1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018

212 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 212
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Các nguồn tài liệu (18)
  • 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (18)
  • 6. Đóng góp của luận án (19)
  • 7. Bố cục của luận án (19)
  • Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN (21)
    • 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước (21)
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài (26)
    • 1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án (36)
  • Chương 2: QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005 (39)
    • 2.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia (39)
      • 2.1.1. Nhân tố địa chiến lược, văn hóa và lịch sử (39)
      • 2.1.2. Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn (43)
      • 2.1.3. Vị trí của Ấn Độ và Indonesia trong chính sách đối ngoại của mỗi nước (50)
      • 2.1.4. Nhân tố cá nhân lãnh đạo (57)
    • 2.2. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao (60)
      • 2.2.1. Chuyển biến tích cực trong quan hệ song phương (1991 - 2001) (60)
      • 2.2.2. Bước chuyển hướng đến Đối tác chiến lược (2001 - 2005) (63)
    • 2.3. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng (66)
      • 2.3.1. Hợp tác song phương trong giải quyết một số vấn đề an ninh (66)
      • 2.3.2. Hợp tác quốc phòng (68)
    • 2.4. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư (70)
      • 2.4.1. Quan hệ thương mại (70)
      • 2.4.2. Đầu tư hai chiều (78)
    • 2.5. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục (82)
  • Chương 3: BƯỚC TIẾN TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2018 (87)
    • 3.1. Các nhân tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia những năm đầu thế kỷ XXI (87)
      • 3.1.1. Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn (87)
      • 3.1.2. Nhân tố nội tại (92)
      • 3.1.3. Nhân tố cá nhân lãnh đạo (96)
    • 3.2. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao (100)
      • 3.2.1. Tuyên bố Đối tác chiến lược (tháng 12 - 2005) - bước ngoặt quan trọng cho thời kỳ phát triển toàn diện quan hệ Ấn Độ - Indonesia (100)
      • 3.2.2. Hoạt động ngoại giao (104)
    • 3.3. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng (108)
      • 3.3.1. Hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh (108)
      • 3.3.2. Hợp tác quốc phòng (109)
    • 3.4. Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư (113)
      • 3.4.1. Quan hệ thương mại (113)
      • 3.4.2. Đầu tư hai chiều (119)
    • 3.5. Quan hệ hai nước trong văn hoá, khoa học và giáo dục (122)
    • 4.1. Kết quả trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018) (129)
      • 4.1.1. Những kết quả chủ yếu (129)
      • 4.1.2. Một số hạn chế của quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 - 2018 (136)
    • 4.2. Đặc trưng của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018) (138)
    • 4.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018) đối với mỗi nước 133 1. Đối với Ấn Độ (146)
      • 4.3.2. Đối với Indonesia (150)
    • 4.4. Tác động đối với khu vực và Việt Nam (154)
      • 4.4.1. Đối với khu vực (154)
      • 4.4.2. Đối với Việt Nam (160)
  • KẾT LUẬN (167)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (171)
  • PHỤ LỤC (183)

Nội dung

Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.Quan hệ Ấn Độ Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án tập trung làm rõ sự vận động, chuyển biến của mối quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn từ 1991 đến 2018.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, phân tích các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 - 2018.

- Thứ hai, làm rõ quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên một số lĩnh vực chủ yếu: chính trị - ngoại giao; an ninh - quốc phòng; quan hệ thương mại, đầu tư; văn hóa, khoa học và giáo dục qua hai giai đoạn 1991 – 2005 và 2005 – 2018.

- Thứ ba, đánh giá kết quả, từ đó rút ra đặc trưng của quan hệ Ấn Độ -Indonesia giai đoạn 1991 - 2018 cũng như đánh giá tác động của mối quan hệ này tới Ấn Độ, Indonesia, khu vực và Việt Nam.

Các nguồn tài liệu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu tham khảo sau:

- Các tư liệu gốc bao gồm văn kiện chính thức của Chính phủ Ấn Độ và Indonesia; Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2018 do Chính phủ Ấn Độ công bố; các phát biểu của lãnh đạo cấp cao hai nước, các Tuyên bố chung, hiệp định về chính trị - ngoại giao, thương mại, an ninh - quốc phòng, văn hoá, giáo dục, công nghệ…, các Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên; số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Bộ Công thương Ấn Độ, Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Bộ Công nghiệp Indonesia, Bộ Tài chính Indonesia… Các tư liệu này bao gồm văn kiện gốc được công bố trên trang web chính thức của các bộ, ban ngành Ấn Độ và Indonesia, của một số tổ chức hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, IORA, NAM… Các số liệu về thương mại, đầu tư, quốc phòng… được cập nhật liên tục theo thời gian và được xác nhận bởi các cơ quan chức năng của hai nước.

- Các ấn phẩm chuyên khảo, bài viết tạp chí, bài nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Indonesia đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước, các báo cáo tham luận được trình bày tại các hội thảo được công bố trong những năm gần đây.

- Các luận án tiến sĩ có liên quan đến một số nội dung trong quan hệ Ấn Độ

- Indonesia, thông tin tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam.

- Các tài liệu được công bố trên một số website trong và ngoài nước.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện trên cơ sở quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là nền tảng để chúng tôi xử lý các nguồn tài liệu nhằm phân tích, đánh giá các sự kiện, các vấn đề nghiên cứu chủ yếu trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018.

Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018” là đề tài nghiên cứu lịch sử vì thế phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong luận án chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp logic Thông qua phương pháp lịch sử, quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 sẽ được phân kỳ, phân tích và giải thích ở nhiều nội dung khác nhau Với phương pháp logic, trên cơ sở các nguồn tư liệu có được, luận án sẽ nghiên cứu, phân tích tiến trình quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 trong mối liên hệ và sự vận động của các yếu tố khu vực, châu lục tác động tới mối quan hệ này Đồng thời, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích… Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp và lý thuyết trong nghiên cứu quan hệ quốc tế như phương pháp nghiên cứu chính sách, lý thuyết tiếp cận (hệ thống, quốc gia, cá nhân) nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra.

Đóng góp của luận án

- Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống, toàn diện về quan hệ giữa hai quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Thông qua tìm hiểu tiến trình vận động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia, luận án có những nhận thức về sự thay đổi trong mục tiêu, động lực của mối quan hệ này so với giai đoạn Chiến tranh Lạnh cũng như tính khác biệt với cặp quan hệ khác.

- Thứ hai, luận án rút ra những tác động của mối quan hệ này với hai nước và khu vực, trong đó có Việt Nam.

- Thứ nhất, trong chừng mực nhất định, luận án cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao và hoạch định chính sách, nhất là trong quan hệ với Ấn Độ và Indonesia.

- Thứ hai, các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho công tác nghiên cứu và giảng dạy trong nước liên quan đến quan hệ quốc tế.

Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Chương này nhìn lại tình hình nghiên cứu về đề tài, từ đó làm rõ những kết quả khoa học mà tác giả sẽ kế thừa và những vấn đề cần bổ sung.

Chương 2: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 1991 đến năm 2005.

Chương này làm rõ các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2005, phân tích những kết quả đạt được trong quan hệ giữa hai nước trên các lĩnh vực khác nhau.

Chương 3: Bước tiến triển mới của quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ năm 2005 đến năm 2018.

Chương này phân tích các nhân tố mới tác động, cũng như những tiến triển trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia từ 2005 đến 2018.

Chương 4: Kết quả, đặc điểm và tác động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia

(1991 – 2018) đối với mỗi nước, khu vực và Việt Nam.

Chương này tổng kết những kết quả đạt được, hạn chế và đưa ra nhận xét về đặc điểm trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia; phân tích tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước, khu vực và Việt Nam.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Quan hệ Ấn Độ - Indonesia là vấn đề được nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước quan tâm Dưới đây chúng tôi trình bày các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến vấn đề này theo ba nhóm nội dung lớn:

Nhóm thứ nhất: Hướng nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với một số nước, tổ chức khu vực Đứng trên điểm nhìn là chính sách đối ngoại của Ấn Độ và các mối quan hệ với quốc gia, khu vực giai đoạn 1991 - 2000, tác giả Trần Thị Lý đã chủ biên cuốn

“Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000”, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2002 Nội dung cuốn sách, đặc biệt là phần thứ ba “Điều chỉnh chính sách đối ngoại” đã chỉ ra sự thay đổi về chính sách đối ngoại của New Delhi trong bối cảnh quốc tế, khu vực mới, làm rõ cách tiếp cận, nội dung chiến lược trong quan hệ ngoại giao của Ấn Độ với các nước lớn và tổ chức quan trọng.

Cuốn sách “ASEAN trong chính sách Hướng Đông của Ấn Độ” của tác giả

Võ Xuân Vinh được xuất bản năm 2013 Nội dung chính của cuốn sách được thể hiện trong 3 chương, qua đó tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản bao gồm mục tiêu, phạm vi, các giai đoạn, lĩnh vực triển khai, vị trí của Chính sách “Hướng Đông” trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ từ 1991 đến 2012 Trên cơ sở phân tích những thành tựu, kết quả đạt được, tác giả khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp của ASEAN trong Chính sách “Hướng Đông” qua các giai đoạn khác nhau, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác động đến Ấn Độ, ASEAN và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực.

Cuốn sách “Hướng về phía Đông – Một chiến lược lớn của Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Trường Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2015, trong đó tập trung phân tích mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á, khái quát những nội dung trọng tâm trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ, khẳng định sự thay đổi cũng như những tín hiệu tích cực của New Delhi trong chính sách ngoại giao với ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Năm 2016, cuốn sách “Giá trị Ấn Độ ở châu Á” được Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tập hợp nhiều bài viết chuyên sâu của các học giả, nhà nghiên cứu về bản sắc văn hóa ngoại giao, chính sách “Không liên kết”, vai trò và vị trí của Việt Nam trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ… Cuốn sách cung cấp thêm nhiều tư liệu cho tác giả trong quá trình xây dựng luận án, đặc biệt là các nội dung cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ ở khu vực và châu lục.

Cuốn sách “Ấn Độ với Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới” do tác giả Trần Nam Tiến chủ biên, Nxb Văn hóa văn nghệ xuất bản năm 2016 Cuốn sách là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về quan hệ của Ấn Độ với khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thế kỷ XXI, khái quát cơ bản lịch sử hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á; phân tích những lợi ích và sự can dự của Ấn Độ ở biển Đông; tương lai và triển vọng của mối quan hệ song phương Ấn Độ - Việt Nam.

Trong cuốn sách “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ

XXI” do Nxb Lý luận chính trị ấn hành năm 2017, các tác giả Nguyễn Thị Quế và Đặng Đình Tiến tập trung vào một số nội dung chủ yếu liên quan đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI như: cơ sở hình thành và nội dung; quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ quốc tế cũng như Việt Nam Đặc biệt, các tác giả đã điểm qua một số nét chính trong hoạt động ngoại giao song phương giữa Ấn Độ và Indonesia, khẳng định “xứ vạn đảo sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ sự giúp đỡ của các chuyên gia Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất các hệ thống radar, thiết bị điện tử, pháo binh các loại” [27; 204].

Trong luận án tiến sĩ sử học năm 2018 “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Đông Nam Á giai đoạn 1947 đến 1964”, tác giả Phùng Thị Thảo đã tập trung phân tích chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 1947 – 1964, làm rõ mục tiêu, nội dung, quá trình triển khai cũng như những kết quả, tác động của nó Trên cơ sở đó, tác giả có sự liên hệ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1947 – 1964 đối với quá trình triển khai chính sách đối ngoại hiện nay.

Cuốn sách “Điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng

Modi” do GS.TS Ngô Xuân Bình chủ biên, Nxb Khoa học xã hội xuất bản, đã phân tích những yếu tố tác động đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Modi, làm rõ mục tiêu, nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ, từ đó đưa ra những đánh giá cũng như dự báo xu hướng phát triển chính sách đối ngoại của Ấn Độ đến năm 2030.

Bên cạnh đó, hàng loạt bài viết đăng trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như: bài viết “Tìm hiểu tư tưởng hoà bình trong chính sách đối ngoại của nước Cộng hoà Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 3 (năm 1998) của tác giả

Nguyễn Cảnh Huệ đã bước đầu đưa ra một số khía cạnh của chủ nghĩa lý tưởng và hiện thực trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ Trong bài viết của mình, tác giả khẳng định Ấn Độ là quốc gia tiên phong đấu tranh vì hoà bình thế giới, chống lại sự bất công của chủ nghĩa thực dân và đế quốc, luôn chủ trương giải quyết các vấn đề xung đột bằng đối thoại hoà bình Nhờ đó, uy tín và vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao kể từ sau khi giành độc lập năm 1947.

Tác giả Tôn Sinh Thành với “Vài suy nghĩ về tư duy đối ngoại của Ấn Độ” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (năm 2001) Trong bài viết của mình, tác giả đã tập trung làm rõ hai trường phái chính trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ: trường phái hiện thực (thực chứng) và trường phái lý tưởng (luân lý).Trường phái hiện thực được thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ thời kỳ Chiến tranh lạnh, “vừa nhằm để giúp Ấn Độ duy trì lập trường độc lập của mình trong các vấn đề quốc tế phù hợp với lợi ích dân tộc, vừa lợi dụng được địa vị to lớn của mình trong thế giới có hai phe đối đầu nhằm phát huy vai trò trung gian hoà giải giữa Xô – Mỹ, đóng góp vào việc củng cố hoà bình ở khu vực và trên thế giới Đồng thời, chính sách ngoại giao trên như vậy cũng tạo điều kiện để Ấn Độ tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác của cả hai phe, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước” [36; 47] Bên cạnh đó, trường phái lý tưởng cũng được Ấn Độ vận dụng trong chính sách đối ngoại của mình, với biểu hiện cụ thể là việc tuyên bố chính sách “chung sống hoà bình”, trên cơ sở tư tưởng

“bất bạo lực” của vua Asoka thuộc triều đại Maurya [36; 48].

Một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước cũng trình bày một số vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại nói chung của Ấn Độ như: Hoàng Thị Minh Hoa với “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc” đăng trên Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và

Chính trị thế giới, số 9, năm 2009; bài viết “Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với quan niệm an ninh khu vực Đông Nam Á giai đoạn sau thế chiến hai” của tác giả Phạm

Quang Minh, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 (183) năm 2015; bài viết

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Các học giả nước ngoài dành sự quan tâm đặc biệt trong việc nghiên cứu về quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia, thể hiện qua số lượng các tác phẩm cũng như các vấn đề, khía cạnh tiếp cận khác nhau Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu, chúng tôi chia các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thành những nhóm nội dung lớn sau:

Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn Độ và Indonesia

Cuốn sách “Rediscovering Asia: Evolution of India’s Look East Policy” (Tái khám phá châu Á: Bước tiến mới trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ) của tác giả Prakash Nanda (Nxb Lancer Publisher & Distributors xuất bản năm 2003). Nội dung cuốn sách tập trung vào các nội dung cơ bản của Chính sách “Hướng Đông” như: nguyên nhân hình thành; phạm vi thực hiện; các bước triển khai Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ Phần cuối cuốn sách tác giả đề cập đến các thách thức, khó khăn mà Ấn Độ phải đối mặt, trong đó có việc phải đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và châu lục.

Cuốn sách “Thách thức và chiến lược: Suy nghĩ về chính sách ngoại giao của Ấn Độ” của tác giả Rajiv Sikri do Nxb SAGE Publications India xuất bản năm

2009, Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ biên dịch Tác phẩm đã đi sâu phân tích những thách thức về chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ quan điểm chiến lược và định hướng chính sách Đặc biệt các nhân tố quan trọng, mang tính định hướng xây dựng cho chính sách đối ngoại Ấn Độ được làm rõ, nhất là trong bối cảnh Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI với không ít biến động và thách thức cả ở khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, tác giả Baladas Ghoshal còn có công trình nghiên cứu chuyên khảo “China’s Perception of India’s ‘Look East Policy’ and Its Implications”, No 26 (năm 2013) (Nhận thức về Trung Quốc trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ và ảnh hưởng của nó), Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ, New Delhi Trong đó, tác giả đã tập trung làm rõ những nhận thức về Trung Quốc trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ cũng như những ảnh hưởng của nó trong các vấn đề chiến lược của Ấn Độ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Với Ấn Độ, chính sách của Bắc Kinh là nhân tố quyết định và quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc định hình cấu trúc của chính sách hướng Đông ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tuy vậy, những cản trở, bất đồng với Trung Quốc là rào cản để Ấn Độ thực hiện một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề an ninh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cuốn sách “India foreign policy under Modi” (Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Modi) của tác giả Prakash Nanda (Viện nghiên cứu Australia - Ấn Độ xuất bản năm 2014) Với việc giành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm 2014 và lên cầm quyền, Thủ tướng Modi đã có những thay đổi quan trọng nhằm định hình lại chính sách đối ngoại của Ấn Độ bao gồm: chính sách với các nước láng giềng khu vực; chính sách hạt nhân; vai trò toàn cầu và sức mạnh mềm của Ấn Độ; những điều chỉnh đối với Chính sách “Hướng Đông” Cuốn sách cung cấp thêm cho tác giả những tư liệu về chính sách đối ngoại mới của Ấn Độ dưới thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng Modi.

Công trình nghiên cứu “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong quan hệ với các nước láng giềng” của tác giả J.N Dixit (Nxb Gyan Publishing House, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ biên dịch năm 2015) Cuốn sách gồm 2 phần, trong đó phần

1 đã đề cập đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ, phân tích những nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại này trong bối cảnh thế giới hậu Chiến tranh Lạnh Với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới, New Delhi buộc phải có những thay đổi trong chính sách đối ngoại của mình nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực, phát huy những mặt tích cực đang có để vượt qua khó khăn, thách thức Cuốn sách là tập hợp những quan điểm, ý kiến của các chuyên gia, nhà nghiên cứu về những diễn biến diễn ra thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, gợi mở một số vấn đề tranh luận về chính sách đối ngoại của Ấn Độ thời kỳ hiện đại.

Năm 2014, Viện Quốc tế học Symbiosis, trường Đại học quốc tế (Symbiosis) đã tổ chức hội thảo về quan hệ quốc tế với chủ đề “India’s Look East - Act East

Policy: A Bridge to the Asian Neighbourhood” (Chính sách “Hướng Đông” - “Hành động phía Đông” của Ấn Độ: Cầu nối đến các nước châu Á) Tại hội thảo, nhiều công trình, bài nghiên cứu về Chính sách “Hướng Đông” và chính sách “Hành động phía Đông” của Ấn Độ đã được trình bày, bao gồm 4 chủ đề trọng tâm là: giao thông hàng hải; an ninh - quốc phòng; văn hóa và giáo dục; các nội dung ưu tiên trong chính sách “Hành động phía Đông”.

Cuốn sách “The engagement of India, Strategies and Responses” (Sự hợp tác của Ấn Độ, Chiến lược và phản ứng) được chủ biên bởi tác giả Ian Hall (thuộc khoaQuốc tế, Đại học Australia) năm 2014 Đây là công trình nghiên cứu tương đối toàn diên và sâu sắc về chính sách ngoại giao của Ấn Độ, tập hợp nhiều bài viết phân tích các cơ chế hợp tác giữa những nước lớn như Australia, Nhật Bản, Trung Quốc,

Nga, Mỹ với quốc gia Nam Á này Đồng thời cuốn sách cũng đưa ra những đánh giá về chiến lược của Ấn Độ với Việt Nam, Singapore, Indonesia và các nước Cộng hòa Trung Á Cuốn sách đã cung cấp thêm những tư liệu quan trọng cho tác giả về chính sách đối ngoại, chiến lược ngoại giao cũng như quá trình định hình nó trong thời kỳ mới của Ấn Độ. Đề cập đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Indonesia, bài viết

“Indonesia in India’s Look East Policy” (Indonesia trong Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ) của tác giả Baladas Ghoshal tháng 1 – 2011, Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ (New Delhi), đã phân tích khá chi tiết các lĩnh vực hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh Tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò “cầu nối” quan trọng của Indonesia trong việc thúc đẩy hợp tác giữa Ấn Độ và tổ chức

ASEAN, sự phát triển trong quan hệ thương mại song phương cũng như tiềm năng hợp tác to lớn trong các lĩnh vực khác giữa hai nước Tác giả khẳng định thế kỷ XXI là “thế kỷ của châu Á” và Ấn Độ, Indonesia, các nước ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng để duy trì hoà bình, ổn định và thịnh vượng.

Ngoài ra, có thể kể đến bài viết “Why Indonesia is important to India?” (Tại sao Indonesia lại quan trọng với Ấn Độ?) của tác giả Navrekha Sharma, Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ, tháng 1 – 2011 Trong đó tác giả đã khái quát các nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ với Indonesia, từ đó khẳng định rằng đây là một trong những cơ sở quan trọng để thúc đẩy và nâng cấp mối quan hệ song phương giữa hai nước. Đứng trên điểm nhìn là chính sách đối ngoại của Indonessia, tác giả Irfa Puspitasari, Viện nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ (New Delhi) đã có bài viết

Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án

Qua việc trình bày tình hình nghiên cứu nói trên, có thể thấy quan hệ Ấn Độ

- Indonesia nói chung và quan hệ giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2018 nói riêng đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm cũng như đạt được một số kết quả nhất định, thể hiện qua số lượng các công trình nghiên cứu cũng như sự đa dạng trong các hướng tiếp cận khác nhau Các công trình nghiên cứu đã giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu của học giả Ấn Độ tập trung vào các nhân tố tác động tới quan hệ Ấn Độ - Indonesia, đặc biệt là sự ảnh hưởng của nhân tố nước lớn (Mỹ, Trung Quốc), phân tích triển vọng trong quan hệ song phương mà hai nước đang và sẽ gặp phải trong thời gian tới Trong khi đó, nhiều học giả Indonesia và các nước khác tập trung phân tích những kết quả đạt được trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước, về việc kết nối giữa Chính sách “Hướng Đông”/“Hành động phía Đông” của Ấn Độ với “Trục biển toàn cầu” của Indonesia.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã chỉ rõ nhân tố có ảnh hưởng lớn đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia chính là những thay đổi trong chính sách ngoại giao sau Chiến tranh Lạnh, khi Ấn Độ tiến hành cuộc cải cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực khác nhau Trên cơ sở đó, các nghiên cứu đã nhận diện được những thay đổi trong việc định vị chính sách ngoại giao đối với khu vực Đông Nam Á nói chung, Indonesia nói riêng trong tổng thể chính sách “Hướng Đông”/”Hành động phía Đông” của Ấn Độ, đồng thời lý giải những thay đổi này từ góc độ quốc gia Nam Á.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Indonesia đã chỉ ra nhân tố chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Indonesia có nhiều tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia chính là định hướng ngoại giao chuyên biệt của quốc gia tầm trung Trên cơ sở đó, các tác giả đã nhận định và lý giải những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Indonesia từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay.

Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã điểm lại các nội dung hợp tác của mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Indonesia thông qua các giai đoạn cụ thể, chỉ ra cơ sở cho việc thúc đẩy mối quan hệ song phương này tại các thời điểm và trên một số lĩnh vực cụ thể như chính trị - ngoại giao, hợp tác thương mại, an ninh - quốc phòng, văn hóa - xã hội, hợp tác đa phương.

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, chúng tôi nhận thấy các công trình này tuy đa dạng, phong phú song mới chỉ được nghiên cứu một cách riêng lẻ, chưa đặt trong tổng thể chung cũng như sự biến đổi của tình hình quốc tế và bên trong mỗi nước Có thể thấy chưa có một công trình riêng biệt, chuyên sâu nào nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn từ 1991 đến 2018 với tư cách là một đối tượng nghiên cứu cụ thể, riêng biệt.

Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án, chúng tôi nhận thấy còn khá nhiều nội dung liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 cần làm rõ, trao đổi thêm: Những nhân tố nào tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia? Mối quan hệ này diễn tiến như thế nào trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018? Đâu là lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia? Những kết quả và hạn chế của mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia là gì? Tác động của mối quan hệ này tới sự phát triển của Ấn Độ và Indonesia? Những đặc điểm của mối quan hệ này trong xu hướng chung của tình hình thế giới sau Chiến tranh Lạnh? Nhìn nhận và đánh giá như thế nào về mối quan hệ này trong giai đoạn hiện nay, nhất là bài học chính sách được rút ra cho Việt Nam?

