1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ USSH cuộc đấu tranh của mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm al qaeda từ 2001 đến 2011

110 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cuộc đấu tranh của Mỹ chống hoạt động khủng bố của nhóm Al-Qaeda từ 2001 đến 2011
Tác giả Nguyễn Công Đạt
Người hướng dẫn PSG.TS Nguyễn Thị Thúy Hà
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ NHÓM KHỦNG BỐ AL - QAEDA (14)
    • 1.1. Quan niệm về chủ nghĩa khủng bố (14)
      • 1.1.1. Khái niệm, nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố (14)
      • 1.1.2. Những đặc điểm của chủ nghĩa khủng bố (28)
      • 1.1.3. Những loại hình khủng bố chính (29)
    • 1.2. Khái quát về nhóm khủng bố Al-Qaeda (31)
      • 1.2.1. Quá trình hình thành và sự phát triển của nhóm Al-Qaeda (31)
      • 1.2.2. Hoạt động của Al - Qaeda sau 2001 đến 2011 (34)
  • CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI NHÓM AL - QAEDA CỦA MỸ TỪ 2001 - 2011 (43)
    • 2.1. Các chủ trương, chính sách nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda (43)
      • 2.1.1. Tình hình nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001 (43)
      • 2.1.2. Chủ trương, chính sách chống Al-Qaeda của Mỹ (48)
    • 2.1. Những biện pháp triển khai nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda (51)
      • 2.2.1. Biện pháp ngoại giao (51)
      • 2.1.2. Biện pháp về kinh tế (58)
      • 2.2.3. Biện pháp về quân sự (61)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA MỸ CHỐNG LẠI NHÓM KHỦNG BỐ AL-QAEDA TỪ 2001 - 2011 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ ........................................... 61 3.1. Đánh giá chung về cuộc đấu tranh của Mỹ chống nhóm khủng bố Al- (68)
    • 3.1.1. Những kết quả đạt được (68)
    • 3.1.2. Những hạn chế (74)
    • 3.2. Tác động cuộc đấu tranh chống Al-Qaeda của Mỹ đối với quan hệ quốc tế (85)
      • 3.2.1. Tác động đối với quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh (85)
      • 3.2.2. Tác động với quan hệ của Mỹ với các cường quốc (87)
      • 3.2.3. Tác động của cuộc chiến chống Al-Qaeda đối với nước Mỹ (90)
      • 3.2.4. Quan điểm của Việt Nam trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và cộng đồng quốc tế (96)
  • KẾT LUẬN (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ VÀ NHÓM KHỦNG BỐ AL - QAEDA

Quan niệm về chủ nghĩa khủng bố

1.1.1 Khái niệm, nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố

- Khái niệm về khủng bố

Hiện nay quan niệm về khủng bố quá rộng Thậm chí mọi hành vi bạo lực nhằm đạt được mục đích chính trị đều bị coi là khủng bố, bất kể là các hành vi bạo lực đó nhằm vào mục tiêu dân sự hay quân sự, và bất kể đó là những cuộc đấu tranh đòi độc lập cho một dân tộc (như cuộc đấu tranh của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, của Quân đội Cộng hòa Ailen ở Bắc Ailen thuộc Anh, hay của phong trào đòi độc lập cho xứ Basque ở Tây Ban Nha…) Đây là quan điểm chính thống của các chính phủ ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đa dân tộc Trong khi đó, các dân tộc thiểu số cho rằng họ có quyền đấu tranh để đòi quyền tự quyết cho mình nhằm thành lập một quốc gia dân tộc cho riêng mình, và trong cuôc đấu tranh đó, họ không thể không sử dụng đến vũ lực

Ngay ở nước Mỹ cũng có nhiều định nghĩa về khủng bố Trong mục 22 của Bộ luật liên bang Mỹ, Tiểu mục 2656 f(d) có định nghĩa về khủng bố như sau: “Khủng bố là hành động bạo lực có dự tính và có động cơ chính trị nhằm vào các mục tiêu phi quân sự được thực hiện bởi các nhóm không đại diện cho quốc gia (subnational) hoặc cá nhân hoạt động bí mật” Bộ Ngoại giao

Mỹ từ năm 1983 đã sử dụng định nghĩa này để phân loại các tổ chức khủng bố quốc tế Còn theo Cục điều tra Liên Bang Mỹ (FBI) đưa ra khái niệm:

“Khủng bố là việc sử dụng sức mạnh và bạo lực một cách bất hợp pháp chống lại các cá nhân và tài sản, nhằm ép buộc hoặc đe dọa một chính phủ, toàn thể hoặc một bộ phận dân chúng để đạt được các mục tiêu chính trị hoặc xã hội” 1

Trong từ điển Bách khoa nước Nga định nghĩa khủng bố là “việc sử dụng vũ lực phi nhà nước hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với mục đích đem đến sự hoảng sợ cho xã hội, làm yếu đi, hoặc thậm chí là lật đổ chính phủ, mang đến sự thay đổi chính trị, khơi lên sự lo lắng ở dân chúng trước những đối tượng sử dụng vũ lực, làm thay đổi chính quyền nhà nước, thực hiện những mong muốn khác về chính trị, tôn giáo, dân tộc” 2

Còn trong Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 2002 đưa ra khái niệm:

“Khủng bố là hành động dùng bạo lực của cá nhân, tổ chức, nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương khiến họ khiếp sợ mà phải chịu khuất phục” 3

Tóm lại, có thể nói: khủng bố là những hành vi bạo lực không tuyên bố, nhằm vào những mục tiêu không được trang bị các phương tiện quân sự hoặc không được báo trước để tự bảo vệ mình, nhằm mục đích gây sức ép đối với các nhà cầm quyền về mặt chính trị Với định nghĩa như vậy, chúng ta có thể coi các cuộc tấn công vào cả các mục tiêu dân sự lẫn quân sự đều là khủng bố

- Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố

Lần đầu tiên người ta bắt gặp thuật ngữ ”Chủ nghĩa khủng bố”

(terrorism) vào năm 1798 khi Triết gia người Đức Emmanuel Kant (1724-

1804) sử dụng để mô tả một quan điểm bi quan về số phận của nhân loại

Trong cuốn sách Đại từ điển Viện hàn lâm Pháp cũng đề cập đến thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố, điều này gợi đến những cuộc đàn áp đẫm máu trong thời kỳ "khủng bố" của Cách mạng Pháp năm (1789) Ngày nay, khủng bố thường được coi là hành động của các phong trào bí mật nhằm vào chính phủ của một nước với mục đích làm đảo lộn trật tự chính trị và xã hội Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành mối quan tâm của cả thế giới, đặc biệt kể từ sau vụ 11/9/2001

2 E.G.Lyakhov, Chủ nghĩa khủng bố và mối quan hệ giữa các quốc gia, Nxb Matxcova, 1992, tr.22

3 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 2, tr543

Thuật ngữ Chủ nghĩa khủng bố đã trở thành một trong những thuật ngữ phổ biến trên báo chí và dư luận quốc tế Hầu hết các hội nghị quốc tế, kể cả các hội nghị về kinh tế và thương mại, đều có mục bàn về chống chủ nghĩa khủng bố trong chương trình nghị sự Nhưng về vấn đề cơ bản là định nghĩa "thế nào là chủ nghĩa khủng bố?" thì các hội nghị vẫn chưa có được câu trả lời nhất trí chung Mỹ gọi Bin Laden là "trùm khủng bố số 1", Bin Laden và Taliban lại lên án nhà nước Mỹ là "trùm khủng bố thế giới", là kẻ diệt chủng; Israel tố cáo chính quyền Palestine là nuôi dưỡng các phần tử khủng bố, nhưng Palestine lại lên án nhà nước Israel là nhà nước khủng bố; trước đây chính quyền Nam Tư của ông Milosevic cũng lên án Washington là kẻ khủng bố khi

Mỹ tiến công các mục tiêu dân sự của Nam Tư hòng buộc Nam Tư phải chấp nhận kế hoạch hòa bình của NATO đặt ra cho tỉnh Kosovo; và trước đây phương Tây lên án Nga trong việc coi các phần tử ly khai tại Chechnya là khủng bố thì nay họ lại ủng hộ Nga Như vậy, thuật ngữ chủ nghĩa khủng bố xuất hiện từ rất sớm nhưng cộng đồng quốc tế chưa thể đưa ra một định nghĩa mang tính nhất quán về chủ nghĩa khủng bố, chính vì thế hiện nay có hơn 100 định nghĩa về chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Một trong những định nghĩa đầu tiên về chủ nghĩa khủng bố trên thế giới là của Hội Quốc Liên từ năm 1937 văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên về chủ nghĩa khủng bố, các hành động khủng bố được xác định chung là “tất cả các hành vi phạm tội chống lại một nhà nước hay một sự dự định hoặc tính toán trước, để tạo ra môt trạng thái kinh hoàng trong tâm trí của một vài người, một nhóm người cụ thể, hay cũng có khi là cả công chúng” 4 Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khủng bố là hành động dùng bạo lực của các cá nhân, tổ chức, nhà nước hoặc liên minh nhà nước để đe dọa, cưỡng bức đối phương, khiến họ khiếp sợ mà chịu khuất phục Các hình thức khủng bố thường là bắt cóc, ám sát, đánh bom, tàn sát ma rợ v.v khủng bố được giới cầm quyền một số nước đế quốc và thế lực phản động quốc tế coi như một quốc sách hoặc một chiến lược để chống các quốc gia tiến bộ và phong trào đòi độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội Khủng bố bị nhân dân thế giới lên án và là một tội ác có tính chất quốc tế Chống khủng bố đã trở thành mục tiêu chung của các quốc gia tiến bộ 5 Cũng theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khủng bố nhà nước là hành vi xâm phậm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của nhân viên nhà nước, nhân viên tổ chức xã hội, công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân Hành vi nguy hiểm xã hội trên là một tội phạm nghiêm trọng thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, có thể bị xử phạt đến mức án cao nhất- tử hình

- Khái niệm về chủ nghĩa khủng bố quốc tế

Theo cuốn “Đại bách khoa toàn thư Trung Quốc” lại quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa khủng bố quốc tế là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức sử dụng bạo lực có ý thức gây hoảng sợ và sử dụng các thủ đoạn giết hại hoặc uy hiếp tính mạng cá nhân hoặc nhóm người, phá hoại tài sản công hoặc tư để thực hiện một mục đích chính trị nào đó hoặc các mục đích khác trong phạm vi quốc tế Đó là hành vi của một số cá nhân hoặc tập thể có mục đích chính trị và xã hội nào đó, sử dụng bạo lực hoặc phi bạo lực tấn công và đe dọa các cơ quan hoặc cá nhân, hoặc để tạo ra bầu không khí hoảng sợ, đã giết hại bừa bãi những người dân vô tội, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng 6

Theo định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong chính giới Mỹ, khủng bố theo nghĩa rộng là hành vi bạo lực vì động cơ chính trị nhằm vào các mục tiêu dân sự do các một quốc gia hoặc tổ chức bí mật tiến hành Khủng bố quốc tế

5 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa Việt Nam, quyển 2, tr543

6 Khủng bố và chống khủng bố qua lăng kính báo chí, NXB Thông Tấn, Hà Nội 2006 là hoạt động khủng bố đối với công dân hoặc tài sản của hai quốc gia trở lên 7 Chính phủ Mỹ đã dùng định nghĩa này để phục vụ việc thống kê và phân tích về chủ nghĩa khủng bố từ năm 1983

Khủng bố quốc tế là loại khủng bố nhằm vào cá nhân, tổ chức hoặc mục tiêu được pháp luật quốc tế bảo vệ; giết người đứng đầu nhà nước, chính phủ, đại diện ngoại giao và các đại diện khác; phá hủy đại sứ quán, trụ sở của phái đoàn đại diện các tổ chức dân tộc, các tổ chức quốc tế; phá hoại hệ thống giao thông quốc tế… với mục đích gây ra sức ép đối với chính sách đối nội, đối ngoại của các quốc gia Khủng bố quốc tế là một tội ác có tính chất quốc tế

Khái quát về nhóm khủng bố Al-Qaeda

1.2.1 Quá trình hình thành và sự phát triển của nhóm Al-Qaeda Quá trình thành lập nhóm Al-Qaeda

Sự xuất hiện lực lượng và phát triển của nhóm Al-Qaeda bắt đầu từ cuộc chiến Afghanistan năm 1979 với sự tham gia của quân đội Liên Xô Bin Laden, con trai của một tỷ phủ Ảrập Xêút, là một trong số hàng nghìn thanh niên Hồi giáo mộ đạo tình nguyện sang Afghanistan chiến đấu chống lại quân đội Xô Viết Chính Bin Laden đã lập cái gọi là “ Người bảo trợ của Jihad” và cùng với Sheik Abdullah Azzam thành lập tổ chức Maktab al-Khidamat (MAK or “Offices of Services”) năm 1984

Trong suốt một thập kỷ chiến tranh, MAK có thể đã đào tạo, trang bị và cấp tài chính cho khoảng từ 10.000 đến 50.000 Mujahideen (những chiến binh tham gia thánh chiến) từ hơn 50 quốc gia 15 Mặc dù MAK có chi nhánh trên khắp thế giới, trong đó có cả ở châu Âu và thậm chí ở Mỹ, nhưng các thành viên mang quốc tịch Ảrập vẫn chiếm gần một nửa tổng quân số, còn lại là người Algeria, Ai Cập, Yemen, Pakistan và Sudan Các thành viên là người Ảrập chiếm đa số cũng bởi Bin Laden là người mang quốc tích Ảrập Xêút

Năm 1989, Al-Qaeda mới chính thức được thành lập, trở thành phong trào thánh chiến theo cách riêng của nó, cũng trong thời gian đó, quân đội

15 http://vietbao.vn/The-gioi/Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-AlQaeda/20026019/162/, truy cập ngày 10/3/2016

Liên Xô rút khỏi Afghanistan Sự thành công của phong trào Mujahideen trong việc trục xuất một trong những siêu cường thế giới lúc bấy giờ ra khỏi mảnh đất Hồi giáo mang ý nghĩa ảnh hưởng lớn đối với Bin Laden Bin Laden bí mật xây dựng Al-Qaeda thành một mạng lưới khủng bố quốc tế kinh khủng nhất với các phân nhóm và chi nhánh hoạt động tại khoảng ít nhất 45 quốc gia trên thế giới

Hệ tư tưởng và mục đích

Al-Qaeda lấy tư tưởng "Jihadideen", tiến hành những cuộc thánh chiến để bảo vệ đạo Hồi, sẵn sàng từ vì đạo Tư tưởng này có nguồn gốc từ hai nhà tư tưởng Hồi giáo dòng Sunni Mohammad ibn Abd al-Wahhab và Sayyid

Qutb Al-Qaeda có tư tưởng là chỉ có nhóm này và những người theo chúng là đang chiến đấu với những kẻ áp bức những tín đồ của đạo Hồi

Bin Laden thành lập tổ chức khủng bố Al-Qaeda với mục đích đánh đuổi sự hiện diện của quân đội Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời xóa bỏ những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ở các quốc gia theo đạo Hồi, đặc biệt là Saudi Arabia và Irael Tiến tới lật đổ chế độ độc tài thân phương Tây tại các Trung Đông, đoàn kết tất cả những người Hồi giáo và xây dựng một vương quốc Hồi giáo cai trị theo luật Shiria

Những vụ tấn công khủng bố

Quá trình phát triển của Al-Qaeda không chỉ được nuôi dưỡng bằng khoản tiền khổng lồ của Bin Laden, mà còn bằng hàng chục tỷ đô la từ nhiều nguồn tài chính khác Các nguồn tài chính này bao gồm cả các hoạt động kinh doanh tưởng như hợp pháp, song trên thực tế là cái phễu rót doanh thu cho

Al-Qaeda Các trại huấn luyện của Al-Qaeda đã được xây dựng tại Sudan từ

1989 và hầu hết mọi hoạt động của mạng lưới này đều xuất phát từ đó cho đến năm 1992 Al-Qaeda bị tình nghi tiến hành vụ tấn công vào quân nhân

Mỹ tại Yemen năm 1992 và tiến hành vụ tấn công tại Mogadishu, Somalia khiến 18 binh sĩ thiệt mạng Tuy nhiên, vụ khủng bố đầu tiên chắc chắn liên quan tới Al-Qaeda là vụ đánh bom trung tâm huấn luyện chung của Mỹ và Ảrập Xêút tại Raiyadh năm 1995 khiến 5 người Mỹ thiệt mạng

Trước sức ép to lớn từ phía Ảrập Xêút và Mỹ, tháng 5/1996, Chính phủ Sudan đã phải trục xuất Bin Laden và tay chân Cùng với khoảng 150 đàn ông, đàn bà và trẻ em, Bin Laden đã trốn sang Afghanistan và nhanh chóng thiết lập được mối quan hệ khăng khít với chế độ Taliban cầm quyền tại đây

Bin Laden đặc biệt gần gũi với Thủ lĩnh Taliban Mullah Muhammad Omar Để được có chỗ bí mật hoạt động và sử dụng các trại huấn luyện khủng bố và căn cứ, Bin Laden phải trả cho giới cầm quyền Taliban rất nhiều tiền và binh sĩ Bằng cách làm như vậy, Bin Laden đã thu phục hoàn toàn giới cầm quyền tại quốc gia có truyền thống bảo trợ khủng bố này Với nền kinh tế què quặt, chiến tranh liên miên, Afghanistan ngày càng trở nên phụ thuộc vào Al- Qaeda, cụ thể là vào túi tiền của Bin Laden Do vậy, vào cuối những năm

1990, Al-Qaeda đã huấn luyện được hàng vạn chiến binh Hồi giáo tại cả Sudan và Afghanistan Tháng 8/1998, Al-Qaeda đã tiến hành hầu như cùng lúc hàng loạt vụ đánh bom tự sát vào các đại sứ quán Mỹ tại Nairobi, Kenya và Dares, Salaam, Tanzania Hậu quả là, hơn 300 người bị chết và gần và gần 5.000 người khác bị thương 16 Để trả đũa, Mỹ đã phát động tấn công bằng tên lửa hành trình vào các trại huấn luyện của Al-Qaeda tại Afghanistan và một nhà máy dược phẩm tại Khartoum, Sudan, nơi tình nghi là cơ sở sản xuất khí gây tê liệt thần kinh của Bin Laden Kể từ đó, Bin Laden và mọi hoạt động của tên này đều được các cơ quan tình báo của Mỹ theo dõi sát sao.Tháng 9/1999, một tên khủng bố Al- Qaeda vào Mỹ từ Canada mang theo nhiệm vụ đánh bom khu trợ Strasbuorg, Pháp nhằm sát hại người Mỹ và khách du lịch Israel trước lễ kỷ niệm thiên

16 http://vietbao.vn/The-gioi/Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-AlQaeda/20026019/162/ nhiên kỷ mới đã bị lật tẩy Tuy nhiên, chưa đầy một năm sau, Al-Qaeda lại thành công với đòn tấn công liều chết vào hàng không mẫu hạm của Hải quân

Mỹ USS Cole, tại Aden Yemen khiến 17 lính Mỹ thiệt mạng và 39 người khác bị thương

Như vậy quá trình hình thành và phát triển lực lượng do Bin Laden lãnh đạo và tổ chức, đặc biệt sau năm 1989 khi Al-Qaeda tách khỏi MAK, Bin Laden trở thành thủ lĩnh lãnh đạo cao nhất, ông ta đã xây dựng AQ thành một chức nguy hiểm nhất thế giới Sự phát triển mạnh mẽ của AQ với hai yếu tố: thứ nhất, tầm ảnh hưởng và vai trò to lớn của Bin Laden đối với các phần tử khủng bố và những người Hồi giáo cực đoan Nhờ đó mà AQ đã nhanh chóng xây dựng được một lực lượng quân khủng bố hùng hậu; thứ hai, AQ và Bin

Laden được một số các quốc gia Hồi giáo ủng hộ như: Sudan, Afghnistan, Pakistan Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phần tử khủng bố có nơi trú ẩn và xây dựng cơ sở hạ tầng Trong vòng 10 năm dưới sự lãnh đạo của Bin Laden AQ đã có những bước phát triển nhanh chóng và nhóm này đã thực hiện nhiều vụ tấn công khủng bố nhằm vào lợi ích của Mỹ và các nước phương Tây ở khu vực Bắc Phi, Trung Đông, tuy nhiên quy mô và hậu quả những vụ khủng bố chưa nghiêm trọng Vì vậy, Mỹ và các nước phương Tây vẫn coi AQ như là một tổ chức khủng bố tầm thường

1.2.2 Hoạt động của Al - Qaeda sau 2001 đến 2011

QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI NHÓM AL - QAEDA CỦA MỸ TỪ 2001 - 2011

Các chủ trương, chính sách nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda

2.1.1 Tình hình nước Mỹ sau vụ khủng bố 11/9/2001

Thế giới bước sang thế kỉ XXI với một sự kiện chấn động địa cầu, ngày 11/9/2001 lực lượng khủng bố quốc tế thực hiện cuộc tấn công khủng bố bằng máy bay vào Trung tâm thương mại Thế giới WTC tại thành phố New York và Lầu Năm Góc tại Washington, D.C, những nơi được coi là biểu tượng cho sức mạnh và thịnh vượng của nước Mỹ Nhóm khủng bố gồm 19 tên khủng bố đã cướp máy bay hành khách chỉ ít thời gian sau khi máy bay cất cảnh khỏi những phi trường Boston, Massachusetts; Newark, New Jersey;

Washington, D.C 2 trong số các máy bay bị không tặc khống chế đã bị ép đâm vào toàn tháp đôi WTC Hệ thống an ninh phòng thủ của Mỹ hoàn toàn bị động trước các vụ tấn công Cơ quan tình báo Mỹ cũng không hề có thông tin gì về vụ khủng bố Ước tính khoảng 3.600 người chết cùng với khoảng

123 tỉ USD 21 (tổng thiệt hại trực tiếp khoảng hơn 40t tỷ USD) 22

Nguyên nhân của vụ khủng bố

Người Mỹ nói riêng và nhân dân toàn thế giới nói chung vẫn chưa hết bàng hoàng, sửng sốt về sự kiện này Một câu hỏi được đặt ra, vụ khủng bố bắt nguồn từ đâu, tại sao lại diễn ra một cách bài bản đến thế? Ai là người đứng sau vụ khủng bố?

Câu trả lời đến nay vẫn chưa có lời giải chính xác Nước Mỹ đã biết đến chiến tranh, nhưng trong suốt 136 năm qua, đó là cuộc chiến tranh bên ngoài nước Mỹ, nhân dân Mỹ từng biết đến thương vong nhưng không phải là trung

21 September 11th Fast Fact, http://edition.cnn.com/2013/07/27/us/september-11-anniversary-fast-fact/, truy cập ngày 18/01/2016

22 "Thông tin: Tác động toàn cầu của vụ tấn công nước Mỹ và cuộc chiến tranh chống khủng bố" (2001), Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11-12, tr.60-68 tâm của một thành phố vĩ đại, nhân dân Mỹ cũng đã từng biết đến những vụ tấn công bất ngờ nhưng chưa bao giờ là cuộc tấn công vào hàng ngàn dân thường Tất cả những điều này đã xảy đến với nước Mỹ chỉ trong một ngày

Thực chất đây không phải là vụ khủng bố đơn thuần nhằm vào nước Mỹ giống như vụ đánh bom hai sứ quán Mỹ Kenya và Tanzania năm 1998 hay vụ tấn công tàu U SS Cole tháng 10 năm 2000 mà đây là cuộc tấn công được chuẩn bị kĩ càng, có kế hoạch rõ ràng và phối hợp, tổ chức thực hiện bài bản, vụ khủng bố đã làm tổn thương lòng kiêu hãnh đối với nước Mỹ vốn từ trước tới nay được coi là “bá quyền” một cách nghiêm trọng

Tại sao Mỹ thủ lĩnh về sức mạnh kinh tế - quân sự, về mức độ ảnh hưởng đối với sự hình thành trật tự, thế giới mới, đất nước đấu tranh cho tự do, hình mẫu của nền dân chủ phương Đông và là người gìn giữ các giá trị của phương Tây- thủ lĩnh của thế giới văn minh lại trở thành mục tiêu của cuộc tấn công

Nguyên nhân của vụ khủng bố này bao gồm cả nguyên nhân trực tiếp và sâu xa

Nguyên nhân trực tiếp, vụ khủng bố ngày 11/9 một phần là hậu quả chính sách của Mỹ ở Trung Đông đối với những phần tử hồi giáo cực đoan, việc Mỹ đánh Iraq, đóng quân ở Ảrập nơi mà người hồi giáo coi là lãnh địa thiêng liêng của mình và sự thiên vị đối với Israel trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông là sự tấn công vào thế giới Hồi giáo Những kẻ khủng bố đã lập luận rằng chỉ bằng cách buộc dân thường Mỹ phải chịu số phận như những người Ảrập bị giết hại bởi súng đạn và sự hỗ trợ của Mỹ thì chính quyền Mỹ mới buộc phải ngừng ủng hộ Israel trong cuộc xung đột ở Trung Đông và những kẻ khủng bố cho rằng cần phải sử dụng vũ lực chống lại Mỹ, bởi vì đây là hành động duy nhất mà nước Mỹ hiểu cho những hành động chiến tranh của họ Ở khía cạnh khác, đây cũng là động cơ của những kẻ đến sau vụ 11/9

Bin Laden và các lãnh tụ Taliban đã tuyên bố Mỹ sẽ phải đương đầu với một cuộc chiến lâu dài và đẫm máu, nếu chính quyền Mỹ không rút quân ra khỏi vùng Vịnh và tiếp tục hậu thuẫn Israel trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông

Chính sách của Mỹ đối với thế giới, nhất là thế giới Hồi giáo là nguyên nhân quan trọng bởi từ lâu, nhất là sau khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay, chiến lược bá quyền, chủ nghĩa đơn phương của Mỹ càng thể hiện mạnh mẽ hơn

Nguyên nhân sâu xa, là tham vọng bá quyền, cường quyền, lợi dụng các vấn đề sắc tộc, tôn giáo, dùng chiêu bài dân chủ nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ nước khác thậm chí sử dụng vũ lực Là những nguyên nhân sâu xa gây ra tình cảm bài trừ Mỹ ở khắp nơi trên thế giới mà hình thức cực đoan là các hành động khủng bố nhằm vào những người dân thường Mỹ và các mục tiêu cơ sở hạ tầng của Mỹ

Một nguyên nhân nữa, là sự thất bại kinh tế của nhiều nước Hồi giáo

Trung Đông, điều mà các nước này cho rằng là do hậu quả của sự dồn nén đối với những người hồi giáo do Mỹ cầm đầu đã đẩy nhiều tín đồ hồi giáo đến bước đường cùng và trở thành những tín đồ trung thành của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan

Tóm lại, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến vụ khủng bố thế kỉ ngày 11/9 là vấn đề đói nghèo, chính sách đối ngoại và chủ nghĩa bá quyền Mỹ đối với các nước khác, đặc biệt là đối với các quốc gia Hồi giáo, các nước thế giới thứ ba và cuộc xung đột ở Trung Đông giữa Ixrael và Palextin

Hậu quả của vụ khủng bố 11/9

Vụ khủng bố 11/9 đã để lại hậu quả to lớn đối với nhân dân toàn thế giới nói chung và đối với nhân dân Mỹ nói riêng Con số thương vong lên đến 2.975 người, hơn 90 quốc gia có công dân thiệt mạng trong vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới Cuộc tấn công khủng bố đã để lại cho nước

Mỹ những hậu quả to lớn cả về kinh tế, chính trị, tinh thần người dân và uy quyền của nước Mỹ Tổng thiệt hại do cuộc tấn công khủng bố gây ra đối với nền kinh tế nước Mỹ có thể tính toán được, nhưng đã để lại một lỗi sợ hãi to lớn đối với nhân dân Mỹ, cho đến bây giờ sau gần 15 năm thảm họa ngày 11/9/2001 đã qua đi nhưng người dân Mỹ chưa thể quên đi lỗi sợ hãi, những tổn thất vụ khủng bố để lại, đồng thời họ luôn phải sống trong sự lo lắng về những cuộc tấn công khủng bố mới có thể xây ra bất cứ lúc nào Trong khi đó, Lầu Năm Góc được coi là một biểu tượng sức mạnh quân sự của Mỹ cũng bị phá hủy một phần, đây là lỗ hỏng về an ninh hàng không nói riêng và hệ thống an ninh nội địa của Mỹ nói chung Trước khi vụ khủng bố xẩy ra nước

Những biện pháp triển khai nhằm chống lại nhóm Al-Qaeda

2.2.1 Biện pháp ngoại giao Hoạt động ngoại giao đa phương

Hoạt động ngoại giao là xương sống trong chiến dịch chống khủng bố của

Mỹ Điều này sẽ hỗ trợ việc thực thi pháp luật, hoạt động tình báo, quân sự, kinh tế, tài chính, chia sẻ thông tin tình báo của Mỹ và cộng đồng quốc tế có hiệu quả trong cuộc chiến chống Al-Qaeda "Trong năm mới, chúng tôi sẽ khởi tố chiến tranh chống khủng bố với sự kiên nhẫn, tập trung và quyết tâm Với sự giúp đỡ của một liên minh lớn, chúng tôi tin chắc rằng những kẻ khủng bố và những người ủng hộ khủng bố sẽ không được an toàn trong bất kỳ hang động hoặc góc của thế giới" 27 Tổng thống Bush phát biểu vào cuối năm 2002

Vụ tấn công 11/9 chứng minh rằng sức mạnh của Mỹ đã không che chắn nổi cho người Mỹ Nền an ninh của cường quốc số một thế giới chưa bao giờ bị thách thức như bây giờ, vì chính lẽ đó mà chính quyền Mỹ gấp rút tìm mọi phương án đưa những kẻ khủng bố ra trước công lý Chính quyền Tổng thống

Mỹ đã tăng cường hoạt động ngoại giao, cả song phương và đa phương để tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến với AQ và CNKB

Một trong những thành công nhất của Mỹ trong cuộc vận động cộng đồng quốc tế cùng chung tay chống lại chủ nghĩa khủng bố nói chung và Al- Qaeda nói riêng là sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc Sau khi vụ tấn công 11/9 xảy ra LHQ "Khẳng định lại việc lên án kịch liệt các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 và bày tỏ quyết tâm ngăn ngừa tất cả các hành động tương tự

Tiếp tục khẳng định rằng các hành động tương tự như vậy, cũng như bất kỳ hành động khủng bố quốc tế nào khác là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế" Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) thông qua Nghị quyết 1267, yêu cầu các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt tài chính đối với những nhóm và cá nhân liên quan Osama bin Laden, Taliban, hay Al-Qaeda Đặc biệt ngày 28/9/2001 HĐBA đã thông qua Nghị quyết 1373 yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên của LHQ có những hành động, biện pháp chống lại những tất cả hoạt động có liên quan đến khủng bố Nghị quyết 1373 là nghị quyết quan trọng nhất thể hiện vai trò của LHQ trong cuộc chiến chống lại những phần tử khủng bố Sự ủng hộ của LHQ là yếu tố quan trọng trong quá trình vận động cộng đồng quốc tế ủng hộ Mỹ cuộc chiến chống AQ và CNKB Kết quả có hơn 100 quốc gia đã đệ trình lên LHQ về hành động mà họ đã thực hiện để ngăn chặn khủng bố tài chính, theo yêu cầu Nghị quyết

1373 của HĐBA LHQ đã kêu gọi tất cả các quốc gia giữ cho hệ thống tài chính của họ không bị các phần tử khủng bố thâm nhập

Bước đầu tiên để ngăn chặn truy cập của các phần tử khủng bố vào hệ thống tài chính quốc tế; đồng thời, Mỹ và cộng động quốc tế có những thay đổi để ngăn chặn sự lạm dụng của các hệ thống chuyển tiền chính thức và tổ chức từ thiện Cả hai biện pháp tấn công đã tạo ra kết quả đáng kích lệ: Tổng thống Bush phát động cuộc tấn công đầu tiên trong cuộc chiến chống khủng bố vào ngày 23 tháng 9 năm 2001 ký Sắc Lệnh 13.224, đóng băng các tài sản của Mỹ dựa trên những cá nhân và tổ chức có liên quan với chủ nghĩa khủng bố Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với cuộc chiến chống khủng bố tài chính, khoảng 150 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ra lệnh đóng băng tài sản liên quan đến khủng bố, và cộng đồng quốc tế đã giúp đỡ các quốc gia khác cải thiện hệ thống pháp luật và quy định để họ có thể thay đổi một cách hiệu quả nhằm ngăn chặn quỹ khủng bố

Hoa Kỳ hợp tác với các quốc gia trên thế giới đã thành lập các tổ chức, diễn đàn hợp tác chống khủng bố tiêu biểu là: thành lập Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) và Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu (GCTF)

FATF là một cơ quan quốc tế cao nhất thực hiện việc thiết lập các tiêu chuẩn pháp lý, các quy định và chính sách để chống lại hoạt động rửa tiền Được thành lập bởi nhóm G7 năm 1989, FATF hiện nay đã có tới 31 nước thành viên ở cả năm lục địa GCTF được thành lập bởi Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kì Ahmet Davutoglu, cùng với 30 quốc gia khác, ngày 22 tháng 9 năm 2011 tại New York GCTF là một sáng kiến nhằm tăng

