1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành

98 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Tín Dụng Xanh Tại Ngân Hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Hà Thành
Tác giả Nguyễn Việt Dũng
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Thu Hương
Trường học Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN và thực tiễn VỀ phát triển TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
    • 1.1. Những vấn đề chung về tín dụng xanh (16)
      • 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng xanh (16)
      • 1.1.2. Vai trò của tín dụng xanh (23)
      • 1.1.3. Phân loại Tín dụng xanh (26)
      • 1.1.4. Nguyên tắc – điều kiện cấp tín dụng xanh (28)
      • 1.1.5. Quy trình cấp tín dụng (29)
    • 1.2. Tổng quan về phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại (31)
      • 1.2.1. Khái niệm phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại (31)
      • 1.2.2. Tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại 25 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng xanh (32)
    • 1.3. Kinh nghiệm phát triển tín dungh tại một số Ngân hàng trong nước và quốc tế (36)
      • 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của một số ngân hàng thương mại (36)
      • 1.3.2. Kinh nghiệm tại một số quốc gia (40)
      • 1.3.3. Bài học kinh nghiệm (45)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – (47)
    • 2.1. Tổng quan Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và (47)
      • 2.1.1. Về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (47)
      • 2.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – (48)
    • 2.2. Thực trạng về phát triển tín dụng xanh của Chi nhánh Hà Thành (51)
      • 2.2.1. Tổng quan phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam (51)
      • 2.2.2. Thực trạng phát triển tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành (55)
      • 2.2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành (62)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành (74)
      • 2.3.1. Kết quả phát triển tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành (74)
      • 2.3.2. Hạn chế (77)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (79)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH (81)
    • 3.1. Cơ hội và thách thức trong việc phát triển tín dụng xanh (81)
      • 3.1.1. Xu hướng tín dụng trên thế giới (81)
      • 3.1.2. Cơ hội và thách thức cho phát triển tín dụng xanh (84)
    • 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành (88)
      • 3.2.1. Đa dạng hóa danh mục tín dụng xanh (88)
      • 3.2.2. Đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ (89)
      • 3.2.3. Xây dựng các sản phẩm, chính sách riêng đối với tín dụng xanh (89)
      • 3.2.4. Gia tăng nguồn vốn huy động (90)
      • 3.2.5. Đặt ra các mục tiêu phát triển tín dụng xanh tại Chi nhánh (91)
      • 3.2.6. Truyền thông để nâng cao nhận thức về tín dụng xanh (91)
    • 3.3. Các kiến nghị nhằm phát triển tín dụng xanh (91)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (91)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (93)

Nội dung

Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành.

CƠ SỞ LÝ LUẬN và thực tiễn VỀ phát triển TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Những vấn đề chung về tín dụng xanh

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của tín dụng xanh

1.1.1.1 Định nghĩa về tín dụng xanh

- Về tín dụng nói chung:

Quan hệ tín dụng đã ra đời và tồn tại từ lâu để giải quyết vấn đề dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên giữa các chủ thể trong nền kinh tế

Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH2 ngày 16/06/2010, Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Theo Mục 14, Điều 4, Chương I của Luật các TCTD)

Một định nghĩa khác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản (vốn) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm người sử dụng vốn hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu (PGS TS Nguyễn Văn Tiến, 2005)

Về bản chất, tín dụng có nghĩa là một mối quan hệ gồm tối thiểu hai chủ thể, trong đó có sự chuyển giao giữa hai bên về tiền hoặc tài sản cho bên kia được quyền sử dụng theo một quy ước thỏa thuận cụ thể về thời gian, chi phí, cách thức và có sự cam kết hoàn trả đầy đủ và kèm theo một khoản tiền khác như một khoản chi phí sử dụng tài sản Tùy theo các chủ thể tham gia giao dịch mà có thể chia tín dụng thành một số loại như sau:

- Tín dụng thương mại: Là loại hình mà các chủ thể tham gia là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân cấp cho nhau không có sự tham gia của ngân hàng Hình thức phổ biến nhất đó là trả chậm

- Tín dụng nhà nước: Là quan hệ vay mượn giữa nhà nước và xã hội phục vụ các mục tiêu xã hội kinh tế chính trị

- Tín dụng cá nhân: là quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hoặc cá nhân với một cá nhân khác dưới một số hình thức như: tổ chức phát hành trái phiếu và bán cho các cá nhân, các cá nhân vay mượn tiền của nhau mà không thông qua một thị trường chính thức nào

- Tín dụng ngân hàng: Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, các cấp quản lý nhà nước hoặc cá nhân)

Trong các loại hình tín dụng nêu trên, Tín dụng ngân hàng là loại hình mang bản chất chung của tín dụng nhất Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng tiền tệ và ngân hàng sẽ đóng cả hai vai trò là người đi vay và người cho vay Tín dụng ngân hàng hoạt động trong phạm vi rộng hơn do mạng lưới chi nhánh phân bố khắp lãnh thổ và thu hút mọi chủ thể trong nền kinh tế Chính vì mức độ phủ sóng lớn do vậy ngân hàng đang dần trở thành một kênh hỗ trợ Chính phủ thực hiện các chính sách điều tiết kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường Tín dụng xanh là một nhánh trong rất nhiều các hình thức tín dụng khác

- Khái niệm về tín dụng xanh:

Theo Aizawa và Yang (2010), tín dụng xanh là một trong số những giải pháp áp dụng để đối phó với các thách thức môi trường và xã hội của thế giới thông qua các công cụ tài chính Có thể hiểu tín dụng xanh (Green Credit) là khoản vay mà các tổ chức tín dụng cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh không gây rủi ro đến môi trường, góp phần bảo vệ hệ sinh thái chung

Căn cứ vào khoản 1 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về tín dụng xanh được cấp cho dự án đầu tư sau đây: a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; b) Ứng phó với biến đổi khí hậu; c) Quản lý chất thải; d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên; e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường

Như vậy, tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng do các Tổ chức tín dụng thực hiện cấp đối với mục đích đầu tư, sản xuất hợp pháp và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hoặc các dự án, phương án có mục tiêu là giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường, cải thiện hệ sinh thái chung của xã hội Tín dụng xanh thực tế được thực hiện dưới nhiều hình thức cấp tín dụng khác nhau như: tài trợ vốn, bảo lãnh, LC… dành cho các phương án, dự án đã tính toán các tác động tích cực tới môi trường và phát triển bền vững của môi trường, ví dụ như: tài trợ các Dự án năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió, sinh khối ….), các dự án xử lý rác thải bảo vệ môi trường (nhà máy nước, nhà máy xử lý rác…), các dự án tiết kiệm năng lượng sử dụng các công nghệ hiện tại để giảm các nhu cầu tiêu hao nhiệt liệu, vật liệu…

Từ lâu nay, các nhà kinh tế đã nhận ra bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế là hai vấn đề có sự liên quan mật thiết và vô cùng đặc biệt Theo đó, môi trường là chủ thể và đồng thời cũng là khu vực để có thể phát triển, trong khi đó phát triển kinh tế là tác nhân chính gây ra các thay đổi về môi trường Trong mối liên hệ mật thiết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường này, các TCTD sẽ có một vị trí quan trọng giống như một mắt xích kết nối có tác động đến môi trường thông qua các định hướng trong hoạt động của các khách hàng Hoạt động kiểm soát vấn đề môi trường tại các TCTD tương tự như việc TCTD thực hiện kiểm soát rủi ro trong hoạt động Công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng sẽ giúp cho TCTD có thể giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể gây ra tổn thất đến TCTD, đồng thời còn phát triển được giá trị sinh lời cũng như gia tăng uy tín của TCTD Vì vậy, ngoài mục tiêu phát triển tín dụng đơn thuần, các TCTD còn cũng có trách nhiệm trong việc chú trọng và gia tăng các biện pháp để kiểm soát các ảnh hưởng đến môi trường và xã hội trong hoạt động kinh doanh, ngoài ra, các TCTD cần chú trọng đẩy mạnh các dịch vụ, sản phẩm, phương án và dự án có tác động tích cực tới môi trường Tín dụng xanh ra đời với mục tiêu thông qua việc giảm các tác động tiêu cực của khối doanh nghiệp đến môi trường - xã hội, tín dụng xanh không những có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường mà còn góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế

- Các khái niệm khác liên quan đến TDX:

+ Nền kinh tế xanh là nền kinh tế cải thiện đời sống của con người và tài sản xã hội, đồng thời tập trung vào việc giảm thiểu các hiểm họa môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái và khan hiếm tài nguyên Đây được coi là một mô hình mới, góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc - 2010)

+ Tăng trưởng xanh: được hiểu là sự “xanh hóa” nền kinh tế truyền thống đồng thời là một chiến lược kinh tế để có thể hướng đến nền kinh tế xanh Có thẻ hiểu rằng, tăng trưởng xanh là một kế hoạch nhằm tối đa hóa sản lượng kinh tế và giảm thiểu các tác động xấu đến hệ sinh thái Tăng trưởng xanh được coi là hướng đi mới để có thể tăng trưởng kinh tế gắn với với mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo môi trường bền vững Tăng trưởng xanh tập trung vào chất lượng tăng trưởng thông qua thúc đẩy hiệu quả sinh thái, ngoài ra, sự khác biệt giữa tăng trưởng xanh so với tăng trưởng truyền thống đó là không đặt mục tiêu “Phát triển trước, bảo vệ môi trường sau”, thay vào đó, tăng trưởng xanh sẽ đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn, kết hợp các mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải CO2 trong hoạt động sản xuất kinh doanh làm động lực cho tăng trưởng Tóm lại, tăng trưởng xanh là quá trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời duy trì và phát triển vốn tự nhiên; giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường; kiềm chế phát thải khí nhà kính; và cung cấp nhiều việc làm hơn cho xã hội (theo Chương trình môi trường Liên hợp quốc - 2010)

