với mọi quốc gia trên toàn thế giới thì thuế là nguồn thu chủ yếu của các quốc gia này, ngoài ra, thuế còn là khoản đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức cũng như cá nhân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện đối với ngân sách Nhà nước.
Theo như khái niệm được đề cập trong giáo trình thuế của học viện tài chính năm 2008: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng (Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Văn Hiệu, 2008) Từ khái niệm này ta có thể thấy tuân thủ thuế là khoản bắt buộc được quy định trong pháp luật của mọi quốc qua, cả ở quốc gia phát triển cũng như quốc gia đang phát triển Do đó các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ nộp thuế nhằm tạo nguồn thu ngân sách cho quốc gia đó.
Theo quan điểm truyền thống cho rằng: Hầu hết người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ Pháp luật thuế, họ chỉ chấp hành nghĩa vụ thuế khi có sự cưỡng chế của Cơ quan thuế hoặc do lợi ích kinh tế Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu tranh luận về tuân thủ Pháp luật thuế tự nguyện hay không tự nguyện Theo Phạm Minh Tiến và cộng sự (2016), tuân thủ thuế là một vấn đề lớn đối với nhiều cơ quan thuế và việc thuyết phục người nộp thuế tuân thủ các yêu cầu về thuế không phải là một nhiệm vụ dễ dàng mặc dù luật thuế không phải lúc nào cũng chính xác Do đó, tuân thủ thuế có nhiều định nghĩa khác nhau, tác giả sẽ sơ lược những khái niệm chính theo dòng thời gian như sau:
Cùng quan điểm trên, theo tác giả Chobek (2017), tuân thủ Pháp luật thuế bao gồm khai báo thu nhập và nộp thuế phù hợp với Luật thuế, quy chế và những quyết định của Tòa.
Tương tự, Allingham và Sandmo (2017) nhấn mạnh rằng tuân thủ luật thuế được định nghĩa là sự sẵn lòng của người nộp thuế tuân theo pháp luật về thuế để đạt được trạng thái cân bằng kinh tế của một quốc gia.
Tiếp cận đơn giản hơn, theo Bộ Tài chính (2015), tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong Luật thuế.
Tương tự, theo Doreen và cộng sự (2017) thì tuân thủ Pháp luật thuế là kê khai đúng thu nhập tính thuế, làm đúng nghĩa vụ pháp lý (sự chính xác), kê khai thu nhập đúng hạn, và thanh toán số tiền khi tới hạn (tính chất kịp thời).
Theo nghiên cứu của Kanbiro (2018) định nghĩa tuân thủ thuế đề cập đến sự đồng ý của mọi người để tuân thủ với những quy định từ việc khai thuế đến nộp thuế. Cũng theo nghiên cứu của Larissa và cộng sự (2012) nhận thấy một định nghĩa đơn giản hơn, trong đó tuân thủ thuế là thuật ngữ trung lập nhất để mô tả mức độ sẵn sàng nộp thuế của người nộp thuế.
Theo nghiên cứu của Loo và cộng sự (2009) cho rằng tuân thủ thuế có thể được gọi là quá trình khai thuế cần phải nộp cho cơ quan thuế được nộp vào thời điểm thích hợp với nghĩa vụ thuế chính xác theo yêu cầu của luật thuế và quy định của một quốc gia.
Như vậy, tác giả cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo thu nhập thực tế và cũng cho rằng hành vi tuân thủ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hiểu biết trong tình huống người nộp thuế sẽ được hưởng khoản tiết kiệm thuế do thiếu thu nhập trong thời gian ngắn mà không xem xét đến việc gắn kết trả trong thời gian dài cho thu nhập chưa được khai báo ở mức phạt sẽ cao hơn số tiền họ đã trả nếu họ khai báo thu nhập đúng vào đúng thời điểm.
Mới đây nhất, nhiều quốc gia và các nhà nghiên cứu trên thế giới đang coi khái niệm về tuân thủ thuế của OECD (2004) là tiêu chuẩn khi định nghĩa: Tuân thủ thuế là mức độ mà người nộp thuế tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các quy tắc thuế của quốc gia anh ta, ví dụ, bằng cách khai báo thu nhập, khai thuế và nộp thuế kịp thời cách thức.
Trong điều kiện tại Việt Nam, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng
6 năm 2019 quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp nộp thuế (DNNT) gồm: “Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác,trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế Lập và giao hoá đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt DNNT thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
Như vậy, tuân thủ thuế là thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế theo đúng các quy định tại các luật thuế, DNNT tự giác và có ý thức tuân thủ hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan thuế có nhiệm vụ chủ yếu tuyên truyền, giáo dục, theo dõi, giám sát, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế, ngăn chặn xử lý các hành vi không tuân thủ thuế (Nicoleta, 2011).
2.1.2 Lý thuyết hành vi không tuân thủ thuế
Nộp thuế là nghĩa vụ tất yếu của của mọi công dân và doanh nghiệp Theo OECD
(2004) nghĩa vụ cụ thể của DNNT có thể khác nhau ở từng quốc gia, nhưng nhìn chung có 4 loại nghĩa vụ mà DNNT chắc chắn phải thực hiện dù ở bất kỳ nước nào đó là: (1) Đăng ký thuế, (2) Nộp tờ khai thuế, (3) Báo cáo các thông tin đầy đủ và chính xác, (4) Nộp thuế đúng hạn Đối nghịch với tuân thủ thuế là hành động không tuân thủ thuế (OECD, 2004).
Sự không tuân thủ thuế được gọi là sự trốn tránh trong việc đóng thuế thông qua nghiên cứu của các tác giả Reriksen và Fallan (2016) Ngoài ra, theo tác giả Marti (2010) định nghĩa sự không tuân thủ thuế là không tuân thủ luật pháp và báo cáo thu nhập không chính xác Người nộp thuế khác nhau về các cơ hội có sẵn cho họ trong chi phí vượt mức và thu nhập dưới mức Theo Richard (2018) lại cho rằng một số người nộp thuế không tuân thủ dựa trên sự thiếu hiểu biết về các vấn đề thuế không tuân thủ thuế không tự nguyện.
Các khái niệm liên quan đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), thuế là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình Trong điều kiện có các giai cấp, tồn tại chế độ tư hữu cùng với phạm vi hoạt động của Nhà nước ngày càng mở rộng thì chế độ đóng góp theo phương thức tự nguyện của dân cư trong chế độ cộng sản nguyên thủy không còn phù hợp nữa Ðể có được lượng của cải cần thiết, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của mình ban hành pháp luật, ấn định bắt buộc các thể nhân và pháp nhân phải đóng góp cho Nhà nước một phần của cải mà họ làm ra và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước Ban đầu những của cải vật chất này được thu nộp dưới hình thức hiện vật, dần dần thuế được chuyển sang hình thức tiền tệ Ðồng thời với việc ấn định nghĩa vụ thu nộp của cải vật chất đối với dân cư, Nhà nước đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ đó bằng bộ máy cuỡng chế của Nhà nước.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Điệp và Nguyễn Huy Hoàng (2021), sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu để thuế tồn tại và phát triển Như vậy, thuế là phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan, thuế ra đời xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của Nhà nước và sự tồn tại của thuế không tách rời quyền lực Nhà nước.
Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. Ở các quốc gia, do vai trò quan trọng của thuế đối với việc hình thành qũy ngân sách Nhà nước và những ảnh hưởng của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội nên thẩm quyền quy định, sửa đổi, bãi bỏ các Luật thuế đều thuộc cơ quan lập pháp Ðây là nguyên tắc sớm được ghi nhận trong pháp luật của các nước Chẳng hạn ở nước Anh đạo Luật về dân quyền năm 1688 quy định: cấm mọi sự thu thuế để dùng vào việc chi tiêu của Nhà nước nếu không được Quốc hội chấp thuận ở Pháp, Quốc hội Pháp quy định: bất cứ một khoản thuế nào nếu không được Quốc hội chấp thuận thì không được áp dụng Hiến pháp của nước Cộng hòa Pháp năm 1791 quy định Quốc hội Pháp có quyền biểu quyết và định đoạt các Luật thuế (Quốc hội, 2014).
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các Luật thuế Tuy vậy, do yêu cầu điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thuế, Quốc hội có thể giao cho Uớy banThường vụ Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ một số loại thuế thông qua hình thức ban hành Pháp lệnh hoặc Nghị quyết về thuế (Quốc hội, 2019).
Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp.
Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.
Nhà nước thu thuế làm phát sinh quan hệ phân phối giữa Nhà nước với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội Ðối tượng của quan hệ phân phối này là của cải vật chất được biểu hiện dưới hình thức giá trị.
Sự tồn tại và phát triển của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung, đặc điểm của thuế Do đó, cơ cấu và nội dung của cả hệ thống pháp luật thuế và từng Luật thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi bổ sung, cải tiến và đổi mới kịp thời nhằm thích hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn Ðồng thời phải tổ chức bộ máy phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đã được Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ (Quốc hội, 2019).
Hệ thống pháp luật thuế được coi là phù hợp không chỉ nhìn một cách phiến diện vào số lượng các Luật thuế nhiều hay ít, vào mục tiêu đơn thuần là động viên tài chính vào ngân sách Nhà nước mà phải được phân tích một cách toàn diện, chặt chẽ với yêu cầu phát triển kinh tế, với đời sống xã hội, không đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân. Ở nước ta trước cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước, Luật thuế chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể Ðể thực hiện chế độ thu ngân sách Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường, phát huy vai trò của các hình thức thu ngân sách Nhà nước, cuộc cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ IV năm
1989 Kết qủa của cuộc cải cách này đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức kinh doanh Từ đây thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thuế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước (Mai Thị LanHương và Lê Đình Hải, 2018).
2.2.2 Khái niệm về tuân thủ thuế
Theo Edward và cộng sự (2015), để tiếp cận khái niệm tuân thủ thuế, trước hết cần bắt đầu từ khái niệm tuân thủ Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tuân thủ là “Giữ và làm đúng theo điều đã quy định” Từ tuân thủ trong tiếng Anh là “compliance” được định nghĩa là
“Conforming to a rule, such as a specification, policy, standard or law” Nghĩa là “Làm theo một quy tắc, một nguyên tắc, một quy định, chẳng hạn như một quy định, một chính sách, một chuẩn mực hoặc một luật lệ”.
Như vậy, có thể hiểu, tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật thuế Tuân thủ thuế là hành vi bắt buộc đối với nhiều chủ thể khác nhau như cơ quan quản lý thuế, NNT, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế Trong đó, sự tuân thủ thuế của NNT luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất.
Phân loại, quy trình và các tiêu chí đánh giá tuân thủ thuế
2.3.1 Phân loại tuân thủ thuế
Căn cứ vào mức độ tuân thủ thuế, ta có thể phân loại thành 2 dạng là: Tuân thủ tự nguyện và tuân thủ có kiểm soát.