Như vậy, nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Indonesia nói chung, giai đoạn

1991 – 2018 nói riêng đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước Việc kế thừa một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của những học giả, nhà nghiên cứu đi trước là hết sức quan trọng Đây là cơ sở để chúng tôi hoàn thành luận án của mình về quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018 Luận án hy vọng sẽ là công trình nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Ấn Độ - Indonesia kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và trật tự hai cực Ianta tan rã đến nay theo quan điểm của nhà nghiên cứu Việt Nam.

QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2005

Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia

2.1.1 Nhân tố địa chiến lược, văn hóa và lịch sử

Khái niệm địa chiến lược đã được nhiều học giả, chính khách lớn trên thế giới đề cập và phát triển với tư cách là một phạm trù khoa học Về cơ bản, địa chiến lược là một thành tố của địa chính trị, được hình thành dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố địa lý, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách ngoại giao, quân sự của một quốc gia Về mặt địa chiến lược, Indonesia là quốc gia láng giềng có chung đường biên giới trên biển với Ấn Độ Với đường bờ biển trải dài hơn 5.000 km từ đông sang tây và hơn 2.000 km từ bắc xuống nam, có các hải cảng quan trọng như Malacca, Sunda, Lombok…, Indonesia nắm quyền kiểm soát quan trọng các tuyến hàng hải chính giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Đặc biệt, eo biển Malacca có vị trí hết sức quan trọng với Ấn Độ, “nơi chứng kiến khoảng 25% thương mại hàng hải và dầu mỏ đi qua” [165] Vì thế, duy trì và thúc đẩy mối quan hệ với Indonesia đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh biển của Ấn Độ Bên cạnh đó, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước gia tăng tại khu vực, vị trí địa chiến lược quan trọng của Indonesia càng có ảnh hưởng đặc biệt đối với an ninh trên biển Andaman và vịnh Bengal của Ấn Độ Như vậy, với vị trí địa chiến lược của Indonesia, Ấn Độ cần phải có những trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình Ngược lại, thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ cũng giúp Indonesia nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế, củng cố và đa dạng hóa chính sách đối ngoại của mình Về cơ bản, yếu tố địa chiến lược đã thúc đẩy những song trùng lợi ích giữa Ấn Độ và Indonesia, là yếu tố quan trọng để thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau và tăng cường mối quan hệ song phương. Ấn Độ và Indonesia đã có mối quan hệ truyền thống lâu đời Trong các tài liệu của Ấn Độ, người ta đã tìm thấy những ghi chép về mối quan hệ giữa Ấn Độ với các đảo Java và Sumatra Đặc biệt, thư tịch Phật giáo Niddesa (bằng tiếng Pali) đã nhắc đến những địa điểm người Ấn thường lui tới buôn bán, trong đó có Nakikeladvipa (đảo Dừa) và Suvarnadvipa (đảo Vàng), tức nói đến vùng đất Indonesia Như vậy, ngay từ sớm, người Ấn Độ đã có những mối liên hệ với vùng đất Đông Nam Á, trong đó có quần đảo Indonesia Các thương nhân người Ấn tới đây mang theo nhiều loại hàng hoá để trao đổi, buôn bán, đặc biệt họ ưa thích các mặt hàng thủ công, sản vật địa phương của quần đảo này.

Trên khía cạnh văn hoá, vào thế kỷ II sau Công nguyên, đoàn thương nhân người Hindu đã có chuyến đi đầu tiên xuất phát từ vùng Nam Ấn Độ đến bờ biển Java Bên cạnh mục đích giao lưu buôn bán, kết nối thương mại, những ảnh hưởng về văn hóa (tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán thờ cúng…) cũng được lan toả tới vùngJava, qua đó đặt dấu mốc đầu tiên cho sự tương đồng, gần gũi về văn hoá giữa hai quốc gia Tiếp bước các đoàn thương nhân người Ấn là các tăng lữ Bàlamôn, người thuộc đẳng cấp Ksatria và giới trí thức đã đến với quần đảo này Từ đó, dần hình thành nên những nơi cư trú riêng của người Ấn Độ, lan toả những giá trị văn hoá tới với Indonesia Có thể thấy, văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rõ nét tới văn hoá truyền thống Indonesia Sự ảnh hưởng này được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, chữ viết, văn học, nghệ thuật Các công trình kiến trúc tại Bali, Borobudur hayPrambanan cho thấy rõ những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ tới Indonesia Về mặt chữ viết, chữ Sanskrit và chữ Pali là những ngôn ngữ quan trọng nhất đối vớiIndonesia Các quốc gia cổ đại như Tamura (Java), Cantuli (Sumatra)…đều dùng chữSanskrit trong văn tự của mình, gọi tên vua theo cách dùng của người Ấn Độ Những tên gọi phổ biến nhất, tên các thành phố ở Ấn Độ và Indonesia khá tương đồng với nhau như: Kurukshetra, Vijayanagar, Amravati, Ratnagiri, Pandurangapura… Trong văn học, rất nhiều tác phẩm của Indonesia mượn mô típ từ sử thi Ramayana vàMahabharata của Ấn Độ Như vậy, văn hóa Ấn Độ đã dung hợp với văn hóa bản địaIndonesia, là nhân tố cơ bản tạo ra sự tương đồng cũng như thúc đẩy mối liên hệ gần gũi giữa hai quốc gia Ấn Độ và Indonesia Như vậy, với nhân tố văn hóa, mối quan hệ giữa hai nước có thêm cơ sở để tăng cường và mở rộng, nhất là khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1949. Đến thời hiện đại, từ những năm 50 của thế kỷ trước, Thủ tướng Ấn Độ Nehru và Tổng thống Indonesia Sukarno đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị Ấn Độ - Indonesia thông qua những chuyến thăm, tiếp xúc Trong quá trình đấu tranh giành độc lập, Ấn Độ luôn dành cho Indonesia sự ủng hộ to lớn Ngày 24 – 10 – 1945, Thủ tướng Nehru đã tổ chức “ngày Đông Nam Á” tại Lucknow nhằm biểu thị tình đoàn kết với Indonesia [118; 42 – 43] Tháng 1 – 1949, một hội nghị quốc tế về Indonesia đã được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) với sự tham gia của đại diện 15 nước Tại đây, đại diện của Ấn Độ cùng với nhiều nước khác đã thể hiện lập trường rõ ràng của mình, khẳng định sự ủng hộ đối với nền độc lập, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Indonesia, yêu cầu Hội đồng bảo an thực hiện các điều kiện theo quy định của Điều 39 Hiến chương Liên hợp quốc như: yêu cầu Hà Lan rút quân khỏi vùng Djogjakarta (Indonesia); trả tự do cho các tù nhân chính trị Indonesia; trao trả các vùng như đảo Java, Sumatra và Madura về cho chính quyền nước Cộng hoà Indonesia.

Năm 1949, hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở đầu cho sự phát triển của quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia thời kỳ hiện đại Giai đoạn sau đó (1950 – 1955) chứng kiến những bước tiến quan trọng trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia Đó là những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm vận động các nước ủng hộ nền độc lập của nước Cộng hoà Indonesia Một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại New Delhi bởi Thủ tướng Nehru với sự tham gia của 18 nước nhằm khẳng định sự ủng hộ với nền độc lập của Indonesia.

Năm 1954, cả Ấn Độ và Indonesia (cùng với một số quốc gia khác) đã nhóm họp tại Colombo (Srilanka), tán thành nhiều nội dung quan trọng như vấn đề đình chiến ở Đông Dương, cấm vũ khí hạt nhân, lên án chủ nghĩa thực dân, đồng thời tuyên bố kế hoạch tổ chức Hội nghị Á - Phi Năm 1955, Hội nghị Á - Phi được tổ chức tại Bandung (Indonesia) với sự tham gia của nhiều nước trong đó có Ấn Độ. Năm 1961, Ấn Độ và Indonesia là những nước đồng sáng lập Phong trào “Không liên kết” Họ đã chia sẻ nhiều quan điểm chung về các vấn đề lớn lúc bấy giờ, đặc biệt là 5 nguyên tắc hoạt động chính bao gồm: tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau; không xâm lược lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và cùng có lợi; chung sống hoà bình Thủ tướng Ấn Độ Nehru và Tổng thống Indonesia Sukarno là những chính khách cổ vũ nhiệt thành cho sự thành lập của phong trào “Không liên kết” Nó cũng phù hợp với truyền thống dân chủ, tinh thần đấu tranh vì hoà bình, hữu nghị của hai quốc gia này, vốn là những nước hết sức tích cực trong các hoạt động của phong trào “Không liên kết” Ấn Độ và

Indonesia còn ủng hộ lẫn nhau trong việc tiếp quản các vùng lãnh thổ vốn bị chiếm từ thời thuộc địa (Ấn Độ sáp nhập vùng Pondicherry từ tay thực dân Pháp năm 1954 và Goa từ thực dân Bồ Bào Nha năm 1961, còn Indonesia tiếp quản vùng Tây Irian từ thực dân Hà Lan năm 1963) Trong thập niên 60 của thế kỷ XX, Ấn Độ và Indonesia đã cùng hành động, hợp tác với nhau nhằm hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc tới khu vực Ấn Độ Dương và Đông Nam Á Hai nước đã đồng tổ chức Hội nghị hoà bình khu vực Ấn Độ Dương (IOZOP) nhằm hạn chế sự can thiệp quân sự vào khu vực này Đến thập niên 80 của thế kỷ XX, các chuyến thăm hữu nghị của Tổng thống Indonesia Suharto (1980), Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi (1981) và Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi (1981) đã góp phần thúc đẩy kết nối mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa hai nước.

Có thể thấy, Ấn Độ và Indonesia đã có quan hệ hợp tác hữu nghị, truyền thống với mối liên hệ văn hóa lâu đời hàng thiên niên kỷ, được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau Là những quốc gia có chung lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc đến việc cùng sáng lập phong trào “Không liên kết”, đóng góp tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước Á, Phi, Mỹ La tinh, Ấn Độ và Indonesia đã có được một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác toàn diện trong những thập niên tiếp theo Trong bối cảnh hiện nay, khi các nước lớn gia tăng ảnh hưởng của mình, Ấn Độ và Indonesia ngày càng thể hiện vai trò không thể thiếu của mình trên các diễn đàn quốc tế và tổ chức đa phương, khẳng định sức ảnh hưởng cũng như tiếng nói chung với các vấn đề toàn cầu liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển Thông qua những chính sách ngoại giao đặc thù bao gồm đề xuất sáng kiến, xây dựng cầu nối, vai trò điều phối và đề cao giá trị chuẩn mực, cả Ấn Độ và

Indonesia đã xây dựng hình ảnh, chủ thể giúp định hình nên chiến lược tổng thể quốc gia Bên cạnh đó, xét đến mức độ quan tâm tới hệ thống khu vực, cả Ấn Độ và Indonesia được cho là dành nhiều nguồn lực để triển khai các chính sách kết nối khu vực.

2.1.2 Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn

Với sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh và việc Trật tự hai cực Yalta tan rã, tình hình thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy nhiên “cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ Trật tự cũ để tiến sang một Trật tự mới” [15; 399] Ở đó xuất hiện những “khoảng trống quyền lực” mà nhiều nước đang hướng tới, trong đó có Ấn Độ và Indonesia Trong tình hình mới, các nước này chủ động trong việc tham gia dẫn dắt, định hình các tập hợp lực lượng chính trị - chiến lược ở khu vực nhằm bảo vệ lợi ích của mình, đồng thời ngăn ngừa các nước khác ảnh hưởng quá sâu vào khu vực Điều này ngày càng gia tăng, nhất là với Ấn Độ và Indonesia, những quốc gia được coi là “lãnh đạo khu vực” ở Nam Á và Đông Nam Á Tình hình đó đòi hỏi các nước này phải có những điều chỉnh chính sách, xây dựng những khuôn khổ hợp tác, quy định mới nhằm chủ động nắm bắt và đáp ứng yêu cầu mới của thời đại.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ giữa các nước, đặc biệt là những nước lớn chuyển dần từ đối đầu căng thẳng, cạnh tranh quyết liệt sang xu thế hòa dịu, hợp tác, tạo điều kiện cho hòa bình thế giới được củng cố Tuy nhiên, song hành với đó là các mối đe dọa an ninh mang tính truyền thống như xung đột sắc tộc,tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ…, vốn được kiềm chế trong suốt thời kỳ Chiến tranhLạnh thì nay lại trỗi dậy, trở thành những thách thức mới đối với cộng đồng quốc tế.Mặt khác, các mối đe dọa an ninh mang tính phi truyền thống như chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… ngày càng gia tăng và phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi phải có sự nỗ lực phối hợp chung của nhiều nước để ứng phó với các thách thức này.Dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa, một quá trình hội nhập mạnh mẽ đã diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế; văn hóa - giáo dục đến chính trị, an ninh - quốc phòng Các nước đang phát triển, trong đó có Ấn Độ và Indonesia, đứng trước những cơ hội và thách thức trên con đường phía trước của mình.

Về chính trị, các định chế đa phương, diễn đàn khu vực lần lượt ra đời sau Chiến tranh Lạnh… Các định chế, diễn đàn này không phải là bất biến, cơ chế hoạt động của chúng luôn được đổi mới, cập nhật cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của quan hệ quốc tế Đó là sự thích nghi, bảo đảm sức sống, nâng cao tính hiệu quả của hội nhập chính trị trong xu thế toàn cầu hóa Cả Ấn Độ và Indonesia đã từng bước hội nhập sâu rộng, trở thành thành viên của các định chế đa phương cũng như diễn đàn khu vực khác nhau Điều đó đem lại cơ hội cho các quốc gia này nâng cao vị thế trên trường quốc tế, chủ động tham gia và xử lý các vấn đề đa phương, khu vực, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế Về kinh tế,

“dòng chảy” thương mại trong quan hệ quốc tế đã được điều chỉnh lại, qua đó khiến tính tương tác và khả năng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng trở nên rõ nét, tác động mạnh mẽ đến Ấn Độ và Indonesia, khiến hai nước nhận thấy được lợi ích của sự hợp tác và gắn kết trong một môi trường toàn cầu hóa rộng mở thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Về an ninh - quốc phòng, các dạng thức tập hợp lực lượng mới đã xuất hiện như hiệp ước hợp tác quân sự đa phương, khu vực; phương thức dàn xếp an ninh tập thể…, nhằm mục tiêu gắn kết các quốc gia trong quá trình duy trì hòa bình, an ninh khu vực, toàn cầu Trong bối cảnh cục diện quốc tế biến đổi theo xu hướng đa cực, cả Ấn Độ và Indonesia ý thức được việc tăng cường hội nhập trong an ninh - quốc phòng, giải quyết các vấn đề dựa trên hợp tác đa phương Về văn hóa - giáo dục,qua quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm sâu sắc nội dung hợp tác, thực sự gắn kết bền vững giữa các quốc gia, thúc đẩy sự gần gũi hơn về văn hoá, trong khi vẫn giữ được bản sắc riêng về văn hoá của từng quốc gia Có thể thấy, hội nhập quốc tế về văn hoá - giáo dục tạo điều kiện để người dân Ấn Độ và Indonesia được thụ hưởng tốt hơn các giá trị văn hóa của nhân loại, đồng thời cũng là cơ hội để họ phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa cũng có tác động phức tạp đến Ấn Độ và Indonesia, nhất là trong bối cảnh vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn địa chính trị - kinh tế xen lẫn những trở ngại trong các chương trình nghị sự quốc tế, làm gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Với xu hướng khu vực hóa, cả Ấn Độ và Indonesia đều phải thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội từ xu hướng này Theo đó họ đã xác định ưu tiên hợp tác trong mối ràng buộc với các tổ chức hợp tác khu vực cụ thể, liên kết kinh tế sâu rộng và kết nối toàn diện trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng và bao trùm trên các lĩnh vực khác nhau Ấn Độ và Indonesia – với tư cách là những quốc gia tầm trung, đã chứng tỏ vai trò, năng lực lãnh đạo của mình Các tiến trình hợp tác khu vực do Ấn Độ và Indonesia khởi xướng, giữ vai trò chủ đạo như Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trở thành những cơ chế quan trọng trong hợp tác và liên kết khu vực Trong tình hình mới, cả hai nước cần đến những chính sách chủ động cũng như vai trò quyết đoán của mình trong việc chống lại sự can dự nhằm phá vỡ ổn định cân bằng khu vực từ bên ngoài, góp phần tạo lập môi trường an ninh và dẫn dắt các tổ chức SAARC, ASEAN đi đúng hướng, đáp ứng mục tiêu chung của các nước trong khu vực.

Với xu hướng tập trung vào phát triển kinh tế, cả Ấn Độ và Indonesia đều xác định đây là nội dung trọng tâm, qua đó thúc đẩy hội nhập quốc tế với các cơ chế được thiết kế, xây dựng ngày càng chặt chẽ, có tính gắn kết, liên kết các nước với nhau, tạo ra động lực chung cho sự phát triển của mỗi nước Có thể thấy, sự biến đổi của tình hình quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh đã đem lại cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với mối quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia.

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Về cơ bản, quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia không có mâu thuẫn về mặt lợi ích Những ngăn cách giữa hai bên trong quá khứ vốn do ảnh hưởng của cục diện thế giới và sự đối đầu Đông – Tây gây ra Do đó, việc Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mở ra một giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia Với sự thay đổi về mục tiêu, động lực, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã được thúc đẩy trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong giai đoạn này.

2.2.1 Chuyển biến tích cực trong quan hệ song phương (1991 – 2001)

Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ và Indonesia đã thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương, đặc biệt là các chuyến viếng thăm ngoại giao của lãnh đạo các cấp nhằm duy trì mối quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa hai nước Việc hai nước liên tục tổ chức các chuyến viếng thăm, làm việc của các đoàn cấp cao hai bên thể hiện mối quan tâm của hai chính phủ về việc tăng cường quan hệ Ấn Độ - Indonesia trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều thay đổi Điển hình như các cuộc viếng thăm Indonesia của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Eduardo Faleiro (tháng 5 – 1992), của Thủ tướng Nahasimha Rao (1992) Ở chiều ngược lại, Indonesia cũng đã cử nhiều đoàn đại biểu cấp cao sang thăm, làm việc tại Ấn Độ, đáng chú ý như chuyến thăm của Bộ trưởng An ninh Indonesia Sudomo (năm

1991), của Ngoại trưởng Indonesia Wirynono (tháng 10 – 1991) [79; 15], chuyến thăm của Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Hartarto (tháng 3 – 1992), chuyến thăm của Ngoại trưởng Indonesia Ali Alatas (tháng 7 – 1992 và tháng 4 – 1997), đặc biệt là các chuyến thăm của Tổng thống Indonesia Suharto tới Ấn Độ (tháng 12 – 1993 và tháng 3 – 1994).

Trong các cuộc viếng thăm, các lãnh đạo cấp cao của hai nước đều bày tỏ mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia. Indonesia hoan nghênh và chủ động ủng hộ Ấn Độ trong chủ trương tăng cường quan hệ với các nước Đông và Đông Nam Á Bên cạnh đó, trong vấn đề ly khai của Đông Timor, Ấn Độ đã hỗ trợ, quyên góp 500 tấn gạo giúp đỡ những gia đình người Đông Timor phải di chuyển [80; 19] Sự hỗ trợ và giúp đỡ này của Ấn Độ sau đó đã được chính quyền Indonesia đánh giá cao, tiếp tục là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp và tin cậy giữa hai nước. Đặc biệt, việc Indonesia có thái độ phản ứng ở mức vừa phải sau khi Ấn Độ tiến hành vụ thử hạt nhân Pokhran II 4 năm 1998 (trong khi nhiều quốc gia khác lên tiếng phản đối mạnh mẽ như Mỹ, Trung Quốc, Pakistan…) chính là “phép thử” quan trọng cho việc thúc đẩy kết nối hợp tác giữa hai nước kể từ sau khi Trật tự hai cực Yalta tan rã Đại diện của Indonesia nhấn mạnh việc cần tuân thủ các quy định về việc phát triển vũ khí hạt nhân và nhắc lại cam kết của họ trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng như không chạy đua vũ trang với các nước khác Ngoại trưởng Indonesia, Ali Alatas khẳng định: “Indonesia có nhận thức đầy đủ về quyền của các nước trong việc đảm bảo các yêu cầu an ninh của họ, nhưng với tư cách là một quốc gia không phổ biến vũ khí hạt nhân, quan điểm của chúng tôi là việc thực hiện các chính sách an ninh không nên đi liền với việc phát triển các vũ khí hạt nhân Đó là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, việc sở hữu các vũ khí bởi 5 cường quốc tạo ra những đặc quyền riêng, không phù hợp với quyền bình đẳng của tất cả các quốc gia khác theo Hiến chương của Liên hợp quốc Nếu tình hình trên vẫn được duy trì, có khả năng dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang nhằm sở hữu vũ khí hạt nhân Vì thế, chúng tôi kêu gọi các quốc gia có vũ khí hạt nhân thực hiện đầy đủ các cam kết và tinh thần của thoả thuận liên quan đến không phổ biến vũ khí hạt nhân và chạy đua vũ trang, tất cả các nước cần ngưng việc phát triển các loại vũ khí, tạo điều kiện để đạt được mục tiêu chung về giải trừ tất cả các loại vũ khí hạt nhân” [123; 47].

4 Ngày 11 – 5 – 1998, Ấn Độ thử nghiệm 3 thiết bị phân hạch ở khu vực Pokhran thuộc sa mạc Rajasthan gần biên giới Ấn Độ - Pakistan Tiếp đó, ngày 13 – 5 – 1998, hai vụ thử hạt nhân đã được Ấn Độ thực hiện(Pokhran II) Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên năm 1974 (Pokhran I), được thực hiện bởi Uỷ ban năng lượng hạt nhân (DAE) và Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO).

Cũng liên quan đến vụ thử hạt nhân Pokhran II của Ấn Độ năm 1998, chính Indonesia là nước đóng vai trò trung gian, đề xuất đối thoại và xoa dịu những chỉ trích của các nước thành viên nhắm vào Ấn Độ tại Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) [62; 231].

Có thể thấy, động thái ngoại giao này của Jakarta là hành động ứng xử phù hợp của một quốc gia tầm trung, đưa New Delhi xích lại gần mình hơn trong bối cảnh cộng đồng quốc tế lên án Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân Trong bối cảnh cần một cầu nối và trung gian, Indonesia đã thể hiện thái độ ngoại giao tích cực và chủ động, qua đó thúc đẩy xây dựng mạng lưới quan hệ ngoại giao trong chính sách đối ngoại Bên cạnh đó, việc thông qua Diễn đàn ARF – một cơ chế đa phương mở và minh bạch giúp Indonesia thể hiện vai trò điều phối, xúc tác của mình, đặc biệt là khi các nước lớn vẫn đóng vai trò chi phối chính.

Một tín hiệu tích cực khác trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này là chuyến thăm Indonesia của Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee trong các ngày

10 đến 14 tháng 1 – 2001 “Chuyến thăm của Thủ tướng nhằm các mục tiêu: tái khẳng định cam kết của Ấn Độ với Chính sách “Hướng Đông”, thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau trong các vấn đề song phương, khu vực, các vấn đề đa phương cùng quan tâm, làm sâu sắc mối quan hệ hữu nghị giữa hai nhà lãnh đạo và đáp lại chuyến thăm tới Ấn Độ một năm trước” [138] Thành phần đoàn đại biểu cấp cao hộ tống

Thủ tướng Ấn Độ sang thăm Indonesia bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao, Cố vấn an ninh quốc gia Brajesh Mishra, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp và

Bộ trưởng Văn hoá Trong chuyến thăm này, Thủ tướng Ấn Độ đã nhận được sự đón tiếp trọng thể, nhiệt tình của Tổng thống Indonesia Aburrahman Wahid Hai bên đã tổ chức các cuộc hội đàm, thảo luận, bàn bạc và tìm các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương Tổng thống Indonesia Aburrahman Wahid “bày tỏ sự ủng hộ cá nhân với việc đề cử Ấn Độ là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc” [137] Bên cạnh đó, Thủ tướng Ấn Độ cũng có các cuộc hội kiến với Phó

Tổng thống Megawati, Chủ tịch Hạ viện (DPR) Akbar Tandjung, Ngoại trưởng AiwiShihab, Bộ trưởng Quốc phòng Mahfud, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệpBungaran Saragih, Bộ trưởng Ngư nghiệp và Hàng hải Sarwono Kusumatmaja [81;19].

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn từ 1991 đến 2001, quan hệ Ấn Độ - Indonesia trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao đã có những tiến triển so với giai đoạn trước, với minh chứng rõ nét là các hoạt động tiếp xúc, tham vấn ngoại giao giữa hai bên Tuy nhiên, kết quả hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai bên vẫn còn rất khiêm tốn Việc ký kết các văn kiện khuôn khổ giữa hai bên còn hạn chế và chưa được chú trọng Quan hệ ngoại giao Ấn Độ - Indonesia vẫn thiếu đi những “điểm nhấn” rõ nét cũng như các cơ chế đối thoại cần thiết, chưa tạo được cú hích lớn, đột phá nhằm đưa mối quan hệ này đi vào chiều sâu, thực chất và phát triển.

2.2.2 Bước chuyển hướng đến Đối tác chiến lược (2001 - 2005)

Trên nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp, bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và Indonesia được tăng cường, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.

Truyền thống gặp mặt giữa các lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục được duy trì với chuyến thăm của Phó Tổng thống Ấn Độ Krishan Kant tới Indonesia tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-15 (tháng 5 – 2001); chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia Megawati Soekarnoputri (năm 2002); cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee và Tổng thống Indonesia Megawati Soekarnoputri tại Bali, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ II (2003); cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono tại Vientiane (Lào), bên lề Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN lần thứ III (2004); cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á – Phi cũng như Lễ kỷ niệm Hội nghị Bandung tại Jakarta của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (2005).

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng

2.3.1 Hợp tác song phương trong giải quyết một số vấn đề an ninh

Hợp tác giải quyết vấn đề an ninh tại tỉnh Aceh 6

Trong chuyến thăm Indonesia tháng 1 - 2001, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đã khẳng định sự ủng hộ với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia Trước những lo ngại của phía Indonesia về việc các nhóm ly khai tại Aceh có mối liên hệ với Ấn Độ, phía Ấn Độ đã phản hồi một cách tích cực, đưa ra bằng chứng về mối liên hệ giữa các nhóm ly khai tại Aceh với cơ quan tình báo Pakistan, đặc biệt là việc sử dụng các địa điểm thuộc quần đảo Nicobar để vận chuyển vũ khí trái phép tới Aceh [62; 235] Đó cũng là lý do hai bên đã quyết định tổ chức các cuộc tuần tra chung giữa hải quân hai nước tại khu vực biển Andaman.

6 Aceh là tỉnh nằm ở cực Tây đảo Sumatra (Indonesia), có khoảng cách đảo Nicobar (Ấn Độ) khoảng 150 km từ đảo Nicobar (Ấn Độ) Phong trào đòi ly khai tại Aceh lên cao sau khi Đông Timor chính thức tách khỏiIndonesia năm 1999 Đây cũng là địa điểm của các nhóm cướp biển Indonesia thường xuyên tấn công các tàu hàng và tàu du lịch đi qua biển Andaman. Đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ hậu quả thiên tai.

Bên cạnh lĩnh vực an ninh truyền thống, Ấn Độ và Indonesia còn tăng cường phối hợp với nhau trong các vấn đề an ninh phi truyền thống như đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, hoạt động tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo… Tháng 8 –

2003, Ấn Độ đã lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Jakarta Ngày 2 – 7 –

2004, Biên bản ghi nhớ về Hợp tác đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã được ký kết tại Indonesia Đây cũng là cơ sở pháp lý để sau đó Nhóm công tác chung Ấn Độ - Indonesia (JWG) trong lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố ra đời và đi vào hoạt động, nhằm mục đích chia sẻ thông tin tình báo, tăng cường hợp tác song phương trong đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, hỗ trợ và nâng cao năng lực thực thi pháp luật của mỗi bên Ngoài ra, một nội dung khác cũng được hai bên chú trọng, đó là bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải và đấu tranh chống cướp biển tại eo biển Malacca Các hoạt động chính có thể kể đến bao gồm: tổ chức tuần tra chung; hộ tống các tàu của Indonesia ở vùng biển Andaman… Kể từ năm 1995, Indonesia cùng với Thái Lan, Singapore, Malaysia tham gia cuộc tập trận thường niên MILAN do Ấn Độ tổ chức. Ấn Độ cũng đã phối hợp với Indonesia tổ chức hoạt động tìm kiếm cứu nạn (mang tên Indopura SAREX) Kể từ năm 1997, SAREX được mở rộng từ hợp tác song phương lên hợp tác đa phương bao gồm các nước Ấn Độ, Indonesia, Singapore và Malaysia Một số hoạt động cứu hộ của Ấn Độ đã diễn ra như: năm 2002, hai tàu Priyadarshini và Jijabai của Ấn Độ đã xuất phát từ cảng Paradip để hỗ trợ tàu Indonesia Moto Tanker Tirta gặp sự cố và bị trôi dạt trên biển [87; 38]; tháng 5 –

2003, Trung tâm hàng hải Ấn Độ đã cử phương tiện tham gia cứu hộ và cứu được 22 thuyền viên trên tàu “MV Segitega Biru” của Indonesia đang trên hành trình từ Porbandar tới Chittagong thì gặp phải cơn bão lớn và bị chìm tại đảo Sagar [88; 64].

Các hoạt động hỗ trợ tái thiết sau thảm họa cũng được triển khai nhằm giúp đỡ khắc phục hậu quả thiên tai Có thể kể đến các hoạt động của Ấn Độ vào tháng

12 – 2004 để chia sẻ khó khăn với Indonesia (hỗ trợ khẩn cấp 1 triệu USD, cử các tàu tham gia hỗ trợ công tác cứu nạn, chuyển 35 tấn thiết bị và nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân vùng thiên tai [83; 27] Những hoạt động cứu hộ của Ấn Độ thể hiện tinh thần tương thân tương ái, khẳng định tình đoàn kết, hữu nghị trong mối quan hệ với Indonesia Phía Indonesia sau đó đánh giá cao những giúp đỡ từ Ấn Độ, “cảm ơn

Thủ tướng Manmohan Singh với những hỗ trợ kịp thời trong việc khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai” [143].

Như vậy, giai đoạn vừa qua đã chứng kiến những bước tiến trong hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và Indonesia Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực này được xây dựng dựa trên những lợi ích chung cũng như cam kết của hai nước làm sâu sắc hơn nữa hợp tác an ninh Có thể thấy, phạm vi hợp tác và lĩnh vực ngày càng được tăng cường, mở rộng, thể hiện sự cố gắng, thiện chí và quyết tâm chung của hai nước nhằm giải quyết các thách thức an ninh, đóng góp vào sự phát triển chung của quan hệ Ấn Độ - Indonesia.

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia đã được kết nối trở lại và diễn ra trên nhiều phương diện khác nhau như các chuyến thăm cấp cao của giới lãnh đạo quân sự hai nước, các vấn đề đào tạo nhân lực, hỗ trợ chuyên gia, chuyển giao vũ khí….

Hoạt động đối ngoại quốc phòng

Kể từ năm 1991, giữa hai nước đã diễn ra một loạt các chuyến thăm cấp cao của Bộ Quốc phòng và quân đội hai bên Đặc biệt, năm 2001, hai nước đã ký kết Thỏa thuận song phương về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng Đây là điểm nhấn quan trọng, không chỉ đánh dấu sự hợp tác trở lại giữa Ấn Độ và Indonesia trong lĩnh vực quốc phòng mà còn khẳng định tín hiệu tích cực từ Jakarta muốn mở rộng hợp tác với New Delhi.

Một số chuyến thăm tới Indonesia của lãnh đạo cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ có thể kể đến như: chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốcSushil Kumar (tháng 8 – 2001); chuyến thăm của Trung tướng Shantonu Chaudhry,Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ (tháng 3 – 2004) Ở chiều ngược lại, lãnh đạo cấp cao của quân đội Indonesia cũng nhiều lần đến thăm Ấn Độ như: chuyến thăm của Trưởng đô đốc Hải quân Sutjipto (tháng 9 – 2000); chuyến thăm của Tham mưu trưởng Không quân A Y Tipnis (tháng 2 – 2001); chuyến thăm của Tham mưu trưởng Không quân Chappy Hakim (tháng 2 – 2003) Bên cạnh đó, một số hoạt động giao lưu khác cũng được tổ chức giữa quân đội hai nước như: tham gia triển lãm quốc phòng (Defexpo 99 và Defexpo 2004); tổ chức khảo sát chung thuỷ văn tại eo biển Benggala (giữa đảo Nicobar và phía Bắc Sumatra); các chuyến thăm của tàu hải quân Ấn Độ đến các cảng Indonesia và ngược lại [83; 28].

Hợp tác đào tạo nhân lực Đây là một trong những nội dung quan trọng trong hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia Trong nhiều năm, chương trình trao đổi kinh nghiệm giữa quân đội hai nước đã được thực hiện với việc các học viên Indonesia tham gia các khóa huấn luyện trong khuôn khổ Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật (ITEC) tại Ấn Độ, trong khi các học viên Ấn Độ cũng được cử sang Indonesia tập huấn, học hỏi kinh nghiệm Năm 2001, 26 học viên thuộc Không quân và Hải quân Indonesia đã được gửi sang Ấn Độ huấn luyện trong Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC) [82; 17] Năm 2004 – 2005, 14 học viên khác thuộc quân đội Indonesia cũng được gửi sang Ấn Độ tham gia khoá huấn luyện theo kế hoạch ITEC-

I Bên cạnh đó, ngôn ngữ Bahasa Indonesia đã được đưa vào giảng dạy trong các khóa đào tạo cơ bản của Viện Ngôn ngữ nước ngoài, trực thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ [88; 127].

Như vậy, có thể thấy, hợp tác quốc phòng vẫn là lĩnh vực còn khá mới mẻ giữa hai nước trong giai đoạn này Năm 2001, quan hệ Ấn Độ - Indonesia trên lĩnh vực này mới được chính thức thiết lập, khi hai nước ký kết Thỏa thuận song phương về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng Tuy nhiên, có rất ít hoạt động hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia được triển khai trên thực tế Cụ thể vào năm 1995, khi Indonesia có nhu cầu đối với một số vũ khí do Ấn Độ sản xuất như thiết bị gắn trên ngư lôi, động cơ cho tàu hộ tống lớp Parchim, cơ sở sửa chữa cho tàu ngầm lớp

209, chính phủ Ấn Độ đã dự thảo một Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng với trọng tâm về chuyển giao công nghệ, bán các sản phẩm quốc phòng và thực hiện các dự án liên doanh Mặc dù Biên bản ghi nhớ đã được hai chính phủ ký, song nó đã không được quốc hội Indonesia phê chuẩn Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do Indonesia vẫn muốn giữ sự cân bằng quyền lực giữa các nước lớn nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực Đông Nam Á Bên cạnh đó, Indonesia cũng đã thực hiện 88 hoạt động ngoại giao quốc phòng giai đoạn từ 2003 đến 2008 [78;

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Giai đoạn 1991 – 2005, quan hệ thương mại giữa Ấn Độ và Indonesia có sự tăng trưởng tương đối nhanh, từ 212,35 triệu USD (1991) tăng lên 4,216 tỷ USD

(2005), gấp hơn 56 lần so với năm 1980 (74,95 triệu USD) và hơn 15 lần so với năm 1990 (265,19 triệu USD) [100; 12].

Sở dĩ có sự tăng trưởng ấn tượng trong kim ngạch thương mại song phương là do: Thứ nhất, công cuộc cải cách kinh tế theo hướng tự do hoá mở cửa và cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả của Ấn Độ dưới thời kỳ cầm quyền của các Thủ tướng P V Narasimha Rao và Atal Bihari Vajpayee đã đưa lại hiệu quả, làm thay đổi diện mạo quốc gia, đem lại sức bật mới cho Ấn Độ trong bối cảnh toàn cầu hoá, liên kết và hợp tác quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân của Ấn Độ được “cởi trói”, cùng với các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện của chính phủ (thành lập quỹ đảm bảo tín dụng, ổn định kinh tế vĩ mô…) đã mở rộng xuất khẩu, tăng cường liên hệ thương mại với các đối tác mới, trong đó có các nước Đông Nam Á và Indonesia Thứ ba, sự ổn định trong quan hệ chính trị - ngoại giao tạo tiền đề tốt để hai nước mở rộng kim ngạch thương mại song phương thời kỳ hậuChiến tranh Lạnh.

Bảng 2.1 Kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Indonesia (1991 – 2005)

Xuất khẩu của Ấn Độ vào Indonesia

Nhập khẩu của Ấn Độ từ Indonesia

Tổng giá trị Cán cân thương mại

(Nguồn: IMF DOTS YearBook, February 2009, Báo cáo của Nhóm chuyên gia)

Tuy nhiên, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước giai đoạn 1991 – 2005 tăng trưởng không ổn định, vẫn có năm giảm (1998 đạt hơn 1 tỷ USD). Nguyên nhân là do tác động của suy thoái kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, bên cạnh đó là việc Ấn Độ chưa kết hợp thuần thục giữa chiến lược tăng trưởng với ổn định nền kinh tế vĩ mô, giữa ổn định thị trường tài chính và đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng. Để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế cũng như kim ngạch thương mại, chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee trong năm 1998 đã tiến hành nhiều biện pháp, thúc đẩy hơn nữa tự do hoá, tư nhân hoá, mở rộng ngoại thương, tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, đầu tư xây dựng giao thông và cơ sở hạ tầng thiết yếu, nới lỏng các quy định kinh doanh đầu tư, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhờ đó mà kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ -Indonesia đã có sự tăng trưởng trở lại, đạt 1,217 tỷ USD năm

1999, tăng hơn 15,5% so với năm 1998 Đến năm 2005, kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 4,216 tỷ USD, tăng hơn 300 % so với năm 1998.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng thương mại của Ấn Độ với Indonesia (1997 – 2005)

(Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Bộ Công thương Ấn Độ; https://tradestat.commerce.gov.in/eidb/default.asp, giai đoạn 1997 – 2005)

Về tốc độ tăng trưởng thương mại của Ấn độ với Indonesia giai đoạn 1997 –

2005, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu chưa ổn định, vẫn có những năm tăng trưởng âm (năm tài chính 1997 – 1998; 1998 – 1999 tốc độ tăng tưởng xuất khẩu âm và năm tài chính 2000 – 2001 tốc độ tăng tưởng nhập khẩu âm) Bên cạnh đó, trong giai đoạn 1991 – 2005, cán cân thương mại phần lớn nghiêng về phíaIndonesia Chỉ có 4 năm (1991, 1992, 1993, 1995) Ấn Độ đạt thặng dư thương mại trong kim ngạch song phương, còn lại đều bị thâm hụt so với Indonesia Nguyên nhân là do: Thứ nhất, khi mở cửa tiến hành cải cách từ năm 1991, nền kinh tế Ấn Độ đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất và năng lượng tăng cao, đòi hỏi phải tăng cường nhập khẩu từ các nước Indonesia với nguồn tài nguyên phong phú, sản phẩm nông nghiệp đa dạng là đối tác thương mại quan trọng với Ấn Độ giai đoạn này Thứ hai, kinh tế Ấn Độ chú trọng nhiều hơn vào thị trường nội địa hơn là xuất khẩu, dẫn tới việc cán cân thương mại hầu như bị thâm hụt so vớiIndonesia giai đoạn 1991 – 2005 Thứ ba, kinh tế Ấn Độ phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh là các ngành dịch vụ, trong khi đó thương mại hàng hoá lại hạn chế hơn (do các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp của họ ít bị cạnh tranh và chủ yếu phục vụ nhu cầu nội địa) dẫn đến cán cân thương mại phần lớn bị thâm hụt với Indonesia giai đoạn này.

Về tỷ trọng thương mại, tỷ lệ thương mại trong xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn Độ với Indonesia giai đoạn 1996 – 2005 còn thấp Trong khi giá trị hàng hóa xuất khẩu sang Indonesia chỉ chiếm 1,59% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Ấn Độ (2004 – 2005) thì giá trị nhập khẩu từ Indonesia cũng chỉ chiếm 2,34% trong tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Ấn Độ (2004 – 2005) Điều đó cho thấy rõ quy mô giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước giai đoạn này còn khiêm tốn dù đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3 Tỷ trọng thương mại của Ấn Độ với Indonesia (1996 – 2005)

Tỷ lệ trong cơ cấu xuất khẩu

Tỷ lệ trong cơ cấu nhập khẩu

(Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Bộ Công thương Ấn Độ; https://tradestat.commerce.gov.in/eidb/default.asp, giai đoạn 1996 – 2005)

Cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia: Hàng xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia chủ yếu là phụ phẩm ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn; sắt, thép; ngũ cốc; bông; hoá chất hữu cơ; hạt dầu, quả có dầu, ngũ cốc hỗn hợp, hạt giống, trái cây, cây dược liệu hoặc cây công nghiệp, rơm và thức ăn gia súc; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, thiết bị máy móc; thuốc nhuộm và thuộc da, sản phẩm thuộc da, thuốc màu, sơn, mực… Đây là những ngành hàng mà thị trường Indonesia có nhu cầu lớn, với thị trường tiêu thụ rộng lớn trong khi Ấn Độ lại có thế mạnh và tiềm năng sẵn có để phát triển.

Bảng 2.4 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia (1996 – 2005)

87 Phương tiện tàu hoả, xe điện và thiết bị, phụ tùng

84 Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi

Phụ phẩm ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi chếbiếnsẵn

27 Khoáng sản, dầu khí và các sản phẩm chưng cất, chất bitum….

Hạt dầu, quả có dầu, ngũ cốc hỗn hợp, hạt giống, trái cây, cây dược liệu hoặc cây công nghiệp, rơm và thức ăn gia súc

39 Nhựa và sản phẩm từ nhựa 2,91 1,92 0,84 6,32 17,29 21,45 15,14 23,31 32,35

32 Thuốc nhuộm và thuộc da, sản phẩmthuộc da, thuốc màu, sơn, mực…

38 Sản phẩm hoá chất hỗn hợp 3,18 2,61 1,85 3,11 3,33 4,93 6,26 8,73 14,87

28 Hoá chất vô cơ, kim loại quý có thành phần hữu cơ và vô cơ

73 Sản phẩm từ sắt và thép 4,75 5,13 8,86 5,21 5,78 8,72 14,34 15,67 17,59

76 Nhôm và sản phẩm từ nhôm 16,92 10,37 0,21 8,49 14,32 2,85 5,12 7,13 8,81

(Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Bộ Công thương Ấn Độ; https://tradestat.commerce.gov.in/eidb/default.asp, giai đoạn 1996 - 2005) Điều đáng chú ý là tỷ trọng các mặt hàng truyền thống của Ấn Độ xuất khẩu sang Indonesia suy giảm và không ổn định giai đoạn từ năm 1997 đến những năm

2000, thời điểm mà kinh tế Indonesia chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dẫn đến sự sụt giảm trong nhập khẩu các mặt hàng truyền thống từ Ấn Độ Nhiều mặt hàng Ấn Độ đã mất thị phần đáng kể ở thị trường Indonesia Tuy nhiên, từ những năm 2000 trở đi, các mặt hàng như sắt thép, nhựa và sản phẩm từ nhựa, khoáng sản, dầu khí và các sản phẩm chưng cất, chất bitum lại có sự gia tăng đáng kể Nguyên nhân là do khi kinh tế Indonesia phục hồi trở lại và có sự tăng trưởng khá cao, nhu cầu nhập khẩu máy móc, các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như các mặt hàng tiêu dùng khác từ Ấn Độ cũng tăng lên Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chiến lược hợp tác song phương từ những năm 2000 trở đi cũng có những tác động, làm thay đổi tỷ trọng các loại hàng hoá trong cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia

Cơ cấu xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ: Theo số liệu thống kê thì 3 nhóm ngành hàng sau đã chiếm tới hơn một nửa giá trị nhập khẩu của Ấn Độ từ Indonesia bao gồm: dầu có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, sản phẩm phân tách, chất béo, sáp có nguồn gốc động vật hoặc thực vật; khoáng sản, dầu khí, sản phẩm chưng cất và hoá chất hữu cơ Đây là những mặt hàng mà Indonesia có thế mạnh phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp dầu cọ và công nghiệp khai thác dầu khí.

Các nhóm hàng được nhập khẩu từ Indonesia ở mức trung bình bao gồm: sản phẩm hoá chất hỗn hợp; quặng, xỉ và tro; dây tóc thủ công; trái cây, hạt, trái cây có múi hoặc trái cây bóc vỏ, dưa; cà phê, chè, mate, gia vị; bột gỗ, sợi xenlulo nguyên liệu; thuốc nhuộm và sản phẩm thuộc da, thuốc màu, mực; lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy móc Cùng với đó là các nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp như: sắt và thép; cao su và các sản phẩm từ cao su; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; kính và đồ thuỷ tinh; máy móc, thiết bị điện và phụ tùng, loa, tivi; thuyền, tàu, thiết bị nổi; xơ sợi nhân tạo; vải dệt may, phụ kiện cho công nghiệp dệt Điểm nổi bật trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu củaIndonesia sang Ấn Độ chủ yếu là nguyên liệu thô và chưa qua chế biến Sản phẩm công nghệ cao, đòi hỏi chất xám lớn và có kỹ thuật phức tạp không nhiều.

Bảng 2.5 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ (1996 – 2005)

Khoáng sản, dầu khí và các sản phẩm chưng cất, chất bitum….

Dầu có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, sản phẩm phân tách, chất béo, sáp có nguồn gốc động vật hoặc thực vật…

47 Bột gỗ, sợi xenlulo nguyên liệu 21,56 39,60 21,79 20,99 25,89 27,81 29,59 37,07 49,85

Máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi và các thiết bị phụ tùng

38 Sản phẩm hoá chất hỗn hợp 35,84 49,35 62,26 55,22 33,79 56,06 71,72 68,36 53,05

40 Cao su và sản phẩm từ cao su 0,77 5,33 4,12 4,29 5,33 7,73 9,17 10,28 18,40

Giấy, giấy bìa, các sản phẩm từ bột giấy

39 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa 27,55 17,43 21,66 8,87 7,56 9,64 7,78 9,54 26,57

Trái cây, hạt, trái cây có múi hoặc trái cây bóc vỏ, dưa

09 Cà phê, chè, mate, gia vị 4,12 9,24 35,01 6,59 13,61 16,08 14,27 27,95 16,73

Thuốc nhuộm và thuộc da, sản phẩm thuộc da, thuốc màu, mực…

70 Kính và đồ thuỷ tinh 4,08 2,35 4,85 7,17 6,71 9,20 8,78 12,35 11,24

Máy móc, thiết bị điện và phụ tùng, loa, tivi

Vải dệt, vải dệt may, phụ kiện cho công nghiệp dệt

(Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Bộ Công thương Ấn Độ; https://tradestat.commerce.gov.in/eidb/default.asp, giai đoạn 1996 – 2005)

Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, các dự án đầu tư FDI của Ấn Độ tại Indonesia có sự tăng giảm không ổn định qua các năm, từ chỗ chỉ có 1 dự án (năm 1991) tăng lên 28 dự án (năm 2004), với tổng giá trị được phê duyệt từ 1 triệu USD (năm 1991) lên 66,8 triệu USD (năm 2004), sau đó giảm xuống còn 18 dự án và chỉ đạt giá trị 31,1 triệu USD (năm 2005) (xem bảng 2.6) Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (năm

1997) song các doanh nghiệp Ấn Độ vẫn vượt qua tác động và mở rộng đầu tư tại Indonesia, thể hiện qua số lượng dự án FDI và tổng giá trị được phê duyệt trong các năm 1998 và 1999 Sở dĩ số dự án và giá trị vốn FDI của Ấn Độ tăng lên trong những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX là do quá trình cải cách thuế ở Indonesia được tiếp tục đẩy mạnh bất chấp những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á Nhiều biện pháp để cải cách và thúc đẩy thị trường đã được thực hiện ở Indonesia dưới sự giám sát của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Kết quả là quá trình cải cách, tự do hoá ở Indonesia trong ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, viễn thông, vận chuyển được thực hiện triệt để, việc cải cách thuế quan, nhất là giấy phép nhập khẩu gần như được bãi bỏ.

