Giới thiệu
Công khai – minh bạch thông tin là vấn đề được nghiên cứu và tìm hiểu khá nhiều ở các quốc gia phát triền Gần đây, sự quan tâm về tính công khai minh bạch gia tăng ở các quốc gia đang phát triển khi hậu quả của việc thiếu minh bạch đang trở nên phức tạp Khủng hoảng tài chính năm 1997, quét qua hầu hết công ty ở khu vực Đông Á, đã cho thấy sự cần thiết phải tái cấu trúc tài chính và quản trị công ty Và gần đây nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mà một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ sự không minh bạch thông tin trong một hệ thống tài chính phức tạp được các Ngân hàng Đầu tư, công ty bảo hiểm…tạo ra Ngày nay, các chuyên gia hầu như đồng ý rằng sự thất bại chủ yếu dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính có nguồn gốc trực tiếp từ sự thiếu công
2 khai, thực hiện quản lý yếu kém của hệ thống tài chính Thị trường chứng khoán, một thành phần trong hệ thống tài chính quốc gia, giữ vai trò quan trọng và có thể là tác nhân gây ra đỗ vỡ nếu thiếu sự công khai & minh bạch Trong đó, vấn đề minh bạch trên thị trường chứng khoán được hình thành thông qua sự minh bạch của hệ thống pháp luật, minh bạch trong quản lý thị trường, các công ty niêm yết và thành phần khác tham gia thị trường (công ty môi giới, quỹ đầu tư ) Một trong số đó, công khai – minh bạch ở các công ty tham gia trên thị trường được xem là trọng tâm và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định và bền vững của các TTCK quốc tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng
Lý do chính để nhấn mạnh đến công khai - minh bạch ở công ty niêm yết là vì cả công khai và minh bạch tồn tại cùng nhau để hướng đến bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư Các cổ đông nên được đối xử bình đẳng, được tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến công ty và có thể lựa chọn người điều hành đại diện cho cho quyền lợi của mình Nhà đầu tư bên ngoài cần được bảo đảm rằng không có một cá nhân (hoặc nhóm cổ đông) nhận được ưu đãi hơn hoặc có ảnh hưởng lớn hơn so với số cổ phần sở hữu Các cổ đông nên được tạo điều kiện và khả năng gia tăng ảnh hưởng của mình đến Ban điều hành và buộc nhà điều hành chịu trách nhiệm trước những sai phạm thuộc trách nhiệm của họ
Chính vì thế, chỉ có việc thực thi công khai - minh bạch một cách đầy đủ thì cổ đông có thể tin tưởng vào công ty mà họ đầu tư hoạt động vì lợi ích của họ Đây là điều rất quan trọng mà các công ty tham gia phải tuân thủ và đảm bảo thực hiện vì hậu quả của việc làm mất niềm tin của cổ đông là khá phức tạp Cổ đông khi mất niềm tin do những bê bối ở công ty niêm yết xảy ra liên tục, kéo dài sẽ dẫn đến sự mất lòng tin vào thị trường chứng khoán Khi đó, họ sẽ rút vốn và chuyển sang các kênh đầu tư khác Hậu quả là thị trường chứng khoán bị hụt thanh khoản Nếu sự rút vốn diễn ra chậm và kéo dài, thị trường chứng khoán sẽ
3 yếu dần đi Trường hợp thanh khoản bất ngờ sụt giảm do sự rút vốn ồ ạt có thể dẫn đến sự đổ vỡ của TTCK từ đó gây ra tác động tiêu cực đến thị trường tài chính quốc gia
Cho đến nay, vấn đề công khai – minh bạch đã và đang được đặt ra như là mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển TTCK Việt Nam trong tương lai Nguyên nhân là niềm tin của nhà đầu tư dành cho thị trường chứng khoán đã sụt giảm nghiêm trọng trong nhiều năm qua Từ đó, dẫn đến sự suy giảm kéo dài và chưa có lối thoát Trong bối cảnh, kinh tế quốc gia tăng trưởng chậm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như những bê bối trong hệ thống ngân hàng Sự vực dậy thị trường chứng khoán được xem là yêu cầu cấp bách để thu hút nguồn vốn các nhà đầu tư Đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài nhằm giảm áp lực cho hệ thống ngân hàng và cung ứng nguồn vốn ổn định, chi phí thấp cho nền kinh tế Để thực hiện điều này, một trong những giải pháp hàng đầu chính là gia tăng tính công khai & minh bạch của công ty niêm yết Và vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà chính sách là yếu tố nào đã và đang chi phối đến tính công khai & minh bạch của công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam? Trả lời được vấn đề này, các nhà quản lý mới có cơ sở để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả Đây cũng chính là mục tiêu chính mà bài luận văn cần đạt được Việc lựa chọn nghiên cứu phù hợp để áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải có sự cân nhắc hợp lý trên khía cạnh khoa học lẫn tính khả thi trong thu thập dữ liệu.