Xu hướng hiện nay của Chính phủ các nước là tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện việc nộp thuế tự nguyện Việc tuân thủ nộp thuế tự nguyện của các doanh nghiệp sẽ giúp cho cơ quan quản lý thuế giảm bớt được việc kiểm tra, thẩm tra, nhắc nhở cũng như hạn chế được các biện pháp hành chính (Bộ Tài chính, 2013).
Tuy nhiên việc tuân thủ nộp thuế tự nguyện có thể gây ra các sai sót do doanh nghiệp có thể không hiểu rõ hết các quy định của chính sách dẫn tới kê khai và nộp thuế không đầy đủ.
Tuân thủ có kiểm soát:
Quan điểm truyền thống của quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu hết NNT về bản chất là không tự nguyện tuân thủ và chỉ chấp hành nghĩa vụ khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế.
Theo Lê Quang Cường và Nguyễn Kim Quyên (2013), nếu có sự ràng buộc, nhắc nhở hay có chế độ kiểm soát thì NNT mới chấp hành Tuy nhiên, mức độ chấp hành là khác nhau, do đó các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy trình tuân thủ thuế do Phát luật về thuế doanh nghiệp quy định bao gồm năm giai đoạn chính là: đăng ký thuế; kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế; cung cấp thông tin báo cáo; cuối cùng là lưu trữ sổ sách.
Dựa vào sự phân cấp của việc tuân thủ Trong các điều kiện môi trường khác nhau rõ ràng sự tuân thủ của NNT là khác nhau Do đó nhằm tăng cường sự tuân thủ của các NNT này thì Cơ quan thuế phải hiểu rõ được bản chất của sự tuân thủ thuế tại các doanh nghiệp đó.
Trong một nghiên cứu khác của tác giả Braithwaite (2001) thì sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp được chia thành bốn cấp độ khác nhau dựa trên sự sẵn sàng và khả năng thực hiện đúng cam kết về thuế của NNT Đồng thời cũng chính là các cấp độ thể hiện mối quan hệ của NNT đối với Cơ quan quản lý thuế tại địa phương.
Mô hình của tác giả đã chỉ rõ thái độ của các doanh nghiệp đối với việc tuân thủ thuế bao gồm lần lượt như sau: từ chối; miễn cưỡng; chấp nhận và cam kết (braithwaite, 2001).
Cấp độ cam kết: NNT cảm thấy thoải mái với hoạt động quản lý thuế, hợp tác với Cơ quan thuế theo kế hoạch quản lý thuế và tuân thủ một cách tích cực, tự nguyện Thậm chí có thể thay mặt cơ quan thuế khuyến khích các đối tượng khác tuân thủ theo mình.
Hình 2.1: Mô hình cấp độ tuân thủ thuế
Cấp độ chấp nhận: NNT cảm thấy hòa hợp và chấp nhận những yêu cầu được đưa ra từ Cơ quan quản lý việc thu thuế tại địa phương và tin tưởng vào các chính sách thuế.
Cấp độ miễn cưỡng: Đây là cấp độ thể hiện sự phản kháng của NNT, các doanh nghiệp tiếp cận hoạt động nộp thuế với thái độ chống đối, chấp nhận đối đầu và tranh chấp với cơ quan thuế.
Cấp độ từ chối: Đây là cấp cuối cùng cũng là thể hiện sự bất hợp tác cao nhất của cácDNNT nhằm tách ra khỏi sự quản lý của cơ quan thuế địa phương.
Trong mô hình gốc của tác giả Braithwaite (2001) thì điều kiện nghiên cứu cũng như kết quả lại phản ánh tại các quốc gia phát triển, nơi các doanh nghiệp luôn thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của mình thì cấp độ cam kết và chấp nhận nộp thuế chiếm đa số trong khi tỷ lệ miễn cưỡng và từ chối rất hạn chế Ngoài ra, tại các quốc gia phương tây nơi có hệ thống quản lý tài chính và thuế minh bạch rõ ràng do đó các doanh nghiệp buộc phải chấp nhận với việc nộp thuế của mình, rất khó khăn để trốn thuế tại các quốc gia phương Tây.
Tuy nhiên, tại các nền kinh tế mới nổi, ví dụ như tại Việt Nam rõ ràng mức độ tuân thủ thuế và tinh thần tự nguyện của các doanh nghiệp còn hạn chế Do đó, trong một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), tác giả đã điều chỉnh từ mô hình gốc của Braithwaite, (2001) trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam Cụ thể như mô hình 2.2 dưới đây.
(Nguồn: Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2009)
Hình 2.2: Mô hình cấp độ tuân thủ thuế (điều chỉnh)
Với mô hình điều chỉnh này, tác giả cho rằng tại điều kiện là các nước đang phát triển thì cấp độ các NNT có thái độ miễn cưỡng sẽ chiếm đa số trong khi cấp độ chấp nhận và cam kết chiếm thiểu số Dựa vào mô hình điều chỉnh này của tác giả Nguyễn Thị LệThúy (2009), thì mức độ mà các cơ quan thuế và các NNT đồng nhất về mục tiêu và cách thức thực hiện mục tiêu, thể hiện sự tự nguyện trong việc chấp nhận cũng như từ chối sự quản lý về thực hiện hoạt động tuân thủ thuế Vì thế, nếu như NNT chấp nhận mục tiêu và phương thức thực hiện này thì sẽ mang lại kết quả tốt cho cơ quan thuế đó là sự hợp tác tích cực.
Bên cạnh đó, sẽ có sự tác động từ cách quản lý của cơ quan thuế tới nhận thức của các doanh nghiệp nộp thuế Nhận thức của các NNT sẽ tăng lên đáng kể nếu như họ cảm nhận được sự công bằng và tạo được sự tin tưởng từ họ đối với cơ quan thuế Ngoài ra, sự sẵn sàng của họ cũng tăng lên, dẫn tới số lượng các NNT ở cấp độ cam kết và chấp nhận sẽ tăng lên đáng kể.
Các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.4.1 Yếu tố ngành nghề kinh doanh
Ngày nay, xã hội càng phát triển thì ngành nghề kinh doanh càng đa dạng, càng được ghi nhận và được bảo hộ, trong đó có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Do đó, việc tìm hiểu ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh và cũng là nhân tố vô cùng quan trọng liên quan đến lĩnh vực thuế, đây sẽ là cơ sở lý luận cần thiết cho việc đưa ra các giải pháp, kiến nghị mở rộng và bảo vệ quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh theo pháp luật của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cũng theo OECD (2004), và các nghiên cứu khác về sự tuân thủ thuế trong điều kiện Việt Nam như Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) đã chứng minh rằng các nhân tố đặc trưng về ngành nghề của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Nhân tố ngành nghề kinh doanh được đo lường bằng các tiêu chí: tỷ suất lợi nhuận; tính cạnh tranh; tính khó kiểm soát doanh thu; tính khó kiểm soát chi phí.
Tóm lại, mức độ đa dạng và phức tạp trong cơ cấu hoạt động của NNT, chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm chất lượng các quy trình kiểm soát, sự hợp lý và chặt chẽ của hệ thống kế toán, mức độ tuân thủ các quy trình và hệ thống kế toán, trình độ của nhân viên, hành vi của các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh và hành vi của người lãnh đạo hoạt động kinh doanh… cũng có tác động không nhỏ đến tuân thủ thuế Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế (Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài, 2009).
Theo Allingham và Sandmo (2017) cho rằng các ảnh hưởng chủ yếu về yếu tố kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những yếu tố này ảnh hưởng lớn tới hoạt động và cách ra quyết định của doanh nghiệp Cụ thể: Lãi suất tác động lớn đến chi phí vốn và ảnh hưởng tới chiến lược mở rộng phát triển doanh nghiệp Tỷ giá hối đoái tác động lớn đến nguồn cung, chi phí hàng hóa xuất khẩu và giá hàng nhập khẩu Lạm phát ảnh hưởng lớn đến chi phí tiền lương, lãi suất cũng như khiến doanh nghiệp đối mặt với chiến lược ra quyết định tăng giá bán hay giảm chi phí và gặp khó khăn với khoản trả nợ dài hạn tăng thêm khi lạm phát Mức độ tăng trưởng tạo điều kiện cơ hội cho doanh nghiệp phát triển (Benk và cộng sự, 2011).
Theo Deichen (2017) khi nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế lên sự tuân thủ thuế của người nộp thuế đã chứng minh rằng có mối liên hệ tích cực giữa các yếu tố kinh tế đến sự tuân thủ thuế của người nộp thuế Theo các tác giả, các yếu tố liên quan đến kinh tế có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế bao gồm lãi suất, lạm phát, hội nhập quốc tế, chi phí tuân thủ thuế, khả năng tài chính Những yếu tố thuộc về kinh tế được quan tâm như: Mức độ lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế: Tỷ lệ lạm phát hay tăng trưởng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Lạm phát quá cao sẽ cản trở các doanh nghiệp tuân thủ thuế và ngược lại Hoặc tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp ý thức với vấn đề tuân thủ thuế hơn (Evans và Tran, 2014).
Tóm lại, yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như gánh nặng về tài chính: Số thuế phải nộp và hành vi tuân thủ thuế luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu phải nộp một khoản thuế quá lớn thì NNT có thể tránh phải nộp toàn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo nhằm làm giảm số thuế phải nộp Chi phí tuân thủ: Bao gồm thời gian phải bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí về kế toán thuế… và có thể bao gồm cả chi phí về mặt tâm lý như căng thẳng thần kinh do NNT không nắm chắc họ có đáp ứng được các quy định của các luật thuế hay không NNT phải bỏ ra các chi phí trên để tuân thủ nghĩa vụ thuế, do đó tổng số tiền mà NNT phải chi ra lớn hơn số thuế thực nộp vào NSNN.
Theo Gerbing (2016), yếu tố xã hội ảnh hưởng nhiều tới thói quen tiêu dùng,cách thức ứng xử, sở thích của người nộp thuế cũng như giúp tạo nên văn hóa bên trong của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới cách thức doanh nghiệp cư xử, giao tiếp với bên ngoài, đặc biệt là hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp Các yếu tố xã hội tác động lên tổng cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và cách doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu người nộp thuế Bên cạnh đó, các yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng đến tính tính tuân thủ thuế Thuộc nhóm này có thể kể đến như: Chuẩn mực xã hội, ảnh hưởng xã hội và trách nhiệm của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội; dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của từng chủ thể trong một cộng đồng xã hội Theo Gonder (2015) đã chỉ ra rằng những người nộp thuế ở trong một công đồng xã hội, các quan niệm cũng như áp lực vô hình từ xã hội đó sẽ là các tác động ảnh hưởng lên quyết định tuân thủ thuế hay không tuân thủ thuế của họ Các chuẩn mực xã hội được đo lường bởi các chỉ tiêu quy tắc xã hội; tính công bằng trong giao dịch hay lợi ích nhận được cho mỗi đồng tiền tiền thuế; tính công bằng trong khoản tiền thuế phải đóng so với những người nộp thuế khác sự công bằng trong cách tính thuế của hệ thống thuế.
Tóm lại, yếu tố xã hội thể hiện việc cảm nhận về sự không công bằng là nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế Nếu NNT cho rằng hệ thống pháp luật thuế không đảm bảo sự công bằng hoặc NNT bị đối xử không công bằng thì họ có thể ít tuân thủ hơn Một khi NNT cảm thấy bị đối xử không công bằng, thiếu sự tin tưởng thì nguy cơ hoạt động của nền kinh tế ngầm có thể gia tăng, NNT cố tình trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế Bên cạnh đó, nhận thức về tính không công bằng trong tiếp cận thông tin và thủ tục hành chính thuế có tác động không nhỏ đến tâm lý tuân thủ thuế, đặc biệt khi hệ thống thủ tục thuế phức tạp, rườm rà.
2.4.4 Yếu tố chính sách thuế
Sự phức tạp của chính sách thuế là yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Tính phức tạp của hệ thống thuế nói chung và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng là một trong những yếu tố xã hội quyết định đến việc tuân thủ thuế (Hischer và Mark, 2014) Nếu luật thuế mơ hồ, không rõ ràng, cồng kềnh, rườm rà mang tính thủ tục, khó hiểu đó là những lý do khiến người nộp thuế dễ dẫn đến hành vi không tuân thủ Theo Inasius (2015) đã khẳng định rằng cấu trúc hệ thống thuế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh sự tuân thuế của người nộp thuế Theo các tác giả, cấu trúc hệ thống thuế được đo lường bởi các chỉ tiêu thuế suất; sự công bằng của hệ thống thuế; sự phức tạp của hệ thống thuế; mức độ áp dụng công nghệ trong khai báo thuế Chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đường lối, phương châm điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân trong xã hội thông qua thuế Chính sách thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung Nhà nước muốn chính sách đi vào cuộc sống thì phải thể chế hóa những chính sách ấy thành pháp luật thuế Với cách hiểu trên cho thấy, đây là một trong các nhân tố cực kỳ quan trọng tác động đến tính tuân thủ, bởi lẽ nhóm nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hệ thống chính sách pháp luật thuế là nhân tố tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, chính sách thuế cũng có tác động đến quá trình tích lũy, tích tụ vốn và đầu tư sản xuất kinh doanh Bằng việc giảm thuế đối với các hoạt động đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã có thể khuyến khích doanh nghiệp, dân cư tăng cường đầu tư vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển Đồng thời, với các động thái về thuế khác nhau giữa các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khác nhau, Nhà nước cũng đã có tác động quản lý, điều tiết hoạt động đầu tư vốn vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cần thiết, quan trọng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả và bền vững (Jerome và cộng sự, 2018).
Tóm lại, hệ thống chính sách thuế được xây dựng đồng bộ, rõ ràng, đơn giản, minh bạch và càng ít ngoại lệ sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí tuân thủ, giảm rủi ro do tham nhũng và phiền hà cho NNT, qua đó cũng giúp cho việc thực hiện tuân thủ thuế tốt hơn Ngược lại, nếu hệ thống pháp luật thuế phức tạp, không đồng bộ, thiếu tính chặt chẽ và chồng chéo sẽ làm tăng cơ hội cho NNT có những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật để trục lợi, làm giảm tác dụng quản lý và răn đe của luật pháp.
2.4.5 Yếu tố sự quản lý của cơ quan thuế
Theo Lin và Valerie (2018), cơ quan thuế là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về thuế, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế Thông qua hoạt động quản lý nợ thuế, cơ quan thuế đảm bảo tính hiệu lực, nghiêm minh của pháp luật thuế; hạn chế sự chiếm dụng tiền thuế, chống thất thoát thuế và đảm bảo sự công bằng giữa những người nộp thuế Quản lý nợ tốt sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu thuế, góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năng khác như: Quản lý kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, vì thông qua quản lý kê khai thuế và thanh tra, kiểm tra thuế xác định chính xác nghĩa vụ thuế nhưng điều quan trọng là nghĩa vụ thuế được xác định đó phải được thực hiện và điều này được thực hiện thông qua công tác đôn đốc thu nộp thuế - một nội dung quan trọng của công tác quản lý nợ thuế.
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của sự quản lý của cơ quan thuế, Lumumba và cộng sự (2010) đã khẳng định chất lượng quản trị công là yếu tố cần thiết cho một hệ thống thuế tốt và một hệ thống thuế tốt là 1 thành tố quan trọng để đạt được chất lượng quản trị công, do đó vấn đề quản trị công có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến thái độ tuân thủ thuế của người nộp thuế Bên cạnh đó, Mandall (2019) đã chứng minh được rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự quản lý của cơ quan thuế và sự tuân thủ thuế của người nộp thuế. Tóm lại, quản lý thuế được hiểu là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật thuế trong đời sống kinh tế - xã hội Quá trình đó đòi hỏi tất cả các đối tượng liên quan được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế phải tuân thủ thực hiện, trong đó có NNT Mục tiêu đặt ra là tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc NNT phải thực thi đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật thuế Để đạt được mục tiêu đó, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện các thủ tục hành chính thuế và tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế như tuyên truyền, hỗ trợ, quản lý đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, cưỡng chế thuế… Đây chính là những nhân tố cụ thể của quản lý thuế có tác động đến tính tuân thủ của NNT.
2.4.6 Yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp Đặc điểm của doanh nghiệp được hiểu như là xương sống của một doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn vong của một doanh nghiệp Đặc điểm của doanh nghiệp trong phù hợp với ngành, nghề kinh doanh giúp cho doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, nghề mà chủ thể có khả năng và thế mạnh Doanh nghiệp có mục tiêu và phát triển sẽ góp phần làm cho nền kinh tế của quốc gia đó phát triển Điều đó góp phần giải phóng sức lao động, mang lại thu nhập cao hơn, giúp cho mọi người có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn và đương nhiên sẽ nộp thuế nhiều hơn.
Các đặc điểm của doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau Nghiên cứu của OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) cho thấy đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Đặc điểm doanh nghiệp được thể hiện bởi các thuộc tính như tính phức tạp của cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp; quy mô doanh nghiệp; thời gian hoạt động của doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tóm lại, đặc điểm của doanh nghiệp thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp căn cứ vào các tiêu chí chính như nguồn vốn, số lượng lao động tại doanh nghiệp đó để phân ra thành: doanh nghiệp lớn; doanh nghiệp vừa; và doanh nghiệp nhỏ Rõ ràng các doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng với nền kinh tế quốc gia vì đóng góp chủ yếu cho ngân sách Nhà nước Nên nhóm doanh nghiệp này thường lựa chọn tránh thuế, lách thuế hơn là trốn thuế Đặc điểm của doanh nghiệp có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.4.7 Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế
Chất lượng dịch vụ thuế là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của NNT Nhìn chung, chất lượng dịch vụ thuế được hiểu là mức độ cảm nhận của người dân về các thủ tục hành chính nhà nước và cách thức hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết công việc của các công chức nhà nước Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng cảm nhận của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ thuế có ảnh hưởng đến sự sự tuân thủ thuế của người nộp thuế, trong đó chất lượng dịch vụ thuế cảm nhận được đo lường bằng các tiêu chí bao gồm sự công bằng của doanh nghiệp đối với hệ thống thuế); sự hài lòng của DN với cơ quan thuế; kiến thức về thuế của doanh nghiệp, cơ hội cho việc không tuân thủ thuế (Newman và cộng sự, 2018).
Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan
2.5.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Theo Qitsema và Ferrier (2013), các tác giả xác định các yếu tố quan trọng nhất liên quan đến hành vi tuân thủ thuế với mục đích tìm hiểu cách thức các yếu tố này có thể được sử dụng bởi cơ quan thuế như một công cụ để tăng khoản thu thuế Để đạt được mục tiêu.
Thứ nhất tác giả đã tóm tắt và xác định các yếu tố quyết định đến hành vi tuân thủ thuế là yếu tố tâm lý, chính trị và kinh tế xã hội Trong số các yếu tố tâm lý xã hội, tác giả đã cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến thái độ, chuẩn mực, nhận thức công bằng, động lực, và cách mà từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế Từ loạt các yếu tố quyết định chính trị, nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng về thuế Hơn nữa, nghiên cứu cũng trình bày ngắn gọn sự tiến hóa của các nghiên cứu về hành vi tuân thủ thuế bắt đầu từ những giả định của mô hình trốn thuế cổ điển được phát triển bởi (Braithwaite, 2001) Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tác động mà xác suất bị kiểm tra thuế, mức phạt, thuế suất và thu nhập có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế.
Thứ hai, nghiên cứu cung cấp các kinh nghiệm về tuân thủ thuế của các nước như Úc, New Zealand Dựa trên sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế để phát triển mô hình tuân thủ thuế, áp dụng chúng, và cuối cùng là để thúc đẩy việc tuân thủ thuế.
Thứ ba, nghiên cứu cũng rút ra kết luận về tầm quan trọng của các yếu tố này và về mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, từ đó có thể giúp các nền kinh tế khác đảm bảo nguồn thu thuế.
Nghiên cứu của Bahl và Murray (2018) nhằm tìm kiếm cách thức mà xã hội TâyBan Nha nhận thức về việc tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp Nghiên cứu này nhằm mục đích đo lường niềm tin và cảm nhận sức mạnh của chính quyền Tây Ban
Nha Kết quả cho thấy mức độ tin tưởng vào chính quyền cao và sức mạnh của chính quyền có tỷ lệ thuận với mức tăng của tuân thủ thuế.
Những cải cách lập pháp được giới thiệu với mục đích tăng cường sự tuân thủ, tác giả khám phá những hiệu quả của các sáng kiến cũng như tác động tích cực của nó đối với sự tuân thủ Tác giả đã chứng minh rằng: Rõ ràng có sự tác động của xã hội tới hành vi tuân thủ thuế, làm cho họ tuân thủ tốt hơn.
Tác giả đã chỉ ra vấn đề hiện nay đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển đóng vai trò cốt lõi của các khoản đầu tư trong nước Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của họ trong số những nhóm nhân tố khác được coi là môi trường kinh tế có tác động không nhẹ trong việc làm giảm sự tuân thủ thuế Ở các nước đang phát triển, việc không tuân thủ thuế là một thách thức nghiêm trọng đối với quản lý thuế thu nhập và cản trở hiệu quả thu thuế.
Nghiên cứu đã kiểm tra sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tại một quốc gia đang phát triển Nghiên cứu này xem xét tài liệu về tuân thủ thuế và hệ thống thuế Nghiên cứu đã mở rộng các khung lý luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tuân thủ thông qua hệ thống tự đánh giá Tất cả các dữ liệu liên quan được kết hợp thành thông tin đã được tiết lộ trong nghiên cứu này, xác định tất cả các thành phần cần được làm rõ về việc tự đánh giá và ý nghĩa của nó đối với việc tuân thủ thuế Các kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng ở các nước đang phát triển, hệ thống tự đánh giá cần lưu ý nhiều yếu tố gây ra sự không tuân thủ ngoài kiến thức về thuế Các yếu tố kinh tế và tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa người nộp thuế và người thu thuế, khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng chi phí tuân thủ thuế lớn ảnh hưởng tới chi phí hoạt động của họ hơn các doanh nghiệp lớn (Bahl và Murray, 2018).
Công trình nghiên cứu, xem xét những vấn đề về mô hình, dữ liệu và phương pháp thúc đẩy tính tuân thủ thuế ở NNT Về mô hình lý thuyết, công trình cho rằng, khi đưa ra các quyết định về báo cáo thuế, NNT thường tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình, trong đó cách thức đơn giản nhất là không khai thuế Tần suất kiểm tra, mức độ xử phạt và cả tỷ lệ thuế suất đều có tác động mạnh đến hành vi tuân thủ thuế củaNNT Công trình cũng đã xây dựng mô hình nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ giữa tần suất kiểm tra, mối quan hệ giữa CQT và NNT, lựa chọn đối tượng kiểm tra với mức độ tuân thủ thuế Công trình cũng cho rằng, hầu hết dân chúng đều “có nguy cơ” không tuân thủ thuế Để quản lý được hành vi tuân thủ thuế, CQT cần yêu cầu NNT cung cấp các báo cáo chi tiết về các hoạt động chịu thuế hàng năm, ngoài ra, người sử dụng lao động và những người khác cũng được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về thanh toán của họ cho NNT Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ các chi tiết liên quan đến dữ liệu tờ khai thuế và cách mà hệ thống thuế được quản lý.
Công trình này đã nghiên cứu một cách đầy đủ về tuân thủ thuế từ mối quan hệ giữa CQT với cộng đồng, các mô hình tuân thủ khác nhau và chiến lược quản lý của CQT theo các mô hình tuân thủ đó Công trình đã đưa ra tháp tuân thủ, trong đó, số lượng NNT được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm NNT này để đảm bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất.
Trong mô hình tháp tuân thủ, khi NNT ở vị trí dưới cùng của các kim tự tháp, lúc này NNT và CQT có sự hợp tác, cam kết và tự điều chỉnh để thực thi các nội dung về thuế Khi xung đột di chuyển lên các nấc trên của kim tự tháp, NNT mất đi sức mạnh thuyết phục đối với CQT và CQT dần chuyển sang chế độ yêu cầu mệnh lệnh và kiểm soát Do đó, trong quản lý tuân thủ, việc phân loại, sắp xếp NNT theo các nhóm phụ thuộc vào mức độ tuân thủ của họ để thực thi các hành vi quản lý tương ứng là rất cần thiết Mô hình trong công trình này đã trở thành một lý thuyết quản lý hiện đại đã được nhiều quốc gia vận dụng, đó là quản lý tuân thủ (Milliron, 2016).
Công trình này cho rằng, hiện nay, mối quan tâm ngày càng tăng của các quốc gia trên toàn thế giới là làm thế nào để đơn giản hóa hệ thống kê khai thuế để khuyến khích tuân thủ tự nguyện, và nhiều quốc gia đã áp dụng hệ thống tự tính thuế (Self - Assessment Systems - SAS) như là một giải pháp Công trình giới thiệu những nét chung và lợi ích của SAS Trong đó, NNT tự kê khai và tự xác định nghĩa vụ thuế của mình Trên cơ sở đó, CQT xem xét, lựa chọn đối tượng thanh tra thuế SAS có các ưu điểm chính là: (i) SAS đảm bảo được tính hiệu quả hơn vì nó chỉ chọn các trường hợp đặc biệt để giám sát; (ii) SAS loại bỏ tính chất hành chính của hoạt động kê khai, tính thuế; (iii) SAS thúc đẩy việc nộp thuế đầy đủ và kịp thời hơn; và (iv) SAS giảm tham nhũng bằng cách giảm tiếp xúc với đối tượng nộp thuế (Braithwaite, 2001).
Công trình xem xét quá trình thực hiện SAS ở Bangladesh và Nhật Bản, trong đó, tập trung quá trình thực hiện SAS và công tác quản lý thuế của Nhật Bản Theo nghiên cứu,mức độ tuân thủ thuế tại Nhật Bản là rất cao, và trong những năm gần đây, sự tuân thủ thuế của công ty đã được nhiều hơn 90% Lý do chính của việc tuân thủ thuế cao ở Nhật Bản là do sự nỗ lực của Cục thuế quốc gia Nhật Bản (NTA) Ở Nhật Bản, SAS đã được giới thiệu vào năm 1947 đóng một vai trò quan trọng, vì trách nhiệm tính toán, báo cáo và nộp nghĩa vụ thuế là về NNT Các biện pháp thực hiện bởi NTA nhằm thúc đẩy những nguyên tắc tuân thủ tự nguyện là: Quan hệ công chúng; giáo dục Thuế; tư vấn thuế; và hướng dẫn và kiểm tra Đây được gọi là bốn trụ cột của tuân thủ thuế tại Nhật Bản.
Quan hệ công chúng: Mục đích của quan hệ công chúng là xây dựng một môi trường có ý thức thuế không chỉ giữa NNT mà còn trong số công chúng bao gồm cả NNT tiềm ẩn, và có thể được phân loại như sự cần thiết để nhằm các mục tiêu sau: Tăng cường sự tuân thủ thuế; lan tỏa và nâng cao kiến thức của công chúng về thuế; cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau, sự tin tưởng giữa NNT và CQT từ đó có được sự hiểu biết và hợp tác từ truyền thông đại chúng để quản lý thuế.
Khoảng trống nghiên cứu
Trong suốt quá trình nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan trong và ngoài nước cũng như các văn bản pháp luật khác Tác giả rút ra một số nhận định tổng quát như sau:
Một là, các công trình nghiên cứu ở trên chưa có cơ sở lý luận toàn diện về tuân thủ thuế trong cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế Chưa chỉ rõ khả năng vận dụng các phương pháp đánh giá tính tuân thủ thuế phù hợp nhất trong bối cảnh của Việt Nam Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế chưa rõ ràng và chưa đầy đủ cần được tiếp tục bổ sung, phát triển và làm rõ thêm.
Hai là, các công trình nghiên cứu phần lớn chưa đánh giá đầy đủ và toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các DNNVV ở Việt Nam.
Ba là, các nghiên cứu nêu trên có các phạm vi, nội dung và mục tiêu nghiên cứu không đồng nhất với nhau nhưng đều có những mối liên hệ nhất định với nhau vì đều nghiên cứu đến các nội dung chính là lý luận về tuân thủ thuế, thực trạng tuân thủ thuế của NNT và các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT Các công trình chưa có công trình nào đề xuất có hệ thống các hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của DNNVV ở Việt Nam.
Bốn là, luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ thêm các nội dung nêu trên nhằm góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của DNNVV trong bối cảnh áp dụng cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với DNNVV ở Việt Nam.
Năm là, đa số các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào số liệu thứ cấp và số mẫu còn khiêm tốn, chưa đại diện được số lượng lớn người nộp thuế là các DNNVV trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Sáu là, tính tuân thủ thuế của NNT có thể được đánh giá theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng đều xoay quanh các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT đã được pháp luật thuế quy định Các công trình nghiên cứu còn mang nhiều ý tưởng chủ quan của người nghiên cứu thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành, các tổ chức thống kê mà chưa đưa ra được một công cụ dự báo thích hợp và chưa sử dụng các công cụ thống kê như SPSS.
Bảy là, các bài viết ít sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích dạng mô hình tuyến tính đa biến và nghiên cứu định lượng với số lượng người nộp thuế chưa đủ lớn và chưa đáng tin cậy.
Tám là, các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu cụ thể, rõ ràng về các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các DNNVV Các công trình đã đề cập được ở các mức độ nhất định các nội dung lý luận về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT.
Tóm lại, khoảng trống cần nghiên cứu của đề tài là đo lường các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các DNNVV dưới dạng mô hình tuyến tính đa biến Như đã trình bày ở trên, mặc dù các công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau đã đề cập khá toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT Tuy nhiên, vẫn còn số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu liên quan đến tính tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Từ đánh giá khái quát trên, luận án đề xuất mô hình nghiên cứu sau:
Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.7.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của luận án và khoảng hở của đề tài nghiên cứu nói trên Ngoài ra, trên cơ sở nghiên cứu theo phương pháp định tính Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và thiết kế thang đo Sau đó tiến hành thảo luận nhóm với 30 nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để hiệu chỉnh mô hình và thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Tác giả xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và ở bảng 2.2 bên dưới.
Bảng 2.2: Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến tuân thủ thuế
Yếu tố Mô tả Nguồn tham khảo
Các vấn đề liên quan tới lĩnh vực kinh doanh, mức độ cạnh tranh, tỷ suất sinh lợi, doanh thu-chi phí trong ngành.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); OECD (2004); Bùi Ngọc Toản (2017); Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2022); Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2009); Benk và cộng sự (2011); Hischer và Mark (2014)
2 Kinh tế Các vấn đề liên quan tới lãi suất, lạm phát, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); OECD (2004); Allingham và Sandmo (2017); Benk và cộng sự (2011); Deichen (2017); Evans và Tran (2014); Đặng Thị Bạch Vân (2014); Lin và Valerie (2018); Taing và Chang (2020)
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội thông qua việc nộp thuế, sự nhận thức và giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp trước xã hội. Đặng Thị Bạch Vân (2014); Mahmoud Moeinadin và cộng sự, (2014); Bùi Ngọc Toản (2017); Gerbing (2016); Gonder (2015); Lin và Valerie (2018)
Các chính sách liên quan tới thuế nhằm tạo ra hành lang pháp lý, sự công bằng cho các doanh nghiệp.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Thau và Teung (2019); Bùi Ngọc Toản (2017); Lin và Valerie (2018); Remotin
5 Sự quản lý của cơ quan thuế
Các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp như kiểm tra, thanh tra, tạo điều kiện.
Thau và Teung (2019); Bùi Ngọc Toản (2017); Remotin (2017); Saad (2014); Qitsema và Ferrier (2013); Bahl và Murray (2018); Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Mai Thị Lan Hương và Lê Đình Hải (2018)
6 Đặc điểm của doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc về đặc điểm riêng của doanh nghiệp như: quy mô, thời gian, nguồn vốn, loại hình sở hữu.
