1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển

60 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Tác giả Đặng Thị Thanh Thái
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Định
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. HCM
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • 1. GIỚI THIỆU (8)
  • 2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (10)
    • 2.1 Tình hình thuế quan của các khu vực và Thế giới thời gian qua (10)
    • 2.2 Thực trạng các hàng rào phi thuế quan (11)
    • 2.3 Các nghiên cứu về tác động của thuế quan lên cán cân thương mại (14)
    • 2.4 Các nghiên cứu về tác động của các hàng rào phi thuế quan lên cán cân thương mại (UNCTAD, 2010) (16)
    • 2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu (17)
    • 2.6 Các kết quả kiểm định về tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu (18)
    • 2.7 Nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại (21)
    • 2.8 Hai cách đo lường tự do hóa thương mại (26)
      • 2.8.1 Đo lường đầu tiên về giai đoạn tự do hóa thương mại dựa vào nghiên cứu của Li (2004) (26)
      • 2.8.2 Đo lường thứ hai về thời điểm tự do hóa thương mại dựa vào nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) (29)
  • 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1 Nguồn dữ liệu (35)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (38)
  • 4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 4.1 Thống kê mô tả (41)
    • 4.2 Kết quả hồi quy (44)
      • 4.2.1 Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu (44)
      • 4.2.2 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu (47)
      • 4.2.3 Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại (49)
  • 5. KẾT LUẬN (53)

Nội dung

GIỚI THIỆU

Trong những năm qua, thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các nước, nó dần trở thành cầu nối gắn kết nền kinh tế một quốc gia với thế giới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực của mỗi quốc gia

Từ khoảng thế kỷ XVI, chủ nghĩa trọng thương đã đặc biệt coi trọng hoạt động thương mại mà trước hết là ngoại thương, nó được xem là nguồn gốc của sự giàu có Tiếp theo đó, hàng loạt các nghiên cứu về sự cần thiết của hoạt thương mại quốc tế ra đời mà khởi nguồn là lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith (1723-1790) Ông cho rằng các quốc gia nên sản xuất các mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn các quốc gia khác để xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng không có lợi thế Tuy nhiên, với những quốc gia không có lợi thế ở tất cả các mặt hàng thì lý thuyết của Adam Smith không thể lý giải được Đó là nguồn gốc cho sự ra đời lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo Theo ông, các quốc gia nên thực hiện chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng có mức độ bất lợi nhỏ hơn và nhập khẩu các mặt hàng có mức độ bất lợi lớn hơn Giải thích của Ricardo góp phần lý giải cho sự hình thành thương mại quốc tế Kể từ đó, các nhà kinh tế học cũng ngày càng khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế

Một xu thế chủ đạo trong hoạt động thương mại quốc tế là vấn đề tự do hóa thương mại ở cả hai bình diện khu vực và quốc tế Với sự ra đời của các tổ chức thương mại quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Hiệp định thương mại tự do các nước ASEAN (AFTA) hay Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khối liên minh châu Âu EU, cùng với các luật lệ, thông lệ kinh doanh quốc tế mà các nước thành viên phải tuân theo đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi, môi trường cạnh tranh công bằng hơn cho các quốc gia khi tham gia vào mậu dịch quốc tế

“Tự do hóa thương mại là quá trình các quốc gia cắt giảm và tiến tới xóa bỏ các rào cản thương mại, bao gồm quá trình cắt giảm các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ phân biệt đối xử tạo lập sự canh tranh bình đẳng nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại phát triển” (TS Bùi Thị Lý, 2010, trang

42) Tuy nhiên, quá trình tự do hóa thương mại ở mỗi quốc gia lại có những khác biệt cả về quy mô và mức độ tác động Vậy liệu việc tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại có luôn luôn cải thiện được cán cân thương mại của các quốc gia như kỳ vọng của những nhà làm chính sách hay không? Nó tác động đến hoạt động xuất khẩu của mỗi quốc gia như thế nào, nhập khẩu như thế nào? Chính vì vậy, bài nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu cũng như tổng thể cán cân thương mại của các nước đang phát triển

Bài nghiên cứu tiến hành xem xét tác động của tự do hóa thương mại ở 25 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1986-2012 theo 2 cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) và Wacziarg – Welch (2003) Sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp System Generalized Method of Moments (GMM) để cho kết quả phù hợp hơn

Phần còn lại của bài nghiên cứu được chia bố cục như sau: Phần 2 tóm lược các kết quả nghiên cứu trước đây Phần 3 thảo luận phương pháp nghiên cứu Các kết quả bài nghiên cứu sẽ được trình bày trong phần 4 Cuối cùng, phần 5 tóm lược các kết quả của bài nghiên cứu.

TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Tình hình thuế quan của các khu vực và Thế giới thời gian qua

Theo Báo cáo thương mại Thế giới 2011 của World Bank (World Trade Report

2011), thuế đã giảm mạnh kể từ khi thiết lập Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) năm 1948 (đến 1995, GATT đổi thành WTO) Trước GATT, mức thuế trung bình giữa các nước có giao thương với nhau vào khoảng 20 đến 30%

Qua tám vòng đám phán thương mại đa phương, mức thuế giảm rõ rệt khi các nước trở thành thành viên của WTO Năm 2009, thuế trung bình cho tất cả hàng hóa và các quốc gia khoảng 4% Tỷ lệ thuế áp dụng ở các nước phát triển ở mức thấp, trung bình khoảng 6% vào cuối những năm 1980, tiếp tục giảm và xấp xỉ 3% năm

Mức thuế trung bình theo các khu vực cũng giảm đáng kể Cụ thể, khu vực Trung Nam Mỹ, mức thuế trung bình giảm từ 30% vào đầu những năm 1990 đến thấp hơn 10% vào 10 năm sau đó Cũng tương tự, thuế ở Đông Á cũng giảm từ khoảng 15-20% xuống còn 6% năm 2009 Ở Châu Phi, thuế tối huệ quốc (Most- favoured Nation Tariff) cũng giảm trung bình từ 30% còn 12% năm 2009 Việc cắt giảm thuế cũng được thực hiện ở Tây Á, trung bình giảm từ 45% xuống còn 15%

Hình 2.1 Xu hướng thuế tối huệ quốc ở các nước đang phát triển theo từng khu vực 1

Thực trạng các hàng rào phi thuế quan

 Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD,

 Việc sử dụng các hàng rào phi thuế quan dựa trên việc kiểm soát giá, sản lượng và đo lường tài chính đã giảm đáng kể, khoảng 45% số mã sản phẩm chịu ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan (NTBs) năm 1994 xuống còn 15% năm 2004, phản ánh cam kết trong các vòng đàm phán Uruguay

1 Nguồn: Báo cáo thương mại Thế giới 2011 của World Bank - World Trade Report 2011

 Tuy nhiên, việc sử dụng các hàng rào phi thuế ngoài kiểm soát giá, sản lượng và các đo lường tài chính đã tăng từ 55% số mã sản phẩm chịu tác động của các hàng rào phi thuế quan năm 1994 lên 85% năm 2004

 Sử dụng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Techincal barriers to trade - TBT) tăng gấp đôi từ 32% lên 59% số mã sản phẩm trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2004

 Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát số lượng kết hợp với TBT cũng tăng nhẹ, từ 21% lên 24% mã sản phẩm, điều này cho thấy các trở ngại thương mại liên quan đến TBT gia tăng

 Nghiên cứu về các hàng rào phi thuế quan, John C Beghin (2006) kết luận rằng:

 Ngoại trừ trợ cấp xuất khẩu và hạn ngạch thì các hàng rào phi thuế quan (NTBs) khác trở nên nổi bật hơn so với thuế trong những năm gần đây

 Trợ cấp xuất khẩu gần như biến mất ngoại trừ một vài thị trường thực phẩm nông nghiệp

 Hạn ngạch trở nên ít quan trọng hơn khi chúng được chuyển thành thuế quan 2 bậc hay hạn ngạch tỷ lệ thuế

 Khi thuế quan trở nên thấp hơn, nhu cầu bảo hộ đã tạo ra các hàng rào phi thuế quan mới như can thiệp bằng rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT)

 Hiau Looi Kee, Alessandro Nicita và Marcelo Olarreaga (2008) đo lường các chỉ số hạn chế thương mại ở 78 quốc gia đang phát triển và phát triển cho thấy:

 Mức thuế trung bình giản đơn của các hàng rào phi thuế quan trong toàn bộ mẫu là 12% và 10% nếu tính trung bình có trọng số (theo tỷ trọng nhập khẩu)

 Xem xét ở mức độ các quốc gia, thuế trung bình giản đơn của các hàng rào phi thuế quan dao động từ 0 đến 51% (và từ 0 đến 39% khi tính các hàng rào phi thuế quan cao nhất tập trung ở các nước Châu Phi có thu nhập thấp như Algeria, Cote d'Ivoire, Morocco, Nigeria, Tanzania và Sudan Vài quốc gia thu nhập trung bình có mức thuế trung bình của các hàng rào phi thuế quan tương đối cao gồm Brazil, Malaysia, Mexico và Uruguay

 Cùng với sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính gần đây, các cuộc tranh luận hiện nay về biến đổi khí hậu và mối quan tâm cao về an toàn thực phẩm đã dẫn tới việc gia tăng sử dụng các hàng rào phi thuế quan trong thế kỷ 21

Nhìn chung, các rào cản thương mại cũng đã có những chuyển biến đáng kể trong thời gian qua, đặc biệt khi các nước ngày càng hội nhập sâu vào thương mại quốc tế

Một vấn đề được đặt ra là với tình hình của các rào cản thương mại như trên, tình hình chung của thương mại Thế giới như thế nào trong thời gian qua?

Hình 2.2 Tình hình xuất khẩu của các khu vực trên Thế giới

Nguồn: International Financial Statistics, IMF

Hình 2.3 Tình hình nhập khẩu của các khu vực trên Thế giới

Nguồn: International Financial Statistics, IMF

Tình hình xuất nhập khẩu của Thế giới nói chung và các khu vực kinh tế nói riêng có chiều hướng gia tăng qua thời gian Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu ở các khu vực trên thế giới bắt đầu gia tăng mạnh trong những năm 2000 Điều này cho thấy, hoạt động ngoại thương của các khu vực trên Thế giới ngày càng phát triển, các nước ngày càng chú trọng đến thị trường bên ngoài, tích cực tham gia vào thương mại Thế giới

Vậy, liệu việc tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm các hàng rào mậu dịch thuế quan và phi thuế quan có phải là nhân tố ảnh hưởng đến sự gia tăng này? Quá trình tự do hóa có cải thiện được cán cân thương mại của các quốc gia hay không?

Các nghiên cứu về tác động của thuế quan lên cán cân thương mại

 Thu ế quan tác độ ng không có ý ngh ĩ a th ố ng kê lên cán cân th ươ ng m ạ i:

Các tác giả sử dụng 3 bộ dữ liệu thuế để xem xét tác động của thuế quan lên cán cân thương mại

- Bộ dữ liệu đầu tiên của Mỹ với 6 quốc gia khác trong nhóm G7 gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật hàng tháng từ năm 1967 đến 1988 không cho thấy một kết quả có ý nghĩa thống kê về tác động của thuế quan lên cán cân thương mại

- Bộ dữ liệu thứ hai liên quan đến thương mại giữa Mỹ và Anh hàng năm từ 1892 đến 1970, kết quả cũng không cho thấy một sự tác động có ý nghĩa thống kê của thuế quan lên thương mại song phương của

- Bộ dữ liệu thứ ba - bộ dữ liệu bảng hàng năm của 38 quốc gia từ năm

1978 đến 1985, kết quả một lần nữa cũng cho thấy giả thuyết H0 cho rằng không có tác động của thuế quan lên cán cân thương mại không bị bác bỏ

 Năm 1992, Rose và Ostry cũng có một nghiên cứu thực nghiệm với 5 bộ dữ liệu khác nhưng kết quả cũng cho thấy thay đổi thuế nhập khẩu không có ý nghĩa tác động lên cán cân thương mại

 C ắ t gi ả m thu ế quan làm c ả i thi ệ n cán cân th ươ ng m ạ i:

 Nghiên cứu của Barry Eichengreen và Lawrence H Goulder (1991) về tác động của thuế nhập khẩu cố định và thuế nhập khẩu tạm thời lên thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ những năm 1980 cho thấy thuế cố định và tạm thời có tác động lên việc cải thiện cán cân thương mại

Thuế nhập khẩu tạm thời có tác động lớn hơn lên cán cân thương mại trong ngắn hạn, còn thuế nhập khẩu cố định làm tăng phúc lợi trong nước

 Nghiên cứu của Silvia Nenci và Carlo Pietrobelli (2007) về vấn đề tự do hóa thuế quan có cải thiện thương mại hay không? Nghiên cứu ở Mỹ Latinh trong dài hạn từ 1900 đến 2000 Các kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa thuế quan và hoạt động thương mại đặc biệt từ nửa sau thế kỷ XX

- Bài nghiên cứu khẳng định có một mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ thay đổi nhập khẩu và thay đổi thuế quan trong dài hạn giai đoạn 1960-2000

- Các hiệp định đa phương và hiệp định khu vực cũng đóng một vai trò quan trọng để củng cố tiến trình tự do hóa và thúc đẩy tham gia mậu dịch quốc tế

 Nhìn chung, các nghiên c ứ u có các k ế t qu ả trái ng ượ c nhau v ề s ự tác độ ng c ủ a thu ế lên cán cân th ươ ng m ạ i.