28 Country reports terrorism 2001 http://www.state.gov/j/ct/rls/crt/2001/, truy cập ngày 18/12/2015 cường hệ thống quốc tế nhằm giải quyết khủng bố trong thế kỉ 21 GCTF tập trung vào việc xác định nhu cầu dân sự quan trọng, huy động chuyên môn và nguồn lực để giải quyết các nhu cầu cần thiết; tăng cường hợp tác toàn cầu

Tại buổi ra mắt tháng 9 năm 2011 GCTF thông qua tuyên bố Cairo về chống khủng bố, vai trò của những quy định và thông báo rằng các thành viên GCTF đã huy động được trên 90 29 triệu USD hỗ trợ cho hoạt động chống khủng bố toàn cầu

Sau vụ khủng bố 11/9/2001 AQ và CNKB sẽ là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội và an ninh quốc gia với tất cả các quốc gia trên thế giới Để có thể giảm thiểu hoặc đi tới xóa bỏ hoàn toàn mối đe dọa này đòi hỏi các quốc gia phải chung tay, hợp tác chặt chẽ với nhau để hướng tới mục đích chung Hầu hết các quốc gia nhận thức được điều đó vì vậy, Hoa Kỳ đã không phải mất nhiều công sức trong việc thuyết phục cộng đồng quốc tế phối hợp với mình để cùng nhau chống lại CNKB và al-Qaeda

Cuộc chiến chống khủng bố và nhóm Al-Qaeda phải có sự chung tay và hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế Đây là vấn đề của cả cộng đồng quốc tế chứ không phải riêng của bất cứ quốc gia nào, một quốc gia không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này Mỹ là quốc gia trực tiếp hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, hơn 90 quốc gia khác cũng có người dân bị thiệt mạng hoặc gián tiếp chịu sự tổn thất của vụ khủng bố ngày 11/9/2001, chính quyền Mỹ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau xây dựng một liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ đứng đầu và tiến hành cuộc chiến chống khủng bố Giai đoạn đầu của cuộc chiến chống khủng bố là tiêu diệt nhóm Al-Qaeda và các quốc gia ủng hộ, hỗ trợ cho chúng Để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Al-Qaeda ở Afghanistan nói riêng hay tấn công toàn bộ mạng lưới AQ nói chung, Nhà Trắng đã mở chiến dịch vận động ngoại giao nhằm lập ra một Liên minh quốc tế chống khủng bố

Mục đích của liên minh nhằm cô lập những tên khủng bố đang ẩn náu, ngăn chặn các nguồn tài chính đến tay phần tử khủng bố, tạo môi trường quốc tế chống khủng bố tiến tới tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa khủng bố Những quốc gia đã từng bị nhóm AQ tấn công, ngay cả những quốc gia chưa từng bị tấn công đều tỏ ra hưởng ứng trước yêu cầu giúp đỡ của Hoa Kỳ như: Nga, Ấn Độ và Israel Hoa Kỳ cần sự trợ giúp của những quốc gia mà các nhà lãnh đạo của họ tin rằng: (1) họ không phải là mục tiêu khủng bố; (2) họ có thể dễ dàng chuyển hướng khủng bố sang các nước khác; (3) các công dân của họ có thể có cảm tình với Al-Qaeda

Ngày 15/09/2001, Tổng thống Bush đã hội đàm với một số nguyên thủ quốc gia (Tổng thống Mexico Vicente Fox, Tổng thống Tây Ban Nha Jose Maria Aznas và Tổng thống Pakistan Pervez Musharraf) nhằm chuẩn bị cho việc thành lập liên minh Trong cuộc gặp này, Tổng thống Mỹ một lần nữa khẳng định: “không nghi ngờ gì nữa, Bin Laden là đối tượng đáng nghi nhất” 30 , chính quyền Mỹ sẽ thực thi mọi biện pháp, kể cả chiến tranh để truy tìm và bắt giữ kẻ khủng bố Tổng thống Nga Putin là người đầu tiên gọi điện chia sẻ với Tổng thống Bush và đề nghị được giúp đỡ ngay trong ngày 11/9, Tổng thống Pháp Jacques Chirac là nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm

Mỹ, tiếp sau là Thủ tướng Anh Tony Blair Là đại diện cho 2 nước đồng minh thân cận của Mỹ, Anh sẽ sát cánh bên Mỹ trong cuộc chiến bằng cách gửi lực lượng quân sự của mình tham gia vào các chiến dịch, người Pháp dù chưa có hành động gì cụ thể nhưng ông Chirac cũng đã hứa sẽ “đưa quân Pháp đến phối hợp khi cần” Tiếp đó, vào ngày 26/09/2001 các Bộ trưởng

30 11/9 thảm kịch nước Mỹ, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2001

ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA MỸ CHỐNG LẠI NHÓM KHỦNG BỐ AL-QAEDA TỪ 2001 - 2011 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ 61 3.1 Đánh giá chung về cuộc đấu tranh của Mỹ chống nhóm khủng bố Al-

Những kết quả đạt được

Mỹ đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống Al-Qaeda

Ngay sau sự kiện 11/9, Tổng thống Bush đã gặp các nhà lãnh đạo đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới, Ngoại trưởng Powell đã gặp mặt các ngoại trưởng, đại diện khác của các đối tác Liên minh nhiều hơn Thành viên cao cấp của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Tình báo Trung ương, cũng như nhân viên chính phủ Mỹ đã gặp nhiều quan chức nước ngoài tại Washington và đi đến khắp các châu lục thúc đẩy ngoại giao cần thiết để tiến hành các chiến dịch chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu Nỗ lực ngoại giao của chính quyền Mỹ đã thành lập một Liên minh chống khủng bố quốc tế do

Mỹ lãnh đạo Trong chiến dịch tấn công Al-Qaeda ở Afghanistan và Iraq các quốc gia trên thế giới cung cấp quân sự và tài sản khác để liên minh chống khủng bố phát triển Lực lượng từ 55 quốc gia, bao gồm cả một số quốc gia Hồi giáo, đã tăng cường lực lượng cùng với Hoa Kỳ trong cuộc chiến tiêu diệt Al-Qaeda và Taliban

Sự ủng hộ của LHQ trong cuộc chiến chống khủng bố và AQ của Mỹ là thành công lớn nhất của Mỹ và các đồng minh LHQ đã thông qua nhiều Nghị quyết yêu cầu các quốc gia thành viên phải kiểm soát chặt chẽ hệ thống tài chính, kiểm soát biên giới, thực thi luật pháp, những hoạt động có liên quan đến việc hỗ trợ cho AQ và Bin Laden… sự ủng hộ của LHQ chính là cầu nối trong sự hợp tác của cộng đồng quốc tế với Mỹ trong cuộc chiến chống AQ

Ngày 23/9/2001 Tổng thống Bush đã ký ban hành Sắc lệnh (EO, 13.224) để kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính và các hoạt động liên quan đến tài chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Al-Qaeda, Bin Laden và Talibal, Sắc lệnh đã được cộng đồng quốc tế đồng tình ủng hộ, hơn 155 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng ý hợp tác với Mỹ trong việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động tài chính và đóng băng những khoản tiền có liên quan đến hoạt động khủng bố

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế Mỹ được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đồng ý hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố Từ đó cho ra đời nhiều tổ chức, diễn đàn chống khủng bố như: Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF), Diễn đàn chống khủng bố toàn cầu (GCTF)… Đây chính là một thành công to lớn của chính quyền Mỹ trong cuộc chiến chống

Cuộc đấu tranh của Mỹ khiến nhóm khủng bố Al-Qaeda đã bị suy yếu nhiều

Cuộc đấu tranh chống Al- Qaeda của cộng động quốc tế do Mỹ phát động đã khiến tổ chức khủng bố này suy yếu nhiều, họ không còn giữ được sức mạnh ban đầu; những nguồn tài chính đến với chủ nghĩa khủng bố ngày càng khó khăn hơn, hệ thống tài chính toàn cầu được siết chặt, phần tử khủng bố không còn dễ dàng được sử dụng để chuyển tiền; hàng loạt các tổ chức và cá nhân hỗ trợ tài chính cho Al-Qaeda đã bị Mỹ và cộng đồng quốc tế đóng băng tài sản Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, Hoa Kỳ đã được chỉ định từ năm 2001 có tổng cộng 424 cá nhân và các tổ chức như khủng bố, tài chính của họ, hay hỗ trợ; cộng đồng quốc tế đã đóng băng hơn 150 34 triệu USD trong tài sản liên quan đến khủng bố Hàng trăm nhóm khủng bố và các phần tử khủng bố quốc tế có liên quan mật thiết đến với nhóm Al-Qaeda đã được chỉ định vào Sắc lệnh (EO) 13.224 của Mỹ và Nghị quyết 1267, 1373 của HĐBA LHQ

Trong chiến dịch tấn công Al-Qaeda của Mỹ và các nước đồng minh ở Afghanistan và Iraq đã làm cho Al-Qaeda bị tổn thất nặng nề cơ sở hạ tầng, trung tâm huấn luyện và nơi trú ẩn của các phần tử khủng bố bị phá hủy Mỹ và các nước đồng minh đã lập đổ chế độ Taliaba ở Afghanistan, Al-Qaeda mất đi một nhà nước giúp đỡ hoạt động khủng bố của nhóm và không gian hoạt động ở Afghanistan trở lên khó khăn hơn và buộc phải hoạt động ở những vùng rừng núi dọc biên giới giữa Afghanistan và Pakistan Nhóm khủng bố Al-Qeada đang trên đường chạy trốn và hàng ngàn phần tử khủng bố đã bị bắt giữ, trong đó có nhiều lãnh đạo hàng đầu của Al-Qaeda đã bị bắt hoặc bị tiêu diệt, đặc biệt là một số phần tử đã chủ mưu trong vụ tấn công ngày 11/9/2001, các cuộc tấn công trên tàu USS Cole năm 2000 và vụ đánh bóm vào Đại sứ quán Mỹ ở các quốc gia Đông Phi năm 1998

Với sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước đồng minh và cộng đồng quốc tế, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống Al-Qaeda Mỹ đã giành được những kế quả to lớn Đây là tiền đề để Mỹ tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố AQ và Bin Laden

Trùm khủng bố Osama Bin Laden bị tiêu diệt

Osama bin Laden là một người theo đạo Hồi chính thống và thành lập tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda Giới chức Mỹ cáo buộc y đứng đằng sau vụ khủng bố vào tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày 11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng

Kể từ sau vụ việc, Bin Laden đứng đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy lùng trên toàn thế giới

Chính phủ Mỹ đã trải quả một chiến dịch truy lùng trùm khủng bố này vô cùng vất vả và kéo dài một thập kỷ Bin Laden được cho là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan và Pakistan, lực lượng đặc nhiệm Mỹ nhiều lần bắt hụt Ngày 29/4/2011, Tổng thống Obama ra lệnh thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt Bin Laden tại

Abbottabad, Pakistan mà không thông báo cho chính phủ Pakistan Sau một thời gian chiến đấu lực lượng SEAL đã tiêu diệt được bin Laden

Ngày 11/5/ 2011, tổng thống Obama tuyên bố với toàn thể nhân dân Mỹ và cộng đồng quốc tế đã tiêu diệt được trùm khủng bố Osama Bin Laden:

"Ngay hôm nay với chỉ thị của tôi, Hoa Kỳ đã mở một chiến dịch có mục tiêu chống khu nhà đó tại Abbottabad, Pakistan Một đội nhỏ người Mỹ đã thực hiện chiến dịch này bằng khả năng và lòng dũng cảm khác thường Không có người Mỹ nào bị tổn thương Họ đã cẩn trọng tránh gây thiệt hại cho dân chúng Sau trận đấu súng, họ đã giết Osama Bin Laden và chiếm giữ xác ông ấy" 35 Về phía các nhà lãnh đạo Pakistan, Thủ tướng Yousaf Raza Gillani phát biểu rằng "Chúng ta sẽ không cho phép chủ nghĩa khủng bố sử dụng lãnh thổ của chúng ta nhằm chống bất cứ quốc gia nào và vì thế tôi nghĩ đây là một chiến thắng vĩ đại, đây là một thành công và tôi xin chúc mừng sự thành công của chiến dịch này" 36 Các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới cũng đã gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Obama và nhân dân Mỹ với chiến thắng này

Cái chết của Osama Bin Laden, người sáng lập al-Qaeda và lãnh đạo AQ

22 năm qua, đánh dấu một bước ngoặt trong nỗ lực toàn cầu chống khủng bố

Ngoài việc là một nhà lãnh đạo mang tính biểu tượng mà còn có một sức hấp dẫn sâu sắc đối với những kẻ cực đoan bạo lực, Bin Laden cũng là một người ủng hộ các nhóm khủng bố khác có âm mưu tấn công nhằm vào lợi ích của

Mỹ Trong những năm cuối cùng trước khi chết ảnh hưởng của Bin Laden đến hoạt động khủng bố của nhóm Al-Qaeda đã bị giảm sút nhưng cái chết của Bin Laden vẫn có tác động rất lớn đến nhóm khủng bố này, họ đã mất đi một thủ lĩnh hàng đầu, bị tiêu diệt đã khiến sức mạnh của Al-Qaeda cũng giảm sút đáng kể Đây là một sự kiện quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ nói chung và cuộc chiến chống Al-Qaeda nói riêng, mang tới những hi vọng giành chiến thắng hoàn toàn trong cuộc chiến này của Mỹ Tuy nhiên, cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn hậu Bin Laden với những khó khăn và thách thức mới

Năm 2011 là một năm thành công trong chiến dịch tiêu diệt những phần tử khủng bố cao cấp của nhóm Al-Qaeda Không chỉ tiêu diệt được trùm khủng bố Bin Laden mà nhiều lãnh tụ Al-Qaeda đã bị loại khỏi chiến trường

35 Text: Obama's Remarks on Bin Laden's Killing, May 2,2011, White House

36 Bush, victims world leaders react to Bin Laden's death, May 2, 2011

Tháng 6/2011, Ilyas Kashmiri, một trong những tên khủng bố có khả năng nhất ở Nam Á, đã bị giết chết ở Pakistan Cũng trong tháng 6/2011, Harun Fazul, kẻ chủ mưu đánh bom Đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania năm 1998 và các thành viên hàng đầu của Al-Qaeda ở Đông Phi, đã bị giết chết ở Somalia bởi Chính phủ Liên bang Transitional Tháng 8/2011, Atiya Abdul Rahman, lãnh đạo cấp cao thứ hai của Al-Qaeda đã bị giết chết ở Pakistan

Tháng 9/2011, Anwar al-Aulaqi, người đứng đầu các hoạt động của Al-Qaeda ở bên ngoài bán đảo Ả Rập, đã bị giết chết tại Yemen

Những hạn chế

Cuộc chiến chống hoạt động khủng bố của Mỹ với Al-Qaeda trong 10 năm đã giành được những kết quả đáng ghi nhận Tuy nhiên, cuộc chiến chống AQ của Mỹ đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi Mỹ và các quốc gia đồng minh phải giải quyết

- Tình trạng mất phương hướng trong cuộc chiến chống Al-Qaeda của Mỹ

Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố đầu tiên ngay sau sự kiện 11/9 ở Afghanistan nhằm tiêu diệt Al-Qaeda và lật đổ chế độ hà khắc Taliban Khi đó, Washington nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế Ngay cả Pakistan vốn là nước bảo trợ cho Taliban cũng đứng về phía Mỹ Uy tín của Mỹ trên trường quốc tế ngày càng lên cao, nhiều quốc gia lên tiếng ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống AQ

Nhưng cục diện bắt đầu thay đổi khi chính quyền cựu tổng thống Bush tiếp đó đưa ra chính sách tấn công phủ đầu để phòng ngừa và chuyển hướng sang Iraq Điều này dẫn đến sự chia rẽ xuất hiện ngay trong các nước đồng minh của Mỹ Người ta không khỏi băn khoăn: Cuộc chiến chống khủng bố nói chung và Al-Qaeda thực ra đang đi về đâu? Khi xung đột phe phái ở Iraq ngày càng tồi tệ, những vụ bê bối về cách đối xử với tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib và vịnh Guantanamo (Cuba) càng khiến cho hình ảnh nước Mỹ xấu đi nhiều, nhất là tại các nước có đông dân chúng theo đạo Hồi Al-Qaeda đã khai thác điều này để khoét sâu vào sự căm ghét đối với Mỹ và các nước đồng minh, khi miêu tả đây là cuộc chiến không phải nhằm vào khủng bố mà vào Hồi giáo Vụ đánh bom ở Bali (Indonesia) năm 2002 tại các hộp đêm có đông người phương Tây lui tới cho thấy ảnh hưởng lan rộng của tư tưởng cực đoan

Al-Qaeda đã trở thành một siêu mạng lưới, với chân rết vươn tới Đông Nam Á mà đại diện là nhóm Jemaah Islamiah

Tiếp đó, vụ đánh bom vào các đoàn tàu ở Madrid năm 2004, khiến 191 người thiệt mạng Không như các vụ tấn công trước đó, những thủ phạm trong vụ này không có kẻ nào từng gặp các thành viên trong mạng lưới của Osama bin Laden Các cuộc điều tra trong hai năm qua cũng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Al-Qaeda đóng bất kỳ một vai trò nào hay thậm chí biết về công tác chuẩn bị Còn trong vụ tấn công tàu điện ngầm và xe buýt ở London năm 2005, tất cả bốn kẻ đánh bom tự sát đều là người Anh

Một mối lo mới đã xuất hiện: Khủng bố giờ đây không chỉ còn là đại diện của Al-Qaeda mà có thể chỉ là những người có cuộc sống bình thường, những thanh niên mới lớn ở phương Tây bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan

Nhưng cách thức hoạt động của chúng đã thay đổi Các vụ tấn công giờ đây không còn cần đến bộ não chỉ huy hoạch định Al-Qaeda đã trở thành đại diện cho một thứ trào lưu, lấy Jihad (thánh chiến) làm tôn chỉ

Chính quyền cựu tổng thống Bush có thể lập luận rằng họ đã thành công đối với chính sách an ninh của mình, khi không có vụ tấn công lớn trên đất

Mỹ kể từ khi sau vụ 11/9 Cũng phải nói thêm, từ năm 2001 đến 2006, ngân sách quốc phòng Mỹ đã tăng 39%

Nhưng trong khi Washington thành công trong việc bảo vệ người dân của mình, thì con số người thiệt mạng ở các nước vì khủng bố lại rất cao Số lính Mỹ thiệt mạng ở Iraq vượt qua số người chết trong vụ 11/9 Những bằng chứng cho thấy chính phủ có thể đã dựa vào những thông tin sai lệch khi quyết định tiến hành chiến tranh, càng khiến cho ông Bush gặp khó khăn

Ngoài Iraq, Washington cũng chưa giải quyết hiệu quả một vấn đề nữa, thường được dùng làm cớ cho phong trào Jihad của khủng bố: xung đột Israel – Palestine Điều đáng lo ngại là người Hồi giáo tại nhiều nước phải gánh chịu nhiều thành kiến mới sau các vụ tấn công Chừng nào những ngờ vực, hận thù và thành kiến còn tồn tại, thì khủng bố sẽ vẫn còn đất sống Với nỗi đau phải hứng chịu thảm kịch 11/9, nước Mỹ giành được quyền phát động và dẫn dắt trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu Nhưng quyền luôn phải đi kèm với trách nhiệm, Washington phải đảm bảo dẫn dắt một cuộc chiến chống khủng bố hướng tới mục tiêu chung là mang lại hoà bình, ổn định cho toàn thế giới Nhiều quốc gia ủng hộ Mỹ trong nỗ lực đó và cũng nhiều quốc gia phải hứng chịu những vụ tấn công đẫm máu vì nêu cao ngọn cờ chống khủng bố, như Indonesia, Ấn Độ, và một số nước châu Âu…

Lực lượng quân sự phương Tây đã có mặt ở khắp Trung Đông, ở Afghanistan và ở Iraq Tuy nhiên, Al-Qaeda vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn và dân chúng các nước phương Tây vẫn không thoát khỏi nỗi lo khủng bố

Không những thế, những kẻ ủng hộ cho Al-Qaeda không chỉ có mặt tại New York và Washington mà còn cả ở Bali, Madrid, London, Mumbai , Istanbul và nhiều nơi khác

Chính sách của Mỹ trong cuộc chiến với Al-Qaeda đã đạt được khá nhiều thắng lợi Cuộc chiến nhanh chóng ở Afghanistan sau sự kiện 11/9 (mà giờ đây lại bùng phát trở lại ở miền Nam nước này) đã làm lung lay lực lượng Taliban và đuổi nhóm khủng bố Al-Qaeda ra khỏi sào huyệt của chúng Mạng lưới Al-Qaeda cũng đã mất khá nhiều lực lượng, Bin Laden phải sống ẩn dật và bị truy đuổi gắt gao

Tuy nhiên nhìn lại, cuộc chiến chống khủng bố “công khai và rất được ủng hộ” do cựu Tổng thống G.W.Bush phát động dường như đang dần mất định hướng và gây ra sự chia rẽ Bóng ma của chủ nghĩa khủng bố vẫn đeo đẳng người dân Mỹ Người dân Mỹ bất bình đặt câu hỏi vậy trong 10 năm qua, Chính phủ của họ đã tiêu tốn bao nhiêu tiền của và tính mạng của con em họ vào một cuộc chiến chống khủng bố, phải chăng là “vô nghĩa”? Trên bình diện quốc tế, cuộc chiến chống khủng bố mà Mỹ tiến hành đang trở nên “mù mờ” và mất định hướng Khi muốn đưa quân đến bảo vệ các lợi ích của nước

Mỹ, không hiểu là “thực chất” hay “núp bóng”, Washington đều giải thích là để “chống khủng bố”

Tình hình bất ổn hiện nay tại Afghanistan và Iraq cũng cho thấy các quốc gia này là chiến trường chính trong cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ chẳng thu được gì ngoài bất ổn, chia rẽ và thương vong Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan có các tác dụng ngược Người dân địa phương ngày càng xem các lực lượng nước ngoài như kẻ chiếm đóng Mỗi cuộc không kích phe nổi dậy làm thường dân thiệt mạng, càng làm người dân Afghanistan căm ghét quân đội nước ngoài

Những vụ ném bom “nhầm” làm hàng trăm dân thường chết oan liên tục xảy ra tại Afghanistan Rồi những bí mật “rùng mình” về cách thức CIA đối xử với những người bị Mỹ coi là nghi can khủng bố Tất cả cho thấy có tình trạng “lạm dụng quyền lực” để “làm bừa” trong công tác chống khủng bố dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Bush Không cho phép tình trạng này tiếp diễn vừa là yêu cầu, trách nhiệm cấp bách vừa là thách thức to lớn đối với chính quyền của Tổng thống Obama Tuy nhiên, sẽ là ảo tưởng nếu hy vọng Mỹ sớm đưa ra một chiến lược chống khủng bố hiệu quả, khi mà chính quyền của ông Obama vẫn loanh quanh với kế hoạch tăng thêm quân hay phân vân việc có hay không đối thoại với Taliban, tìm cách thuyết phục những thành phần ôn hoà trong lực lượng này quay lưng với chủ nghĩa khủng bố Bóng đen của cuộc chiến ở Iraq đang bao trùm lên chính sách của Mỹ và lên quan điểm của cả thế giới về cuộc chiến chống khủng bố

Tác động cuộc đấu tranh chống Al-Qaeda của Mỹ đối với quan hệ quốc tế

3.2.1 Tác động đối với quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh

Từ khi lên nắm quyền thay cho Bin Clinton chính quyền Tổng thống Bush đã chú trọng làm ấm lại mối quan hệ của Mỹ với các nước đồng minh NATO, cũng như các nước đồng minh quan trọng ở Châu Á (Nhật Bản, Hà

41 http://vneconomy.vn/the-gioi/nha-nuoc-hoi-giao-kiem-tien-nhu-the-nao-20140826072153232.htm

Quốc, Australia, Philippin, Thái Lan ), sau sự kiện ngày 11/9/2001 mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia đồng minh càng được gắn kết, củng cố Mỹ và các quốc gia có cùng sự nhận thức về mối nguy hiểm, sự đe dọa từ CNKB và

AQ và đây là một chất xúc tác mới tăng cường sự hợp tác về an ninh song phương và đa phương của Mỹ

Quan hệ Mỹ - NATO: NATO là tổ chức hợp tác an ninh được Mỹ và các quốc gia đồng minh ở Châu Âu thành lập trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô, mối quan hệ giữa Mỹ - NATO đã giảm đi đôi chút Sau sự kiện 11-9- 2001 khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố và

AQ thì mối quan hệ này lại được hâm nóng trở lại Trong cuộc chiến chống khủng bố hơn một thập kỷ qua, vai trò của NATO là rất quan trọng, NATO đã duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, tình báo, quân sự, tham chiến, tài chính góp phần to lớn vào những thành tựu trong cuộc chiến với AQ Các nước NATO cũng là mục tiêu và nạn nhân trong những tấn công của phần tử khủng bố, đặc biệt là vụ khủng bố ở Anh, Tây Ba Nha, Pháp để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nhưng các quốc gia trong NATO vẫn ủng hộ, giúp đỡ Mỹ trong cuộc chiến này Tuy nhiên, do Mỹ thực hiện các chính sách đơn phương đã làm cho mối quan hệ giữa Mỹ và các nước trong khối NATO bị ảnh hưởng nhất định, một số nước trong khối NATO như: Đức, Pháp phản đối và chỉ trích chính sách đơn phương của Mỹ

Quan hệ Mỹ - Nhật Bản: Hợp tác Mỹ - Nhật cảng trở nên sâu sắc hơn khi hai nước cùng nhau bắt tay trong cuộc chiến chống CNKB nói chung và chống AQ nói riêng Chính phủ Nhật Bản luôn ý thức được mối nguy hiểm từ những phần tử khủng bố, có thể bị tấn công khủng bố bất cứ lúc nào, đặc biệt Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Châu Á Kể từ sau khi

Chiến tranh lạnh kết thúc Nhật Bản không được phép xây dựng quân đội, tham gia bất kì hoạt động quân sự nào trong khu vực và quốc tế Với sự ủng hộ trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động Nhật Bản đã đạt được hai mục đích quan trọng: một là, tăng cường, thúc đẩy sự hợp tác an ninh Mỹ

- Nhật; hai là, Nhật có lý do chính đáng để xây dựng và phát triển lực lượng phòng vệ, tăng cường lực lượng quốc phòng và các biện pháp chống khủng bố, đặc biệt là được phép gửi quân đến Iraq tham gia vào cuộc tái thiết đất nước này

Tại khu vực Đông Á, Đông Nam Á: mượn cớ "chống khủng bố", Mỹ đã đưa quân vào Philippines, tăng cường hợp tác an ninh quân sự với Thái Lan , Singgapore, Hàn Quốc Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ nhằm tăng cường sự hiện diện trong khu vực và gia tăng cơ hội hợp tác với các nước đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố và các lĩnh vực khác

3.2.2 Tác động với quan hệ của Mỹ với các cường quốc Quan hệ Mỹ -Trung: Cuộc chiến chống khủng bố và chống AQ đã tác động lớn đến mối quan hệ giữa hai quốc gia Khi mới lên nhậm chức, tổng thống G W Bush đã thi hành những chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc và coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh chiến lược"của Mỹ Nhà Trắng đã thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc và trở thành đối thủ cạnh nguy hiểm nhất của Mỹ, đặc biệt là tăng cường mối quan hệ với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Australia nhưng đồng minh thân thiết của Mỹ tạo vòng vây ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực và quốc tế Sự kiện tháng 4/2001, máy bay của Mỹ đâm vào máy bay quân sự của Trung Quốc trên không phận của Trung Quốc và vấn đề Đài Loan đã đẩy mối quan hệ Trung - Mỹ trở lên rất căng thẳng

Tuy nhiên, vụ khủng bố 11/9 xảy ra, Mỹ phát động cuộc chống khủng bố và AQ trên toàn cầu đã mở ra cơ hội cải thiện và hòa giải quan hệ Mỹ -Trung

Mỹ nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố: (i) Trung Quốc có vị trí gần với Afghanistan, Afghnistan là quốc gia tập trung nhưng cơ quan đầu não và cơ sở huấn luyện khủng bố của AQ, đặc biệt là nơi ẩn náu của Bin Laden, phần tử khủng bố nguy hiểm nhất mà Mỹ đang muốn tiêu diệt (ii) Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan, là đồng minh quan trọng của Pakistan và có quan hệ không chính thức với chính quyền Taliban (iii) Trung Quốc là quốc gia Ủy viên thường trực HĐBA của LHQ, họ có quyền bỏ phiểu biểu quyết những chính sách của LHQ đưa ra Chính vì vậy Mỹ cần có sự ủng hộ của Trung Quốc để LHQ thông quan những chính sách chống khủng bố mà Mỹ trình lên, đặc biệt là trong cuộc chiến với Taliban và AQ ở Afghanistan Đối với Trung Quốc việc hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố Trung Quốc muốn Mỹ phải từ bỏ việc dùng chiêu bài nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc khi nước này xử lý các hành động khủng bố và ly khai trên lãnh thổ mình Vì vậy, hợp tác chống khủng bố đã trở thành cơ hội để hai quốc gia xích lại gần nhau hơn, bỏ qua những bất đồng, mẫu thuẫn cùng hướng tới mục tiêu chống khủng bố Thông qua hợp tác chống khủng bố, Trung Quốc nâng cao vị thế của mình trong mối quan hệ với Mỹ, đồng thời thể hiện được vai trò của một cường quốc trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế

Mối quan hệ Mỹ -Trung đã được ấm lên nhờ cùng nhau đấu tranh chống khủng bố, nhưng đây chỉ là sự hợp tác mang tính thời điểm và trong một vấn đề cụ thể, thực chất là hai quốc gia vẫn có những cạnh tranh, đối phó với nhau Ý đồ duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài của Mỹ tại Trung Á và tăng cường hợp tác an ninh, quân sự với các nước đồng minh ở khu vực Đông Bắc Á và khu vực Đông Nam Á đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, chính trị của Trung Quốc Trung Quốc tăng cường hoạt đông quan hệ song phương với Nga theo tinh thần "quan hệ đối tác chiến lược" và thông qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải để đẩy mạnh về an ninh, chống khủng bố, các vấn đề quốc tế nhằm tạo thế đối trọng với Mỹ

Quan hệ Mỹ - Nga: Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1990, nước

Nga được thành lập, và kế thừa vai trò, vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế, từ đó mối quan hệ giữa Nga và Mỹ cũng có những chuyển biến tích cực hơn so với thời kỳ chiến tranh lạnh Tuy nhiên, về cơ bản mối quan hệ giữ hai quốc gia vẫn rất căng thẳng do Mỹ vẫn muốn ngăn chặn sự phát triển và tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực và thế giới Mỹ đã thi hành những chính sách đối ngoại cứng rắn, xây dựng kế hoạch phòng thủ tên lửa ở các nước đồng minh ở Đông Âu, cũng như việc Mỹ mở rộng NATO về phía Đông, tiến sát biên giới phía Tây của Nga Những việc làm trên đẩy đẩy quan hệ hai nước trở nên mâu thuẫn và căng thẳng

Sau sự kiện 11/9, quan hệ Mỹ - Nga có những chuyển biến tích cực hơn, với nhu cầu cần có sự ủng hộ của Nga trong cuộc chiến chống CNKB và Al- Qaeda Nga có thể cung cấp một lượng tin tình báo lớn về dân chúng và địa hình cũng như các mối quan hệ đặc biệt giữa Nga đối với Afghanistan Ngoài ra Nga còn có căn cứ quân sự tại Tajikistan với 25000 quân đồn trú Nga là một trong năm nước thường trực HĐBA LHQ nên Mỹ rất cần sự ủng hộ của Nga trong cuộc chiến AQ và CNKB để Mỹ có thể thực hiện các chính sách chống khủng bố thông qua LHQ Vì tầm quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống AQ và CNKB, Mỹ đã điều chỉnh những chính sách đối ngoại với Nga: Mỹ đã giảm nhẹ phản ứng đối với hành động của Nga tại Cộng hòa Chesnhia, tạm dừng vấn đề nhân quyền, ủng hộ Nga trong việc gia nhập WTO Nga cũng muốn hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố do

Mỹ phát động, hợp tác an ninh, tình báo và quân sự với Mỹ vì Nga có lợi ích trong cuộc chiến chống khủng bố này, thể hiện trên 4 lợi ích: thứ nhất, Mỹ và các nước phương Tây giảm bớt sự chỉ trích hành động của Nga ở Cộng hòa Chesnhia; thứ hai, Nga có thêm thời gian để đàm phán với Mỹ trong việc cắt giảm vũ khí hạt nhân, chương trình xây dựng phòng thủ tên lửa quốc gia và làm chậm kế hoạch mở rộng NATO sang phái Đông; thứ ba, Nga sẽ có thời gian để ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Á; thứ tư, đây là cơ hội để Nga chứng tỏ quan hệ hợp tác bình đẳng, thân thiện với Mỹ hòng thu hút đầu tư của Mỹ vào Nga; thứ năm, thể hiện được vai trò, trách nhiệm của một cường quốc trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế, qua đó nâng cao vai trò của Nga trên trường quốc tế

Ngày đăng: 06/12/2022, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN