1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết trần dần qua đêm núm sen và những ngã tư và những cột đèn002

101 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 921,1 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử vấn đề (8)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Đóng góp luận văn (12)
  • 7. Cấu trúc luận văn (13)
  • CHƯƠNG 1. LÝ THUYẾT TRẦN THUẬT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT TRÂN DẦN (14)
    • 1.1. Lý thuyết nghệ thuật trần thuật (14)
      • 1.1.1. Khái niệm trần thuật (14)
      • 1.1.2. Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết (15)
    • 1.2. Khái quát về tiểu thuyết Trần Dần (18)
      • 1.2.1. Trần Dần và hành trình sáng tạo nghệ thuật (18)
      • 1.2.2. Giới thiệu tiểu thuyết Trần Dần (22)
  • CHƯƠNG 2. ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ HÌNH THỨC KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRẦN DẦN (27)
    • 2.1. Điểm nhìn trấn thuật trong tiểu thuyết Trần Dần (27)
      • 2.1.1. Khái quát về điểm nhìn trần thuật (27)
      • 2.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn (28)
        • 2.1.2.1. Điểm nhìn bên trong với Đêm núm sen (0)
        • 2.2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài với Những ngã tư và những cột đèn (0)
        • 2.2.2.3. Điểm nhìn phức hợp với Những ngã tư và những cột đèn (0)
    • 2.2. Hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần (38)
      • 2.2.1. Khái niệm về kết cấu và kết cấu trần thuật (38)
      • 2.2.2. Hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Đêm núm sen và Những ngã tư và Những cột đèn (42)
    • 3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần (58)
      • 3.1.1. Giới thuyết chung về ngôn ngữ nghệ thuật (58)
      • 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn (60)
    • 3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần (77)
      • 3.2.1. Giới thuyết chung về giọng điệu trần thuật (77)
      • 3.2.2. Giọng điệu trần thuật trong Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn (79)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (98)

Nội dung

Lịch sử vấn đề

Trên thực tế đã có những công trình nghiên cứu tiểu thuyết Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn, các nhà nghiên cứu, phê bình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu và chỉ ra những đặc điểm làm mới thể loại tiểu thuyết, đặc biệt chú ý trên phương diện nghệ thuật Dưới đây, chúng tôi xin đi giới thiệu một số bài viết chính về hai cuốn tiểu thuyết này:

Tiểu thuyết Đêm núm sen ngay từ khi ra đời đã chịu số phận im lặng cùng với tác giả Phải chờ gần một nửa thế kỷ mới đƣợc ra mắt bạn đọc, nhƣng dấu ấn Đêm núm sen để lại thực sự trở thành “bom tấn” nặng ký đối với nền văn học nước nhà thời điểm bấy giờ Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng đƣa ra những nhận định chung về tiểu thuyết đầy sức thuyết phục:

Nhà nghiên cứu văn học Phạm Xuân Nguyên đã có nhận xét xác đáng: “Hồi hộp, thích thú, kinh ngạc Ðêm núm sen tươi mọng, run rẩy, cựa quậy, phập phồng ngôn ngữ, câu chữ, cảm giác của một thế giới kiến, mà đọc thấy rất hiện thực về lịch sử của con người Trần Dần luôn gây bất ngờ bởi văn chương Trần Dần với một văn cách khác - lạ - mới mà ông coi là một nhà văn thì phải có mới thực là có tư cách nhà văn Viết năm 1961, Ðêm núm sen, một lần nữa đem lại một Trần Dần không thể sống một ngày không sáng tạo ”[43] Ðọc Ðêm núm sen, người đọc thật sự cảm phục tài năng sáng tạo, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Trần Dần và lại càng tin và yêu về sự giàu đẹp của tiếng Việt

T.S Trần Ngọc Hiếu đặt mối liên hệ giữa thân xác và chiến tranh: “Nếu ta cần phải biết lịch sử trong mối liên quan với thân thể, ta hoàn toàn có thể thấy lịch sử là sự khống chế và nghiền nát thân thể” Trong Đêm núm sen, chiến tranh ứng xử với con người như một thứ chất liệu Bên cạnh súng đạn, chiến tranh cần xác người

Chiến tranh kìm hãm mọi thứ cảm xúc, để biến con người thành một thứ gì trừu tƣợng: “Cuốn tiểu thuyết này viết về tình dục với tất cả sự hồn nhiên của thân xác

Ngôn từ trong sách nếu theo đạo đức thông thường ta thấy nó có phần tục Nhưng trong bối cảnh chiến tranh, nó thể hiện sức sống của con người, niềm ham sống của con người, xưng tụng sự sống của con người”[43]

Nhà văn Dương Tường không ngần ngại xếp Đêm núm sen là một ngụ ngôn đen, giống như những ngụ ngôn đen của Gunter Grass thể hiện gương mặt bị lãng quên của lịch sử [43]

Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn thừa nhận “Tôi không đủ sức để đuổi theo hết ý tưởng của Trần Dần Cuốn sách này làm cho ta ngỡ ngàng về tính hiện đại Đọc nó, cho tôi những cặp tri nhận khác nhau: chiến đấu – lao động, tình yêu – sự thù oán, đau khổ – hèn nhát, mộng tưởng – tuyệt vọng…[43] Những cảm giác của

Mai Anh Tuấn không chỉ đúng với con người ở một thời đại mà còn đúng với chúng ta ở thời đại ngày nay Đọc Đêm núm sen, người đọc vẫn bắt gặp được những cảm xúc chung trong tác phẩm và cảm xúc hiện tại

Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, có thời gian xuất bản trước tiểu Đêm núm sen, vì thế cũng đã đƣợc công chúng đón nhận sớm và nhiều nghiên cứu chuyên sâu đặc điểm thể loại tiểu thuyết này Dưới đây là những nhận định chung về tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn:

Trong Im lặng trong cô đơn để viết tương lai, Công Tú nhận ra rằng: “những cách tân theo lối phương Tây thường được dùng như lời khen tặng với các nhà văn ham tìm tòi của Việt Nam thời đang sống, Trần Dần đều đã “thể nghiệm” cả”[44]

Quả thật Những ngã tư và những cột đèn là cuốn tiểu thuyết đƣợc xem là mới trên nhiều phương diện nghệ thuật trần thuật từ điểm nhìn, kết cấu cho đến hình thức ngôn ngữ đều đa dạng và hiện đại Điều mà Trần Dần đã làm đƣợc từ rất sớm, là mong ƣớc của nhiều nhà văn Việt Nam hiện đại chạm tới

Hoài Nam trong Một cuộc thử nghiệm ngôn ngữ, cũng đƣa ra ý kiến và đề cao

Trần Dần khi viết: “B ng sáng tác của mình, ông gây hấn, ông tấn công và đập phá không thương tiếc những đường biên nghệ thuật tưởng đã rất sâu gốc bền r ” [22]

Thoát khỏi những ràng buộc truyền thống, Trần Dần tìm cho tác phẩm của mình hướng đi mới, thậm chí phá vỡ những quy phạm mang tính chuẩn mực để tự do viết theo ý đồ của mình Cách dùng từ của Hoài Nam khá chặt chẽ, từ “gây hấn” rất hợp với ý hướng sáng tạo của Trần Dần

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên mạnh dạn bàn về nội dung và nghệ thuật:

“Trao cho Những ngã tư và những cột đèn là khẳng định một cá tính sáng tạo độc đáo, là đề cao một tác phẩm có lối viết khác lạ, là kêu gọi sự đổi mới nghệ thuật phải trở thành một bản năng thường trực trong mỗi người viết”[25]

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là ứng dụng cơ sở lí luận về nghệ thuật trần thuật vào làm sáng tỏ biểu hiện nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tiểu thuyết của Trần Dần Từ đó, chúng tôi xác định vị trí của tác giả trong dòng văn học Việt Nam hiện đại.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Nghệ thuật trần thuật của Trần Dần qua hai cuốn tiểu thuyết: Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn

Trong đó người viết sẽ chú ý đến các yếu tố sau: người trần thuật và điểm nhìn trần thuật; nghệ thuật tổ chức kết cấu và cốt truyện; ngôn từ và giọng điệu trần thuật Người viết nhận thấy, những yêu tố nói trên được xem là nổi bật nhất trong hai tiểu thuyết Và nó cũng là những yếu tố thể hiện nét độc đáo và sự sáng tạo của nhà văn Trần Dần Với mỗi yếu tố về nghệ thuật của hai tác phẩm này, người viết rút ra kết luận về sự thay đổi và cách tân trong sáng tác của Trần Dần b Phạm vi nghiên cứu

Trong luận phạm vi của luận văn này, người viết chỉ khảo sát nghệ thuật trần thuật của hai cuốn tiểu thuyết của Trần Dần:

- Những ngã tư đường phố và những cột đèn

Theo thống kê, nhà văn Trần Dần có đến bốn cuốn tiểu thuyết (ngoại trừ hai quyển này còn tiểu thuyết: Người người lớp lớp và tác phẩm thơ – tiểu thuyết: Cổng tỉnh) nên chúng tôi sẽ dùng tác phẩm còn lại nhƣ một tƣ liệu để bổ trợ nghiên cứu hành trình sáng tạo tiểu thuyết Trần Dần đƣợc trọn vẹn, hoàn thiện hơn

Ngoài ra chúng tôi tiến hành so sánh một số tác phẩm của Trần Dần trong đó có tiểu thuyết Người người lớp lớp và các tác giả đương thời để thấy được sự cách tân mới mẻ của nhà văn.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần qua Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp: là phương pháp được người viết vận dụng để phân tích, lý giải ý nghĩa của các yếu tố nghệ thuật và làm sáng tỏ những nét mới mẻ trong tiểu thuyết Trần Dần, thông qua đó tổng hợp những vấn đề nghiên cứu đƣợc

- Phương pháp thống kê: sưu tầm, thu thập, tổng hợp một số tác phẩm tiểu thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành thống kê những từ ngữ có tính biến âm và sự phá cách về ngôn từ trong tiểu thuyết Trần Dần

- Phương pháp so sánh: phương pháp này được áp dụng để so sánh sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật với chính ông qua mỗi tác phẩm, qua mỗi thời kỳ; so sánh nét khác biệt của ông so với các văn nghệ sĩ đương thời Đồng thời cũng đối chiếu với thơ ông, để khẳng định sự cách tân là một điều không thể thiếu trong cuộc đời sáng tạo của ông

- Phương pháp xã hội học: nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa văn học và độc giả, quá trình của đời sống văn học sẽ đƣợc hoàn chỉnh thành một chu trình khép kín: xã hội- tác giả- tác phẩm- công chúng- tác giả Bằng phương pháp này, người viết làm rõ nguyên nhân của sự cách tân, cũng như vì sao số phận tiểu thuyết Trần Dần nằm im lặng trong khoảng thời gian dài

- Phương pháp tự sự học: nghệ thuật trần thuật chỉ đƣợc tìm hiểu kỹ càng khi có tự sự học ra đời Phương pháp là một yêu cầu bắt buộc có trong luận văn

- Phương pháp tiểu sử: là một trong những phương pháp nghiên cứu văn học, theo đó, tiểu sử và nhân cách nhà văn đƣợc tìm hiểu để lý giải tác phẩm

Những phương pháp trên được xem như là những phương pháp chính đưa vào vận dụng chủ yếu trong luận văn Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu: phương pháp cấu trúc Tuy nhiên, những phương pháp này không phải là phương pháp chủ đạo của luận văn.

Đóng góp luận văn

Từ khi ra đời, tiểu thuyết Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần trở thành “bom tấn” văn chương nhận được sự quan tâm đông đảo từ bạn đọc, các nhà nghiên cứu, phê bình Đã có khá nhiều bài báo, bài phát biểu, nghiên cứu về những yếu tố nghệ thuật trong hai tiểu thuyết này Trong bài nghiên cứu, người viết mong muốn làm rõ những thành công của Trần Dần đặc biệt trên phương diện nghệ thuật Qua đó khẳng định vị trí vai trò Trần Dần trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có ba chương:

Chương 1 Lý thuyết trần thuật học và khái quát về tiểu thuyết Trần Dần Chương 2 Điểm nhìn trần thuật và hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

Chương 3 Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

LÝ THUYẾT TRẦN THUẬT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT TRÂN DẦN

Lý thuyết nghệ thuật trần thuật

Ngay từ đầu thế kỉ XX, lý thuyết trần thuật luôn là vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm bởi nó mang tính thời sự và ứng dụng hữu hiệu trong việc cắt nghĩa, lý giải lớp ngôn ngữ văn bản Từ đó dến nay lí luận trần thuật đã đạt đƣợc một số thành quả quan trọng Có thể kể đến là các nghiên cứu về tự sự của các nhà hình thức Nga (V.Propp, V.Shklovski, Eikhenbaum); nguyên tắc đối thoại của M.Bakhtin; loại hình học về kĩ thuật trần thuật Anh Mĩ do P.Lubbock khởi thảo và N.Friedman tu chỉnh; các nghiên cứu về loại hình trần thuật của các học giả Đức (E.Leibfried,W.Fƣger,F.K.Stanzel, W.Kayser, O.Ludwig, K.Friedman); các quan niệm của nhà cấu trúc người Czech Z.Doleze, các học giả Nga Ju.Lotman và B.Uspenski Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở nước ta, trần thuật cũng là một vấn đề đƣợc giới nghiên cứu quan tâm

Nghệ thuật trần thuật là một phương diện không thể thiếu trong phương thức tự sự Bởi trong tác phẩm tự sự, nghệ thuật trần thuật có vai trò quan trọng trong việc khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn Mỗi một thể loại cụ thể sẽ có hình thức trần thuật khác nhau Xét về khía cạnh thuật ngữ, trần thuật (narration), hay còn gọi là kể chuyện, đƣợc J.Lin Velt cho rằng: “Kể là một hành vi trần thuật theo nghĩa rộng là một tình thế hư cấu, bao gồm cả người trần thuật và người nghe kể” [37, tr 154]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định…Thành phần của trần thuật không chỉ là lời thuật và chức năng của nó không chỉ là kể việc Nó bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả….Trần thuật gắn với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm… Trần thuật là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự, thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này” [17, tr 307]

Trong cuốn Giáo trình lí luận văn học đƣa ra khái niệm về trần thuật nhƣ sau: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện Trần thuật là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định” [39, tr 146]

Qua những định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy hoạt động trần thuật thực chất là kể Trần thuật là thuật lại những diễn biến sự kiện, nhân vật, hoàn cảnh theo một cách nhìn nhất định Qua đây, ta cũng nhận thấy: khái niệm trần thuật và khái niệm kể chuyên có thể thay thế cho nhau và đƣợc diễn đạt bằng những từ ngữ mang tính cụ thể như: người kể chuyện, điểm nhìn, ngôi kể Khái niệm trần thuật luôn gắn liền với bố cục và kết cấu của văn bản Người trần thuật đóng vai trò như một Master – người dẫn chương trình, giúp độc giả tìm hiểu tác phẩm ở cả bề mặt cũng như bề sâu

Trần thuật đóng vai trò chính trong việc cấu thành tác phẩm, giúp người đọc dễ dàng nắm đƣợc kết cấu của một tác phẩm “ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì, trong tình huống nào…” Nhờ cách kể chuyện của tác giả mà làm sống lại linh hồn cho tác phẩm Trong tiểu thuyết của Trần Dần đã sử dụng nghệ thuật trần thuật vào việc khai thác hiện thực cuộc sống, mảnh đời tƣ, tâm lý nhân vật trong các mối quan hệ, hoàn cảnh, không gian và thời gian nhất định Điều đó, tạo nên đặc trƣng riêng trong phong cách Trần Dần đồng thời khẳng định những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn học

1.1.2 Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết

Tiểu thuyết là một thể loại lớn, tiêu biểu cho loại hình tự sự, đƣợc coi là “cỗ máy cái” của nền văn học hiện đại Mang đặc trưng thi pháp riêng, với phương thức trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực cuộc sống một cách đa chiều và phong phú và đa dạng Nhiều bề mặt, lát cắt đƣợc đƣa vào tiểu thuyết nhƣ những thước phim của thời đại Trong văn xuôi tự sự nói chung, tiểu thuyết nói riêng, nghệ thuật trần thuật chính là đặc trƣng cơ bản nhất luôn gắn liền với bố cục, kết cấu tác phẩm “Trần thuật gắn liền với toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm”,“là phương diện cấu trúc của tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể - khách thể trong loại hình nghệ thuật này” [17, tr.364 - 365]

Luận bàn về vai trò của nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm tự sự, trong Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pospelov cho rằng trần thuật đóng vai trò quyết định chính trong các tác phẩm tự sự Ông còn xác định những yếu tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật: “Với sự trợ giúp của trần thuật, miêu tả, bình luận, tác giả, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sống được nắm bắt một cách tự do, sâu rộng” [30, tr 68]

Khi nói đến sự thành công của tác phẩm văn xuôi, đã có một thời gian dài các nhà nghiên cứu đánh giá sự thành công đó qua những phương diện: Chủ đề, tư tưởng, nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ Người ta thừa nhận có tính cá thể hóa hay

“phong cách cá nhân” (tức là dấu ấn riêng của tác giả không dễ bắt chước) nhưng vẫn chƣa thừa nhận vai trò quan trọng của trần thuật Trong các tác phẩm văn xuôi tự sự, để dễ dàng phân biệt nhà văn này với nhà văn khác người ta thường chú trọng vào lối kể chuyện đƣợc thể hiện trong lời nói của từng nhân vật, trong diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống chứ không phải nhờ bản thân các biến cố, các câu chuyện được kể Mỗi một tác phẩm, người đọc nhận thấy những hình ảnh quen thuộc, hay một “lát cắt của đời sống” hiện thực trong đó Nhà văn hay người nghệ sĩ bao giờ cũng phải đắm mình vào cuộc sống, lắng nghe hơi thở và nhịp đập của đời sống biến đổi từng giây để chắt lọc những gì tinh túy nhất đem vào trang viết của mình Song thông qua cách kể của nhà văn người đọc sẽ bị lôi cuốn vào mạch truyện Lối kể sinh động khiến cho câu chuyện trở nên mới mẻ và hấp dẫn hơn Đối với tiểu thuyết một thể loại văn xuôi tự sự dài hơi thì nghệ thuật trần thuật – nghệ thuật kể chuyện lại càng đƣợc xem là thủ pháp nghệ thuật quan trọng, nhờ nó nhà văn mới có thể sắp đặt các câu chuyện, các nhân vật, các sự kiện tình huống một cách có lôgic và truyền tải một cách hiệu quả, phản ánh hiện thực đến với độc giả và nhờ nó bạn đọc cũng phân biệt đƣợc tài năng giữa các nhà sáng tạo tiểu thuyết với nhau Vì vậy có thể thấy, nghệ thuật trần thuật hay cách kể chuyện chính là đặc trƣng của tác phẩm tự sự, đóng vai trò chủ đạo chính góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm

Misen Buytor (nhà văn Pháp hiện đại thuộc trường phái Tiểu thuyết mới) đã đƣa ra những quan điểm rất ý nghĩa về vấn đề chuyện kể trong văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng: “Tiểu thuyết là một hình thức kể chuyện đặc biệt vượt quá giới hạn của văn chương; đó là một trong những phương thức hết sức quan trọng giúp con người nắm bắt được thực tại (…) Cái được kể liên quan đến cả những con người, những sự vật, những đồ vật và nơi chốn mà bản thân chúng ta chưa bao giờ đến, nhưng có một ai đó đã mô tả cho chúng ta nghe (…) Tiểu thuyết là những phòng thực nghiệm kể chuyện… Các hình thức kể chuyện khác nhau cũng tương ứng với các hình thức khác nhau của thực tại” [36, tr 379 -

Trần thuật là một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự

Theo 150 thuật ngữ văn học của Nhà phê bình Lại Nguyên Ân thì tiểu thuyết là

“Tác phẩm tự sự trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến đủ mức truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách Belinski gọi tiểu thuyết là “sử thi của đời tư”, do chỗ nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người” [1, tr 313] Trần thuật tồn tại với nội dung trần thuật và hình thức trần thuật

Thực tiễn văn học cũng cho thấy, nghệ thuật trần thuật là một trong những yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Đối với người nghệ sĩ tài năng, trong mỗi tác phầm nghệ thuật trần thuật là sự tìm tòi, sáng tạo ra những hình tƣợng độc đáo và biến hóa linh hoạt nội dung Đúng nhƣ Nam Cao- nhà văn hiện thực phê phán đã từng viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”

Người nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật phải không ngừng sáng tạo, có khi là dùng nhân vật hình tƣợng để gửi gắm tâm tƣ tình cảm của mình, có khi phát biểu tư tưởng ấy bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo, riêng biệt Chính vì thế, sự thành công về phương diện trần thuật không hề đơn giản và dễ dàng với bất kì người cầm bút nào

Như vậy, nghệ thuật trần thuật là phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại tiểu thuyết Người đọc có thể khám phá, tiếp cận được những giá trị văn chương đích thực thông qua việc tìm hiểu các phương diện trần thuật Nhờ có nghệ thuật trần thuật, tiểu thuyết mới được xem là một trong những sáng tạo kỳ diệu của người nghệ sĩ.

Khái quát về tiểu thuyết Trần Dần

Trần Dần sinh ngày 23 tháng 8 năm 1926, nguyên quán thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, cha Trần Dần là một viên chức kho bạc tỉnh Nam Định Ông học qua bậc Thành Chung ở quê rồi lên Hà Nội học tiếp và đỗ bằng tú tài

Thuở niên thiếu, Trần Dần chơi thân với Vũ Hoàng Địch (là em của nhà thơ

Vũ Hoàng Chương) Họ sống gần nhà nhau, cùng lớn lên và có những ký ức đẹp về tuổi thơ Hai người được gần gũi với hai nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn lúc đó là Vũ Hoàng Chương và Đình Hùng Chính vì thế, hai người sớm có điều kiện tiếp xúc với thơ văn và trường phái tượng trưng Pháp Thần tượng của Trần Dần là Rimbaud, ông ngƣỡng mộ cả lối sống phiêu bạt, tính triệt để và tinh thần tự do vƣợt ngoài mọi khuôn khổ của nhà thơ này Vì thế, không khó hiểu bản lĩnh thơ ca của một chàng trai trẻ luôn sục sôi, ôm ấp những dự định lớn lao về nghệ thuật thi ca

Văn học Việt Nam thời kỳ này đã có bước chuyển mới, với sự xâm nhập của văn hóa, thơ ca phương Tây đã tạo nên những trào lưu, khuynh hướng mới Trần Dần bắt đầu sáng tác từ trước 1945, thời điểm thơ Mới đã phát triển rực rỡ Chứng kiến sự ra đời của những tay bút “chắc nịch” làm nên diện mạo thơ ca Việt nhƣ:

Tiếng thu của Lưu trọng Lư, Tinh huyết của Bích Khê (1939), Thơ say của Vũ

Hoàng Chương, Lửa thiêng của Huy Cận (1940) Năm 1943, bản Đề cương văn hóa Việt Nam được công bố, có tính chất như kim chỉ nam định hướng về đường lối cho các văn nghệ sĩ Việt Nam Thế nhƣng, Trần Dần vẫn bình yên đứng ngoài lề sự kiện với những bài thơ mang tinh thần thơ Mới nhƣ: Hồn Xanh dị kỳ (1944) Sau đó, ông quan niệm văn chương là mới mẻ, là khác biệt Vì thế, ông đến với những cách tân, mong muốn sáng tạo ra thứ thơ phải mang tinh thần thời đại, mới hơn những thành tựu hiện tại vì theo ông thơ mới đã làm xong cuộc cách mạng của nó

Trần Dần cùng một số nhà thơ nhƣ: Trần Mai Châu, Đình Hùng, Vũ Hoàng Địch của phải thơ tƣợng trƣng cho ra đời tạp chí Dạ Đài nhằm khai mở một lối thơ khác biệt, với quan niệm nền tảng thơ ca sẵn có, những yếu tố cũ không còn phù hợp, vƣợt lên trên quan niệm cũ đề cao hình thức sáng tạo, cảm thụ thơ ca trong mỗi con người Nhóm thơ tượng trưng Dạ Đài với dòng tuyên ngôn: “Chúng tôi-một đoàn thất thổ- đã đầu thai nh m lúc sao mờ Cho nên buổi chúng tôi xuất hiện, chúng tôi để cho tàn suy giấc mơ của người trước Chúng tôi sẽ nối lại nghiệp dĩ của một Rimbaud-nỗi cô đơn của những nhà thơ lãng mạn” Dạ đài chính là khí thế của người trẻ tuổi trong không khí thời chiến, luôn sục sôi nhiệt huyết sáng tạo, đổi mới gỡ bỏ những lối mòn truyền thống

Ngày 19/12/1946, ông làm việc cùng nhóm Dạ Đài cho ra số báo Dạ đài 2

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Trần Dần cũng nhƣ bao thanh niên thời ấy

“xếp bút nghiên lên đường chiến đấu”, ông trở về Nam Định tham gia công tác tuyên truyền ở huyện Vụ Bản, làm việc ở Sở Truyên Truyền khu IV Năm 1948, khu 14 ở Tây Bắc đƣợc thành lập, Trần Dần cùng Vũ Khiêu, Vũ Hoàng địch lên Tây Bắc Một thời gian sau khu 14 bị giải thể, ông tham gia quân đội nhận công tác địch vận của trung đoàn Sơn La Tại đây, ông cùng một số người bạn là: Trần Thư, Hoài Niệm tham gia sáng lập Nhóm Sông Đà- nhóm văn nghệ quân đội đầu tiên

Vẫn luôn giữ quan niệm cũ, làm thơ là phải cách tân, là đổi mới, thời gian này dù tất bật với không khí kháng chiến nhưng ý thức sáng tạo luôn âm ỉ cháy trong người lính trẻ Ông bắt đầu làm thơ bậc thang học theo Maiacopxki và vẽ tranh lập thế, mặc dù được nhiều người đón nhận nhưng họ vẫn buông lời nhận xét là khó hiểu

