Lươngkinhdoanh:Dùngsaocho
hiệu quả?
Với những công việc đòi hỏi sự cố gắng thường xuyên của nhân viên,
như công việc bán hàng, lươngkinh doanh luôn được các nhà quản lý
sử dụng như một công cụ nhằm thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt tình với
công việc của nhân viên.
Là một phần trong tổng thu nhập của nhân viên, nhưng lươngkinh doanh
mang tính nhạy cảm hơn bởi nó là phần phản ánh, ghi nhận sự cố gắng trong
công việc của mỗi nhân viên. Nếu mức lương này không phù hợp, nó sẽ
không đủ tạo động lực để nhân viên nỗ lực hết mình, thậm chí bỏ việc.
Đã có không ít người, khi đi xin việc, thấy mức lương cứng thấp, đã tự nhủ
rằng mình sẽ cố gắng với hy vọng lươngkinh doanh sẽ đủ cao để bù đắp.
Nhưng khi đi làm thật, họ mới biết, mức tiền thưởng của công ty cho mỗi
sản phẩm họ bán ra là rất thấp. Chưa kể đến việc, trong các đợt khuyến mãi,
công ty còn áp dụng cách tính lươngkinh doanh riêng, theo đó, số tiền
thưởng trên các sản phẩm được bán với giá giảm thấp hơn nhiều lần so với
khi bán các sản phẩm thường. Các đợt khuyến mãi của công ty thì cứ nối
tiếp nhau diễn ra trong cả năm. Mang niềm vui tới cho khách hàng bởi các
món hàng có giá rẻ hơn nhưng nhân viên lại rầu rầu khi nghĩ về tiền lương
cuối tháng của mình.
Có lẽ, một số nhà quản lý bán hàng đã nghĩ rằng, việc bán các sản phẩm
khuyến mãi thì dễ dàng hơn so với bán các sản phẩm thường, nên họ không
ngần ngại cắt giảm số tiền thưởng cho sản phẩm nhân viên bán được. Nhưng
trên thực tế, để bán được hàng, dù chỉ là một hay nhiều sản phẩm, dù đó là
sản phẩm khuyến mãi hay sản phẩm nguyên giá, nhân viên vẫn phải làm đầy
đủ các công việc của một người bán hàng, như giới thiệu sản phẩm, tư vấn
cho khách, lấy hàng, thanh toán… Chưa kể, đôi khi còn cần phải giải tỏa sự
ngờ vực của khách hàng về chất lượng các sản phẩm được khuyến mãi.
Vậy, có nên cắt giảm tiền công cho một lượng công việc không hề giảm?
Chấp nhận làm chương trình khuyến mãi để xúc tiến bán, công ty chấp nhận
chịu một mức giảm doanh thu, nhưng không nên vì thế mà cắt giảm phần lợi
ích của nhân viên.
Khi lươngkinh doanh không đủ tính khích lệ, nhân viên dễ hình thành tâm
lý chán nản, không còn mặn mà trong việc tiếp khách, bởi dù có cố gắng
cũng không được đáp trả xứng đáng. Nhân viên không còn muốn gắn bó với
công việc nữa và điều tất yếu là nhảy việc. Lại tuyển dụng, lại đào tạo nhân
viên mới, mệt mỏi và tốn kém thời gian, chi phí.
Không khó hiểu khi một cửa hàng nhỏ, chỉ cần 3 nhân viên làm luân phiên
ca trong ngày lại luôn diễn ra tình trạng thiếu nhân viên, người đến xin việc
nhiều nhưng chỉ vài bữa thử việc đã xin nghỉ bởi “vỡ mộng” 3 chữ “lương
kinh doanh”, và thông báo tuyển nhân viên được dán trước cửa hàng thì
không bao giờ đề ngày hết hạn nộp hồ sơ.
Vẫn biết kinh doanh khó khăn, không phải công ty nào cũng đủ khả năng trả
cho nhân viên một mức lương cao, nhưng cách tính toán lương, thưởng cần
để nhân viên thấy được rằng, nếu cố gắng, họ sẽ được đáp trả xứng đáng.
. Lương kinh doanh: Dùng sao cho
hiệu quả?
Với những công việc đòi hỏi sự cố gắng thường xuyên của nhân viên,
như công việc bán hàng, lương kinh. viên, nhưng lương kinh doanh
mang tính nhạy cảm hơn bởi nó là phần phản ánh, ghi nhận sự cố gắng trong
công việc của mỗi nhân viên. Nếu mức lương này không