Các nghiên cứu về tác động của các hàng rào phi thuế quan lên cán cân thương mại (UNCTAD, 2010)

 Nghiên cứu của Andriamananjara và các cộng sự (2004) cho thấy việc xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan (NTBs) mang lại cho lợi ích toàn cầu khoảng 90 tỷ đô la Mỹ năm 2011

 Nghiên cứu mở rộng của Wilson, Mann, and Otsuki (2005) đo lường về sự thuận lợi trong thương mại ở các nước đang phát triển làm tăng thương mại hàng hóa toàn cầu khoảng 377 tỷ đô la Mỹ (khoảng 9,7%) trong năm 2000-2001

 Nghiên cứu gần đây của Berden và các cộng sự (2009) về tác động của hàng rào phi thuế quan đến hoạt động thương mại của EU và Mỹ cho thấy việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan và quy định thống nhất các luật lệ tạo ra thu nhập trong ngắn hạn khoảng 85 tỷ đôla Mỹ và trong dài hạn khoảng 210 tỷ đôla Mỹ

Việc cắt giảm các hàng rào phi thuế quan đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại các quốc gia, đặc biệt tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa các quốc gia góp phần cải thiện cán cân thương mại của các nước

Nhìn chung, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có những ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động thương mại Việc giảm bớt hay xóa bỏ chúng có ảnh hưởng tích cực lên hoạt động thương mại các quốc gia Đó là mục tiêu mà các nước theo đuổi tự do hóa thương mại hướng đến Tuy nhiên, tự do hóa thương mại có luôn đem lại những ảnh hưởng tích cực như vậy cho các nước hay không? Chính vì vậy, vấn đề tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại cần được nghiên cứu thực nghiệm sâu hơn

Hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm cũng được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại với xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của một quốc gia.

Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu

 T ự do hóa th ươ ng m ạ i có tác độ ng cùng chi ề u lên ho ạ t độ ng xu ấ t kh ẩ u:

 Nghiên cứu của Amelia U Santos–Paulino (2000) về “Tự do hóa thương mại và hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển” giai đoạn 1972-1997 cho thấy:

- Thuế xuất khẩu như một chỉ tiêu quan trọng có tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặc dù ảnh hưởng của nó thì nhỏ

- Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho rằng quá trình tự do hóa nổi lên như một nhân tố quan trọng có tác động cùng chiều lên hoạt động xuất khẩu

 Nghiên cứu của Chris Milner và Evious Zgovu (2003):

- Sử dụng hàm xuất khẩu để đo lường tác động của các chính sách thương mại và các rào cản tự nhiên lên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong nghiên cứu của mình về đất nước Malawi giai đoạn 1970-1998

- Kết quả bài nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến thuế xuất khẩu mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê Hàm ý, một sự gia tăng trong thuế xuất khẩu làm sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Cụ thể, tăng

Các kết quả kiểm định về tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu

 Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy việc thực hiện chương trình tự do hóa thương mại đã giúp các nước cải thiện hoạt động xuất khẩu của mình như trong nghiên cứu của Thomas và các cộng sự, 1991;

Weiss, 1992; Joshi và Little, 1996; Helleiner, 1994 và Ahmed, 2000

 Trong khi đó, kết quả của UNCTAD, 1989; Agosín, 1991; Clarke và Kirkpatrick, 1992; Greenaway và Sapsford, 1994; Shafaeddin, 1994; và Jenkins, 1996 tìm thấy ít bằng chứng thể hiện mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

2.6 Các kết quả kiểm định về tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu:

Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy một mối tương quan dương Điều này hàm ý, tự do hóa làm gia tăng nhập khẩu ở các quốc gia (Amelia U Santos-

 Melo và Vogt (1984) tiến hành phân tích hai giả thuyết về tác động của tự do hóa trong trường hợp của Venezuela

- Giả thuyết thứ nhất cho rằng khi tăng cường tự do hóa nhập khẩu sẽ làm độ co giãn theo thu nhập của cầu nhập khẩu cũng gia tăng Hàm ý rằng, các kiểm soát nhập khẩu được nới lỏng dẫn đến việc gia tăng độ co giãn theo thu nhập của cầu nhập khẩu

- Giả thuyết thứ hai cho rằng, độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu cũng gia tăng khi khả năng thay thế hàng nhập khẩu bằng sản xuất xuất trong nước (thay thế nhập khẩu) dễ dàng hơn Hay nói cách khác, khi khả năng sản xuất trong nước gia tăng, một sự thay đổi giá trong hàng hóa nhập khẩu sẽ ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu nhập khẩu (tác động ngược chiều giữa giá cả hàng nhập khẩu và nhu cầu nhập khẩu)

- Các kết quả hồi quy tìm thấy sự phù hợp với hai giả thuyết ban đầu của các tác giả

 Tuy nhiên, Boylan và Cuddy (1987) kiểm tra hai giả thuyết trên cho trường hợp của Ireland nhưng không tìm thấy các kết quả ủng hộ cho hai giả thuyết này

 Đến năm 1999, Mah nghiên cứu và cho rằng các kết quả của Boylan và Cuddy không chính xác vì một vài sai sót trong phương pháp Mah

(1999) đã kiểm tra lại hai giả thuyết của Melo và Vogt (1984) trong suốt thời kỳ phát triển kinh tế của Thái Lan

- Kết quả ủng hộ giả thuyết liên quan đến độ co giãn theo thu nhập, cho rằng độ co giãn theo thu nhập tăng lên như là một kết quả của tự do hóa thương mại

- Tuy nhiên, không tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho tác động của tự do hóa thương mại lên độ co giãn theo giá của cầu nhập khẩu

 Bertola và Faini (1991) nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên cầu nhập khẩu của một nền kinh tế đang phát triển bằng việc xem xét phản ứng của hoạt động nhập khẩu khi loại bỏ các hàng rào phi thuế quan

- Thông qua việc phát triển mô hình lý thuyết và ứng dụng thực nghiệm cho Morocco, các tác giả chỉ ra rằng hạn chế sản lượng (QRs) tác động có ý nghĩa thống kê không chỉ lên mức độ nhập khẩu mà còn lên độ co giãn theo thu nhập và giá của hàm nhập khẩu

- Thật vậy, khi gỡ bỏ hạn chế sản lượng QRs đối với hàng hóa tiêu dùng năm 1985, độ co giãn theo thu nhập của nhập khẩu tăng từ 0,93 lên 1,2

 Faini và các cộng sự (1992) cũng tiến hành nghiên cứu tác động của chính sách thương mại lên cầu nhập khẩu ở các nước đang phát triển

Cụ thể xem xét tác động của việc kiểm soát nhập khẩu như hạn chế nhập khẩu và khả năng tự do gia nhập quốc gia

- Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ co giãn theo thu nhập ở các nước đang phát triển lớn hơn 1, độ co giãn theo giá nhỏ hơn 1

- Ngoài ra, khi một chính sách hạn chế thương mại có hiệu quả hạn chế dòng nhập khẩu, tác động của độ co giãn theo giá và thu nhập trở nên ít rõ ràng hơn

 Năm 2001 Amelia U Santos-Paulino nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu ở các quốc gia đang phát triển khi các kiểm soát nhập khẩu như thuế quan và phi thuế quan được xem xét

- Kết quả cho thấy, thuế nhập khẩu có tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, trong khi đó tự do hóa thương mại (biến giả cải cách chính sách thương mại) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê

- Thuế nhập khẩu làm giảm tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhưng tác động này khác nhau theo vùng và các chế độ chính sách phổ biến ở mỗi quốc gia, chẳng hạn tác động mạnh nhất của thuế nhập khẩu là ở Châu Phi

- Tác động của thuế nhập khẩu cũng khác nhau và có ý nghĩa thống kê khi xem xét theo mức độ bảo hộ và các biến dạng trong chính sách thương mại của các quốc gia Các quốc gia có mức độ bảo hộ cao và rất cao bị ảnh hưởng mạnh bởi thuế nhập khẩu

- Nhìn chung, tự do hóa thương mại làm tăng tốc độ nhập khẩu tất cả các quốc gia, nhưng kết quả có sự khác biệt khi xem xét theo vùng và chính sách thương mại Đối với những nhà làm chính sách, khi xem xét tác động của tự do hóa thương mại, một câu hỏi nghiên cứu cần đặt ra là tác động của nó lên tổng thể cán cân thương mại như thế nào?

Nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại

 Tự do hóa thương mại làm cải thiện cán cân thương mại:

 Báo cáo của Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển

UNCTAD (1999) đã tiến hành nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại cho 15 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970 đến 1995

- Các kiểm định tác động cố định (Fixed Effect Model - FEM) và tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) cho dữ liệu bảng được thực hiện để xem xét ảnh hưởng của tự do hóa thương mại lên thâm hụt cán cân thương mại (sử dụng biến giả tự do hóa theo phương thức đo lường của Sachs và Warner (1995))

- Kết quả bài nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê, hàm ý tự do hóa thương mại làm xấu hơn cán cân thương mại Trong 2 năm đầu tiên sau tự do hóa (giai đoạn 1), nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu ở tất cả các quốc gia ngoại trừ 3 quốc gia ở Châu Phi (Ghana, Morrocco và Tunisia) Chỉ có 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bằng (Malaysia và Tunisia) hoặc vượt hơn (Argentina, Chile, Colombia) tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trong suốt giai đoạn 2 (10 năm sau tự do hóa)

 Năm 2003, Santos-Paulino, Amelia U thực hiện một nghiên cứu về

“Tự do hóa thương mại và hoạt động thương mại ở Cộng hòa Dominican” nhằm xem xét tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Dominican từ 1960 đến

- Kết quả bài nghiên cứu cho thấy, tiến trình tự do hóa có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu với mức độ gần tương đương nhau mặc dù phản ứng của hoạt động xuất khẩu có phần cao hơn

- Tự do hóa thương mại có tác động cải thiện cán cân thương mại, hàm ý một tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu sau tự do hóa thương mại

 Hầu hết các nghiên cứu khác cho rằng tự do hóa thương mại làm cán cân thương mại trở nên xấu hơn

 Năm 2002 Santos-Paulino, Amelia U cũng tiến hành phân tích tác động của việc giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan lên cán cân thương mại của 22 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Á và Nam Á giai đoạn 1972-1997

- Sử dụng các kỹ thuật tác động cố định (FEM), GMM và hồi quy chéo/chuỗi thời gian cho dữ liệu bảng cùng với việc xem xét vấn đề tự do hóa thương mại thông qua thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và biến giả cho năm tự do hóa

- Bài nghiên cứu cho thấy, giảm thuế xuất khẩu cải thiện cán cân thương mại, trong khi đó giảm thuế nhập khẩu làm xấu hơn cán cân thương mại

- Tự do hóa thương mại cũng làm xấu hơn cán cân thương mại do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu

- Khi xem xét theo vùng cũng như theo chính sách thương mại, tác động của tự do hóa thương mại cũng khác nhau Một kết quả khác của bài nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều của tự do hóa thương mại thì cao hơn ở các quốc gia bắt đầu thực hiện tự do hóa từ một nền kinh tế bảo hộ cao

 Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại, tốc độ tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại của 42 quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, Châu Phi và Mỹ Latinh cũng được Ashok Parikh và Corneliu Stirbu nghiên cứu năm 2004

- Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại thúc đẩy tăng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại Và khi đó, có một sự tác động tiêu cực trở lại lên tốc độ tăng trưởng do sự suy thoái trong cán cân thương mại và các điều khoản thương mại

 Penélope Pacheco-López (2005) nghiên cứu “Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thanh toán và tăng trưởng kinh tế ở Mexico” những năm 1980 với 2 thời kỳ tự do hóa là gia nhập GATT (1986) và tham gia Hiệp định thương mại tự do Bắc

- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy cải cách thương mại giữa những năm 1980 (gia nhập GATT) có tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê lên xuất khẩu và nhập khẩu nhưng có tác động ngược chiều có ý nghĩa thống kê lên cán cân thương mại

- Từ giữa những năm 1980, nhập khẩu có khuynh hướng vượt trội xuất khẩu, điều này làm xấu hơn cán cân thương mại của Mexico

- Trong khi đó việc tham gia NAFTA tác động có ý nghĩa thống kê lên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu nhưng không có ý nghĩa thống kê lên tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và cán cân thương mại

 Năm 2008, Yi Wu và Li Zeng cũng chỉ ra rằng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều gia tăng sau khi tiến hành tự do hóa thương mại, tuy nhiên bằng chứng cho thấy tự do hóa thương mại làm xấu hơn cán cân thương mại thì không vững

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu vẫn có những kết luận trái chiều về ảnh hưởng của tự do hóa lên cán cân thương mại Chính vì vậy, bài nghiên cứu này tiến hành kiểm định lại tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại ở các nước đang phát triển với bộ dữ liệu sẽ được trình bày trong phần sau

Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại

Bài nghiên cứu Tương quan Kết quả

Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu

• Thomas và các cộng sự (1991);

- Thuế xuất khẩu có tương quan ngược chiều với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

- Tự do hóa thương mại như là một nhân tố quan trọng có tác động cùng chiều lên hoạt động xuất khẩu

Không có một chiều hướng rõ ràng

Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu

• Faini và các cộng sự (1992);

- Thuế nhập khẩu có tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu

- Tự do hóa thương mại có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê lên nhập khẩu

Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại

- 2 năm đầu sau tự do hóa, nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu

- Giai đoạn 2 (10 năm sau tự do hóa) 5 quốc gia có xuất khẩu lớn hơn hoặc bằng nhập khẩu

(2003); + - Tự do hóa thương mại có tác động cải thiện cán cân thương mại

• Ashok Parikh và Corneliu Stirbu (2004);

• Yi Wu và Li Zeng

- Tự do hóa thương mại làm xấu hơn cán cân thương mại do nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu

- Khi xem xét theo vùng cũng như chính sách thương mại, tác động của tự do hóa cũng khác nhau.

Hai cách đo lường tự do hóa thương mại

2.8.1 Đo lường đầu tiên về giai đoạn tự do hóa thương mại dựa vào nghiên cứu của Li (2004) Ông tìm ra các giai đoạn tự do hóa thương mại của 45 quốc gia từ 1970 đến

1995 Một quốc gia được xem là tự do hóa thương mại khi thuế giảm liên tục và tích lũy ít nhất 35% (chẳng hạn, giảm thuế từ 18% xuống 11,7%) Tuy nhiên, khi một mức thuế tổng của một quốc gia đạt 10% hoặc thấp hơn thì coi như đó là nền kinh tế mở và cắt giảm thuế quan hơn nữa, thậm chí hơn 35%, nó sẽ không được xem như là một thời kỳ của tự do hóa Ngoài việc xem xét sự sụt giảm trong thuế quan, ông cũng xem xét mức sụt giảm của rào cản phi thuế quan trong việc xác định thời điểm tự do hóa Tuy nhiên, nó chỉ ra rằng, sự cắt giảm trong hàng rào phi thuế quan thường đi kèm với việc cắt giảm lớn trong thuế quan

Năm 2008, Yi Wu và Li Zeng sử dụng bộ dữ liệu của Li (2004) để đo lường tự do hóa thương mại cho 39 quốc gia và khoảng thời gian kéo dài tới năm 2004

Bài nghiên cứu này dựa vào kết quả đo lường tự do hóa trong nghiên cứu của

Yi Wu và Li Zeng năm 2008, mở rộng thời gian nghiên cứu đến năm 2012 cho 25 quốc gia đang phát triển Dữ liệu thuế được lấy từ bộ dữ liệu của World Development Indicators - World Bank (được cung cấp bởi UNCTAD’s TRAINS) Đối với trường hợp của Việt Nam

Bài nghiên cứu nhận định giai đoạn tự do hóa của Việt Nam theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) từ năm 2005-2007 Trong khoảng thời gian này mức thuế quan trung bình của Việt Nam giảm hơn 40% từ 15,8% năm 2005 giảm còn 9,4% năm 2008 Tuy nhiên, với mức thuế 9,4% năm 2008 sẽ không được xem là một thời kỳ tự do hóa nên tác giả nhận định giai đoạn tự do hóa thương mại của

Li (2004) chỉ kéo dài đến năm 2007 Đồng thời năm 2007 cũng là năm Việt Nam trở thành thành viên của WTO Việt Nam thực hiện tự do hóa thương mại trên bình diện quốc tế cũng như chịu ảnh hưởng và tuân theo các quy định của thương mại

Bảng 2.2 trình bày đo lường thứ nhất về ngày tự do hóa thương mại giai đoạn

Bảng 2.2: Các thời kỳ tự do hóa thương mại giai đoạn 1986 - 2012 (Đo lường dựa trên nghiên cứu của Li (2004) và

STT Quốc gia 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Đo lường của W-W

2.8.2 Đo lường thứ hai về thời điểm tự do hóa thương mại dựa vào nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003)

Wacziarg và Welch xác định thời điểm bắt đầu tự do hóa là năm sau khi thỏa mãn tất cả các điều kiện độ mở thương mại của Sachs và Waner (1995) Wacziarg và Welch xem 1 quốc gia là đóng cửa khi nó tồn tại ít nhất một trong 5 điều kiện sau đây:

(i) tỷ lệ thuế trung bình bằng hoặc hơn 40%;

(ii) hàng rào phi thuế quan chiếm 40% thương mại hoặc hơn;

(iii) trung bình tỷ giá thị trường chợ đen đánh giá thấp hơn tỷ giá chính thức khoảng 20% hoặc hơn;

(iv) độc quyền của nhà nước về xuất khẩu;

(v) hệ thống nền kinh tế xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt dữ liệu nên các nhà kinh tế thường nghiên cứu chính sách thương mại cụ thể của mỗi quốc gia Theo đó, các năm sau năm tự do hóa sẽ nhận giá trị là 1, các năm trước năm tự do hóa nhận giá trị 0 Năm tự do hóa thương mại theo Wacziarg và Welch cũng được trình bày ở cột cuối cùng của bảng 2.2

Bài nghiên cứu này dựa vào kết quả bài nghiên cứu của Yi Wu và Li Zeng năm

2008 để xác định ngày tự do hóa thương mại đo lường theo Wacziarg và Welch Đối với trường hợp của Việt Nam:

Bài nghiên cứu này xác định thời điểm năm 2007 được xem là thời điểm tự do hóa thương mại

Tiến trình tự do hóa thương mại của Việt Nam bắt đầu từ năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN Việt Nam bắt đầu giảm thuế đối với các nước trong khu vực ASEAN kể từ tháng 1/1996 Đến năm 2001, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ Theo đó, thuế trung bình đánh trên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đến Mỹ còn 3-4% giảm khoảng 40%, hầu hết trên các sản phẩm nông nghiệp cũng như cam kết về các ràng buộc thương mại và dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, sự thuận tiện trong kinh doanh, thủ tục hải quan và các quy định về tính minh bạch Nhìn chung, Việt Nam đã từng bước tự do hóa thương mại nhưng mới ở mức độ phạm vi một quốc gia hay cũng chỉ mức độ khu vực Cho đến năm 2007, khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, dưới các quy định ràng buộc của một nước thành viên, Việt Nam mới thực sự hội nhập vào nền kinh tế Thế giới, mở rộng phạm vi thương mại với các quốc gia trên Thế giới, vượt ngoài phạm vi một khu vực.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nguồn dữ liệu

Bài nghiên cứu tiến hành xác định tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của 25 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1986-2012 Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu được lựa chọn dựa vào nghiên cứu của Yi Wu và Li Zeng năm 2008 và thông tin các nước đang phát triển của IMF

Bảng 3.1 : Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu

Số thứ tự Nước Số thứ tự Nước

Bảng 3.2 Nguồn dữ liệu các biến

Biến Tên tiếng Anh Ký hiệu Nguồn dữ liệu

Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Price GDP World Development Indicators – World Bank Xuất khẩu Export Export World Development Indicators – World Bank

International Financial Statistics (IFS) Nhập khẩu Import Import World Development Indicators – World Bank

International Financial Statistics (IFS) Cán cân thương mại Trade balance TB Tính toán của tác giả

Cán cân thương mại = Xuất khẩu – Nhập khẩu Xuất khẩu/tổng sản phẩm quốc nội Export/GDP Tính toán của tác giả

Nhập khẩu/ tổng sản phẩm quốc nội Import/GDP Tính toán của tác giả Cán cân thương mại/ tổng sản phẩm quốc nội

TB/GDP Tính toán của tác giả

Tốc độ tăng trưởng GDP thực trong nước

Domestic real GDP growth y USDA Economic Research Service

Dữ liệu thương mại song phương Bilateral Trade IMF’s Direction of Trade Statistics

Tốc độ tăng trưởng GDP thực nước ngoài

Foreign real GDP growth y* Tính toán của tác giả

Tỷ giá thương mại Terms of trade tot World Bank

United Nations Conference on Trade and Development

Tỷ giá hối đoái thực Real Exchange Rate reer Bruegel

Cán cân ngân sách Fiscal Balance fisr Tính toán của tác giả

Cán cân ngân sách = Thu Chính Phủ - Chi Chính Phủ

Phương pháp nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Ashok Parikh và Corneliu Stirbu (2004) cho rằng tự do hóa thương mại có tác động cùng chiều lên tốc độ tăng trưởng GDP trong nước; ngoài ra, tốc độ tăng trưởng thu nhập trong nước cũng bị tác động bởi tỷ giá hối đoái thực (reer) và tỷ giá thương mại (tot) Tuy nhiên, kết luận cho thấy tác động của tỷ giá thương mại không có ý nghĩa thống kê Mặc dù vậy, trong giai đoạn nghiên cứu của bài nghiên cứu này có thể biến tỷ giá thương mại có mối tương quan với tốc độ tăng trưởng thu nhập trong nước

Ngoài ra, tỷ giá thương mại cũng bị tác động bởi tỷ giá hối đoái, khi tỷ giá hối đoái gia tăng, đồng nội tệ bị mất giá làm tăng sức cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu, từ đó xuất khẩu gia tăng, làm tăng tỷ giá thương mại

Như vậy, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình Chính vì vậy, dữ liệu bảng được sử dụng trong bài nghiên cứu để khắc phục hiện tượng này Ngoài ra, dữ liệu bảng cung cấp dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn Dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu động thái thay đổi của các đơn vị chéo theo thời gian, phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà không thể quan sát được trong chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy

Các nghiên cứu trước đây, phương pháp bình phương bé nhất OLS được sử dụng khá phổ biến do tính dễ sử dụng của chúng Tuy nhiên, với các giả định của mô hình cho nên sử dụng phương pháp này gặp phải những hạn chế nhất định như:

- Các biến độc lập có mối quan hệ tương quan với nhau, khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao

- Phương sai của sai số thay đổi

- Có thể khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan, các sai lệch ngẫu nhiên không hoàn toàn độc lập với nhau về phương diện thống kê

- Mối quan hệ giữa phần dư e/ze và giá trị hồi quy yˆ i của yi không độc lập nhau, chúng không phân tán một cách ngẫu nhiên, chứng tỏ có mối quan hệ phi tuyến giữa biến phụ thuộc và biến độc lập

- Sai lệch ngẫu nhiên không có phân phối chuẩn Chính vì vậy, để khắc phục một phần những hạn chế của phương pháp OLS đưa ra những đánh giá phù hợp hơn sử dụng phương pháp System General Method of Moments được phát triển bởi Blundell và Bond (1998) Phương pháp này giúp kiểm soát được hiện tượng nội sinh của biến phụ thuộc có độ trễ cũng như kiểm soát hiện tượng nội sinh của các biến giải thích, giải quyết được vấn đề tương quan giữa một biến giải thích và sai số ngẫu nhiên

Trong mô hình đưa thêm biến phụ thuộc có độ trễ, biến này có khả năng xảy ra hiện tượng nội sinh (tương quan với sai số thống kê) nên trong bài nghiên cứu này, sử dụng độ trễ của các biến giải thích như là biến công cụ Đặc biệt, Phương pháp System GMM sử dụng nhiều biến công cụ hơn cung cấp các đo lường vững chắc hơn Difference GMM theo nghiên cứu của Arrelano và Bond (1991) và Holtz, Eakin, Newey và Rosen (1988)

Tuy nhiên, một vấn đề của việc sử dụng System GMM là có quá nhiều biến công cụ trong hàm hồi quy trong khi dữ liệu bảng thì ít (25 quốc gia và 22 năm) Vì vậy, bài nghiên cứu sử dụng kỹ thuật giảm bớt số lượng biến công cụ (collapse) để giảm kích cỡ của biến công cụ (Roodman, 2009)

 Sử dụng đo lường 2 bước (two-step) theo Windmeijer (2005) để hiệu chỉnh sai số chuẩn

 Kiểm định Arellno-Bond cho AR (2) để xem xét giả thuyết tự tương quan bậc 2 trong mô hình

 Đồng thời, thực hiện kiểm định Hansen (Hansen Test) để xem xét biến công cụ có tương quan với phần dư hay không? Nếu kết quả là không thì biến công cụ được chọn là phù hợp và mô hình sử dụng biến đó để ước lượng cũng phù hợp Kiểm định Hansen sử dụng thống kê J (J- statistic) nhằm kiểm định giả thuyết H cho rằng không có hiện tượng nội sinh trong mô hình - biến công cụ là phù hợp (biến công cụ không có tương quan với phần dư của mô hình) Nếu giá trị p > 5% thì chấp nhận giả thuyết H0, tức biến công cụ là phù hợp Các kết quả nghiên cứu, sẽ được trình bày ở phần sau.

NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Bảng 4.1 trình bày tỷ lệ nhập khẩu, xuất khẩu và cán cân thương mại trên GDP sử dụng cách đo lường đầu tiên (Li 2004) cho thời kỳ trước và sau tự do hóa

Nhìn chung, các nước không chỉ xuất khẩu nhiều mà còn nhập khẩu nhiều hơn sau tự do hóa Tỷ lệ nhập khẩu trung bình tăng từ 25,46% lên 38,96% GDP, có 21 trong tổng số 25 quốc gia có nhập khẩu sau tự do hóa thương mại lớn hơn trước Tỷ lệ xuất khẩu trung bình cũng tăng từ 21,97% lên 30,83% GDP; trong đó, 19 quốc gia tăng và 6 quốc gia giảm xuất khẩu sau tự do hóa Tốc độ tăng trưởng trung bình của xuất khẩu nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của nhập khẩu nên dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại tăng từ 3,48% lên 8,12% Tuy nhiên trong số 25 quốc gia nghiên cứu, 15 quốc gia cán cân thương mại trở nên xấu hơn sau khi tự do hóa thương mại và 10 quốc gia cải thiện cán cân thương mại

Các kết quả thống kê cho thấy, sự tác động của tự do hóa lên xuất nhập khẩu theo các hướng trái ngược nhau

Bảng 4.1: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Li (2004) giai đoạn 1986 đến 2012)

Xuất khẩu/GDP (%) Nhập khẩu/GDP (%) Cán cân thương mại/GDP (%) STT Quốc gia

Trước tự do hóa < Sau tự do hóa 19 21 10

Trước tự do hóa > Sau tự do hóa 6 4 15

Bảng 4.2: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) giai đoạn 1986 đến 2012)

Xuất khẩu/GDP (%) Nhập khẩu/GDP (%) Cán cân thương mại/GDP (%) Chỉ tiêu

Trung bình 13,26 20,01 15,52 24,54 -2,26 -4,52 Trước tự do hóa < Sau tự do hóa 23 24 10

Trước tự do hóa > Sau tự do hóa 2 1 15

Kết quả thống kê theo đo lường thời điểm tự do hóa như nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) cũng thể hiện một sự gia tăng của nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu kể từ sau khi thực hiện tự do hóa thương mại Cán cân thương mại thâm hụt ở 15 quốc gia, cải thiện cán cân thương mại ở 10 quốc gia trong mẫu nghiên cứu Vì vậy, để xác định rõ tác động một phần của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại cần phải phân tích hồi quy Các kiểm định xem xét tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.

Kết quả hồi quy

Các kết quả hồi quy sử dụng phương pháp đo lường thứ nhất và thứ hai về ngày tự do hóa thương mại được trình bày trong bảng 4.3 Mẫu nghiên cứu ở 25 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1986-2012

Kết quả nghiên cứu cho thấy tự do hóa thương mại tác động lên xuất khẩu theo cách đo lường của Li (2004) và Wacziarg và Welch (2003) đều không có ý nghĩa thống kê

Các yếu tố khác như tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài (y*), thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực (reer) và tỷ lệ thương mại (tot) đều tác động có ý nghĩa thống kê lên sự thay đổi của xuất khẩu trừ tác động của thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)

- Tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài tác động dương (như kỳ vọng dấu), có ý nghĩa thống kê lên xuất khẩu của các nước, hàm ý một sự gia tăng trong thu nhập của người nước ngoài sẽ có tác động gia tăng xuất khẩu của quốc gia

- Tỷ giá hối đoái thực gia tăng cải thiện hoạt động xuất khẩu nhưng mức độ tác động nhỏ Điều này có thể được giải thích rằng khi tỷ giá hối đoái thực tăng, đồng nội tệ bị mất giá, hàng hóa trong nước rẻ hơn nên hoạt động xuất khẩu có chiều hướng cải thiện, tuy nhiên mức độ tác động chưa đáng kể có thể được giải thích bởi các hợp đồng xuất khẩu thường mang tính chất dài hạn

- Trong khi đó, tỷ lệ thương mại gia tăng làm cải thiện hoạt động xuất khẩu (có ý nghĩa thống kê) tuy nhiên mức độ tác động nhỏ

 Kiểm định tự tương quan bậc 2: (Kiểm định AR(2)):

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,088 > 5%

Chấp nhận giả thuyết H0 – không có tự tương quan bậc 2

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p 0,131 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có tự tương quan bậc 2

 Kiểm định hiện tượng nội sinh: Kiểm định Hansen (Hansen test)

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,101 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có hiện tượng nội sinh Biến công cụ được chọn phù hợp

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p 0,090> 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có hiện tượng nội sinh Biến công cụ được chọn phù hợp

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu

(2 cách đo lường thời điểm tự do hóa)

Biến phụ thuộc Xuất khẩu/GDP (log)

Biến trễ của biến phụ thuộc 0,7952***

Tự do hóa thương mại (lib) 0,0248

0,0094 (0,30) Tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài(y*)

(2,38) Thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực

0,0427 (1,13) Thay đổi trong tỷ lệ thương mại

Kiểm định Arellano-Bond AR(2) 0,088 0,131

Kiểm định Hansen về sự phù hợp của biến công cụ

0,101 0,090 Ghi chú: *, ** và *** thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bảng 4.2.1.2 và 4.2.1.3

Bảng 4.4: Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) tot 0020215 0007673 2.63 0.014 0004411 0036018 lnreer 0869696 047942 1.81 0.082 -.0117687 1857079 y1 019257 0084418 2.28 0.031 0018709 0366431 lib 0248332 033932 0.73 0.471 -.0450509 0947174

L1 .795174 0872944 9.11 0.000 6153878 9749602 ln_exportgdp ln_exportgdp Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Corrected Prob > F = 0.000 max = 26 F(5, 25) = 2202.40 avg = 25.68 Number of instruments = 7 Obs per group: min = 22 Time variable : year Number of groups = 25 Group variable: countryno Number of obs = 642 Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -1.70 Pr > z = 0.088 Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -3.69 Pr > z = 0.000

Hansen test of overid restrictions: chi2(2) = 4.58 Prob > chi2 = 0.101

Bảng 4.5: Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003) tot 0014434 0003646 3.96 0.001 0006924 0021943 lnreer 0426874 0377808 1.13 0.269 -.0351236 1204984 y1 0206087 0086604 2.38 0.025 0027723 038445 lib 0094313 0309844 0.30 0.763 -.0543822 0732448

L1 .8773008 0637738 13.76 0.000 7459562 1.008645 ln_exportgdp ln_exportgdp Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Corrected Prob > F = 0.000 max = 26 F(5, 25) = 5015.01 avg = 25.68 Number of instruments = 7 Obs per group: min = 22 Time variable : year Number of groups = 25 Group variable: countryno Number of obs = 642 Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -1.51 Pr > z = 0.131 Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -3.66 Pr > z = 0.000

Hansen test of overid restrictions: chi2(2) = 4.82 Prob > chi2 = 0.090

4.2.2 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu

Bảng 4.6 trình bày kết quả tác động của các yếu tố lên nhập khẩu

Theo cách đo lường của Li (2004), tự do hóa thương mại tác động không có ý nghĩa thống kê lên sự thay đổi trong nhập khẩu của các quốc gia Trong khi đó, theo đo lường của Wacziarg và Welch (2003) tự do hóa thương mại tác động cùng chiều có ý nghĩa thống kê làm gia tăng nhập khẩu

Tốc độ tăng trưởng GDP trong nước (y) làm gia tăng nhập khẩu của một quốc gia (trong cả hai đo lường) như kỳ vọng của lý thuyết khi cho rằng thu nhập của người dân một quốc gia gia tăng, họ sẽ có nhu cầu đối với những hàng hóa nước ngoài hơn

Tỷ giá hối đoái thực có tác động cùng chiều lên nhập khẩu nhưng không đáng kể do tính chất dài hạn của các hợp đồng nhập khẩu cũng như thói quen tiêu dùng của người dân nên chưa có sự thay đổi đáng kể

 Kiểm định tự tương quan bậc 2: (Kiểm định AR(2)):

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,347 > 5%

Chấp nhận giả thuyết H0 – không có tự tương quan bậc 2

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p 0,498 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có tự tương quan bậc 2

 Kiểm định hiện tượng nội sinh: Kiểm định Hansen (Hansen test)

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,499 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có hiện tượng nội sinh Biến công cụ được chọn phù hợp

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p 0,281 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có hiện tượng nội sinh Biến công cụ được chọn phù hợp

Bảng 4.6: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu (Hai cách đo lường thời điểm tự do hóa)

Biến phụ thuộc Nhập khẩu/GDP (log)

Biến trễ của biến phụ thuộc 0,8802***

Tự do hóa thương mại (lib) 0,0178

(2,12) Tốc độ tăng trưởng GDP trong nước (y) 0,0122***

(2,21) Thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực (reer) 0,0805*

(1,89) Thay đổi trong tỷ lệ thương mại (tot) -0,0001

Cán cân ngân sách (fisr) -0,0023

Kiểm định Arellano-Bond AR(2) 0,347 0,498

Kiểm định Hansen về sự phù hợp của biến công cụ

0,499 0,281 Ghi chú: *, ** và *** thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bảng 4.2.2.2 và 4.2.2.3

Bảng 4.7: Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) fisr -.0022874 0029083 -0.79 0.439 -.0082771 0037023 tot -.0001304 000529 -0.25 0.807 -.00122 0009591 lnreer 0804965 0468784 1.72 0.098 -.0160515 1770445 y 0121788 004298 2.83 0.009 0033268 0210308 lib 0177523 0388941 0.46 0.652 -.0623515 0978562

L1 .8801705 0638627 13.78 0.000 7486428 1.011698 ln_importgdp ln_importgdp Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Corrected Prob > F = 0.000 max = 22 F(6, 25) = 11111.80 avg = 21.68 Number of instruments = 30 Obs per group: min = 19 Time variable : year Number of groups = 25 Group variable: countryno Number of obs = 542 Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -0.94 Pr > z = 0.347 Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -3.26 Pr > z = 0.001

Hansen test of overid restrictions: chi2(24) = 23.35 Prob > chi2 = 0.499

Bảng 4.8: Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003) fisr -.0034906 0032545 -1.07 0.294 -.0101933 0032121 tot 000195 0005943 0.33 0.746 -.0010289 001419 lnreer 093879 0496074 1.89 0.070 -.0082893 1960473 y 0101145 0045793 2.21 0.037 0006833 0195457 lib 1297034 0613128 2.12 0.045 0034274 2559794

L1 .8189611 077629 10.55 0.000 6590811 9788411 ln_importgdp ln_importgdp Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Corrected Prob > F = 0.000 max = 22 F(6, 25) = 6754.08 avg = 21.68 Number of instruments = 8 Obs per group: min = 19 Time variable : year Number of groups = 25 Group variable: countryno Number of obs = 542 Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -0.68 Pr > z = 0.498 Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -3.44 Pr > z = 0.001

Hansen test of overid restrictions: chi2(2) = 2.54 Prob > chi2 = 0.281

4.2.3 Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại

Bảng 4.9 trình bày tổng hợp hai kết quả hồi quy tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo 2 cách đo lường thời điểm tự do hóa Nhìn chung, tự do hóa thương mại không có ý nghĩa thống kê khi tác động lên tổng thể cán cân thương mại theo đo lường của Li (2004) Trong khi đó, theo cách đo lường của Wacziarg và Welch (2003), tự do hóa thương mại làm xấu hơn cán cân thương mại

Tốc độ tăng trưởng GDP trong nước gia tăng dẫn đến cán cân thương mại xấu hơn, hàm ý một sự gia tăng thu nhập trong nước làm gia tăng nhập khẩu, dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại

Tỷ lệ thương mại tăng cũng góp phần làm gia tăng cán cân thương mại

Biến tỷ giá hối đoái thực và cán cân ngân sách không có ý nghĩa thống kê trong cả hai đo lường

 Kiểm định tự tương quan bậc 2: (Kiểm định AR(2)):

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,357 > 5%

Chấp nhận giả thuyết H0 – không có tự tương quan bậc 2

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p 0,363 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có tự tương quan bậc 2

 Kiểm định hiện tượng nội sinh: Kiểm định Hansen (Hansen test)

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004): p = 0,310 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có hiện tượng nội sinh Biến công cụ được chọn phù hợp

- Theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg- Welch (2003): p 0,506 > 5%, chấp nhận giả thuyết H0 – không có hiện tượng nội sinh Biến công cụ được chọn phù hợp

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại (2 cách đo lường thời điểm tự do hóa)

Biến phụ thuộc CCTM/GDP

Biến trễ của biến phụ thuộc 0,9017***

Tự do hóa thương mại (lib) -0,5684

Tốc độ tăng trưởng GDP trong nước (y)

Tốc độ tăng trưởng GDP nước ngoài (y*)

Thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực (reer)

Thay đổi trong tỷ lệ thương mại (tot)

Cán cân ngân sách (fisr) 0,1677

Kiểm định Arellano-Bond AR(2) 0,357 0,363

Kiểm định Hansen về sự phù hợp của biến công cụ

0,310 0,506 Ghi chú: *, ** và *** thể hiện mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ bảng 4.2.3.2 và 4.2.3.3

Bảng 4.10: Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) fisr 167782 1290017 1.30 0.205 -.097902 4334659 tot 0428331 0122688 3.49 0.002 0175651 0681011 lnreer -.5473559 3640495 -1.50 0.145 -1.29713 202418 y1 -.0934044 2832857 -0.33 0.744 -.6768423 4900335 y -.4158687 1264662 -3.29 0.003 -.6763307 -.1554067 lib -.5684002 7577855 -0.75 0.460 -2.129089 9922883

L1 .901658 0970689 9.29 0.000 7017408 1.101575 tbgdp tbgdp Coef Std Err t P>|t| [95% Conf Interval]

Corrected Prob > F = 0.000 max = 22 F(7, 25) = 125.73 avg = 21.76 Number of instruments = 9 Obs per group: min = 20 Time variable : year Number of groups = 25 Group variable: countryno Number of obs = 544 Dynamic panel-data estimation, two-step system GMM

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -0.92 Pr > z = 0.357 Arellano-Bond test for AR(1) in first differences: z = -2.79 Pr > z = 0.005

Hansen test of overid restrictions: chi2(2) = 2.34 Prob > chi2 = 0.310

Ngày đăng: 05/12/2022, 15:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Xu hướng thuế tối huệ quốc ở các nước đang phát triển theo từng khu - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Hình 2.1 Xu hướng thuế tối huệ quốc ở các nước đang phát triển theo từng khu (Trang 11)
Một vấn đề được đặt ra là với tình hình của các rào cản thương mại như trên, - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
t vấn đề được đặt ra là với tình hình của các rào cản thương mại như trên, (Trang 13)
Hình 2.3 Tình hình nhập khẩu của các khu vực trên Thế giới - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Hình 2.3 Tình hình nhập khẩu của các khu vực trên Thế giới (Trang 14)
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại (Trang 24)
Bảng 2.2: Các thời kỳ tự do hóa thương mại giai đoạn 1986-2012 (Đo lường dựa trên nghiên cứu của Li (2004) và Wacziarg – Welch (2003))  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 2.2 Các thời kỳ tự do hóa thương mại giai đoạn 1986-2012 (Đo lường dựa trên nghiên cứu của Li (2004) và Wacziarg – Welch (2003)) (Trang 28)
Bảng 3. 1: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 3. 1: Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu (Trang 35)
Bảng 3.2 Nguồn dữ liệu các biến - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 3.2 Nguồn dữ liệu các biến (Trang 36)
Bảng 4.1: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Li (2004) giai đoạn 1986 đến 2012)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.1 Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Li (2004) giai đoạn 1986 đến 2012) (Trang 42)
Bảng 4.2: Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) giai đoạn 1986 đến 2012)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.2 Tỷ lệ xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại trên GDP trước và sau tự do hóa (Đo lường thời điểm tự do hóa theo nghiên cứu của Wacziarg và Welch (2003) giai đoạn 1986 đến 2012) (Trang 43)
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu (2 cách đo lường thời điểm tự do hóa)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.3 Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu (2 cách đo lường thời điểm tự do hóa) (Trang 45)
Bảng 4.5: Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.5 Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003) (Trang 46)
Bảng 4.4: Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.4 Tác động của tự do hóa thương mại lên xuất khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) (Trang 46)
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu (Hai cách đo lường thời điểm tự do hóa)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.6 Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu (Hai cách đo lường thời điểm tự do hóa) (Trang 48)
Bảng 4.8: Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.8 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003) (Trang 49)
Bảng 4.7: Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.7 Tác động của tự do hóa thương mại lên nhập khẩu theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) (Trang 49)
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại (2 cách đo lường thời điểm tự do hóa)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại (2 cách đo lường thời điểm tự do hóa) (Trang 51)
Bảng 4.10: Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.10 Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Li (2004) (Trang 52)
Bảng 4.11: Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003)  - Luận văn thạc sĩ UEH tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại ở các nước đang phát triển
Bảng 4.11 Tác động của tự do hóa thương mại lên cán cân thương mại theo cách đo lường thời điểm tự do hóa của Wacziarg và Welch (2003) (Trang 52)