Tuy nhiên, nếu so với tổng giá trị đầu tư FDI ở Indonesia thì giá trị đầu tư từ các công ty Ấn Độ vẫn còn rất khiêm tốn Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005, tỷ trọng vốn FDI đầu tư từ Ấn Độ không năm nào vượt quá 1% (xem bảng 2.6) Tiềm năng để kêu gọi, thu hút và mở rộng vốn đầu tư từ Ấn Độ vẫn còn rất lớn Giai đoạn này các công ty lớn của Ấn Độ thực hiện đầu tư ở Indonesia có thể kể đến nhưAditya Birla Group (Indo-Bharat Rayon), S.P Lohia Group (Indo-Rama Synthetics),Ispat Group (Ispat-Indo), Jaykay Files, Gokak và Essar Dhananjaya Rất nhiều các công ty Ấn Độ đóng vai trò cung cấp thiết bị hoặc tham gia vào các dự án củaIndonesia như Wapcos, Rites, Stup Consultancy India Ltd.,Tcil, Punj Lloyd, KecInternational, Telk Ltd., Bhel và Bharat Heavy Plates Các tập đoàn Reliance,Kirloskars và Thermax tiếp tục duy trì đại diện thương mại của mình ở Indonesia.Các lĩnh vực mà nhà đầu tư Ấn Độ quan tâm tới ở Indonesia giai đoạn này có thể kể đến như công nghiệp dệt, sản xuất hàng kim loại, máy móc và công nghiệp điện tử, thương mại và lĩnh vực phân phối…. Để thúc đẩy và tạo cơ chế cho các nhà đầu tư, Ấn Độ và Indonesia đã thảo luận, đi tới thống nhất và ký kết Hiệp ước xúc tiến và bảo hộ đầu tư (BIP) vào tháng

2 – 1999 Đây là cơ sở để hai bên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút vốn đầu tư FDI, mở rộng khai thác các tiềm năng sẵn có giữa hai bên trong những năm tiếp theo Một số thương vụ đầu tư có thể kể đến sau đó như trong lĩnh vực giao thông, Thoả thuận về dự án đường sắt đã được ký kết giữa Công ty xây dựng đường sắt Ấn Độ (IRCON) với đối tác Mitra Jaya Group của Indonesia (tháng 2 – 2000). Ngoài ra, trong năm 2004, Công ty xây dựng đường sắt Ấn Độ (IRCON) cũng đã trúng thầu gói thầu trị giá 10 triệu USD xây dựng đoạn đường thu phí tại Indonesia, đồng thời tiếp tục mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực cải tạo đường sắt và cho thuê đầu máy.

Trong du lịch, Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực du lịch đã được ký kết giữa Ấn Độ và Indonesia (tháng 2 – 2000) Có thể thấy, mặc dù không phải là quốc gia Đông Nam Á có số lượng khách du lịch tới thăm Ấn Độ lớn nhất, song về cơ bản giai đoạn từ năm 2001 đến 2005, số lượng khách du lịch Indonesia sang thăm Ấn Độ có sự tăng trưởng khá tốt, từ 7.767 người năm 2001 đã tăng lên 12.640 người năm 2005 [110] Nguyên nhân có được sự tăng trưởng lượng khách du lịch Indonesia tới Ấn Độ giai đoạn 2001 – 2005 là nhờ vào những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ triển khai các chiến lược thúc đẩy, quảng bá, giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người với sự phong phú, đa dạng về văn hoá, cảnh sắc tự nhiên thu hút, hấp dẫn Cùng với đó là sự hỗ trợ, ủng hộ từ cộng đồng Ấn kiều, trở thành cầu nối nhằm thúc đẩy, lan toả sự kết nối giữa nhân dân hai nước Ngoài ra, tỷ trọng khách du lịch Indonesia trong tổng lượng khách du lịch Đông Nam Á tới Ấn Độ chỉ từ 5,54% (năm 2001) và giảm xuống còn 5,23% (năm 2005) 7 Điều đó cho thấy quy

7 Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Number of Foreign Tourist to India, Ministry of Statistics and Programme Implementation (2018), Government of India. mô và mức độ hợp tác vẫn còn khá khiêm tốn trong lĩnh vực du lịch giữa hai nước trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005.

Bảng 2.6 Số dự án FDI của Ấn Độ được phê duyệt đầu tư vào Indonesia giai đoạn 1991 – 2005

Số dự án của Ấn Độ được phê duyệt

Giá trị của các dự án Ấn Độ được phê duyệt (triệu USD)

Tổng giá trị của các dự án FDI được phê duyệt (tỷ USD)

(Nguồn: Capital Investment Coordinating Board (BKPM), Jakarta; Báo cáo của

Bảng 2.7 Số dự án của Ấn Độ được phê duyệt theo vùng địa lý Indonesia từ tháng 1 - 1997 đến tháng 5 - 2008 Địa điểm Số dự án Tổng giá trị

Khu vực thủ đô Jakarta 75 23.666,7

Khu vực Yogyakarta 1 1.200,0 Đông Java 1 30.012,3

(Nguồn: Capital Investment Coordinating Board (BKPM), Jakarta; Báo cáo của

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục

Với truyền thống dân chủ, xã hội đa nguyên, đa sắc tộc cùng ý thức tự cường, cả Ấn Độ và Indonesia đã chủ động, tích cực thúc đẩy các hoạt động hợp tác, gắn kết văn hoá, khoa học và xã hội thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Về văn hóa, có thể thấy sự giao thoa tiếp xúc giữa Ấn Độ và Indonesia diễn ra một cách tự nhiên, chủ động và sâu sắc Tuy vậy, quá trình giao lưu văn hóa giữa hai nước chỉ thực sự trở nên toàn diện, có ý thức rõ ràng kể từ khi Ấn Độ và Indonesia ký kết Chương trình trao đổi văn hoá (CEP) 8 giai đoạn 1997 – 1999 trong khuôn khổ Hiệp định văn hoá Ấn Độ - Indonesia (tháng 12 – 1996).

Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, hợp tác giao lưu trao đổi văn hóa giữa Ấn Độ và Indonesia được triển khai thông qua nhiều hoạt động đa dạng, ở nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động nhằm quảng bá, mở rộng và thúc đẩy mối liên hệ song phương về văn hoá, tháng 8 –

8 Ngoài Indonesia, Chương trình trao đổi văn hoá (CEP) còn được ký kết giữa Ấn Độ với các nước Peru,Hàn Quốc, Phần Lan, Bỉ (vùng Flemish), Nga, Tuynisia, Mauritius, Sudan, Israel, theo Annual Report 1996– 1997, Ministry of Culture, Government of India, tr 105.

1999, lễ hội ẩm thực Ấn Độ đã được tổ chức tại Indonesia Tháng 9 - 1999, vũ đoàn balê Ramayana đã tới thăm và có chuyến biểu diễn giao lưu tại Indonesia Đặc biệt, Trung tâm văn hoá Ấn Độ Jawaharlal Nehru 9 (JNICC) tại Jakarta đã có nhiều hoạt động nhằm giới thiệu, quảng bá văn hoá của Ấn Độ tới người dân Indonesia Khởi đầu với việc giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và văn hoá Ấn Độ, JNICC dần trở thành nơi tập hợp của các nghệ sĩ Ấn Độ và Indonesia cùng nhau hợp tác trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Rất nhiều các trường đại học, trường phổ thông, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm thông tin từ JNICC cho các hoạt động văn hoá – xã hội của mình Bên cạnh đó, JNICC còn tổ chức nhiều lễ hội truyền thống như Holi, Ganesh Mahotsav, Navratri, Durga Pooja, Diwali cho cộng đồng Ấn kiều tại Indonesia.

Nhằm mục tiêu xây dựng, thúc đẩy hợp tác văn hoá song phương giữa hai nước, đoàn kịch Bharatanatyam, dẫn đầu bởi Jayalakshmi Eshwar đã sang thăm và biểu diễn tại Indonesia (tháng 4 – 2000) Bên cạnh đó, đoàn bale Ramayana (Indonesia) với 30 thành viên cũng đã tham dự Lễ hội quốc tế Ramayana tổ chức tại Khajuraho (tháng 12 – 2000) Sau đó, đoàn bale Ramayana còn tổ chức biểu diễn tại một số thành phố khác ở Ấn Độ Ngoài ra, Indonesia cũng tổ chức nhiều buổi triển lãm về Ram Darshan tại Panchvati, Madhya và Pradesh.

Bước sang năm 2001, trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Indonesia (tháng 1 – 2001), hai bên đã nhất trí với thoả thuận về Chương trình trao đổi văn hoá (CEP) giai đoạn 2001 – 2003 Đây là cơ sở quan trọng, đăt nền tảng để hai bên tiếp tục nỗ lực mở rộng và phát triển quan hệ văn hoá song phương những năm đầu thế kỷ XXI Đến tháng 10 – 2004, cơ sở mới của Trung tâm văn hoá Ấn Độ Jawaharlal Nehru (JNICC) được thành lập tại Bali, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng các mối liên hệ văn hoá giữa Ấn Độ - Indonesia Năm 2005, Trung tâm văn hoá Ấn Độ tại Jakarta và Bali đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Mối liên hệ văn hoá giữa Ấn Độ và Indonesia” vào 30 – 3 và 23 – 9 – 2005 Bên cạnh đó, nhiều chương trình vì cộng đồng đã được hai trung tâm tổ chức tại Medan, Bandung, Batam, Lombok.

Có thể thấy, trên nền tảng mối tương đồng về văn hóa - lịch sử, được tạo

9 Trung tâm văn hoá Ấn Độ Jawaharlal Nehru (JNICC) được thành lập năm 1989 và đặt dưới sự bảo trợ của Hội đồng văn hoá Ấn Độ (ICCR), có trụ sở tại Jakarta (Indonesia). điều kiện bởi sự phát triển của quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước, hợp tác văn hóa Ấn Độ - Indonesia đã được thúc đẩy, tăng cường, phát triển ngày càng toàn diện và sâu sắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa Việc thúc đẩy giao lưu hợp tác văn hóa giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn này đem lại những tín hiệu tích cực, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, qua đó góp phần đưa quan hệ Ấn Độ - Indonesia phát triển trong những năm tiếp theo.

Về khoa học, trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ tới Indonesia (tháng

1 – 2001), hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tạo cơ sở để thúc đẩy hợp tác song phương trên lĩnh vực này [81; 19]. Indonesia đã đồng ý với đề xuất của Ấn Độ thiết lập Trạm điều khiển từ xa tại Biak (Kalimantan) (năm 1996) nhằm tiếp tục chương trình phát triển của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) Ngoài ra, các cơ sở vật chất và công nghệ trong trung tâm này đã được nâng cấp và dự án xây dựng cơ sở thứ hai đã được phê duyệt (với khoản đầu tư trị giá 875 nghìn USD của ISRO trong năm 2005) [83; 28] Trước đó, vào tháng 9 - 2004, Công ty hợp tác Antrix thuộc Uỷ ban Không gian Ấn Độ đã đạt được thoả thuận thương mại về việc “phóng LAPAN-TUBSAT, vệ tinh nặng 50 kg của

Cơ quan hàng không và vũ trụ Indonesia (LAPAN) bằng hệ thống tên lửa đẩy PSLV Vệ tinh này sẽ cùng với một vệ tinh Ấn Độ khác được phóng vào quỹ đạo bằng hệ thống PSLV vào cuối năm 2005, đầu năm 2006” [141].

Nhìn chung, hợp tác khoa học giữa Ấn Độ và Indonesia tuy đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai bên Nguyên nhân chính là do vẫn còn thiếu hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, đồng thời ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế.

Về giáo dục, Ấn Độ đã hỗ trợ việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực choIndonesia trong một số lĩnh vực trọng tâm thuộc khuôn khổ Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC), Kế hoạch Colombo và Học bổng trao đổi văn hoá Trong năm 2004, có tổng cộng 78 học bổng Chương trình ITEC, 38 học bổng thuộc kế hoạch Colombo và 20 Học bổng trao đổi văn hoá [83; 28] cấp cho các học viên Indonesia Bên cạnh đó, việc thành lập Trung tâm đào tạo nghề trong lĩnh vực xây dựng (kế hoạch trị giá 3,08 triệu Rs của ITEC) được xúc tiến và thực hiện trong năm 2004 [83; 28] Bước sang năm 2005, Trung tâm đào tạo nghề trong lĩnh vực xây dựng đã được thành lập tại Jakarta với sự hỗ trợ từ Chương trình hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC).

Như vậy, kể từ sau khi Trật tự hai cực Yalta tan rã, việc thúc đẩy giao lưu hợp tác văn hóa, khoa học, xã hội cùng với phát huy “sức mạnh mềm”ở cả hai nước đã góp phần làm phong phú, đa dạng quan hệ song phương, đồng thời tạo cơ sở để quan hệ giữa Ấn Độ và Indonesia tiếp tục được thúc đẩy, tạo thêm động lực cho sự phát triển trong giai đoạn mới, đặc biệt là khi cả hai đang thay đổi mạnh mẽ và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế, khu vực.

Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2005 chứng kiến những thay đổi trong mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia, qua đó khẳng định mục tiêu và động lực của các quốc gia này trong hệ thống quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Sự tiến triển không ngừng của quan hệ Ấn Độ - Indonesia dựa trên sự chia sẻ về giá trị và lợi ích tương đồng, sự tin tưởng và hiểu biết về chính trị giúp hai nước dần tạo lập được lòng tin chiến lược Tinh thần chung của các lãnh đạo hai nước là duy trì mối quan hệ hữu nghị, tin cậy và chân thành trên cơ sở kế thừa những giá trị trong quá khứ cũng như có sự thích ứng phù hợp với tình hình mới của thế giới, châu lục và khu vực.

Có thể khẳng định các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao được coi là trung tâm trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2005 Bên cạnh đó, quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Indonesia còn được thể hiện rõ nét trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng Giai đoạn 1991 – 2005, hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này bắt đầu được khởi xướng và dần trở thành lĩnh vực hợp tác quan trọng đối với cả hai nước Trong khi đó, hợp tác thương mại Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này còn khá khiêm tốn và chưa ổn định Hai nước đã nỗ lực thực hiện các biện pháp tổng thể để đạt mục tiêu trao đổi thương mại song phương như kỳ vọng trong thời gian sớm nhất Ấn Độ cũng là nước sớm có đầu tư vào Indonesia Từ nhưng năm 90 của thế kỷ XX, mặc dù là nước thiếu vốn và cũng cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng hàng năm, các dự án đầu tư vào Indonesia vẫn được chính phủ Ấn Độ phê duyệt Tuy nhiên, số lượng các dự án và giá trị đầu tư vẫn còn thấp và chưa có nhiều dự án lớn Về văn hóa, khoa học và giáo dục, hai nước đã có những mối liên hệ nhất định trong giai đoạn này, với các kết quả hợp tác cụ thể và tích cực dù quy mô vẫn còn khiêm tốn.

BƯỚC TIẾN TRIỂN MỚI TRONG QUAN HỆ ẤN ĐỘ - INDONESIA TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2018

Các nhân tố mới tác động đến quan hệ Ấn Độ - Indonesia những năm đầu thế kỷ XXI

Những năm đầu thế kỷ XXI quan hệ Ấn Độ - Indonesia vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của các nhân tố đã được phân tích ở tiểu mục 2.1, chương 2 Tuy nhiên, một số nhân tố mới đã xuất hiện, vừa tạo thuận lợi, vừa gây ra những khó khăn, thách thức cho sự phát triển của mối quan hệ song phương này.

3.1.1 Nhân tố quốc tế, khu vực và một số nước lớn

Tình hình quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI tiếp tục có nhiều chuyển biến mạnh mẽ Một trong số đó là sự thay đổi cán cân lực lượng thế giới với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc Sau nhiều thập kỷ kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, năm

2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ Từ chỗ quy mô kinh tế đạt mức 2.286 tỷ USD năm 2005, đến năm

2018, quy mô kinh tế Trung Quốc đã đạt 13.895 tỷ USD [167].

Với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, Trung Quốc đã không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự và hiện đại hóa quốc phòng Giai đoạn 2009 – 2018, mức chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng tới 83%, mức tăng cao nhất trong số các nền quốc phòng hàng đầu thế giới [47; 28] Từ giữa thập niên thứ nhất của thế kỷ XXI đến nay, Trung Quốc luôn là nước có mức chi tiêu quốc phòng đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) [121; 184].

Dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã thực thi chiến lược nhằm thay đổi cấu trúc quyền lực thế giới, thách thức vị trí siêu cường của Mỹ, sử dụng “sức mạnh mềm”, lợi kích kinh tế thương mại để tập hợp lực lượng, gia tăng ràng buộc về chính trị, an ninh đối với các nước khác Các động thái chính của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa tham vọng đó bao gồm tăng cường vai trò trong các định chế quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi G-20, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); sáng lập và dẫn dắt các thể chế mới như Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), Quỹ Con đường tơ lụa trên biển (MSR), Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP); đưa ra yêu sách chủ quyền lãnh thổ và ép buộc các nước khác chấp nhận (tranh chấp ở biển Đông); triển khai Sáng kiến Vành đai và Con đường…, từ đó hướng đến mục tiêu “đặt Trung Quốc vào vị trí trung tâm địa chính trị - kinh tế toàn cầu” [130] Sự phát triển nhanh chóng của

Trung Quốc với những thay đổi về sức mạnh và quân sự cũng như việc gia tăng sự hiện diện ở khu vực Nam Á, Đông Nam Á cùng với “chuỗi ngọc trai” trên Ấn Độ

Dương kết hợp với “đường lưỡi bò” ở biển Đông đã động chạm mạnh đến lợi ích của Ấn Độ và Indonesia Tình hình trên khiến quan hệ Ấn Độ - Indonesia phải được tăng cường hơn để đối phó lại với những thách thức mới xuất hiện từ sự trỗi dậy của Trung Quốc Nhưng sự gia tăng hợp tác và việc tăng cường đầu tư của Trung Quốc với Indonesia cũng khiến Ấn Độ phải tìm cách cân bằng lực lượng thông qua việc phát triển mối quan hệ với Mỹ và các nước đồng minh khác Tuy vậy, dù là đối thủ cạnh tranh nhưng hợp tác giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia trong các cơ chế đa phương do ASEAN dẫn dắt (ARF, EAS, ADMM+…) cho phép họ cân bằng ảnh hưởng trước sự cạnh tranh của các cường quốc khác. Ở khía cạnh khác, các vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI 10

Vụ tấn công Tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại quốc tế ở New York ngày

11 – 9 – 2001 là một sự kiện chính trị an ninh quốc tế nghiêm trọng trong thế kỷ XXI Sự kiện này đã để lại rất nhiều hệ lụy và khiến nước Mỹ bị tổn thương sâu sắc. Ngay sau đó, Tổng thống Mỹ George Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, lôi kéo hàng loạt nước trên thế giới tham gia vào cuộc chiến

10 An ninh phi truyền thống là “thuật ngữ dùng để chỉ những nhân tố (an ninh) phi quân sự, bao gồm các yếu tố như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh tài chính, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh…”

[168] này Các cuộc chiến tranh tại Afghanistan, Iraq và hàng loạt chiến dịch chống khủng bố được thực hiện trên khắp thế giới Mặc dù Mỹ đã đạt được những kết quả nhất định trong cuộc chiến chống khủng bố, song đây vẫn là cuộc chiến chưa hồi kết và chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan giờ đây là cuộc đấu tranh toàn cầu mới Sự lan rộng về địa lý của mối đe dọa này cũng thay đổi Các nhóm khủng bố không chỉ giới hạn hoạt động ở Trung Đông mà còn trở nên phổ biến ở nhiều khu vực khác trên thế giới Đặc biệt, Đông Nam Á nổi lên là một điểm mới khi hoạt động ly khai Hồi giáo cực đoan chuyển sang địa bàn mới, rõ rệt nhất là tại Indonesia, Philippines, Thái Lan Điều đáng lo ngại là ý thức hệ tư tưởng cực đoan của các tổ chức này vẫn được truyền bá và có sức ảnh hưởng lớn Vì thế, cuộc chiến chống khủng bố chắc chắn vẫn còn dài và phải đối mặt với nhiều thách thức.

Bên cạnh chủ nghĩa khủng bố, hàng loạt vấn đề an ninh khác có tính toàn cầu xuất hiện như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước, sử dụng vũ khí sinh học, dịch bệnh, di cư bất hợp pháp, tội phạm xuyên quốc gia… Các thách thức này có thể khiến một quốc gia, một thể chế xã hội sụp đổ mà không cần bất kỳ hoạt động quân sự nào Nhận thức về an ninh phi truyền thống phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng của nội hàm khái niệm an ninh quốc gia Có thể thấy, các mối đe dọa an ninh ngày càng mang tính phức tạp, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà còn mang tính xuyên quốc gia, đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều quốc gia để ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Những năm đầu thế kỷ XXI, cục diện quốc tế có nhiều biến động phức tạp và khó lường, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương Sự cọ xát chiến lược diễn ra gay gắt ở khu vực thông qua các hình thức tập hợp lực lượng mới do Mỹ và TrungQuốc dẫn dắt Sau chuỗi dài các cuộc chiến tranh từ Afghanistan (năm 2001) tớiIraq (năm 2003) cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Mỹ suy yếu tương đối trong khi Trung Quốc trỗi dậy và thu hẹp tương quan lực lượng cả về kinh tế, quân sự với Mỹ, đặc biệt là sau Đại hội XIX, khi Trung Quốc tuyên truyền rộng rãi ý tưởng “Cộng đồng chung vận mệnh”, kêu gọi các nước trong khu vực xây dựng Cộng đồng kinh tế châu Á làm cơ sở, lấy quan hệ ASEAN – Trung Quốc làm mô hình căn bản Để đối phó lại, sau khi bước vào Nhà Trắng năm 2017, Tổng thống Donald Trump coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” và là

“thách thức lâu dài, nghiêm trọng nhất” với Mỹ Từ đó, Tổng thống Donald Trump khởi động chiến lược cạnh tranh toàn diện với Trung Quốc, trong đó cạnh tranh ý thức hệ chỉ là thứ yếu mà quan trọng hơn là cạnh tranh vị trí đứng đầu thế giới Có thể thấy, những thay đổi trong chính sách của Mỹ và Trung Quốc, dù chỉ trong ngắn hạn cũng tạo ra tác động lớn tới các nước vừa và nhỏ trong khu vực Các nước trong khu vực, dù là nước lớn như Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc… hay các nước nhỏ trong khối ASEAN đều phải cân nhắc lựa chọn tham gia trong xu hướng tập hợp lực lượng này.

Bên cạnh đó, hội nhập và liên kết kinh tế - thương mại trong kỷ nguyên mới tiếp tục là xu thế chủ đạo, được thúc đẩy mạnh mẽ, tạo nền tảng cho sự phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương Các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) cả ở cấp độ song phương lẫn đa phương ra đời, thu hút nhiều nước trong khu vực tham gia ASEAN tiếp tục khẳng định là một thực thể quan trọng, tiếp tục được các cường quốc tranh thủ, gây ảnh hưởng và có khả năng phát huy vai trò trung tâm, kết nối các nền kinh tế trong cấu trúc khu vực đang định hình Đến nay, đã có nhiều Hiệp định có hiệu lực và đang thực thi như: ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Australia – New Zealand, ASEAN – Hồng Kông… đã lần lượt được ký kết, khẳng định vai trò và tính kết nối của ASEAN trong việc thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực.

