1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

95 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường các dịch vụ dựa trên nền tảng 4.0 tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Hải
Người hướng dẫn PGS.TS Phan Trần Trung Dũng
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 (19)
    • 1.1. Khái quát chung về CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng (19)
      • 1.1.1. Lịch sử phát triển của CMCN 4.0 (19)
      • 1.1.2. Khái niệm về CMCN 4.0 trong ngành tài chính ngân hàng (21)
      • 1.1.3. Tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động ngành ngân hàng (22)
      • 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc CMCN 4.0 trong ngành (25)
      • 1.1.5. Một số ứng dụng CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng (27)
        • 1.1.5.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) và robot tự động (27)
        • 1.1.5.2. Điện toán đám mây (28)
        • 1.1.5.3. Công nghệ blockchain (31)
        • 1.1.5.4. Internet kết nối vạn vật (IoT) (33)
        • 1.1.5.5. Dữ liệu lớn Big data (34)
        • 1.1.5.6. OCR (Optical Character Recognition) (34)
    • 1.2. Ứng dụng CMCN 4.0 tại các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam (35)
    • 1.3. Cơ hội và khó khăn thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0 (37)
      • 1.3.1. Cơ hội cho các ngân hàng khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0 (37)
      • 1.3.2. Khó khăn thách thức đối với các ngân hàng khi triển khai 4.0 (38)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ 4.0 TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (41)
    • 2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) (41)
      • 2.2.1. Chuyển đổi ngân hàng lõi (core banking) và triển khai các hệ thống quản trị 35 (46)
      • 2.2.2. Mô hình không gian giao dịch số Digital Lab (49)
      • 2.2.3. Dịch vụ ngân hàng số Digital banking (50)
      • 2.2.4. Hệ thống quản lý dòng tiền cho khách hàng tổ chức (Payment cash management) – VCB Cashup và các dịch vụ thanh toán (55)
        • 2.2.4.1. Dịch vụ tự động nộp thuế xuất nhập khẩu (56)
        • 2.2.4.2. Dịch vụ kết nối Host to host (H2H) (59)
        • 2.2.4.3. Dịch vụ tài khoản ảo (63)
      • 2.2.5. Dịch vụ TTQT và TTTM trên nền tảng Blockchain (67)
        • 2.2.5.1. Tổng quan hoạt động TTTM và TTQT tại Vietcombank (67)
        • 2.2.5.2. Sản phẩm thư tín dụng truyền thống (68)
        • 2.2.5.3. Ứng dụng phát hành thư tín dụng trên nền tảng Blockchain tại (69)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng triển khai CMCN 4.0 tại ngân hàng Vietcombank (73)
      • 2.3.1. Những thành quả đạt được sau khi triển khai CMCN 4.0 (74)
      • 2.3.2. Những thuận lợi khi triển khai ứng dụng dịch vụ tại Vietcombank .65 (77)
      • 2.3.3. Những thách thức và khó khăn khi triển khai (79)
      • 2.3.4. Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình triển khai CMCN 4.0 tại ngân hàng Vietcombank (81)
  • CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK (84)
    • 3.1. Xu hướng phát triển ngân hàng trong thời gian tới (84)
      • 3.1.1. Xu hướng trên thế giới (84)
      • 3.1.2. Xu hướng tại Việt Nam (86)
    • 3.2. Giải pháp đối với triển khai CMCN 4.0 tại Vietcombank (87)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp chung (87)
        • 3.2.1.1. Giải pháp về quy định, chính sách và hành lang pháp lý (87)
        • 3.2.1.2. Giải pháp đối với Cơ sở hạ tầng và an ninh mạng (88)
        • 3.2.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực (90)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp riêng đối với Vietcombank (90)

Nội dung

Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.Tăng cường các dịch vụ trên nền tảng 4.0 tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam.

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

Khái quát chung về CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng

1.1.1 Lịch sử phát triển của CMCN 4.0

Trong lịch sử, Chúng ta bước qua 3 cuộc CMCN và đang ở cuộc cách mạng thứ 4 Trải rộng từ thế kỷ 18-19, cuộc CMCN đầu tiên với sự ra đời của động cơ hơi nước, sản xuất dựa trên phân công lao động Tiếp đó là cuộc CMCN thứ 2 (1870-

1914) với phát minh và ứng dụng của điện năng vào hoạt động sản xuất, sản phẩm được tạo ra nhiều hơn Rồi CNTT, internet và robot tự động ra đời, giúp hoạt động sản xuất được tự động hóa, đó chính là cuộc CMCN lần 3 vào năm 1969 Hiện tại, thế giới đang tiến đến cuộc cách mạng mới với sự kết nối thông minh và số hóa- cách mạng công nghiệp 4.0 Nếu như CMCN 3.0 chủ yếu tập trung phát triển về sản xuất tự động hoá, công nghệ và kỹ thuật số, thì cuộc CMCN 4.0 lại tập trung vào kết nối thông minh xóa bỏ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Hình 1 Những cuộc CMCN trong lịch sử

Nguồn: Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam 2016

CMCN 4.0 xoay quanh kết nối gồm 11 trụ cột chính đó là Internet kết nối vạn vật, Robot thông minh, Phương tiện tự hành, In 3D, Điện toán đám mây, Internet di động, Năng lượng tái tạo, Gene thế hệ mới, Vật liệu tiên tiến và tự động hóa Tuy nhiên có thể gộp lại thành 3 trụ cột chính là công nghệ vật lý, công nghệ sinh học và công nghệ số Trong đó công nghệ số là trụ cột cốt lõi nhất của CMCN

4.0 trong ngành TCNH, trụ cột này chủ yếu đề cập đến việc kết nối trực tuyến, không giới hạn, không danh giới, phá vỡ danh giới khoảng cách, thời gian, và đề cao việc chuyển đổi hình ảnh và dữ liệu ảo thành thực tế thông qua ứng dụng CNTT, internet vạn vật, di động, trí thông minh nhân tạo, điện toán đám mây ….

Cuộc CMCN 4.0 đã và đang ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của con người về mọi mặt, từ ăn uống, mua sắm, từ làm việc đến giải trí, v.v Nó đang thay đổi phong cách sống và hành vi sống của con người, thậm chí cả suy nghĩ và tư duy Công nghiệp 4.0 đã mang lại tác động mang tính cách mạng đối với các hệ thống sản xuất và dịch vụ, cũng như chuỗi cung ứng Trong môi trường của nền công nghiệp 4.0, các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh được tạo ra đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được số hóa, sinh lợi và bền vững Các hệ thống và dịch vụ sản xuất có khả năng theo thời gian thực, có thể tương tác, theo mô-đun, phi tập trung, ảo hóa và định hướng dịch vụ Chuỗi cung ứng có thể nhìn thấy, kết nối và tích hợp đầy đủ…đó là những động lực thôi thúc các quốc gia, doanh nghiệp trong quá trình triển khai công nghệ và số hóa.

Trong hai năm vừa qua, dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh Covid 19 trên toàn cầu, càng đẩy nhanh và thôi thúc các doanh nghiệp trong các ngành như tài chính, dịch vụ, tiêu dùng, giáo dục, y tế… mau chóng tiến hành chuyển đổi công nghệ số và thực tế cho thây công cuộc chuyển đổi số trong nền kinh tế của các quốc gia trong đó có Việt Nam đã được triển khai sớm hơn thực tế kế hoạch từ 2-3 năm, để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất, tiêu thụ và đặc biệt hơn không ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm, sử dụng của người tiêu dùng, giúp các đơn vị này phần nào khắc phục và vượt qua được khó khăn trong thời gian dịch bệnh.

(1.0) Ngân hàng (2.0) Ngân hàng (3.0) Ngân hàng (4.0)

1.1.2 Khái niệm về CMCN 4.0 trong ngành tài chính ngân hàng

Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là việc ứng dụng các trụ cột trong cuộc CMCN 4.0 như internet vạn vật kết nối (Iot), Trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây, blockchain…vào hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị của ngân hàng nhằm đem lại sự hiệu quả cho ngân hàng và người sử dụng Cụ thể: Ứng dụng CMCN 4.0 trong ngân hàng là việc (1) đưa công nghệ mới, hiện đại, sáng tạo, hợp xu thế vào nghiệp vụ trước đây của ngân hàng, từ đó làm phong phú sản phẩm ngân hàng, đem lại sự tiện ích cho người sử dụng và/hoặc (2) triển khai công nghệ số vào hoạt động quản trị, các quy trình nội bộ nhằm tối ưu hiệu quả quản trị, tối giản chi phí, hạn chế rủi ro cho HĐKD của ngân hàng nhằn đạt đến mục tiêu hóa lợi nhuận.

Mặc dù CMCN 4.0 mới chỉ được nhắc đến và triển khai rầm rộ gần đây, tuy nhiên, CMCN 4.0 là thừa kế trên nền tảng của CMCN 3.0 và như vậy bản chất CMCN đã xuất hiện rất sớm trong TCNH với tiền thân là ứng dụng CNTT và internet, các ứng dụng đơn giản như thẻ rút tiền, máy rút tiền ATM, Pos quẹt thẻ, SMS banking, ngân hàng điện tử i@banking, hệ thống chuyển tiền quốc tế swift…. Hiện nay, CMCN 4.0 hướng đến tầm cao hơn đó là ngân hàng số, ngân hàng ảo – ngân hàng không có địa điểm vật lý (Virutal Bank), ngân hàng mở, ví điện tử, thương mại điện tử, tiền kỹ thuật số, sàn giao dịch kỹ thuật số

Ngân hàng (1.0) là ngân hàng truyền thống vốn có với sự có mặt của các chi nhánh vật lý, mọi giao dịch đều phải thực hiện hoàn toàn tại ngân hàng;

Ngân hàng (2.0) đã bắt đầu xuất hiện của công nghệ, internet đã dần đẩy một số dịch vụ các ngân hàng ra khỏi chi nhánh vật lý với sự ra đời của đầu đọc thẻ và máy ATM, giai đoạn này kéo dài từ những năm 1980 và đến 2007;

Ngân hàng 3.0 Thời kỳ tiếp theo từ những năm 2007 đến trước 2015 với sự ứng dụng của internet, ngân hàng di động, và hầu hết các dịch vụ của ngân hàng đều có thể thực hiện “di động” Các dịch vụ này có thể được cung cấp trên nền tảng điện thoại thông minh hoặc thậm chí là đầu đọc thẻ di động.

