NgànhtưvấnViệtNam:Ngoạisang,nộihèn?
Có thể nói, ngànhtưvấnViệt Nam đã bắt đầu phát triển. Trong nước đã có nhiều
công ty chuyên tưvấn về thương hiệu, chiến lược, quản trị được hình thành.
Không những thế, nhiều công ty nước ngoài cũng đã thâm nhập thị trường. Tuy
nhiên, do không đánh giá tốt về ngànhtưvấnViệt Nam nên nhiều doanh nghiệp
(DN) trong nước thường sử dụng nhà tưvấn nước ngoài.
Nhưng các DN này đã quên một điều là nhà tưvấn nước ngoài không thể thấu hiểu
DN, văn hóa của các công ty trong nước bằng các nhà tưvấnViệt Nam. Vì vậy,
khi nhận tưvấn họ phải thuê lại các công ty Việt Nam.
Nói theo cách của ngành xây dựng thì công ty nước ngoài là thầu chính, còn công
ty trong nước là thầu phụ. Với cách làm này, các DN Việt Nam phải trả chi phí rất
cao cho thương hiệu nước ngoài nhưng sản phẩm thực chất là do người Việt Nam
làm.
Tôi cảm thấy buồn vì không phải chúng ta bị người nước ngoài kỳ thị, mà chính
người Việt kỳ thị người Việt. Tôi đã từng nhận tưvấn cho nhiều công ty nước
ngoài về xây dựng hệ thống quản trị công ty, nhưng với các DN trong nước thì lại
khó tiếp cận.
Mới đây nhất, tôi đã tưvấn cho một tập đoàn đa quốc gia về xây dựng hệ thống
quản trị hiệu quả công việc và mô hình năng lực. Dù tập đoàn này đã có mô hình
quản trị hệ thống công ty nhưng họ vẫn mời tôi về tưvấn và điều chỉnh hệ thống
đó.
Họ không ngại tôi là người Việt Nam, trong khi đó, với các DN Việt Nam thì điều
đầu tiên họ đòi hỏi là phải có chuyên gia nước ngoài. Đó là một trong những khác
biệt về quan điểm, cách nhìn nhận vấn đề của DN trong nước và nước ngoài. Điều
này cho thấy hy vọng về chất lượng tưvấnvẫn còn rất cảm tính.
Tư vấn là một nghề, tưvấn không phải chỉ là nói suông. Tưvấn có vai trò hỗ trợ,
giúp DN phát triển.
Một công ty tưvấn về chiến lược và quản trị tốt phải hội đủ hai yếu tố: có chuyên
gia về học thuật chuyên nghiên cứu các mô hình về quản trị, chiến lược giỏi và
phải có những người trải nghiệm thực tế. Nếu công ty tưvấn hội đủ cả hai yếu tố
về nghiên cứu lẫn trải nghiệm thì đó là một công ty tưvấn tốt.
Trên thực tế, hiện nay nhân viên tư vấnViệt Nam phần nhiều rơi vào hai thái cực:
hoặc chủ yếu làm công tác nghiên cứu, hoặc dựa vào trải nghiệm nhưng không có
mô hình đào tạo. Khá hiếm các công ty tưvấnViệt Nam hội đủ hai yếu tố này.
Trong khi đó, các chuyên gia tưvấn nước ngoài hội đủ hai yếu tố trên nhưng lại
thiếu về hiểu biết văn hóa, thích ứng với môi trường nên họ vẫn cần có chuyên gia
Việt Nam hỗ trợ.
Thời gian vừa qua, nhiều công ty tưvấn nước ngoài đã thực hiện nhiều dự án tư
vấn cho các công ty trong nước với khoản phí lớn. Chẳng hạn như McKinsey mới
vào Việt Nam một thời gian ngắn nhưng đã thực hiện tái cấu trúc cho một số ngân
hàng với kinh phí rất lớn.
Tất nhiên McKinsey là một tập đoàn lớn, nổi tiếng trên thế giới, nhưng những
ngân hàng này có thể tiết giảm chi phí nếu thuê chuyên gia tưvấn trong nước.
Nhiều người cho rằng chi phí cao thì chất lượng cũng cao.
Điều này chưa hẳn đúng. Theo tôi, các chuyên gia tưvấn trong nước cũng không
thua gì chuyên gia nước ngoài. Vấn đề quan trọng là chọn đúng người tưvấn và sử
dụng đúng năng lực của người tưvấn đó.
Thương hiệu cũng có vai trò nhất định trong tổ chức hệ thống, nhưng vấn đề cốt
lõi vẫn là con người. Thực ra, rất nhiều chuyên gia tưvấn trong nước đã có những
trải nghiệm khi làm việc ở nước ngoài và họ có mối quan hệ tốt với những chuyên
gia các nước.
Hiện tại, chúng tôi quan hệ với nhiều công ty tưvấn chiến lược và quản trị ở nhiều
nước và hoàn toàn có thể có những kết nối để cùng họ đồng hành. Không chỉ ở
Global Elite Consulting Corporation, hiện có rất nhiều chuyên gia tưvấn trong
nước đã có trải nghiệm từ các tập đoàn đa quốc gia.
Vì vậy, họ có cơ hội va chạm ở các nền văn hóa và công tác quản trị ở nhiều quốc
gia trong khu vực nên trong tầm nhìn của họ có sự đổi mới và họ có năng lực để
quay về hỗ trợ các DN Việt Nam.
Để ngànhtưvấn phát triển hơn nữa, điều quan trọng đầu tiên là nên thay đổi quan
điểm về tư vấn. Thứ hai là cần có một hiệp hội ngành nghề tưvấn để những
chuyên gia tưvấn có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và giúp cho ngành
tư vấnViệt Nam phát triển.
. Ngành tư vấn Việt Nam: Ngoại sang, nội hèn?
Có thể nói, ngành tư vấn Việt Nam đã bắt đầu phát triển. Trong nước đã có nhiều
công ty chuyên tư vấn. về ngành tư vấn Việt Nam nên nhiều doanh nghiệp
(DN) trong nước thường sử dụng nhà tư vấn nước ngoài.
Nhưng các DN này đã quên một điều là nhà tư vấn