Bí ẩnvềthươnghiệu
Levi’s
Levi’s là một thươnghiệu điển hình được tạo ra bởi một người nhập cư
trong những năm chiến tranh chết chóc ở miền tây nước Mỹ. Và quần jean
Levi’s ngày nay đã có một biểu tượng nổi bật khắp toàn cầu.
Bằng nhiều cách Levi’s đã đạt tới bản chất của từ thươnghiệu hơn bất kỳ
một sản phẩm nào khác. Bí mật nằm đằng sau sự thành công đáng kinh ngạc
của Levi’s là khả năng hình tượng hóa cùng lúc cả sự độc đáo và sự phổ
biến. Không một thươnghiệu nào khác có thể trở thành một phần của toàn
thể nhưng vẫn giữ được những yếu tính nổi loạn, cách mạng và phản văn
hóa của riêng mình. Levi’s vừa là thời trang vừa là phản thời trang. Hãy thử
tìm ra một ai đó, một người bạn quen mà lại không sở hữu ít nhất một cái
quần Levi’s.
Tuy nhiên, bất kể sự phổ biến mà nó đã đạt được, thươnghiệu này phải đối
mặt với khó khăn trong thời gian gần đây khi mãi lực tụt giảm từ 7,9 tỷ đôla
năm 1996 xuống còn 4,3 tỷ đôla trong năm 2001.
Như với mọi thảm họa thươnghiệu khác, vấn đề đối với Levi’s là vô số.
Giám đốc điều hành của công ty, ông Robert Haas phát biểu với báo The
Financial Times vào năm 1998 như sau: “Chúng tôi đang kinh doanh niềm
an ủi. Tôi không muốn nói đến sự an ủi vật chất mà là đến sự an ủi về tinh
thần – cảm giác về tính an toàn. Khi bạn bước vào nhà một ai đó dù xa lạ
hay thân quen, bạn đều nhận thấy ngay tính được chấp nhận của thươnghiệu
mà bạn đang mặc trên người. Cho dù sự an ủi tinh thần này được người tiêu
dùng đánh giá khác nhau từ phân đoạn phụ này đến phân đoạn phụ khác”.
Thế nhưng mỉa mai thay – 1998 lại là một trong những năm không được như
ý của thươnghiệu này.
Trong nỗ lực để trở nên nhạy cảm với những thay đổi bất thườngvề thị hiếu
của công chúng mặc quần jean, Levi’s đã đa dạng hóa thươnghiệu của họ
bằng cách tạo thành nhiều phong cách jean khác nhau. Rõ ràng nhất là họ đã
tách ra khỏi loại nhãn đỏ truyền thống của họ với việc giới thiệu một thương
hiệu phụ gọi là ‘Silvertab’. Họ cũng sản xuất một dòng jean rẻ hơn mang
nhãn màu cam.
Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo để cổ động cho dòng sản phẩm Silvertab
trong năm 2001 được xem là một trong những chiến dịch quảng cáo bị ghét
nhất trong lịch sử cận đại. Tạp chí Ad Age gọi chiến dịch này là ‘xấc xược’
và chỉ trích là nó thiếu tính thiết lập thươnghiệu cần phải có. Cũng tương tự
như thế, các quảng cáo trong năm 2002 để cổ động cho loại Levi’s đũng
ngắn cũng bị chỉ trích và bị phản đối tương tự.
Nhưng dù sao cũng không phải là mọi vấn đề đều do Levi’s gây ra. Ví dụ
như họ có thể tác động một ít để kiểm soát sự gia tăng những mẫu thiết kế
jean tương tự như các loại jean của Calvin Klein, Diesel hay Tommy
Hilfiger. Tất cả những gì mà Levi’s có thể làm để đối phó với các đối thủ là
nỗ lực gìn giữ tính phổ biến của thương hiệu. Ngay trong nỗ lực này họ cũng
phải đương đầu với những khó khăn.
Mở đầu thiên niên kỷ mới, người Anh đã chứng kiến cuộc chiến giữa Levi’s
và siêu thị Tesco’s. Tesco’s yêu cầu được bán Levi’s trong các cửa hàng của
họ với một mức lời ít hơn vì cho rằng người tiêu dùng đã phải trả một giá
quá cao cho những chiếc jean Levi’s. Nhưng Levi’s đã từ chối bán các loại
quần jean cao cấp, như Levi’s 501, qua siêu thị này và đã đưa vụ việc ra tòa
để chặn đứng việc nhập khẩu các loại quần này của họ từ bên ngoài châu
Âu.
“Thương hiệu là tài sản quan trọng nhất của chúng tôi”, Joe Middleton,
Tổng giám đốc Levi’s châu Âu giải thích. “Nó quan trọng hơn tất cả, hơn
các nhà máy, cơ sở vật chất, kho hàng v.v… của chúng tôi. Chúng tôi phải
có quyền để kiểm soát số phận của thương hiệu”.
Quần jean
Levi’s đang thu hút sự chú ý của giới trẻ.
Ngay cả chính phủ Anh cũng vào cuộc, họ thuyết phục liên minh châu Âu
nên chấp nhận cho những siêu thị như Tesco’s được quyền nhập hàng từ bất
cứ nơi nào trên thế giới. Nhưng Levi’s vẫn chống chế rằng Tesco’s đã không
nắm vững được vấn đề, lầm lẫn giữa chi phí sản xuất quần jean và chi phí để
tiếp thị chúng. “Điểm quan trọng là”, Middleton giải thích: “Tất cả các chi
phí này đều là những đầu tư vào thương hiệu. Chi phí thật cho một cái quần
jean không chỉ có chi phí sản xuất mà còn nhiều hơn thế”. Chính phủ Anh
không muốn chấp nhận hình ảnh một nước “Anh đắt đỏ” nên đã đứng về
phía siêu thị Tesco’s và vì vậy Levi’s có vẻ như đã thua trong trận chiến này.
