NhữngconsóngHảiPhòng
Không phải là một triển lãm mà những tác phẩm mỹ thuật được bày
đều vẽ về biển, thậm chí, rất ít tác phẩm về đề tài này. Trong 31 tác giả
của cuộc hội ngộ “Hôm nay và mãi mãi” khai mạc ngày 17/11/2012 tại
Hải Phòng, có đến một nửa hiện sống và làm việc ở những vùng đất
khác, vậy mà người xem vẫn có thể nhận ra ít nhiều chút đặc trưng
vùng biển, nhận ra đâu đây chút nắng gió mặn mòi…
Tranh sơn mài của họa sĩ Sơn Trúc
Đất Cảng, con người, tâm tư và ý chí HảiPhòng hằn vào tác phẩm qua
những hòa sắc, khối hình rạch ròi và quyết liệt. Tố chất văn hóa thành
phố Cảng không chỉ hiển hiện trong sáng tác của những họa sĩ có tuổi
đời, tuổi nghề già dặn; dường như còn đậm đà hơn thế, ám ảnh hơn thế
từ đóng góp của các họa sĩ trẻ, trên con đường vật vã tìm một lối vẽ của
riêng mình.
Tranh sơn dầu của họa sĩ Vũ Nghị
Tôi từng được xem tranh của các họa sĩ HảiPhòng từ nhiều năm của
thế kỷ trước, khi bày ở Hải Phòng, khi đem lên triển lãm ở Hà Nội.
Những phòng tranh ngày ấy đã cho tôi cảm nhận về một HảiPhòng
riêng biệt, không dễ lẫn vào mỹ thuật của những vùng đất khác. Ngày
ấy, cho dù có le lói một vài họa sĩ nổi trội, vẫn không đủ xoá đi ý nghĩ
về một mỹ thuật HảiPhòng quá ư bình lặng, buồn tẻ và luôn tự bằng
lòng. Nhưngnhững triển lãm sang đầu thế kỷ XXI đã cho người xem
thật sự hào hứng và tin cậy về sự khởisắc lạ thường. Trong “Hôm nay
và mãi mãi”, ta nhận ra điều đó ở ngay những tác phẩm cuối cùng của
các họa sĩ quá cố, Thọ Vân với “Mùa xuân”, Mạnh Cường với “Chân
dung Minh Thu”, Nguyễn Mạnh với “ Chân dung nhà văn Kim Lân”,
hay Nguyễn Quang Ngọc với “Bến cá”. Giá Nguyễn Quang Ngọc đừng
vội vã ra đi, tôi tin anh có thể còn nhiều đóng bởi một lối vẽ đã định
hình.
Tranh sơn mài của họa sĩ Đinh Quân
Họa sĩ Nguyễn Hà, người cao niên nhất tại triển lãm, vẫn còn nguyên
cái nhìn tươi rói và đầy thức cảm trong cách thể hiện sơn mài truyền
thống. Với “Mùa hè”, hay “Chén rượu xuân”, các nhân vật của ông thật
lộng lẫy, vừa gợi chất kinh điển, vừa đưa ta nghĩ về hiện đại. Nhà điêu
khắc Phạm Ngọc Lâm hướng tư duy của mình vào những vật dụng
thường ngày, sắp xếp lại, sáng tạo thành tác phẩm vừa hóm hỉnh lại vừa
biểu cảm. Họa sĩ Nguyễn Trịnh Thái bỏ qua những lề thói ngặt nghèo
của bố cục khi đề cao những không gian náo nhiệt. Quốc Thái bập bùng
màu sắc. Lê Đại Chúc gửi lòng vào những khuôn hình giản lược cùng
bảng màu gần với nguyên sơ. Sơn mài của Sơn Trúc có hệ thống hình
hồn nhiên và gam màu bồi hồi, dịu nhẹ. Phạm Đức Quang, Nguyễn Thế
Cường, Bùi Duy Khánh, Nguyễn Đình Hợp, Bùi Trọng Dư, Nguyễn
Quốc Thắng, Phạm Minh Đức, Nguyễn Ngọc Dân, Nguyễn Việt Anh,
Vũ Nghị… mỗi người theo cách riêng của mình, phổ vào hiện thực
những nghĩ suy sâu sắc.
Tượng gốm của nhà điêu khắc Bùi Viết Đoàn
Dường như hiện thực chỉ là cái cớ bâng quơ, ngẫu nhiên, cực kỳ mỏng
mảnh đưa ta vào những nỗi niềm thế sự. Trong khi Đào Song Thắng
vắt hình đến cùng kiệt ở những phù điêu gò đồng thì Bùi Viết Đoàn lại
quy vật thể vào những ý niệm riêng. Trong khi Phạm Hồng Hà cho
nhân vật cuộn lẫn vào hoà sắc thì Nguyễn Trung Dũng tìm ý tưởng qua
ngẫu hứng của hình. Khi Vũ Thăng dát vào sơn mài những hình hài đầy
tính ấn tượng thì Đinh Quân, Trần Quang Huân, Trần Tuấn, Trần Vinh
và Đặng Tiến làm loé lên giá trị nhân văn từ những nguồn cơn đời thực.
Tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hà
Không thể nói nhiều hơn, cho dù còn quá nhiều điều để nói về tác phẩm
và tác giả hội tụ ở triển lãm “Hôm nay và mãi mãi”. Chỉ biết rằng, các
hoạ sĩ HảiPhòng đã thành công khi dội vào lòng người xem nhiều cảm
xúc. Họ đã thành công khi những tác phẩm đang làm nên bao đợt sóng
biển, lúc hiền hoà, khi dữ dội, bền bỉ và tự tin, đánh thức gợi lên hy
vọng về một vùng mỹ thuật Hải Phòng.
. Những con sóng Hải Phòng
Không phải là một triển lãm mà những tác phẩm mỹ thuật được bày
đều vẽ về biển,. sĩ Hải Phòng từ nhiều năm của
thế kỷ trước, khi bày ở Hải Phòng, khi đem lên triển lãm ở Hà Nội.
Những phòng tranh ngày ấy đã cho tôi cảm nhận về một Hải