Ngân hàng 4.0 là một sự thay đổi và cách biệt hoàn toàn, với sự bùng nổ internet, trí thông minh nhân tạo sẽ đưa đến hệ thống ngân hàng kỹ thuật số, sẽ tăng tốc độ xử lý và tăng hiệu quả trong giao dịch của khách hàng.

1.1.3 Tác động của CMCN 4.0 đến hoạt động ngành ngân hàng

Cuộc CMCN 4.0 đã tác động đến mọi mặt, mọi ngành nghề trong nền kinh tế gồm cả TCNH TCNH là lĩnh vực đi đầu đã vận dụng sức mạnh của nền tảng cách mạng 4.0 một cách sâu rộng để truyển đổi nội tại ngân hàng Không chỉ ngân hàng, mà các công ty trong ngành như bảo hiểm, chứng khoán, tài chính tiêu dùng ở khắp nơi trên thế giới đều đang chịu ảnh hưởng từ cuộc CMCN 4.0 Cụ thể:

Với ngân hàng, Cuộc CMCN 4.0 đã tác động rõ nét đến HĐKD, ra đời những mô hình kinh doanh mới như ngân hàng ảo (virtual bank), ngân hàng mở (open bank) CM 4.0 còn tác động trực tiếp đến việc phát triển sản phẩm và dịch vụ đặc thù của ngân hàng mà trước đây chưa có, như dịch vụ kết nối máy chủ Host to Host, tài khoản ảo (Virtual Account), thanh toán trên nền tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain)….Nó còn tác động đến nội tại ngân hàng như phương thức và hệ thống quản trị, quy trình nội bộ, nguồn nhân lực Với sự ra đời của mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới, ngân hàng buộc phải thay đổi lại quy trình, định hình lại mô hình quản trị (gồm quản trị rủi ro, quản trị hệ thống…) và nguồn lực phù hợp với thực tế.

Với người sử dụng: Nhờ sự tiến bộ về mặt công nghệ, người dùng sẽ được trải nghiệm những dịch vụ ưu việt với chi phí rẻ hơn, thời gian giao dịch nhanh hơn. Một số ảnh hưởng của CMCN 4.0 tới ngành TCNH như sau: Đầu tiên, CMCN 4.0 làm phong phú, đa dạng hóa sản phẩm và nghiệp vụ ngân hàng, phong phú kênh giao dịch, giảm tỷ lệ giao dịch tại quầy, nâng cao tỷ lệ giao dịch trên ngân hàng số, chuyển dần giao dịch của khách hàng từ vật lý sang internet, giúp khối lượng giao dịch được thực hiện nhiều hơn, liên tục hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn Các ngân hàng sẽ tích cực đầu tư công nghệ để cạnh tranh, để giảm chi phí… Việc thay đổi này mang hướng tích cực cho cả hai bên, trong đó khách hàng nhận được sự trải nghiệm mới với nhiều tiện ích tích hợp và quan trọng hơn cả là chi phí thấp Theo số liệu của công ty Sapo thống kê trong năm 2021 cho thấy, dịch bệnh covid 19 thay đổi thói quen giao dịch của đại bộ phận nhân dân, trong đó giao dịch không tiền mặt chiếm tới 70%, chủ yếu thực hiện qua việc thanh toán chuyển khoản 36.5%, ví điện tử khoảng 15%, thanh toán qua quét mã QR khoảng 9.6% và thẻ ngân hàng khoảng 8.5%, trong khi lượng giao dịch tiền mặt chỉ còn khoảng 30%, chủ yếu do giãn cách xã hội và việc thanh toán điện tử vô cùng tiện lợi.

Ứng dụng CMCN 4.0 tại các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam

Cách mạng 4.0 đã thâm nhập vào hệ thống tài chính thế giới từ rất sớm Từ các ngân hàng lớn có tiềm lực đến các ngân hàng vừa tại nhiều quốc gia, đều đang vận động chuyển mình, tăng cường công nghệ để tìm cơ hội mới trong xu thế công nghệ hiện nay. Ấn Độ, quốc gia được coi là “công xưởng gia công CNTT” toàn thế giới, nên không lạ gì khi 4.0 được ưu tiên phát triển ở đây Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch về giàu nghèo, về tiếp cận và phổ cập internet tại quốc gia này là khá lớn, việc ứng dụng 4.0 phải linh hoạt, phải phù hợp với đặc thù của quốc gia Từ năm 2018 Ngân hàng trung ương đã ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy mục tiêu số hóa ngành ngân hàng, đồng thời tiến hành triển khai đồng bộ nhiều hệ thống thanh toán như hệ thống Immediately Payment Service (IMPS) 24/7, hệ thống thanh toán mã USSD - dịch vụ kết hợp giữa viễn thông và ngân hàng, Ấn Độ còn đẩy mạnh các cổng thanh toán thông qua các thiết bị di động như ví điện tử (Paypal, Buddy…), ngân hàng trực tuyến, và BHIM (Bharat Interface for Money)-liên kết tài khoản ngân hàng và số điện thoại để tận dụng và tối ưu hóa kênh mobile banking đã được triển khai nhiều năm tại quốc gia này.

Tại Hàn Quốc, năm 2016 Công ty viễn thông tài chính đã bắt đầu cho phép sử dụng ví điện tử Bank wallet để thanh toán các khoản tiền nhỏ giữa các số điện thoại với nhau, mà các bên không cần mở tài khoản ngân hàng Trong năm 2017 ngân hàng Korea bank ứng dụng mô hình ngân hàng ảo “virtual bank” – ngân hàng không có địa điểm vật lý, không có giao dịch viên, tất cả nghiệp vụ đều được thực hiện trên internet banking/ mobile banking.

Tại Singapore, năm 2015 Cơ quan quản lý tiền tệ đã triển khai cơ chế đổi mới công nghệ khu vực tài chính với trị giá khoảng 225 triệu đô la Singapore để hỗ trợ sáng tạo và phát triển Cơ quan này còn khuyến khích phát triển chính sách “xã hội hóa thanh toán điện tử” bằng việc thành lập Hội đồng thanh toán bao gồm 20 thành viên là các định chế tài chính Dù hiện tại mức giao dịch tiền mặt của quốc gia này vẫn còn khá lớn khoảng 8% GDP tuy nhiên với việc triển khai nhiều tính năng công nghệ và chính sách thanh toán trực tuyến, trong tương lai không xa, Singapore sẽ sớm thực hiện được mục tiêu “xã hội hóa thanh toán điện tử”.

Tại Trung Quốc, với các đơn vị lớn TMĐT như Taobao, mạng xã hội tích hợp chức năng thanh toán như wechat, ví điện tử… đã giảm thiểu được phần lớn việc thanh toán tiền mặt tại Trung Quốc Người dân tại đây khá quen thuộc với việc sử dụng wechat để thực hiện thanh toán, mua bán, từ nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm cho đến các của hàng tiện ích hay các trung tâm thương mại thời trang trên khắp đất nước Ngoài ra, một số quốc gia tiên tiến tại EU, HongKong, để tạo điều kiện sẵn sáng cho việc công nghệ số hóa nền kinh tế, đã ban hành Luật về định danh điện tử và chữ ký điện tử…

Tại Việt Nam, Chính phủ sớm đã chỉ đạo về chủ trương giảm dần thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế, đưa thanh toán điện tử trở thành chủ đạo Hiện tại, ViệtNam có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ e-banking, 45 tổ chức cung ứng dịch vụ mobile banking với số lượng giao dịch lớn khoảng 10 triệu tỷ/năm, 23 tổ chức phi tín dụng được cho phép thanh toán ví điện tử, 5 ngân hàng ký thu thuế điện tử với tổng cục thuế/hải quan, 26 ngân hàng ký kết các trường học, bệnh viện, điện lực,nước sạch để kết nối và triển khai thu hộ…để thực hiện mục tiêu điện tử hóa thanh toán Một số các ngân hàng từng bước ứng dụng 4.0 vào hoạt động của mình như ứng dụng sinh trắc Biometrics trong việc xác nhận vân tay, AI để nhận diện khuôn mặt Face ID tại TP Bank, VP Bank triển khai ngân hàng số VPBank Dream, TPBank triển khai mô hình Livebank cho phép mở thẻ ATM trực tuyến với ứng dụng của AI, ORC… BIDV, Vietinbank, Vietcombank đẩy mạnh công nghệ số với các dịch vụ tiêu biểu như công nghệ blockchain, ngân hàng số, tài khoản ảo…

Cơ hội và khó khăn thách thức đối với các ngân hàng Việt Nam khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0

khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0 1.3.1 Cơ hội cho các ngân hàng khi triển khai ứng dụng CMCN 4.0

Tiến bộ trong công nghệ đang làm thay đổi mô hình hoạt động, cấu trúc sản phẩm, phương thức vận hành, mô hình hoạt động…với nhiều cơ hội lớn để gia tăng quy mô giao dịch, gia tăng nguồn khách hàng và gia tăng lợi nhuận.

Cuộc CMCN 4.0 là điều kiện quan trọng, then chốt để chuyển đổi cấu trúc tài sản và mô hình hoạt động của ngân hàng Trước đây, mọi giao dịch được thực hiện tại quầy bởi các giao dịch viên, thì nay với CMCN 4.0, các giao dịch sẽ được thực hiện trực tuyến, điều này sẽ chuyển đổi dần phương thức tại quầy qua phương thức điện tử/số, khách hàng được trải nghiệm nhiều hơn, với lượng giao dịch được thực hiện nhiều hơn, liên tục hơn Ngân hàng tiết giảm được chi phí về mạng lưới, về nhân sự, về chi phí vận hành, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CMCN 4.0 còn giúp các ngân hàng nâng cao năng lực quản trị, chuẩn hóa quy trình, rút ngắn thời gian tác nghiệp, hạn chế rủi ro…từ đó cải thiện hiệu quả HĐKD của ngân hàng.

