Để làngười thay đổi
cuộc chơi
Đổi mới mô hình kinh doanh để thích nghi với thị trường là việc bình
thường của các doanh nghiệp. Chọn đúng thời điểm và phương pháp thay
đổi có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được các nguồn lực, khai thác tốt
những cơ hội mới.
Ví dụ kinh điển
Ví dụ sống động nhất cho sự thành công nhờ đổi mới chính là trường hợp
của hãng công nghệ Apple (Mỹ). Đến cuối những năm 1990, tuy đã nổi bật
trên thị trường với khả năng tự thiết kế cả phần cứng lẫn phần mềm cho các
sản phẩm máy tính cá nhân, nhưng Apple đã nhận ra rằng chính định hướng
đó lại làm hạn chế khả năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Vì vậy từ
năm 2001, Apple bắt đầu tung ra một loạt những sản phẩm và dịch vụ mới
mà về sau đã giúp định hình lại mô hình kinh doanh của Công ty. Các dòng
sản phẩm công nghệ cao như máy nghe nhạc iPod, dịch vụ âm nhạc trực
tuyến iTunes, điện thoại cảm ứng iPhone hoặc sau này là các dòng máy tính
bảng iPad đã nhanh chóng biến Apple từ một công ty chuyên sản xuất máy
tính cá nhân trở thành biểu tượng khổng lồ của thế giới giải trí số.
Theo Boston Consulting Group, sự thayđổi của Apple không chỉ ở cấp độ
sản phẩm, mà còn ở chỗ Công ty đã tự xây dựng và đặt mình vào vị trí dẫn
đầu thị trường hàng tiêu dùng hoàn toàn mới mẻ, có giá trị gấp 30 lần so với
thị trường máy tính cá nhân lúc đó. Bên cạnh việc cung cấp những thiết bị
công nghệ hiện đại, Apple còn có những dịch vụ đi kèm như kho nhạc số
iTunes dành cho iPod hay bộ sưu tập chương trình App Store dành cho
iPhone và iPad. Theo Forbes, chiến lược đổi mới mô hình kinh doanh mang
tính cách mạng này đã giúp tăng tỉ suất lợi nhuận của Apple từ 2,2% vào
năm 2003 lên 35,6% trong năm 2011. Còn thống kê của Business Insider
cho thấy, giá trị vốn hóa thị trường của Apple từ khi thực hiện chiến lược
đổi mới đã nhảy vọt từ 8 tỉ USD lên đến khoảng 380 tỉ USD vào tháng
9.2011.
Từ bài học thành công của Apple, ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc IBM
Việt Nam, cho rằng trong giai đoạn kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt,
việc thayđổi mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước là gần
như không thể tránh khỏi.
Đầu những năm 1990, khi hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi
khủng hoảng kinh tế, lãnh đạo IBM quyết định chuyển hướng. Từ chỗ là nhà
cung cấp phần cứng và máy chủ, IBM bắt đầu tung ra hàng loạt những dịch
vụ mới như tư vấn giải pháp tin học cho doanh nghiệp. Đến năm 2009, hơn
1/2 trong số 96 tỉ USD doanh thu của IBM đến từ những dịch vụ trước đó
chưa hề xuất hiện ở tập đoàn này.
Khi kinh tế trì trệ, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thì việc điều chỉnh hay
thay đổi mô hình kinh doanh có thể giúp phá vỡ bế tắc, thậm chí còn tạo ra
lợi thế cạnh tranh mới cho doanh nghiệp. Câu chuyện hãng hàng không
Qantas (Úc) đánh bại Tập đoàn Virgin (Anh) tại thị trường Úc vào giữa
những năm 2000 là một ví dụ.
Vào năm 2001, Virgin bước chân vào thị trường Úc bằng việc thành lập
hãng hàng không Virgin Blue. Với lợi thế về tên tuổi của tập đoàn mẹ và
chiến lược giá thấp, hãng hàng không này mang lại cho hành khách nhiều lợi
ích và Virgin Blue đã nhanh chóng chiếm được 30% thị trường hàng không
Úc. Nhận thấy không thể cạnh tranh trực tiếp về giá với đối thủ mới này,
Qantas quyết định thành lập hãng hàng không chi phí thấp Jetstar với mục
tiêu giành lại thị trường. Chính thức xuất hiện vào năm 2004, Jetstar được
xây dựng trên mô hình tiết kiệm chi phí nhằm bảo đảm cung cấp giá vé máy
bay thấp đến mức có thể. Bên cạnh đó, khách hàng của Jetstar còn được tùy
chọn các dịch vụ kèm theo trong chuyến bay như thức ăn, loại ghế ngồi.
Đến năm 2006, Jetstar trở thành hãng hàng không chi phí thấp đầu tiên trên
thế giới phục vụ các tuyến bay quốc tế. Chiến lược phát triển Jetstar của
Qantas đã mang lại chiến thắng lớn, góp phần khiến cho Virgin Blue phải từ
bỏ phân khúc hàng không chi phí thấp ở Úc vào năm 2007.
Chuyển đổi thế nào?
Hiệu quả của việc điều chỉnh và chuyển đổi mô hình kinh doanh thì đã rõ.
Vấn đềlà chuyển đổi mô hình kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao?
Theo nghiên cứu của Viện Giá trị Kinh Doanh IBM, muốn chuyển đổi thành
công bất cứ mô hình kinh doanh nào, chủ doanh nghiệp cũng cần phải giải
quyết được 3 chữ A quan trọng: Aligned (sắp xếp), Analytical (phân tích) và
Adapt (thích nghi).
Trước hết, doanh nghiệp phải xác định được khách hàng mục tiêu là ai và
giá trị mình muốn đem đến cho họ là gì. Từ đó mới có thể sắp xếp lại các
yếu tố bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, nhằm bảo đảm sự thay
đổi đạt được hiệu quả như mong đợi.
Kế đến, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ sở trường hay lợi thế của mình, đồng
thời phân tích thông tin môi trường kinh doanh để hiểu được nhu cầu khách
hàng, những hoạt động mà đối thủ cạnh tranh đang thực hiện Nếu làm tốt
điều này, nhà đầu tư và nhà quản lý sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về thị trường,
có căn cứ để xây dựng các chiến lược đầu tư có trọng điểm và các chiến lược
cạnh tranh hiệu quả, nhằm khai thác tốt các cơ hội thị trường mới trong
tương lai.
Cuối cùng, với những thông tin thu thập được từ 2 giai đoạn trên, các cấp
quản lý sẽ có thể xây dựng được một kế hoạch chuyển đổi thích nghi với xu
hướng phát triển, phù hợp với khả năng của các nguồn lực nội tại.
Hoạt động kinh doanh của Apple trước và sau khi thayđổi mô hình kinh
doanh
Với lý luận trên, có ý kiến cho rằng các công ty nước ngoài với nguồn tài
chính và nhân lực mạnh mẽ sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chuyển đổi
so với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, ông Lý Trường Chiến,
chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp, Chủ tịch Công ty Trí Tri, đã khẳng
định điều ngược lại. Theo ông, lợi thế khi thực hiện chuyển đổi mô hình
kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước chính là nhờ quy mô vừa và
nhỏ. Nếu thực hiện quyết định chuyển đổi, các doanh nghiệp lớn thường
phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề có liên quan, còn các doanh nghiệp
Việt Nam có thể linh hoạt hơn khi cắt giảm hoặc điều chỉnh định hướng kinh
doanh.
Theo ông Chiến, doanh nghiệp Việt Nam thường không nghiên cứu cặn kẽ
thông tin nên khi thực hiện thường vấp phải vấn đề cân đối cung và cầu.
Điều này sẽ không tốt cho công việc kinh doanh, vì nếu sản xuất mà không
bán được thì dẫn đến tồn kho; còn nếu làm quá ít, hàng hóa sẽ không đủ để
cung cấp cho khách hàng và ngay lập tức sẽ có đối thủ bắt chước nhảy vào
giành thị phần, khiến doanh nghiệp mất lợi thế của người đi trước. Theo
ông, các doanh nghiệp cần phải chú trọng nghiên cứu môi trường kinh doanh
cả bên trong lẫn bên ngoài trước khi thực hiện bất kỳ sự đổi mới nào.
Vấn đềlà doanh nghiệp cần thực hiện sự thayđổi vào lúc nào?
Theo nghiên cứu của Viện Giá trị Kinh doanh IBM, tương ứng với mỗi thời
điểm của chu kỳ tăng trưởng kinh tế sẽ diễn ra những sự đổi mới mô hình
kinh doanh theo 3 cấp độ khác nhau. Đổi mới mô hình kinh doanh cấp ngành
thường diễn ra khi nền kinh tế đạt đỉnh của chu kỳ tăng trưởng, hoặc khi bản
thân sự phát triển của ngành đã gần đạt đến mức bão hòa. Đây là trường hợp
của Apple, khi họ đã tự tạo cho mình một thị trường mới bên cạnh thị trường
máy tính cá nhân truyền thống đang rơi vào giai đoạn suy thoái. Đối với đổi
mới mô hình cấp doanh nghiệp, thời điểm cần thực hiện là khi nền kinh tế ở
trong giai đoạn trì trệ và hoạt động cạnh tranh gặp khó khăn. Điều này ứng
với trường hợp của IBM vào đầu những năm 1990. Cuối cùng, sự đổi mới
mô hình doanh thu có thể xảy ra ở cả đỉnh và đáy của chu kỳ tăng trưởng
kinh tế, như trường hợp của Qantas thành lập hãng hàng không chi phí thấp
Jetstar để cạnh tranh với Virgin Blue.
Thời điểm chuyển đổi
Ông Trần Đức Huy, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh
Tường, cho rằng có 3 thời điểm mà doanh nghiệp cần phải thực hiện đổi mới
mô hình kinh doanh.
Thứ nhất là khi doanh nghiệp đánh mất ưu thế cạnh tranh. Thứ hai là khi
công nghệ của ngành có những sự thayđổi rõ rệt. Và cuối cùng là khi xu
hướng tiêu dùng của khách hàng thay đổi. Tất nhiên, các ý kiến nêu ra chỉ
mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp cần xem xét tất
cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trước khi quyết định đổi mới mô
hình kinh doanh theo định hướng nào và vào thời điểm nào.
Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới cũng như kinh tế và thị trường
trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc các doanh nghiệp xem xét và
điều chỉnh lại mô hình kinh doanh hiện tại của mình là cần thiết. Nếu doanh
nghiệp nhận ra rằng, mình cần thực hiện việc đổi mới, hãy tham khảo cách
làm 3 chữ A: Aligned (sắp xếp), Analytical (phân tích) và Adapt (thích
nghi). Và hiển nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng sẽ đổi mới mô
hình kinh doanh vào thời điểm này.
Dẫu vậy, họ cũng cần bắt đầu xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng để chuẩn bị
cho những kế hoạch đầu tư trong tương lai. Mọi việc sẽ được thực hiện có
hiệu quả khi doanh nghiệp thu hút được lao động giỏi, cả cấp quản lý lẫn cấp
thừa hành.
Theo ông Huy, làm tốt những việc trên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo dựng
được nền tảng chắc chắn để phát triển bền vững trong cuộc đua được đánh
giá là còn nhiều cam go ở phía trước.
.
Để là người thay đổi
cuộc chơi
Đổi mới mô hình kinh doanh để thích nghi với thị trường là việc bình
thường của các doanh.
Chuyển đổi thế nào?
Hiệu quả của việc điều chỉnh và chuyển đổi mô hình kinh doanh thì đã rõ.
Vấn đề là chuyển đổi mô hình kinh doanh như thế nào để đạt