Mỹ là nhân tố nước lớn có ảnh hưởng quan trọng tới quan hệ Ấn Độ -Indonesia những năm đầu thế kỷ XXI Trên nền cấu trúc “Trục và Nan hoa”, Mỹ đã triển khai các chiến lược “Tái cân bằng” và “Ấn Độ – Thái Bình Dương” với trọng tâm là Đông Nam Á Trong tiến trình đó, Mỹ đã thúc đẩy quan hệ song phương vớiIndonesia thông qua một loạt các hành động cụ thể Quá trình chuyển đổi dân chủ ở

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao

3.2.1 Tuyên bố Đối tác chiến lược (tháng 12 – 2005) - bước ngoặt quan trọng cho thời kỳ phát triển toàn diện quan hệ Ấn Độ - Indonesia

Quan hệ Đối tác chiến lược (Strategic Partnership) là thuật ngữ xác định mối quan hệ giữa hai nước mang tính chất trọng tâm, then chốt, tạo ra sự liên hệ và gắn kết lợi ích tương đối bền vững trong một khoảng thời gian cụ thể Nó “là một phương tiện để định hình môi trường quốc tế cho phù hợp với lợi ích sống còn của nhà nước” [119; 16] Đối tác chiến lược là một dạng quan hệ hợp tác phong phú, trong đó thành phần, nội dung, hình thức, mức độ… hoàn toàn tùy thuộc vào sáng kiến của các bên [31; 4 – 5].

Có thể thấy, quan hệ đối tác chiến lược rất đa dạng về đối tượng áp dụng, nội dung và lĩnh vực hợp tác cũng được mở rộng, phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia Quan hệ đối tác chiến lược bao gồm: sự tương tác, quan hệ đối tác và hợp tác cơ cấu, trong khi đó hợp tác phát triển dựa trên ba trụ cột chính là hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư và xây dựng năng lực Dựa trên chức năng của hai mô hình này mà hình thành nên mối quan hệ tương hỗ bao gồm hợp tác quốc tế liên quan đến sự tương tác và quan hệ đối tác, đòn bẩy đầu tư có liên hệ mật thiết với quan hệ đối tác và xây dựng năng lực liên quan đến quan hệ đối tác Do đó, mối quan hệ giữa quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác chiến lược là mối quan hệ hai chiều, có sự tác động lẫn nhau.

Với Ấn Độ và Indonesia, việc xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược đã được thực hiện trong một thời gian dài Đến năm 2005, những yếu tố cần thiết đã xuất hiện, tạo tiền đề quan trọng để hai bên nâng cấp mối quan hệ của mình.

Thứ nhất, kể từ năm 2000, quan hệ hợp tác Ấn Độ - Indonesia không ngừng được mở rộng trên các lĩnh vực khác nhau, từ chính trị - ngoại giao đến thương mại,đầu tư, an ninh - quốc phòng, khoa học, giáo dục, văn hoá, xã hội Cùng có những điểm tương đồng như truyền thống dân chủ, chế độ đa nguyên và thể chế nhà nước cộng hoà, hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác, đưa mối quan hệ này đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả.

Thứ hai, thông qua các cuộc gặp mặt, trao đổi định kỳ, hai bên đều đã thống nhất các cơ chế hợp tác, từ cấp cao cho đến các uỷ ban, bộ, ngành địa phương Tinh thần chung là ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, cơ chế đa phương, mở rộng hợp tác song phương cùng có lợi, vì sự phát triển bền vững của hai dân tộc Điều quan trọng là lòng tin chiến lược đang được hình thành giữa hai bên, tạo ra sự liên kết đặc biệt giữa hai nước, là cơ sở quan trọng để cả Ấn Độ và Indonesia hướng tới việc nâng cấp mối quan hệ này.

Thứ ba, giữa Ấn Độ và Indonesia còn nhiều tiềm năng để mở rộng hợp tác, nhất là khi bối cảnh quốc tế, khu vực đã có những thay đổi nhanh chóng kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cũng như xu thế liên kết, toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới Việc tăng cường hợp tác, tạo ra sự gắn kết về lợi ích chiến lược cũng như thúc đẩy quan hệ mang tính bền vững là điều cần thiết, giúp Ấn Độ và Indonesia có thêm động lực để đổi mới, cải cách, đáp ứng những nhu cầu mới trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Trên cơ sở đó, sự kiện đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này là chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Indonesia Bambang Yudhoyono tới Ấn Độ trong các ngày 21 đến 24 tháng 12 – 2005. Một đoàn đại biểu cấp cao hộ tống Tổng thống Indonesia trong chuyến thăm lần này bao gồm Bộ trưởng Kinh tế, Ngoại trưởng Indonesia, Bộ trưởng Quốc phòng, ba nghị sĩ Hạ viện và Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN) Tổng thống Indonesia đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Ấn Độ Hai bên đã ký kết Tuyên bố song phương, thiết lập Đối tác chiến lược (NSP) dựa trên cơ sở chia sẻ những giá trị dân chủ và chế độ đa nguyên về chính trị [84; 22] Việc thiết lập Đối tác chiến lược mới giữa Ấn Độ và Indonesia mở ra giai đoạn quan trọng trong hợp tác song phương giữa hai nước, là cơ hội để thúc đẩy mối liên hệ gần gũi về ngoại giao, tăng cường hợp tác quốc phòng, nâng cao hợp tác thương mại, mở rộng hợp tác khoa học, tăng cường trao đổi, kết nối văn hoá giáo dục và xã hội.

Trong Tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Indonesia đã “hoan nghênh các nỗ lực quan trọng nhằm tăng cường hợp tác song phương thông qua các cơ chế khác nhau như Uỷ ban hợp tác cấp Bộ trưởng Ấn Độ - Indonesia và Diễn đàn tư vấn hợp tác, đồng thời bày tỏ sự hài lòng với những kết quả đạt được trong các chuyến thăm cấp Bộ trưởng gần đây cũng như các chuyến thăm cấp cao khác từ hai bên Hai nhà lãnh đạo cũng hoan nghênh kết luận trong Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa các viện ngoại giao của hai quốc gia” [142].

Có thể nói, việc hai nước tuyên bố quan hệ Đối tác chiến lược năm 2005 là chỉ dấu cho thấy sự phát triển của quan hệ Ấn Độ - Indonesia, đánh dấu bước ngoặt căn bản để thay đổi mối quan hệ song phương sang một giai đoạn mới Đặt quá trình nâng cấp quan hệ Ấn Độ - Indonesia trong bối cảnh rộng lớn của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ Đối tác chiến lược này: Indonesia là đối tác thứ 8 trên thế giới mà Ấn Độ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược Trong 7 nước đối tác được Ấn Độ nâng cấp quan hệ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương thì quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia được thiết lập đầu tiên (cùng với Trung Quốc) Một số quốc gia khác trong khu vực, điển hình như Myanmar, đóng vai trò rất quan trọng trong đường hướng phát triển của Ấn Độ kể từ sau Chiến tranh Lạnh Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, hai bên vẫn chưa thể thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược cụ thể.

Xét bên ngoài những tuyên bố chính trị công khai giữa hai bên, năm 2005 là thời điểm Ấn Độ và Indonesia đạt được sự đồng thuận chiến lược trong nhiều vấn đề khác nhau, kể cả các vấn đề mang tính nhạy cảm trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao Trong bối cảnh cục diện thế giới và khu vực thay đổi nhanh chóng, đặt ra các thách thức mới cho cả Ấn Độ và Indonesia, hai nước bất kể những khác biệt còn tồn tại, đang ngày càng tìm thấy nhiều điểm tương đồng để phát huy quan hệ Đối tác chiến lược và hướng tới sự đồng thuận chiến lược vì lợi ích chung của cả hai.

Việc tuyên bố thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước năm 2005 được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố từ cả phía Ấn Độ và Indonesia Về phía Ấn Độ, việc thúc đẩy quan hệ với các nước ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng trên nền tảngChính sách “Hướng Đông” kể từ năm 1991 cho thấy những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Ấn Độ nhằm nâng cao lòng tin chính trị và làm sâu sắc hơn quan hệ chiến lược. Việc Ấn Độ tăng cường hợp tác với Indonesia – nước đứng đầu ASEAN về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, với vị trí địa – chính trị quan trọng, nhất là eo biển chiến lược Malacca, đem lại nhiều lợi ích to lớn đối với chính quyền New Delhi, giúp nước này tạo dựng môi trường thuận lợi, tham gia quản trị khu vực và xây dựng hình ảnh quốc gia có trách nhiệm, tạo thế và lực mới để New Delhi triển khai đường lối đối ngoại tích cực, chủ động và hiệu quả Về phía Indonesia, việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược được thúc đẩy bởi những yếu tố sau: Thứ nhất, Indonesia tiếp tục với chính sách ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa và Ấn Độ là một nhân tố để giúp Indonesia thực hiện chiến lược cân bằng lực lượng của mình, tránh phụ thuộc quá mức vào bất kỳ cường quốc nào; thứ hai, thúc đẩy và tăng cường các kênh liên lạc, trao đổi, đảm bảo những chuyển biến trong ngoại giao tạo ra tác động tích cực đối với các kết nối về kinh tế, xã hội; thứ ba, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực thông qua tăng cường hợp tác với các cường quốc trong khuôn khổ các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Tuyên bố đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia, mở ra thời kỳ hợp tác mạnh mẽ, rộng mở giữa hai bên Nó cũng đánh dấu bước phát triển mới trong hợp tác giữa hai nước, tạo ra cơ sở vững chắc để nâng cao hiệu quả mối quan hệ này “Quan hệ Đối tác chiến lược mới sẽ giúp thúc đẩy hợp tác ngoại giao, tăng cường quan hệ quốc phòng, nâng cao mối liên hệ kinh tế, nhất là trong thương mại và đầu tư, mở rộng hợp tác công nghệ, cũng như tăng cường mối liên hệ về văn hoá, giáo dục và kết nối nhân dân Quan hệ đối tác này cũng mở ra cơ hội để khai thác những lợi ích mới cũng như tận dụng lợi thế của mỗi nước” [142]. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng từ cả hai bên, trên cơ sở kế thừa những truyền thống từ quá khứ cũng như phù hợp với tiến trình, xu thế mới của khu vực và thế giới Với Ấn Độ, đây là kết quả đáng khích lệ của hoạt động ngoại giao độc lập, tự chủ, phù hợp với tinh thần của Chính sách “Hướng Đông” mà

New Delhi đã đề ra ngay từ năm 1991 Thông qua việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược với Indonesia, Ấn Độ hy vọng thúc đẩy phát triển mối quan hệ chính trị tốt đẹp với đối tác có quy mô lớn nhất trong khối ASEAN, đồng thời khẳng định tinh thần ngoại giao đa phương, tự chủ, qua đó góp phần củng cố vị thế, hình ảnh của nước này ở khu vực cũng như trên thế giới Với Indonesia, Tuyên bố là minh chứng khẳng định cho những nỗ lực xây dựng lòng tin chiến lược, cam kết duy trì những giá trị dân chủ ở khu vực, kiến tạo xung lực mới cho đất nước “xứ vạn đảo” trong công cuộc hội nhập với quốc tế Với thế giới, Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia là một trong những nhân tố góp phần định hình cục diện mới, trong bối cảnh

“thế giới mà Ấn Độ - Indonesia đối mặt hiện nay cơ bản khác rất nhiều so với trước, khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao sáu thập kỷ trước đây” [142]. 3.2.2 Hoạt động ngoại giao

Quan hệ ngoại giao giữa hai nước tiếp tục được củng cố, tăng cường sau khi thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2005) Hai năm sau, đến tháng 6 – 2007, hai nước đã ký kết Kế hoạch hành động nhằm thực thi Đối tác chiến lược mới tại Jakarta (Indonesia) nhằm thúc đẩy việc triển khai thực chất văn bản đã được ký kết vào năm 2005 Phát biểu sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Indonesia Nur Hassan Wirajuda, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Pranab Mukherjee đã khẳng định: “Chúng tôi bày tỏ sự hài lòng với việc thống nhất Chương trình hành động nhằm thực thi quan hệ Đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Indonesia Chúng tôi tin tưởng rằng văn kiện này sẽ tạo ra tiền đề quan trọng nhằm định hướng sự hợp tác quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước” [144]. Đến tháng 1 – 2011, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yodhoyono, hai bên đã ra Tuyên bố chung: Tầm nhìn cho quan hệ Đối tác chiến lược trong thập kỷ tiếp theo Văn kiện này được ký kết vào thời điểm hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, khẳng định quyết tâm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia phát triển lên tầm cao mới, ngày càng sâu sắc, thực chất và hiệu quả trên mọi lĩnh vực Cũng tại cuộc họp này, hai nhà lãnh đạo đã thống nhất thành lập Nhóm chuyên gia (EPG), “với mục tiêu xây dựng “Tuyên bố tầm nhìn 2025” cho quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia” [146].

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng

3.3.1 Hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh

Hợp tác trong đấu tranh chống tội phạm rửa tiền, buôn lậu ma tuý, chất gây nghiện và tội phạm xuyên quốc gia

Các cuộc tuần tra tại khu vực Đường bờ biển quốc tế trên biển Andaman (với diện tích khoảng 236 hải lý) [20] tiếp tục được thực hiện nhằm mục đích bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, đấu tranh chống buôn lậu, cướp biển Tính đến thời điểm tháng 10 – 2018, đã có tổng cộng 28 cuộc tuần tra song phương được thực hiện bởi hải quân hai nước giai đoạn 2005 – 2018, qua đó khẳng định tầm quan trọng của hoạt động này trong hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và Indonesia Qua nhiều lần tổ chức, hình thức, thời điểm và cách thức tuần tra song phương đã được thống nhất giữa hai bên Cụ thể, cuộc tuần tra song phương Ấn Độ - Indonesia (CORPAT) thường được tổ chức vào tháng 3 – 4 và tháng 9 – 10 hàng năm, khởi hành từBelawan, bắc Sumatra (Indonesia), kết thúc tại cảng Blair (Ấn Độ) và ngược lại.Không chỉ nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, hoạt động này còn góp phần thúc đẩy tinh thần hữu nghị, hợp tác giữa hải quân hai nước, góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia trong thế kỷ XXI.

Một số văn bản trong lĩnh vực này được hai bên ký kết, tạo cơ sở pháp lý cho sự hợp tác song phương bao gồm: Hiệp ước tương trợ pháp lý trong các vấn đề tội phạm (MLAT) [102; 254] (tháng 1 – 2011); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan đến chất gây nghiện [102; 224]; Biên bản ghi nhớ về hợp tác đấu tranh chống buôn bán trái phép chất gây nghiện, chất hướng thần và các chất tiền tố (tháng 10 – 2013) [104; 239] Bên cạnh đó, một số hoạt động hợp tác khác cũng đã diễn ra như: các nhân viên an ninh Indonesia đã tham dự các khoá đào tạo tại Viện quốc gia về tội phạm học và khoa học hình sự Ấn Độ (NICFS) [103; 129] trong năm 2012; tháng 8 – 2016, Hội nghị song phương lần thứ I giữa Cục phòng chống ma tuý Ấn Độ (NCB) và Uỷ ban phòng chống ma tuý Indonesia (BNN) đã được tổ chức tại New Delhi nhằm mục đích nâng cao hợp tác trong lĩnh vực phòng chống ma tuý và thực thi luật Đoàn Ấn Độ được dẫn đầu bởi Rajeev Rai Bhatnagar (Giám đốc NCB), trong khi đoàn Indonesia được dẫn đầu bởi Nurnaik Br Kato (Phó Chủ tịch BNN) [106; 228].

Hoạt động đối ngoại quốc phòng

Trong giai đoạn mới, quan hệ Đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Indonesia tiếp tục duy trì đà phát triển, việc hợp tác quốc phòng song phương nhận được sự đồng thuận từ phía các lãnh đạo hai bên nhằm thúc đẩy mối quan hệ này phát triển, đi vào chiều sâu, thực chất và có hiệu quả Các hoạt động ngoại giao quốc phòng trong giai đoạn này giữa Ấn Độ và Indonesia có thể kể đến như: chuyến thăm Indonesia của Đô đốc Arun Prakash – Tham mưu trưởng hải quân, Chủ tịch Uỷ ban quốc phòng (tháng 7 – 2005); chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ J.J Singh (tháng 3 – 2006); chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn ĐộA.K Anthony (tháng 10 – 2012); chuyến thăm của Đô đốc Sunil Lanba – Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ tới Indonesia (tháng 8 – 2016) Một số hoạt động khác cũng được diễn ra bao gồm: chuyến thăm hữu nghị của các tàu hải quân Ấn Độ tới các cảng ở Indonesia (hạm đội gồm 5 tàu thuộc Hạm đội phía đông hải quân Ấn Độ dẫn đầu bởi tàu INS Viraat thăm hữu nghị Jakarta từ 28 – 7 đến 1 – 8 – 2005, các tàu INS Tir và INS Sujata tới thăm cảng Belawan ở Medan (Indonesia) (tháng 10 –

2006), ba tàu INS Ranvijay, INS Ranvir, INS Jyoti đã thăm Jakarta (tháng 5 – 2011), tàu INS Sudarshini đã tới thăm Padang, Bali và Manado (Indonesia) (từ tháng 10 đến tháng 12 – 2012), tàu INS Sumitra đã tới thăm Surabaya và Jakarta (tháng 10 và tháng 12 – 2016); triển lãm quốc phòng (được tổ chức tại Jakarta (tháng 11 – 2006 và tháng 12 – 2016) với sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng lớn của Ấn Độ như Brahmos, Tata Motors,Larsen, Turbo.

Bên cạnh đó, hai bên cũng thúc đẩy, phát huy các cơ chế tham vấn, đối thoại như: cuộc họp lần thứ II Uỷ ban hợp tác quốc phòng (JDCC) được tổ chức tại New Delhi (tháng 6 – 2010); cơ chế Đối thoại quân sự cấp chuyên viên được tổ chức tại Jakarta (tháng 4 – 2011); Đối thoại quốc phòng song phương cấp Bộ trưởng (tháng 10 – 2012). Điểm nhấn quan trọng nhất là việc hai bên đã ký kết Hiệp ước Hợp tác quốc phòng (DCA) năm 2018, tạo cơ sở để thúc đẩy đối thoại song phương, trao đổi thông tin tình báo, đào tạo quân sự, hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai, hoạt động gìn giữ hoà bình và cung cấp, hỗ trợ y tế… Cũng trong tháng 10 –

2018, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã có cuộc gặp với người đồng cấp Indonesia Ryamizard Ryacudu để thảo luận hợp tác trong ngành công nghiệp quốc phòng Phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Ryacudu nhấn mạnh Ấn Độ có ngành công nghiệp quốc phòng khá phát triển với một số sản phẩm có thể được sử dụng tại Indonesia bao gồm radar và máy bay không người lái Bộ trưởng Ryacudu cũng đánh giá cao tiến bộ công nghệ trong việc phát triển tên lửa tầm xa của Ấn Độ.Tiến trình này cũng phù hợp với tầm nhìn của Indonesia về xây dựng 7 chương trình hàng đầu quốc gia trong ngành công nghiệp quốc phòng, bao gồm nắm vững công nghệ tên lửa Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Shitaraman cho rằng việc hợp tác quốc phòng với Indonesia cũng mang lại lợi ích cho Ấn Độ; khẳng định New Delhi sẵn sàng hỗ trợ Jakarta trong lĩnh vực quản lý thiên tai nếu được yêu cầu [26].

Bảng 3.1 Số lượng các thỏa thuận song phương Ấn Độ - Indonesia trong lĩnh vực quốc phòng giai đoạn 2006 - 2018

(Nguồn: Premesha Saha, Ben Bland, Evan A Laksmana (2020), Anchoring the Indo-Pacific, The case for Deeper Australia-India-Indonesia Trilateral

Cooperation, The Lowy Institute and CSIS Policy, tr 20) Tham gia các cuộc tập trận chung

Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018 Indonesia đã 3 lần tham dự cuộc tập trận MILAN, trong khi đó phía Ấn Độ đã cử lực lượng tham dự cuộc tập trận chung ba bên giữa Ấn Độ, Indonesia và Nhật Bản tại Jakarta [93;47] (năm 2016) Ngoài ra, Ấn Độ và Indonesia cũng duy trì các cuộc tập trận song phương đối với hải quân và lục quân trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018 (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2 Số lượng các cuộc tập trận song phương giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn 2005 – 2018

(Nguồn: Premesha Saha, Ben Bland, Evan A Laksmana (2020), Anchoring the Indo-Pacific, The case for Deeper Australia-India-Indonesia Trilateral

Cooperation, The Lowy Institute and CSIS Policy, tr 19)

Như vậy, có thể thấy hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Indonesia tiếp tục được thúc đẩy và mở rộng, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là chỉ dấu cho những bước phát triển trong lĩnh vực hợp tác quốc phòng, dẫu rằng hai quốc gia vẫn cần nhiều quyết tâm chính trị và lòng tin trong hợp tác quốc phòng, đặc biệt là liên quan đến các vấn đề nhạy cảm. Ở khía cạnh khác, hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Indonesia cũng còn những trở ngại, thách thức cần vượt qua, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các dự án quốc phòng giữa hai bên vẫn còn khiêm tốn về mức độ hợp tác Nguyên nhân xuất phát từ cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan Đó là việc Ấn Độ không sẵn sàng chuyển giao một số vũ khí chiến lược (như máy bay tiêm kích SU-30, hệ thống phòng không Akash…) cho phía Indonesia do những lo ngại liên quan đến việc rò rỉ thông tin đến bên thứ ba [62; 238] Bên cạnh đó, những hạn chế trong việc xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ cũng như quy mô hạn hẹp của thị trườngIndonesia cũng là những yếu tố khiến hợp tác song phương trong lĩnh vực này chưa đạt được kết quả như kỳ vọng Về cơ bản, trong trung và dài hạn, triển vọng để Ấn Độ trở thành một nhà cung cấp vũ khí chủ yếu cho Indonesia còn tương đối mờ nhạt và chưa rõ ràng.

Thứ hai, hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia vẫn còn các nút thắt chưa thống nhất, đặc biệt là những vấn đề mang tính nhạy cảm chưa được thực sự quan tâm giải quyết Một trong số đó là vấn đề eo biển Malacca và vai trò của Ấn Độ ở đây Đây là eo biển có vai trò đặc biệt quan trọng với Ấn Độ, nơi giao lưu chủ yếu của các tuyến hàng hải thương mại, năng lượng, bảo đảm các “mạch máu giao thương” chính cho New Delhi Tầm quan trọng của eo biển Malacca đối với Ấn Độ được so sánh như kênh đào Panama đối với Mỹ [73; 154] Vì thế, Ấn Độ luôn rất quan tâm đến eo biển Malacca, đặc biệt là việc đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, đấu tranh phòng chống cướp biển và các mối đe dọa khác Tuy nhiên, Indonesia vẫn lưỡng lự trước những đề xuất của Ấn Độ Tháng 6 – 2007, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Juwono Sudarsono đã từ chối đề nghị của người đồng cấp phía Ấn Độ về việc tuần tra ở eo biển Malacca, khẳng định Jakarta quan tâm hơn đến việc Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản “thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo các tuyến giao thương qua eo biển Malacca” [97; 4].

Quan hệ hai nước trong lĩnh vực thương mại, đầu tư

Kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia Để thúc đẩy hơn nữa hợp tác thương mại song phương, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia (tháng 12 – 2005), hai bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ trong việc thành lập Uỷ ban hợp tác nhằm xem xét, đề xuất các biện pháp thúc đẩy, mở rộng giá trị thương mại, tiến tới thiết lập Hiệp ước hợp tác kinh tế toàn diện (CECA) Bên cạnh đó, Nhóm chuyên gia (JSG) đã được thành lập nhằm đánh giá một cách tổng quan về quan hệ kinh tế Ấn Độ - Indonesia, phân tích các cơ hội đầu tư, hợp tác giữa hai nước, khuyến nghị và đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại hàng hoá, dịch vụ cũng như trong các lĩnh vực kinh tế khác 13 Đặc biệt, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) được ký kết tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 tại Bangkok tháng 8 – 2009 đã tạo ra cú hích mới cho hợp tác thương mại giữa Ấn Độ với các nước ASEAN, trong đó có Indonesia. Theo đó, hàng hoá của Indonesia khi xuất khẩu sang Ấn Độ sẽ được bãi bỏ 70,18% số thuế quan (tương ứng 3.666 dòng thuế) đến năm 2013 và tăng lên 79,35% (tương ứng 4.145 dòng thuế) trong năm 2016, trong khi ở chiều ngược lại, hàng hoá của Ấn Độ khi xuất khẩu vào Indonesia cũng được hưởng những ưu đãi nhất định với việc chính phủ Indonesia cam kết bãi bỏ 42,56% thuế quan (tương ứng 4.749 dòng thuế) đến năm 2018 [129; 19].