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Thau và Teung (2019); Bùi Ngọc Toản, (2017); Bahl và Murray (2018); Milliron (2016); Braithwaite (2001); Alecxandrina (2016); Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2022)
7 Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế
Các yếu tố thuộc về chất lượng dịch vụ thuế như: Sự khích lệ, động viên và hỗ trợ của cơ quan thuế càng cao sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Tuyên truyền, hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp về pháp luật thuế
Remotin (2017); Saad (2014); Qitsema và Ferrier (2013); Braithwaite (2001); Bahl và Murray (2018); Nguyễn Thị
8 Cấu trúc hệ thống thuế
Các yếu tố thuộc về cấu trúc hệ thống thuế như: Xây dựng các chính sách thuế phù hợp đối với từng ngành nghề kinh doanh.
Salil và Mustapha (2011); Ranaf (2014); Bahl và Murray (2018); Milliron (2016); Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Alecxandrina (2016);
Damayanthi (2015); Doreen và cộng sự (2017); Reriksen và Fallan (2016)
(Nguồn: tác giả tổng hợp) Bảng 2.2 cho thấy các công trình nghiên cứu nêu trên là những tài liệu tham khảo quan trọng để luận án kế thừa, phát triển và bổ sung hoàn thiện cơ sở lý luận về tính tuân thủ thuế của NNT cũng như nghiên cứu nội dung này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Bảng 2.2 cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế sau: (1) ngành nghề kinh doanh, (2) yếu tố kinh tế,
(3) yếu tố xã hội, (4) chính sách thuế, (5) sự quản lý của cơ quan thuế, (6) đặc điểm của doanh nghiệp , (7) cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế và (8) cấu trúc hệ thống thuế Dựa vào các nghiên cứu nêu trên, tác giả tổng hợp các yếu tố có tần suất xuất hiện cao nhất trong các nghiên cứu.
2.7.2 Các giả thuyết nghiên cứu
Trong nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ thêm các nội dung nêu trên nhằm góp phần hệ thống hóa, làm rõ thêm những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế và nâng cao tính tuân thủ thuế của NNT trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới Xuất phát từ các nghiên cứu có liên quan và tình hình thực tiễn tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong đó, có 8 yếu tố tác động đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau.
2.7.2.1 Yếu tố ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh mang ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội Nền kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh Qua đây ta có thể thấy rằng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và quyền tự do kinh doanh có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại với nhau Trình độ phát triển kinh tế ngày càng cao thì nhu cầu hoạt động kinh doanh đa dạng và mục đích lợi nhuận cũng được đòi hỏi cao hơn Do đó, yêu cầu về quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh của các chủ thể càng trở nên mạnh mẽ hơn và đa dạng Do đó, yếu tố này làm thay đổi tác động của biến độc lập đến biến biến phụ thuộc.
Các nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) và Bùi Ngọc Toản
(2017), ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đáng kể tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp Mỗi ngành kinh doanh khác nhau sẽ có những đặc trưng khác nhau tác động tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Hay trên thế giới cũng đã được đề cập OECD (2004); Hischer và Mark (2014); Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2022) cho thấy quy mô của ngành kinh doanh, rõ ràng rằng số lượng các chủ thể tham gia trong một ngành nhất định có ảnh hưởng đáng kể tới doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp trong ngành đó Một ngành có mức độ cạnh tranh thấp sẽ gia tăng lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp và ảnh hưởng tích cực tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong ngành đó.
- Tỷ suất lợi nhuận hay khả năng sinh lợi mà ngành đó mang lại sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp Các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành có mức độ sinh lợi cao sẽ có xu hướng tuân thủ thuế tốt và tự nguyện hơn các ngành khó khăn.
- Ngoài ra là các đặc trưng về kiểm soát doanh thu, chi phí, các yếu tố tác động riêng của mỗi ngành cũng sẽ có ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp hỏ và vừa.
Do đó giả thuyết đầu tiên mà tác giả đề xuất cho nghiên cứu này đó là:
Giả thuyết H1: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động đồng biến đến tuân thủ thuế.
Những yếu tố thuộc về kinh tế cũng đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, chứng minh rằng, các doanh nghiệp tuân thủ thuế ở mức độ nào thì sẽ có sự ảnh hưởng không ít từ các yếu tố thuộc về kinh tế Ở trong nước, yếu tố này đã được đề cập trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) Bên cạnh đó, trong những phân tích của OECD (2004); Deichen (2017), yếu tố kinh tế cũng được coi là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng khá mạnh tới các doanh nghiệp đóng thuế.
Những yếu tố thuộc về kinh tế được quan tâm như:
- Mức độ lạm phát và tăng trưởng của nền kinh tế: Tỷ lệ lạm phát hay tăng trưởng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Lạm phát quá cao sẽ cản trở các doanh nghiệp tuân thủ thuế và ngược lại Hoặc tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp ý thức với vấn đề tuân thủ thuế hơn.
- Lãi suất thị trường: Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc trì hoãn ko tuân thủ thuế hoặc đóng thuế đúng hạn Lãi suất càng cao sẽ tác động tới hành vi của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ cố gắng tìm cách trì hoãn nhằm gia tăng lượng tiền chiếm giữ. Điều này dẫn tới khả năng trốn thuế hoặc không đóng thuế rất cao.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Nghiên cứu bắt đầu từ việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến việc tuân thủ thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho tới khi ra kết quả nghiên cứu thực tiễn cuối cùng Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước chính như sơ đồ 3.1 dưới đây.
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
Luận án sử dụng quy trình nghiên cứu phát triển thang đo được thực hiện các bước:
Xây dựng mục tiêu nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn NNT tại 5 Chi
Cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Tổng số mẫu điều tra là 1,000 NNT
Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách góp phần nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn thử
NTT và kiểm định các thang đo thông qua khảo sát định lượng sơ bộ 400 mẫu
Tổng hợp kết quả đo lường, loại các biến không phù hợp, kiểm định thống kê và phân tích kết quả
Nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm 30 quản lý liên quan đến lĩnh vực thuế
Kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM)
Xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo nháp
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước
Tổng hợp dữ liệu khảo sát, mã hóa, làm sạch dữ liệu và đưa vào phần mềm Excel và SPSS
Bước 1: Tác giả xác định vần đề nghiên cứu liên quan đến nội dung tuân thủ thuế của NNT là một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với công tác hoạch định chính sách thuế và hoạt động thực thi pháp luật thuế.
Bước 2: Tác giả tiếp tục xây dựng mục tiêu nghiên cứu.
Bước 3: Tác giả tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước Việc nghiên cứu các nội dung về tuân thủ thuế như khái niệm, nội dung, yêu cầu, tiêu thức đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng, các điều kiện đảm bảo… trên góc độ lý thuyết cũng như vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương trong các giai đoạn nhất định là rất quan trọng, cả trên phương diện xây dựng chính sách thuế, các chiến lược và kế hoạch hoàn thiện hệ thống thuế, cũng như trên phương diện tổ chức quản lý thuế.
Bước 4: Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo nháp thông qua phỏng vấn nhóm tập trung được thực hiện, có một số nhóm được thành lập và tiến hành phỏng vấn Kết quả của bước này, thang đo ban đầu được điều chỉnh và được gọi là thang đo nháp.
Bước 5: Thu thập dữ liệu với khía cạnh nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm
30 quản lý liên quan đến lĩnh vực thuế tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đây là giai đoạn tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ, sử dụng bảng câu hỏi đã xây dựng khi kết thúc bước 4, gửi đến từng NNT Kích thước mẫu tiến hành thu thập là n = 400 Người nộp thuế (NNT), người nộp thuế đại diện cho 1 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đang tham gia nộp thuế tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Trong nội dung này, tác giả cũng đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích EFA trên sơ sở dữ liệu được thu thập ở bước 5 (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Bước 6: Tác giả tiếp tục thực hiện nghiên cứu chính thức: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn NNT tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Tổng số mẫu điều tra là1,000 NNT Thang đo chính thức được đánh giá thông qua một mẫu có kích thước n = 1,000NNT, phương pháp chọn mẫu đánh giá là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện.Bước này, tác giả thực hiện nghiên cứu chính thức tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh ĐồngNai như: (1) Chi cục Thuế khu vực Định Quán - Tân Phú (2) Chi cục Thuế khu vực LongKhánh - Cẩm Mỹ (3) Chi cục Thuế khu vực Trảng Bom - Thống Nhất (4) Chi cục Thuế khu vực Long Thành - Nhơn Trạch (5) Chi cục Thuế TP Biên Hòa để thu thập dữ liệu Đối tượng điều tra thu thập dữ liệu là NNT của 5 địa bàn kể trên Mỗi Chi cục thuế, tác giả khảo sát 200 NNT Phương pháp thu thập thông tin là bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn gửi đến từng NNT, kích thước của mẫu là n = 1,000 NNT Phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện để đánh giá Dữ liệu sau khi được thu thập đưa vào mã hóa, nhập số liệu, làm sạch và phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS version 20.0; phần mềm AMOS.
Bước 7: Tác giả tiếp tục tổng hợp dữ liệu khảo sát, mã hóa, làm sạch dữ liệu và đưa vào phần mềm Excel và SPSS Phân tích hệ số Cronbach Alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo Thang đo đạt độ tin cậy khi hệ số này lớn hơn 0,6 Hệ số tương quan biến tổng thể là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao Các biến có hệ số tương quan giữa biến và tổng (item- total correlation) phải lớn hơn 0,3 Theo Hair và cộng sự (2010) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên là loại bỏ khỏi thang đo.
Bước 8: Tác giả tiếp tục kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Phân tích nhân tố khám phá (EFA) dùng để kiểm định độ giá trị của thang đo các khái niệm Vì vậy, khi thực hiện phân tích EFA, các tiêu chuẩn thực hiện như sau: Dùng phương pháp trích Principal Axis Factoring, phép xoay Promax1 Tiêu chuẩn 2: hệ số |Factor Loading| lớn nhất của mỗi biến ≥ 0.4 Tiêu chuẩn: Tại mỗi biến, chênh lệch |Factor Loading| lớn nhất và
|Factor Loading| bất kỳ phải ≥ 0.3, để đảm bảo sự khác biệt giữa các nhân tố theo Slovin
(1984) Tổng phương sai trích ≥ 50% theo Hair và cộng sự (2010) và KMO ≥ 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig 5*m, trong đó m là tổng số câu hỏi Với số biến là 35, tác giả tính được số mẫu tối thiểu cần điều tra là 35*5= 175 mẫu tương ứng là 175 NNT tối thiểu cần điều tra để đưa vào mô hình phân tích và kiểm định mô hình Bên cạnh đó, tác giả cũng áp dụng công thức của Hair và cộng sự (2010) nhưng n = 50+8*m cho phân tích hồi qui. Với m là số biến trong phân tích hồi quy Trong bài này có 8 biến độc lập Tác giả áp dụng công thức 50 + 8*8 = 114 mẫu Vậy số mẫu tối thiểu là 114 mẫu tương ứng là 114 NNT tối thiểu cần điều tra để đưa vào mô hình phân tích và kiểm định mô hình.
