1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Kinh nghiệm nuôi Chim Gáy mồi pot

8 669 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 245,31 KB

Nội dung

Kinh nghiệm nuôi Chim Gáy mồi I. Chuẩn bị lồng nuôi - Tuỳ điều kiện kinh tế và sở thích của mỗi người, ta có thể chọn cho mình những chiếc lồng nuôi chim khác nhau. Từ những chiếc lồng có giá trị kinh tế thấp đến những chiếc lồng bạc triệu. Tuy nhiên, khi mới nuôi chim mộc (chim bổi: tức là chim mới bắt từ rừng mang về, chim non mới bắt từ ổ hoặc chim non mới ấp nở ) ta chỉ cần những chiếc lồng ít tiền hoặc những chiếc lồng tự làm được là cũng có thể nuôi chim được rồi. - Yêu cầu: lồng chắc chắn, không để chim xổng lồng, có móc treo lên cây dễ dàng. + Nan lồng nên làm bằng vật liệu tre, trúc để giảm thiểu tối đa việc tổn thương cho chim khi chim bổi (nhất là lúc mới bắt từ rừng về). + Là loại lồng có thể lợp 3 m ặt bằng lá cọ, hoặc phủ áo lồng bằng vải,… - Bên trong lồng phải có những cống nước hình chén, cống ăn bằng mây, tre đan hình chum và một cống nhỏ đựng khoáng, sỏi hoặc cho ăn vừng, lạc bổ sung khi cần thiết. - Đáy lồng nên có một cái mẹt đan bằng tre, nứa để hứng chất thải của chim,… Thông thường, người sành chơi chim gáy thường chọn lồng quả đào để nuôi chim gáy. Đây là một số lồng nuôi chim gáy quả đào. II. Cách chọn cu gáy nuôi làm chim mồi 1. Cách phân biệt chim gáy trống, mái - Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những tiêu chuẩn cao của nghề chơi chim gáy như: siêng gáy, giọng hay (thổ bầ u, thổ rền, thổ sấm,…. kim vắt,…), có nhiều tiết tấu như: chu, lèo, dặm (dặt?), vấp, gù chồng đấu,… Càng tích hợp trong chú chim gáy này nhiều những đặc điểm quý trên thì chú chim càng có giá trị cao, càng làm chủ nhân thêm cao hứng và tự hào. - Nhưng trong loài chim gáy, thì chỉ có chim trống là hay gáy, phong độ luôn ổn định nếu đựoc chăm nom tốt. (cũng có con chim mái gáy hay, hay đến nỗi có con còn làm chim mồi được nữa đấy nhưng lúc nó lòi ra vài quả trứng là lại không gáy hoặc ít gáy hẳn đi, người sành chơi không ai chịu nuôi chim gáy mái làm cảnh hay làm mồi dù có gáy hay đến mấy). - Cách nhanh nhất là nhờ những người có kinh nghiệm chọn hộ bằng cách bẫy những con bổi tốt và nhường cho nuôi (Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như vậy vì có khi không quen biết, ngại nhờ,…). Nên thông thường, đa số các bác đều chọn cách mua ngoài hiệu bán chim cảnh. - Chim gáy thuộc họ bồ câu nên con chim trống đa phần đều có kích thước l ớn hơn chim mái. + Mỏ chim trống thường có phần lỗ mũi to hơn (nâng cao hơn ở phần cánh mũi). + Mắt chim trống dữ hơn (thông thường có phần viền vàng bên ngoài có diện tích rộng hơn, con ngươi như thu nhỏ lại) + Chim trống khi đậu trên cầu (hoặc trên cành) có lưng gù, đuôi cụp. + Chân chim gáy trống đa phần to mập hơn, chân chim mái mảnh mai hơn. - Tuy nhiên, những dấu hiệu trên khi phân biệt cũng chỉ là tương đối. Trong thực tế, có những