Có thể tóm tắt những cơ hội CMCN 4.0 đem đến ngành ngân hàng như sau:

Cơ hội đầu tiên mà cuộc CMCN 4.0 đem đến là việc làm phong phú sản phẩm hiện hữu, ban hành những sản phẩm tiên tiến, tăng thêm kênh giao dịch, mở rộng tệp khách hàng tiềm năng và phạm vi cung ứng sản phẩm cho ngân hàng. CMCN 4.0 cũng mở ra cơ hội trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị nội bộ, chuẩn hóa quy trình tác nghiệp… tiến tới mô hình chuẩn trong tương lai.

Thứ hai, Cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp cho ngân hàng tinh giản được nguồn nhân lực, sẽ chỉ chú trọng vào nguồn nhân chất lượng cao - nguồn nhân lực tạo ra những giá trị lớn cho ngân hàng Do việc số hóa mô hình hoạt động, ngân hàng sẽ tinh giản được nguồn nhân sự từ quầy giao dịch/phòng giao dịch vật lý trước đây, tự động hóa cũng sẽ giúp tối ưu hóa được nhân sự tác nghiệp, do đó ngân hàng có thể lựa chọn, cắt giảm những nhân sự không hiệu quả đồng thời chú trọng vào đào tạo nhân sự vừa có năng lực chuyên môn cao vừa có trình độ về công nghệ, hiểu rõ sản phẩm dịch vụ và sự vận hành của hệ thống, đáp ứng được những yêu cầu ngày một khó hơn từ công việc, mang lại giá trị gia tăng cho ngân hàng.

Thứ ba, Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội để ngân hàng được tham gia trên cùng một sân chơi thống nhất, không giới hạn khoảng cách địa lý, thời gian và không gian, nó kết nối thị trường tài chính toàn cầu thành một thể thống nhất, liên tục, thúc đẩy giao dịch quốc tế được thực hiện nhanh hơn, tiện lợi hơn, chi phí thấp hơn đem lại lợi ích lớn cho các ngân hàng.

Thứ tư, Cuộc CMCN 4.0 là đòn bẩy hữu hiệu đưa ngân hàng nội địa tiến ra cánh cửa thế giới, thu hẹp khoảng cách tụt hậu về công nghệ, bắt kịp xu thế toàn cầu, mở ra cơ hội tiếp cận và cung ứng dịch vụ cho các tập đoàn FDI lớn, khẳng định vị trí trên thị trường tài chính quốc tế.

Thứ năm, Việc thành lập trung tâm dữ liệu big data sẽ giúp Ngân hàng thuận lợi tiếp cận được nguồn dữ liệu lớn với chi phí thấp, từ nguồn dữ liệu lớn đó, ngân hàng lựa chọn ra những dữ liệu hữu ích giúp ngân hàng phân tích và quyết định chính xác Đối với cơ quan giám sát dễ dàng kiểm soát, thống kê theo dõi và đưa ra dự đoán định hướng trong ngành một cách dễ dàng hơn.

Thứ sáu, Cuộc CMCN 4.0 diễn ra trong thời điểm cả nước Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình số hóa công nghệ trong nền kinh tế Hiện tại mức độ phủ rộng internet ở Việt Nam là khá cao khi từ các vùng nông thôn xa xôi đến khu vực thành thị, từ tầng lớp thanh niên đến trung niên đều được tiếp cận với intenet và công nghệ số Đây là nguồn khách hàng vô cùng tiềm năng mà các ngân hàng nhắm đến khai thác.

1.3.2 Khó khăn thách thức đối với các ngân hàng khi triển khai 4.0

Thứ nhất là khó khăn về mặt chính sách và hệ thống pháp lý CMCN 4.0 phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, kéo theo sản phẩm mới, mô hình mới ra đời, tuy nhiên hệ thống pháp lật vẫn chưa được cập nhật hoặc lạc hậu so với sự phát triển đó, dẫn đến sự chênh lệch lớn về quy định giữa thực tế và hệ thống chính sách cũ có thể kìm hãm hoặc hạn chế sự sáng tạo trong ngân hàng Điều này, không chỉ khiến các ngân hàng lúng túng trong hướng giải quyết sao cho phù hợp quy đinh mà còn gây ra khó khăn lớn cho các đơn vị chức năng giám sát Nghiệp vụ ngân hàng trong bối cảnh mới sẽ phức tạp hơn tiềm ần nhiều rủi ro hơn khi các thể chế quy định cũ không còn phù hợp Ví dụ tiền ảo/tiền điện tử ngày được sử dụng rộng rãi gây khó khăn cho NHNN trong việc giám sát và điều hành chính sách tiền tệ.

Thứ hai đó là trình độ chênh lệch và năng lực triển khai của mỗi quốc gia khác nhau, đối với những quốc gia tiên tiến hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ kỹ thuật, tiềm lực tài chính, hệ thống dữ liệu….đều rất tiên tiến đi đầu vì vậy công cuộc triển khai CMCN 4.0 sẽ diễn ra thuận tiện hơn, ngược lại một số quốc gia nền kinh tế vẫn còn hạn chế, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính….còn yếu kém, khoảng cách chênh lệch về năng lực vận hành, quản trị khác biệt sẽ khó khăn hơn trong công cuộc này Giữa bản thân các ngân hàng trong cùng một cuộc gia cũng như vậy, sẽ có sự chênh lệch về năng lực, trình độ, điều này cũng tạo khó khăn cho quốc gia khi muốn cải tiến, thống nhất đồng bộ hệ thống ngân hàng.

Thứ ba, để bắt kịp CMCN 4.0 bản thân nội tại ngân hàng cần thay đổi tích cực, không chỉ đầu tư về tài sản hữu hình như hạ tầng kỹ thuật, nhân lực, trang thiết bị, mà còn gồm cả thay đổi về quản trị hệ thống như quy trình nội bộ, quy trình tác nghiệp, các chính sách… việc rà soát, quy chuẩn, sửa đổi lại quy trình nghiệp vụ và đầu tư mới tài sản cho phù hợp với tình hình thực tế trong một thời gian nhất định cũng là áp lực lớn cho ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng với tiềm năng quy mô nhỏ Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân sự chất lượng cao phù hợp với thực tế cũng là bài toán khó cho ngân hàng.

Thứ tư là vấn để rủi ro an ninh mạng Rủi ro mạng đề cập đến mối đe dọa về tổn thất tài chính, gián đoạn hoặc thiệt hại về danh tiếng do sự xâm phạm ác ý, không được phép của hacker/tội phạm công nghệ vào hệ thống ngân hàng Việc áp dụng phần lớn công nghệ vào HĐKD và hệ thống quản trị, buộc ngân hàng phải đầu tư và chú tâm hơn đến vấn đề quản trị hệ thống an ninh mạng Công nghệ số phát triển ngày một tinh vi và phức tạp sẽ làm gia tăng những lỗ hổng trong công tác bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm hacker/ tội phạm tìm cách tấn công vào những lỗ hổng đó hoặc hệ thống của ngân hàng nhằm lấy đi thông tin, dữ liệu, tài sản của khách hàng, thậm chí còn khủng bố làm tê liệt hệ thống ngân hàng nhằm phá hoại HĐKD và uy tín, gây thiệt hại nặng nề cho ngân hàng Vì vậy, Các ngân hàng cần tăng cường đầu tư vào hệ thống bảo mật với cơ chế cảnh báo cao, an toàn, ổn định, cũng như cơ chế ngăn ngừa, phòng hộ nhiều tầng để ứng phó cuộc tấn công từ phía tội phạm công nghệ.

THỰC TIỄN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TRÊN NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ 4.0 TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Ngân hàng Vietcombank tiền thân là cục quản lý ngại hối của NHNN, năm

1963 được tách ra và thành lập với tên ngân hàng ngoại thương Năm 2009 Vietcombank niêm yết chính thức tại SGD chứng khoán Hồ Chí Minh (Hose) mã giao dịch là VCB Hiện tại NHNN là cổ đông lớn nhất của Vietcombank với 74.8%, tiếp theo là ngân hàng Mizuho Nhật Bản chiếm 15%, Quỹ GIC Private Limited chiếm 2.14% còn lại là các cổ đông khác chiếm 8.06% Trải qua gần 60 năm thành lập và phát triển, Vietcombank hiện là ngân hàng Top đầu tại Việt Nam với 121 chi nhánh trên 63 tỉnh thành, hơn 600 phòng giao dịch, số lượng nhân sự trên 21.000 người Vietcombank có quan hệ đại lý với hơn 1700 ngân hàng tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ Vài năm gần đây, Vietcombank luôn dẫn đầu hệ thống về quy mô khách hàng, chất lượng tài sản, quy mô giao dịch… và đặc biệt là lợi nhuận thuần.

Một số chiến lược phát triển của Vietcombank qua từng giai đoạn như sau

- Giai đoạn 1963-1975 Vietcombank tự hào là ngân hàng đối ngoại duy nhất tại Việt Nam.

- Giai đoạn 1976-1990: Vietcombank tự hào là ngân hàng duy nhất nắm giữ độc quyền trên 3 phương diện là độc quyền về ngoại tệ, độc quyền về cung ứng tín dụng xuất khẩu và độc quyền về giao dịch thanh toán quốc tết (TTQT);

- Giai đoạn 1990-2000: Giai đoạn đổi mới Vietcombank trở thanh ngân hàng quốc doanh kinh doanh trong lĩnh vực đối ngoại, sáng lập hội thẻ ngân hàng;

- Giai đoạn 2000-2005: Vietcombank đi đầu thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu, tăng cường đầu tư hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến Online-banking

- Giai đoạn 2005-2013: Ngân hàng đầu tiên thực hiện cổ phẩn hóa và niêm yết;

- Giai đoạn 2013-nay: Vietcombank bứt phá ngoạn mục và trở thành ngân hàng dẫn đầu, đồng thời 2016 ngân hàng đề cao việc triển khai chuyển đổi số và triển khai ứng dụng CMCN 4.0 trong hoạt động kinh doanh, HĐ quản trị của mình.

Trải qua 60 năm thành lập và phá triển, Vietcombank đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành thị trường tài chính của Việt Nam và trên thế giới. Vietcombank vinh dự đón nhận được nhiều giải thưởng lớn như Top 500 thương hiệu tài chính tốt nhất thế giới do Brand Finance bình chọn; Top 333/1000 ngân hàng lớn nhất toàn cầu năm 2020 do The banker bình chọn; Giải thưởng Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Fobest bình chọn từ năm 2013-2020; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất 2020, Ngân hàng tốt nhất về Thẻ tín dụng năm 2020 do The Asian Banker bình chọn; Ngân hàng quy mô vừa tốt nhất do Asiamoney bình chọn năm

2019 và Top 100 công ty tốt nhất Châu Á năm 2019 do Asia review bình chọn… ngoài ra còn vô số giải thưởng uy tín khác.

Với tiền thân là cục quản lý ngoại hối của NHNN, Vietcombank hiện tại là ngân hàng duy nhất được thay NHNN thực hiện chức năng trung tâm thanh toán USD cho hệ thống ngân hàng tại Việt Nam Nhận thấy vai trò quan trọng của mình trong hệ thống thanh toan của ngành ngân hàng tại Việt Nam, từ năm 2016 đến nay, Vietcombank luôn ý thức đi đầu về cải cách chuyển đổi số, đưa ứng dụng CMCN 4.0 vào sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đi theo đúng định hướng của Chính phủ. VCB kết hợp với nhiều đơn vị thứ ba như Vnpay, Momo nhiều các đơn vị ý tế, bệnh viện lớn, các trường học lớn, các đơn vị như bảo hiểm, thuế, điện nước để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng định hướng của chính phủ và ngân hàng nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Với vai trò chủ đạo trong hệ thống thanh toán, đặc biệt kênh thanh toán USD, Vietcombank đã triển khai hệ thống thanh toán ưu việt VCB –Cashup, Payment Hub đáp ứng nhu cầu thanh toán của toàn hệ thống thanh toán Việt Nam cũng như các khách hàng.

Ngân hàng cũng lập ra chiến lược 2020-2025 về phát triển và thực hiện mục tiêu hóa “ngân hàng đi đầu về chuyển đổi số” đồng thời tầm nhìn đến năm 2030 trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng, top 50 ngân hàng lớn nhất Châu Á và Top 700 tổ chức tài chính lớn nhất Thế giới Với mục tiêu về chuyển đổi số rõ rệt, từ năm 2017 đến nay ngân hàng đã có 300 sáng kiến/nghiên cứu khoa học về chuyển đổi số xoay quanh 4 trụ cột là số hóa (digital), công nghệ (Technology); dữ liệu (data) và chuyển đổi (transformation).

Hình 2 Lịch sử phát triển của Vietcombank

Ngân hàng Mizuho (15%) Ngân hàng nhà nước (74.8%)Cổ đông khác (8.06%) Quỹ GIC Singapore

Về mảng TCNH Dịch vụ khác

NHTM Ngân hàng đầu tư

Dịch vụ tài chính khác Bất động sản

Công ty chuyển tiền (VCBR - 100%)

Công ty tài chính tại Hong Kong (100%)

Công ty cho thuê tài chính VCB Leasing (100%)

Ngân hang Vietcombank tại Lào (100%)

Quỹ (VCBF) (51%) Công ty chứng khoán (VCBS) (100%)

Công ty VCB- Bonday (16%) Tòa nhà VCB Bonday- Bến Thành (56%)

Hình 3 Sơ đồ cơ cấu Vietcombank

Một số chỉ tiêu của Vietcombank đến hết 31/12/2021 như sau:

Bảng 4: Một số chỉ tiêu chính Vietcombank đến 31/12/2021

STT Tiêu chí Ghi chú

3 Dư nợ tín dụng 972.680 tỷ đồng

9 Số user sử dụng E-banking 6.6 triệu người sử dụng

10 Số lượng thẻ đã phát hành 14.1 triệu thẻ

11 Số lượng ATM và Pos 2.499 ATM và 82.930 POS

12 Xếp hạng tín nhiệm S&P Fitch Moody’s

Nguồn Vietcombank- Báo cáo ĐHĐ cổ đông 2021 và tổng hợp

2.2 Thực tiễn triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 trong dịch vụ tại ngân hàng Vietcombank

Là ngân hàng đi đầu, có tính dẫn dắt hệ thống, từ khi Chính phủ ban hành chủ trương đẩy mạnh CMCN 4.0, Vietcombank đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số, tiên phong đưa công nghệ vào tất cả hoạt động quản trị, HĐKD và công tác khách hàng, đặc biệt đẩy mạnh công nghệ số từ năm 2017-2021 với nhiều cải cách, đưa công nghệ tiên tiến vào sản phẩm dịch vụ của mình, trong đó ứng dụng chủ yếu của internet vạn vật và tự động hóa, ứng dụng của AI, ứng dụng công nghệ blockchain vào các nghiệp vụ, cụ thể như sau:

2.2.1 Chuyển đổi ngân hàng lõi (core banking) và triển khai các hệ thống quản trị Để có thể triển khai ứng dụng công nghệ trong các sản phẩm dịch vụ của mình, ngân hàng cần phải có một hệ thống ngân hàng lõi ổn định, tiên tiến, đồng nhất và tập trung dữ liệu Hệ thống ngân hàng lõi được coi là hệ thống quan trọng nhất của ngân hàng Tất cả dữ liệu của khách hàng đều được lưu trữ trên hệ thống ngân hàng lõi như thông tin khách hàng, thông tin tài khoản, thông tin về giao dịch gửi tiền, cho vay, chuyển tiền, thanh toán, sổ sách và thậm chí tài sản của ngân hàng…hệ thống ngân hàng lõi như một hệ xương sống trụ cột, là dữ liệu lớn “big data” của các ngân hàng, khi các thông tin được đồng nhất và đồng bộ trên hệ thống ngân hàng lõi sẽ giúp ngân hàng dễ dàng kết nối các hệ thống dịch vụ khác và truyền tải đồng bộ dữ liệu Hệ thống ngân hàng lõi vận hành ổn định thì các hệ thống liên kết tương thích mới vận hành ổn định, cho nên có thể nói Ngân hàng lõi là yếu tố quan trọng quyết định đến việc triển khai công nghệ 4.0.

Hệ thống ngân hàng lõi trước đây của Vietcombank được triển khai từ năm

1998, trải qua hơn 20 năm sử dụng, hệ thống đã quá lạc hậu so với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay như tham số ít khiến cho việc triển khai các ứng dụng liên kết diễn ra khó khăn, ngân hàng phải nhiều lần sửa hệ thống lõi để có sự tương thích với các ứng dụng mới, đồng thời số lượng khách hàng, dữ liệu lưu trữ ngày một lớn,sản phẩm ngày một đa dạng, hệ thống ngân hàng lõi cũ ngày càng quá tải, tốc độ chậm và không thể đáp ứng được với yêu cầu hiện nay, buộc Vietcombank đưa ra các giải pháp tạm thời như triển khai các hệ thống hỗ trợ khác hoặc tu sửa từng phần hệ thống lõi điều này dẫn đến việc hệ thống không có sự đồng nhất, chắp vá,khiến cho việc lư trữ thông tin diễn ra một cách tản mạn, không tập trung, dữ liệu của ngân hàng không được đồng nhất, xuyên suốt, khi muốn chiết suất dữ liệu bắt buộc phải đi vào từng hệ thống riêng lẻ, là nguyên nhân góp phần gia tăng chi phí hoạt động, chi phí vận hành của ngân hàng Vì vậy nếu không tiến hành thay đổi hệ thống ngân hàng lõi, Vietcombank sẽ khó có thể thể triển khai được các dịch vụ ứng dụng công nghệ 4.0 một cách thuận lợi Nhận biết được sự quan trọng đó, từ những năm 2014-2015 Vietcombank đã thành lập ban triển khai dự án Corebanking để tiến hành triển khai ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi mới tiên tiến và đến năm 2020 hệ thống Core banking của Vietcombank chính thức đưa vào sử dụng.

Với việc đưa hệ thống lõi mới đi vào hoạt động, đây là bước đầu quan trọng trong việc triển khai ứng dụng công nghệ 4.0 của Vietcombank, cho phép ngân hàng có thể triển khai được nhiều sản phẩm dịch vụ về công nghệ số một cách ổn định và nhanh chóng Bản chất ứng dụng 4.0 trong ngân hàng đó là kết nối vạn vật của internet, là dữ liệu lớn Hệ thống ngân hàng lõi mới của Vietcombank cho phép lưu trữ toàn bộ thông tin khách hàng một cách tập trung, tích hợp các dịch vụ ngoài những dịch vụ truyền thống như tiền gửi, vay vốn, giúp thông tin giao dịch của khách hàng được liên kết, phản ánh đầy đủ và đồng nhất, giúp ngân hàng dễ dàng quản trị xuyên suốt theo từng khách hàng Từ việc mở tài khoản, hệ thống lõi mới đã bỏ định danh đầu tài khoản theo chi nhánh (trước đây khi khách hàng mở tài khoản tại một chi nhánh, sẽ gắn theo đầu chi nhánh đó để quản lý) tạo điều kiện cho khách hàng thuận tiện trong giao dịch tại tất cả chi nhánh hệ thống vietcombank. Ngoài ra, hệ thống lõi mới với những tham số lớn hơn, cho phép ngân hàng dễ dàng mở rộng triển khai các sản phẩm dịch vụ dựa trên việc điều chỉnh sác tham số đó mà không cần phải tác động hay sửa hệ thống lõi như việc mở tài khoản bằng số điện thoại của khách hàng mà trước đây hệ thống cũ không cho phép, giúp cho hệ thống ngân hàng lõi vận hành ổn định hơn, ít bị ảnh hưởng hoặc bị tác động, giúp tốc độ xử lý nhanh hơn cho phép xử lý được ngay số lượng các giao dịch lớn liên tục 24/7 Ngoài ra, với việc đồng nhất thông tin khách hàng một cách tập trung giúp nâng cao việc quản trị nội bộ của ngân hàng, giảm thiểu các rủi ro do thông tin dữ liệu khách hàng được xuyên suốt.

Song song với việc triển khai thay đổi hệ thống ngân hàng lõi, nhiều hệ thống quản trị nội bộ của Vietcombank cũng được tiến hành đồng bộ như hệ thống trục thanh toán Payment Hub (đây là hệ thống trục thanh toán nội bộ củaVietcombank, toàn bộ các giao dịch thanh toán nội bộ giữa chi nhánh và trụ sở chính đều được thực hiện trên hệ thống trục thanh toán này) Vietcombank hiện đang triển khai theo mô hình tập trung xử lý tại trụ sở chính, chính vì vậy giao dịch nội bộ giữa các chi nhánh và trụ sở chính cũng chính là các giao dịch của khách hàng và Vietcombank, được triển khai thông qua các chi nhánh Do đó hệ thống thanh toán nội bộ rất quan trọng để đẩy nhanh tốc độ xử lý cho khách hàng, giúp các giao dịch được xử lý một cách nhanh chóng, ổn định Nếu hệ thống thanh toán không được cải thiện nâng cấp phù hợp, rất khó để Vietcombank có thể đẩy nhanh vấn đề xử lý tập trung, đặc biệt với số lượng khách hàng ngày một tăng và giao dịch thanh toán ngày một nhiều, yêu cầu xử lý giao dịch ngày một nhanh hơn đến từ khách hàng. Đối với việc quản trị thông tin và dữ liệu khách hàng, Vietcombank cũng triển khai hệ thống quản lý doanh nghiệp CRM (Customer Relationship Management) – cho phép lưu trữ, quản lý tập trung dữ liệu của khách hàng như thông tin cơ bản, thông tin giao dịch, nhu cầu khách hàng lịch sử giao dịch…nhằm số hóa toàn bộ dữ liệu, tư liệu khách hàng và là tiền đề cho việc ứng dụng big data vào hoạt động kinh doanh, quản trị của ngân hàng giúp cho quá trình quản lý thông tin khách hàng được thể hiện một cách đầy đủ, chính xác Như chúng ta đều biết, dữ liệu khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng của ngân hàng, việc có được nguồn dữ liệu khách hàng càng đầy đủ, càng chi tiết sẽ giúp cho công tác phân tích và đánh giá, quản trị khách hàng càng chính xác hơn, từ đó giúp cho ngân hàng đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn Trước đây hệ thống lưu trữ dữ liệu thông tin khách hàng còn tản mạn do hệ thống ngân hàng lõi lạc hậu, nên ngay khi thay thế ngân hàng lõi, Vietcombank đã ưu tiên triển khai hệ thống quản lý khách hàng, nhằm đồng bộ và tập trung thông tin khách hàng, từ đó hỗ trợ ngân hàng trong công tác quản trị nguồn dữ liệu một cách hiệu quả nhất.

Có thể nói, việc thay đổi hoàn toàn hệ thống ngân hàng lõi cùng với việc triển khai các hệ thống tích hợp liên quan, giúp cho Vietcombank đồng nhất được dữ liệu về khách hàng, nâng cao được hiệu quả quản trị, giảm thiểu được rủi ro đồng thời giúp ngân hàng tiết giảm được thời gian xử lý thu thập thông tin khách hàng, từ đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị.

Ngoài việc triển khai ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị của mình,

Vietcombank còn chú trọng triển khai ứng dụng trong các sản phẩm dịch vụ để thúc đẩy HĐKD, đem lại những sản phẩm tiên tiến và trải nghiệm thú vị cho khách hàng.

2.2.2 Mô hình không gian giao dịch số Digital Lab

Đánh giá thực trạng triển khai CMCN 4.0 tại ngân hàng Vietcombank

Bất kỳ một cuộc CMCN nào đều sẽ mang sứ mệnh riêng của nó Cuộc CMCN 4.0 cũng vậy, sứ mệnh trọng tâm của nó chính là nền tảng công nghệ số Với vị thế là ngân hàng đi đầu và dẫn dắt hệ thống, Ban lãnh đạo Vietcombank sớm đã định hướng được xu thế hội nhập của ngành ngân hàng trong tương lai và từng bước chuyển hướng hoạt động ngân hàng hướng tới mục tiêu số hóa Năm 2019 Vietcombank đưa trung tâm ngân hàng số đi vào vận hành, điều này cho thấy sự quyết tâm thực hiện hóa mục tiêu chuyển đổi số của ngân hàng Cũng trong năm

2016 Vietcombank đưa mô hình Digital Lab vào hoạt động thí điểm, đây là mô hình tiên tiến mà một số ngân hàng trên thế giới đã triển khai cũng giống như mô hình ngân hàng ảo, cho thấy tầm nhìn dài hạn của ngân hàng đối với xu hướng tất yếu trong tương lai không xa Trải qua 5 năm triển khai ứng dụng CMCN 4.0Vietcombank đã đạt được những thành quả nhất định cho thấy định hướng chiến lược đúng đắn của ngân hàng.

2.3.1 Những thành quả đạt được sau khi triển khai CMCN 4.0

Sau hơn 5 năm triển khai công cuộc cách mạng số trong HĐKD, Vietcombank đã đạt được những thành quả nhất định cụ thể:

Từ năm 2016-2018 số lượng khách hàng cá nhân và tổ chức về sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử/ngân hàng số của VCB bình quân tăng trưởng 39%/năm và 36%/năm, lượng giao dịch của các nhóm khách hàng này qua dịch vụ ngân hàng điện tử/ngân hàng số cũng tăng trưởng bình quân khoảng 86%/năm và 21%/năm, quy mô giao dịch cũng tăng trưởng bình quân khoảng 77%/năm và 18%/năm đối với các nhóm khách hàng này (cá nhân và tổ chức) Trong năm 2021 số lượng khách hàng sử dụng kênh số của Vietcombank tăng 44%, số lượng giao dịch tăng gần 57% và giá trị giao dịch tăng gần 64% Mỗi ngày lượng giao dịch xử lý khoảng 2.5-3.5 triệu giao dịch với giá trị từ 18-36 nghìn tỷ đồng Dịch vụ ngân hàng điện tử/ngân hàng số của Vietcombank tăng trưởng trung bình trên 10% và chiếm 49% và 12% số lượng giao dịch và thị phần toàn ngân hàng.

Theo kết quả nghiên cứu về thị trường e-banking của Mibrand (2021) cho thấy Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ e-banking Vietcombank được biết đến nhiều nhất do sự nỗ lực cải tiến ứng dụng ngân hàng số VCB Digital banking, chính điều này đã đưa Vietcombank cách xa với các đơn vị khác được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng nhiều hơn Tính đến hết 2021 số lượng người dùng mới Digital banking của Vietcombank tăng 2 triệu người, nâng tổng số người sử dụng lên hơn 7 triệu người, giá trị giao dịch tăng gần 25% so với 2020.

Bảng thống kê ứng dụng e-banking được biết đến rộng rãi của các ngân hàng

Nhờ những nỗ lực trên, Năm 2020 Vietcombank vinh dự đón nhận danh hiệu “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu nhất Việt Nam” bởi Hiệp hội ngân hàng. Năm 2020, 2021 Vietcombank được tạp chí The Asian Banker bình chọn cho giải thưởng ứng dụng di động tốt nhất Việt Nam và giải thưởng ngân hàng số tốt nhất Việt Nam Năm 2021, Vietcombank được vinh dự nhận giải thưởng Sao Khuê trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho ứng dụng Digital banking Với những thành công đạt được của ngân hàng lại cho thấy chiến lược, tầm nhìn và tư duy đổi mới của Vietcombank là hoàn toàn đúng đắn Vietcombank đang từng bước chuyển mình và ngày một hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2025 sẽ trở thành ngân hàng đi đầu về chuyển đổi số, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số của toàn quốc gia.

Ngoài ra, thành quả lớn nhất còn được thể hiện trên lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng Từ khi triển đổi số đến nay, năm 2017 lần đầu tiên Vietcombank dẫn đầu về chỉ tiêu lợi nhuận toàn hệ thống với 11.341 tỷ đồng Từ đó đến nay, Ngân hàng liên tục dẫn đầu toàn ngành ngân hàng về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế Năm

2019 Vietcombank là ngân hàng tại Việt Nam đầu tiên cán mốc lịch sử lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD (hơn 23 nghìn tỷ đồng), liên tiếp trong 2019, 2020, 2021 ngân hàng tiếp tục giữ mức lợi nhuận trên 1 tỷ USD và vẫn tiếp tục đứng đầu ngành ngân hàng.

Bảng thống kê Top 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất năm 2021

Bảng thống kê Top 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất qua các năm 2018 - 2021

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

2.3.2 Những thuận lợi khi triển khai ứng dụng dịch vụ tại Vietcombank

Thứ nhất, với bề dày lịch sử hoạt động, là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong hệ thống TCNH tại Việt Nam, là ngân hàng duy nhất thay NHNN thực hiện chức năng thanh toán trung gian USD trên toàn quốc, nên từ rất sớm, Vietcombank đã ý thức được vai trò CMCN trong giai đoạn hiện tại, cũng như việc thay đổi/ nâng cấp hệ thống của mình để phù hợp với tình hình và xu hướng hiện tại mà ngành TCNH đang hướng đến Vì vậy Vietcombank đã chủ động từng bước tiến hành cải cách công nghệ từ việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đến nguồn lực nhân sự nhằm đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi cấp thiết của cuộc CMCN 4.0 để việc triển khai ứng dụng công nghệ được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và tích cực Đặc biệt trong thời gian triển khai chuyển đổi số hóa ngân hàng liên tiếp đạt được những thành quả to lớn từ lợi nhuận kinh doanh, từ nguồn khách hàng cho đến các giải thưởng lớn nhỏ, đây là động lực chính thúc đẩy sự nỗ lực của ngân hàng.

Thứ hai, hệ thống khách hàng rộng lớn, với hơn 14 triệu người sử dụng internetbanking và ngân hàng số, Vietcombank đang đứng đầu toàn quốc về số lượng khách hàng và số 1 về ngân hàng số Vietcombank cũng là ngân hàng trong nước được nhiều khách hàng FDI tin tưởng và lựa chọn và hợp tác, Đây là một trong những động lực tích cực thúc đẩy sự thay đổi tại Vietcombank Trong quá trình hợp tác, phục vụ các doanh nghiệp FDI lớn, các tập đoàn quy mô toàn cầu, Vietcombank may mắn được tiếp cận các dịch vụ sản phẩm tiên tiến thông qua sự chia sẻ hợp tác chung với các ngân hàng nước ngoài hoặc xuất phát từ đề xuất của khách hàng FDI, qua đó đã giúp Vietcombank có định hướng, động lực, xây dựng những sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào HĐKD của mình Ví dụ dịch vụ tài khoản ảo là dịch vụ đã xuất hiện trên thế giới từ vài năm trước bởi các ngân hàng nước ngoài nhằm xây dựng cho các tập đoàn quy mô lớn, nhưng lại khá lạ lẫm tại Việt Nam, được Vietcombank triển khai đầu tiên tại Việt Nam trên cơ sở xuất phát từ đề nghị yêu cầu của khách hàng FDI, Vietcombank đã triển khai thành công dịch vụ này vào năm 2017 và đi đầu về sản phẩm này, từ đó thu hút được nhiều khách hàng sử dụng hơn Bản thân Vietcombank cũng có những lợi thế hơn các ngân hàng nước ngoài hay ngân hàng trong nước khác như lợi thế về việc kết nối trực tiếp với các đơn vị Hải Quan/Thuế mà điều này các ngân hàng nước ngoài chưa có được, hoặc lợi thế về chân hàng đối với các đơn vị kinh doanh lớn tại Việt Nam…chính vì vậy trong quá trình triển khai các dịch vụ mới này, Vietcombank đã tận dụng được những lợi thế riêng của ngân hàng để triển khai.

Thứ ba, ngoài cổ đông lớn nhất là NHNN, hiện tại cổ đông thứ 2 của Vietcombank là ngân hàng Mizuho (ngân hàng top đầu tại Nhật Bản) với nhiều kinh nghiệm, sản phẩm dịch vụ tiên tiến, công nghệ hiện đại có thể chia sẻ và hỗ trợ Vietcombank trong quá trình triển khai CMCN, đây cũng là một trong lợi thế lớn của Vietcombank.

Thứ tư, cũng là nhân tố quan trọng quyết định, đó chính là định hướng ban lãnh đạo Vietcombank với tầm chiến lược 2025 trở thành ngân hàng số đi đầu Việt Nam Nhận thấy việc thay đổi công nghệ là chiến lược then chốt trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng hiện nay, công nghệ là vũ khí sắc bén giúp ngân hàng chiếm ưu thế, nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại, bằng quyết tâm và đồng lòng của toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên Vietcombank, công cuộc cải cách và ứng dụng

4.0 được đặc biệt được ưu tiên chú trọng.

Thứ năm, thời điểm triển khải của Vietcombank ngay trước thời điểm dịch bệnh covid, vì vậy tất cả quá trình đều được triển khai một cách trọn vẹn và đúng tiến độ mà không bị ảnh hưởng bởi covid, ngược lại hệ thống đi vào vận hành trước thời điểm dịch bệnh lại là một cơ hội lớn cho ngân hàng do hệ thống đã có thời gian vận hành ổn định nhất định, tại thời điểm dịch bệnh, nhu cầu thanh toán trực tuyến của các khách hàng tăng lên đột biến, từ khối lượng giao dịch, tài khoản mở mới hệ thống Vietcombank đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng vào thời điểm đó, vì vậy trong suốt thời gian dịch bệnh, nhiều ngành nghề ảnh hưởng, Vietcombank vẫn đảm KHKD ổn định, năm 2021 tất cả các chỉ tiêu của ngân hàng đều tăng trưởng mạnh, trong đó lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn đạt hơn 27.300 tỷ đồng cao nhất trong tất cả các ngân hàng và tăng trưởng 19% so với năm

2020, đây là kết quả của nhiều nhân tố tác động và đương nhiên CMCN chiếm vai trò quan trọng đối với thành quả đạt được.

2.3.3 Những thách thức và khó khăn khi triển khai

Ngoài những thuận lợi nêu trên, trong quá trình triển khai ứng dụng CMCN 4.0 vào sản phẩm dịch vụ và HĐKD của mình, Vietcombank cũng gặp một số khó khăn sau đây: Đầu tiên, khó khăn chung mà các ngân hàng đều gặp phải trong đó có Vietcombank, đó là khó khăn về hành lang pháp lý, hệ thống chính sách của NHNN hoặc chính phủ chưa theo kịp được với sự tiến bộ thay đổi của công nghệ Cụ thể, các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank bản chất về kỹ thuật hoàn toàn có thể hỗ trợ được giao dịch, tuy nhiên về mặt chính sách vẫn chưa có quy định cụ thể như việc công nhận chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, nên ngân hàng vẫn phải thực hiện đồng bộ cả hồ sơ giấy và hệ thống, điều này cũng khá phiền phức cho khách hàng Hoặc như khó khăn khi triển khai thư tín dụng L/C, khi quy trình nội bộ ngân hàng đã xây dựng xong, ngân hàng cũng triển khai thí điểm tuy nhiên các đơn vị liên quan nhưHải Quan/Bảo Hiểm/Hãng tàu chưa tham gia nên khó để triển khai đồng bộ, hoặc khi phát sinh tranh chấp chưa có quy định nào liên quan để xử lý Đặc biệt các giao dịch trực tuyến giữa các bên, hoặc mô hình ngân hàng ảo trong tương lai cũng vướng những chính sách về Phòng chống rửa tiền, khó cho ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán trong việc kiểm soát hoạt động này Ngoài ra, cơ sở hạ tầng về công nghệ của Việt Nam còn lạc hậu, chưa có sự đột phá cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc triển khai

4.1 tại Việt Nam nói chung và các ngân hàng nói riêng Do toàn bộ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khi ứng dụng công nghệ đều dựa trên nguyên lý kết nối internet vạn vật, trường hợp đường truyền, băng thông cũng như hạ tầng của Việt Nam chưa thay đổi thích ứng sẽ là khó khăn lớn để các ngân hàng triển khai ứng dụng 4.0 một cách thuận lợi.

Thứ hai, việc triển khai các ứng dụng công nghệ đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, từ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, chi phí đầu tư… trong thời gian ngắn 2017-2021, Vietcombank liên tiếp triển khai các ứng dụng từ việc thay đổi hệ thống corebanking, triển khai các ứng dụng công nghệ trong HĐQT, đặc biệt là ứng dụng công nghệ trong HĐKD với nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới, kéo theo là việc rà soát xây dựng lại quy trình, ban hành sản phẩm, đào tạo nhân viên nội bộ để nắm bắt và vận hành sản phẩm, sẽ là áp lực ngắn hạn tới ngân hàng, trong khi ngân hàng vẫn phải đảm bảo hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu của HĐQT và các cổ đông đặt ra, đây cũng là một thách thức to lớn tới toàn thể CBCNV của ngân hàng khi gia tăng thêm khối lượng công việc lớn ngoài việc kinh doanh, đòi hỏi sự chung sức đồng lòng từ toàn bộ nhân viên của Ngân hàng.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỐI VỚI VIỆC TRIỂN KHAI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK

Xu hướng phát triển ngân hàng trong thời gian tới

3.1.1 Xu hướng trên thế giới:

Sự bùng nổ của CNTT, internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data)…đã thay đổi hoàn toàn nhận thức, cách thức tiếp cận sản phẩm dịch vụ của tất cả các ngành nghề, mở ra nhiều cơ hội mới cho các sản phẩm dịch vụ mới, xu thế của công nghệ lên ngôi Mọi ngành nghề HĐSXKD trong nền kinh tế đều phải xoay quanh nó.

TCNH là một trong những ngành nghề/lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn từ CMCN 4.0 Ngành nghề này được coi là mắt xích then chốt trong nền kinh tế nên sẽ là ngành tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ, vì vậy việc sớm ứng dụng CMCN

4.0 trong hoạt động dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng sớm tạo được chỗ đứng riêng trong hệ thống, đón đầu xu thế và đón đầu khách hàng, ngược lại nếu chuyển đổi muộn hơn sẽ mất vị thế và năng lực cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành khác Vì vậy, ngân hàng trên toàn cầu đang nỗ lực gấp rút cho cuộc chạy đua mới về công nghệ với các xu hướng chính sau: Đầu tiên đó là xu hướng mở rộng thêm các kênh ngân hàng số, năm 2016 số lượng chi nhánh ngân hàng trên toàn cầu đạt đỉnh và có xu hướng giảm dần, đây được coi là kết quả rõ rệt của việc triên khai mô hình ngân hàng số Tại Mỹ, năm

2021 ngân hàng số đạt khoảng 4.3 tỷ USD chiếm 28% thị phần toàn cầu, và chỉ số này được ước tính vào khoảng 4.6 tỷ USD tại thị trường Trung Quốc trong năm

2026 Ngân hàng số phiên bản mobile trở thành một kênh bán lẻ chủ đạo trên thị trường, đồng thời đó cũng là một dịch vụ cần thiết để các ngân hàng gia tăng sự cạnh tranh, do sự tiện ích trong giao dịch mà khách hàng có thể thực hiện được mọi lúc mọi nơi như chuyển tiền, tra cứu số dư, gửi tiết kiệm…Tệp khách hàng tại ngân hàng sẽ ngày càng trẻ hơn với các thế hệ 10x, 11x với đặc điểm sớm được tiếp cận và sử dụng công nghệ sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngày càng tăng.

Thứ hai, đó là xu thế ứng dụng ngân hàng mở (open bank) trong các ngân hàng Ngân hàng mở hay dữ liệu ngân hàng mở, là việc các ngân hàng cho phép bên thứ 3 (thường là các công ty fintech) được truy cập và kiểm soát dữ liệu mở này dưới sự đồng ý của khách hàng Trong mô hình này, ngân hàng sẽ cung cấp các dịch vụ thông qua Open API (Open Application Programming Interface) – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác, như một giải pháp công nghệ để trao đổi dịch vụ, dữ liệu và từ đó ngân hàng cùng với đối tác/bên thứ 3 xây dựng một hệ sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu của người dùng Ví dụ tại Trung Quốc, ngân hàng đã kết hợp với bên đối tác thứ 3 là wechat để xây dựng hệ sinh thái webank cho phép tích hợp các chức năng như trao đổi thông tin, nói chuyện, đặt xe và thậm chí chuyển tiền, tất cả đều tích hợp vào một ứng dụng Hay như tại Anh, ngân hàng trực tuyến Monzo được thành lập trên cơ sở ứng dụng kết hợp ngân hàng mở vào năm 2015, hiện tại ứng dụng này đã có hơn 5 triệu người sử dụng và chiếm thị phần lớn tại thị trường tài chính tại đây.

Căn cứ theo kết quả khảo sát của Tập đoàn IDC trên 146 ngân hàng trong khu vực Châu Á, cho thấy 70% các ngân hàng mở được khảo sát có thể tăng phạm vi tiếp cận khách hàng và 40% trong số đó có khả năng tăng tính mở của ngân hàng. Như vậy ngân hàng mở sẽ là một xu thế mới trong thời gian sắp tới.

Thứ ba, ứng dụng RPA (Robotic Process Automation) để tối ưu hóa quy trình nội bộ Do việc áp dụng công nghệ mới vào HĐKD, bản thân quy trình nội bộ của ngân hàng cũng cần có sự thay đổi phù hợp với yêu cầu mới như tốc độ xử lý, mức độ bảo mật, mức độ an toàn, chính xác và tự động để giảm thiểu rủi ro, chi phí cho ngân hàng hướng đến mục tiêu lợi nhuận RPA cho phép ngân hàng thực hiện KYC khách hàng nhanh chóng và chính xác như việc thu thập, sàng lọc thông tin khách hàng một cách hiệu quả từ đó giảm thời gian xử lý, RPA cũng được sử dụng rộng rãi trong công tác phòng chống rửa tiền, chống khủng bố…đồng thời RPA cũng được ứn dụng trong hoạt động thanh toán để phát hiện gian lận, hoặc ứng dụng trong công tác phê duyệt để rút ngắn thời gian xử lý, giảm thiểu rủi ro.

Thứ tư, sử dụng Chatbot như một xu hướng nổi bật mới, thay thế cho các trung tâm tư vấn (call center) trước đây Do đối tượng khách hàng của ngân hàng ngày càng tiếp cận đến thế hệ trẻ, tiếp cận công nghệ số và internet từ rất sớm, cùng với thói quen nhắn tin hàng ngày (chat) trên các app ứng dụng trò chuyện, đây là lý do các ngân hàng sử dụng giải pháp chatbot để trò chuyện, trao đổi, tư vấn, giải đáp và trả lời khách hàng Một số ứng dụng Chatbot tiên tiến tại ngân hàng Mỹ có thể kể đến như Chatbot của ngân hàng Bank of America và American Express

3.1.2 Xu hướng tại Việt Nam

Hòa nhập với như xu hướng chung của CMCN 4.0 trên toàn cầu, các ngân hàng Việt Nam cũng đang nỗ lực trở mình tìm kiếm hướng đi và định hướng mới trong thời đại công nghệ số Một số xu hướng chính của CMCN 4.0 tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng sẽ từng bước đưa ngân hàng số thay thế hoạt động giao dịch tại quầy, đồng thời thông qua ngân hàng số giúp khách hàng có thêm nhiều trải nghiệm thú vị Đa số các ngân hàng tại Việt Nam đều đã triển khai việc thanh toán, chuyển tiền kết hợp với các bên trung gian như ví điện tử, mạng xã hội như Zalo pay, Momo…với việc liên kết này, khách hàng được phép lựa chọn các phương thức thanh toán hết sức linh động và tiện lợi như thanh toán bằng mã QR Core, hoặc thanh toán qua máy quẹt thẻ Pos trên thiết bị điện thoại di động M-POS. Một số ngân hàng tiên tiến đã triển khai chức năng rút tiền không sử dụng thẻ, hoặc thực hiện chuyển khoản trực tiếp, thanh toán ngay tại ATM cho một số dịch vụ như mua đặt vé máy bay, điện hoa, đặt vé xem phim…

Thứ hai là xu hướng kết hợp với bên thứ ba triển khai hệ sinh thái đầy đủ hoặc dịch vụ ngân hàng mở Các ngân hàng sẽ kết hợp với các công ty công nghệ tài chính để triển khai một hệ sinh thái đầy đủ và khép kín Ví dụ Ngân hàng VPBank kết hợp với Mastercard và Amazon phát hành thẻ tín dụng liên minh với tên là VPBiz, Thẻ này cho phép thanh toán trên điện toán đám mây của Amazon.

Mô hình ngân hàng mở Open Banking thông qua Open API cũng được một số ngân hàng triển khai như VietinBank,, BIDV, Vietcombank, VP Bank, OCB Trong đó,VietinBank đã kết hợp với hơn 73 đối tác và có hơn 127 API được cung cấp trên thị trường; OCB triển khai hơn 30 Open API; … Về mặt quản trị nội bộ, các ngân hàng bắt đầu xây dựng mô hình quản trị dữ liệu như Techcombank thành lậpKhối Dữ liệu

Techcombank Agile Center, hoặc BIDV thành lập Trung tâm ngân hàng số, ngân hàng quân đội và ngân hàng Liên Việt cũng thành lập khối ngân hàng số…để đáp ứng việc chuyển đổi mô hình kinh doanh phù hợp với mô hình ngân hàng số.

Thứ ba, đó là xu thế đổi mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại Để phục vụ cho yêu cầu chuyển đổi, các ngân hàng đã đồng loạt tiến hành nâng cấp hệ thống core banking như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, VIB…đồng thời từng bước ứng dụng công nghệ thanh toán trên điện thoại với các ứng dụng mới tiêu biểu nhưTechcombank với F@st mobile, Vietcombank digibank, My VIB…cùng với việc áp dụng công nghệ sinh trắc, nhận diện Face ID thực hiện chức năng xác nhận điện tử đăng nhập, hoặc công nghệ AI, điện toán đám mây, công nghệ Blockchain cũng đang dần được các ngân hàng ứng dụng HĐKD và quản trị của mình.

Giải pháp đối với triển khai CMCN 4.0 tại Vietcombank

Việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 tại Vietcombank còn tồn tại nhiều hạn chế, xuất phát từ môi trường bên ngoài và nội tại ngân hàng, vì vậy tác giả xin đưa ra một số giải pháp chung đối với những tồn tại chung từ bên ngoài và nhóm giải pháp riêng đối với Vietcombank, cụ thể:

3.2.1 Nhóm giải pháp chung 3.2.1.1 Giải pháp về quy định, chính sách và hành lang pháp lý

Hiện tại, hệ thống pháp lý Việt Nam vẫn còn chưa phù hợp hoặc chưa có quy định cụ thể đối với sự phát triển của CMCN 4.0 Chính vì vây, giải pháp đầu tiên cần làm là cần phải quy định thống nhất các khái niệm về CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ trong ngành TCNH theo thông lệ và quy định quốc tế Điều này đặc biệt quan trọng trong việc rà soát và định hướng các chính sách sau này Đồng thời, Chính phủ cần tìm hiểu học hỏi các quy định, chính sách, hành lang pháp lý từ một số quốc gia đi đầu đã xây dựng xong và đang triển khai áp dụng tại các Quốc gia đó, từ đó linh động, hợp lý ứng dụng vào chính sách, cơ chế hiện tại của Việt Nam Cụ thể, cần sớm hoàn thiện quy định về chữ ký điện tử, hợp đồng điện tử, các quy định về giao dịch trực tuyến, kết nối thông tin, đặc biệt là quy định về Phòng chống rửa tiền trong giai đoạn thông tin trực tuyến bằng hệ thống/robot.

Thứ hai, cần tiến hành triển khai rà soát toàn bộ quy định, văn bản pháp luật xem có còn phù hợp hoặc lạc hậu so với xu hướng phát triển CMCN 4.0 hiện tại hay không, từ đó xây dựng, ban hành các quy định, văn bản pháp lý theo hướng tích cực tạo điều kiện cho sự phát triển công nghệ trong ngành TCNH Trước mắt có thể ban hành các khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối sản phẩm công nghệ mới tại các ngân hàng mà chưa có văn bản pháp luật quy định, Nhà nước hoặc cơ quan liên quan có thể ban hành/trình cấp thẩm quyề ban hành cơ chế đăng ký triển khai thí điểm, kết hợp tiến hành đánh giá mức độ phù hợp, khó khăn để hợp lý điều chỉnh nếu có vướng mắc về thể chế hoặc chính sách.

Ngân hàng nhà nước với chức năng điều khiển, kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt động của hệ thống các ngân hàng cần nhanh chóng nghiên rà soát các quy định, chính sách và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp cao hơn để ban hành triển khai một số đề án nhằm hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng trong thời đại số ví dụ như công tác xác thực chữ ký điện tử, hóa đơn điện tử trong giao dịch thương mại điện tử hiện nay.

Nhà nước cần đưa ra chính sách tổng thể về thanh toán trong nền kinh tế để hỗ trợ thúc đẩy CMCN 4.0, cụ thể quán triệt tăng cường việc thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản, giảm dần và hạn chế từng bước việc sử dụng tiền mặt Yêu cầu và chỉ đạo tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế cần sớm có lộ trình rõ ràng về việc triển khai áp dụng ứng dụng công nghệ vào HĐSXKD, trước mắt đối với các doanh nghiệp tổng công ty trực thuộc nhà nước hoặc các tập đoàn tư nhân lớn cần yêu cầu việc triển khai xây dựng hạ tầng công nghệ, tạo sự kết nối sớm với ngân hàng và các đơn vị quản lý như thuế, hải quan…dần dần từng bước triển khai số hóa nền kinh tế, như vậy sẽ tạo động lực lớn để thúc đẩy hỗ trợ công cuộc CMCN tại tất cả nền kinh tế trong đó có cả ngành TCNH.

Khuyến khích các đơn vị Fintech, trung tâm thanh toán trung gian như ví điện tử…kết hợp với các ngân hàng để đưa ra sản phẩm và ứng dụng tổng thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động thanh toán trực tuyến.

3.2.1.2 Giải pháp đối với Cơ sở hạ tầng và an ninh mạng

Muốn triển khai tốt được ứng dụng công nghệ trong TCNH, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Quốc gia cũng cần phải thay đổi phù hợp do quy mô sử dụng sẽ tăng lên nhanh chóng Bộ CNTT cần có chính sách thúc đẩy tổng thể, trong đó các công ty viễn thông cung ứng dịch vụ cần phải được đầu tư, nâng cao hệ thống internet băng thông truyền tải mạnh, đẩy nhanh việc triển khai và phủ sóng 5G trên toàn đất nước, đảm bảo việc truyền tải và kết nối được liên tục. Đẩy nhanh kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, nhanh chóng triển khai thẻ căn cước gắn chip, tích hợp toàn bộ dữ liệu cư dân, cho phép ngân hàng được kết nối và trực tiếp khai thác các thông tin đó để hỗ trợ việc xác thực khách hàng, và tạo nên nguồn dữ liệu lớn cho các ngành nghề cùng khai thác và sử dụng.

Ngoài ra cần chú trọng hơn nữa vấn đề bảo mật và an ninh mạng Cụ thể bên cạnh việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hệ thống, phần mềm hiện tại để đáp ứng yêu cầu về quản trị an ninh mạng mới, cũng cần chú trọng trong việc hoàn thiện các chính sách pháp luật về an ninh mạng, đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển công nghệ mạng và chính sách khuyến khích phát triển an ninh mạng Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn về công nghệ tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu, giúp cho Việt Nam có nguồn nhân lực chuyên sâu đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về trình độ công nghệ. Đối với bản thân các ngân hàng, cần nâng cấp hệ thống bảo mật an ninh mạng ở mức cao với nhiều tầng phòng hộ và chức năng cảnh báo tiên tiến, các ngân hàng cũng có thể liên kết tạo dựng một hệ thống bảo mật chung, vừa xây dựng được một hệ thống thống nhất với tính năng bảo mật mạnh hơn hệ thống riêng lẻ và giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống riêng lẻ, đồng thời nghiên cứu các quy định, tiêu chuẩn, trình độ bảo mật thông tin của các đơn vị tiên tiến trên thế giới để học hỏi áp dụng tại Việt Nam Đối với các dịch vụ cần sử dụng của bên đối tác thứ 3 không có mặt tại ViệtNam như Big data, bên cung ứng dịch vụ Blockchain, cần phải có quy định hướng dẫn hoặc việc kết hợp với các đơn vị này trong công tác lưu trữ dữ liệu sao chép/dự phòng /backup dữ liệu hoặc các đơn vị cung ứng điện toán đám mây uy tín để việc cập nhật/ backup được triển khai đồng bộ tránh trường hợp hệ thống gặp sự cố.

3.2.1.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Cuối cùng đó là giải pháp đối với nguồn nhân lực công nghệ cao Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng đến việc thành công của việc triển khai công nghệ, cũng là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển của ngành TCNH trong gian đoạn tới Vì vậy không chỉ ngân hàng mà nhà nước cũng cần có những định hướng và chính sách để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Cụ thể, cần phải có lộ trình đưa việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng vào hoạt động giảng dạy tại một số trường ĐH, Cao Đẳng, bên cạnh việc đào tạo theo chuyên ngành CNTT, các trường như kinh tế, ngân hàng có thể kết hợp giữa việc đào tạo chuyên môn và công nghệ đan xen, có thể liên kết với các trường/trung tâm công nghệ quốc tế để tăng cường việc giảng dạy, nhằm chuẩn bị một nguồn nhân lực lâu dài trong tương lai.

Các ngân hàng trong quá trình tuyển dụng có thể ưu tiên nguồn nhân lực với năng lực toàn diện, ngoài chuyên môn vững cần cả chú ý đến tư duy, sáng tạo và nhận thức về xu thế công nghệ của các ứng cử viên Đối với nguồn nhân sự hiện hữu, cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng đào tạo cập nhật các kiến thức về công nghệ, sản phẩm mới, kỹ năng mềm, kỹ năng xử lý tình huống, vận hành hệ thống… để nguồn nhân sự hiện hữu tại ngân hàng có thể thích nghi và đáp ứng với sự thay đổi mà cuộc CMCN 4.0 đem đến.

3.2.2 Nhóm giải pháp riêng đối với Vietcombank

Thứ nhất, để triển khai chuyển đổi số và các ứng dụng công nghệ 4.0Vietcombank cần phải xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên trách, do việc triển khai ứng dụng này chủ yếu liên quan đến công nghệ, có thể xem xét tuyển nhân sự công nghệ tốt chuyên làm các dự án và triển khai các ứng dụng Sau khi dự án kết thúc,các nhân sự này được chuyển về ban đầu mối để thực hiện các nội dung vận hành hoặc có thể làm các dự án, ứng dụng công nghệ khác Ngân hàng cũng có thể xem xét trên khía cạnh thuê các đơn vị triển khai bên ngoài, sau đó phối hợp với nhân sự tại bộ phận công nghệ để phối hợp đánh giá, triển khai, nghiệm thu và bàn giao vận hành Như vậy vừa có đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ trong công tác đánh giá và triển khai, vừa đảm bảo được nhân sự tại ngân hàng trong công việc phối hợp với các đơn vị đó. Cần tổ chức đào tạo nâng cao việc vận hành hệ thống của các đơn vị phòng ban liên quan từ đó giúp cho việc hỗ trợ khách hàng được thuận lợi nhất.

Thứ hai, ngân hàng xem xét triển khai kết hợp giữa các ứng dụng trong trụ cột CMCN 4.0 để phát huy tối đa hiệu quả của việc triển khai ứng dụng Đối với những trụ cột tiềm năng như Blockchain cần nghiên cứu sớm các quy định liên quan và ban hành các sản phẩm trên các ứng dụng này một cách rộng rãi Ngân hàng cần đánh giá và có kế hoạch cụ thể kỹ lưỡng về việc đánh giá các hiệu quả sau khi triển khai thí điểm mô hình digital lab để xem xét tính khả thi và việc có cần nhân rộng mô hình, ảnh hưởng của mô hình này cho xu thế trong tương lai như thế nào, từ đó nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của mình một cách tối ưu nhất.

Cuộc CMCN 4.0 đã diễn ra trên toàn cầu Việt Nam đang tiến hành quá trình hội nhập quốc tế, việc triển khai công nghệ CMCN trong nền kinh tế sẽ giúp đất nước tiến gần với thế giới hơn CMCN 4.0 sẽ mở ra nhiều cơ hội cho tất cả các ngành nghề trong nền sản xuất kinh tế bao gồm TCNH Song song với những cơ hội tiềm năng lớn mà cuộc CMCN 4.0 đem đến, ngành TCNH cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất định, tuy nhiên với sự quyết tâm của Đảng, Chính Phủ trong việc mục tiêu số hóa nền kinh tế giai 2025-2030, Cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam chắc chắn sẽ nhanh chóng thành công.

Với bài luận văn này, tác giả đã chủ động giới thiệu được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, xu thế CMCN 4.0 trong lĩnh vực TCNH trên thế giới và Việt Nam, những ứng dụng tổng quát của CMCN 4.0 trong hoạt động các ngân hàng như Internet kết nối vạn vật, Dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối Blockchian, trí tuệ nhân tạo… và đặc biệt giới thiệu sâu về các ứng dụng được triển khai tại ngân hàng riêng lẻ là Vietcombank như ứng dụng vạn vật kết nối để triển khai thanh toán tự động cho khách hàng với dịch vụ Tài khoản ảo, nhờ thu, Thanh toán Thuế/Hải Quan trực tuyến, kết nối Host to Host và đặc biệt cả công nghệ Blockchain trong dịch vụ TTTM của ngân hàng Đồng thời luận văn cũng chỉ ra được những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai của ngân hàng và đưa ra các giải pháp gồm

(1) giải pháp về hành lang pháp lý (2) giải pháp về cơ sở hạ tầng và an ninh mạng

(3) giải pháp về nguồn nhân lực tương lai Tuy nhiên nội dung nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề triển khai ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, mà chưa đề cập và giới thiệu nhiều đến vai trò CMCN 4.0 trong hoạt động quản trị, đặc biệt CMCN 4.0 hỗ trợ công tác quản trị tại các ngân hàng ra sao, quy trình quản lý và tác nghiệp nội bộ của ngân hàng như thế nào từ đấy đem lại hiệu quả và tiện lợi gì cho ngân hàng Tác giả hy vọng rằng sẽ có thêm những bài nghiên cứu tập trung giới thiệu về xu thếCMCN 4.0 trong hoạt động quản trị của ngân hàng để các nội dung nghiên cứu được trọn vẹn, hoàn thiện và phản ánh đầy đủ tổng thể các tác động của cuộcCMCN 4.0 tời ngành ngân hàng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài

- Mekinjić, Boško (2019) The impact of industry 4.0 on the transformation of the banking sector

- Carmen Cuesta, Macarena Ruesta, David Tuesta, Pablo Urbiola (2015) The digital transformation of the banking industry

- Deloitte (2020) Banking on the future vision 2020

- Amanda Greenwood, Myriad Associates (2022) The Fourth Industrial

Revolution & the Impact on Banking & Finance (Challenges & Opportunities)

2 Tài liệu tham khảo tiếng Việt

- Nguyễn Xuân Long (2019) Ứng dụng công nghệ tài chính trong HĐKD Ngân hàng tại Việt Nam theo xu thế cách mạng 4.0

- Nguyễn Thu Hương (2020) Tác động của CMCN 4.0 đối với ngành ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các ngân hàng TMCP Việt Nam

- Nguyễn Thị Tú Quỳnh, Lê Hoài Thu (2021), Cập nhật đẩy mạnh ứng dụng CMCN 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng, tạp chí ngân hàng số 2 tháng 4/2021

3 Tài liệu tham khảo trên mạng internet

Ngày đăng: 07/12/2022, 09:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w