Hồ Phương kể lại: “Ở nhóm văn nghệ Tây Bắc có Trần Thứ (nay là Trần Vũ), Trần

Dần và Hoài Niệm Tờ Sông Đà của nhóm này cũng là một tờ báo được trình bày khá đẹp, nghiêng về sáng tác thơ văn Hội ấy Trần Dần hay làm thơ leo thang, bài thơ thường được trình bày khá kiểu cách Dòng thì in chữ nhỏ, dòng lại in chữ to, thiên về hạng theo mốt” [9]

Năm 1954, Trần Dần tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với Đỗ Nhuận, Tô Ngọc Vân và viết tiểu thuyết Người người lớp lớp Không khí hào hùng của cuộc chiến cùng với những mất mát, hi sinh của người bạn thân thiết Tô Ngọc Vân đã để lại những cảm xúc đau thương, khó phai trong lòng Trần Dần Tiểu thuyết Người người lớp lớp được viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Trần Dần đã đem đến cho độc giả một bức tranh sinh động đƣợc coi là “huyền thoại”, “một điểm hẹn lịch sử”, “cột mốc vàng” trong cuộc chiến tranh nhân dân và chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu của những anh bộ đội cụ Hồ Có thể thấy, Trần Dần quyết không bao giờ đi theo lối mòn cũ trong văn chương, ông luôn khao khát theo đuổi sự sáng tạo mới mẻ

Chiến dịch kết thúc, ông đƣợc cử sang Trung Quốc viết thuyết minh phim

Chiến thắng Điện Biên Phủ Do bất đồng với người cán bộ chính trị đi cùng nên ông “nhường” cho người này viết thuyết minh Tại thời điểm này, ở Trung Quốc, dấy lên vụ án Hồ Phong – một nhà phê bình văn học và là Đảng viên lâu năm, với những quan điểm văn chương không thống nhất Trần Dần không thể ngờ rằng số phận mình lại sang một ngã rẽ khác, ông viết Anh đã thấy (thơ – 1954), Tiếng trống tương lai (thơ, đã trích đăng trong Văn nghệ Quân Đội năm 1954)

Năm 1955, khi trở về Hà Nội, Trần Dần kết hôn với bà Bùi Thị Ngọc Khuê (gia đình bà có người di cư vào Nam) nên chính quyền không cho phép Trần Dần tham gia phong trào Nhân văn- Giai phẩm, mong muốn thay đổi quan điểm sáng tác và rồi rơi vào vũng lầy của bế tắc

Câu chuyện Nhân Văn- Giai Phẩm có lẽ là thước phim buồn nếu ta cứ mải miết tìm lại quá khứ để xem xét, bình phẩm đúng sai Trần Dần cũng không thể ngờ rằng số phận mình lại chỉm nghỉm trong bờ vực ấy Từ đây, ông chọn cho mình cách sống lặng lẽ, âm thầm ngoài lề lối sinh hoạt văn nghệ chính thống sống bằng nghề dịch sách và tô ảnh màu Đam mê viết vẫn chƣa dừng lại trong huyết quản của người nghệ sĩ Trần Dần lại ghi, ghi lại những suy nghĩ, những sự kiện, những điều mắt thấy tai nghe, những câu chuyện bạn bè kể lại, thậm chí những suy nghĩ đột hiện ra trong óc tất cả là bộ mặt đời sống của thời ấy, hỉ- nộ- ái -ố đều có Phạm Thị Hoài gọi ông là “thủ lĩnh trong bóng tối” Vƣợt lên trên thực tại, bỏ ngoài tai sự khen chê, lẽ đƣợc mất ở đời, vƣợt qua mặc cảm, cô đơn, Trần Dần đã để lại những tác phẩm vƣợt thời gian cả về số lƣợng và chất lƣợng Đây là giai đoạn thăng hoa nhất trong sự nghiệp sáng tác Trần Dần

Với Trần Dần, chính cột mốc này lại đánh dấu một sự dấn thân quyết liệt hơn, sung sức nhất cho tích lũy và sáng tạo Các tác phẩm liên tiếp ra đời, đánh dấu cách thức dấn thân của một kẻ ngoài lề đứng bên thềm văn chương: Đêm núm sen

(tiểu thuyết – 1961), Jờ Joạcx (thơ – 1963), Mùa sạch (thơ – 1964), Một ngày Cẩm

Phả (tiểu thuyết – 1965), Những ngã tư và những cột đèn (tiểu thuyết – 1966), Con trắng (thơ-hồi ký – 1967), 177 cảnh (hùng ca lụa – 1968), Động đất tâm thần (nhật kí-thơ – 1974), Thơ không lời – Mây không lời (thơ- họa – 1978), bộ tam Thiên Thanh-77-ngày ngày (1979), bộ tam 36-Thở dài-Tư mã zâng sao (1980), Thơ mini

(1987) Suốt gần 40 năm, Trần Dần lao động và sáng tác không ngừng nghỉ Viết mà không cần biết bao giờ được xuất bản, ông đã cho mọi người thấy sự kiên định phi thường mà hiếm nhà văn nào có được điều đó Ông làm bạn với con chữ, tận tụy với nghề ghi chép mà cuộc sống mưu sinh trong hoàn cảnh ấy không hề dễ dàng

Không muốn liên lụy tới bạn bè, cách duy nhất ông lựa chọn đó là theo đuổi nghệ thuật bằng sức sáng tạo không ngừng nghỉ

ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ HÌNH THỨC KẾT CẤU TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRẦN DẦN

Điểm nhìn trấn thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

2.1.1 Khái quát về điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật trong văn bản tự sự Việc tổ chức kết cấu tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điểm nhìn trần thuật Rõ ràng không thể hiểu đƣợc sâu sắc tác phẩm văn học nếu ta không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật, bởi lẽ khi miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải xác định, lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý Đó chính là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Nó xác định “điểm nhìn tiêu cự hóa”

(chữ dùng của G Genette) của chủ thể kể chuyện vào đối tƣợng trần thuật, vào thế giới hiện thực đƣợc hƣ cấu trong tác phẩm Điểm nhìn nghệ thuật trong văn học đã đƣợc các nhà lý luận quan tâm, nghiên cứu từ rất sớm Điểm nhìn là vị trí, chỗ đứng để xem xét, miêu tả, bình giá sự vật, hiện tƣợng trong tác phẩm Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi: “Điểm nhìn là vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong tác phẩm Là điểm rơi của cái nhìn vào khách thể” [17, tr 307] Nói về vai trò của điểm nhìn, Pospelov cho rằng: “Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các sự vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật với những gì mà anh ta miêu tả” [30, tr 90] Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sáng tạo văn học, nó quy định và chi phối các thành tố khác của trần thuật nhƣ: Nhịp điệu trần thuật, thời gian trần thuật, đối tƣợng trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật… Sẽ không thể có trần thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật Banzac trong bộ Tấn trò đời đã thể hiện một cái nhìn toàn tri, người kể truyện biết tất cả Tác giả là người đứng ngoài quan sát và thu vào trong não cả một xã hội rộng lớn bao sự kiện từ năm 1829 – 1847 rồi kể lại Điểm nhìn trần thuật biểu hiện qua các phương tiện nghệ thuật, ngôi kể, cách xưng gọi sự vật, cách dùng từ ngữ, kiểu câu Tiểu thuyết ngày một phát triển, vấn đề điểm nhìn cũng ngày một phức tạp hơn Điểm nhìn trần thuật được thể hiện qua ba phương thức: chủ quan, khách quan và liên chủ quan Là một cây bút tài năng không chỉ đảm bảo tính hợp lí về điểm nhìn mà cần phải biết vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật góp phần tạo nên tính sinh động và sự hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm văn học

Theo giáo trình Lí luận văn học (GS Phương Lựu chủ biên), có thể phân biệt thành điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài: Điểm nhìn bên trong: Người trần thuật nhìn thấy đối tượng qua lăng kính của một tâm trạng cụ thể, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật Điểm nhìn bên ngoài: Chủ thể trần thuật giữ cái nhìn khách quan từ vị trí bên ngoài có khoảng cách nhất định với đối tƣợng trần thuật

Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) xác lập điểm nhìn chính là

“mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” [31] Trong cuốn Bản chất của tự sự học, của R Scholes và R Kellogg xuất bản lần đầu vào năm 1966, vấn đề điểm nhìn đã đƣợc xem xét nhƣ là một trong những yếu tố quan trọng tạo dựng cấu trúc tác phẩm và xác lập mô hình truyện kể: “Vấn đề châm biếm trong truyện kể là một chức năng của sự chênh lệch giữa ba hoặc bốn điểm nhìn này Và những người nghệ sĩ kể chuyện luôn sẵn sàng sử dụng sự không tương ứng này để tạo ra những ấn tượng riêng biệt” [34, tr 240] Một tác phẩm hay, hấp dẫn phụ thuộc và khả năng tạo xây dựng các điểm nhìn của tác giả Đồng thời thông qua điểm nhìn, người đọc có thể đi sâu vào tìm hiểu tác phẩm cũng nhƣ phong cách của nhà văn

Trong tiểu thuyết Trần Dần chúng tôi nhận thấy phần lớn đƣợc viết chủ yếu theo ngôi kể thứ nhất xƣng “tôi” đều mang dáng dấp tự truyện và có đan xen ngôi kê thứ ba Nên chúng tôi chỉ chuyên sâu đi vào khảo sát kỹ ba điểm nhìn trần thứ ba: Điểm nhìn trần thuật bên ngoài, điểm nhìn trần thuật bên trong, điểm nhìn trần thuật phức hợp

2.1.2 Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn

2.1.2.1 Điểm nhìn bên trong với tiểu thuyết Đêm núm sen

Trong văn bản tự sự, điểm nhìn trần thuật vốn là xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật Khi trần thuật hay miêu tả nhà văn buộc phải lựa chọn cho tác phẩm điểm nhìn hợp lý Đó là khởi nguồn cho việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngôi kể có sự gắn bó chặt chẽ với điểm nhìn Một ngôi kể có thể tạo ra nhiều điểm nhìn, sự phong phú của ngôi kể tạo ra sự phong phú của điểm nhìn

Ngôi kể đƣợc chia làm ba dang: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba Trong văn học, ngôi kể đƣợc sử dụng chủ yếu là ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Tác phẩm tự sự là sản phẩm tất yếu của người kể chuyện khi thực hiện hành vi kể chuyện Trong khi kể chuyện, người kể bao giờ cũng phải chọn cho mình một chỗ đứng, tức là lựa chọn điểm nhìn để kể lại chuyện

Theo lý thuyết tự sự học, người kể chuyện mang điểm nhìn bên trong khi tác giả là nhân vật có mặt trực tiếp trong câu chuyện Điểm nhìn trần thuật bên trong, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quan của tình tiết, sự kiện, vừa thâm nhập đƣợc vào thế giới tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm xúc, tâm trạng Với dạng thức này, người kể chuyện thông qua điểm nhìn của bản thân sẽ đảm nhận vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối và quyết định đến cấu trúc của tác phẩm cũng nhƣ toàn quyền miêu tả nhân vật theo cảm quan của mình Như vậy, người kể chuyện đứng trong tầm sự kiện đƣợc kể, có tham gia vào hoạt động khi sự kiện xảy ra

Genette nêu ra đẳng thức mô tả điểm nhìn bên trong: điểm nhìn của người kể chuyện bằng điểm nhìn của nhân vật (có nghĩa là điểm nhìn bên trong của người kể chuyện trùng khít với điểm nhìn của nhân vật) Người kể chuyện đứng ở góc độ của nhận vật để quan sát và kể lại sự kiện trong không gian nhất định Chọn điểm nhìn bên trong, nhà văn vừa chủ quan hoá đƣợc thế giới, vừa giữ đƣợc tính khách quan của người kể chuyện Người kể chuyện trong trường hợp này chỉ nhìn từ một phía, một điểm Nghĩa là người kể chuyện không biết hết, bình đẳng đối thoại với bạn đọc để bộc lộ những suy tư, trăn trở trước những biến cố trong cuộc đời Điểm nhìn bên trong giúp nhà văn có điều kiện khơi sâu nội tâm nhân vật với những hồi ức, kỷ niệm, sự giãi bày tình cảm càng rõ nét hơn

Tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần đƣợc viết theo ngôi kể thứ nhất xƣng

“tôi” Lựa chọn điểm nhìn bên trong theo ngôi thứ nhất để kể chuyện, Trần Dần đƣa người đọc đồng hành, nhập thân vào các sự kiện, biến cố của câu chuyện điều này khiến họ cảm nhận đƣợc chân thực hơn tinh thần, cảm xúc của cốt truyện Nhân vật tự kể chuyện, khiến câu chuyện trở nên có sức hấp dẫn và đáng tin cậy Nhân vật

“tôi” luôn có vai trò xâu chuỗi các sự kiện và có mối quan hệ với các nhân vật khác trong truyện, luôn khởi động và vận hành dòng trần thuật Xuất pháp từ quan điểm trần thuật tham dự và tăng tính đối thoại dân chủ cho tác phẩm, Trần Dần đã đẩy điểm nhìn về phía nhân vật Trao điểm nhìn trần thuật cho nhân vật “tôi” tức là nhà văn đã chủ động xóa đi hình ảnh người kể chuyện toàn năng, để có thể soi chiếu nhân vật của mình dưới nhiều góc độ khác nhau, cái nhìn khác nhau Đối với Trần Dần, việc lựa chọn điểm nhìn bên trong với ngôi kể xƣng “tôi” không phải là sự lựa chọn mới, nhƣng đó là sự lựa chọn thông minh của tác giả đem lại hiệu quả nghệ thuật tôi ưu Trong tiểu thuyết Đêm núm sen người kể chuyện xƣng tôi, luôn xuất hiện trong tâm thế giao tiếp với độc giả, trong cả suy nghĩ, đánh giá và đối thoại Xuất pháp từ quan điểm giao tiếp, người kể luôn hình dung ra đối tượng mà mình giao tiếp là người đọc Mở đầu tác phẩm, là lời bộc bạch, tâm sự của nhân vật “tôi” – Kiến Gầy với dòng tự sự đầy cảm xúc về cội nguồn, quê hương của mình:

“Câu chuyện dưới đây do kiến Gầy kể Kiến Gầy tức là tôi Một công dân tầm thường” “Tôi đã sinh ra rồi lớn lên trong không khí chan chứa truyền thuyết huyền thoại của quê hương, một ngôi làng cổ Tôi không có bố mẹ Bố mẹ là cả làng tôi” [13, tr 9]; “Một cái tháp màu đất thó: đó là căn buồng riêng của tôi!” [13, tr 12]; “Làng tôi không những là làng cổ, mà còn là làng to To như ba làng chập một”[13, tr 21]; “Cả làng rơi rụng nhỏ nhoi đó của chúng tôi cũng lớn dần lên Đời cụ kỵ rồi đến đời ông Ông sinh ra cha Cha sinh con Cháu sinh chắt Cứ thế đến đời cụ Mây đã là đời thứ chín Làng đã có non tới một nghìn đinh” [13, tr 26]

Nhà văn đã tìm cho mình một vị trí bên trong bằng nhât vật, thậm chí trùng khít với nhân vật để dễ dàng trải lòng tình cảm của mình dành cho quê hương, nơi mình sinh ra và được chắp cánh trưởng thành từ chính con người nơi đây- làng Mận Những kỷ niệm thơ ấu, về sắc hình ngôi làng của mình ùa về trong tâm trí của nhân vật

“tôi”, để Kiến Gầy kể bằng giọng điệu tự hào, tha thiết với quê hương và dành tình cảm đặc biệt cho vùng đất giàu truyền thống ấy

Hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần

2.2.1 Khái niệm về kết cấu và kết cấu trần thuật 2.2.1.1 Khái niệm về kết cấu

Người ta thường hiểu kết cấu là tổ chức theo trục kết hợp ngang của các yếu tố truyện kể Cho nên, trước tiên cần chia tách về mặt hệ hình các yếu tố ở một cấp độ cụ thể, rồi sau đó mới nghiên cứu sự phối hợp của chúng theo trục kết hợp ngang Tuy nhiên, việc chia tách các yếu tố truyện kể luôn luôn phụ thuộc vào các đối lập cơ bản Các đối lập này chỉ có thể chia tách trong phạm vi của một trường nghĩa được hạn định trước Bởi vậy, vấn đề khung (ranh giới chia tác văn bản nghệ thuật với cái không phải văn bản) hay còn gọi là kết cấu văn bản luôn luôn thuộc loại vấn đề then chốt

Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học thì “kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm” [17, tr 131]

Trong Giáo trình lý luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, NXB Giáo dục,

H, 2008) định nghĩa về kết cấu: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [15, tr 143] Với khái niệm này thì kết cấu chính là một yếu tố của hình thức

Nếu những yếu tố kỹ thuật hay thủ pháp là có giới hạn thì kết cấu là vô hạn, vì mỗi tác phẩm giống nhƣ “sinh mệnh”, một “cơ thể sống” nên kết cấu tác phẩm là một công trình kiến trúc, một tổ chức cụ thể, phù hợp với nội dung cụ thể của tác phẩm Trần Đình Sử trong Giáo trình lý luận văn học đã tổng hợp và đƣa ra khái niệm: “Kết cấu, cấu trúc vô luận là tổ chức vật thể, quan hệ hay quy tắc, phương pháp, mô hình đều là yếu tố tạo thành văn bản, là thực thể không thể bỏ qua trong quá trình sáng tác” [40, tr 156] Kết cấu của một tác phẩm không chỉ đơn giản là việc sắp xếp bố cục, các tình tiết, sự kiện mà còn bao hàm kỹ thuật trần thuật mang dấu ấn của nhà văn

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định Kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật Là một yếu tố của hình thức, kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng Trong mối liên hệ giữa kết cấu với chủ đề - tư tưởng của tác phẩm, kết cấu có nhiệm vụ tổ chức tác phẩm sao cho chủ đề tập trung, tư tưởng thống nhất; sao cho chủ đề, tư tưởng thấm sâu vào từng bộ phận của tác phẩm Ngoài ra, mỗi tác phẩm còn có sự xuất hiện của các yếu tố ngoài cốt truyện nhƣ: lời nói đầu và lời nói cuối của tác giả, những đoạn bình luận trữ tình ngoại đề, những đoạn phụ đề, những bức tranh minh họa, tạo nên tính thẩm mỹ toàn vẹn cho văn bản

Cũng có quan điểm tương tự với các tác giả trên, Lại Nguyên Ân cho rằng:

“Kết cấu là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng Các quy luật của kết cấu là kết quả của nhận thức thẩm mĩ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại Kết cấu có tính nội dung độc lập, các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả ” [1, tr 167] Ý nghĩa quan trọng nhất của kết cấu là tổ chức thành phần của truyện kể tạo thành một chỉnh thể thống nhất về nội dung và hình thức Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: hệ thống tổ chức tính cách nhân vật, tổ chức về thời gian và không gian nghệ thuật, tổ chức các liên kết giữa các thành phần của cốt truyện tạo cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật

Vì vậy khi xây dựng tác phẩm tự sự, mỗi nhà văn cần phải suy nghĩ và lựa chọn cho tác phẩm kết cấu tối ƣu nhất, nâng cao đƣợc sức biểu hiện của đề tài, chủ đề, cốt truyện và tác động mọi yếu tố liên quan đến nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm

Kết cấu trần thuật là một phần không thể thiếu của một tác phẩm văn học

Bởi nó là khung sườn ban đầu khi định hình cho nhà văn dẫn dắt câu chuyện, thực hiện ý đồ sáng tạo nghệ thuật Lê Tiến Dũng trong cuốn Tìm hiểu tác phẩm văn học đƣa ra cách hiểu của mình về kết cấu trần thuật: “Cấp độ kết cấu trần thuật, thường được xem là bố cục, là kết cấu bề mặt, bao gồm sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào các chương, hồi, tiết, đoạn, màn, lớp trong văn bản ( ) Sâu hơn nữa là đi vào sự tương quan giữa các phần, đoạn” [14; tr 93] Ở cấp độ này, khi tìm hiểu văn bản chúng ta thường xem xét yếu tổ cấu trúc bên ngoài: bài thơ này có mấy đoạn, truyện ngắn có bao nhiêu trang, tiểu thuyết có mấy chương, vở kịch có mấy hồi

Trong cuốn Giáo trình lí luận văn học cũng chỉ ra rằng: “Kết cấu bề mặt bao gồm nhiều tầng bậc: cách tổ chức văn bản ngôn từ, hệ thống trần thuật, hệ thống sự kiện, hệ thống hình tượng Kết cấu bề mặt là sự tổ chức, sắp xếp ngôn từ, văn xuôi hay văn vần, thơ luật hay thơ tự do Kết cấu bề mặt là tổ chức các bộ phận của văn bản Nó bao gồm việc bắt đầu, kết thúc ở đâu, cái nào kể trước, cái nào kể sau, chỗ nào kể chi tiết, chỗ nào kể lướt qua, tạo nên một chỉnh thể có trật tự Kết cấu bề mặt còn là sự tổ chức hệ thống hình tượng nhân vật, sự kiện, chi tiết” [40, tr 160]

Theo nhà lí luận hiện đại Iu Lotman, kết cấu trần thuật là một phương tiện biểu đạt và biểu hiện Ông quan niệm mỗi truyện kể (sujet) đều có thể đƣợc xác định trong một kết cấu hoàn chỉnh nhất định, đó là khung “vấn đề khung - tức là vấn đề ranh giới chia tách văn bản nghệ thuật với cái không phải văn bản - luôn luôn thuộc loại những vấn đề then chốt Cùng là những câu chữ tạo ra tác phẩm như thế, vậy mà chúng sẽ được chia thành những yếu tố truyện kể theo những cách thức khác nhau, tùy thuộc vào đường kẻ ngăn cách văn bản với cái không phải văn bản được vạch ra ở chỗ nào Những gì n m phía ngoài đường kẻ ấy đều không nhập vào cấu trúc của một tác phẩm cụ thể: hoặc nó không phải là tác phẩm, hoặc nó thuộc một tác phẩm khác” [23, tr 154] Theo ông, một truyện kể bao gồm hai bình diện:

“bình diện huyền thoại” và “bình diện cốt truyện”, đây chính là yếu tố bên ngoài của văn bản tự sự

Với những khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng khi nhà văn sáng tạo văn bản tự sự, hình thức kết cấu trần thuật đều đƣợc thể hiện muôn hình, muôn vẻ Kết cấu trần thuật luôn gắn liền với hai yếu tố quan trong đó là nội dung và hình thức

Xét đến cùng, cách tổ chức một kết cấu văn bản đều liên quan đến người kể chuyện

Nhà văn xây dựng hình tượng người kể chuyện và trao cho anh ta quyền sắp xếp, tổ chức truyện kể để câu chuyện có sức hấp dẫn, cuốn hút Tổ chức kết cấu trần thuật thường là vai trò của người kể chuyện Vì thế người kể chuyện phải hết sức linh hoạt trong quá trình trần thuật Thực chất nhiệm vụ của kết cấu trần thuật là giải quyết mối tương quan giữa thời gian cốt truyện (thời gian câu chuyện) và thời gian trần thuật (thời gian truyện kể) theo một trật tự sau trước Trong tác phẩm văn học, điểm mở đầu và kết thúc của trần thuật không phải bao giờ cũng trùng hợp với điểm mở đầu và điểm kết thúc của cốt truyện Sự so le giữa các phạm vi này tạo cho kết cấu trần thuật những khả năng biểu hiện to lớn Để kết cấu trần thuật có vị trị nhất định trong văn bản tự sự, nó không chỉ đứng độc lập, tồn tại một mình mà nó còn luôn song hành với các cấp độ kết cấu nhỏ khác trong bề mặt hình tƣợng (nhân vật, tổ chức, sắp xếp, chức năng ) yếu tố bên trong sau lớp vỏ ngôn ngữ Cho nên, khi nghiên cứu về kết cấu trần thuật (kết cấu bề mặt), chúng tôi cũng xem xét trên nhiều bình diện: hình tƣợng nhân vật, nội dung cốt truyện, kết cấu văn bản ngôn ngữ

Khi nghiên cứu hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần, chúng tôi bám sát vào tất cả những khái niệm, bình diện của kết cấu bề mặt để khám phá thế giới sáng tạo nghệ thuật và cách tổ chức kết cấu tiểu thuyết của Trần Dần

2.2.2 Hình thức kết cấu trần thuật trong tiểu thuyết Trần Dần 2.2.2.1 Kết cấu đơn tuyến trong tiểu thuyết Đêm núm sen

Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tƣợng thẩm mĩ có tính chỉnh thể và toàn vẹn Để tạo nên tính toàn vẹn đó, kết cấu là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của văn bản tự sự Kết cấu giúp nhà văn chuyền tải tư tưởng, thông điệp của mình đến người đọc Ở một phạm vi khác, thông qua kết cấu người đọc thấy được phần nào lý tưởng thẩm mỹ, quan niệm sáng tác ở thời đại đó cũng như sự vận trình của các thể loại trong lịch sử văn học

Kết cấu đơn tuyến là loại kết cấu phổ biến có dung lƣợng vừa và nhỏ, hình thức biểu hiện đơn giản trong văn bản tự sự Từ lâu, quan niệm truyền thống vẫn cho rằng: “đối tượng của truyện ngắn là kể một chuyện” và coi tính đơn nhất nhƣ một nét đặc trƣng của thể loại văn học này Ở kết cấu này chỉ đề cập đến một chủ để hẹp thông qua câu chuyện duy nhất nên rất dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ Nhƣng nếu tuân thủ theo nguyên tắc này dễ gây cho người đọc sự nhàm chán Ý thức được điều đó các nhà văn hiện đại cũng quan niệm về sáng tạo văn chương đồng nghĩa với khước từ khuôn mẫu có sẵn, họ trăn trở tìm kiếm cho mình cách tổ chức kết cấu linh hoạt hơn Mặc dù vẫn tuân thủ theo lối kết cấu đơn tuyến truyền thống nhƣng mỗi nhà văn lại có quyền tự do lựa chọn thủ pháp, cách sắp xếp, tổ chức khác nhau trong mỗi tác phẩm (biến tấu bản chất kết cấu trần thuật tuyến tính) để tạo hiệu quả về nội dung và hình thức cho tác phẩm

Tiểu thuyết Đêm núm sen của Trần Dần sử dụng chủ yếu lối kết cấu đơn tuyến Kết cấu của tác phẩm không quá gò bó, tương đối thoải mái theo trật tự thời gian, dòng chảy của truyện kể Nhân vật trong tác phẩm nhiều khi chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chắp nối các sự kiện với nhau tạo thành văn bản chỉnh thể Trong tiểu thuyết Đêm núm sen nhân vật chính đóng vai trò trung tâm cốt truyện là Kiến Gầy

Kiến Gầy xƣng tôi kể về cuộc đời của những “công dân tầm thường” ở làng Mận

Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần

Trần Dần là nhà văn có những cách tân mới mẻ về ngôn ngữ thơ Hành trình sáng tạo của ông còn lây lan sang cả văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết – một thể loại vốn khó khăn để cách tân hơn thơ rất nhiều Trần Dần từng tuyên ngôn: “Làm thơ tức là làm Tiếng Việt Tôi viết – tức là tôi để con chữ từ mình làm nghĩa” (Trần Dần, 2003b) Nét độc đáo về ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần đƣợc thể hiện ở những đặc điểm: Trần Dần – người có nhiều sáng tạo phá cách về ngôn từ; Ngôn từ nghệ thuật mang tinh thần canaval; Ngôn từ nghệ thuật đậm thi tính và nhạc tính

3.1.1 Giới thuyết chung về ngôn ngữ nghệ thuật

Văn học là hình thái ý thức xã hội, môn nghệ thuật nhƣng khác với các ngành khác nhờ đặc trƣng chất liệu sáng tác văn học: ngôn từ Ngôn từ văn học có tính hình tƣợng, đƣợc sắp xếp theo một tổ chức nhất định để ngôn ngữ phát huy đƣợc giá trị của nó, đồng thời có tính chuẩn mực (hàm xúc, đa nghĩa và biểu cảm)

Ngôn ngữ văn học tạo nên tác phẩm và gây hiệu qủa thẩm mỹ cho văn bản Nhƣng giá trị của ngôn ngữ chỉ đạt tối đa khi nó đƣợc dùng đúng chỗ, đúng văn cảnh

Bàn về ngôn ngữ trong văn chương, Nguyễn Tuân đã từng nói “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng sáng tạo thì sẽ có bề thế và kích thước Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó Văn phải linh hoạt Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ và thấp khớp” [57] Thật vậy, một nhà văn chân chính là một nhà văn có thể tạo cho mình một lối đi riêng, một chất giọng riêng mà không lẫn vào nhau trong thế giới đa sắc màu của nghệ thuật Văn học chính là mảnh đất màu mỡ giúp nhà văn sáng tạo, phát huy khả năng cầm bút của mình, để rồi “mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” Chính vì lẽ đó mà văn học là nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của hoạt động sáng tạo mang tính nghệ thuật Người viết phải tìm tòi không ngừng trong hành trình sáng tạo nghệ thuật chân chính

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: Ngôn ngữ mang tính nghệ thuật đƣợc dùng trong văn học Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tƣợng ngôn ngữ đƣợc dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn bản và khoa học

M.Gocki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [17, tr

215] Ngôn ngữ trong tất cả các tính chất thẩm mỹ của nó là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ) Thật vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ của tác phẩm Bạn đọc muốn khám phá thế giới bên trong thì trước hết phải bóc tách được cái vỏ bên ngoài Vì thế, khi đến với bất kỳ một tác phẩm nào, khám phá ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm chính là yêu cầu đầu tiên và tất yếu để bạn đọc đi sâu tìm hiểu những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật và cả những giá trị thẩm mỹ mà tác giả gửi gắm

“Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu của con người

Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp đặt, lựa chọn ngôn ngữ thông thường và đạt giá trị nghệ thuật -thẩm mĩ” [10; 98]

Ngôn ngữ nghệ thuật còn đƣợc gọi là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm văn chương Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ toàn dân đã đƣợc nghệ thuật hóa Ngôn ngữ ấy đã đƣợc chọn lọc, gọt rũa, trau chuốt và đặc biệt ngôn ngữ ấy phải đem lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mỹ, xúc cảm đƣợc nhận biết thông qua những rung động tình cảm Điều này khác hẳn với những xúc cảm khoa học- những rung động thông qua suy lý và chứng minh

Nhƣ vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn Và ngôn ngữ nghệ thuật chính là ngôn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc đƣợc tác giả vận dụng tổ chức trong tác phẩm để tạo ra hiệu quả và giá trị thẩm mỹ

3.1.2 Ngôn ngữ nghệ thuật trong Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn

3.1.2.1 Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại, lạ hóa

Mỗi nhà văn đều lựa chọn cho mình chất liệu riêng khi sáng tạo tác phẩm

Bên cạnh việc sáng tạo ra thế giới nhân vật, hình tƣợng, nghệ thuật thì lời thơ, lời văn cũng là hệ thống tín hiệu mang đặc trƣng riêng, thể hiện dấu ấn riêng của tác giả Mỗi một thời kì lịch sử, văn học mang trong mình âm hưởng chung của thời đại Với bối cảnh lịch sử đầy biến động của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975, đại đa số các nhà văn đi theo con đường cách mạng đều viết lên những khúc ca, những trang sách mang âm hưởng hùng tráng, thể hiện khí thế hào hùng của dân tộc, với niềm hi vọng, khát khao đã trở thành giai điệu ca vang lịch sử ấy Nhưng Trần Dần lại khác, ông không đi theo lối mòn cũ, với tư tưởng cách tân làm mới ngôn từ, sáng tạo của ông đậm chất của cá tính cứng cỏi, mạnh mẽ vƣợt qua bão tố, sẵn sàng vì nghệ thuật Nếu đặt một cuốn tiểu thuyết cách mạng của một nhà văn bất kì nào đó nằm cạnh cuốn tiểu thuyết Đêm núm sen và

Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần ta mới thấy đƣợc sức sáng tạo lớn lao chƣa từng thấy Những câu văn độc đáo, ngôn ngữ mới lạ nhƣ mở ra thời kì mới cho nền văn xuôi giai đoạn ấy

Trần Dần tự mang trong mình sứ mệnh sáng tạo, cách tân nghệ thuật Trong bối cảnh nghệ thuật chung còn ảnh hưởng bởi những thi pháp truyền thống, ông là người tiên phong đề xuất những giá trị mĩ học làm mới diện mạo nền văn học nước nhà Trong tiểu thuyết Đêm núm sen, Trần Dần càng chứng tỏ bản lĩnh cá nhân khi chứng minh cho độc giả về quan niệm độc đáo trong sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật văn chương Ông phá bỏ quy chuẩn, ranh giới ngôn ngữ hiện tại để tạo nên biên giới ngôn ngữ riêng, đậm sức hút và sự tò mò đối với công chúng

Tiểu thuyết Đêm núm sen, Trần Dần khoác lên hệ thống ngôn ngữ một lớp vỏ âm thanh đặc biệt mới mẻ qua hình thức điệp âm rất khác lạ Các âm tiết lặp lại liên tục khi kết hợp với các dấu gạch nối tu từ: “tài-liệu-sống [13, tr 77]; “Tờ-rúm- tờ-ri ì”, “tờ-roét”[ 13, tr 79]; chất-chiến-binh, th ng-chiến binh, kế-hoạch-thống- chế-Híp” [91]; “hôi-quán-vỡ-chợ, Hừ-ừ [13, tr 94]; “tình-yêu-phải-cạnh-tranh”,

“đực-cái” [95]; “gái-sát-phạt”, “Thô-ô-ồi đi”, “bảo-đảm-định-mức” [13, tr 96-

97], “Hầ-ầ-ầ-mm!”, “lắc-lê”, “tan-giờ-làm-việc” [13, tr 99]; “Ồ ồ-ồ ồ ồ!”, “Em ng-ất đây ” [13, tr 110]; “Đi-i đ-ââu! ”, “Đê-ê-ể người taa đợ-ơ-ơi m-ã-ãi?”,

“liên-minh-quân-sự” [13, tr 112], “H-u-u Hu-u ”, “H-ì-ì ”, “H-à-à”, “Phân- công-khóc?”, “lên-đồng-buồn”, “ừ-ừ-ừ”, “Ph-ừ-ừ” [13, tr 172-174] Chính hình thức này khiến người đọc cho rằng đây không chỉ là câu chuyện thuần túy về nội dung thể hiện, mà nó còn khiến họ tò mò, thích thú với hình thức trình bày con chữ mới lạ của nhà văn Những từ ngữ này của hiện tƣợng điệp âm có ngầm ý nhấn mạnh nội dung trình bày, tăng khả năng ngân dài giọng, đồng thời tạo cảm giác ngắt quãng bộc lộ rất rõ thái độ và cảm xúc của nhân vật