con chim mái có ngoại hình khá đẹp, thậm chí còn đẹp hơn chim trống nữa đấy m ấy bác à! 2. Tiếng gáy của loài chim gáy Theo các cụ nghệ nhân, giọng chim gáy thường chia ra nhiều cung bậc cao thấp khác nhau. Để cho dễ gọi các cụ đã đặt tên các loại giọng gáy theo âm vực như sau: - Giọng thổ: âm trầm. Trong giọng thổ, được chia thành các giọng: thổ đồng, thổ rền, thổ sấm (thổ hùm), thổ nhệ,… + Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng, nghe như trong tiếng gáy có độ rung (luyến láy), nh ư có tiếng kim loại (đồng, vàng) ngân rung. + Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên. (nghe “tròn” hơn tiếng thổ đồng) + Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm. + Thổ rền: âm trầm mà rỉ rả nỉ non . - Giọng kim (có nơi còn gọi là giọng còi, giọng son): âm cao. Trong giọng kim có kim đồng (kim chuông), kim vắt. - Giữa các giọng gáy trên còn phân chia làm kim pha, thổ pha. Việc nghe và xác định giọng gáy theo các thụât ngữ trên không thống nhất nhau giữa các vùng miền, vì thế nên có r ất nhiều người ngại tranh luận trên các diễn đàn về giọng chim. Hoặc ngay giữa các cụ cao niên cũng có khi còn nhầm lẫn về các loại giọng này. - Giọng chim gáy vì có sự đa dạng, phong phú như trên nên không ai dám nói là mình biết hết tất cả các loại. Nhưng sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, và giữa không gian bao la của thiên nhiên chợt nghe vọng từ đâu tới một tiếng chim gáy của nhà ai đó, hoặc của thiên nhiên. Người chơi lắng tai nghe rồi đặt tên giọng gáy của chú chim này,… 3. Tiết tấu của giọng gáy - Nói về gáy gọi (bổ, rao, ):: là tiếng gáy tuyên bố chủ quyền lãnh thổ , nghe dõng dạc, khoan thai chỉ gáy có ba tiếng: cục cú cu…u! + Gáy đủ: cục cú cu….cu. + Bổ hai: cục cú cu…cu…cu. + Bổ ba: cục cú cu…cu…cu…cu. - Có chú chim còn gáy gọi bổ bốn, bổ năm thậm chí con bổ sáu nữa. Tiếng gáy trận (thúc, ủ,…): là lúc chim gáy chiến đấu với nhau để tranh giành hoặc khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Chim gáy gấp gáp, thúc giục như tiếng trống giục xung trận vậy cứ ba tiếng một: cục cù cù, cục cù cù, cục cù cù,…. liên tụ c vậy. - Trong gáy trận có thể có những tiết tấu kèm theo rất quý sau: + Tiếng chu: là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu thì thừa hơi và thêm 1 tiếng cu rất nhẹ (nhẹ nhàng, xa xăm). Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu cu Cúc cu cu cu + Tiếng lèo khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm 1 nhịp cục cù cù hoặc cục cù gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. Ví dụ: Cúc cu cu, Cúc cu cu… Cục cù cù. hoặc cục cú cu, cù cu! cục cú cu. cù cu…cù cu. Đa số chim thỉnh thoảng mới ra lèo rất hiếm con có lèo dặm tức là gáy Cúc cu cu, c ục cù cù, Cúc cu cu, Cục cù cù liên tục (nếu ra lèo liên tục thì người ta gọi là con có dặm (dặt) thì phải). + Tiếng vấp:Khi gáy tiếng trận, đột nhiên con chim ngừng như bị ai đó chẹp ngang cổ họng sau đó lại lên tiếng trận bình thường. Ví dụ: Cúc cu cu, cúc…….,cúc cu cu. - Tiếng gù: Chim gù khi đã nói hết lời hơn lẽ thiệt với nhau bằng tiếng trận ở trên mà không anh nào chịu nhường anh nào cả và phải bật ra tiếgn gù thách thức, doạ nạt lẫn nhau: + Gù: cù cu, cù cu, cù cu, cù cu. (cứ hai tiếng gù cù cu là kèm theo một cái gật đầu) + Gù chồ ng đấu: cù cu cục, cù cu cục, (ba tiếng một). có con gù chồng đấu ròng, có con gù lỡ (lúc chồng đấu, lúc gù bình thường). - Được chú chim gáy giọng thổ có đủ chu, lèo, dặm, vấp, gù chồng đấu thì coi như là người chơi đã rất có duyên với nghề chơi chim gáy rồi vậy. 4. Dựa vào ngoại hình chọn chim gáy mồi - Bất kể chim chơi hay chim mồi, dù tiếng hay, giọng đẹp đến mấy ở ngoài rừng nhưng có ngoại hình x ấu có khi nuôi rất khó nổi ( nổi = chim thuần thuộc, gáy ở nhà cũng như khi ở ngoài rừng vậy). Hơn nữa, còn gì quý hơn, tự hào hơn khi nuôi được một chú chim có cả thanh hay lẫn sắc đẹp. Như cô hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết mà còn hát hay nữa. - Trong nghề chơi, các bác có kinh nghiệm hoặc các nghệ nhân rất quan tâm đến vấn đề ngoaị hình của chim gáy. Không thế mà còn có cả một khoa xem tướng đoán tiền vận, hậu vận cho chim gáy nữa đấy. - Trước khi muốn chọn một con chim gáy có ngoại hình đẹp, mời các bác cùng làm quen với các thuật ngữ trong nghề chơi khi nói về các đặc điểm trên cơ thể chú chim gáy về: a) Đầu: có các kiểu - Đầu bi (đầu tròn): Hình dáng đầu tròn. - Đầu xà: Đỉnh đầu hơi bằng, trông có vẽ hơi vuông và có góc cạnh. b) Mắt - Mắt đóng (mắt sâu): đây là kiểu mắt của con mồi chiến, chim mồi có kiểu mắt này rất bản lĩnh, gan dạ và tính chiến đấu rất cao. - Mắt lộ: Chim có mắt lồi thì thường nhát nên ít người chọn nuôi. - Hai mắt khác nhau: còn gọi là Lưỡng nhãn (lưỡng nhãn ắt kỳ tài) có người đánh giá rất cao cón chim mồi có mắt này. Bao hàm cả con chim mắ t lé: một bên mắt bình thường, một bên mắt méo. - Màu mắt: có màu đỏ (nhìn giống màu máu), con có màu mắt đỏ thì được cho là sát bổi, chim có màu mắt vàng nghệ (cũng đựoc cho là chim sát bổi), màu mắt vàng nhạt (nhìn như có màu trắng) chim không ra gì không nên nuôi. c) Mỏ - Mỏ đinh: thẳng, nhỏ (chim có mỏ này thường được xem là nhặt nước tức là gáy nhanh, thúc dồn, mau miệng) - Mỏ quặp: có nhiều con mồi mỏ quặp thì thấy rất hay, tuy nhiên không phải là tất cả. Mỏ sẻ: ngắn mỏ, mỏng mỏ (nhìn như to, rộng và mỏng vậy), con này mau miệng, nhặt nước, mau sào. - Mỏ đỏ: chim có mỏ đỏ được xem là chim sát thủ, các cụ quan niệm là có chú chim này thì chủ nhân của chim sẽ hay gặp những điều may mắn vậy.  . Cách chọn cu gáy nuôi làm chim mồi 1. Cách phân biệt chim gáy trống, mái - Dù nuôi làm chim mồi, hay chim chơi thì cũng đòi hỏi trong chú chim đó những. chất thải của chim, … Thông thường, người sành chơi chim gáy thường chọn lồng quả đào để nuôi chim gáy. Đây là một số lồng nuôi chim gáy quả đào. II.

Ngày đăng: 23/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w