Hai là, tác giả lấy mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên được áp dụng công thức tính theo Slovin (1984), n = N/[1+N(e) 2 ] Trong đó: N: tổng số NNT, n: sốNNT đại diện hay là số mẫu cần điều tra Trong đó e: sai số cho phép, trong trường hợp này,sai số cho phép là 0,05 Tuy nhiên, tác giả không biết chính xác tổng thể người nộp thuế là bao nhiêu, do đó tác giả chọn công thức tính trong trường hợp không biết tổng thể như sau: n = Z 2 p(1-p)/e 2 Trong đó n: số lượng mẫu cần xác định, Z: Giá trị bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, chọn độ tin cậy là 95%, giá trị Z = 1,96 Đảm bảo n ước lượng có độ lớn an toàn nhất, chọn p = 0,5 Như vậy, e: sai số cho phép Có thể lựa chọn e = ± 0,01 (1%), ± 0,05 (5%), ± 0.1 (10%) Tác giả căn cứ vào công thức tính toán ở trên, tác giả tính toán số mẫu của công thức Slovin (1984) cho phân tích nhân tố khám phá là 385 người nộp thuế, trong đó: e = 0,05, p = 0,5 và Z = 1,96.
Nhưng chọn bao nhiêu mẫu là phù hợp thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý, độ tin cậy cần thiết Trong nghiên cứu này, tác giả chọn kích thước mẫu đủ lớn để thoả mãn cả hai điều kiện theo tiêu chuẩn đã trình bày ở trên Tác giả quyết định chọn qui mô mẫu là 1,000 NNT và phát ra 1,000 bảng khảo sát tương ứng 1,000 NNT tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể, tác giả khảo sát mỗi Chi cục thuế là 200 NNT trong 5 Chi cục thuế đã kể trên, tổng cộng có 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được khảo sát đó là các Chi cục thuế lớn đại diện cho toàn tỉnh Đồng Nai.
3.3.1.2 Phương pháp chọn mẫu Để thông tin thu thập được có chất lượng trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Phương pháp này được thực hiện như sau:
Bước 1: tác giả cần lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự theo vần của tên và theo khu vực.
Bước 2: sau đó, tác giả đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm ngẫu nhiên để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung vào mẫu Mẫu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp Các bảng câu hỏi được phát đến NNT tại các Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Người được hỏi sẽ tự mình trả lời các câu hỏi và trả lại người phỏng vấn sau khi hoàn thành tất cả các nội dung trong bảng hỏi theo Hoàng Trọng và cộng sự (2008).
Như vậy, tổng thể của nghiên cứu là toàn bộ NNT trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên, việc sử dụng nghiên cứu tổng thể là khó thực hiện do chi phí và thời gian khảo sát Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng mẫu điều tra, trong đó đảm bảo nguyên tắc mẫu tối thiểu để nghiên cứu có tính tin cậy và đại diện được cho tổng thể Đây là đề tài nghiên cứu dạng khám phá cùng với những nội dung phân tích ở trên, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn.
Với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên giản đơn, tác giả quyết định chọn qui mô mẫu là 1,000 NNT và phát ra 1,000 bảng khảo sát tương ứng 1,000 NNT tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể, tác giả khảo sát mỗi Chi cục thuế là 200 NNT trong 5 Chi cục thuế đã kể trên, tổng cộng có 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được khảo sát đó là các Chi cục thuế lớn đại diện cho toàn tỉnh Đồng Nai.
Dữ liệu sơ cấp được sử dụng nghiên cứu định lượng để lượng hóa, đo lường mức độ mối quan hệ, kiểm định mô hình và các giả thuyết cũng theo 2 giai đoạn: (1) Sử dụng nghiên cứu định lượng sơ bộ để hoàn thiện bảng câu hỏi và điều chỉnh mô hình nghiên cứu.
(2) Sử dụng nghiên cứu chính thức để đưa ra các kết luận bằng cách thu thập, phân tích thông tin từ dữ liệu khảo sát sơ cấp, sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu. Với phân tích ở trên, tác giả quyết định chọn qui mô mẫu là 1,000 NNT và phát ra 1,000 bảng khảo sát tương ứng 1,000 NNT tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể, tác giả khảo sát mỗi Chi cục thuế là 200 NNT trong 5 Chi cục thuế đã kể trên, tổng cộng có
5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được khảo sát đó là các Chi cục thuế lớn đại diện cho toàn tỉnh Đồng Nai Tác giả hướng dẫn trả lời và thu nhận phiếu trả lời sau khi đã hoàn thành phiếu trả lời, kiểm tra độ chính xác, làm sạch dữ liệu và bỏ những phiếu không hợp lệ.
Thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng bằng cách sử dụng các dữ liệu, kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu của 2 trường phái định tính và định lượng, giải quyết từng mục tiêu cụ thể trong luận án Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua tài liệu thu thập tại 5 Chi cục thuế đã kể trên, tổng cộng có 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thông qua phòng hành chính nhân sự, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu từ các phòng liên quan các Chi cục thuế trong hai năm từ 2020 - 2021 Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu thứ cấp trên các trang web của các Chi cục thuế đã kể trên và từ Cục thuế Đồng Nai.
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những thông tin định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ kết quả khảo sát 1,000NNT tại 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Cụ thể, tác giả khảo sát mỗi Chi cục thuế là 200 NNT trong 5 Chi cục thuế đã kể trên, tổng cộng có 5 Chi cục thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng thống kê mô tả các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, sai số chuẩn theo Hoàng Trọng và cộng sự (2008).
3.3.3.2 Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha
Kiểm định sơ bộ hệ số Cronbach’s alpha là kiểm tra độ tin cậy, hệ số tương quan với biến tổng Nếu biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0,3 thì loại ra khỏi yếu tố nghiên cứu Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo của dữ liệu khảo sát theo Hoàng Trọng và cộng sự (2008) hay nói cách khác là giúp loại đi những câu hỏi, những thang đo không đạt Các câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích thực trạng về tuân thủ thuế của các doanh nghiệp
4.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam, có diện tích 5.903,4 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh.
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa) Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao Nhiệt độ bình quân năm 2021 là: 27,4°C Số giờ nắng trung bình trong năm 2021 là: 2.183 giờ. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.516 mm phân bố theo vùng và theo vụ Độ ẩm trung bình năm 2020 là 81% Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2021 là: 109,57 m Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2021: 113,52 m.
Dân số: dân số trung bình năm 2021 của tỉnh Đồng Nai là 3.169,1 ngàn người trong đó nam là: 1.608,9 ngàn người, chiếm 50,76%; nữ là: 1.560,2 ngàn người, chiếm 49,24%. Chia theo khu vực: thành thị 1.418,64 ngàn người, chiếm 44,76% nông thôn: 1.750,46 ngàn người, chiếm 55,24%.
Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bà Rịa – Vũng Tàu - Đồng Nai.
Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Năm 2021, Đồng Nai là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ năm về số dân, xếp thứ ba về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ sáu về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP Với 3.097.107 người dân, GRDP đạt gần 400.000 tỉ Đồng (tương ứng 17.2 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 124 triệu đồng (tương ứng với 5.300 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP dự kiến đạt trên 9,0%. Đồng Nai là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước Trong đó, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai Đồng Nai có nhiều cụm công nghiệp nghề truyền thống và hơn 32 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động như Long Thành, An Phước, Nhơn Trạch II, Biên Hòa II, Amata
Hiện Đồng Nai vẫn là tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao Theo kế hoạch năm 2021, tỉnh sẽ có thêm 5-7 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao, nhưng khả năng đến cuối năm sẽ có 10-13 xã đạt Hiện 13 xã phấn đấu hoàn thành nông thôn mới nâng cao năm 2020 đã đạt từ 14-19 tiêu chí Đối với 3 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2020 là xã Bình Lộc (TP Long Khánh), xã Bảo Hòa (H Xuân Lộc), xã Lâm San (H Cẩm Mỹ) đã hoàn thành các tiêu chí chung, đối với nhóm tiêu chí phân theo lĩnh vực đều đạt từ 90% trở lên Đồng thời, 10 khu dân cư kiểu mẫu đăng ký hoàn thành trong năm 2020 đều đạt từ 8-12 chỉ tiêu trên tổng số 15 chỉ tiêu theo quy định Tính đến nay, Đồng Nai có 40/121 xã nông thôn mới nâng cao (chiếm tỷ lệ hơn 33%) và 1 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu (Bình Lợi, H Vĩnh Cửu).
Năm 2021, đại dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 diễn biến rất phức tạp, đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, làm đứt gẫy các chuỗi cung ứng của nền kinh tế, thu hẹp cả tổng cung và tổng cầu, làm ảnh hưởng nặng nề đến tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 vào cuối tháng 6 năm nay đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi hoạt động kinh tế xã hội và đời sống người dân.Sau gần 3 tháng thực hiện giãn cách xã hội theoChỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 15/CT-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai, từ đầu tháng 10/2021 tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cơ bản đã được kiểm soát, chuyển sang giai đoạn bình thường mới; Hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, khách sạn nhà hàng, dịch vụ, vui chơi giải trí đã được phép hoạt động trở lại.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trungquyết liệt của cả hệ thống chính trị và chung sức, đồng lòng, của toàn Đảng, toàn dân và cộng đồng doanh nghiệpthực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ; Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 vừa ổn định sản xuất kinh doanh, thích ứng an toàn, linh hoạt,vừa tập trung phòng chống dịch bệnh, vừa duy trìsản xuất phát triển kinh tế;Các hoạt động văn hóa, xã hội và chính sách an sinh xã hội tiếp tục quan tâm thực hiện, đạt những kết quả quan trọng Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực chủ yếu như sau:
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh năm
2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 214.372,92 tỷ đồng, tăng 2,15% so với cùng kỳ (không đạt mục tiêu NQ tỉnh ủy đề ra MTNQ 8,5%).Trong đó:Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,01%; Công nghiệp-xây dựng tăng 3,21%; Dịch vụ giảm 1,6% và Thuế sản phẩm tăng 4,11%.Đây là năm có mức tăng thấp nhất so với các năm trước.Tuy nhiên trong bối cảnhđại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội, đạt mức tăng trưởng như trên là một thành công lớn của Đồng Nai trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.
Trong mức tăng chung 2,15% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,01%, đóng góp 0,31 điểmphần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,21%, đóng góp 1,87 điểm phần trăm(riêng công nghiệp đạt 117.241,29 tỷ đồng, tăng 3,29%, đóng góp 1,78 điểmphần trăm);khu vực dịch vụ giảm 1,6%, giảm 0,37 điểm phần trăm; Thuế sản phẩm(trừ trợ cấp sản phẩm)tăng 4,11%, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; Trong 3 khu vực kinh tế thì chỉ có khu vực nông lâm nghiệm và thủy sản giữ được mức tăng trưởng tương đương các năm trước, trong khi khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đạt thấp, khu vực công nghiệp - xây dựng chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covidd-19, nên tăng trưởng chỉ đạt 3,21%, thấp hơn nhiều so với các năm trước, đây là khu vực chiếm 60% GRDP nên ảnh hưởng đến tăng trưởng chung trên địa bàn.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên các hoạt động thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ hạn chế hoạt động thời gian dài, một số hoạt động giảm mạnh do đó giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ (-1,6%), nên đã ảnh hưởng lớn đến sự đóng góp vào tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh.
Cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,56%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 59,94%; khu vực dịch vụ chiếm 21,55%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,94%.
GRDP bình quân đầu người năm 2021(theo giá hiện hành) dự ước đạt 118,45 triệu đồng/người, tăng 2,39% so năm trước, chưa đạt mục tiêu đề ra(Nghị quyết để ra năm 2021 là 131,1 triệu đồng/người).GRDP bình quân đầu người năm 2021 theo USD dự ước đạt 5.179 USD, tăng 2,9% so năm trước.
Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Thống kê mô tả đối tượng phỏng vấn trong mẫu nghiên cứu
Trong luận án, tác giả đã khảo sát 1,000 người nộp thuế (NNT) đại diện cho 1,000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên 5 địa bàn mà các Chi Cục thuế đang hoạt động Sau khi phát ra 1,000 phiếu khảo sát nhưng thu về 945 phiếu, lỗi 55 phiếu không có đầy đủ thông tin, tỷ lệ đạt 94,5 % Như vậy, số liệu được đưa vào xử lý chỉ còn 945 phiếu tương ứng là 945 NNT Sau đây thể hiện kết quả của một số thông tin về NNT.
- Cơ cấu mẫu theo đối tượng trả lời:
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo đối tượng trả lời
Giới tính Người nộp thuế
Phần trăm Phần trăm hợp lệ
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.1 cho thấy người nộp thuế là ban giám đốc 200 người chiếm tương ứng là 21,2 % và giám đốc tài chính chiếm 22,4 %, kế toán thuế chiếm 36,8 % và còn lại là khác chiếm 19,6 %.
- Cơ cấu mẫu theo giới tính:
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo giới tính Giới tính Người nộp thuế
Phần trăm Phần trăm hợp lệ
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)Bảng 4.2 cho thấy người nộp thuế là nam 423 người chiếm tương ứng là 44,8 % và55,2 % còn lại là nữ trên 945 phiếu hợp lệ.
- Cơ cấu mẫu theo tình trạng lĩnh vực hoạt động
Bảng 4.3: Cơ cấu mẫu theo tình trạng lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động Doanh nghiệp Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Nông lâm nghiệp, thủy sản và chế biến
Công nghiệp, chế tạo, gia công, lắp ráp
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.3 cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong thương mại dịch vụ, nông lâm nghiệp, thủy sản và chế biến chiếm 67,1 % Kế đến doanh nghiệp hoạt động trong chiếm 9,6
% tương ứng là 91 doanh nghiệp.
- Cơ cấu mẫu theo độ tuổi:
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Tuổi người nộp thuế Người nộp thuế
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)Bảng 4.4 cho thấy số người nộp thuế trên từ 18 đến dưới 25 tuổi, có tỷ lệ 7,9% tương ứng có 73 người nộp thuế Người nộp thuế có tuổi từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ là23,8% tương ứng có 225 người, kế đến số người nộp thuế có tuổi từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,8 % tương ứng có 499 người Trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất,tương ứng là 4,8 % trong mẫu điều tra 1,000 người nhưng 945 người nộp thuế trả lời hợp lệ.
- Cơ cấu mẫu theo số vốn đăng ký doanh nghiệp:
Bảng 4.5: Cơ cấu mẫu theo số vốn đăng ký doanh nghiệp
Số vốn đăng ký doanh nghiệp
Từ 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng 234 24.8 24.8 54.7
Từ 20 tỷ đến dưới 30 tỷ đồng 223 23.6 23.6 78.3
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.5 cho thấy số vốn đăng ký doanh nghiệp dưới 10 tỷ đồng chiếm 29,9% tương ứng là 283 người, tỷ lệ này cao nhất Kế đến số vốn đăng ký doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng đến
20 tỷ chiếm tới 24,8% tương ứng là 234 doanh nghiệp Về quy mô doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Số doanh nghiệp có số vốn đăng ký từ 10 đến 30 tỷ được khảo sát.
- Cơ cấu mẫu theo doanh thu:
Bảng 4.6: Cơ cấu mẫu theo doanh thu
Từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng 327 34.6 34.6 63.4
Từ 10 đến dưới 20 tỷ đồng 165 17.5 17.5 80.8
Từ 20 đến dưới 50 tỷ đồng 93 9.8 9.8 90.7
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.6 cho thấy doanh thu kinh doanh dưới 1 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 28,8 % tương ứng có 272 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 34,6 % tương ứng có 327 doanh nghiệp, cao nhất Bên cạnh đó, doanh thu kinh doanh từ 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 17,5 % tương ứng có 165 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp từ 20 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 9,8 % tương ứng có 93 doanh nghiệp Về doanh thu năm của doanh nghiệp khảo sát, đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định kết quả tài chính cuối cùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Cơ cấu mẫu theo thời gian đóng thuế:
Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo thời gian đóng thuế
Thời gian đóng thuế Doanh nghiệp Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Từ 1 năm đến dưới 5 năm 277 29.3 29.3 29.3
Từ 5 năm đến dưới 10 năm 175 18.5 18.5 47.8
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.7 cho thấy doanh nghiệp có thời gian đóng thuế từ 1 năm đến dưới 5 năm chiếm tỷ lệ là 29,3 % tương ứng có 277 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp có thời gian đóng thuế từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm tỷ lệ là 18,5 % tương ứng có 175 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp từ 10 năm đến dưới 15 năm đóng thuế chiếm tỷ lệ là 29,4 % tương ứng có 278 doanh nghiệp, kế đến số doanh nghiệp đóng thuế trên 15 năm là 215 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 22,8 % Về thời gian đóng thuế của doanh nghiệp, tác giả tập trung vào nhóm doanh nghiệp có năm hoạt động trên 3 năm Sở dĩ lựa chọn vậy vì tác giả muốn khảo sát các doanh nghiệp đã có ít nhất trên 3 năm hoạt động, hành vi kê khai thuế, nộp thuế đã đi vào ổn định và nhất quán.
Thống kê mô tả mẫu về tuân thủ thuế (biến phụ thuộc):
Bảng 4.8: Thống kê mô tả mẫu về tuân thủ thuế
Kí hiệu Người nộp thuế
Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)Bảng 4.8 cho thấy số người nộp thuế có câu trả lời thấp nhất là 1,0 và cao nhất là 5,0.Giá trị trung bình giữa các biến xoay quanh giá trị 3,0 và lệch nhau chưa tới 1,0 Thang đo tuân thủ thuế (TTT) được đo bởi 3 biến quan sát độc lập.
- Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố tác động (biến độc lập):
Bảng 4.9: Thống kê mô tả mẫu về các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế
Kí hiệu Người nộp thuế
Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)Bảng 4.9 cho thấy số người nộp thuế có câu trả lời thấp nhất là 1,0 và cao nhất là 5,0.Giá trị trung bình giữa các biến xoay quanh giá trị 3,0 và lệch nhau chưa tới 1,0 Độ lệch chuẩn của dữ liệu nằm xoay quanh giá trị 1,0, không có lệch nhau nhiều giữa các biến.
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố tác động
- Yếu tố ngành nghề kinh doanh Trong luận án, tác giả kiểm định cả 4 biến đo lường ngành nghề kinh doanh trong phân tích dữ liệu bằng SPSS 20.0 cho ra các bảng kết quả như sau:
Bảng 4.10: Cronbach’s Alpha của yếu tố ngành nghề kinh doanh
Kí hiệu Nội dung các câu hỏi
Cronbach's Alpha nếu loại biến
NNKD1 Khả năng sinh lợi của ngành ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế của doanh nghiệp 0.942
NNKD2 Mức độ cạnh tranh nội bộ của các doanh nghiệp trong ngành ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế 0.962
NNKD3 Đặc trưng về kiểm soát doanh thu của mỗi doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế 0.958
NNKD4 Đặc trưng về kiểm soát chi phí của mỗi doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới việc tuân thủ thuế 0.946
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0) Bảng 4.10 cho thấy yếu tố ngành nghề kinh doanh với hệ số Cronbach's Alpha 0,964 và tất cả các biến đều lớn hơn 0,6 Kết quả trên là rất tốt nên chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố ngành nghề kinh doanh vì có hệ số thang đo trên mức cho phép.
- Yếu tố kinh tế: Để đo lường yếu tố kinh tế tác giả sử dụng thang đo với 4 biến Kết quả kiểm định 4 biến như sau:
Bảng 4.11: Cronbach’s Alpha của yếu tố kinh tế
Kí hiệu Nội dung các câu hỏi
Cronbach's Alpha nếu loại biến
KT1 Mức độ lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế 0.811
KT2 Lãi suất của ngân hàng cao hơn so với mức phạt chậm nộp thuế sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp 0.810 KH3 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế 0.845 KT4 Chính sách của địa phương Đồng Nai về hiệu quả của chi tiêu công từ tiền thuế 0.805
(Nguồn: Tác giả điều tra và xử lý từ SPSS 20.0)
Bảng 4.11 cho thấy đối với yếu tố kinh tế có hệ số Cronbach's Alpha là 0,857 và tất cả các biến đều lớn hơn 0,6 Kết quả trên là rất tốt nên tác giả chấp nhận Vậy tác giả đã không loại bỏ biến nào trong yếu tố kinh tế vì có hệ số thang đo trên mức cho phép.
