Nguồn gốc ca dao dân ca
+ III: Đặc trưng của ca dao dân ca
- Soạn PPT phần I, II, III.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
- Thuyết trình phần I, II, III.
3 Nguyễn Quỳnh Như B1912495 - Tìm kiếm và soạn nội dung phần:
+ V: Nghệ thuật ca dao dân ca.
+ VI: So sánh ca dao dân ca và tục ngữ, thành ngữ.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
4 Nguyễn Thị Ngọc Xuyến B1912503 - Tìm kiếm và soạn nội dung phần:
+ IV: Nội dung ca dao dân ca.
+ VI: So sánh ca dao dân ca và tục ngữ, thành ngữ.
- Tổng hợp và chỉnh sửa PPT.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
- Thuyết trình phần IV,VI.
I Khái niệm về dân ca và ca dao 4
II.Nguồn gốc ca dao dân ca 5
III Đặc trưng ca dao dân ca 6
1 Ca dao dân ca là những câu hát dân gian 6
2 Tính trữ tình của ca dao, dân ca 6
IV Nội dung ca dao dân ca 7
1 Ca dao, dân ca nghi lễ thể hiện tình cảm và thái độ của nhân dân 7
2 Ca dao phản ánh cuộc sống lao động, cần cù chất phác của nhân dân ta 8
3 Ca dao thể hiện tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước và lịch 10 sử dân tộc 10
4 Ca dao thể hiện tình cảm yêu thương quý mến đối với gia đình 12
5 Ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa 14
6 Ca dao than thân về số phận của người phụ nữ trong xã hội 16
7 Đồng dao giáo dục trẻ em nhẹ nhàng, bổ ích 18
1 Ngôn ngữ trong ca dao 18
1.2 Một số từ loại tiêu biểu 19
2 Kết cấu của ca dao 20
2.1 Đặc điểm kết cấu của ca dao 20
2.2 Một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao 21
3 Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong việc xây dựng hình tượng của ca dao 23
3.1 Biện pháp so sánh tu từ (tỉ dụ) 23
3.4 Biểu tượng trong ca dao 27
3.5 Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao 28
4 Thể thơ trong ca dao 29
4.3 Thể song thất và song thất lục bát 32
VI So sánh ca dao với tục ngữ và thành ngữ 34
VIII Phân tích tác phẩm minh họa 35
1 Phân tích tác phẩm minh họa 35
2 Một số bài ca dao cùng chủ đề 37
I Khái niệm về dân ca và ca dao
- Theo giáo trình “Giáo trình văn học dân gian” của GS, TS Vũ Anh Tuấn là chủ biên thì khái niệm “Ca dao” được lấy từ thuật ngữ Hán Việt Nếu định nghĩa theo chiết tự thì “ca” là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo, “dao” là bài hát suông không cần nhạc đệm.
-Theo quyển sách “Lịch sử văn học Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Nguyên:
Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc
(thường là lục bát), để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.
- Theo sách “Mao truyện” viết “khúc hợp nhạc viết ca, khúc đồ ca viết dao” (nghĩa là khúc hát có nhạc đệm theo thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao)
- Trong SGK 10 tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng ca dao - dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc nội dung miêu tả những tâm trạng, những tư tưởng và tình cảm của con người Phần lớn lời của dân ca được gọi là ca dao Mặc khác, ca dao không chỉ là lời hát mà còn là lời nói.
- Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca ở chỗ khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu và cả những thể thức hát nhất định Nói cách khác, một bài ca dao không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu thì là ca dao, còn một bài ca dao được dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đưa hơi thì sẽ thành dân ca
Như vậy, ca dao được quan niệm rộng hẹp khác nhau nhưng không mâu thuẫn về bản chất Có ba cách hiểu:
+ Ca dao, dân ca là hai thuật ngữ tương đương để chỉ một đối tượng là những câu hát dân gian có sự kết hợp giữa lời và nhạc, gắn liền với diễn xướng, thể hiện sâu sắc tính nguyên hợp của văn học dân gian.
+ Ca dao thường được hiểu là lời thơ của dân ca, khi tách lời ca ra khỏi nhạc điệu, khi phân biệt ca dao và dân ca về mặt diễn xướng Nói cách khác: Một bài ca dao không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu thì là ca dao; còn một bài ca dao được dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đưa hơi thì sẽ thành dân ca.
+ Ca dao - dân ca được sử dụng như một thuật ngữ kép
- Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” ( in lần đầu 1956) nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên đưa ra đưa ra thuật ngữ kép “ca dao - dân ca” và cũng được nhiều công trình biên soạn và sử dụng.
Như vậy, có thể định nghĩa ca dao như sau: “Ca dao là thơ dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn , tình cảm của nhân dân lao động.”
II Nguồn gốc ca dao dân ca
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn Học dân gian, Viện văn học phát biểu: “Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn Nó tồn tại rất lâu, từ hàng nghìn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên Những điều đó được gọi là ca dao”.
Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người" Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại Ca dao - dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể Vì vậy, có thể nói ca dao - dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất hay trong đời sống sinh hoạt Ví dụ như lúc làm nông, để diễn tả sự cực nhọc thì người dân thường sẽ ngâm ra các câu ca dao như: “Cày đồng giữa buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Hoặc khi dự báo một dạng thời tiết sắp đến thì họ cũng nghĩ ra ca dao để miêu tả như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
Nội dung ca dao dân ca
+ VI: So sánh ca dao dân ca và tục ngữ, thành ngữ.
- Tổng hợp và chỉnh sửa PPT.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
- Thuyết trình phần IV,VI.
Nghệ thuật ca dao
Đặc điểm chung
Theo tác giả Mai Ngọc Chừ “Ngôn ngữ ca dao có những đặc điểm thơ nhất của ngôn ngữ thơ Việt Nam” Ngôn ngữ trong ca dao là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ, trong sáng, được gọt giũa, trau chuốt, tinh luyện dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng ngôn ngữ dân tộc Ca dao là minh chứng rõ nét, đáng tự hào nhất về sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc.
- Có sự kết hợp giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời sống, với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động, vừa gần gũi, giản dị vừa mang tính nghệ thuật, biểu cảm cao.
“Lá này là lá xoan đào Tương tư gọi nó thế nào hở em
Lá khoai anh ngỡ lá sen Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn em khêu.”
- Ngôn ngữ ca dao vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa mang sắc thái địa phương rõ nét
“Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng
Em yêu anh như rứa, có mặn nồng chi mô?”
Một số từ loại tiêu biểu
1.2.1 Tính từ trong ca dao
Tính từ chiếm một vị trí quan trọng trong phong cách thơ ca, trong cấu trúc nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm Những tính từ chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm sự vật, đặc điểm sự vật, đặc biệt là trang thái tâm hồn nhân vật trữ tình được xuất hiện đậm đặc và có hiệu quả thẩm mĩ cao.
Có ba nhóm tính từ trong ca dao: tính từ chỉ màu sắc, tính từ giải thích và tính từ ẩn dụ.
- Tính từ chỉ màu sắc: trong ca dao Việt Nam, nó thường cụ thể hóa một đặc điểm nào đó của con người, sự vật “má đỏ hồng hồng”, “mây bạc trời hồng”, “răng đen nhưng nhức”, “chim xanh ăn trái xoài xanh”.
“Cô kia má đỏ hồng hồng
Cô chưa lấy chồng còn đợi chờ ai.”
“Răng đen nhưng nhức hạt dưa Miệng cười tủm tìm như chưa có chồng.”
- Tính từ giải thích: nhấn mạnh đặc điểm nào đó của đối tượng: núi cao, rừng rậm, trăng già, mưa sầu, sông cạn
“Chim khôn lựa nhánh lựa cành Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân.”
- Tính từ ẩn dụ: thể hiện sự chuyển dời dấu hiệu nhận thức từ đối tượng này sang đối tượng khác.
“Anh ngồi bậc lở anh câu Khen ai xui giục cá sầu không ăn.”
1.2.2 Đại từ trong ca dao Đại từ trong ca dao được sử dụng hết sức tài tình, nó chứng tỏ nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhân dân lao động phất triển ở mức độ rất cao. Đại từ được sử dụng rộng rãi trong các bài ca dao giao duyên, biểu lộ sắc thái tình cảm trong quan hệ đôi lứa “mình - ta”, “anh - em”, “thiếp - chàng”, “lang quân
“Mình ơi ta hỏi thật mình Còn không hay đã chung tình với ai.”
Tác giả dân gian đã tài tình sử dụng đại từ “ai” tạo nên nhiều tầng nghĩa Chính nhờ đó, tính đa nghĩa của ngôn ngữ Việt được khai thác triệt để, có hiệu quả
- Từ “ai” nói về một người không quen biết, thuộc loại danh từ phiếm chỉ ngôi thứ ba, số ít:
“Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”
- Từ “ai” cũng là đại từ phiếm chỉ, nhưng xét theo ý tứ câu ca dao có thể xác định đang nói đến người nào:
“Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng đã có nhưng chưa ai vào”
- Từ “ai” đã chỉ rõ đối tượng được hướng đến:
“Nhớ ai em những khóc ngầmHai hàng nước mắt đầm đầm như mưa
Nhớ ai ra ngẫn vào ngơ Nhớ ai, ai nhớ, nhớ ai bây giờ?”
Như vậy, từ những đặc điểm của ngôn ngữ trong ca dao dân ca truyền thống, ta thấy được vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân thật, hồn nhiên nhưng cũng rất tinh vi và tế nhị của dân gian ta Từ cách sử dụng từ ngữ, lựa chọn từ ngữ biểu hiện cảm xúc và đại từ đã làm cho ca dao trở thành những câu hát thấm thía về mặt trữ tình cũng như về mặt phản ánh cuộc đời của nhân dân lao động.
2 Kết cấu của ca dao
Đặc điểm kết cấu của ca dao
- Đặc điểm thứ nhất là tính chất ngắn gọn: Ca dao dân tộc Kinh có kết cấu ngắn gọn Đa số một bài ca cao có từ 2 đến 4 câu (1 - 2 câu thơ lục bát), chiếm tỉ lệ gần 90% Chính đặc điểm ngắn gọn này đã chi phối đến cấu tứ của ca dao rất lớn.
- Đặc điểm thứ hai là dấu ấn lối đối đáp của ca dao: Mặc dù chiếm số lượng không lớn nhưng đây là kết cấu rất đặc trưng của ca dao.
“Bây giờ mận nói hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
- Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
- Đặc điểm thứ ba là sự sử dụng đậm đặc các công thức truyền thống: Công thức truyền thống là những mẫu đề có tính chất ổn định, được sử dụng lập đi lập lại:
“Thân em”, “Thương thay”, “Đêm đêm”, “Ngó lên”, “Chiều chiều”,… tạo ra sự nảy sinh không giới hạn của các dị bản ca dao, tạo nên lối nghĩ, lối thể hiện mang truyền thống thẩm mỹ dân gian sâu sắc Đó là sự chọn lọc tự nhiên, kết tinh và điển hình hóa kinh nghiện văn hóa, lễ hội, nghệ thuật truyền thống mang đến vẻ đẹp riêng của kết cấu ca dao.
“Rủ nhau xem cảnh Tây Hồ Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.”
“Rủ nhau lên núi đốt than Chồng mang đòn gánh, vợ mang quang giành.”
“Chiều chiều ra đứng bờ ao
Nước kia không khát, khát khao duyên nàng.”
“Chiều chiều ra đứng ngõ sauTrông về quê mẹ ruột đau chín chiều."
Một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao
- Kết cấu tương đồng: Trong ca dao Việt Nam, kết cấu song hành rất phổ biến.
Tính chất tương đồng giữa hai bức tranh, sự miêu tả ngắn gọn thiên về những nét chủ đạo nhất, đặc biệt là những thuộc tính, đặc điểm có tính chất ổn định của đối tượng, sự vật trong tự nhiên làm đòn bẩy, làm điểm tựa cho bức tranh đời sống tình cảm của con người Từ đó tạo ra một chỉnh thể rõ nét, thực hiện ý đồ nghệ thuật nhất quán.
“Cây khô chưa dễ mọc chòi Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta Non cao bao tuổi đã già Phải vì sương tuyết, hóa ra bạc đầu.” Ở đây, ta thấy rõ sự tương đồng giữa hai bức tranh, một là sự già nua héo úa của thiên nhiên theo năm thang, hai là quy luật về cuộc đời, về sự sống Cây khô không dễ mọc chòi, cũng như ba mẹ không thể sống đời với ta Tháng năm dần trôi, ba mẹ vất vả nuôi con khôn lớn, rồi một ngày chợt nhận ra dấu ấn thời gian đã khắc sâu lên mái tóc ấy tự lúc nào.
- Kết cấu tương phản: Kết cấu tương phản dựng nên sự đối lập giữa các hiện tượng và sự vật, giữa quá khứ với hiện tại, giữa xưa và nay với những công thức không gian, thời gian quen thuộc: “hồi nào - bây giờ”, “khi xưa - bây giờ”, “ngày đi - ngày về” và điều quan trọng nhất là đối lập tình cảm - sự thay đổi tâm trạng của con người.
“Hồi nào anh nói anh thương Như trầm mà để trong rương chắc rồi Bây giờ trâm gãy bình rơi Rương long nắp lở, hương phai mùi trầm.”
Kết cấu tương phản thường được sử dụng nhiều trong ca dao trào phúng, đặc biệt là tạo dựng sự mâu thuẫn, phát hiện những mặt đối lập để gây cười và bộc lộ thái độ của chủ thể trữ tình.
“ Chồng người đi Hán về Hồ
Chồng tôi ngồi bếp rang ngô cháy quần Chồng người lội suối trèo đèo Chồng tôi ngồi bếp đuổi mèo quanh mâm.”
- Kết cấu trùng điệp: Đây là lối kết cấu lặp lại các yêu tố nghệ thuật trong cùng một khổ thơ, một dòng thơ hay một hình ảnh thơ nhằm mục đích nhấn mạnh tâm tư, những cũng bậc cảm xúc của nhân dân.
"Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai, Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai, Khăn chùi nước mắt. Đèn thương nhớ ai,
Mắt thương nhớ ai, Mắt ngủ không yên. Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề "
Hình ảnh chiếc khăn được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong bài ca dao này đã thể hiện rõ tâm trạng nhớ nhung, vương vấn của nhân vật trữ tình
- Lối trần thuật thu hẹp dần các tầng bậc hình tượng: Nhà nghiên cứu folklore người Nga B,M Xôlôcốp gọi cấu trúc này là “Thu hẹp dần các tầng bật hình tượng” Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị gọi nó là “lối nói vòng”, đặc trưng của ca dao giao duyên Ở cấu trúc này, các hình ảnh của bài ca dao liên kết cấu trúc bên trong theo trình tự từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng, thu dần hình tượng trung tâm về điểm kết.
“Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ thì chưa có mẹ già chưa khâu,….”
Chàng trai đã rất khéo léo khi mượn cớ “bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen” để dẫn dắt câu chuyện đi từ xa đến gần, rộng đến hẹp, từ bỏ quên áo đến giải bày tình cảnh neo đơn Bằng biện pháp “nói vòng vo” đó, chàng trai đã bộc lộ được tình ý của mình, trả công vá chiếc áo bằng cả bộ sính lễ, thổ lộ ước nguyện nên duy vợ chồng với cô gái.
Tóm lại, kết cấu là một yếu tố của hình thức, từ kết cấu ta thấy được chủ đề, tư tưởng, nôi dung truyền tải, tâm tư, tình cảm, thái độ và góc nhìn của tác giả dân gian.
Biện pháp so sánh tu từ (tỉ dụ)
3.1.1 So sánh tu từ trong ca dao
Ca dao, dân ca Việt Nam rất hay dùng lối so sánh ví von để xây dựng hình tượng, biểu đạt ý tứ Có lối so sánh, ví von trực tiếp, và trong lối này có sử dụng những liên từ “giống như”, “như là”, “như thể”,… hay dùng để thể hiện mối quan hệ tương quan về hình ảnh giữa chủ thể với sự vật và hiện tượng thiên nhiên được dùng làm hình ảnh so sánh.
“Thân em như ớt chín cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.”
3.1.2 Một số cấu trúc so sánh
Có 2 dạng cấu trúc so sánh được sử dụng rộng rãi trong ca dao:
- Cấu trúc so sánh triển khai:
“Đôi ta như thể con tằm A như B
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong.” B => B’
B thường mang nghĩa khái quát, vì thế cần có B’ để triển khai đặc điểm cụ thể, làm rõ nét đặc thù của đổi tượng.
- Cấu trúc tương hỗ bổ sung: Kết cấu này không có mệnh đề triển khai mà nêu lên một hoặc hai đối tượng cùng lúc so sánh với nhiều sự vật khác nhau Các sự vật này có nét tương đồng hoặc đối lập nhau.
“Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.”
Hai đối tượng được đưa ra trong quan hệ tương đồng:
“Tình anh như nước dâng caoTình em như dãi lụa đào tẩm hương.”
Hai đối tượng được đưa ra trong quan hệ tương phản:
“Anh như chỉ gấm thêu cờ
Em như rau má mọc bờ giếng khơi.”
3.1.3 Ý nghĩa, giá trị của biện pháp so sánh trong ca dao.
- Chức năng nhận thức: So sánh giúp ta nhận thức sâu sắc hơn phương tiện nào đó của sự vật, hiện tượng Nhờ so sánh mà các khái niệm, đặc điểm, thuộc tính trừu tượng trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”
“Nỗi nhớ” là khái niệm trù tượng khó miêu tả, đong đếm và nắm bắt Khi so sánh với “đứng đống lửa”, “ngồi đống than” thì chúng ta dễ dàng hình dung Nhờ đó, nỗi nhớ đã được hình tượng hóa và diễn đạt hết sức rõ ràng, dễ hiểu.
- Chức năng biểu cảm: So sánh là biện pháp nghệ thuật giúp ca dao tăng tính chất hình tượng nghệ thuật và tăng giá trị biểu cảm.
“Ngó anh như ngó mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.”
Cô gái đã diễn tả những cảm xúc chân thật của mình với người yêu, luôn thấy họ to lớn, cao xa vời vợi Cô gái ấy đã hình tượng sự choáng ngợp của tâm hồn mình khi nhìn và nghĩ tới người yêu Cách so sánh ấy đã biểu hiện rõ nét tâm trạng bối rối,ngại ngùng, bẽn lẽn của người con gái khi yêu.
Biện pháp ẩn dụ
3.2.1 Ẩn dụ nghệ thuật trong ca dao Ẩn dụ thực chất là lối so sánh ngầm dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự Ở đây, đối tượng so sánh ẩn đi, chỉ còn một vế là cái được so sánh Nhiều sự vật, hiện tượng thiên nhiên quen thuộc của người nông dân lao động đã trở thành những hình tượng so sánh cổ truyền trong ca dao, dân ca Việt Nam “thuyền - bến”,
“bướm - hoa”, “trúc - mai”, “cá cắn câu”, “nhện vương tơ”,… Suy nghĩ, tình cảm trong ẩn dụ được thể hiện gián tiếp
“Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.”
“Thuyền” và “bến” là hai sự thể gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, con thuyền nào cũng vậy lênh đênh mãi biển khơi rồi cũng quay về đoàn tụ với bến Còn bến thì ngàn năm vẫn vậy, vẫn mãi ở tại một chỗ đợi thuyền về Khi gán ghép và mối quan hệ nam-nữ, tình yêu và hôn nhân, thì thuyền chính là ẩn dụ cho người trai chí ở bốn phương, còn bến lại là ẩn dụ cho người phụ nữ Việt, một lòng thủy chung son sắt với tình yêu, chờ đợi người thương, lang quân của mình sớm ngày trở về trong nỗi nhớ mong.
3.2.2 Ý nghĩa giá trị của biện pháp ẩn dụ
- Ý nghĩa nhận thức: Ẩn dụ bao giờ cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng Biện pháp ẩn dụ mang đến cho ta một nhận thức mới, mối quan hệ mới của hình tượng nghệ thuật, thực chất là đưa ra lối tư duy mới về đối tượng.
“Tiếc thay hạt gạo tám xoan Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà.” Ở đây, ta thấy rõ mối quan hệ giữa “gạo tám xoan”, “nồi đồng điếu”, và
“nước cà” là mối quan hệ không tương xứng Từ nhận thức về mối quan hệ của các sự vật ấy, người đọc liên tưởng về sự khập khiểng trong cuộc đời hay thân phận của người phụ nữ xưa.
- Ý nghĩa thẩm mĩ: Biện pháp ẩn dụ giúp cho tác giả dân gian diễn tả được những tâm tư thầm kín, khó diễn đạt bằng những hình tượng nghệ thuật vừa giản dị, vừa giàu chất thơ
“Tằm ơi say đắm nơi đâu
Mà tằm bỏ nghĩa nương dâu chẳng nhìn.”
“Tằm” đã say đắm nơi khác, chẳng còn nhớ nghĩa tình với nương dâu “nữa”.
Câu ca dao như lời hờn trách người đã phụ bạc nghĩa tình, không còn nhớ những lời son sắc ban đầu Thế nhưng trong cả câu ta, ta không thấy bất cứ từ ngữ nào thể hiện trực tiếp sự oán trách, nỗi xót xa ấy đã được nhắn gửi trong hình ảnh con “tằm”.
- Ý nghĩa biểu cảm: Ẩn dụ trong ca dao mang rõ nét đặc điểm nghệ thuật sáng tác theo phương thức trữ tình Cái đọng lại trong lòng người đọc không chỉ là sự vật được phản ảnh mà còn là tình cảm, cảm xúc được phản ánh qua các sự vật đó Trong thơ ca trữ tình dân gian, tính chất trữ tình được thể hiện rõ nét qua các thán từ:
“thương thay”, “tiếc thay”, “trách người”,…
“Em tưởng giếng nước sâu, em chuốt sợi dây dài
Ai ngờ giếng nước cạn, em tiếc hoài sợi dây.” Đây như lời than oán của cô gái đã quá tin vào tình yêu, cứ ngỡ tình cảm ấy đậm sâu, chứa chan yêu thương nồng thắm nên mới “chuốt sợi dây dài” chứ có ngờ đâu tình người lại ngắn như “giếng nước cạn” Như một lời than tiếc khi đã trao nhầm tình cảm cho người không xứng đáng.
Biện pháp nhân hóa
3.3.1 Nhân cách hóa trong ca dao
Nhân cách hóa là lấy từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu, cảm xúc, suy nghĩ, hành động của con người gán cho thế giới loài vật khiến cho những vật thể vô tri, vô giác trở nên có hồn, sinh động hơn.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
“Bầu” và “bí” đã được nhân cách hóa thành hình ảnh những con người biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau Hai quả này cho dù có khác giống, khác loài nhưng cùng chia sẻ một một không gian, chung sống hòa thuận Đây là bài học quý báo mà ông cha ta đã nhắn gửi, dù là ai, dù có khác biệt về nguồn gốc, hoàn cảnh, địa vị thì con người vẫn phải biết yêu thương san sẻ.
3.3.1 Hình thức cấu tạo của nhân hóa:
- Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người:
“Phải chăng cau đã chán trầu Đôi bờ đã gãy nhịp cầu bắt ngang.”
“Cau” và “trầu” là hai biểu tượng luôn được đi chung với nhau, thể hiện sự gắng hết lứa đôi, mâm cau trầu nên duyên chồng vợ Nhưng ở đây, “cau” đã chán
“trầu” như sự đứt đoạn tình duyên, người ta đã thay lòng đổi dạ, mối tình này cũng phải cắt đứt từ đây.
- Xem những đối tượng không phải con người là đối tượng để trao gửi, trờ chuyện, tâm sự:
“Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
“Trâu ơi” - một tiếng gọi thân thiết, gần gũi, thân thuộc, không có sự phân biệt giữa người và vật Tựa như đang tâm sự với người bạn thân của mình, cùng trò chuyện, cùng lao động, vì thế mà chẳng còn cảm thấy mệt nhọc, vất vả.
Biểu tượng trong ca dao
Biểu tượng mang tính ký hiệu, quy ước, tức là vừa nhắc đến người ta đã nghi ngay đến cái mà nó biểu trưng, bởi ý niệm đó đã ăn sâu vào trong tư tưởng thẩm mĩ dân gian
Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao” đã định nghĩa: “Biểu tượng là nhóm hình ảnh cảm xúc tinh tế về hiện thực khách quan, thể hiện quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú”.
Một số biểu tượng tiêu biểu, mang đặc trưng và bản sắc dân tộc:
- Con cò: hiện thân của người nông dân lam lũ, cần cù, chịu thương chịu khó hay hình ảnh người phụ nữ tần tảo, lam lũ.
“ Con cò lặn lội bờ sông
Ngày xuân mòi mỏi má hồng phôi phai.”
- Trúc - mai: tượng trưng cho khí tiết, đức hạnh, phẩm chất của người quân tử hay diễn đạt những cung bật cảm xúc, lương duyên tương ngộ.
“Trúc nhớ mai, mai về nhớ trúc Trúc trở về, mai nhớ trúc không?”
Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao
Viện sĩ D.X Likhatrôp nhận xét: “Thời gian với tư cách là sự kiện nghệ thuật. Chính việc nghiên cứu thời gian nghệ thuật có ý nghĩa lớn để hiểu bản chất thẩm mĩ của nghệ thuật ngôn từ”
Thời gian nghệ thuật trong ca dao được chia thành hai mảng lớn: thời gian sự kiện và thời gian tâm lý.
“Lấy chồng từ thưở mười ba Đến khi mười tám thiếp đà năm con.”
- Thời gian tâm lý: với những công thức chỉ thời gian quan thuộc như “đêm qua”, “chiều chiều”, “khi nào”,… Ở đây, điều cốt yếu nhất không chỉ là biểu thị thời gian mà là quan niệm và cách cảm thụ thời gian như thế nào.
+ Thời gian chỉ thời điểm mở đầu: “đêm qua”, “đêm đêm”, “chiều chiều”, thường dùng để giải bày nổi nhớ gia đình, quê hương của người con gái lấy chồng xa xứ hay bày tỏ nỗi đau khổ của tình yêu gặp nhiều trắc trở.
“Chiều chiều ra đứng bờ sông Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”
+ Thời gian chỉ các trạng thái tình cảm thay đổi: được thể hiện qua sự đối lập tình cảm giữa quá khứ và hiện tại.
“Khi xưa một hẹn thì nên Bây giờ chín hẹn thì quên cả mười.”
+ Thời gian là phương tiện thề nguyền, ước hẹn
“Bao giờ cho gạo bén sàng Cho trăng bén gió cho nàng lấy anh.”
Không gian nghệ thuật trong ca dao phụ thuộc vào cách cảm nhận các trạng thái tâm hồn của nhân vật trữ tình, thường là không gian gần giũ, bình dị, mang đặc điểm của làng quê Việt Nam, đậm đà ý vị dân tộc.
- Không gian vật lý: là không gian cụ thể, nơi các nhân vật sinh sống, gặp gỡ, ca hát,…thường là bến nước, gốc đa, sân đình, đồng ruộng.
“Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.”
- Không gian tâm lý: thể hiện trạng thái tâm hồn của con người, là phương tiện nghệ thuật để nhân vật bộc lộ tâm trạng.
“Đưa nhau giọt lệ không ngừng Ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng cao.”
4 Thể thơ trong ca dao
Các thể thơ trong ca dao đều là những thể thơ dân tộc, được chia thành 4 loại chính: thể vãn, thể lục bát, thể song thất và song thất lục bát, thể hỗn hợp.
Các thể vãn
Thể vãn là đặc trưng của hát dặm Nghệ Tĩnh Gồm vãn 2, vãn 3, vãn 4, vãn 5. Đó là những thể thơ đơn giản thường được dùng trong những bài ca lao động, những bài ca khấn nguyện và đồng dao cho trẻ em.
“Dung dăng dung dẻDắt trẻ đi chơi Đến cổng nhà trời
Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà xới bếp
Xì xà xì xụp Ngồi thụp xuống đây.”
“Ông giẳng Ông giăng Ông giằng Búi tóc Ông khóc Ông cười Mười ông Một cỗ.”
Vãn 2 và vãn 4 rất khó phân biệt bởi cùng ngắt nhịp 2/2, vãn 4 khi tách ra sẽ thành vãn 2 Vãn 2 khi đọc liền sẽ thành vãn 4 Chỗ khác giữa vãn 2 và vãn 4 vãn 2 gieo vần ở tiếng thứ 2 (vần lưng), vãn 4 gieo vần ở tiếng thứ 4.
“Xỉa cá mè Đè cá chép Tay nào đẹp Đi bẻ ngô Tay nào to Đi đỡ củi Tay nào nhỏ Hái đậu đen Tay lọ lem Ở nhà mà rửa.”
“Cơm ăn ngày ba bữa
Thầy nhắc con lại cầmNhớ bạn cũ tri âm Đôi đũa buồn đặt xuống.”
Thể lục bát
Với nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, có sức lôi cuốn tự nhiên lại không chịu sự gò bó, không bị hạn chế về độ dài ngắn Mặc khác, thơ lục bát có thể truyền tải những nội dung đa dạng của hiện thực và biểu hiện hết sức tự nhiên những trạng thái tình cảm cảm xúc đa dạng của con người nên thể thơ lục bát được sử dụng rộng rãi Ca dao người Việt có 90 - 95% số bài được sử dụng thơ bát Nhắc đến ca dao, người ta sẽ nghĩ ngay đến thơ lục bát.
- Cách hiệp vần: Tiếng cuối câu lục vần với chữ 6 câu bát, rồi chữ cuối câu bát lại vần với chữ cuối của câu lục tiếp theo.
“Sự đời nước mắt soi gương Càng yêu mến lắm, càng thương nhớ nhiều.”
Ngoài ra còn cách gieo vần khác: tiếng thứ 6 của câu lục gieo vần với tiếng thứ
“Đầu thời đội nón cỏ may Mặt võ mình gầy, cầm sách giờ lâu.”
Khuôn hình điển hình và phổ biến nhất được sơ đồ hóa như sau:
“Sáng trăng trải chiếu hai hàng Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ thì giữ mối tơ
Dù năm bảy tuổi cũng chờ mối anh.”
- Nhịp: Nhịp của thơ lục bát khá đa dạng, nhưng chủ yếu là nhiệp đôi, được dùng rất phổ biến.
“Trông đầm/ gì đẹp/ bằng sen
Lá xanh/ bông trắng/ lại chen/ nhị vàng Nhị vàng/ bông trắng/ lá xanh Gần bùn/ mà chẳng/ hôi tanh/ mùi bùn.”
Cũng có một số ít câu ngắt nhịp 3/3 ở câu lục, và 4/4 ở câu bát.
“Trên đồng cạn/ dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy/ con trâu đi bừa.”
Trong ca dao, cũng có nhiều biến thể của thơ lục bát Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự xuất hiện của các biến thể cổ, nảy sinh do việc đem thể lục bát vào trong diễn xướng hay thể hiện linh hoạt của nhà thơ nhằm phục vụ yêu cầu về nội dung nào đó Theo tác giả Mai Ngọc Chừ có ba loại lục bát biến thể sau:
+ Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi:
“Ai làm miếu nọ xa đình Hạc xa hương án, đôi lứa mình đừng xa.”
+ Dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên:
“Lìa cây, lìa cội, ai nở lìa hoa Lìa người bội bạc, đôi ta không lìa.”
+ Cả hai dòng đều thay đổi:
“Gặp nhau đây hội ngộ tương phùng Gái thuyền quyên đang lạ, trai anh hùng chưa quen.”
Nhịp điệu uyển chuyển và sự xen kẽ của bằng và trắc làm cho câu thơ có sự liên kết chặt chẽ với nhau Câu này nối tiếp với câu khác Trong Sức sống của người dânViệt Nam qua ca dao và cổ tích Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nhận xét rất hay và chính xác về ưu thế của thơ lục bát: “Lối thơ ca lục bát với những biến thể của nó,trong cách gieo vần, xếp thanh là tiếng của dân tộc ta tạo ra, và cũng hợp riêng với tiếng nói của nước ta Cũng có thể nói rằng thể thơ đó rất phù hợp với tâm hồn của chúng ta nữa (…) Thơ lục bát, vì hợp với tiếng nói của nước ta hơn, nên có thể dung được nguồn cảm hứng tràn lan, đó là thể thơ ca hát, kể chuyện của dân chúng” Và cũng chính do khả năng “dung được nguồn cảm hứng tràn lan” đó mà thơ lục bát là thể thơ hay được dùng nhất trong ca dao, dân ca Nhắc đến ca dao, dân ca người ta sẽ nghĩ ngay đến thể thơ này.
Thể song thất và song thất lục bát
Thể song thất và song thất lục bát tuy không được dùng nhiều như thể lục bát, nhưng cũng là thể thơ dân gian bắt nguồn từ dân ca, mang bản sắc dân tộc độc đáo.
- Thể song thất: mỗi câu gồm 2 vế (2 dòng), mỗi vế có 7 âm tiết, nhịp 3/4, gieo vần ở tiếng thứ 7 câu trên và tiếng thứ 5 câu dưới.
“Gió mùa thu/ mẹ ru con ngủ Năm canh chầy/ thức đủ năm canh.”
“Áo vá vai/ vợ ai không biết. Áo vá quàng/ quyết chí vợ anh.”
- Thể song thất lục bát: một khổ thơ gồm có bốn dòng (hai dòng 7 tiếng, một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng).
“Trong cung quế, âm thầm chiếc bóng Đêm năm canh, trông ngóng lần lần Khoảng làm chi bấy, chúa xuân Chơi hoa cho rữa, nhị dần lại thôi.”
“Thang mô cao bằng thang danh vọng Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con?
Trăm năm nước chảy đá mòn
Xa nhau ngàn dặm dạ còn nhớ thương.”
Thể song thất và song thất lục bát biến thể cũng hay được dùng trong ca dao, dân ca Đó là hình thức quá độ giữa lời nói có vần và lời thơ trau chuốt, để diễn tả những tư tưởng, tình cảm của nhân dân dễ dàng, nhanh chóng mà không bị gò bó
“Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng
Ai đó đen giòn, làm ruộng tôi thương Biết rằng dạ có vấn vương Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi.”
Thể hỗn hợp
Thể hỗn hợp là thể thơ có sự kết hợp khá tự do các thể khác nhau trong một bài thơ để diễn tả hiện thực và cảm xúc của tác giả dân gian Tuy chỉ chiếm hơn 1% số lượng song khá độc đáo và sự kết hợp khá đa dạng.
“Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai nhớ ai trông Thuyền ai thấp thoáng bên sông Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.”
Phần lớn các lời theo thể hỗn hợp gồm nhiều cặp câu lục bát có xen vào hai câu thất:
“Đêm qua nguyệt lặn về tây
Sự tình kẻ đấy, người đây còn dài Trúc với mai, mai về nhớ trúc Mai trở về, mai nhớ trúc không?
Bây giờ kẻ bắc, người đông
Kể sao cho xiếc tấm lòng tương tư.”
Tóm lại, dù sử dụng bất cứ thể thơ nào, lục bát, song thất, song thất lục bát, các thể vãn hay thể thơ hỗn hợp thì cũng diễn đạt nhiều chiều tâm trạng của nhân vật trữ tình Tùy theo cảm xúc mà lựa chọn thể thơ phfu hợp Thông thường người dân hay sử dụng những vần thơ này để bày tỏ nổi lòng, những tâm tình nảy sinh trong từ thực tiễn cuộc sống, thể hiện bức tranh lao động, những suy nghĩ về cuộc đời, từ khoảnh khắc hồn nhiên vô tư của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình phong phú.
So sánh ca dao với tục ngữ và thành ngữ
Ca dao Tục ngữ Thành ngữ
Giống nhau - Đều là sáng tác của dân gian.
- Có nội dung gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
- Được trình bày bằng văn vần.
Khác nhau - Là phần lời của bài hát dân gian (dân ca), là thơ ca dân gian truyền thống.
- Là những câu nói dân gian ngắn gọn, dễ nhớ, dễ truyền.
- Là những đơn vị tương đương từ hoặc cụm từ Có
- Ca dao là nơi bộc lộ xúc cảm, tình cảm, tư tưởng của quần chúng nhân dân về công việc lao động, trong quan hệ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là quan hệ lứa đôi
- Tổng kết và đút kết kinh nghiệm, tri thức lâu đời của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. tính cố định.
- Có chức năng định danh, để gọi tên sự vật, tính chất, hoạt động.
Phân tích tác phẩm minh họa
- Tổng hợp và chỉnh sửa bản Word.
- Soạn PPT phần VI, VII, VIII.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
- Thuyết trình phần VII, VIII.
2 Nguyễn Thị Ái Duyên B1912478 - Tìm kiếm và soạn nội dung phần:
+ I: Khái niệm ca dao dân ca.
+ II: Nguồn gốc ca dao dân ca
+ III: Đặc trưng của ca dao dân ca
- Soạn PPT phần I, II, III.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
- Thuyết trình phần I, II, III.
3 Nguyễn Quỳnh Như B1912495 - Tìm kiếm và soạn nội dung phần:
+ V: Nghệ thuật ca dao dân ca.
+ VI: So sánh ca dao dân ca và tục ngữ, thành ngữ.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
4 Nguyễn Thị Ngọc Xuyến B1912503 - Tìm kiếm và soạn nội dung phần:
+ IV: Nội dung ca dao dân ca.
+ VI: So sánh ca dao dân ca và tục ngữ, thành ngữ.
- Tổng hợp và chỉnh sửa PPT.
- Đọc lại bản tổng hợp và chỉnh sửa.
- Thuyết trình phần IV,VI.
I Khái niệm về dân ca và ca dao 4
II.Nguồn gốc ca dao dân ca 5
III Đặc trưng ca dao dân ca 6
1 Ca dao dân ca là những câu hát dân gian 6
2 Tính trữ tình của ca dao, dân ca 6
IV Nội dung ca dao dân ca 7
1 Ca dao, dân ca nghi lễ thể hiện tình cảm và thái độ của nhân dân 7
2 Ca dao phản ánh cuộc sống lao động, cần cù chất phác của nhân dân ta 8
3 Ca dao thể hiện tình cảm đối với thiên nhiên, quê hương, đất nước và lịch 10 sử dân tộc 10
4 Ca dao thể hiện tình cảm yêu thương quý mến đối với gia đình 12
5 Ca dao thể hiện tình yêu đôi lứa 14
6 Ca dao than thân về số phận của người phụ nữ trong xã hội 16
7 Đồng dao giáo dục trẻ em nhẹ nhàng, bổ ích 18
1 Ngôn ngữ trong ca dao 18
1.2 Một số từ loại tiêu biểu 19
2 Kết cấu của ca dao 20
2.1 Đặc điểm kết cấu của ca dao 20
2.2 Một số biện pháp kết cấu cơ bản của ca dao 21
3 Thủ pháp nghệ thuật chủ yếu trong việc xây dựng hình tượng của ca dao 23
3.1 Biện pháp so sánh tu từ (tỉ dụ) 23
3.4 Biểu tượng trong ca dao 27
3.5 Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao 28
4 Thể thơ trong ca dao 29
4.3 Thể song thất và song thất lục bát 32
VI So sánh ca dao với tục ngữ và thành ngữ 34
VIII Phân tích tác phẩm minh họa 35
1 Phân tích tác phẩm minh họa 35
2 Một số bài ca dao cùng chủ đề 37
I Khái niệm về dân ca và ca dao
- Theo giáo trình “Giáo trình văn học dân gian” của GS, TS Vũ Anh Tuấn là chủ biên thì khái niệm “Ca dao” được lấy từ thuật ngữ Hán Việt Nếu định nghĩa theo chiết tự thì “ca” là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo, “dao” là bài hát suông không cần nhạc đệm.
-Theo quyển sách “Lịch sử văn học Việt Nam” của tác giả Bùi Văn Nguyên:
Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc
(thường là lục bát), để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.
- Theo sách “Mao truyện” viết “khúc hợp nhạc viết ca, khúc đồ ca viết dao” (nghĩa là khúc hát có nhạc đệm theo thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là dao)
- Trong SGK 10 tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng ca dao - dân ca là tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc nội dung miêu tả những tâm trạng, những tư tưởng và tình cảm của con người Phần lớn lời của dân ca được gọi là ca dao Mặc khác, ca dao không chỉ là lời hát mà còn là lời nói.
- Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca không có ranh giới rõ rệt Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca ở chỗ khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta nghĩ đến cả những làn điệu và cả những thể thức hát nhất định Nói cách khác, một bài ca dao không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu thì là ca dao, còn một bài ca dao được dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đưa hơi thì sẽ thành dân ca
Như vậy, ca dao được quan niệm rộng hẹp khác nhau nhưng không mâu thuẫn về bản chất Có ba cách hiểu:
+ Ca dao, dân ca là hai thuật ngữ tương đương để chỉ một đối tượng là những câu hát dân gian có sự kết hợp giữa lời và nhạc, gắn liền với diễn xướng, thể hiện sâu sắc tính nguyên hợp của văn học dân gian.
+ Ca dao thường được hiểu là lời thơ của dân ca, khi tách lời ca ra khỏi nhạc điệu, khi phân biệt ca dao và dân ca về mặt diễn xướng Nói cách khác: Một bài ca dao không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu thì là ca dao; còn một bài ca dao được dùng để hát, có thêm tiếng nhạc đệm, đưa hơi thì sẽ thành dân ca.
+ Ca dao - dân ca được sử dụng như một thuật ngữ kép
- Trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” ( in lần đầu 1956) nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan là người đầu tiên đưa ra đưa ra thuật ngữ kép “ca dao - dân ca” và cũng được nhiều công trình biên soạn và sử dụng.
Như vậy, có thể định nghĩa ca dao như sau: “Ca dao là thơ dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn , tình cảm của nhân dân lao động.”
II Nguồn gốc ca dao dân ca
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Lung, Trưởng Ban Văn Học dân gian, Viện văn học phát biểu: “Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn Nó tồn tại rất lâu, từ hàng nghìn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên Những điều đó được gọi là ca dao”.
Như Giáo sư Vũ Ngọc Phan đã viết: "Nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ xưa và hình thức thô sơ của nó đã được sửa đổi qua các thế hệ của loài người" Với cội nguồn lịch sử và chữ viết rất phong phú đa dạng nên ca dao và dân ca có mặt ở Việt Nam từ rất sớm Các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, cũng như các nhà khoa học có liên quan đã khẳng định một trong những dấu tích của ca dao cách chúng ta khoảng trên dưới 2.500 năm Điều này được thể hiện rất rõ qua các hoa văn trên trống đồng và các hiện vật khảo cổ cùng niên đại Ca dao - dân ca là loại hình văn nghệ truyền miệng, là một hình thức văn hóa dân gian đã có từ rất lâu Trải qua thời gian, mọi người thấy đúng và nghe theo, thậm chí họ có thể thêm vào hoặc bớt đi để đúng với từng hoàn cảnh cụ thể Vì vậy, có thể nói ca dao - dân ca là của quần chúng nhân dân sáng tác nên và họ có thể sáng tác trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong lễ hội, trong lao động sản xuất hay trong đời sống sinh hoạt Ví dụ như lúc làm nông, để diễn tả sự cực nhọc thì người dân thường sẽ ngâm ra các câu ca dao như: “Cày đồng giữa buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Hoặc khi dự báo một dạng thời tiết sắp đến thì họ cũng nghĩ ra ca dao để miêu tả như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
III Đặc trưng ca dao dân ca
1 Ca dao dân ca là những câu hát dân gian
Trong ca dao, dân ca có cả phần nhạc và phần lời Trước đây, trong quá trình sinh hoạt hay lao động sản xuất, khi hứng khởi thì người dân thường ngẫu hứng sáng tác lên những vần thơ có giai điệu Chẳng hạn:
“Cày đồng giữa bữa ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”
Phần nhạc và lời của ca dao, dân ca có quan hệ tương đối độc lập chứ không mật thiết như trong bài ca hiện đại Một lời ca có thể được hát theo nhiều làn điệu khác nhau (Lí ngựa ô Bắc, Trung, Nam) và ngược lại Giữa phần nhạc và phần lời của bài ca, có thể nói, phần lời quan trọng hơn, nhạc không thể thay cho lời ca, còn lời dựa vào nhạc để truyền tải nội dung trữ tình một cách hấp dẫn hơn
Nội dung và ý nghĩa ca dao các vùng, các miền, các dân tộc thường giống nhau. Đó cũng là những suy nghĩ về cuộc đời, về làng xóm quê hương, gia đình và người thân yêu Nhưng cái khác nhau nằm ở lối hát (làn điệu) và hình thức thể hiện thế giới nội tâm ấy Nếu đọc văn bản thì rất khó để nhận ra sự khác biệt, nhưng khi hát lên, giọng điệu, lời ca, sẽ làm hiện rõ hơn sự khác nhau giữa các loại bài ca đó
Như vậy, các lối hát là yếu tố đặc trưng để nhận diện các loại ca dao, dân ca khác nhau (như dân ca Nghệ Tĩnh, hát Xoan Phú Thọ, hát Quan họ Bắc Ninh, Lí Nam Bộ,…).
2 Tính trữ tình của ca dao, dân ca