6 lỗi bảo mật Wi-Fi dễ mắc nhất ppt

3 293 0
6 lỗi bảo mật Wi-Fi dễ mắc nhất ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6 lỗi bảo mật Wi-Fi dễ mắc nhất Mạng không dây cung cấp rất nhiều sự thuận tiện trong sử dụng. Mặc dù vậy, ngược lại với sự thuận tiện trong sử dụng là những phức tạp trong vấn đề bảo mật. Đây là 6 lỗi bảo mật điển hình nhất mà chúng ta hay mắc phải khi thiết lập và sử dụng một mạng không dây. Tránh được vấn đề này, mạng và dữ liệu của bạn sẽ được an toàn hơn. 6 lỗi bảo mật Wi-Fi điển hình 1. Không mã hóa hoặc chỉ sử dụng bảo mật WEP không an toàn Việc mã hóa mạng không dây rất cần thiết vì hai lý do: không cho phép người dùng không xác thực kết nối với mạng và ngăn chặn hiện tượng nghe trộm lưu lượng Internet. Nếu người dùng ngẫu nhiên có thể kết nối với mạng, họ có thể truy cập các thư mục chia sẻ của bạn hay các tài nguyên mạng khác. Nếu có thể nghe trộm, họ có thể capture mật khẩu hoặc chiếm quyền điều khiển website hay các tài khoản dịch vụ được đăng nhập không sử dụng mã hóa SSL. Cần nhớ rằng mã hóa WEP hiện không an toàn và nó có thể bị crack một cách dễ dàng. Tối thiểu nhất bạn cũng nên sử dụng WPA-PSK hoặc WPA2-PSK. Hai chế độ bảo mật này sẽ mã hóa lưu lượng và ngăn chặn hiện tượng truy cập trái phép. Mặc dù vậy chúng vẫn dễ bị tấn công trước các tấn công “brute force”, vì vậy hãy tạo và sử dụng mật khẩu mã hóa mạnh (passphrase). Sử dụng mật khẩu dài (lên đến 63 ký tự) và trộn lẫn các ký tự, chữ số, các ký tự đặc biệt,… 2. Không sử dụng bảo mật WAP2-Enterprise với xác thực 802.1X Tất cả các mạng không dây được sử dụng bởi các tổ chức và doanh nghiệp có nhiều nhân viên nên sử dụng chế độ bảo mật WPA-Enterprise. Chế độ bảo mật này yêu cầu một máy chủ riêng (máy chủ này được gọi là RADIUS server) để thực hiện xác thực 802.1X, tuy nhiên một số trường hợp có thể sử dụng các điểm truy cập có hỗ trợ chức năng RADIUS server đi kèm. Ngoài ra cũng có nhiều dịch vụ (chẳng hạn như AuthenticateMyWiFi) trợ giúp toàn bộ quá trình này. Chế độ Enterprise này giúp tăng độ bảo mật và cho phép bạn quản lý sự truy cập tốt hơn đối với các mạng Wi-Fi. Thay vì phải sử dụng cùng một mật khẩu trên tất cả các máy tính và thiết bị truy cập không dây, bạn có thể gán cho mỗi người dùng một tài khoản riêng hay một chứng chỉ số riêng mà họ phải sử dụng để kết nối. Vì vậy, khi một nhân viên nào đó rời công ty hoặc một thiết bị nào đó bị mất, bạn chỉ phải thay đổi một tài khoản. Nếu sử dụng chế độ WPA-Personal, bạn phải thay đổi mật khẩu trên tất cả các điểm truy cập, máy tính và thiết bị của mình. Chế độ WPA-Enterprise cũng ngăn chặn người dùng trên mạng không dây nghe trộm lưu lượng của người dùng khác. Không giống như trường hợp sử dụng chế độ Personal, người dùng không thể sử dụng các ứng dụng phần mềm hacker để capture mật khẩu cũng như chiếm quyền điều khiển tài khoản của những người dùng khác. 3. Không bảo mật các thiết lập 802.1X client Nếu đang sử dụng chế độ WPA-Enterprise, bạn nên cấu hình tất cả các tài khoản người dùng với mức bảo mật hoàn chỉnh để ngăn chặn các tấn công “man-in-the- middle”. Trong các thiết lập EAP của máy khách (chẳng hạn như Windows), bảo đảm nó phải được thiết lập để hợp lệ hóa chứng chỉ máy chủ, địa chỉ máy chủ cần được đặt sẵn và chọn chứng chỉ CA gốc. 4. Tin tưởng vào việc lọc địa chỉ MAC Tính năng lọc địa chỉ MAC luôn được cung cấp trong các router và điểm truy cập không dây. Nó cho phép bạn định nghĩa danh sách các máy tính và thiết bị được phép hay không được phép kết nối, dựa trên địa chỉ MAC của các thiết bị. Mặc dù vậy, địa chỉ MAC vẫn có thể bị làm giả một cách dễ dàng. Ai đó có thể biết một địa chỉ MAC nào đó là xác thực và sau đó thay đổi địa chỉ MAC trên máy tính của họ giống với địa chỉ MAC xác thực thì hoàn toàn có thể kết nối. Không bao giờ sử dụng lọc địa chỉ MAC trên mạng không dây không được mã hóa. Bạn có thể hình dung, nếu không cho phép người khác truy cập mạng nhưng mạng của bạn không được mã hóa thì nó vẫn có thể bị nghe trộm. . 6 lỗi bảo mật Wi-Fi dễ mắc nhất Mạng không dây cung cấp rất nhiều sự thuận tiện trong sử. trong sử dụng là những phức tạp trong vấn đề bảo mật. Đây là 6 lỗi bảo mật điển hình nhất mà chúng ta hay mắc phải khi thiết lập và sử dụng một mạng không

Ngày đăng: 22/03/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan