Sửa “lời ăntiếng nói”
1. Nói “xin chào”, “cảm ơn”, “xin lỗi” vào những lúc cần thiết. Điều này
tưởng dễ nhưng rất nhiều người quên.
Bạn có thể nghĩ rằng đây chỉ là những lời nói xã giao. Và vì thế, nhiều khi bạn rất
kiệm lời với người khác, đặc biệt là những người đã trở nên thân thuộc với bạn.
Bạn có nghĩ rằng ngay cả đứa bạn thân của bạn từ thời còn “mặc quần thủng đít”,
hiểu rõ bạn như lòng bàn tay hay đứa em bé xíu của bạn cũng sẽ cảm thấy rất vui
nếu bạn nói với chúng điều đó. Ví dụ nhé, bạn đang nghe điện thoại, bạn cần ghi
lại số của một ai đó, bạn nhìn thấy đứa em 5 tuổi của bạn đang lởn vởn ngoài bàn
học và bạn nhờ nó: “Bé ơi, lấy cho chị cái thước kẻ ngoài bàn kia.”. Khi bé mang
thước đến cho bạn, tại sao bạn không nói: “Chị cảm ơn bé nhiều nhé!” thay vì bỏ
lơ cô bé và tiếp tục cuộc “buôn” của mình.
Có một điều bạn nên hiểu, mọi con người đều cần phải được đối xử bình đẳng. Bất
cứ khi nào, kể cả lúc bận rộn nhất, chỉ cần bạn sao nhãng hay lười nhác làm
chuyện gì, nó sẽ dần dần biến thành thói quen khó thay đổi. Hãy cứ luôn ghi nhớ
những phép lịch sự bình thường trong cuộc sống:
“Nói “xin chào” với tất cả mọi người khi bạn gặp họ. Nói cảm ơn khi ai đó
làm gì cho bạn. Và “xin lỗi” khi bạn mắc lỗi lầm”.
2. Đừng tiếc lời khen
Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Tâm lí chung của con người là thích được động viên, khích lệ và đánh giá cao.
Rõ ràng, một người được sống trong không khí cởi mở, thường xuyên được khen
thưởng sẽ thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn là người luôn phải sống trong những lời chê
bai, dè bỉu. Bạn đừng coi thường tác dụng của lời khen. Nó tác động với trung khu
thần kinh của con người và tạo nên sự hưng phấn,tích cực hoạt động. Ngay khi
bạn khen một người là bạn đã giúp họ có thêm động lực trong cuộc sống, học
tập. Đồng thời, họ cũng có cái nhìn thiện cảm với bạn. Vì vậy, hãy đừng tiếc lời
khen.
Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, “không tiếc” không có nghĩa là “phung phí’, “bừa
bãi”. Vì khi lời khen đi quá sẽ làm cho người được khen tự mãn. Còn nếu lời khen
không đúng sự thật thì bạn biết rồi đó, người ta sẽ dễ dàng nhận ra bạn là một kẻ
“nịnh hót”!
Giả dụ nhé: Bạn có một đứa em và chẳng may chữ của nó xấu tệ hại! Khi bạn rèn
chữ cho nó, nếu con bé đã cố gắng và tiến bộ (cho dù là rất nhỏ), hãy cứ thường
xuyên khen nó: “Chữ bé càng ngày càng đẹp hơn rồi đó. Tiếp tục cố gắng thì sẽ
đẹp như chữ của bạn Na đó!”. Còn nếu bạn đã vội khen: “Oa! Chữ bé đẹp ghê!
Nếu chị là cô giáo, chị cho bé xếp nhất lớp, 10 điểm luôn đó!” thì bé sẽ vội đắc ý
và không còn muốn rèn luyện tiếp nữa.
3. Hãy chỉ nói những gì bạn làm đươc
Nếu không, bạn sẽ trở thành một kẻ khoác lác! Người xưa có câu: “Biết người biết
ta, trăm trận trăm thắng”. Biết rõ bản thân mình cũng là một nghệ thuật. Khi bạn
nhìn rõ khả năng và cả nhưng điểm yếu của mình, khi phát ngôn ra, chắc chắn bạn
sẽ chỉ nói những lời từ tốn và hợp lí. Hơn tất cả, khi bạn nói và làm được chắc
chắn 100%, mọi người sẽ đánh giá bạn là một người có trách nhiệm, nghiêm túc
và có uy tín.
Khi bạn nói quá những việc ngoài khả năng của mình, bạn đã là một kẻ “nói khoác
tới tận mang tai” trong mắt người khác rồi đấy. Kể cả khi đang cực kì hưng phấn,
bạn cũng đừng nên “nổ” quá đáng, nhất là giữa đám đông. Khi họ phát hiện ra bạn
nói không đúng sự thật, họ sẽ cười cợt bạn đấy.
Khi bạn hứa với ai đó chắc chắn về một khả năng, bạn phải chắc là mình làm
được. Nếu không, người ta sẽ đánh giá bạn là kẻ thiếu trách nhiệm và hãy tin đi,
đến 99% trong những lần sau, không ai còn muốn hợp tác với bạn nữa.
Minh hoạ nha:
Cô giáo giao cho tổ bạn làm Tập san của lớp. Đây là lần đầu tiên tổ bạn phụ trách
công việc này, trong đó có một phần quan trọng là trang trí Tập san. Mặc dù
không rành trong lĩnh vực này nhưng bạn vẫn xung phong nhận vì: “ Yên tâm. Tớ
nhờ anh tớ làm hộ cho. Đảm bảo tuyệt cú mèo!”. Chẳng may, anh bạn lại có
chuyến thăm quan đột xuất. Nhưng bạn vẫn cố chờ đến khi anh ý về. Về thì anh
bạn lại ốm,vậy là bạn cuống lên. Ngày mai đã là hạn nộp rồi. Và cả ngày hôm đó,
các thành viên trong tổ è lưng ra làm gấp gáp, cẩu thả. Kết quả là xấu tệ!
4. Cẩn thận với các từ “lóng”. Tránh nói tục hay dùng các từ ngữ bóng gió,
mỉa mai.
Càng là teen thì bạn càng hay dùng tiếng “lóng”. Nhiều khi, đó là ngôn ngữ chung
chỉ do một nhóm hay một vài người nghĩ ra, dùng với nhau và hiểu với nhau. Tất
nhiên, đối với các bạn, sử dụng những từ ấy rất vui và thấy mình đặc biệt. Nhưng
hãy nhớ này, và nhớ cho kĩ nhé, nếu không muốn bị đánh giá xấu, đừng bao giờ
dùng ngôn ngữ “lóng” với 3 đối tượng: người lớn, trẻ nhỏ và người nghiêm túc!
Rõ ràng, người lớn không chấp nhận cách nói đó của bạn và sẽ sửa bạn đến cùng.
Trẻ nhỏ thì có thể sẽ bắt chước bạn, không tốt chút nào. Người nghiêm túc thì sẽ
coi thường bạn.
Nói tục là căn bệnh cần phải chữa ngay lập tức của teen. Nó làm mất đi nét đẹp
học đường. Chỉ cần một phát ngôn “tục” của bạn thôi cũng đủ để mọi người đánh
giá về toàn bộ con người bạn. Đừng mắc sai lầm bạn nhé, hãy sử dụng ngôn ngữ
tiếng Việt quý báu của chúng ta một cách trong sáng!
Khi bạn nói bóng gió, mỉa mai, tức là bạn đã “đánh” vào nỗi đau hay sự thiếu sót
của một người. Người Việt có câu: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, tôi thà
phải nhận lời nói “khó nghe” nhưng chân thực, thẳng thắn, còn hơn là bị người ta
nói một cách gián tiếp, thiếu thẳng thắn. Khi bạn nói “bóng gió”, “mỉa mai” là bạn
đã làm mất hình ảnh của mình trong lòng mọi người, kể cả những người không
phải “nạn nhân” của bạn.
5.Không “buôn”. Không “buôn”. Không “buôn”.
Các bạn ạ, “nói dài. nói dai, thành ra nói dại”, cái gì cũng có giới hạn của nó. Nếu
bạn biết về mối quan hệ giữa “lượng” và “chất” thì phải hiểu khi lượng vượt quá
giới hạn, sẽ tất yếu dẫn tới sự biến đổi về chất. Mà sự biến đổi nào cũng không có
nghĩa là sẽ tốt đẹp hơn.
Ví dụ nhé: Một người mới quen, qua vài lần nói chuyện với bạn qua loa, đánh giá
bạn là một người rất từ tốn, nói chuyện rất “duyên”. Nhưng nếu, bạn bắt đầu
“buôn” và “tám” một cách nhiệt tình với họ, họ sẽ sớm nhận ra những nhược điểm
rất lớn của bạn. Chẳng hạn, “ăn nói như đi ăn cướp, tranh hết lời của người khác!”,
“chưa nói đã cười, vô duyên thế!”. Tai hại quá bạn nhỉ?
Không phải ai cũng có thời gian hay thú vui “buôn” như bạn. Do vậy, bạn hãy biết
nói vừa đủ để người khác không cảm thấy khó chịu về mình. Đối với những người
bận rôn, bạn sẽ bị đánh giá là “kẻ rỗi hơi, lắm chuyện” . Nhớ nhé, khi đang nói
chuyện nếu thấy người nghe bắt đầu có thái độ muốn “tẩu thoát” khỏi cuộc nói
chuyện với mình (ngáp ngủ. không chú ý chẳng hạn), hãy dừng lại đúng lúc! Khi
nói chuyện, hãy để cho đối tác của bạn cùng tham gia vào câu chuyện, đừng chặn
họng, cướp lời hay chiếm hết không gian nói của họ, có thế, cuộc hội thoại, dù kéo
dài, cũng không trở nên nhàm chán
. Sửa “lời ăn tiếng nói”
1. Nói “xin chào”, “cảm ơn”, “xin lỗi” vào những lúc cần thiết bạn và sẽ sửa bạn đến cùng.
Trẻ nhỏ thì có thể sẽ bắt chước bạn, không tốt chút nào. Người nghiêm túc thì sẽ
coi thường bạn.
Nói tục là căn bệnh cần