“Cái thứ tình-yêu-phải-cạnh-tranh-nhiều, khổ lắm!” [ 13, tr 95] Là lời Kiến gầy đối thoại với Choắt trong quán Thằn Lằn Trắng để tìm hiểu về em Sứa Khi được biết rất nhiều người để ý, tán tỉnh Sứa, Kiến Gầy ngạc nhiên và phút chốc nghĩ đến thứ tình cảm cạnh tranh mệt mỏi, không có kết cục đẹp

Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần

3.2.1 Giới thuyết chung về giọng điệu trần thuật

Là một trong những phương diện cơ bản tạo nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nếu ngôn ngữ là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học thì giọng điệu chính là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính cá nhân, tạo nên phong cách riêng của nhà văn Nhà văn T Sê khốp từng khẳng định: “Nếu tác giả nào đó không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả” Khác với các hoạt động trong xã hội, hoạt động nghệ thuật là một hoạt động mang tính đặc thù Đây là lĩnh vực của tài nghệ, của sự độc đáo nên mỗi nhà văn cần phải tạo cho mình một giọng điệu riêng, không lẫn với bất kỳ ai

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính cá thể: mỗi người thường có vốn từ ngữ ƣa dùng riêng, có những cách nói riêng Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể biết đƣợc lời nói của ai, thậm chí đoán biết đƣợc tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương của họ Theo Khrapchenco bên cạnh “giọng điệu của đạo” của hiện thực cuộc sống, thì tác phẩm văn học cũng cho ra đời và tồn tại những “kiểu giọng điệu khác nhau” Qua cái nhìn của nhà văn, chất liệu đời sống đƣợc đƣa vào tác phẩm thông qua những sắc thái giọng điệu khác nhau, điều đó đã thể hiện đƣợc cá tính sáng tạo của tác giả

M.B Khrapchenco viết: “đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” [18, tr 167-168] Nếu nhƣ ngôi kể đƣợc dùng để xác định mối quan hệ giữa người kể và câu chuyện được kể, điểm nhìn cung cấp thông tin nhận thức, thì giọng điệu lại xác định mối quan hệ giữa hoạt động kể và sắp xếp sự kiện trong truyện kể Vì thế, một nhà văn tài năng bao giờ cũng tạo ra cho mình một giọng điệu riêng, độc đáo

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính, hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [17, tr 112]

Nói đến giọng điệu là nói đến tính cá nhân trong thái độ, tư tưởng, tình cảm của nhà văn Giọng điệu thể hiện quan điểm, thị hiếu của nhà văn đối với thế giới đƣợc miêu tả và có tác dụng truyền cảm đối với độc giả Đồng thời “Giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của văn học” [17, tr 112] Nó đỏi hỏi người trần thuật phải có chất riêng, cá tính riêng, phải khái quát đƣợc nội dung phù hợp với đối tƣợng nghệ thuật

Khi trần thuật, mỗi tác giả đều tạo ra những sắc thái giọng điệu khác nhau, thông qua môi trường, hoàn cảnh trần thuật được gọi là “tính đa thanh trong giọng điệu” Nghiên cứu giọng điệu thực chất là tìm hiểu ngôn ngữ và cách nói của chủ thể về vấn đề và đối tượng mà nhà văn muốn hướng đến Giọng điệu trần thuật được thể hiện đa dạng, phong phú, dưới nhiều “giọng” khác nhau và ứng với mỗi trạng thái tâm lý của các nhân vật trong truyện kể Từ điển văn học cũng chỉ ra nhiều kiểu giọng điệu: mỉa mai, châm biếm, ỡm ờ, đay đả, trang nghiêm, hách dịch, suồng xã, buồn bã, thâm trầm Vì thế, mỗi nhà văn đều lựa chọn và tìm kiếm cho mình một giọng điêụ riêng trong truyện kể, điều đó giúp câu chuyện có sức hấp dẫn hơn, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ sâu sắc hơn

Trong các tác phẩm tự sự, giọng điệu trần thuật giữ một vị trí quan trọng

Qua giọng điệu trần thuật, người đọc không chỉ khám phá thế giới sống của nhân vật trong tác phẩm mà còn cảm nhận đƣợc thái độ, tình cảm của nhà văn trong truyện kể Ngoài tài năng về ngôn ngữ, Trần Dần cũng có những đóng góp quan trong trong việc thể hiện giọng điệu trần thuật với những nét riêng, góp phần thể hiện sự độc đáo trong tiểu thuyết của nhà văn

3.2.2 Giọng điệu trần thuật trong Đêm núm sen và Những ngã tư và những cột đèn

3.2.2.1 Giọng điệu huyền ảo, gi u nhại

Huyền ảo (Tiếng Anh: fanciful) là vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn, vừa thực vừa hƣ, tạo sức cuốn hút mạnh mẽ

Giễu nhại (Tiếng Anh: Parody) là một tác phẩm được tạo ra nh m bắt chước, trêu hài hoặc bình phẩm về một tác phẩm gốc – chủ đề, tác giả, phong cách hay những mặt khác của nó thông qua hình thức mô phỏng một cách châm biếm, trào phúng

Nhại (tiếng Pháp: pastiche) “là sự bắt chước một cách hài hước đối với một hay một nhóm tác phẩm nghệ thuật, có thể nhại một thi pháp tác phẩm, một tác giả, một thể loại, một nhãn quan tư tưởng; tính chất hài của cái nhại: nhại một cách hài hước, nhại một cách châm biếm, với nhiều tầng bậc chuyển tiếp” [16, tr 101]

Bằng cái nhìn nhạy cảm với cái mới, sớm đƣợc hít thở làn gió thi pháp hiện đại phương Tây, Trần Dần công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các quy phạm, tính giáo huấn tóm lại là những gì trói buộc cá tính Không thừa nhận văn chương truyền thống lỗi thời, mà coi đó là nền tảng để có ứng xử tự do hơn, Trần Dần đã đưa vào văn chương cái nhìn suồng sã, thậm chí cực đoan đến mức không coi cái gì là quan trọng Những ngã tư và những cột đèn thể hiện giọng điệu, huyền ảo, giễu nhại nhằm bộc lộ cảm xúc của nhân vật

Giọng điệu huyền ảo mập mờ bởi không gian, thời gian và cả trong suy nghĩ của nhân vật Dƣỡng Nhân vật Dƣỡng đi qua những chuỗi ngày đen tối của cuộc đời, có những lúc anh chìm trong bế tắc không lối thoát đứng giữa sự lựa chọn:

“Ngã tư và những cột đèn Tôi đạp xe láo nháo, trong đêm láo nháo gió, láo nháo khói, láo nháo bóng tối và ánh đèn Tôi nhớ cả lời nói, cả giọng nói, cả bộ blu trắng, cả hai con mắt, của bác sĩ HOẶC-MẸ-HOẶC-CON Thế là thế nào? Thế là, hoặc-mẹ-hoặc-con, thế là i như trong thánh kinh Thế là tôi được một ngã tư Thế là một ngã tư Đời đầy những ngã tư.Tối nay, tôi đến ngã tư, đã chọn, hoặc-mẹ-hoặc- con Tôi đã chọn MẸ Tôi kí giấy Tôi đã chọn như tự nhiên như thế Đêm đông rét lắm Tôi đạp xe láo nháo, qua đám khói trắng, qua những ngã tư và những cột đèn”

Có lẽ đây là một ngày dễ nhớ nhất trong cuộc đời của Dƣỡng, anh sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đau đớn này Với giọng điệu huyền ảo, đã đẩy nhân vật vào những cảm xúc mơ hồ, trong những bước đi vô định của nhân vật

Những ngã tư và những cột đèn, ngoài giọng điệu vui tươi, hài hước không thực hiện chức năng giải trí, thƣ giãn mà nhằm mục đích giễu nhại vấn đề nào đó

Trong tác phẩm có tới 36 lần nhân vật Dưỡng nói từ “I như trong thánh kinh” tưởng chừng nhƣ Dƣỡng là con chiên ngoan đạo tuyệt đối, trung thành và thích trích dẫn lời của đấng tối cao Thế nhƣng không hẳn vậy, câu nói ấy đƣợc Dƣỡng dùng nhiều lần trong nhiều hoàn cảnh khác nhau Đây không phải là cách nói trang trọng mà nó: “có thể lối gọi thánh kinh này, chỉ như một thán từ ghép bừa vào mọi hợp, hỉ, nộ, ố, dục, cho mùi mẫn Có thể nào đây chỉ là một,trong nhiều, cách làm duyên của cái mồm?”

Ngày đăng: 07/12/2022, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w