Bất kể những yếu tố không may từ bên ngoài này, không thể chối bỏ một
thực tế là những vấn đề đối với thươnghiệuLevi’s là do chính tự thân họ tạo
ra. Bị trói chặt trong các yêu cầu bất tận để là ‘đột phá’ và ‘trẻ trung’, họ đã
không ngừng tung ra nhiều phong cách jean mới; lúc này Levi’s đang chứng
tỏ cho quy luật về giảm thiểu lợi nhuận. Chi phí marketing tiếp tục lớn lên
trong khi giá trị thật của thươnghiệu suy giảm.
Đến năm 2000, công ty đã thất bại khi không có tên trong 75 thươnghiệu
hàng đầu toàn cầu tính theo giá trị của Báo cáo Khảo sát Giá trị Thươnghiệu
quốc tế 2000. Sự góp mặt của những thươnghiệu đối thủ như Gap và
Benetton trong 75 thươnghiệu này càng làm cho vết thương của Levi’s thêm
đau nhức.
Hầu hết những chuyên gia thiết lập thươnghiệu ngày nay đều đồng ý là nếu
Levi’s muốn giành lại vị thế mà họ đã nắm giữ vào những năm 80 và đầu 90,
họ cần phải thu hẹp tầm ngắm của họ lại. Người tiêu dùng ngày nay không
còn chắc chắn về những gì mà Levi’s đại diện. Quần jean, đương nhiên.
Nhưng kiểu gì? Loại nào? Bó, thùng thình, đũng ngắn, chắp vá, cổ điển hay
hiện đại? Bạn cứ đặt tên là Levi’s có hết.
Vì vậy, cần phải thoát ra khỏi cái được gọi là ‘hội chứng Miller’. Như Miller
đã từng quyết định phải là mọi loại bia dành cho mọi loại người, Levi’s đã
làm điều y hệt với quần jean của họ. Nhưng như vậy không có nghĩa là
Levi’s không nên tung ra những phong cách mới mà chỉ là họ không nên
làm như vậy dưới cùng một nhãn Levi’s. Họ đã từng đạt được điều này với
một thành công lớn nhất của công ty trong thời gian gần đây khi họ sáng tạo
ra một đặc trưng hoàn toàn mới dưới hình thức một thươnghiệu tên Dockers
được tung ra thị trường vào năm 1986.
Với bản thân thươnghiệu Levi’s, như với nhiều thươnghiệu có vấn đề khác,
giải pháp là tái tạo những giá trị truyền thống của mình. Quả vậy, đã có
những dấu hiệu tích cực cho thấy điều này là đúng đắn. Năm 2001, công ty
đã bán ra một chiếc quần jean cổ nhất còn hiện hữu mà họ lưu giữ được với
giá 46.532 đôla, được gọi là jean Nevada, khi họ quảng cáo cái quần này
trên trang web eBay. Vài tháng sau, công ty đã sản xuất và tung ra thị trường
một bộ 500 cái quần nhái lại cái quần Nevada và chúng đã lập tức được bán
hết ngay khi vừa được giới thiệu.
Chỉ có thời gian mới có thể cho thấy bộ sưu tập cổ điển này có trở thành một
hành động biểu tượng cho một hướng phát triển mới của công ty hay không.
Các bài học từ vụ Levi’s:
- Tập trung chứ đừng dàn trải. Thay vì nhấn mạnh đến những giá trị thương
hiệu chính yếu của họ, Levi’s lại làm cho người tiêu dùng lẫn lộn với những
phong cách khác nhau và vô số những kiểu dáng xa lạ. Như chuyên gia
thương hiệu Al Ries đã nói: ‘Về lâu dài, việc mở rộng thươnghiệu sẽ làm
suy yếu hình ảnh và sức mạnh của thương hiệu’.
- Chú tâm đến các điểm mạnh của mình. Nếu Levi’s là đại diện cho một cái
gì thì đó là loại quần jean truyền thống. Để có thể hồi phục hoàn toàn họ cần
phải tập trung và củng cố cho đặc trưng này.
- Đừng xem thườngthươnghiệu nguyên thủy của bạn. Khi Levi’s tung ra thị
trường dòng sản phẩm Silvertab, họ đã rơi vào cùng một cái bẫy như khi
Coca-Cola tung ra dòng sản phẩm New Coke của họ. Nhà báo và là một
chuyên gia thươnghiệu tên Ian Cocoran đã nhận định: ‘Hầu như vấn đề
chính với Levi’s lúc này lại là phải thuyết phục người tiêu dùng rằng việc sở
hữu một cái quần nhãn đỏ là việc vẫn đáng để bỏ tiền ra’.
.
Bí ẩn về thương hiệu
Levi’s
Levi’s là một thương hiệu điển hình được tạo ra bởi một người nhập cư
trong. trong 75 thương hiệu này càng làm cho vết thương của Levi’s thêm
đau nhức.
Hầu hết những chuyên gia thiết lập thương hiệu ngày nay đều đồng ý là nếu
Levi’s