1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Câu chuyện về “ông vua” cà phê pdf

9 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 736,31 KB

Nội dung

Câu chuyện về “ông vua” phê Không chỉ tất cả người dân thành phố cảng Hamburg (Đức) mà dường như phần lớn những tín đồ phê đều biết khá rõ về Albert Darboven, bởi ông chính là “vua” phê, chủ của một trong những công ty kinh doanh phê rang xay lớn nhất châu Âu. Rất nhiều người dân khu vực Bắc và Trung Âu có lẽ không bao giờ quên được hương thơm đặc biệt của những gói phê hảo hạng của Darboven với nhiều thương hiệu cao cấp nhất châu Âu như Moevenpich, Idea hay Eilles. Công ty kinh doanh phê rang xay Darboven ra đời rất sớm từ năm 1866, do cụ nội của Albert Darboven thành lập. Khi đó ông Johann Joachim Darboven đã sớm nhận ra sức hấp dẫn và quyến rũ đặc biệt của phê. Không chỉ giới thượng lưu mà càng ngày các tầng lớp trung lưu và cả bình dân đã bị lôi cuốn bởi vị đắng của những giọt phê đen. Thế nhưng để có được những chén phê sánh sánh và ngào ngạt hương thơm đó thì không hề đơn giản chút nào. Khó nhất là có được phê đã rang xay đủ độ, chỉ cần đem pha là xong. Thế là ông Johann Joachim xây lò rang, xay phê hạt tại nhà để bán cho người tiêu dùng. Trải qua 4 thế hệ, từ một cửa hàng nhỏ, gia đình Darboven đang có một công ty kinh doanh phê bột khá lớn với trên 1.000 nhân viên. Nếu như trước kia ông Johann Joachim Darboven có tới 144 loại phê khác nhau thì ngày nay Albert Darboven chỉ tập trung vào một vài thương hiệu phê cao cấp. Cùng với kinh doanh phê bột, Albert Darboven còn kinh doanh tất cả các phụ kiện kèm theo cho việc pha chế và thưởng thức phê. Máy pha phê, phin pha phê, bộ cốc chén phê mang thương hiệu Darboven là những món hàng hiệu sang trọng không thể thiếu của giới sành điệu phê. Ngoài kinh doanh phê, từ nhiều năm nay Albert Darboven còn kinh doanh cả các loại trà và ông cũng thành công không kém. Những năm gần đây ngành kinh doanh phê bị khốn khó vô cùng. Các công ty chuyên doanh phê bị các tập đoàn siêu thị “vùi dập” không thương tiếc. Không chỉ các công ty chuyên doanh phê loại nhỏ và vừa mà cả các công ty lớn hơn tầm cỡ cũng bị phá sản hoặc bị sáp nhập bởi một tập đoàn kinh doanh thực phẩm, đồ uống “thập cẩm”. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại và liên tục phát triển của phê Darboven được các nhà kinh tế và chuyên gia trong ngành khâm phục và kinh ngạc. Doanh số của phê Darboven năm qua đạt tới 300 triệu Euro, tương đương với khoảng 400 triệu USD. Người con của thành phố cảng Hamburg Albert Darboven sinh năm 1938 và lớn lên tại thành phố cảng Hamburg nổi tiếng. Ông gắn bó với quê hương Hamburg như thể không có ai còn yêu quý thành phố này hơn ông. Albert Darboven mồ côi cha từ nhỏ và được người chú nuôi. Albert là cậu bé hiếu động, khoẻ mạnh nhưng không phải là chăm học. Albert Darboven tự hào và say sưa với hải cảng Hamburg lúc nào cũng nhộn nhịp tàu ra tàu vào. Albert thích la cà, ngao du không biết chán tại mọi ngóc ngách của hải cảng. Cậu biết tên mọi công nhân làm ở cảng và phần lớn công nhân cũng đều biết đến cậu bé Albert. Albert chỉ học hết phổ thông cơ sở rồi bỏ đi làm và đi học nghề. Khi được hỏi vì sao không học tiếp, chính Albert Darboven cũng phải thú nhận trong hồi ký của mình rằng “lúc đó tôi thấy hải cảng thú vị hơn nhiều so với tấm bằng tú tài”. Albert Darboven đã học và làm nghề phu khuân vác tại bến cảng. Tại sao như vậy? Điều đó chỉ có thể giải thích được là do niềm say mê gắn bó hiếm có với không khí và môi trường đất cảng