- Yếu tố xã hội: Để đo lường yếu tố xã hội trong luận án, tác giả sử dụng thang đo với
4 biến Kết quả kiểm định 4 biến như sau:
Bảng 4.12: Cronbach’s Alpha của yếu tố xã hội
Kí hiệu Nội dung các câu hỏi
Cronbach's Alpha nếu loại biến
XH1 Mức độ phê phán của xã hội với hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp 0.939
XH2 Sự công bằng đối với trách nhiệm tuân thủ thuế của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tuân thủ thuế 0.949
XH3 Nhận thức của người quản lý doanh nghiệp càng cao sẽ ảnh hưởng tới sự tuân thủ thuế 0.947
XH4 Danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp đó tại địa phương đang hoạt động 0.939
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, cộng với kết quả thu thập thông tin từ 1,000 phiếu khảo sát đã được phát ra trên 5 Chi Cục Thuế tại tỉnh Đồng Nai Tuy nhiên, số phiếu thu về chỉ là 945 phiếu hợp lệ, tỷ lệ phiếu trả lời hợp lệ là 94,5% Với dữ liệu chính thức này, tác giả đã phân tích thống kê mô tả, độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và phân tích phương sai (ANOVA) có một số kết quả thảo luận chung như sau:
Một là, đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 9 yếu tố, trong đó 8 yếu tố độc lập và một yếu tố phụ thuộc, đó là tuân thủ thuế, như vậy 8 yếu tố bao gồm: (1) cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế (CLDV), (2) chính sách thuế (CST), (3) ngành nghề kinh doanh (NNKD), (4) sự quản lý của cơ quan thuế (QLT), (5) xã hội (XH), (6) cấu trúc hệ thống thuế (HTT), (7) kinh tế (KT), (8) đặc điểm của doanh nghiệp (DDDN) Bên cạnh đó, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha, EFA Đồng thời phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Các thang đo và mô hình đều phù hợp để đưa vào kiểm định giả thuyết.
Hai là, kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho thấy các chỉ số đạt yêu cầu. Các chỉ số bao gồm: chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số TLI và chỉ số RMSEA đạt yêu cầu Vì vậy, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu khảo sát Kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu được chấp nhận 8/8 giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ với mức ý nghĩa là 5 %.
Ba là, trong tám yếu tác động đến tuân thủ thuế, thì yếu tố tác động mạnh nhất là chính sách thuế và đây cũng đúng với thực tiễn mà tác giả khảo sát Chính sách thuế góp phần định hướng cho nhà quản lý thu và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý Chính sách thuế còn giúp các nhà sản xuất kinh doanh định hướng, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình từ đó đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc tuân thủ thuế tốt.
Bốn là, kết quả kiểm định phương pháp Bootstrap với N = 5,000 là đạt yêu cầu, giá trị của các hệ số hồi quy là dương và có ý nghĩa nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5% và độ lệch mẫu so với tổng thể là rất nhỏ, không đáng kể Như vậy, kết quả chạy SEM của toàn bộ mô hình hoàn toàn phù hợp của mô hình kiểm định cũng được thỏa mãn Kết quả của kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận và không loại biến nào trong mô hình nghiên cứu Các kết quả từng yếu tố được thảo luận chi tiết bên dưới.
Cảm nhận chất lượng dịch vụ thuế (CLDV) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Braithwaite (2001); Bahl và Murray (2018); Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Alecxandrina (2016) cho rằng chất lượng dịch vụ sẽ phụ thuộc vào mức độ cảm nhận của người nộp thuế sau khi sử dụng dịch vụ (niềm vui, sự xúc cảm hoặc giá trị nhận được và phù hợp với lý thuyết hành vi tuân thủ thuế Điều này thể hiện sự nhất quán trong việc thực hiện dịch vụ và tôn trọng các cam kết cũng như giữ lời hứa với người nộp thuế. Ngoài ra, người được phục vụ cảm nhận ở góc độ được thụ hưởng chứ không phải góc độ quản lý Quản lý thu thuế người nộp thuế là mối quan hệ chứa đựng mối quan hệ đặc biệt, trách nhiệm, nghĩa vụ các bên trong mối ràng buộc quan hệ tài chính Đồng thời, đây là cơ sở khoa học để ngành thuế tiếp tục tập trung xây dựng và hoàn thành chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 để xây dựng cơ quan thuế các cấp ngày càng hiện đại, trở thành đối tác tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật thuế, tiếp tục duy trì vị thế là một trong những tổ chức đứng đầu xếp hạng thuận lợi về thuế.
Chính sách thuế (CST) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Bùi Ngọc Toản (2017); Lin và Valerie (2018); Remotin (2017); Sophia (2016), chính sách thuế là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất đối với mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng trong đó có tỉnh Đồng Nai Chính sách thuế không chỉ đem lại nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước mà thông qua đó Nhà nước có thể điều tiết các hoạt động của nền kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Hiệu quả của chính sách thuế mang lại đối với từng quốc gia có sự khác nhau, phụ thuộc vào những yếu tố cũng như nội dung của chính sách thuế của chính quốc gia đó Do vậy, việc lựa chọn mô hình để đánh giá tác động của chính sách thuế đối với kinh tế xã hội, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Tài chính nói chung và chính sách thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Đồng Nai nói riêng.
Ngành nghề kinh doanh (NNKD) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp với lý thuyết răn đe hoặc mô hình răn đe kinh tế Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Kim Trang và Bùi Văn Trịnh (2022), cho rằng tùy vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà có chính sách tác động phù hợp để nâng cao tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Những vấn đề thuế đặc thù thì cơ quan thuế cần có hình thức hỗ trợ như mở các lớp tập huấn, hội thảo nhằm tăng cường giải đáp những thắc mắc thuế qua nhiều hình thức khác nhau, sử dụng các chuyên gia tư vấn thuế trực tiếp cho doanh nghiệp, khuyến khích hình thức hỗ trợ của các tổ chức tư vấn thuế lớn, chuyên môn hoá sâu về tư vấn thuế Ngoài ra, cơ quan thuế cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về nghĩa vụ thuế đối với từng loại hình doanh nghiệp, đưa ra những cơ chế chính sách sao cho phù hợp từng loại hình doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì cơ quan thuế cần phải thực hiện đúng các chính sách đã được ban hành Ngoài ưu đãi về chính sách thuế theo quy định, cơ quan thuế cần phải làm tốt hoạt động cung cấp dịch vụ công, tổ chức các buổi gặp gỡ, tọa đàm, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại đối với các đặc điểm doanh nghiệp khác nhau.
Sự quản lý của cơ quan thuế (QLT) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp với lý thuyết triển vọng Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Bùi Ngọc Toản (2017); Remotin
(2017); Saad (2014); Qitsema và Ferrier (2013); Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), cho rằng công tác QLT ngày càng được hoàn thiện theo hướng công khai minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thuế Theo đó, phương thức QLT đã được chuyển sang chế độ tự khai, tự nộp, qua đó đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế (NNT) và cơ quan thuế, từng bước dựa trên nền tảng quản lý rủi ro, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT. Đây là cơ sở để ngành thuế hiện đại hoá toàn diện công tác QLT, phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam, trọng tâm là thể chế QLT và tăng cường ứng dụng CNTT, áp dụng quản lý rủi ro xuyên suốt, có hệ thống trong tất cả khâu của quy trình QLT, tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ tự nguyện, cơ quan thuế có đủ năng lực QLT hiệu quả, hiệu lực với chi phí quản lý thấp, đồng thời bảo vệ quyền lợi NNT.
Yếu tố xã hội (XH) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp với lý thuyết hành vi tuân thủ thuế Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Đặng Thị Bạch Vân (2014); Gerbing (2016); Lin và Valerie (2018), cho rằng văn hoá thuế yếu là đặc điểm của môi trường văn hoá xã hội hiện nay Dư luận xã hội lên án về hành vi trốn thuế và hoan nghênh hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế chưa mạnh mẽ Tuân thủ thuế chưa được coi là một chuẩn mực hành vi của một NNT trong một cộng đồng xã hội Đây là vấn đề CQT cần tập trung quan tâm để nâng cao văn hóa thuế trong quá trình thực hiện chiến lược QLT của mình Hành vi trốn thuế là hành vi xâm phạm chính sách thuế của Nhà nước thông qua việc chủ thể không hoàn thành hoặc hoàn thành không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế Trốn thuế là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chế độ quản lí kinh tế của Nhà nước cần được xử lý nghiêm.Yếu tố cấu trúc hệ thống thuế (HTT) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp với lý thuyết tâm lý hành vi phổ biến.Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Salil và Mustapha(2011); Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Alecxandrina (2016); Damayanthi (2015); Reriksen vàFallan (2016), cho rằng để giúp người nộp thuế tự nguyện tuân thủ thuế tốt cần nhiều yếu tố.Tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là hệ thống pháp luật thuế phải được kiện toàn và hoàn thiện Việc xây dựng hoàn thiện khung pháp lý cần đảm bảo theo hướng tăng cường tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp thông qua việc giảm bớt nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, tạo thêm nguồn lực cho doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự công bằng cho doanh nghiệp Ngoài ra, một trong những khó khăn của người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế là không nắm rõ hoặc toàn bộ các nội dung của văn bản pháp luật thuế Để khắc phục điều này trong các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn chính sách thuế nên sử dụng những câu đơn, những từ ngữ dể hiểu, để hạn chế tối đa việc người nộp thuế lợi dụng các quy định không rõ ràng nhằm gian lận thuế.
Yếu tố kinh tế (KT) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp với lý thuyết răn đe hoặc mô hình răn đe kinh tế Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Đặng Thị Bạch Vân (2014); Lin và Valerie (2018), cho rằng yếu tố ảnh hưởng chủ yếu gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ Vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tuân thủ thuế của doanh nghiệp đó Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hưởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó tác động đến tuân thủ thuế Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ và khả năng sinh lời cũng như đóng thuế.
Yếu tố đặc điểm của doanh nghiệp (DDDN) có tác động thuận chiều đến tuân thủ thuế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả trên cho thấy giả thuyết được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu và phù hợp với lý thuyết triển vọng Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009); Thau và Teung (2019); Milliron (2016); Alecxandrina (2016), cho rằng hành vi TTT của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm doanh nghiệp như: cơ cấu tổ chức, số lượng chủ sở hữu, quy mô, thời gian và hiệu quả hoạt động Bên cạnh đó, doanh nghiệp có ngành nghề khác nhau về tỷ suất sinh lợi của ngành, tính cạnh tranh của ngành, kiểm soát doanh thu và chi phí khác nhau Cạnh tranh trong môi trường ngành là sự ganh đua giữa các thương nhân sản xuất, kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc cùng cung ứng một loại dịch vụ tới khách hàng Việc ganh đua này diễn ra do khả năng thay thế và chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp, nếu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp không tốt thì khách hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ được cung ứng từ doanh nghiệp khác, điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tác động đến thuế phải nộp.
Cuối cùng, kết quả kiểm định về thông tin doanh nghiệp cho thấy không có sự khác biệt về tình trạng đối tượng trả lời, lĩnh vực hoạt động, số vốn đăng ký doanh nghiệp, doanh thu và thời gian đóng thuế Nghĩa là không ghi nhận sự khác biệt và không cần đưa ra các hàm ý chính sách cho các thông tin này.
Tuân thủ thuế luôn là vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý quan tâm Chính vì vậy, đã có không ít các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tập trung xem xét các khía cạnh lý luận và thực tiễn của việc tuân thủ thuế Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng Việc nâng cao tính tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật thuế và người nộp thuế Tuy nhiên, không phải lúc nào người nộp thuế cũng thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ Gia tăng sự tuân thủ của người nộp thuế là một trong những vấn đề lớn và quan trọng nhất trong lĩnh vực thuế.