+ Một khái niệm mới trong lĩnh vực tín dụng xanh đó là “Ngân hàng xanh” Với nghĩa rộng thì “Ngân hàng xanh chính là Ngân hàng bền vững” (Imeson M., và Sim A., 2010) Để đảm bảo việc phát triển một cách bền vững thì các ngân hàng cần có các chủ trương được xác định dựa vào các đánh giá tổng thể, toàn cảnh hơn, đồng thời các ngân hàng cũng cần hành động dựa trên các lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của nền kinh tế, xã hội và các yếu tố về môi trường Việc này sẽ tạo ra một mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và nếu các ngân hàng đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường thì hoạt động phát triển mới thực sự bền vững Theo nghĩa hẹp,

Tổng quan về phát triển tín dụng xanh tại các ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại

Phát triển tín dụng nói chung được hiểu là quá trình thay đổi theo chiều hướng tiến bộ hoàn thiện của hoạt động tín dụng bao gồm sự gia tăng về quy mô, hiệu quả, quá trình hoàn thiện chính sách, quy trình tín dụng theo hướng nhanh, gọn, thuận tiện trên cơ sở đảm bảo quản lý được các rủi ro trong hoạt động tín dụng

Hoạt động TDX mang lại nhiều lớn ích lớn về tăng trưởng, đẩy mạnh nền kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân đồng thời cũng thực hiện tốt các yếu tố nhằm bảo vệ môi trường Do đó việc phát triển TDX đã và đang được nhiều NHTM tại Việt Nam quan tâm Có thể nói, phát triển TDX tại NHTM được hiểu là việc tăng tỷ trọng TDX trên tổng dư nợ của các NHTM, và đồng thời là nâng cao chất lượng cấp tín dụng cho các lĩnh vực xanh tại các NHTM

1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng xanh tại ngân hàng thương mại

1.2.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là tiêu chí nhằm mục đích đánh giá sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng xanh qua từng năm, đồng thời đánh giá mức độ cho vay đối với lĩnh vực xanh của nền kinh tế Ngoài ra, tỷ lệ này cũng được sử dụng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng xanh của ngân hàng Chỉ tiêu nãy càng cao có nghĩa là hoạt động cấp tín dụng đối với các lĩnh vực xanh của ngân hàng đang có sự tăng trưởng và ngược lại

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%) = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦−𝐷ư 𝑛ợ 𝑐ù𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 1.2.2.2 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV là chỉ tiêu nhằm mục đích so sánh sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng xanh qua các năm tuy nhiên chỉ tiêu này mang tính chất thời kỳ chứ không phải tích chất thời điểm như tỷ lệ tăng trưởng dư nợ Nó bao gồm toàn bộ các khoản cho vay phát sinh kể cả các khoản vay đã thu hồi đối với các lĩnh vực xanh của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = (𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦 −𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑐ù𝑛𝑔 𝑘ỳ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) 1.2.2.3 Tỷ trọng lãi thu được từ TDX (%)

Chỉ tiêu này thể hiện tỷ trọng lãi thu được của hoạt động TDX trong tổng thu lãi của toàn bộ các khoản tín dụng trong cùng một thời gian Chỉ tiêu này sẽ cho biết mức độ đóng góp từ tín dụng xanh vào tổng thu của TCTD, chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thể hiện hoạt động TDX của NHTM đang có hiệu quả cao và chiếm tỷ trọng lớn so với tín dụng truyền thống

Tỷ lệ thu lãi từ TDX (%) = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑥𝑎𝑛ℎ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu Đi đôi cùng việc phát triển tín dụng luôn cần phải đảm bảo chất lượng nợ tương ứng Đối với TDX cũng cần phải đảm bảo chất lượng nợ, tiêu chí này sẽ được thể hiện thông qua tỷ lệ các khoản nợ xấu phát sinh trong tổng số dư cấp tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu được duy trì dưới 3% được coi là tương đối tốt

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ được phân loại nhóm 3, 4 và 5 theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng nhà nước, hiện tại là Thông tư số: 11/2021/TT- NHNN ngày 30/07/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập DPRR và việc sử dụng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Theo đó, việc phân loại nợ thực hiện như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản vay trong hạn và có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Là các khoản nợ quá hạn trên 10 ngày và dưới 90 ngày

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến

180 ngày, trừ khoản nợ quy định khác;

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định khác;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng xanh

1.2.3.1 Sự phát triển kinh tế

Mọi hoạt động trong nền kinh tế sẽ tạo thành một hệ thống có tính chất liên quan, ràng buộc lẫn nhau Nên mọi sự thay đổi của nền kinh tế đều sẽ tạo ra sự biến động và ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực khác, trong đó bao gồm cả hoạt động của các NHTM nói chung và các khoản TDX nói riêng Trong giai đoạn nền kinh tế khởi sắc thì tốc độ tăng trưởng kinh thế đạt mức tương đối cao và được duy trì một cách ổn định, điều này sẽ tạo ra tác động hướng tới các phương án nhằm phát triển bền vững vi vậy các dự án xanh của các công ty mới được triển khai thực hiện kéo theo về các nhu cầu vốn để phục vụ tài trợ cho các Dự án này Từ đó, sẽ là thời cơ của các NHTM gia tăng các khoản vay TDX Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, nền kinh tế rất bất ổn, các doanh nghiệp không thể đảm bảo bảo được các phương án kinh doanh đưa ra có hiệu quả do vậy đa số các chủ đầu tư không có nhu cầu vay vốn hoặc lo lắng về khả năng không hoàn trả được vốn vay cho các dự án đã đầu tư Để xác định xem một nền kinh tế đang phát triển như thế nào thì chúng ta sẽ thực hiện đánh giá sự tăng trưởng GPD và GDP bình quân đầu người hằng năm Tuy nhiên, ngoài ra cũng cần đánh giá thêm các chỉ số tổng thu nhập quốc dân (GNI) và thu nhập bình quân đầu người

Môi trường pháp luật là một yếu tố có tác động mạnh đến việc phát triển TDX của các NHTM Môi trường pháp luật là toàn bộ các văn bản pháp lý của chính phủ có liên quan đến tín dụng xanh Trong trường hợp, các văn bản pháp lý này không được quy định một cách rõ ràng, cụ thể, thiếu sót thì sẽ gây nên các kẽ hở dẫn tới nhiều vướng mắc khi thực hiện đồng thời gây ra nhiều thiệt hại cho cả Chủ đầu tư lẫn TCTD Ngược lại, trong trường hợp các văn bản pháp lý được quy định rõ ràng, chi tiết và phù hợp với các văn bản pháp luật khác sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo nguyên tắc và ổn định của thị trường từ đó phát triển TDX nói riêng và đảm bảo hoạt động NHTM được vận hành trơn tru và hiệu quả

Hệ thống luật pháp được đồng bộ và phù hợp sẽ là cơ sở thuận lợi để các NHTM có các chiến lược phát triển rõ ràng, xây dựng được các quy trình ổn định, có khả năng kiểm soát tốt rủi ro trong hoạt động, giảm thiểu các tiêu cực, đồng thời gia tăng hiệu quả hoạt động Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước có thể kiểm soát và điều tiết được thị trường tiền tệ ổn định Việc đánh giá yếu tố môi trường pháp luật thường tương đối khó khăn vì với mỗi nền kinh tế khác nhau, môi trường pháp luật có thể gây ảnh hưởng theo nhiều kịch bản khác nhau Tuy nhiên, về cơ bản, yếu tố môi trường pháp luật được đánh giá thông qua sự cụ thể, rõ ràng của các thông tư, luật, quy định…, ngoài ra còn là sự dễ hiểu, tinh gọn, thống nhất Đồng thời, yếu tố môi trường pháp luật còn được đánh giá qua sự giám sát, thực thi các cơ chế ưu đãi hay phạt các hành vi vi phạm

Sự cạnh tranh là nhân tố tồn tại và có ảnh hưởng lớn đến việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của toàn bộ các loại hình công ty Vì vậy, lĩnh vực tài chính cũng có sự cạnh tranh rất lớn giữa các TCTD với nhau, các yếu tố cạnh tranh chính thường là: lãi suất cho vay, các loại sản phẩm chuyên biệt, chính sách tín dụng Các yếu tố này tạo nên sự ảnh hưởng lớn việc phát triển TDX tại NHTM Việc cạnh tranh lẫn nhau như vậy có thể coi là một đua và nền tảng của mỗi TCTD là năng lực nội tại của chính TCTD đó Từ năng lực cụ thể, các TCTD đều sẽ xây dựng một yếu tố đặc biệt vượt trội trong chính sách, sản phẩm, dịch vụ hoặc nhóm khác hàng mục tiêu so với các TCTD khác Đây là sẽ là mũi nhọn của từng ngân hàng góp phần thu hút thị phần TDX hiện nay

1.2.3.4 Các chính sách của Nhà nước

Trong trường hợp Chính phủ triển khai các biện pháp để kích cầu, khuyến khích việc đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước, thu hút các khoản đầu tư quốc tế vào những dự án xanh như: nới lỏng tín dụng, ưu đãi thuế các doanh nghiệp thành lập mới, gia tăng công việc cho người lao động sẽ tạo ra các yếu tố để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, tăng GDP, giảm thiểu thất nghiệp, từ đó gia tăng các nhu cầu về vốn của các công ty kéo theo đó là làm cho hoạt động TDX của các NHTM phát triển hơn Các chính sách của Nhà nước được đánh giá dựa trên các chính sách khuyến khích có tính thực tế cao hay thấp, các chính sách có kịp thời để hỗ trợ các nhà đầu tư không

1.2.3.5 Giới hạn tín dụng của mỗi tổ chức tín dụng

Theo Quy định hiện tại của NHNN, mỗi năm các TCTD được cấp một giới hạn tín dụng cụ thể nhằm kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng, thông thường là 14% và được chia thành 2 giai đoạn từ 01/01 đến 30/06 và từ 01/07 đến 31/12, với mỗi giai đoạn là 7% Với tốc độ phát triển tín dụng tương đối nhanh của các TCTD như hiện nay thì mức giới hạn này rất nhanh sẽ được sử dụng hết đặc biệt đối với các TCTD lớn như BIG4, hay VPBank, TechcomBank… Do vậy, việc phát triển tín dụng nói dung và tín dụng xanh nói riêng sẽ bị ảnh hưởng lớn từ việc giới hạn được NHNN cấp theo từng TCTD

1.2.3.6 Định hướng, chính sách tín dụng của từng tổ chức tín dụng

Mỗi một TCTD sẽ có một chiến lược phát triển khác nhau, dẫn tới định hướng kinh doanh khác nhau Từ những định hướng kinh doanh này sẽ là tiêu chí để các bộ phận về sản phẩm lập và đưa ra các sản phẩm tín dụng với các nội dung khác nhau nhằm định hướng các bộ phận kinh doanh ưu tiên vào các mục tiêu đã được xác định Thông thường, các định hướng này sẽ được cụ thể ở các nội dung như chính sách về tín dụng được nới lỏng hơn, các chính sách về phí, lãi suất cũng ưu đãi hơn so với các khoản vay thông thường khác, ngoài ra, có thể định hướng thêm bằng các chế độ về giá vốn cho các đơn vị kinh doanh khi thực hiện cho vay đối với các nhóm ngành theo định hướng Đây sẽ là một trong những yếu tố có tác động lớn đến việc phát triển một nhóm ngành tín dụng cụ thể nào đó do ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của từng đơn vị kinh doanh, chi nhánh ngân hàng

Kinh nghiệm phát triển tín dungh tại một số Ngân hàng trong nước và quốc tế

1.3.1.Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh của một số ngân hàng thương mại trong nước

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam Á Bank)

Ngân hàng TMCP Nam Á đã được trao danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu về Tín dụng xanh” trong 2 năm liên tiếp (2019 và 2020) cho thấy Nam Á Bank là một trong những ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực tín dụng xanh Theo đó, Nam Á Bank đã đáp ứng đầy đủ, xuất sắc bộ tiêu chí của giải thưởng như:

+ Các sản phẩm xanh của Nam Á Bank được thiết kế tương đối tốt và đã được danh mục triển khai các sản phẩm của Nam Á Bank

+ Thiết kế chi tiết các điều kiện để được áp dụng các mức lãi suất ưu đãi, quy định về bảo đảm tiền vay… cho sản phẩm TDX

+ Thành công trong việc vận hành chương trình Quản lý rủi ro môi trường & xã hội để phục vụ cho việc đánh giá các khoản TDX

+ Trong quá trình thẩm định phê duyệt cho vay, Nam Á Bank đã thực hiện áp dụng thêm các tiêu chuẩn về môi trường vào trong nội dung thẩm định… Để đạt được các thành tựu này, Nam Á Bank đã chú trọng mở rộng quy mô TDX từ rất sớm và là một trong những ngân hàng đầu tiên tham gia vào lĩnh vực tín dụng xanh Trên thực tế, Nam Á Bank thường xuyên thực hiện các khoản vay TDX theo các chương trình ưu đãi thuộc các gói cho vay, cung cấp vốn nhiều phương án, dự án thân thiện với môi trường trong nhiều năm gần đây Đây là ngân hàng đầu tiên trong các NHTM không có vốn nhà nước thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện hợp tác với Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu GCPF để phục vụ các khoản vay TDX tại Việt Nam Đây là bước đi rất đúng với phương châm hoạt động ngân hàng xanh của Bộ ban ngành và NHNN Với chiến dịch này, Nam Á Bank đã dành ưu đãi cho nguồn vốn phục vụ cho các dự án đầu tư có gắn liên với việc bảo vệ môi trường và xã hội Theo đó lãi suất cho vay từ 7%/năm, sản phẩm này đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng hoạt động kinh doanh, đồng thời định hướng phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững

Hiện nay, Nam Á Bank đang tập trung tài trợ 6 nhóm tín dụng xanh với đối tượng được xác định tương đối cụ thể bao gồm: Tiêu dùng xanh (mua sắm các thiết bị gia đình tiết kiệm điện có nhãn chứng nhận năng lượng từ 3 sao trở lên hoặc phương tiện di chuyển chạy bằng điện), năng lượng tái tạo, nông nghiệp xanh (đầu tư nâng cấp hệ thống tưới và phương pháp canh tác hiệu quả), xây dựng (đầu tư các dự án có sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường), dệt may, nhà xanh (mua căn hộ thuộc danh sách tòa nhà xanh)

Tên gói tín dụng Thông tin gói tín dụng

Chương trình ưu đãi lãi vay – Tín Dụng Xanh

- Loại tiền cho vay: VND

- Gói lãi suất ưu đãi Premium: Từ 7%/năm

- Gói lãi suất ưu đãi Tín dụng xanh:

+Ngắn hạn: 8,8%/năm +Trung dài hạn:

* Sau 24 tháng: theo lãi suất ưu đãi của Nam A Bank

(Nguồn:Website Ngân hàng TMCP Nam Á)

1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

HDbank là một trong các TCTD tiên phong trong việc triển khai các chương trình TDX và cung cấp nguồn vốn để phát triển các dự án năng lượng tái tạo và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đã đạt được nhiều thành tựu

+ Năm 2019, HDBank là Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh

+ Đến tháng 8/2021, số dư cho vay TDX tại HDBank đạt 13,5 nghìn tỷ

HDBank đã thực hiện đồng bộ nhiều hình thức đẩy mạnh tín dụng như:

+ HDBank ban hành chương trình với giá trị 10 nghìn tỷ đồng nhằm mục tiêu phục vụ các khoản tín dụng thuộc nhóm nông nghiệp được ứng dụng công nghệ cao

+ Ngoài ra, HDBank đã được Proparco - Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp đã cung cấp khoản tín dụng trị giá lên tới 50 triệu USD cho các khoản vay thuộc nhóm các dự án xanh và thúc đẩy phát triển bền vững Trước đây HDbank chưa từng hợp tác vay vốn với Proparco, do vậy khoản vay này sẽ đem lại cho

HDBank một nguồn vốn rẻ, hiệu quả, để nối tiếp chính sách tài trợ, vay vốn cho các khoản vay xanh tại Việt Nam mà HDBank đã thực hiện nhiều năm qua

+ Năm 2021, HDbank tiếp tục nhận được khoản vay dài hạn với giá trị 70 triệu USD do IFC tài trợ, nhằm mục đích phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo Ngoài ra, các trái phiếu quốc tế chuyển đổi do HDBank phát hành cũng được IFC đầu tư lên tới 95 triệu USD, các khoản trái phiếu này được phát hành với mục đích tạo nguồn vốn hỗ trợ cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa Tính đến thời điểm hiện tại, các thỏa thuận hợp tác giữa IFC và HDBank đã có giá trị hơn 200 triệu USD, đến tháng 5/2022, 2 bên tiếp tục có thỏa thận hợp tác chiến lược với giá trị 1 tỷ USD trong 3 năm tới với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

+ Ngày 31/10/2021, HDBank và quỹ dầu tư quốc tế Affinity Equity Partners đã ký kết Thoả thuận hợp tác về việc hỗ trợ và huy động vốn cho HDBank dành cho các doanh nghiệp Việt Nam trị giá 300 triệu USD, nhằm tài trợ cho các chương trình đáp ứng tiêu chí ESG, phát triển bền vững

Với hàng loạt các thỏa thuận được ký kết với các đối tác lớn từ nước ngoài, HDBank đang có kế hoạch phát triển danh mục các khoản tín dụng tài trợ khí hậu đạt 800 triệu USD vào năm 2025, và với sự hỗ trợ này, HDBank sẽ góp phần giảm phát thải khí CO2 khoản 54.000 tấn/năm

1.3.1.3 Kinh nghiệm phát triển Tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

VPBank là một trong các TCTD rất tích cực trong hoạt động phát triển tín dụng xanh và đã đạt được nhiều thành tích

Năm 2020, VPBank là ngân hàng đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn quốc tế toàn diện về cấp tín dụng xanh VPBank đã thực hiện xây dựng khung tín dụng xanh rất chi tiết và đầy đủ cho thấy định hướng phát triển mảng tín dụng xanh một cách có hệ thống của VPBank

Trong giai đoạn 2020-2021, VPBank cũng nhận được các nguồn tài trợ vốn cho tín dụng xanh từ các tổ chức trên thế giới như IFC, Proparco với tổng giá trị

262,5 triệu USD Đến cuối năm 2021, số dư cấp tín dụng về các lĩnh vực xanh của VPBank đạt khoảng 160 triệu USD

Nội dung Chính sách tại VPBank

Mục đích vay vốn Dự án xanh; Giao thông xanh; Năng lượng tái tạo và tối ưu hiệu quả năng lượng; Xử lý chất thải và ngăn ngừa ô nhiễm

Thời gian vay Tối đa 10 năm

Lãi suất cho vay Các khoản vay ngắn hạn (dưới 1 năm): 8,2 % -10%

Các khoản vay trung dài hạn: 10,1% Lãi suất ưu đãi cho khoản vay thuộc nhóm tín dụng xanh: giảm 1% so với lãi suất các khoản vay thông thường

(Nguồn: Website Ngân hàng TMCP VPBank)

1.3.2.Kinh nghiệm tại một số quốc gia

Tại Trung Quốc, tài chính xanh đã trở thành điểm sáng trong sự phát triển của ngành tài chính Tốc độ xây dựng hệ thống tài chính xanh đang được đẩy nhanh Các hệ thống liên quan đang dần được thiết lập và hoàn thiện Hoạt động kinh doanh tài chính xanh của Trung Quốc đã đạt được bước phát triển ban đầu trong thập kỷ qua Một số chính sách như tín dụng xanh, bảo hiểm xanh và chứng khoán xanh lần lượt được ban hành

Vào tháng 9 năm 2015, trong Kế hoạch cải cách tổng hợp để thúc đẩy tiến bộ sinh thái do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Quốc vụ viện ban hành, Trung Quốc đã xác định thiết kế cấp cao nhất để thiết lập hệ thống tài chính xanh của Trung Quốc Vào tháng 12 năm 2015, Nhóm Nghiên cứu Tài chính Xanh G20 được thành lập và bắt đầu nghiên cứu cách thúc đẩy sự phát triển của nền tài chính xanh toàn cầu nhằm huy động thêm nguồn lực tài chính và tăng tốc độ chuyển đổi xanh của nền kinh tế toàn cầu do sáng kiến của Trung Quốc thúc đẩy Vào tháng 3 năm 2016, Kế hoạch 5 năm về Phát triển Kinh tế và Xã hội của

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc thông qua đã đề xuất rõ ràng việc thiết lập một hệ thống tài chính xanh, phát triển tín dụng xanh, trái phiếu xanh và thành lập quỹ phát triển xanh Xây dựng một hệ thống tài chính xanh đã trở thành chiến lược quốc gia của Trung Quốc Vào tháng 8 năm

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

Tổng quan Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và

2.1.1.Về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ

Sau 64 năm thành lập và phát triển, BIDV trải qua nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tháng 6/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức thực hiện cổ phần hóa và có tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tên viết tắt là BIDV

BIDV triển khai nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư… Cá lĩnh vực kinh doanh của BIDV đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp nhiều thành tích cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện tốt các chính sách tiền tệ theo điều hành của NHNN và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam Đến cuối năm 2016, BIDV có quy mô tổng tài sản đạt trên 1 triệu tỷ đồng, đứng đầu các NHTM tại Việt Nam, Top 3 Asean, Top 500 doanh nghiệp toàn cầu và là Ngân hàng có thương hiệu nhất tại Việt Nam Tính đến tháng 09/2021, BIDV có mạng lưới gần 1.100 chi nhánh và phòng giao dịch tại 06 quốc gia, phục vụ trên

12 triệu khách hàng và hệ thống có hơn 25.000 cán bộ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp

Hiện nay, BIDV là TCTD có bề dày truyền thống nhất Việt Nam, được Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý như Huân Chương Hồ Chí Minh, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới BIDV tự tin hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực

2.1.2.Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành

Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh

Tên viết tắt: BIDV Hà Thành Địa chỉ trụ sở chính: Số 74 Thợ Nhuộm, phương Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Chi nhánh có 05 phòng giao dịch: PGD Tháp Hà Nội, PGD Bách Khoa, PGD

Lê Đại Hành, PGD Ô Chợ Dừa, PGD Yên Lãng

- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành

BIDV Hà Thành được tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Ban Giám đốc Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và đề ra các giải pháp chiến lược nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Dưới Ban Giám đốc là 5 khối: Khối quản lý khách hàng, Khối tác nghiệp, Khối quản lý rủi ro, Khối nội bộ và Khối trực thuộc

- Kết quả họat động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Hà Thành từ năm 2018 – 2021

+ Hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm Từ năm

2018 đến năm 2021 nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng vượt bậc từ 28.645,2 tỷ đồng lên 50.440,8 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 43% Thành tích này có được nhờ sự nỗ lực vô cùng lớn của Chi nhánh trong hoạt động Huy động vốn do những giai đoạn vừa qua, biến động chung của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thử thách do ảnh hưởng của dịch bệnh, các công ty, doanh nghiệp ít nhiều cũng có các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn tới dòng tiền của nền kinh tế là rất thấp dẫn tới khả năng huy động vốn của các NHTM nói chung gặp nhiều khó khăn

Về cơ cấu huy động vốn theo nhóm khách hàng, nếu như năm 2018, huy động vốn từ đối tượng TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhất là 46% trong tổng huy động vốn đồng thời cũng tăng trưởng đến năm 2021 đạt 28.803,5 tỷ đồng chiếm 57% Có thể thấy huy động từ TCKT chiếm ưu thế tại chi nhánh còn lại huy động từ ĐCTC cũng có sự biến động nhẹ từ 7.601,2 tỷ đồng lên 13.101,7 tỷ đồng, tuy nhiên về cơ cấu thì không có sự dịch chuyển nhiều, năm 2018 chiếm tỷ lệ 27% trong tổng cơ cấu và đến 2021 chiếm 26%

Huy động vốn dân cư đạt 7.920,3 tỷ đồng năm 2018, chiếm 28% tổng nguồn vốn huy động Đến năm 2021, huy động vốn dân cư đạt 8.535,6 tỷ đồng, chiếm 17% Có thể thấy huy động vốn dân cư có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2018 -

2021 nhưng mức tăng trưởng không đáng kể, chưa đạt được mục tiêu tăng trưởng huy động vốn dân cư của BIDV Hà Thành

Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của BIDV Hà Thành có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2018 - 2021 Nguyên nhân là do nền kinh tế tuy vẫn tồn tại một số khó khăn, cũng như nhiều thách thức nhưng cũng đã có tín hiệu hồi phục, đồng thời có những gói lãi suất cho vay hỗ trợ và các giải pháp giúp các doanh nghệp phục vụ của chính phủ, do đó doanh số giải ngân, thu nợ của BIDV Hà Thành cũng đã được cải thiện một cách đáng kể Tình hình tăng trưởng dư nợ qua các năm của BIDV Hà Thành cũng khá tốt Số dư cho vay của BIDV Hà Thành vẫn có sự tăng trưởng ổn định, từ mức dư nợ 15.440 tỷ đồng năm 2018 lên tới 23.026 tỷ đồng năm 2021 đạt tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân là 14,4%/năm trong giai đoạn 2018 - 2021 Doanh số giải ngân và doanh số thu nợ đối với KHDN cũng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2018-2021

Giai đoạn vừa qua, với mục tiêu xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại, năng động và cung cấp đa dạng dịch vụ của BIDV, BIDV Hà Thành tập trung hoàn thiện chất lượng cung cấp dịch vụ, thiết lập hệ thống quy tắc ứng xử, đặt ra các tiêu chuẩn tác phong và không gian thực hiện giao dịch, để tiếp tục nâng cao chất lượng về cả cơ sở chật vất cũng như phong cách phục vụ giao tiếp với khách hàng, để khách hàng có được trải nghiệm các dịch vụ tốt nhất Do đó, nguồn thu từ các sản phẩm dịch vụ khác của BIDV Hà Thành đang có xư tăng trưởng qua từng năm Năm 2018 thu dịch vụ ròng đạt 111,5 tỷ đồng và tăng đến năm 2021 đạt 154,1 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5%/năm

+ Kết quả hoạt động kinh doanh:

Giai đoạn qua, trước tình hình kinh tế Việt Nam và quốc tế có nhiều biến động xấu, dẫn tới nhiều công ty, TCTD đứng trước nguy cơ phá sản, sáp nhập, tái cơ cấu đồng thời số lượng người dân mất việc ngày càng tăng Mặc dù vậy, BIDV và BIDV Hà Thành nói riêng vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh tương đối ổn định và có sự phát triển BIDV Hà Thành có các hoạt động đa dạng với nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau như: tiền gửi, cho vay, dịch vụ, thanh toán quốc tế… đảm bảo đáp ứng toàn bộ các nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, từ đó tiếp tục xây dựng thương hiệu BIDV là ngân hàng hàng đầu Việt Nam đồng thời tiếp tục gia tăng hiệu quả kinh doanh

Biểu đồ 2.1 Thu ròng và chi phí hoạt động giai đoạn 2018-2021

(Nguồn: Phòng Kế hoạch tài chính - BIDV Hà Thành)

Tổng thu ròngTổng chi phíChênh lệch thu chi

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy tình hình hiệu quả kinh doanh của BIDV Hà Thành liên tục tăng qua các năm Cụ thể, năm 2018, tổng thu nhập của Chi nhánh đạt 818,9 tỷ đồng, tổng chi phí của Chi nhánh là 157,8 tỷ đồng, chênh lệch thu chi đạt 661,1 tỷ đồng Đến năm 2019, tổng thu nhập Chi nhánh đạt 1.118,2 tỷ đồng, tổng chi phí của Chi nhánh là 185,1 tỷ đồng, chênh lệch thu chi đạt 933,1 tỷ đồng Năm 2020, tổng thu nhập Chi nhánh đạt 1.318,1 tỷ đồng, tổng chi phí là 205,6 tỷ đồng, chênh lệch thu chi đạt 1.112,5 tỷ đồng Đến năm 2021, tiếp tục đà tăng trưởng, tổng thu nhập của Chi nhánh đạt 1.471,9 tỷ đồng, tổng chi phí đạt 234,7 tỷ đồng, chêch lệch thu chi đạt 1.237,2 tỷ đồng.

Thực trạng về phát triển tín dụng xanh của Chi nhánh Hà Thành

2.2.1.Tổng quan phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam

2.2.1.1 Định hướng của Việt Nam về TDX

Ngày 07/08/2018, NHNN đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam Theo đó mục tiêu của NHNN sẽ là gia tăng nhận thức và trách nhiệm xã hội của hệ thống ngân hàng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, có lộ trình xanh hóa hoạt động ngân hàng, định hướng nguồn vốn từ các TCTD vào việc tài trợ, cấp vốn đối với các dự án xanh, có tác động tích cực đến môi trường, đẩy mạnh các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đồng thời phát triển tăng trưởng xanh và bền vững Đẩy mạnh các hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh bằng cách nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với môi trường của hệ thống ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, cải thiện năng lực của NHTM để đảm bảo sự phát triên của các sản phẩm huy động và tín dụng vào các nguồn năng lượng sạch

Căn cứ, Quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018, chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bao gồm các nội dung chính như sau:

+ Cần phân bố nguồn vốn hiệu quả hơn trong việc phục vụ các nhu cầu của doanh nghiệp để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội;

+ Tín dụng xanh, ngân hàng xanh cần được ưu tiên đẩy mạnh phát triển với mục tiêu là cơ sở để thực hiện nền kinh tế xanh, tăng trưởng bền vứng, giảm khí nhà kính, đối phó với các vấn đề khí hậu biến đổi;

+ Tập trung gia tăng về quy mô cũng như tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực xanh như: điện mặt trời, điện gió, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, các ngành sản xuất tiết kiệm năng lượng và phát thải CO2 thấp… Bổ sung các điều kiện về môi trường, xã hội, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong quy trình thậm định cũng như các chương trình tài trợ vốn

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN cũng có Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 7/1/2019 về Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó thì NHNN ban hành 11 nhiệm vụ trọng tâm cần được thực hiện thường xuyên của ngành Ngân hàng phối hợp cùng các bộ ban ngành khác cùng triển khai thực hiện Trong đó có nêu nhiệm vụ về triển khai hoạt động ngân hàng xanh là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện

Như vậy, có thể thấy phát triển tín dụng xanh là một nhiệm vụ quan trọng được Chính Phủ, NHNN và các Bộ, Ban, ngành cùng thống nhất phối hợp thực hiện không chỉ vì phát triển kinh tế mà còn là phục vụ điều tiết định hướng tín dụng hướng tới phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường

2.2.1.2 Thực trạng phát triển TDX tại Việt Nam

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng:

Theo số liệu của NHNN, giai đoạn 2015 – 2021 thì ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của TDX tại các NHTM Cụ thể, năm 2015 tổng số dư nợ cho vay TDX tại các NHTM là 71.000 tỷ đồng, cuối năm 2020, con số này tăng lên 340.000 tỷ đồng và đến cuối năm 2021 đạt khoảng 451.000 tỷ đồng Có thể thấy, giai đoạn 2015 –

2021, quy mô của TDX trong hệ thống NHTM tăng 535%, tương ứng với bình quân 76,4% mỗi năm cao hơn khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn này

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, nhưng về tỷ trọng TDX trong tổng tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng vẫn còn thấp Năm 2015, tỷ trọng dư nợ TDX trong tổng số dư tín dụng là 1,55%, năm 2020 đạt khoảng 3,7% và đến năm 2021, tỷ trọng này chiếm khoảng 4,2%

Nguyên nhân chính của việc có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ về TDX trong năm 2021 đó là Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) Tại hội nghị nêu trên, ngoài việc Việt Nam khẳng định quyết tâm thực hiện các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu và cam kết giảm phát thải CO2 vê 0 vào năm 2050 thì hội nghị này cũng tạo điều kiện của một loạt các thỏa thuận tài chính của các tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam về phát triển xanh, phát triển bền vững Một số cam kết như sau:

+ Standard Chartered và Tập đoàn T&T Group có thỏa thuận cam kết thu xếp vốn với giá trị 6 tỷ USD phục vụ các Dự án xanh do T&T thực hiện tại Việt Nam

+ HDBank, Quỹ Affinity và Tổ chức Tài chính Phát triển của Pháp (Proparco) cùng thống nhất hợp tác hỗ trợ và huy động khoản tiền trị giá 400 triệu USD với mục tiêu cấp vốn phục vụ các dự án năng lượng tái tạo, các dự án về phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Việt Nam

Chính vì vậy, quy mô TDX của Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong năm

2021 đồng thời dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo

- Cơ cấu dư nợ TDX

+ Theo kỳ hạn: Trong cơ cấu TDX hiện nay thì các khoản vay trung dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng chính Thời điểm cuối năm 2021, số dư nợ trung dài hạn TDX chiếm khoảng 76% tổng số dư TDX, ngắn hạn chiếm 24% Lãi suất cho vay các phương án, dự án TDX trung dài hạn được các NHTM áp dụng ở mức 9- 12%/năm và lãi suất ngắn hạn là 5 -8%/năm

+ Theo lĩnh vực: Thời điểm cuối năm 2021, nông nghiệp xanh vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số dư TDX của hệ thống ngân hàng với 45% Tiếp theo đó là lĩnh vực về năng lượng như: điện gió, điện mặt trời, năng lượng sạch, các loại năng lượng tái tạo khác… chiếm khoảng 17% Các lĩnh vực như: nước bền vững, nước sạch chiếm khoảng 11%; trồng và khai thác rừng bền vững chiếm 5% còn lại là các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng nhỏ

- Số lượng TCTD thực hiện cấp TDX

Theo kết quả triển khai chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm

2020, thì có 84 TCTD chiếm hơn 80% tổng số dư tín dụng toàn hệ thống NHTM đã có báo cáo về việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh của NHNN Trong đó, chỉ có 67 TCTD thực hiện các vấn đề có liên quan về phát triển ngân hàng xanh, tín dụng xanh, trên bổ sung các quy định, văn bản chỉ đạo điều hành trong hoạt động ngân hàng Năm 2021 số lượng TCTD tham gia thực hiện chiến lượng tăng trưởng xanh không tăng thêm do ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19 dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện các chương trình hành động để đẩy mạnh TDX

Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành

2.3.1 Kết quả phát triển tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành

Về quy mô và tổng hòa lợi ích: Quy mô và tổng hòa lợi ích của hoạt động TDX tại BIDV Hà Thành có sự phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua Hoạt động TDX góp phần vào việc tăng trưởng hoạt động kinh doanh của BIDV CN Hà Thành Ngoài ra, với công tác đẩy mạnh trong phát triển TDX còn là cơ sơ sở để phát triển quy mô tín dụng nói chung và tín dụng xanh nói riêng trong thời gian tới do BIDV CN Hà Thành vẫn có nhiều Dự án xanh có giá trị lớn vẫn đang trong giai đoạn giải ngân như Dự án Điện gió Cà Mau giá trị cấp tín dụng 1.615 tỷ đồng nhưng mới giải ngân 510 tỷ đồng, Dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị 1 giá trị 1.400 tỷ đồng mới giải ngân 565 tỷ đồng, Dự án Nhà máy Điện gió Quảng Trị 2 giá trị 1.250 tỷ đồng mới giải ngân 458 tỷ đồng cùng nhiều Dự án nhỏ khác Như vậy, chỉ tính riêng 3 Dự án Điện gió nêu trên trong thời gian tới Dư nợ tín dụng xanh của BIDV CN Hà Thành có thể tăng khoảng 2.000 tỷ đồng

Với sự tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh tương đối nhanh trong giai đoạn vừa qua, BIDV CN Hà Thành là một trong các đơn vị có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hệ thống của BIDV

Bảng 2.8: Thứ hạng về phát triển tín dụng xanh của BIDV CN Hà Thành

Chỉ tiêu Thứ hạng so với hệ thống

Thứ hạng so với khu vực Hà Nội

Dư nợ tín dụng xanh năm 2021 04 02

Tốc độ tăng trưởng TDX giai đoạn 2017-2021 01 01

(Nguồn: Báo cáo dư nợ theo ngành nghề của BIDV Hà Thành)

Mở rộng thị phần và quảng bá thương hiệu: Số lượng khách hàng cấp tín dụng xanh của BIDV CN Hà Thành có sự tăng trưởng mạnh trong nhưng năm gần đây

Bảng 2.9: Số lượng khách hàng và tốc độ phát triển khách hàng tín dụng xanh của

BIDV CN Hà Thành giai đoạn 2017 – 2021

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV CN Hà Thành năm 2017 – 2021)

Năm 2017 chỉ là 22 khách hàng, đến mă 2021 tổng số khách hàng đang được cấp tín dụng là 62 khách hàng tăng trưởng 44% so với năm 2020 Số lượng khách hàng mới Không chỉ tập trung khách hàng mới, BIDV CN Hà Thành vẫn bám sát và đồng hành với các khách hàng hiện hữu tiếp tục phát triển các nhu cầu tín dụng mới với TDX

Tệp khách hàng tín dụng xanh của BIDV CN Hà Thành trải dài trên cả nước, từ bắc vào nam và đặc biệt là đều nằm trong các khu vực có lợi thế phát triển các

Dự án tín dụng xanh như các khu vực biển, khu vực đồi cao có tốc độ gió tốt để phát triển điện gió, các khu vực có bức xạ mặt trời tốt để phát triển điện mặt trời, các khu vực nông nghiệp sạch có thổ nhưỡng tốt,… đây là khu vực sẽ tiếp tục thu hút đầu tư mới do vậy với sự quảng bá thông qua các khách hàng đã phát triển được đây sẽ là kênh phát phiển thị phần tương đối tốt

Ngoài ra, BIDV CN Hà Thành hiện tại cũng đã tham gia nhiều chương trình hợp tác của BIDV với các định chế tài chính lớn trên thế giới, các chương trình tài trợ của các tổ chức lớn như: Sunref giai đoạn 1 trị giá 100 triệu USD, ADB 120 triệu USD, IFC 50 triệu USD… Đây sẽ là cơ sở để BIDV CN Hà Thành mở rộng quy mô về tín dụng xanh trong thời gian tới

Nền kinh tế Việt Nam mặc dù trải qua ảnh hưởng của dịch bệnh, tuy nhiên vẫn được đánh giá có khả năng phục hồi tốt, là điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài

Thực tế, trong các lĩnh vực xanh, đặc biệt là lĩnh vực năng lương, đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang thực hiện khảo sát, đàm phán, liên danh, liên kết với các các nhà đầu tư trong nước để có thể phát triển các dự án như điện gió, điện mặt trời… Đây là cơ sở để phát triển tín dụng xanh nói chung của Việt Nam cũng như của BIDV nói riêng Tuy nhiên, tiềm năng khai thác của nhóm đối tượng trên còn phụ thuộc nhiều vào sự cải tiến về hệ thống môi trường pháp luật và các chính sách hỗ trợ liên quan của Việt Nam, bởi nhóm đối tượng đầu tư nước ngoài là các nhóm các đơn vị đầu tư có khoản quỹ đầu tư rất lớn, do vậy họ rất coi trọng các yếu tố về sự ổn định của nền kinh tế, của chính sách đối với các nhóm ngành, hệ thống pháp luật …để đảm bảo được sự hiệu quả trong việc đầu tư Do vậy, với các hệ thống pháp lý chồng chéo, các chính sách liên quan không có sự kế thừa cũng như nối tiếp như hiện nay có thể gây tác động xấu đến không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà còn giảm việc thu hút đầu tư nước ngoài trong việc phát triển các dự án xanh mới, kéo theo tiềm năng phát triển TDX giảm xuống

Các chính sách của nhà nước hiện tại mặc dù có những động thái khuyến khích nhất định nhưng hoạt động triển khai chính sách còn tương đối chậm gây ra nhiều lãng phí nguồn vốn đầu tư Ví dụ gần đây nhất đó các các chính sách về giá mua bán điện gió và điện mặt trời theo QĐ 39/2018/QĐ-TTg, theo đó các dự án điện gió, điện mặt trời được ưu đãi giá bán điện với điều kiện vận hành trước ngày 31/10/2021, tuy nhiên hiện nay có khoảng 62 dự án điện gió tương đương với tổng công suất 3.479 MW và 452 MW điện mặt trời hoàn thành sau thời điểm nêu trên chưa được vận hành gần 1 năm nay do chưa có cơ chế giá bán điện Hiện tại, với suất đầu tư trung bình của 1 MW điện gió khoảng 40 tỷ đồng, điện mặt trời khoảng

16 tỷ đồng, thì tổng giá trị các dự án khoảng 146 nghìn tỷ đồng đang không được vận hành và các Nhà đầu tư mới thì cũng chưa dám thực hiện đầu tư vì chưa có chính sách giá Trong khi đó, Bộ Công thương đã thực hiện đề xuất các chính sách giá điện từ cuối năm 2021 đến nay vẫn chưa thống nhất được, kéo dài quá lâu Đồng thời, hiện tại các mảng TDX xanh phát triển nhất là năng lượng vì các mảng TDX khác như nước sạch, môi trường, nông nghiệp chưa có các chính sách ưu đãi thực hiện hấp dẫn các nhà đầu tư do vậy các tỷ trọng dư nợ TDX cũng hầu hết đang tập trung vào nhóm năng lượng mà chưa thể đa dạng được Đây cũng là một vấn đề mà BIDV Hà Thành cần quan tâm để có các phương án phát triển TDX một cách đa dạng, an toàn và hiệu quả

Với tình hình chính sách chưa được thống nhất như hiện nay, việc BIDV nói chung và BIDV Hà Thành nói riêng đang tập trung hướng phát triển tín dụng xanh thông qua việc mua nợ từ các TCTD khác là vô cùng hợp lý Tuy nhiên, việc mua nợ này sẽ gặp phải khó khăn lớn do các chính sách của BIDV đưa ra cho các chủ đầu tư cần phải có sự hiệu quả lớn về mặt tài chính để họ sẵn sàng chuyển dư nợ vay từ các TCTD khác về BIDV, tuy nhiên, hiện nay các TCTD cũng đang có nhiều chính sách rất ưu đãi để giữ chân khách hàng nên BIDV hiện tại chỉ có thể cạnh tranh với các NHTM ngoài quốc doanh bằng mức lãi suất thấp hơn đồng thời một phần là do uy tín và vị thể của một ngân hàng lớn hơn Ngoài ra, việc mua nợ có hiệu quả hay không cũng phụ thuộc vào tốc độ xử lý hồ sơ, phê duyệt hồ sơ của khách hàng, trong nhiều trường hợp việc phê duyệt hồ sơ quá lâu dẫn tới việc các TCTD đang có khoản nợ có các biện pháp để giữ chân khách hàng Đồng thời, với việc giới hạn tín dụng đang rất căng thẳng như hiện nay, BIDV Hà Thành cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt cũng như giải ngân sớm để tránh tình trạng hết giới hạn không thể giải ngân cho khách hàng ảnh hưởng đến việc tăng trưởng dư nợ, phát triển TDX của BIDV Hà Thành và ảnh hưởng tới các kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, làm mất uy tín của ngân hàng với khách hàng

Quá trình triển khai và đẩy mạnh việc phát triển TDX tại BIDV chi nhánh Hà Thành đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần giúp chi nhánh tăng trưởng mạnh trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng xanh nói riêng, đóng góp nhiều vào quá trình bảo vệ môi trường của Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều hạn chế cần tìm giải pháp đề khắc phục Từ những phân tích tại mục 2.4.1, một số vấn đề còn hạn chế trong công tác phát triển TDX tại BIDV Hà Thành như sau:

Thứ nhất, Hoạt động tín dụng xanh tại BIDV CN Hà Thành hiện đang chỉ tập trung vào các Dự án có giá trị lớn của các doanh nghiệp mà bỏ qua một thị trường lớn là các khách hàng cá nhân cũng như các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất nhỏ triển khai các hệ thống bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng…

Thứ hai, phát triển tín dụng xanh tại BIDV CN Hà Thành chưa đa dạng về ngành nghề Tỷ trọng lớn trong tín dụng xanh tại BIDV CN Hà Thành hiện tại là các dự án năng lượng tái tạo, các nhóm tín dụng xanh khác như nông nghiệp xanh, công nghiệp xanh, … chưa có sự quan tâm phát triển Đặc biệt, nhóm năng lượng tái tạo sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ các chính sách của Chỉnh phủ dẫn tới việc để có thể đảm bảo duy trì tốc độ phát triển tín dụng xanh trong tương lai có thể sẽ gặp nhiều khó khăn

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH

Cơ hội và thách thức trong việc phát triển tín dụng xanh

3.1.1 Xu hướng tín dụng trên thế giới

Ngày 13/11/2021, Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh đã bế bạc Tại hội nghị, các quốc gia đã thống nhất và thông qua được nhiều nội dung có ảnh hưởng lớn tới các vấn đề nhức nhối của thế hiện nay về biến đổi khí hậu Theo đó, tại hội nghị, có 197 nước đã thống nhất phê chuẩn Hiệp ước khí hậu Glasgow (Glasgow Climate Pact) nhằm tái khẳng định nhiệm vụ toàn cầu là kiểm soát việc nóng lên của trái đất ở dưới mức 2 độ C so với nền nhiệt tại thời thời kỳ tiền công nghiệp, đồng thời xác định chắc chắn dồn toàn lực để đảm bảo mục tiêu tăng ở mức 1,5 độ

C để giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng cực kỳ không tốt của biến đổi khí hậu Với định hướng như vậy thì yêu cầu các quốc gia phải giảm bớt một lượng khí nhà kính khổng lồ trong một thời gian ngắn đồng thời phải duy trì bền vững trong tương lai, bao gồm việc cắt giảm 45% khí CO2 vào năm 2030 so với 2010, giảm về o vào

+ 100 quốc gia đồng ý cắt giảm 30% khí phát thải metan đến năm 2030, đây được coi là giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để có thể giảm việc nóng lên của trái đất

+ Việt Nam cùng 39 nước khác thống nhất loại bỏ điện than Điện than là loại hình sản xuất điện có hiệu suất thấp đồng thời tạo ra nhiều khí CO2 do đó được xem là nguồn nhiên liệu chính gây ra nóng lên của trái đất, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ điện than trên thế giới hiện tại vẫn đang chiếm tới 37% tổng điện năng Do vậy, với cam kết nêu trên sẽ là cơ sở để các quốc gia trên thế giới chuyển dịch nguồn năng lượng sang các nguồn điện khác thân thiện với môi trường hơn

COP26 cũng chứng kiến cam kết của 450 tổ chức tài chính, quản lý tổng số tài sản trị giá 130.000 tỷ USD, tương đương 40% tài sản tư nhân toàn cầu, trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch như năng lượng tái tạo và loại bỏ tài trợ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiên liệu hóa thạch (Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-cop26-be-mac-voi-thoa-thuan-khi-hau-toan- cau-moi/753845.vnp)

Với các cam kết mạnh mẽ từ gần 200 quốc gia trên thế giới về việc giảm phát thải CO2 tại COP26, có thể thấy xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới sẽ ngày càng được đẩy mạnh và phát triển Đặc biệt, với cam kết của hàng loạt tổ chức tài chính lớn trong việc sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ công nghệ sạch thì xu hướng phát triển TDX sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai

Kể từ năm 2012 đến nay, tổng toàn bộ các khoản tín dụng xanh trên thế giới bao gồm các hình thức thông qua phát hành trái phiếu, các khoản vay nợ, tài trợ vốn cổ phần với mục tiêu đầu tư các dự án xanh đã tăng lên hơn 100 lần từ 5,2 tỷ USD năm 2012 lên 540,6 tỷ USD vào năm 2021

Biểu đồ 3.1: Tình hình phát triển TDX trên thế giới 2012 - 2021

Sự tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy rằng các quốc gia cũng như các tập đoàn lớn đang ngày càng cố gắng để thực hiện giảm thải khí CO2 để đạt được các mục tiêu về khí hậu Theo dữ liệu có thể thấy lượng phát hành trái phiếu chiếm tới 93,1% tổng tài chính xanh toàn cầu

Tại Trung Quốc, theo Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) dư nợ tín dụng xanh năm đạt 15.900 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2.500 tỷ USD) vào cuối năm

2021, tăng 33% so với năm 2020 Trung Quốc đã đẩy mạnh phát triển hệ thống tín dụng xanh với nỗ lực đạt được các mục tiêu về giảm phát thái khí CO2

Tại Anh, Ngân hàng Tái thiết và phát triển Châu Âu (EBRD) đã cung ứng giá trị tài chính xanh lên tới 5,4 tỷ EURO đạt kỷ lục cao nhất trong lịch sử hoạt động từ trước tới nay Giá trị này tương đương với 51% tổng hoạt động kinh doanh năm

2021 với tổng giá trị là 10,4 tỷ EURO

Biểu đồ 3.2: Giá trị các khoản tại trợ xanh của EBRD 2016 – 2021 Đơn vị tính: triệu euro

(Nguồn: European Bank for Reconstruction and Development) Đây là kết quả của nỗ lực định hướng tối đa các khoản đầu tư của EBRD gắn với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế biến đổi khí hậu Đồng thời, tại hội nghị thượng định COP26, EBRD đặt ra kế hoạch hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế giảm CO2 ở các khu vực của mình bằng cách cam kết tăng gấp đôi việc huy động tài trợ khí hậu của khu vực tư nhân vào năm 2025

Tại Ấn Độ, các ngân hàng ở Ấn Độ ngày càng có nhận thức cao trong việc cho vay đối với các dự án tín dụng xanh, họ thực hiện mở các chi nhánh tiết kiệm năng lượng, sử dụng giấy tái chế để in hồ sơ, chứng từ Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ là ngân hàng đầu tiên đã thực hiện nhiều dự án thiết lập các cối xay gió để tạo ra điện công suất 15 MW ở Tamil Nadu, Maharashtra và Gujarat Đồng thời cũng đưa ra chương trình cho vay mua nhà xanh hỗ trợ các dự án dân cư thân thiện với môi trường Bên cạnh đó, Ngân hàng Liên minh Ấn Độ (UBI) đã tiến hành kiểm toán năng lượng điện hàng năm và tiến hành lắp máy nước nóng năng lượng mặt trời tại trụ sở làm việc của mình Ngân hàng Phát triển Công nghiệp Ấn Độ (IDBI Bank) là thành viên của hội đồng Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu và là nhà đầu tư ký kết Dự án công bố carbon (CDP) Các ngân hàng cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng các dự án góp phần giảm thiểu lượng khí thải gây ô nhiễm nhà kính hay Tín dụng carbon của Nghị định thư Kyoto và Cơ quan giảm phát thải tự nguyện (VERs) (Bihari, 2011)

3.1.2 Cơ hội và thách thức cho phát triển tín dụng xanh

- Định hướng của Nhà nước

Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững Vì vậy, Việt Nam đang lồng ghép những chỉ tiêu bền vững vào tất cả các chiến lược phục hồi và thúc đẩy kinh tế - xã hội của của từng ngành Cụ thể, Chính phủ và Bộ Tài chính đã thiết lập nhiều quy định dành cho doanh nghiệp về việc công bố đánh giá tác động môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong báo cáo thường niên Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đặt ra nhiều tiêu chí về nguyên vật liệu xây dựng, khuyến khích các công trình sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên môi trường Những định hướng trên phần nào đã khẳng định cam kết cũng như tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, hướng Việt Nam trở thành quốc gia xanh và bền vững hơn và tín dụng xanh cũng là một công cụ để đẩy mạnh nền kinh tế xanh của Việt Nam

Nhận thức được tín dụng xanh sẽ là hướng đi tất yếu của ngành tài chính toàn cầu cũng như tài chính trong nước, tháng 3/2015, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng NHNN cũng ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm

2020 với các giải pháp như: Tăng cường năng lực cho hệ thống TCTD trong công tác phát triển TDX; đẩy mạnh triển khai các sản phẩm ngân hàng, tín dụng xanh, hỗ trợ các nhà đầu tư dự án về tăng trưởng xanh; tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hoạt động TDX

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng xanh tại chi nhánh Hà Thành

Đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh theo định hướng đa dạng các nhóm ngành nghề Hiện tại, dư nợ TDX của Chi nhánh đang tập trung lớn vào nhóm ngành năng lượng, các Dự án có giá trị lớn do vậy cần mở rộng phát triển sang các nhóm ngành kinh tế xanh khác, các Dự án đầu tư vừa và nhỏ để mở rộng thị phần cũng như đẩy mạnh quy mô tín dụng xanh, tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng mới

Ngoài ra, không nên chỉ quan tâm phát triển các sản phẩm TDX đối với nhóm khách hàng tổ chức, BIDV CN Hà Thành nên đa dạng hóa, xây dựng thêm các sản phẩm TDX dành cho nhóm khách hàng cá nhân Tiềm năng khai thác sản phẩm tín dụng nói chung và TDX nói riêng đối với nhóm khách hàng cá nhân vẫn còn rất lớn và nhóm khách hàng này là nhóm khác hàng đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm về ngân hàng ngày càng lớn hơn

3.2.2.Đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ

Hầu hết khoản cấp tín dụng xanh thường vô cùng phức tạp do cần đánh giá phân tích chi tiết về kỹ thuật, công nghệ, tài chính, các yếu tố về môi trường Do vậy BIDV CN Hà Thành cần có kế hoạch đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm để chuẩn bị đầy đủ kiến thức, trình độ chuyên môn, kiến thức từng ngành nghề đối với cán bộ quản lý tực tiếp Ngoài ra, tăng cường giáo dục nhận thức, bồi dưỡng đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác đối với cán bộ trực tiếp cho vay

Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm đội ngũ cán bộ tín dụng, đảm bảo duy trì đội ngũ cán bộ tương xứng với quy mô phát triển trong từng thời kỳ để các cán bộ có thể quản lý chặt chẽ các khoản vay hiện tại cũng như đẩy mảnh phát triển khách hàng mới Đồng thời, cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể và chi tiết hơn, giảm tải các cấu phần tác nghiệp, nhiệm vụ chức năng kiêm nhiệm khác đối với các chuyên viên để đảm bảo các chuyên viên có đủ thời gian để thẩm định, đề xuất cũng như thực hiện kiểm soát chặt chẽ tình hình hoạt động của các Dự án sau cho vay để sớm nhận biết các dấu hiệu rủi ro và có các biện pháp ứng xử phù hợp

Cần xây dựng các quy định cụ thể, các cẩm nang về các yếu tố môi trường xã hội, đồng thời thành lập các tổ thẩm định riêng về môi trường xã hôi để đảm bảo các dự án đáp ứng đầy đủ các yếu tố của TDX

3.2.3.Xây dựng các sản phẩm, chính sách riêng đối với tín dụng xanh

- Đề xuất kiến nghị Trụ sở chính cần ban hành các hướng dẫn, quy trình chi tiết, cụ thể về việc tiếp cận, đề xuất, thẩm định các khoản tài trợ tín dụng xanh Đặc biệt, cần phát triển các hướng dẫn về việc đánh giá tác động môi trường của từng ngành nghề hoạt động kinh doanh

- BIDV Hà Thành cũng cần đề xuất xây dựng các quy trình tín dụng phù hợp với từng khoản cấp tín dụng đảm bảo thời gian thực hiện tương ứng với sự phức tạp cũng như giá trị khoản cấp tín dụng

- BIDV Hà Thành cần có những đề xuất, kiến nghị Trụ sở chính, Ban phát triển sản phẩm nghiên cứu và ban hành các sản phẩm riêng biệt đối với hoạt động tín dụng xanh đảm bảo cạnh tranh được với các TCTD khác không chỉ là về lãi suất như hiện nay mà còn về chính sách tài sản bảo đảm, về mức cấp tín dụng tối đa…, để các sản phẩm của BIDV đủ hấp dẫn để thu hút được các nhu cầu về tín dụng của các dự án TDX của các Chủ đầu tư

3.2.4 Gia tăng nguồn vốn huy động

Nguồn vốn để tài trợ tín dụng xanh thường cần một nguồn vốn tương đối lớn và cần một thời gian dài để thu hồi Ngoài ra, với những mức lãi suất ưu đãi dành cho tín dụng xanh sẽ yêu cầu giảm chi phí huy động đầu vào để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho vay là tốt nhất

Do vậy, BIDV CN Hà Thành cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đặc biệt là các nguồn vốn giá rẻ để đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn… Chi nhánh cần đẩy mạnh mở tài khoản đối với cả nhóm khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp để gia tăng nguồn tiền gửi trên tài khoản, ngoài ra, chi nhánh cần đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp trả lương đối với nhân viên thông qua tài khoản của BIDV Ngoài ra, cũng cần gia tăng các khoản huy đông tiền gửi có kỳ hạn dài để đảm bảo sự ổn định của nguồn vốn

Mặt khác, BIDV CN Hà Thành cũng cần bám sát sự hợp tác của BIDV với các

Tổ chức, định chế tài chính nước ngoài như WB, AFD, … về tín dụng xanh Đây là nguồn vốn rất lớn đồng thời chi phí rẻ phù hợp để có thể đẩy mạnh gia tăng hoạt động tín dụng xanh tại BIDV nói chung và tại Chi nhánh nói riêng, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh thông thường

3.2.5.Đặt ra các mục tiêu phát triển tín dụng xanh tại Chi nhánh

Cần xây dựng các mục tiêu phát triển tín dụng xanh cụ thể, gắn vào các thẻ chỉ tiêu của từng đơn vị kinh doanh, đồng thời cần có nhưng cơ chế khen thưởng phù hợp để tạo động lực phát triển tín dụng xanh đến từng đơn vị, từng cá nhân

3.2.6.Truyền thông để nâng cao nhận thức về tín dụng xanh

Thực hiện các truyền thông để các tổ chức, cá nhân nắm được các thông tin, kiến thức cũng như ý thực được việc đảm bảo các yếu tố liên quan tới môi trường, xã hội khi thực hiện các dự án đầu tư Để từ nền tảng cơ sở đó, tự các tổ chức, cá nhân sẽ thực hiện áp dụng các văn hóa về trách nhiệm bảo vệ môi trường trong ừng nội bộ tổ chức như tránh lãng phí năng lượng, lãng phí tài nguyên … và chọn lựa dự án xanh, gia tăng các sản phẩm công nghệ để tiết kiệm năng lượng, đẩy mạnh sử dụng năng lương từ nguồn tái tạo …

TCTD cần tư vấn các cá nhân, tổ chức hiểu được định hướng của tương lai là phát triển bền vững đồng thời sự cạnh tranh ngày càng lớn giữa các đơn vị trong nền kinh tế sẽ ngày càng dẫn tới các sản phẩm có tính chất bảo bảo vệ môi trường hơn và đơn vị nào có những bước khởi đầu sớm hơn sẽ có thể chiếm được vị thế tốt đồng thời phát triển lợi nhuận cao, bền vững trong dài hạn Chính vì vậy rất cần thiết trong việc có một kế hoạch đầu tư xanh trong kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh dài hạn các cá nhân và doanh nghiệp

Bên cạnh đó, cũng cần truyền thông cho các doanh nghiệp nắm được điều kiện vay vốn từ chương trình TDX, hiểu được các điều kiện để đáp ứng các tiêu chí môi trường và các lợi ích về mặt kinh tế kèm theo, để các doanhg nghiệp có sự chủ động thay đổi hoạt động kinh doanh theo hướng phù hợp với TDX để có thể đáp ứng và tiếp cần được các nguồn vốn TDX đang có sự ưu đãi.

Các kiến nghị nhằm phát triển tín dụng xanh

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất, tiếp tục thiết kế và hoàn chỉnh các nội dung về khung pháp lý của

TDX và các dự án đầu tư kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường

NHNN cần có bộ tiêu chí hoàn chỉnh về các khoản vay xanh, TDX, lên danh sách các ngành/cơ quan để áp dụng tín dụng xanh một cách thống nhất

NHNN cần nghiên cứu và hoàn thiện các quy chuẩn hướng dẫn về việc đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong trường hợp các tổ chức tín dụng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp thực hiện TDX

Thứ hai, cần xem xét đưa ra các chính sách ưu đãi đối với NHTM khi thực hiện cấp tín dụng xanh

NHNN cần ban hành các chính sách ưu tiên đối với hoạt động TDX để khi các TCTD có cơ sở để gia tăng hoạt động phát triển TDX như: điều chỉnh các tỷ lệ dự trữ bắt buộc thuộc các khoản vay TDX, có sự ưu đãi tái cấp vốn, tái chiết khấu nhu cầu phục vụ TDX phù hợp với mục tiêu của NHNN

NHNN cần ban hành ra nhiều biện pháp để điều hành chính sách tiền tệ, các khoản vay về tín dụng xanh cần được ưu đãi về thời hạn, lãi suất và nguồn vốn cho vay so với các dự án khác

NHNN cần xây dựng giới hạn tín dụng, tỷ lệ dự phòng rủi ro riếng đối với các khoản cấp tín dụng xanh

Thứ ba, có thể xem xét phát hành trái phiếu xanh gia tăng các dòng vốn phụ vụ TDX

Hiện nay, trái phiếu xanh đang là một hướng đi mới trên thế giới, trái phiếu xanh đang chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với thị trường trái phiếu toàn cầu, do đó trái phiếu xanh còn nhiều tiềm năng tăng trưởng lớn Nhà nước và NHNN cần xem xét đẩy mạnh phát hành trái phiếu xanh để tạo nhiều nguồn vốn cho các dự án tín dụng xanh Tuy nhiên trong quá trình phát hành trái phiếu xanh thì cần chú ý tới lượng tiền cần cung cấp cho tín dụng xanh, thời gian và lãi suất trái phiếu để đáp ứng các nhu cầu phù hợp với tín dụng xanh

Thứ tư, tăng cường tổ chức, đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng

NHNN cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo giao lưu giữa các NHTM để tăng cường giải đáp thắc mắc, đào tạo chuyên môn, nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai cơ chế, chính sách của tín dụng xanh

Thứ năm, Xây dựng lộ trình phát triển tín dụng xanh cụ thể

NHNN càn nhanh chóng đưa ra một kế hoạch phát triển ngân hàng xanh cụ thể, rõ rang có mục tiêu, phương án thực hiện, giải pháp và lộ trình chi tiết; xây dựng và ban hành văn bản chỉ dẫn và cung cấp các công cụ hỗ trợ việc giám phát, phân tích, xếp hạng các rủi ro môi trường - xã hội để các TCTD có thể dễ dàng thực hiện Đồng thời, NHNN và các bộ ban ngành liên quan như Bộ tài Chính, Bộ Công thương Bộ Tài nguyên - Môi trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu, thiết kế, đề xuất chính phủ có các cơ chế động lực mới ưu đãi hơn, thu hút hơn để có thể đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các dự án xanh Cần có các chính ổn định về thuế suất, lãi vay, phương án giá đầu ra cụ thể, chắc chắn để các nhà đầu tư thấy thực sự hấp dẫn đồng thời cũng tạo điều kiện để các TCTD có cơ sở để đánh giá, phân tích, thẩm định hiệu quả của các Dự án một cách đầy đủ, chính xác để có các căn cứ, niềm tin tài trợ vốn cho dự án

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Với tư cách là nhà tác nghiệp, BIDV cần quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển hoạt động tín dụng xanh, cần đưa ra hiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án về tín dụng xanh và các doanh nghiệp sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường

Thứ nhất, BIDV cần xây dựng lộ trình và chiến lược phát triển tín dụng xanh cụ thể Khi xây dựng các chiến lược kinh doanh, định hướng kinh doanh trong năm, đồng thời thông qua phân tích đánh giá thị trường và xác định được lợi thế năng lực của mình, BIDV cần đưa ra một chiến lược và lộ trình phát triển tín dụng xanh cụ thể để làm cơ sở để các chi nhánh trong hệ thống BIDV phát triển tín dụng xanh

Thứ hai, BIDV cần xây dựng hệ thống chính sách riêng cho hoạt động tín dụng xanh bao gồm các dự án nước sạch, sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và an toàn với môi trường sau khi NHNN ban hành các quy định, quy chuẩn trong việc phát triển hoạt động tín dụng xanh

Thứ ba, Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên BIDV thường xuyên cập nhật, đào tạo, học tập để gia tăng kiến thức, nhận thức, hiểu biết đối với các nội dung của ngân hàng xanh và TDX; đảm bảo trình độ, kiến thức của bộ phận thẩm định tín dụng luôn được cập nhật các thông tin mới nhất về TDX để đảm bảo việc thẩm định đánh giá dự án TDX an toàn và hiệu quả BIDV hiện đang thiếu một bộ phận chuyên môn để có thể đảm bảo về kiểm soát các rủi ro môi trường - xã hội đối với các dự án TDX và thực hiện đánh giá giám sát việc thay đổi loại hình hoạt động sang ngân hàng xanh của BIDV Bộ phận này yêu cầu các chuyên viên có trình độ cao, có kinh nghiệm, có kiến thức thực tế đối với các dự án liên quan đến môi trường và TDX

Thứ tư, BIDV cần xem xét Nguyên tắc Xích đạo như là một chuẩn mực trong xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội, BIDV cần xây dựng cho mình bộ tiêu chuẩn riêng về quản lý rủi ro và bảo vệ môi trường Đồng thời, căn cứ các định hướng, công bố của nhà nước, BIDV cũng nên nghiên cứu để thực hiện lập ra một danh mục các ngành nghề có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai để ưu tiên hỗ trợ và khuyến khích cấp TDX Ngoài ra, BIDV cũng cần thiết kế, áp dụng quy trình quản lý rủi ro môi trường - xã hội gắn liền với các quy trình đang vận hành thời điểm hiện tại BIDV cũng cần gia tăng các dòng vốn huy động để có các cơ sở gia tăng phát triển tín dụng và TDX, nguồn vốn này đã tiếp tục đa dạng từ cả khu vực tư nhân, khu vực công, và các tổ chức quốc tế

Thứ năm, BIDV cần tổ chức đào tạo cho các cán bộ để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách của sản phẩm tín dụng xanh với mục đích nâng cao năng lực của toàn ngân hàng trong việc thực hiện tín dụng xanh

Thứ sáu, BIDV cần chú ý đến công tác quản trị rủi ro khi đẩy mạnh phát triển tín dụng xanh, cần tích hợp việc quản trị rủi ro môi trường vào trong hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng

Bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí CO2 là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cả thế giới cũng như của Việt Nam Đồng thời, tín dụng xanh là công cụ quan trọng để có thể phát triển kinh tế đồng thời vẫn đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ môi trường Nhận thức được tầm quan trọng của tín dụng xanh, các Bộ Ban Ngành đã có nhiều chính sách định hướng để phát triển hoạt động tín dụng xanh Tuy nhiên, tỷ trọng tín dụng xanh trong cơ cấu tín dụng của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp

Ngày đăng: 06/12/2022, 17:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giai đoạn qua, trước tình hình kinh tế Việt Nam và quốc tế có nhiều biến động xấu, dẫn tới nhiều công ty, TCTD đứng trước nguy cơ phá sản, sáp nhập, tái cơ cấu  đồng  thời  số  lượng  người  dân  mất  việc  ngày  càng  tăng - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
iai đoạn qua, trước tình hình kinh tế Việt Nam và quốc tế có nhiều biến động xấu, dẫn tới nhiều công ty, TCTD đứng trước nguy cơ phá sản, sáp nhập, tái cơ cấu đồng thời số lượng người dân mất việc ngày càng tăng (Trang 50)
Bảng 2.3: Cơ chế khuyến khích khác phát triển năng lượng tái tạo - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.3 Cơ chế khuyến khích khác phát triển năng lượng tái tạo (Trang 57)
Qua bảng có thể thấy, chiếm số lượng lớn các dự án sẽ là các dự án điện mặt trời mái nhà - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
ua bảng có thể thấy, chiếm số lượng lớn các dự án sẽ là các dự án điện mặt trời mái nhà (Trang 59)
Bảng 2.5: Tỷ lệ thu lãi TDX tại BIDV Hà Thành - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.5 Tỷ lệ thu lãi TDX tại BIDV Hà Thành (Trang 60)
nợ ngoại bảng (%) 0% 0% 0% 0% 0% - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
n ợ ngoại bảng (%) 0% 0% 0% 0% 0% (Trang 61)
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu TDX tại BIDV CN Hà Thành - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ xấu TDX tại BIDV CN Hà Thành (Trang 61)
Bảng 2.7.Vốn đầu tư các khu vực năm 2021 - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.7. Vốn đầu tư các khu vực năm 2021 (Trang 67)
Bảng 2.8: Thứ hạng về phát triển tín dụng xanh của BIDV CN Hà Thành - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.8 Thứ hạng về phát triển tín dụng xanh của BIDV CN Hà Thành (Trang 74)
Biểu đồ 3.1: Tình hình phát triển TDX trên thế giới 2012 -2021 - Phát triển tín dụng xanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Thành
i ểu đồ 3.1: Tình hình phát triển TDX trên thế giới 2012 -2021 (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w