của Albert Darboven. Nghề “cửu vạn” này ngày nay không còn tồn tại ở một hải cảng thương mại quốc tế bậc nhất thế giới như Hamburg. Tất cả đều được tự động hoá, hoặc ít ra là cơ giới hoá với các cần cẩu hay băng chuyền vận tải. Tuy vậy, ngày nay Albert Darboven vẫn tự hào về thủa hàn vi vất vả nhưng thú vị đó. Ông vẫn hay kể với công nhân của mình về việc mình trước kia đã từng thường xuyên phải khuân vác những bao tải phê nặng tới 60 – 70 kg, có lần lên tới 90 kg. Giờ đây đã là một ông “vua” phê nhưng các món ăn ưa thích của Albert Darboven vẫn là món bánh mỳ đen với miếng thịt lợn rán thật to hay món trứng chưng với hành lá. Ông xây dựng cho mình một trang trại 10 hecta tại vùng ven thành phố, ngay gần bờ sông Elbơ thơ mộng. Albert Darboven là người khá tiết kiệm, ít nhất là tại công ty của ông. Công nhân đã nhiều lần chứng kiến ông chủ tự đi tắt hết các bóng đèn thừa. Tuy thế, với thành phố cảng quê hương thì Albert Darboven được biết đến là một người làm từ thiện rất nhiệt tình. Nhiều công trình văn hoá, nhiều chương trình xã hội, từ thiện, nhiều giải thưởng kinh doanh của Hamburg đều có sự hỗ trợ đáng kể về tài chính của Albert Darboven. Luôn nghĩ đến phê Albert Darboven sau này được ông chú hỗ trợ để sang học nghề thương mại xuất nhập khẩu. Ông vẫn gắn bó với hải cảng và có thêm cơ hội đi đây đi đó. Lúc học nghề ông đã được theo tàu sang tận El Salvador và Costarica để nhận hàng. Albert Darboven nhanh chóng có thêm hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Dáng vẻ nhanh nhẹn và đẹp trai của Albert Darboven đã hấp dẫn không ít phụ nữ trong đời như chính ông đã tự hào thú nhận. Người vợ đầu tiên của ông là một phụ nữ đẹp, con gái của một điền chủ phê El Salvador. Từ năm 1960, Albert Darboven được mời về tham gia quản lý công ty phê của ông chú để lại. Không biết từ lúc nào ông đã say sưa với phê và quyết lập nghiệp kinh doanh phê. Albert Darboven đã thoả thuận để mua thêm cổ phần từ hai người chị em họ. Nhờ thế mà ông có thể nắm toàn quyền chi phối và điều hành hoạt động công ty phê Darboven. Khi được hỏi địa điểm nào của thành phố Hamburg mà ông muốn đến nhất thì Albert Darboven đã trả lời ngay lập tức là phải đến lò rang phê của công ty Darboven. Là ông chủ, tuy chẳng nhất thiết phải đến nhưng Albert Darboven dường như nghiện và nghiện nặng mùi phê của công ty nên ngày nào ông cũng qua đó nhiều lần. Ngày xưa, ông biết tên mọi công nhân ở cảng còn bây giờ ông chủ biết rõ cả hoàn cảnh của từng người công nhân làm ở đây. Đến thăm nhà máy rang phê của Albert Darboven ở khu Billbrook, người ta chẳng cần hỏi đường vì hương thơm ngậy của phê đã mách bảo. Chẳng biết có đúng không nhưng được biết rằng ông vua kinh doanh phê cũng là một con nghiện phê. Albert Darboven mỗi ngày phải uống ít nhất 10 cốc phê. Đương nhiên đó đều phải là phê “cây nhà lá vườn”. Cách đây vài năm liên tục có những lời dạm mua lại công ty Darboven từ các tập đoàn thực phẩm hay tập đoàn tiêu thụ đa quốc gia. “Họ đã đưa ra những con số rất lớn” như Albert Darboven kể lại. Nhưng ông kiên quyết không bán, mặc dù ông sẽ được rất nhiều tiền. Albert Darboven tuyên bố ông không thể bỏ nghề phê trên đất cảng Hamburg này, dù có trả giá bao nhiêu. Đúng là phê đã ăn vào máu thịt Albert Darboven. Đi đâu, lúc nào ông cũng nghĩ về phê, làm sao để phê ngon hơn, làm sao để bán được nhiều phê. Đang đi dạo chơi ông cũng có thể “chộp” ngay một ý tưởng quảng cáo phê mới. Ông chủ cafe kỹ tính Albert Darboven được biết đến là một người rất kỹ tính. Trong công việc cũng như trong cuộc sống. Khách đến thăm công ty phê bao giờ cũng được Albert Darboven mời vào phòng họp sang trọng có bức tranh lớn của hoạ sĩ Karl Spieler. Mọi thứ trang trí trong phòng họp không phải do thư ký hay bộ phận hành chính sắp đặt mà ông chủ công ty tự tay đặt từng thứ. Mỗi thiết bị, đồ dùng nhỏ nhất dù là bàn ghế hay rèm cửa đều phải được sắp xếp đúng và nhất là phải có gam màu nhất định cho phù hợp với bức tranh và cả phòng họp. Các phòng làm việc, phòng sản xuất đều treo đồng hồ của Darboven. Chất lượng của phê, sự nhạy cảm với chất lượng của phê đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm. Mà kinh nghiệm thì phải có thời gian. Albert Darboven luôn tìm cách thực thi chính sách nhân sự tốt nhất để có được nhân viên kinh nghiệm trong nghề. Chính vì vậy mà công nhân của Albert Darboven thường có thâm niên làm việc rất lâu. Cứ mỗi lần đến dịp kỷ niệm, mỗi công nhân của Darboven lại nhận được một chiếc đồng hồ của công ty. Quan điểm kinh doanh của Albert Darboven rất rõ ràng. Chất lượng phải là trên hết. Với chất lượng sẽ không có sự thoả hiệp. Ngay cả trong những giai đoạn khó khăn của việc kinh doanh phê, ông vua phê vẫn vô cùng nghiêm khắc với chất lượng phê hàng đầu của mình. Thương hiệu là trên hết Albert Darboven là người đã rất thành công trong xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình. Và đó đều là những thương hiệu cao cấp bậc nhất trong thị trường phê. Không có chất lượng thì khó làm nên thương hiệu và không có thương hiệu thì chất lượng không được khẳng định trên thương trường. Và Albert Darboven đã đạt được cả hai một cách rất thành công. Bên cạnh luôn ý thức duy trì chất lượng phê ở mức cao nhất, Albert Darboven đặc biệt rất chú trọng đến quảng cáo. Ông đã dùng chính hình ảnh gương mặt mình và câu nói của chính mình, ông “vua” phê để khẳng định và cam kết cho chất lượng phê tuyệt hảo của mình. Albert Darboven không chỉ bán lẻ mà còn nhận cung cấp phê cho các khách sạn, quán bar, quán phê cao cấp khác. Làm vậy không chỉ để tiêu thụ hàng, tăng doanh số mà còn là biện pháp hữu hiệu để khẳng định thương hiệu của mình. Hai thương hiệu phê đắt giá nhất hiện nay là “Moevenpick Café” và “Eilles Gourmet Kaffee” đều được Albert Darboven mạnh tay và quyết đoán mua lại từ những năm 1980. Albert Darboven là người rất ưa thích thể thao. Ông thường ngủ sớm và sáng dậy rất sớm để tập thể thao. Môn thể thao được Albert Darboven đặc biệt say mê là môn đua ngựa và ông còn có cả trại nuôi ngựa đua riêng cho mình. Albert Darboven xác định rất đúng vai trò của quảng cáo, nhất là với những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như phê. Các thương hiệu phê của Albert Darboven có lẽ một phần vì thế rất được chú ý quảng cáo thông qua các sự kiện thể thao. So với các đối thủ cạnh tranh thì Albert Darboven khá bạo tay chi cho quảng cáo. Ông muốn thông qua đó để truyền cho người tiêu dùng cảm nhận được chất lượng của một thứ phê cao cấp nhất kèm theo một chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất. Và tất cả những nỗ lực đó của Albert Darboven đã được đền đáp xứng đáng với những kết quả kinh doanh rất thành công trong nhiều năm qua. . Câu chuyện về “ông vua” cà phê Không chỉ tất cả người dân thành phố cảng Hamburg (Đức) mà dường như phần lớn những tín đồ cà phê đều biết khá rõ về. phụ kiện kèm theo cho việc pha chế và thưởng thức cà phê. Máy pha cà phê, phin pha cà phê, bộ cốc chén cà phê mang thương hiệu Darboven là những món hàng

Ngày đăng: 22/03/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w