Giai đoạn này thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia có điều kiện mở rộng khi kinh tế Indonesia có sự tăng trưởng ấn tượng, trong khi quá trình cải cách kinh tế của Ấn Độ cũng thu được những kết quả tích cực Đặc biệt Tuyên bố về Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia được công bố tháng 12 – 2005 bởi Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Indonesia đã định hướng những nội dung trọng tâm trong quan hệ thương mại giữa hai nước “Hai bên nhận thấy vẫn còn những tiềm năng rất lớn có thể khai thác thông qua việc đa dạng hoá thương mại cũng như tăng cường đầu tư, phát triển và bổ trợ lẫn nhau Hai bên đồng ý các biện pháp nhằm nâng gấp ba lần kim ngạch thương mại song phương từ mức hiện tại lên ít nhất 10 tỷ USD vào năm 2010…” [142] Trong tương lai, hai bên phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 50 tỷ USD vào năm 2025 [101; 11] Về cơ bản, kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Indonesia giai đoạn 2005 – 2018 được thể hiện qua số liệu của bảng 3.3 sau:

13 Tham gia nhóm nghiên cứu về phía Indonesia có ngài Marzuki Usman, Chủ tịch Hiệp hội kinh tế Indonesia

- Ấn Độ; ngài Thee Kian Wie, Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Viện khoa học Indonesia; ngài Paul

Mukundan, Tổng thư ký Phòng thương mại và công nghiệp Indonesia Theo Thee Kian Wie, An overview ofIndonesia – India Economic Relations, Indonesia Institute of Sciences, tr 24.

Bảng 3.3 Kim ngạch thương mại của Ấn Độ với Indonesia giai đoạn 2005 – 2018

Xuất khẩu của Ấn Độ vào Indonesia

Tỷ lệ trong cơ cấu xuất khẩu

Nhập khẩu của Ấn Độ từ Indonesia

Tỷ lệ trong cơ cấu nhập khẩu

(Nguồn: Tác giả khai thác tại website của Bộ Công thương Ấn Độ; https://tradestat.commerce.gov.in/eidb/default.asp, giai đoạn 2005 – 2018)

Nhìn chung, giai đoạn 2005 – 2006 đến 2011 – 2012 tiếp tục chứng kiến sự khởi sắc của kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia khi tăng từ4,388 tỷ USD (2005 – 2006) lên 21,442 tỷ USD (2011 – 2012), tăng thêm 17,054 tỷUSD Bất chấp tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính thế giới, kim ngạch thương mại song phương giai đoạn từ 2005 – 2006 đến 2011 – 2012 vẫn có sự tăng trưởng khả quan Có được kết quả này là nhờ vào sự định hướng chiến lược của lãnh đạo cấp cao hai nước, sự nỗ lực cố gắng nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế của các bộ,ngành hai nước, sự thành lập của các cơ chế hợp tác như diễn đàn thương mại, hội thảo xúc tiến kinh tế, hội chợ triển lãm, sáng kiến “Make in India” với sự tham gia của đoàn đại biểu các cấp giữa Ấn Độ và Indonesia nhằm mục đích tăng cường cơ chế đối thoại, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại song phương.

Tuy nhiên, từ 2012 – 2013 đến 2017 – 2018, kim ngạch thương mại song phương lại có xu hướng không ổn định, từ 20,210 tỷ USD (2012 – 2013) giảm xuống còn 15,950 tỷ USD (2015 – 2016), trước khi phục hồi trở lại, đạt 16,915 tỷ USD (2016 – 2017) và tăng lên 20,401 tỷ USD (2017 – 2018) Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này: thứ nhất, kinh tế Ấn Độ sau một thời gian đạt tốc độ tăng trưởng cao, bắt đầu có dấu hiệu giảm tốc, chủ yếu đến từ việc nhu cầu tiêu thụ yếu do tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt tài chính lớn và những bế tắc về chính trị Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến kim ngạch thương mại song phương giai đoạn này Thứ hai, chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng ở Ấn Độ, cản trở triển vọng quan hệ kinh tế lớn hơn Trước việc thâm hụt thương mại ngày càng lớn, chính quyền New Delhi đã sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế chống bán phá giá với các hàng nhập khẩu giá rẻ từ Indonesia, tăng thuế nhập khẩu, áp đặt cơ chế kiểm soát định lượng (như đối với thép cuộn nóng) để hạn chế nhập khẩu và bảo vệ thị trường trong nước.

Nhìn chung, giá trị thương mại giai đoạn từ 2005 – 2006 đến 2017 – 2018 đã tăng gấp 4,6 lần, đặc biệt là quãng thời gian từ 2009 – 2010 đến 2011 – 2012 chứng kiến tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, cao nhất lên tới 37,2% (2011 – 2012). Indonesia tiếp tục là một trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ Năm tài khóa 2017 – 2018, Indonesia trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ ở khu vực ASEAN với giá trị ước đạt 20,401 tỷ USD Thương mại hàng hóa giữa Ấn Độ và Indonesia đã tăng hơn 4,6 lần trong vòng 17 năm qua (từ 2005 – 2006 đến

2017 – 2018) Mặc dù vậy, giá trị kinh tế vẫn còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng so với tiềm năng của hai quốc gia.

Giai đoạn này cán cân thương mại hoàn toàn nghiêng về phía Indonesia Nguyên nhân là do: Thứ nhất, Ấn Độ tiếp tục phải nhập khẩu các mặt hàng từ Indonesia như nhiên liệu, máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước Trong khi đó, những biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là giá dầu thô quốc tế đã có tác động mạnh, góp phần làm cho mức nhập siêu của Ấn Độ ngày càng cao Thứ hai, Ấn Độ tăng cường các thoả thuận thương mại với những thị trường khác như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Việt Nam… cũng có tác động nhất định và ảnh hưởng đến cán cân thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này.

Cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia: Theo số liệu thống kê, cơ cấu hàng hoá Ấn Độ xuất khẩu sang Indonesia giai đoạn từ 2005 đến 2018 đã có những thay đổi nhất định Theo đó, các mặt hàng chính của Ấn Độ như phụ phẩm ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi chế biến sẵn; khoáng sản, dầu khí và các sản phẩm chưng cất, chất bitum… không còn duy trì được vị trí hàng đầu trong cơ cấu xuất khẩu sang Indonesia Mặc dù vẫn giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia song các mặt hàng này đã biểu hiện sự thiếu ổn định và có xu hướng giảm Nguyên nhân là do các ngành công nghiệp của Ấn Độ giai đoạn này phải đối mặt với nhiều thách thức, từ suy giảm tăng trưởng, đầu tư yếu đến những rắc rối trong lĩnh vực tài chính của Ấn Độ Ngược lại, các mặt hàng về máy móc, thiết bị phụ tùng kỹ thuật lại tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng giai đoạn từ 2005 đến

2018, góp phần đa dạng hoá và làm phong phú cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Ấn Độ sang Indonesia Trong những năm từ 2005 đến 2018, riêng nhóm hàng máy móc, thiết bị cơ khí, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi đã tăng gấp 8,2 lần về giá trị, từ 45,32 triệu USD (2005 – 2006) lên 373,12 triệu USD (2017 – 2018); nhóm hàng phương tiện tàu hoả, xe điện và thiết bị, phụ tùng tăng gấp 30,2 lần giá trị, từ 18,68 triệu USD (2005 – 2006) lên 565,44 triệu USD; nhóm hàng máy móc điện tử và thiết bị, phụ kiện, loa ghi âm, màn hình tivi, thiết bị âm thanh cũng tăng 7,2 lần về giá trị, từ 20,14 triệu USD (2005 – 2006) lên 145,62 triệu USD (2017 – 2018).

Một điểm đáng chú ý nữa là Ấn Độ đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hoá cơ cấu hàng hoá xuất khẩu sang Indonesia Trước đây chiếm tỷ trọng chủ yếu chỉ là nguyên, nhiên liệu, hàng hoá ít được chế biến, có giá trị gia tăng thấp thì nay cơ cấu hàng hoá đã đa dạng hơn, với sự tăng trưởng và vươn lên của các mặt hàng máy móc, thiết bị kỹ thuật, phụ tùng hỗ trợ Nhóm hàng thuốc nhuộm và thuộc da, sản phẩm thuộc da, thuốc màu, sơn, mực cũng có sự khởi sắc, khi chiếm 1,51% tỷ trọng hàng xuất khẩu năm 2005 – 2006 nhưng đã tăng tỷ trọng lên 2,62% trong cơ cấu hàng xuất khẩu sang Indonesia năm 2017 – 2018.

Cơ cấu xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ: Theo số liệu thống kê, trong những năm từ 2005 – 2006 đến 2017 – 2018, đứng vị trí dẫn đầu trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ là nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, dầu thô và sản phẩm hoá dầu, chất bitum, đạt giá trị cao nhất vào năm 2014 – 2015 với 7,497 tỷ USD Tỷ trọng của nhóm hàng này trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Indonesia sang Ấn Độ cũng tăng từ 27,3% (2005 – 2006) lên 36,5% (2017 – 2018).

Sở dĩ tỷ trọng của nhóm hàng này có sự gia tăng là do sự tăng lên nhanh chóng về nhu cầu năng lượng của quốc gia Nam Á này Ở Ấn Độ, hệ thống năng lượng chủ yếu dựa vào việc sử dụng than để sản xuất điện, dùng dầu mỏ cho giao thông, công nghiệp và dùng sinh khối để sưởi ấm và nấu nướng dân dụng Nhưng trong đó, than chiếm ưu thế trong hỗn hợp năng lượng của Ấn Độ: nhiên liệu này vẫn chiếm hơn một nửa mức tiêu thụ năng lượng cơ bản và dùng để sản xuất ba phần tư sản lượng điện của đất nước Đứng ở vị trí thứ hai là nhóm hàng dầu có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, sản phẩm phân tách, chất béo, sáp có nguồn gốc động vật hoặc thực vật… Chỉ riêng 2011 – 2012 và 2012 – 2013, Ấn Độ đã nhập khẩu nhóm hàng này với giá trị hơn 5,6 tỷ USD Dầu cọ là mặt hàng chiếm vị trí chủ đạo trong nhóm hàng này Ấn Độ hiện là thị trường nhập khẩu dầu cọ lớn nhất của Indonesia, với các sản phẩm chính như dầu cọ thô, dầu cọ tinh chế nhằm phục vụ cho sản xuất mỹ phẩm, làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học Năm 2015, Ấn Độ đã nhập hơn 3 triệu tấn dầu cọ thô (CPO) từ Indonesia, chiếm khoảng 49% tổng số dầu cọ thô Indonesia xuất khẩu, đạt giá trị hơn 2 tỷ USD [128; 7].

Nhóm hàng quặng, xỉ và tro đứng ở vị trí thứ ba trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Indonesia sang Ấn Độ Năm 2017 – 2018, nhóm hàng này chiếm tỷ trọng khoảng 4,45% trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu Bên cạnh đó, những mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này có thể kể đến bao gồm: cao su và sản phẩm từ cao su (từ 28,38 triệu USD 2005 – 2006 tăng lên 502,06 triệu USD năm

2017 – 2018, tăng gấp 17,6 lần về giá trị); sản phẩm hoá chất hỗn hợp (từ 53,13 triệu USD 2005 – 2006 tăng lên 452,99 triệu USD năm 2017 – 2018, tăng 8,52 lần giá trị); sắt và thép (từ 53,72 triệu USD 2005 – 2006 lên 298,04 triệu USD 2017 –

2018, tăng gấp 5,54 lần giá trị); giấy, giấy bìa, các phẩm từ bột giấy (từ 33,16 triệu USD 2005 – 2006 lên 233,45 triệu USD 2017 – 2018, tăng gấp 6,73 lần về giá trị)

….Sở dĩ các nhóm hàng trên có sự gia tăng nhanh chóng về giá trị là do kinh tế Ấn Độ có nhu cầu lớn, cần nhập khẩu các nguyên, phụ liệu nhằm đáp ứng và phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.

Như vậy, có thể thấy các mặt hàng chính trong xuất nhập khẩu của Ấn Độ với Indonesia có tỷ trọng lớn giai đoạn 2005 – 2018 gồm: khoáng sản, dầu khí và các sản phẩm chưng cất, chất bitum; hóa chất hữu cơ Bên cạnh đó, cơ cấu thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia vẫn chủ yếu là các mặt hàng truyền thống, bao gồm nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu thô, các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp Sản phẩm công nghệ cao, đòi hỏi chất xám lớn và có kỹ thuật phức tạp không nhiều Về cơ bản, quan hệ thương mại song phương giữa hai nước dựa trên những lợi thế so sánh sẵn có của cả hai, mang tính bổ sung, tương hỗ cho nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển kinh tế.

Quan hệ hai nước trong văn hoá, khoa học và giáo dục

Trên cơ sở những mối liên hệ từ sớm, với bề dày truyền thống lịch sử, trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, cả Ấn Độ và Indonesia đều xác định thúc đẩy, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này, lấy hợp tác văn hoá và kết nối khoa học cũng như một số lĩnh vực khác là những phương thức quan trọng để phát triển quan hệ song phương.

Về văn hóa, đúng với tinh thần đã nêu ra trong Tuyên bố chung Đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ - Indonesia: “tăng cường các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực văn hoá, trao đổi nhân dân, mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ lịch sử và văn hoá cũng như các di sản văn minh, thành tựu văn hoá giữa hai nước”

[157], các cơ chế hợp tác, tổ chức đã được thiết lập, đóng vai trò cầu nối thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia như Chương trình trao đổi văn hoá (CEP), Trung tâm Văn hoá Ấn Độ Jawaharlal Nehru (JNICC) tại Jakarta và Bali, sự bảo trợ của Hội đồng Văn hoá Ấn Độ (ICCR)… Thông qua đó, các hoạt động hợp tác văn hoá giữa Ấn Độ và Indonesia diễn ra sôi nổi, đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau.

Trong văn học và nghệ thuật biểu diễn, đoàn kịch nhảy với 12 người từ Taman Mini Indonesia Indah đã thăm bang Gujarat và biểu diễn tại Lễ hội Navratri trong tháng 9 – 2006 theo lời mời của Chính phủ Ấn Độ Cùng với đó, hai tác giả Ấn Độ, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Văn hoá Ấn Độ (ICCR) đã tham dự Lễ hội văn học Ubud tháng 10 – 2006 Ngoài ra, các hoạt động triển lãm nghệ thuật, trình diễn âm nhạc, giới thiệu dân vũ truyền thống của Ấn Độ đã góp phần lan toả và làm sâu sắc thêm quan hệ văn hoá Ấn Độ - Indonesia Cũng trong năm 2016, Indonesia đã tặng biểu tượng hoà bình (WPG) 14 cho Ấn Độ và được đặt tại Trung tâm Gandhi Smriti ngày 11 – 9 – 2006, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Mahatma Gandhi khởi xướng phong trào Satyagraha.

Tháng 10 – 2009, Lễ hội Ấn Độ đã được tổ chức tại Indonesia bao gồm các buổi biểu diễn nhạc kịch (cả cổ điển lẫn dân gian), tổ chức Triển lãm nghệ thuật, Triển lãm nghệ thuật Ấn Độ thời trung cổ, Tuần lễ phim Ấn Độ, Tuần lễ thời trang, Triển lãm sản phẩm sáng tạo, Lễ hội ẩm thực và Hội thảo về mối liên hệ văn hoá đương đại cũng như lịch sử giữa Ấn Độ và Indonesia.

Trong năm 2010, gần 20 sự kiện âm nhạc và trình diễn dân vũ, tham quan, trao đổi của các đoàn nhạc kịch Indonesia đã được tổ chức Đặc biệt, “Năm văn hoá Ấn Độ” tại Indonesia đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội đồng Văn hoá Ấn Độ

(ICCR), trong đó điểm nhấn là Hội thảo quốc tế “Những mối liên hệ văn hoá và lịch sử giữa Ấn Độ và Đông Nam Á” với sự tham gia của 14 học giả đến từ các quốc gia

14 Biểu tượng World Peace Gong được sáng tạo bởi Djuyoto Suntani – Chủ tịch Uỷ ban hoà bình thế giới sau vụ đánh bom ở Bali ngày 12 – 10 – 2002, được đăt đầu tiên tại Indonesia và trở thành một biểu tượng cho hoà bình thế giới.

Bước sang năm 2011, nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 6 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ và Indonesia, buổi biểu diễn nhạc kịch “Sri

Kandi” đã được tổ chức vào ngày 17 – 5 tại Yogyakarta, với sự tham gia của các nghệ sĩ Nhật Bản đến từ nhóm nhảy Didik Nini Thowok cùng 3 nghệ sĩ Kathak và 2 nghệ sĩ Chhau từ Ấn Độ Ngoài ra một buổi biểu diễn vở bale Ramayana chung giữa Ấn Độ và Indonesia đã được tổ chức tại đền Prambanan ở Jogjakarta ngày 9 – 11 – 2011. Ngoài ra, ngày 2 – 12 – 2012, nhân kỷ niệm 143 năm ngày sinh của Mahatma Gandhi và Ngày thế giới không bạo lực, Phó Tổng thống Indonesia Budiono đã tổ chức buổi diễn thuyết lần thứ I về Mahatma Gandhi [96; 18].

Bước sang năm 2015, Lễ hội Ấn Độ đã được tổ chức từ 26 – 1 đến 15 – 8 bởi

Uỷ ban tại Jakarta phối hợp với Lãnh sự quán Ấn Độ tại Medan và Bali Đây là chương trình kết nối nhân dân quy mô lớn với hơn 35 sự kiện, được tổ chức tại 18 thành phố khác nhau của Indonesia, tạo ra những ảnh hưởng và hiệu ứng tích cực đối với các tầng lớp nhân dân Indonesia [98; 29] Bên cạnh đó, Ngày quốc tế Yoga cũng được tổ chức vào ngày 21 – 6 – 2015 Sự kiện được tổ chức đồng thời tại các thành phố Jakarta, Medan, Surabaya của Indonesia với hơn 10 ngàn người tham gia. Ngoài ra, Đại sứ quán Ấn Độ tại Jakarta đã tổ chức chuyến thăm hữu nghị tới Indonesia cho các nhóm nhạc kịch văn hoá bao gồm nhóm Lavani thuộc Hội đồng văn hoá Ấn Độ (ICCR) trong tháng 12 – 2015, nhóm nhạc Jazz gồm 7 thành viên

“Joe Alvares và những ngôi sao Ấn Độ” và 12 thành viên thuộc nhóm nhảy Manipuri thuộc Hội đồng văn hoá Ấn Độ (ICCR) do Premjit Singh Keisham dẫn đầu [99; 32]. Đến năm 2016, các hoạt động hợp tác văn hoá song phương tiếp tục được diễn ra với nhiều hoạt động khác nhau Tháng 6 – 2016, Đại sứ quán Ấn Độ đã tổ chức sự kiện giới thiệu sách “Ganga tới Mekong: Hành trình văn hoá thông qua dệt may” của tác giả Hema Devare với sự phối hợp của Bảo tàng nghệ thuật cũng như bài diễn thuyết về chính sách đối ngoại của Đại sứ Sudhir T Devare với chủ đề “Tối ưu hoá chính sách hướng Đông của Ấn Độ để thúc đẩy quan hệ song phương Ấn Độ

- Indonesia” Ngoài ra, Uỷ ban Ấn Độ phối hợp cùng Bộ Văn hoá Indonesia đã tổ chức sự kiện đọc sách, nơi tác giả Amitav Ghosh lý giải các nhân vật và thời gian trong tiểu thuyết “Cung điện gương” của mình.

Trong kiến trúc, dự án khôi phục đền Prambanan - một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu mang đậm dấu ấn của văn minh Ấn Độ tại Indonesia, đã được chính phủ Ấn Độ hỗ trợ về kỹ thuật Một đội nghiên cứu từ cơ quan kiến trúc Ấn Độ đã được gửi đến Yogyakarta (Indonesia) (tháng 9 – 2006) nhằm giúp đỡ việc phục hồi đối với đền Prambanan vốn bị ảnh hưởng bởi trận động đất Đây là dự án có ý nghĩa thực tế, được thực hiện theo đề nghị của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh năm 2006, qua đó khẳng định mong muốn, quan tâm của Ấn Độ trong việc thúc đẩy giao lưu hợp tác với Indonesia Ngoài ra, tượng của nhà thơ Rabindranath Tagore đã được dựng tại đền Borobudur ở Yogyakarta ngày 26 – 12 – 2012.

Trong các lĩnh vực khác, Uỷ ban Ấn Độ đã tổ chức ngày Pravasi Bharatiya Divas (Ngày Kiều bào Ấn Độ) vào ngày 9 – 1 – 2017 Các thành viên thuộc cộng đồng Ấn kiều tại Indonesia đã tham dự đông đảo vào sự kiện này Đây là sáng kiến của Chính phủ Ấn Độ nhằm tập hợp, động viên cộng đồng Ấn kiều hướng về đất nước, có đóng góp thiết thực cho sự phát triển của quốc gia Sự kiện này bắt đầu được tổ chức từ năm 2015 và trở thành một phần quan trọng đối với cộng đồng Ấn kiều trên khắp thế giới nói chung, cộng đồng người Ấn ở Indonesia nói riêng 15 Bên cạnh đó, hai nhà thiết kế thời trang Ấn Độ Akaaro và Mrinalini đã tham dự Tuần lễ thời trang Indonesia tổ chức tại Jakarta trong các ngày từ 1 đến 5 tháng 2 – 2017.

Kết quả trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018)

Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 đã chứng kiến những bước chuyển mình rõ rệt trên hầu khắp các lĩnh vực khác nhau Sau 27 năm nỗ lực thúc đẩy và phát triển, quan hệ Ấn Độ - Indonesia đã đạt được nhiều kết quả đáng kể Bên cạnh đó, một số hạn chế, bất cập của mối quan hệ này cũng còn tồn tại Vậy những kết quả của quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 là gì? Đâu là những hạn chế, khó khăn mà mối quan hệ này chưa thể khắc phục? Nội dung dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi trên.

4.1.1 Những kết quả chủ yếu

Nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược (năm 2005) và Đối tác chiến lược toàn diện (năm 2018) Đây là kết quả lớn nhất và quan trọng nhất mà Ấn Độ và Indonesia đã đạt được trong giai đoạn 1991 – 2018 Cho tới cuối những năm 1980, do tác động của Chiến tranh Lạnh và nhân tố Trung Quốc, quan hệ Ấn Độ - Indonesia bị giảm sút trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó có chính trị - ngoại giao.

Giai đoạn từ năm 1991 trở đi, cùng với việc Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ Ấn Độ - Indonesia đã có những chuyển biến mới Về cơ bản, cho tới trước năm

2000, quan hệ Ấn Độ - Indonesia tiếp tục được cải thiện, thể hiện ở việc diễn ra một số chuyến viếng thăm ngoại giao cũng như việc đưa ra quan điểm chung hoặc riêng về một số vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm Điều này tạo ra tiền đề quan trọng để hai bên nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới trong những năm tiếp theo.

Những biến đổi mạnh mẽ trong môi trường chính trị, an ninh và kinh tế trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như yêu cầu thúc đẩy kết nối của Ấn Độ với khu vực được phản ánh trong Chính sách “Hướng Đông”, tất cả đã thôi thúc Ấn Độ quyết tâm tạo ra sự đột phá trong quan hệ với Indonesia Tháng 11 – 2005, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, hai bên đã ký kết Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việc thiết lập Đối tác chiến lược mới giữa Ấn Độ và Indonesia đã mở ra giai đoạn quan trọng trong hợp tác song phương giữa hai nước Một loạt các lĩnh vực đã được hai bên xác định nhằm ưu tiên thúc đẩy thực hiện như hợp tác chiến lược; hợp tác quốc phòng – an ninh; đối tác kinh tế toàn diện; kết nối văn hóa và đối thoại nhân dân; hợp tác trong phản ứng với các thách thức chung.

Trên cơ sở những kết quả đạt được từ năm 2005 trở đi, nhất là sau khi Ấn Độ tuyên bố nâng cấp Chính sách “Hướng Đông” lên “Hành động phía Đông”, đồng thời Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015, cả hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2018 Mục đích của việc nâng cấp quan hệ đó là “thúc đẩy, làm sâu sắc và đa dạng hóa mối quan hệ ở cả 3 cơ chế quan trọng, bao gồm trao đổi G2G, B2B và P2P” [101; 5].

Rõ ràng, khi nâng cấp Chính sách “Hướng Đông” lên “Hành động phía Đông”, có thể thấy phạm vi hợp tác của Ấn Độ được điều chỉnh từ khu vực Đông

Nam Á mở rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương Mặc dù Ấn Độ cho rằng Chính sách “Hướng Đông” và “Hành động phía Đông” cơ bản giống nhau, song trên thực tế đây là một bước tiến trong việc kết nối với các nước ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng của Ấn Độ Trong không gian rộng lớn đó, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược của Ấn Độ, thể hiện qua hàng loạt chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao Ấn Độ tới Indonesia Mục tiêu của New Delhi sẽ gia tăng hợp tác một cách thực chất hơn, hành động nhiều hơn trong hợp tác phát triển với Jakarta nhằm đảm bảo các lợi ích chiến lược của mình cũng như duy trì hòa bình, ổn định của khu vực.

Như vậy, có thể thấy, kết quả này đã khởi đầu cho một giai đoạn phát triển cao hơn của quan hệ Ấn Độ - Indonesia Từ sau khi quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược, mọi nỗ lực hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia đều tập trung vào hiện thực hóa cấp độ quan hệ nói trên Trong khuôn khổ quan hệ hợp tác mới, hai nước đã xích lại gần nhau, tạo tiền đề cho việc tăng cường gặp gỡ, trao đổi và tiếp xúc cấp cao Với tổng cộng 17 cuộc gặp của lãnh đạo cấp cao (song phương và bên lề các diễn đàn đa phương), hơn 70 Biên bản ghi nhớ, Thoả thuận song phương và Hiệp định ngoại giao được ký kết, quan hệ Ấn Độ - Indonesia đang ở trong thời kỳ tốt đẹp nhất với sự tin cậy ở mức độ cao.

Thúc đẩy nền tảng pháp lý và cơ chế hợp tác

Nếu như trước năm 2005, cơ sở pháp lý chính cho sự phát triển của quan hệ Ấn Độ - Indonesia chủ yếu thông qua hợp tác đa phương, với Tuyên bố của Indonesia tại Hội nghị lần thứ III Diễn đàn ARF tại Jakarta (tháng 7 – 1996), Hiệp định khung giữa ASEAN và Ấn Độ về hợp tác kinh tế toàn diện (2003) thì ở giai đoạn sau đó, nền tảng pháp lý của mối quan hệ này đã được tăng cường cả về số lượng và giá trị pháp lý Những văn kiện pháp lý mới được ký kết, đề ra phương hướng hoạt động cụ thể, thúc đẩy các chương trình hợp tác, kết nối giữa Ấn Độ và Indonesia có thể kể đến như: Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược

(2005), Tuyên bố chung: Tầm nhìn cho Đối tác chiến lược Ấn Độ - Indonesia trong thập kỷ tới (2011), Tuyên bố chung: 5 Sáng kiến thúc đẩy Đối tác chiến lược Ấn Độ

- Indonesia (2013), Tuyên bố Ấn Độ - Indonesia về hợp tác hàng hải (2013), Tuyên bố chung Ấn Độ - Indonesia (2018), Tầm nhìn chung Ấn Độ - Indonesia về hợp tác hàng hải khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (2018).

Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia cũng được mở rộng và làm phong phú thêm Các cơ chế hợp tác mới, cả song phương lẫn đa phương, đã được thành lập: Hội nghị ủy ban hỗn hợp cấp Ngoại trưởng, Hội nghị tham vấn Ấn Độ - Indonesia, Đối thoại an ninh Ấn Độ - Indonesia, Đối thoại quốc phòng cấp Bộ trưởng, Đối thoại lãnh sự, Nhóm công tác chung về chống khủng bố,Nhóm công tác chung về đấu tranh chống ma túy, Diễn đàn Bộ trưởng thương mại,Diễn đàn năng lượng, Diễn đàn CEO, Nhóm công tác chung về dầu khí, Nhóm công tác chung về năng lượng mới và tái tạo, Nhóm công tác chung về than, Nhóm công tác chung về nông nghiệp, Hội nghị tư vấn hàng không dân dụng, Diễn đàn cơ sở hạ tầng Ấn Độ - Indonesia, Đối thoại Australia - Ấn Độ - Indonesia về Ấn Độ Dương, Đối thoại chiến lược giữa quan chức cấp cao Ấn Độ - Australia - Indonesia….

Như vậy, có thể thấy các cơ chế hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia giai đoạn này khá đa dạng, phong phú, cả trên bình diện song phương lẫn đa phương, qua đó nhằm khai thông, tháo gỡ các vướng mắc đang tồn tại, tích cực phối hợp, tham vấn và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, tích cực gặp gỡ trao đổi về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Phạm vi hợp tác được mở rộng, một số lĩnh vực hợp tác được thúc đẩy với mức độ sâu sắc hơn

Quan hệ Ấn Độ - Indonesia đã được mở rộng sang một loạt các lĩnh vực mới, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2018, khi hai bên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Các lĩnh vực hợp tác mới giữa hai bên có thể kể đến như: hợp tác trong lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo; hợp tác trong dầu lửa và khí tự nhiên; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, động đất, sóng thần; hợp tác phòng chống ma túy, tội phạm xuyên biên giới; hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, hàng không dân dụng… Việc mở rộng phạm vi hợp tác không chỉ phản ánh nhu cầu hợp tác giữa hai bên mà còn cho thấy sự gia tăng độ tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa Ấn Độ và Indonesia.

Đặc trưng của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018)

Thứ nhất, quan hệ Ấn Độ - Indonesia là quan hệ giữa một cường quốc với một quốc gia đang hướng tới xây dựng cường quốc tầm trung.

Giai đoạn 1991 – 2018 mà đặc biệt là thời kỳ khi Thủ tướng Modi nắm quyền, mối quan tâm của Ấn Độ đối với Indonesia ngày càng được thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ Tuy nhiên, Ấn Độ là nước lớn, do đó sự quan tâm của quốc gia Nam Á này đối với Indonesia dù được tăng cường trong thời gian gần đây, nhưng chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Indonesia vẫn nằm trong tổng thể chính sách “Hướng Đông/Hành động phía Đông” nói chung Dù các cơ chế hợp tác song phương Ấn Độ - Indonesia ngày càng đa dạng, phong phú, với các chuyến thăm hữu nghị của lãnh đạo cấp cao, các bộ, ngành, địa phương hai nước, song các chính sách lớn, mang màu sắc riêng biệt và nổi bật với Indonesia lại chưa rõ ràng, cụ thể, nhất là trong việc tăng cường tập trung vào các điểm tương đồng và thảo luận xây dựng lòng tin chiến lược với Indonesia Có thể thấy, mối quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này, dù tiếp tục chứng kiến những chuyển động tích cực, đặc biệt khi Thủ tướng Ấn Độ Modi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm tới Indonesia năm

2018 với Tuyên bố Đối tác chiến lược toàn diện và hàng loạt thoả thuận hợp tác hai bên được ký kết, song vẫn chưa có chính sách tạo sự đột phá, mang dấu ấn riêng biệt của New Delhi với Indonesia Sự quan tâm của Ấn Độ với Indonesia vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn so với các mối quan tâm chung của Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á và xa hơn là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn này vẫn còn một số khác biệt Thứ nhất, là hai trong số những quốc gia có tiềm lực cũng như sức mạnh tổng hợp ở khu vực và châu lục, song hợp tác thương mại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng Với những thế mạnh của Ấn Độ mà Indonesia có thể quan tâm như công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, hoá chất, dược phẩm, dịch vụ viễn thông thì tiềm năng vẫn còn rất lớn cho các nhà đầu tư trong những lĩnh vực trên Trong khi đó, với những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Indonesia hoàn toàn có thể gia tăng các nguồn đầu tư tại đây, khi mà con số này mới chỉ dừng ở mức độ khiêm tốn 629,1 triệu USD Lý do khiến hợp tác thương mại song phương chưa đạt được như kỳ vọng là do những khó khăn, rào cản thương mại, thông tin chưa đầy đủ, thiếu sự kết nối trực tiếp giữa các bên.

Thứ hai, về khoa học công nghệ và giáo dục, hai bên đã xúc tiến thúc đẩy hợp tác song mức độ chưa cao, vẫn còn những hạn chế trong xây dựng cơ chế hợp tác, khuyến khích trao đổi chuyên gia công nghệ cũng như đầu tư vốn trong các lĩnh vực này Trên thực tế, trong lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ giữa hai bên diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực không gian, thông qua hoạt động của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) và Cơ quan hàng không và vũ trụ Indonesia (LAPAN) Còn về hợp tác giáo dục, mặc dù hàng năm chính phủ Ấn Độ đều cấp học bổng nhằm khuyến khích sinh viên Indonesia, tuy nhiên mức học phí cao của các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh là trở ngại đối với những sinh viên Indonesia có ý định theo học Phần lớn sinh viên Indonesia đến Ấn Độ học ngành nghiên cứu tôn giáo trong khi có rất ít sinh viên Ấn Độ đến Indonesia.

Thứ ba, việc Indonesia ủng hộ và tham gia vào Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI) của Trung Quốc khiến Ấn Độ có những lo ngại nhất định Sáng kiến

“Vành đai và con đường” (BRI) là một dự án tham vọng của Trung Quốc, khiến cấu trúc an ninh khu vực, châu lục có thể thay đổi đáng kể, đe doạ tới những lợi ích trực tiếp và lâu dài của Ấn Độ trong tương lai gần Quan điểm của New Delhi là không tham gia dự án này, đồng thời có những bước đi nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc.

Sự tham gia của Indonesia vào BRI và thúc đẩy ký kết với Trung Quốc nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho thấy những thay đổi về trọng tâm ngoại giao của nước này. Điều đó đã phản ánh những khác biệt trong lập trường, quan điểm của hai nước về vai trò, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên những khác biệt này giữa Ấn Độ và Indonesia chỉ là tạm thời Tinh thần chung là hai nước vẫn hướng tới những lợi ích chiến lược tương đồng cùng thái độ đối thoại thẳng thắn, chân thành làm nền tảng chung cho quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia trong những thập kỷ tiếp theo.

Thứ hai, giữa các lĩnh vực có sự mất cân đối trong khuôn khổ quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia, trong đó, hợp tác thương mại, đầu tư là liên kết yếu nhất, hợp tác chính trị - ngoại giao vẫn là trung tâm.

Với sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển với sự xuất hiện của các xu thế mới Một trong những xu thế đó là việc các quốc gia chuyển từ phương thức chạy đua vũ trang, đối đầu chính trị – quân sự sang tập trung vào phát triển kinh tế Tuy vậy, sự hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư giữa Ấn Độ và Indonesia vẫn còn khiêm tốn Về cơ bản, hợp tác giữa Ấn Độ và Indonesia trong lĩnh vực này chỉ chiếm phần nhỏ so với nguồn đầu tư của Trung Quốc đổ vào Indonesia và các chính sách của Ấn Độ cũng chưa gặt hái được nhiều thành công để san lấp khoảng cách này Có thể thấy, các chính sách của Ấn Độ chủ yếu mang “chủ nghĩa tượng trưng chính trị” và tập trung vào xây dựng liên kết văn hóa, trong khi đưa ra rất ít lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế cụ thể cho các nước ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng “Ấn Độ và Indonesia đã thiết lập cơ chế đối thoại rộng mở với số lượng phong phú trong lĩnh vực kinh tế Tổng cộng 40 Biên bản ghi nhớ và thỏa thuận đã được ký kết giữa hai nước kể từ năm 2000. Nhưng chỉ 17 thỏa thuận được kích hoạt sau đó” [101; 11] Trong gần ba thập kỷ qua, trong khi quan hệ về chính trị - ngoại giao phát triển nhanh chóng thì thương mại hàng hóa, hợp tác đầu tư lại phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của kim ngạch thương mại song phương Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 đạt 32,3% song rõ ràng đã cách xa giá trị thương mại một khoảng cách đáng kể Giai đoạn 1991 – 2001, giá trị thương mại tuy có tăng nhẹ nhưng nhìn chung thương mại hai nước không năm nào vượt quá

Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, với các bước đi cải cách mạnh mẽ,nền kinh tế Ấn Độ và Indonesia đã có nhiều khởi sắc Tuy vậy, kim ngạch thương mại song phương vẫn chưa có những bước phát triển đột phá Giá trị thương mại song phương giai đoạn 2002 – 2018 tuy có tăng trưởng nhưng không ổn định và vẫn có những năm giảm Đặc biệt, thời kỳ từ 2012 – 2013 đến 2015 – 2016, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục giảm từ 20,210 tỷ USD xuống còn 15,950 tỷ USD (giảm tới 4,260 tỷ USD), là mức giảm kỷ lục trong quan hệ thương mại giữa hai nước kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay.

Trong hợp tác đầu tư, giá trị vẫn còn thấp và khiêm tốn Năm 2018, tổng số vốn FDI Ấn Độ đầu tư vào Indonesia chỉ đạt 82,1 triệu USD [59; 12], chiếm 0,28% tổng số vốn FDI đầu tư nước ngoài tại Indonesia Trong số 10 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI lớn nhất vào Indonesia năm 2018, Ấn Độ không có tên trong danh sách và chỉ xếp thứ 23 Ở chiều ngược lại, tính từ tháng 4 – 2000 đến tháng 12 – 2018, tổng số vốn FDI Indonesia đăng ký đầu tư vào Ấn Độ là 629,1 triệu USD, chỉ chiếm 0,15% tổng số vốn FDI đầu tư nước ngoài tại Ấn Độ Nếu so với quy mô kinh tế Ấn Độ là 2.719 nghìn tỷ USD và của Indonesia là 1.042 nghìn tỷ USD (2018) thì số vốn đầu tư FDI là quá thấp Một vấn đề khác thể hiện hạn chế về năng lực đầu tư của Ấn Độ đối với Indonesia là bộ máy hệ thống thiếu hiệu quả khiến cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và xây dựng thường xuyên chậm tiến độ Nguyên nhân là do thiếu quy hoạch tổng thể, chưa có đủ căn cứ khoa học, thiếu những nghiên cứu khả thi cũng như sự yếu kém của các cơ quan điều phối chuyên trách Một ví dụ tiêu biểu là gói tín dụng 1 tỷ USD của Ấn Độ dành cho các nước ASEAN nói chung, Indonesia nói riêng để kết nối kỹ thuật số được Ấn Độ đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ năm 2015 Tuy vậy, sau gần 40 tháng, Indonesia không có động thái cụ thể nào trong việc đón nhận dự án đầu tư này Nguyên nhân là do thủ tục hành chính khá phức tạp và rắc rối, dẫn đến việc gói tín dụng không có sức hấp dẫn đối với Indonesia nói riêng, các nước ASEAN nói chung [166].

Trái ngược với liên kết thương mại và đầu tư, hợp tác trong lĩnh vực chính trị

- ngoại giao vẫn là điểm sáng trong bức tranh tổng thể quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn 1991 – 2018 Đây được coi là lĩnh vực trụ cột, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển, thậm chí còn là động lực cho hợp tác thương mại Hiện nay, quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao và có sự tin cậy cao thông qua các hoạt động giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường xuyên, cũng như các cơ chế đối thoại giữa các bộ, ngành.

Về giao lưu cấp cao, kể từ năm 1991 đến nay, cả Ấn Độ và Indonesia đã duy trì các cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Điều đó cho thấy sự tin cậy chính trị giữa hai bên ngày càng được củng cố Từ phía Indonesia, các Tổng thống Suharto (2 lần), Abdurrahman Wahid, Megawati Soekarnoputri, Bambang Yudhoyono (2 lần), Joko Widodo trong nhiệm kỳ của mình đều đã tới thăm Ấn Độ Trong khi đó, ở chiều ngược lại, các nhà lãnh đạo Ấn Độ, bao gồm Tổng thống Pratibhadevi Singh Patil, Pranab Mukherjee, các Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee, Manmohan Singh, Narendra Modi đều có các chuyến thăm hữu nghị tới Indonesia, qua đó khẳng định sự coi trọng trong thúc đẩy hợp tác ngoại giao với quốc gia láng giềng.

Các cơ chế đối thoại như Ủy ban Hợp tác Ấn Độ - Indonesia, Đối thoại Chính sách quốc phòng Ấn Độ - Indonesia, Đối thoại xây dựng chính sách, Uỷ ban Hỗn hợp đấu tranh chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia… được hai nước duy trì hiệu quả Hai bên còn phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Liên hợp quốc… Đặc biệt, hai nước luôn nhất quán trong lập trường ủng hộ việc duy trì hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp Quốc, “hoan nghênh những nỗ lực hơn nữa nhằm tăng cường các hoạt động gìn giữ hòa bình để hướng tới mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ hiện tại” [157].

Thứ ba, quan hệ Ấn Độ - Indonesia trong giai đoạn 1991 – 2018 dao động ở mức độ giữa Hình thức và Kết nối chặt chẽ.

Tác động của quan hệ Ấn Độ - Indonesia (1991 - 2018) đối với mỗi nước 133 1 Đối với Ấn Độ

Thủ tướng Narendra Modi trong bài phát biểu trước cộng đồng Ấn kiều ở Indonesia (tháng 5 – 2018) đã khẳng định: “Ấn Độ và Indonesia không chỉ tương đồng về tên gọi Mối quan hệ này mang cả vần điệu lẫn nhịp điệu…” [155] Rõ ràng, mối quan hệ này có một vai trò đặc biệt quan trọng với Ấn Độ, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến chiến lược Đông Nam Á của quốc gia tầm trung này.

Về chính trị - ngoại giao: Mối quan hệ song phương Ấn Độ - Indonesia là một trong những nền tảng căn bản cho việc triển khai Chính sách “Hướng Đông” và

“Hành động phía Đông” của chính quyền New Delhi kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Với sự ủng hộ của Indonesia, Ấn Độ đã có thêm một “cầu nối” quan trọng trong việc quay trở lại khu vực Đông Nam Á, tăng cường hợp tác với khối ASEAN, khẳng định vai trò, tiếng nói tích cực hơn tại đây Điều này càng có ý nghĩa hơn khi TrungQuốc cũng luôn tìm cách gia tăng ảnh hưởng, đẩy mạnh chính sách ngoại giao với các nước Đông Nam Á Sự ủng hộ của Indonesia – nước có diện tích tự nhiên và quy mô dân số lớn nhất tại ASEAN, có tiếng nói và vai trò quan trọng trong khối – là kênh ngoại giao quan trọng để Ấn Độ thúc đẩy mở rộng hợp tác với khu vực Đông Nam Á Rất nhanh sau đó, Ấn Độ đã từng bước thiết lập, mở rộng quan hệ với khối ASEAN, từ việc được công nhận là thành viên Đối thoại bộ phận (năm 1992), đến thành viên Đối thoại đầy đủ (năm 1996), được mời gia nhập vào Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) (năm 1996) và cuối cùng là thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ - ASEAN (năm 2012) Đây được coi là một thành tựu ngoại giao đáng kể đối với Ấn Độ mà nếu như không có sự ủng hộ của Indonesia thì quá trình đối thoại đó sẽ không thể diễn ra một cách thuận lợi như vậy.

Tăng cường quan hệ với Indonesia trong bối cảnh hiện nay được xem như một hướng quan trọng trong việc tiếp tục triển khai Chính sách “hướng Đông/Hành động phía Đông” của chính quyền New Delhi Thực tế đã chứng minh dù giữa Ấn Độ và Indonesia vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhưng các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp cao, kết nối chính trị vẫn được tăng cường Hệ quả là sau gần ba thập kỷ, quan hệ song phương đã phát triển nhanh chóng với hai lần nâng cấp quan hệ (Đối tác chiến lược năm 2005 và Đối tác chiến lược toàn diện năm 2018) Hiện nay, Indonesia là một trong số ít các nước thuộc khối ASEAN có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ (cùng với Việt Nam) Việc trao đổi thường xuyên các đoàn ngoại giao, nhất là chuyến thăm của các lãnh đạo cấp cao cho thấy sự tin cậy chính trị giữa hai bên ngày càng được củng cố Indonesia coi Ấn Độ là đối tác quan trọng hàng đầu trong các lĩnh vực, nhất là về chính trị - ngoại giao Điều đó giúp cho Chính sách “hướng Đông/Hành động phía Đông” của Ấn Độ có điều kiện được mở rộng, qua đó củng cố và nâng cao vị thế của nước này trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Bên cạnh đó, những chuyển biến trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia cũng đưa lại những bài học kinh nghiệm cho chính quyền New Delhi về cách quản lý mối quan hệ bất đối xứng với một quốc gia tầm trung ở Đông Nam Á, nhằm khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại, thu hẹp bất đồng, thúc đẩy các tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong tương lai gần Thực tiễn quan hệ giữa Ấn Độ với một quốc gia Đông

Nam Á, ở đây là Indonesia, đã thúc đẩy New Delhi triển khai mạnh mẽ các quyết sách của mình nhằm cải thiện hình ảnh quốc gia, tăng tính chủ động và gia tăng sự can dự tại khu vực chiến lược quan trọng này Mục tiêu của New Delhi là thúc đẩy việc chuyển đổi tầm nhìn chính sách đối ngoại của mình thành một chính sách hành động nhiều hơn Các nhà hoạch định chính sách của Ấn Độ tin rằng trong một thời gian dài, Ấn Độ đã cư xử như một lực lượng cân bằng trong trật tự thế giới chứ không phải một cường quốc chủ động định hình các tiêu chuẩn và luật lệ toàn cầu.

Về cơ bản, các chính sách mà Ấn Độ triển khai với Đông Nam Á trong giai đoạn hiện nay bao gồm: Một là, tiếp tục thực thi chính sách “Hành động phía Đông”, trong đó ASEAN tiếp tục là trọng tâm trong chính sách trên, nơi Ấn Độ đặt nhiều kỳ vọng có thể giúp quốc gia này mở rộng thị trường và tăng cường ảnh hưởng trong khu vực Hai là, tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa đa phương hóa, tích cực tham gia các tổ chức, diễn đàn khu vực, các cơ chế đa phương do ASEAN dẫn dắt Quyết định của Thủ tướng Modi về việc mời lãnh đạo của tất cả mười nước ASEAN nhân dịp tổ chức ngày Cộng hòa Ấn Độ 26 – 12 – 2018 là động thái cho thấy rõ ưu tiên của chính quyền New Delhi trong việc tiếp tục theo đuổi xu hướng đa liên kết, theo đuổi các nguyên tắc và hệ giá trị chung trong bối cảnh mới hiện nay Ba là, xây dựng một khung hợp tác đa biên chiến lược giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á (đối với Indonesia là sự kết nối giữa An ninh và tăng trưởng cho tất cả trong khu vực (SAGAR) và Trục biển toàn cầu; Tầm nhìn chung về hợp tác hàng hải trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương) Bốn là, tiếp tục sử dụng các kênh ngoại giao để quảng bá “sức mạnh mềm” của Ấn Độ, thông qua việc tổ chức các lễ hội, giao lưu, trao đổi văn hóa, cung cấp các học bổng cho sinh viên các nước Đông Nam Á nói chung, Indonesia nói riêng.

Về kinh tế - thương mại: Hợp tác với Indonesia trong lĩnh vực này đem lại cho Ấn Độ nhiều điều tích cực Trước hết, Indonesia là cửa ngõ quan trọng để các doanh nghiệp Ấn Độ tiếp cận thị trường rộng lớn Đông Nam Á với khoảng 650 triệu dân, nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được hình thành vào năm 2015.Điều này càng có ý nghĩa khi Ấn Độ đang trong quá trình cải cách, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cũng như nâng cao chất lượng tăng trưởng của mình Thứ hai, với đặc điểm trình độ kinh tế và thế mạnh hàng hoá khác biệt, Indonesia có thể bổ sung cho Ấn Độ trong quan hệ thương mại song phương Theo đó, Indonesia có lợi thế về nhóm hàng khoáng sản, nguyên liệu quặng và nông, lâm sản, giúp quan hệ thương mại tạo thế đôi bên cùng có lợi, hạn chế cạnh tranh trực tiếp và dễ tìm được tiếng nói chung trong các thoả thuận thương mại.

Về an ninh – quốc phòng: Dưới góc độ an ninh, mối quan hệ tốt đẹp với

Indonesia cũng đem lại những tác động tích cực cho Ấn Độ Trong quãng thời gian khó khăn khi Ấn Độ bị nhiều nước cấm vận liên quan đến vụ thử hạt nhân Porkhan

II (năm 1998), Indonesia đã có những động thái làm trung gian, hoà giải, xoa dịu những chỉ trích nhắm vào Ấn Độ tại ARF Đây thực sự là điều cần thiết, là hành động mang tính “phá băng”, giúp Ấn Độ thoát khỏi thế bị cô lập và qua đó góp phần đảm bảo an ninh quốc gia của nước này. Ở một phương diện khác, lập trường của Indonesia trong vấn đề Jammu và Kashmir đã có tác động tích cực tới Ấn Độ, nhất là việc Indonesia giữ ý kiến trung lập, không đồng ý với các đề xuất của Pakistan trong việc quốc tế hoá vấn đề này Là một nước có đông tín đồ theo đạo Hồi, Indonesia cũng là nước có tiếng nói tại tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) Với quyết định của Indonesia, các nghị quyết của tổ chức Hợp tác Hồi giáo thời gian gần đây khi đề cập đến vấn đề Jammu và Kashmir đã chủ động không đưa ra các từ ngữ để lên án Ấn Độ - điều mà Pakistan mong muốn nhằm gây sức ép với New Delhi trong việc giải quyết vùng lãnh thổ tranh chấp Jammu và Kashmir.

Trong khuôn khổ hợp tác Ấn Độ - Indonesia về các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là chống khủng bố và thích ứng với biến đổi khí hậu, hai bên đã khẳng định quyết tâm chung triển khai các biện pháp đồng bộ trong quan hệ song phương nhằm giúp giảm thiểu và loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn tới những cuộc khủng hoảng trong tương lai, tăng cường quan hệ hợp tác, duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại, thoả thuận hiện có Thông qua đó, Ấn Độ có thêm một kênh hợp tác hiệu quả với Indonesia Đặc biệt, đây là hình thức hợp tác để đối phó với các mối đe doạ phi truyền thống mà không đi kèm theo những yếu tố mặc cả chính trị. Mỗi quốc gia đều có những cách riêng để đối phó, vấn đề là cả Ấn Độ và Indonesia cần hiệp lực và phối hợp để chia sẻ thông tin chiến lược, nguồn lực kết nối, tăng cường thi hành luật và hợp tác pháp lý.

Giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển nhanh, thực chất và hiệu quả trong hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Indonesia, là một trong những nội dung quan trọng của mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai bên Vai trò và vị trí chiến lược của đất nước “xứ vạn đảo” có ý nghĩa quan trọng với Ấn Độ, nhất là khi chính quyền New Delhi đang thực hiện mạnh mẽ Chính sách Hướng Đông/Hành động phía Đông”, thể hiện tích cực hơn vai trò và tiếng nói tại khu vực Ấn Độ Dương –

Thái Bình Dương Khi mà Trung Quốc tiếp tục các hành động leo thang tại biển Đông, gia tăng ảnh hưởng với các cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua triển khai Sáng kiến “Vành đai và con đường” (BRI), Ấn Độ cũng đang tích cực hơn với các hoạt động quốc phòng cụ thể của mình, qua đó tìm kiếm sự đồng thuận của Indonesia nói riêng, các nước ASEAN nói chung trong các vấn đề của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tóm lại, Indonesia là một trong những nhân tố trọng yếu của Ấn Độ trên con đường “Hướng Đông” của New Delhi Thực tế cho thấy để phát huy vai trò, vị thế của mình trong quan hệ quốc tế, Ấn Độ cần củng cố, thúc đẩy quan hệ hợp tác với Indonesia nói riêng, các nước ASEAN nói chung cả về bề rộng lẫn chiều sâu.

Về chính trị - ngoại giao: Việc thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ cũng góp phần nâng cao vị thế của Indonesia tại các diễn đàn song phương và đa phương, đặc biệt là trong ASEAN Việc khối ASEAN mở rộng hợp tác với các nước, trong đó có Ấn Độ thêm một lần nữa khẳng định giá trị của Indonesia trong quá trình thúc đẩy vai trò trung tâm của tổ chức này khi bối cảnh quốc tế còn không ít thách thức, biến động Gần ba thập kỷ kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, với sự ủng hộ của Ấn Độ, người ta đã chứng kiến một Indonesia ngày càng chủ động hơn, tích cực hơn và có trách nhiệm hơn trong các vấn đề quốc tế và khu vực, từ các nỗ lực xây dựng lòng tin chiến lược đến vai trò trung gian hoà giải các căng thẳng ở Myanmar, bán đảo Triều Tiên, vấn đề Palestin…. Ở khía cạnh khác, việc thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ cũng có tác động trực tiếp đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của đất nước “xứ vạn đảo”, cụ thể là tác động đến vị trí của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Indonesia ASEAN vốn chiếm vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Indonesia, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề ở khu vực Trong thời kỳ “Trật tự mới”, Ngoại trưởng Mochtar Kusumaatmadja khi đó đã xếp ASEAN vào vòng tròn trong cùng trong chính sách đối ngoại kiểu “vòng tròn đồng tâm” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương [14; 114] Ngoại trưởng Ali Alatas – người kế nhiệm sau đó cũng tiếp tục tư tưởng này và thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác khu vực với việc đưa ra Tầm nhìn chiến lược về Cộng đồng ASEAN cũng như đóng góp vào quá trình xây dựng Hiến chương ASEAN… Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004, chính sách đối ngoại của Jakarta tiếp tục nhấn mạnh việc thúc đẩy trở lại vai trò lãnh đạo đối với tổ chức ASEAN, được coi là một trong những ưu tiên của Indonesia dưới thời chính quyền Megawati Đến năm 2011, Ngoại trưởng Marty Natalegawa đã đưa ra khái niệm

Tác động đối với khu vực và Việt Nam

Thúc đẩy xây dựng một cấu trúc an ninh và hợp tác đa phương cho khu vực

Trong bối cảnh tình hình khu vực diễn biến nhanh và phức tạp, cạnh tranh giữa các cường quốc, tranh chấp trên biển Đông, các thách thức phi truyền thống như biến đổi khí hậu, vấn nạn di cư, chủ nghĩa khủng bố… ngày càng lớn thì việc tăng cường hợp tác song phương Ấn Độ - Indonesia đã có những ảnh hưởng nhất định trong việc xây dựng cấu trúc an ninh của khu vực cũng như tạo lập một môi trường ổn định, góp phần ngăn ngừa xung đột, đề kháng các mối đe doạ và thúc đẩy duy trì hoà bình, thịnh vượng khu vực Bên cạnh đó, hợp tác Ấn Độ - Indonesia không tách rời với hợp tác để xây dựng và thực thi các thiết chế luật pháp đa phương cũng như các quy tắc ứng xử chung Điều đó có ý nghĩa quan trọng đối với Indonesia nói riêng, các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói chung trong việc hình thành thể chế pháp luật, tạo sân chơi chung trong cộng đồng các quốc gia ở khu vực.

Việc cả Ấn Độ và Indonesia tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị, hợp tác, chiến lược giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó có việc xây dựng và thực hiện hiệu quả nghị trình hợp tác với những nội dung ưu tiên bao gồm ngăn chặn xung đột, tăng cường đối thoại, giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình, thúc đẩy ngoại giao đa phương, đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm nền dân chủ.Điều này phản ánh nhận thức của cả hai về tầm quan trọng của hoà bình, an ninh, ổn định của mỗi nước nói riêng, đồng thời phù hợp với nhận thức phổ quát và cũng đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng các nước trong khu vực nói chung Ở đây với tư cách là một trong những mối quan hệ song phương trọng tâm, giữa hai trong số nhiều quốc gia có truyền thống dân chủ lâu đời, quan hệ Ấn Độ - Indonesia đóng vai trò quan trọng, là động lực để thúc đẩy các cơ chế đối thoại, ngăn ngừa xung đột, đồng thời triển khai các hoạt động nhân đạo, tái thiết cơ sở xã hội, phát triển thể chế lập pháp… Đặc biệt là sự mở rộng của các cơ chế, diễn đàn đối thoại, giải quyết xung đột, bảo đảm hoà bình, an ninh khu vực mà cả Ấn Độ và Indonesia đều là những thành viên tích cực như Diễn đàn an ninh khu vực (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn biển ASEAN mở rộng (EAMF)… Thông qua đó, hoạt động hợp tác đa phương trong khu vực được củng cố và thúc đẩy, một mặt hướng tới các thể chế quốc tế đa phương, một mặt mở rộng hợp tác trong khu vực Đông Nam Á, tiếp cận đa quốc gia, bảo đảm linh hoạt, thực hiện liên kết đa tầng nấc, từ cấp tiểu khu vực, khu vực đến liên khu vực nhằm tập hợp lực lượng đa phương với những cơ chế mới, dù phức tạp nhưng linh hoạt, phù hợp với xu hướng hợp tác đa phương trong khu vực.

Mối quan hệ tích cực Ấn Độ - Indonesia cũng đem lại nhiều kết quả khả quan mà một trong số đó là góp phần nâng cao, thúc đẩy vai trò của tổ chức ASEAN Trên cơ sở song trùng về lợi ích chiến lược, cả Ấn Độ và Indonesia đều coi ASEAN là trọng tâm trong chính sách đối ngoại đa phương của mình Điều này đáp ứng cho lợi ích, nhu cầu của cả hai Về phía Ấn Độ, việc tăng cường quan hệ, mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á trên nền tảng Chính sách “Hướng Đông/Hành động phía Đông” giúp nâng cao vị thế của quốc gia Nam Á này, cạnh tranh trực tiếp với các cường quốc khác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương Đặc biệt, khi Ấn Độ lại đang có mối quan hệ tốt đẹp với Indonesia – nước trụ cột trong ASEAN, thì đó là điều kiện hết sức thuận lợi để New Delhi tiếp tục thúc đẩy quan hệ với tổ chức này Với Indonesia, việc thúc đẩy xây dựng một cơ chế tương tác trong khu vực lấy ASEAN làm trung tâm luôn là một định hướng quan trọng trong chính sách ngoại giao của Jakarta Tuy vậy, vai trò trung tâm của ASEAN chỉ có ý nghĩa nếu tính trung tâm của nó được các nước lớn chấp thuận Vì thế, với việc Ấn Độ - một cường quốc ở châu Á, mở rộng quan hệ hợp tác, ủng hộ các cơ chế, diễn đàn của ASEAN là tín hiệu tốt, nhân tố tích cực để thúc đẩy tính trung tâm của ASEAN trong nhiều vấn đề khác nhau.

Những chuyển biến trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia góp phần thúc đẩy quan hệ Ấn Độ - ASEAN phát triển theo chiều hướng tích cực Trong các tuyên bố chung giữa hai nước, các nhà lãnh đạo Indonesia đều khẳng định sẽ thúc đẩy sự phát triển quan hệ Ấn Độ - ASEAN Điều đặc biệt là trong Tuyên bố chung: 5 sáng kiến nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Ấn Độ và Indonesia (ký ngày 11 –

10 – 2013), hai bên đã có kế hoạch tổ chức đối thoại về Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (CECA) nhằm thúc đẩy Ấn Độ và ASEAN ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) về dịch vụ và đầu tư Bên cạnh đó, những bước tiến nhanh chóng trong hợp tác giữa hai nước cũng như sự ủng hộ của Indonesia với các cơ chế mà Ấn Độ khởi xướng (như Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Ấn Độ - ASEAN; Các Hội nghị

Bộ trưởng kinh tế Ấn Độ - ASEAN; Hội đồng kinh doanh Ấn Độ - ASEAN; Nhóm công tác về Đầu tư và Thương mại Ấn Độ - ASEAN…) đã góp phần khuyến khích sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế ở khu vực Điều đó cũng tạo nên sự ổn định và thúc đẩy hợp tác kinh tế cho khu vực Đông Nam Á nói chung, quan hệ kinh tế Ấn Độ

Về cơ bản, chuyển biến trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia tạo ra nhiều tác động tích cực đến ASEAN Trong cái nhìn đối sánh với Trung Quốc, chúng tôi sẽ phân tích làm rõ luận điểm trên.

Dưới góc độ kinh tế, Trung Quốc – với sự trỗi dậy nhanh chóng của mình được đánh giá là một động lực chủ yếu, chi phối sự tăng trưởng của châu Á, trong đó có khu vực Đông Nam Á Bên cạnh đó, mối lo ngại về sự phụ thuộc một cách quá mức vào Bắc Kinh cũng xuất hiện trong một số nước thành viên ASEAN. Trong tình hình đó, Ấn Độ - một nền kinh tế phát triển nhanh chóng khác, được coi là đối tác chủ yếu nhằm tạo cho khu vực Đông Nam Á một không gian nhất định để đa dạng hóa các quan hệ kinh tế, tránh sự phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh Trên thực tế, Ấn Độ đã có kế hoạch chiến lược nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với từng nước ASEAN [116; 16] Điều quan trọng là phải bảo đảm cấu trúc hợp tác bền vững cho phép tăng cường sự can dự của cả Trung Quốc và Ấn Độ với khu vực trong tương lai gần.

Dưới góc độ an ninh, các mối lo ngại trong nội bộ ASEAN xuất hiện nhiều hơn trước việc Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự, đặc biệt là sau khi Mỹ đặt căn cứ quân sự ở Philippines năm 1992 cũng như sự nổi lên các vấn đề tranh chấp ở biển Đông [64] Trong bối cảnh đó, Ấn Độ ngày càng được nhìn nhận là một nhân tố có thể tạo ra sự cân bằng ảnh hưởng với các cường quốc khác, trong đó có Trung Quốc Khác với Trung Quốc, Ấn Độ luôn tạo được “ấn tượng tốt” trong các chính sách đối ngoại của mình Sự gia tăng ảnh hưởng của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á thông qua chính sách “ngoại giao mềm”, với sự thúc đẩy kết nối chính trị ngoại giao cấp cao, tăng cường giao lưu trao đổi nhân dân và kết nối văn hóa Bên cạnh đó, việc Ấn Độ không muốn và cũng không tham gia các liên minh quân sự nhằm tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đối với sự ổn định và lợi ích kinh tế ở khu vực cũng là điểm cộng giúp Ấn Độ được đánh giá là nhân tố cơ bản, có khả năng cân bằng ảnh hưởng với các cường quốc khác mà không làm phức tạp thêm tình hình.

Làm gia tăng sự can dự của các cường quốc đến cục diện khu vực

Việc Ấn Độ thúc đẩy quan hệ với Indonesia nói riêng, ASEAN nói chung cũng nhằm mục đích tăng cường ảnh hưởng của mình tại khu vực trong cuộc cạnh tranh với các cường quốc khác Xét trên khía cạnh cạnh tranh chiến lược thì đây là nhân tố có thể gây những biến số khó lường cho khu vực, đặc biệt là khi các cường quốc khác cũng đang gia tăng ảnh hưởng mạnh mẽ tại đây Sự đồng thuận trong tổ chức ASEAN nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung gắn liền với sự ổn định Song, trước việc các cường quốc gia tăng ảnh hưởng trong khu vực thì sự chia rẽ cũng tồn tại song hành, với rất nhiều “điểm nóng” trong dòng chảy quan hệ quốc tế và khu vực. Đối với Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những quốc gia cạnh tranh trực tiếp ảnh hưởng với nước này ở khu vực Đông Nam Á nói chung, Indonesia nói riêng. Ấn Độ và Trung Quốc là những nước có sự cạnh tranh quyết liệt với nhau tại Đông Nam Á Cuộc cạnh tranh không chỉ liên quan đến các nguồn năng lượng, tài nguyên khoáng sản, các tuyến đường biển mà còn vì hình ảnh, vị thế quốc gia Trong quá khứ, xung đột Ấn – Trung đã diễn ra và tranh chấp biên giới hiện nay cũng không dễ giải quyết chỉ trong thời gian ngắn Các sự kiện gần đây tại biển Đông cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng Việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự tại biển Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới sự cố và xung đột, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, có thể mở rộng cả về thành phần lẫn số lượng tham gia Đây là vấn đề hết sức phức tạp, với phạm vi mâu thuẫn rộng, có sự can dự của nhiều nước khác nhau, trong đó có Ấn Độ và Indonesia.

Những chuyển biến trong quan hệ Ấn Độ - Indonesia, đặc biệt là sự phát triển trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao đã tác động nhiều đến chính sách của Trung Quốc Các bước đi của Bắc Kinh với Indonesia là rõ ràng với mục tiêu nhất quán tăng cường ảnh hưởng tại khu vực, đảm bảo nền tảng cho ngoại giao đa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và thương mại, mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng, nguyên liệu thô trong khu vực Để cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc khác, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc đã công bố Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) năm 2013, gia tăng đầu tư và các khoản hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy hợp tác thương mại Trung Quốc – Indonesia cả về bề rộng lẫn chiều sâu Điều đó cho thấy Bắc Kinh quyết tâm duy trì và gia tăng ảnh hưởng tại Indonesia, sử dụng lợi thế về thương mại, đầu tư để gia tăng hợp tác chiến lược cũng như ảnh hưởng của mình tại đất nước “xứ vạn đảo” này. Đối với Mỹ, cả Ấn Độ và Indonesia đang là những nhân tố quan trọng trong chính sách “tái cân bằng” ở châu Á, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Trong khi Ấn Độ là một thành viên của Nhóm bộ tứ (QUAD), với tầm nhìn và cam kết về ý tưởng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, thì Indonesia cũng chia sẻ những giá trị chung của khu vực như “bình đẳng, có đi có lại, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế, tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia” [131] Bên cạnh đó, với những điểm tương đồng như truyền thống dân chủ, thể chế đa nguyên, cả Ấn Độ và Indonesia cũng như Mỹ đều chia sẻ những giá trị chung nhằm thúc đẩy sự hợp tác, tăng cường kết nối và phát huy thể chế dân chủ “Điều này không phải nhằm tạo ra một liên minh vì mục đích chống lại một nhân tố đối lập nào, mà nhằm giúp các nền dân chủ tìm ra cách đứng cùng nhau để thúc đẩy sự cân bằng quyền lực và pháp quyền trên thế giới” [131]. Đối với Nhật Bản, cả Ấn Độ và Indonesia đều là những nước có quan hệ gần gũi, đóng vai trò quan trọng trong những lợi ích chiến lược của Tokyo Ấn Độ và Nhật Bản cùng là thành viên Nhóm bộ tứ (QUAD), có chung nhiều mối quan tâm từ phát triển kinh tế thương mại đến các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, trong khi đó Indonesia là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á Trên cơ sở đó, Nhật Bản đã và đang không ngừng xích lại gần hơn với Ấn Độ cũng như Indonesia Việc thúc đẩy quan hệ của Nhật Bản đối với Ấn Độ và Indonesia xuất phát từ hai lý do: Thứ nhất, trong bối cảnh Nhật Bản bị cô lập tương đối tại Đông Bắc Á do những mâu thuẫn lịch sử kéo dài với Trung Quốc và hai miền Triều Tiên, thì Ấn Độ và Indonesia là những lựa chọn ngoại giao thay thế phù hợp với Tokyo; Thứ hai, do hầu hết các giao thương hàng hải của Nhật Bản đều đi qua Ấn Độ, Indonesia nên Nhật Bản phải can dự nhiều hơn nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế trước một Trung Quốc ngày càng quyết đoán.

Việc Ấn Độ và Indonesia tăng cường thúc đẩy quan hệ song phương cũng tạo ra những tác động đến chính sách của Nhật Bản Đó là sức ép dành cho Nhật Bản trong việc tăng cường ảnh hưởng tại Indonesia nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn đang diễn ra ngày một gay gắt ở đây. Tình hình đó buộc Nhật Bản phải có cách tiếp cận phù hợp, nhằm tạo sự cân bằng về ảnh hưởng tại Indonesia Trên thực tế, trong những năm qua, Indonesia tiếp tục là một trong những nước nhận đầu tư, viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á Năm 2016, viện trợ phát triển chính thức (ODA) củaNhật dành cho Indonesia là 668 ngàn tỷ rupiah, tương đương khoảng 49,5 tỷ USD, qua đó đưa Indonesia là quốc gia nhận viện trợ ODA nhiều nhất từ Nhật Bản [75;

2] Ngoài ra, 274 km đường cao tốc ở khu vực đô thị Jakarta đã được xây dựng với sự hỗ trợ của Nhật Bản Tính đến năm 2016, tổng công suất lắp máy do các công ty Nhật điều hành ở Indonesia là 10.963 MW, chiếm khoảng 20% sản lượng điện toàn Indonesia Có thể thấy những hoạt động kinh tế này đã giúp tăng cường ảnh hưởng của Nhật tại Indonesia, thúc đẩy sự liên kết về kinh tế, qua đó giảm sự phụ thuộc vào các cường quốc khác. Đối với Australia, quan hệ Ấn Độ - Indonesia cũng gây ra những tác động nhất định đối với nước này Về cơ bản, cạnh tranh về kinh tế thương mại, thị trường đầu tư trở nên gay gắt hơn giữa các cường quốc, trong đó có Australia Cạnh tranh về chính trị đối ngoại, nâng cao uy tín và khả năng ảnh hưởng cũng đang gia tăng. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng, nhu cầu thúc đẩy quan hệ giữa Ấn Độ và Australia được cho là bắt nguồn từ những quan ngại về địa chính trị, từ sự lệ thuộc vào Mỹ trên khía cạnh an ninh cho tới mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Đặc biệt, cả Ấn Độ và Australia đã hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ các cơ chế đa phương như EAS, ARF… mà Indonesia là một hạt nhân trong đó Tất cả đều hướng tới thúc đẩy một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ổn định, hòa bình, định hình một kiến trúc phù hợp trong khu vực.

Mặt khác, những hạn chế, khó khăn trong hợp tác Ấn Độ - Indonesia là cơ hội để Australia thúc đẩy hợp tác, gia tăng ảnh hưởng đối với Indonesia nói riêng, khu vực nói chung Việc Indonesia nằm ở một vị trí quan trọng, mang tính địa chiến lược là động lực để Australia xích lại gần hơn với quốc gia này Bên cạnh đó, cả hai cũng chia sẻ mối quan tâm đối với các thách thức, đe dọa an ninh bao gồm an ninh truyền thống với các mối đe dọa quân sự, tranh chấp lãnh thổ và an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, thảm họa môi trường, buôn lậu ma túy, vấn nạn người di cư, các vấn đề an ninh lương thực, năng lượng….

“Trong hàng ngàn năm, người Ấn Độ luôn nhìn về hướng Đông để ngắm mặt trời mọc cũng như cầu nguyện để ánh sáng của nó lan toả tới khắp mọi nơi Nhân loại đã nhìn thấy sự trỗi dậy của phương Đông hay khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi sẽ là một phần không thể thiếu đối với vận mệnh của thế giới”

Ngày đăng: 08/12/2022, 07:32

w