1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tài liệu Kinh nghiệm nuôi cá mặt nước lớn ở Thừa Thiên Huế pptx

5 669 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 123,83 KB

Nội dung

Kinh nghiệm nuôi mặt nước lớnThừa Thiên Huế Mấy năm gần đây cùng với đà tăng trưởng của cả nước, nghề nuôi sông suối, hồ chứa, bàu đã có bước phát triển nhất định.Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tiềm năng nhất định để phát triển nghề nuôi trên các mặt nước lớn. Mặt nước lớn theo cách hiểu thông thường là vùng mặt nước bao gồm: Sông, suối, hồ chứa, trầm, bàu Theo khái niệm kỹ thuật là vùng nước liên hoàn có diện tích tính từ 5 ha trở lên bảo đảm các điều kiện sinh thái phù hợp với các đối tượng nuôi. Đối chiếu với các tiêu chuẩn nêu trên, Thừa Thiên Huế là nơi có điều kiện để phát triển nghề nuôi mặt nước lớn. Hệ thống sông ngòi từ sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Nong, sông Truồi .v.v luôn đầy nước và chất nước được xác định là chưa bị ô nhiễm. Toàn tỉnh có 25 hồ thủy lợi với tổng diện tích mặt nước nuôi khoảng 200 ha. Hiện trên địa bàn đang xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện các huyện Hương Trà, A Lưới, Hương Thủy v.v Với diện tích mặt nước lên đến hàng ngàn ha. Nhiều diện tích mặt nước được hình thành tự nhiên đó là hệ thống bàu ô, trầm các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang. Tất cả đã tạo nên tiềm năng, thế mạnh để đưa nghề nuôi mặt nước lớn hình thành và phát triển. Mấy năm gần đây cùng với đà tăng trưởng của cả nước, nghề nuôi sông suối, hồ chứa, bàu đã có bước phát triển nhất định. Toàn tỉnh có 1.125 lồng nuôi được thả trên các sông Ô Lâu, Bồ, Hương, Truồi với đối tượng nuôi Trắm cỏ. Đây là nguồn thu lớn đối với nhiều hộ nông dân. Một số địa phương Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy đã thả trên một số bàu, hồ chứa nhỏ bước đầu thu được hiệu quả kinh tế. Đáng tiếc là con số này còn quá nhỏ so với tiềm năng thực tế mà theo chúng tôi nguyên nhân chủ yếu là mặt nước lớn về nuôi trồng thủy sản chưa có chủ, nhận thức của người dân về nghề này còn hạn chế. Để khắc phục dần những tồn tại, thiếu sót, tiến tới đưa nghề nuôi mặt nước lớn phát triển chúng tôi đề xuất các giải pháp sau: I. Về định hướng phát triển các loại hình nuôi mặt nước lớn. 1. Đối với sông suối Cần có số liệu điều tra khảo sát tiến tới xây dựng được qui hoạch cho loại hình nuôi này. Trước hết xác định đúng đối tượng nuôi chủ lực, hiện tại vẫn là Trắm cỏ, trong tương lai mở rộng ra các loài nuôi mới như Chình, Điêu hồng, Lăng .v.v Tồn tại lớn nhất trong nuôi lồng trên sông suối là thiên tai (việc này người dân có thể khắc phục được) và dịch bệnh đang là vấn đề nan giải cần có đầu tư nghiên cứu sự vào cuộc của các nhà khoa học và hưởng ứng của người dân làm sao xây dựng đượcquy trình nuôi hoàn chỉnh áp dụng đối với từng địa phương, không thể chỉ nuôi vụ, nuôi năm mà nuôi lâu hơn nữa. 2. Đối với hồ chứa, trầm, bàu ô Đây là loại hình đặc trưng của nuôi mặt nước lớn. Nuôi được trong hồ chứa sẽ làm tăng năng suất cây trồng hạ du và ven hồ vì phân thải ra cùng sự quầy sục của làm dinh dưỡng nước hồ tăng lên và cây trồng hưởng lợi. Đây là những vùng mặt nước giàu tiền năng và lợi thế để xây dựng các trang trại chuyên hóa một số đối tượng nuôi (nuôi và đặc sản) hoặc kinh doanh tổng hợp. Ở tỉnh ta đã hình thành một số hồ chứa có qui mô hàng trăm ha và rất nhiều hồ chứa trung bình và nhỏ. Khai thác tiềm năng mặt nước để nuôi thủy sản gắn với kinh tế trang trại là hướng đi thích hợp muốn vậy cần tập trung vào công việc chủ yếu sau: + Thứ 1. Phải có đủ nguồn giống để thả ra hồ và cách tốt nhất là tổ chức ương giống tại chỗ. + Thứ 2. Di nhập các phương thức nuôi tiên tiến vào hồ chứa như chắn sáo các eo ngách để nuôi, nuôi lồng đặt trong hồ chứa, nuôi các loài thủy đặc sản. + Thứ 3. Nghiên cứu biện pháp chắn tràn, thu qua tràn, quản lý bảo vệ nguồn tự nhiên, lưu giữ trong mùa hồ cạn .v.v II. Các chính sách để phát triển nuôi mặt nước lớn. 1. Chính sách giao quyền, cấp quyền sử dụng hoặc đấu thầu mặt nước lâu dài cho các chủ trang trại hoặc nhóm hộ để nuôi cá, quản lý thủy sản trong hồ và khai thác cá tự nhiên. Mức đề nghị là từ 10 năm trở lên để người được giao có điều kiện đầu tư. 2. Xây dựng qui chế phối hợp giữa các ngành chức năng như thủy lợi, thủy điện và thủy sản để khai thác hồ chứa cho mục đích nuôi bằng các việc là cụ thể như: Chọn lòng hồ làm bãi khai thác cá, thiết kế hệ thống chắn qua tràn, xây dựng công trình ương giống thả bổ sung ra hồ chứa v.v 3. Các chính sách di dân, định canh định cư dân vạn đò cần gắn kết với chương trình nuôi mặt nước lớn đặc biệt là các hồ chứa thủy lợi, thủy điện lớn. 4. Chính sách kích thích đòn bẩy kinh tế : Hằng năm tỉnh cần trích một phần ngân sách mua giống thả ra hồ chứa, sau đó thu thuế theo ngư cụ khai thác. Trước mắt cần xây dựng một trang trại thí điểm lấy kinh doanh nuôi làm chủ lực, nếu có kết quả tốt cần tổng kết để nhân ra toàn tỉnh. 5. Hiện nay nghề nuôi mặt nước lớn (đặc biệt là nuôi trong hồ chứa) một số địa phương như: miền Bắc là Yên Bái, Bắc Giang, Hà Nội; Miền Trung là Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam; Tây Nguyên là Đắk Lắc đã thu được nhiều kết quả tốt và rất ổn định. Muốn đưa được những kết quả này vào áp dụng Thừa Thiên Huế cần tổ chức tham quan học tập cho những người có trách nhiệm trong việc triển khai. Trên đây, là suy nghĩ bước đầu cho một nghề còn khá mới mẽ. Hi vọng được đóng góp phần nào trong khai thác tiềm năng mặt nước phục vụ cho công việc nuôi trồng thủy sản tỉnh nhà. . Kinh nghiệm nuôi cá mặt nước lớn ở Thừa Thiên Huế Mấy năm gần đây cùng với đà tăng trưởng của cả nước, nghề nuôi cá ở sông suối, hồ. nhất định .Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có tiềm năng nhất định để phát triển nghề nuôi cá trên các mặt nước lớn. Mặt nước lớn theo cách hiểu

Ngày đăng: 25/01/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w