Tổng quan kết quả nghiên cứu trước đây
Cơ sở lý luận của vấn đề này hiện tập trung vào việc nghiên cứu tính công khai & minh bạch trên hai xu hướng chủ đạo Đầu tiên, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính công khai & minh bạch ở mức độ quốc gia Đây là nghiên cứu nền tảng về vấn đề công khai minh bạch Nổi bật trong đó là nhóm tác giả
Bushman, Piotroski và Smith (2004) nghiên cứu tính minh bạch giữa 45 quốc gia khắp thế giới Bài nghiên cứu kết luận rằng minh bạch công ty là hàm số phụ thuộc vào chế độ pháp luật, kinh tế chính trị mỗi quốc gia Cụ thể, minh bạch trong quản trị cao ở các quốc gia có hệ thống pháp luật hiệu quả Và minh bạch trong tài chính thì có mối tương quan thuận với đặc điểm kinh tế Bài nghiên cứu cũng thực hiện kiểm định và cụ thể hóa khái niệm minh bạch thông tin thành các nhóm nhân tố cụ thể: mức độ phổ biến các thông tin liên quan đến hoạt động chi tiêu vốn, chi phí R&D, phương pháp kế toán ; sự phổ biến các thông tin liên quan đến hoạt động quản trị (thông tin của Ban điều hành, tiền lương, tỷ lệ sở hữu ); số lượng nhà phân tích bình quân theo dõi 1 công ty và sự phát triển của hạ tầng thông tin được đo lường bằng số trung bình người dân/1 tờ báo…Trong khi đó, Archambault và Archambault (2003) cho rằng quyết định công khai là một quyết định phức tạp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thuộc phạm vi quốc gia và công ty Tác giả cho rằng mức độ công khai – minh bạch của công ty là hàm số của biến văn hóa cũng như là hệ thống kinh tế - chính trị quốc gia Không dừng lại ở đó, hệ thống lý luận công khai – minh bạch tiếp tục được mở rộng với nghiên cứu của Tarun Khanna; Krishna Palepu; Suraj Srinivasan (2004) Nhóm tác giả với giả thuyết về tính công khai & minh bạch các quốc gia sẽ cải thiện nếu có quan hệ kinh tế với Mỹ Nghiên cứu được thực hiện trên 794 công ty ở 24 quốc gia ở Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu
Bảng khảo sát của S&P được sử dụng để đo lường mức độ công khai & minh bạch Bài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa việc niêm yết trên thị trường Mỹ; ảnh hưởng của tác động về đầu tư (gồm đầu tư vốn FDI và vốn cổ phần ); ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu của công ty vào Mỹ hoặc hoạt động của công ty ở Mỹ đến mức độ công khai minh bạch của công ty ở các quốc gia Bài nghiên cứu đã cung cấp những bằng chứng về ảnh hưởng của vấn đề toàn cầu hóa đến việc thực hiện quản trị công ty ở các quốc gia Và cụ thể ở
5 đây, bài nghiên cứu tiến hành trên một khía cạnh trong quản trị công ty là công khai & minh bạch
Một cách tổng quan, các nghiên cứu này đã chỉ ra những yếu tố vĩ mô căn bản có tính quyết định đến mức độ công khai & minh bạch là hệ thống pháp luật, đặc điểm kinh tế - chính trị trong phạm vi quốc gia Điều này nghĩa là các tác giả mặc nhiên thừa nhận không có sự khác biệt trong việc công khai thông tin giữa các công ty trên một thị trường Với giả định này nghĩa là sẽ có rất ít sự khác biệt về mức độ công bố thông tin của các công ty Trên thực tế, Tarun Khanna, Krishna Palepu và Suraj Srinivasan trong một nghiên cứu trước đó đã chỉ ra tính công khai & minh bạch còn là hàm số phụ thuộc bởi quy mô công ty và hiệu quả hoạt động Cơ sở lý luận vấn đề công khai & minh bạch theo đó tiếp tục mở rộng sang hướng nghiên cứu những yếu tố tác động đến tính công khai & minh bạch ở mức độ công ty
Mark Lang và Russell Lundholm (1993) bằng nghiên cứu thực nghiệm trên
751 công ty ở Mỹ đã mang đến những đóng góp tích cực Nội dung chính của bài nghiên cứu là kiểm định những yếu tố tác động lên tính minh bạch của công ty Trong đó, tính minh bạch được đo lường thông qua mức độ đánh giá của các nhà phân tích thể hiện trong báo cáo của Liên đoàn các nhà phân tích thông tin công ty (FAF report) Báo cáo được phát hành thường niên cung cấp những đánh giá về thực hiện công bố thông tin trên ba nhóm là thông tin công bố trong báo cáo thường niên/quý, các thông tin công bố đại chúng khác và quan hệ nhà đầu tư Bài nghiên cứu sử dụng sáu biến độc lập được chia thành ba nhóm gồm nhóm biến về hiệu quả (lợi nhuận và sai số trong dự báo phân tích); nhóm biến về cấu trúc (quy mô công ty, mức độ biến động trong tỷ suất sinh lợi và độ tương quan giữa tỷ suất sinh lợi thường niên - thu nhập) và biến yêu cầu khác (đối với những công ty đang thực hiện phát hành chứng khoán) Bằng phương pháp hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy tính minh bạch gia tăng theo quy mô
6 và hiệu quả của công ty; giảm đi khi sự tương quan giữa thu nhập và suất sinh lợi cổ phiếu thấp; tăng cao hơn ở các công ty đang phát hành cổ phần ở hiện tại hoặc trong tương lai Trong đó, tương quan giữa thu nhập và suất sinh lợi cổ phiếu đại diện cho sự bất cân xứng thông tin Mức độ tương quan thấp cho thấy sự bất cân xứng thông tin cao Điều này đồng nghĩa công ty công bố thông tin ít hơn những gì công ty phải công khai Điểm hạn chế của bài nghiên cứu là chỉ xem xét việc công bố thông tin liên quan đến thu nhập công ty Nhóm tác giả lý giải rằng rất khó khăn để tìm ra biến số mang tính đại diện có thể đo lường toàn bộ hoạt động công bố thông tin của một công ty
Theo thời gian, các nghiên cứu về các yếu tố nội tại tiếp tục được mở rộng
Morris và J Gray (2007) trong một nghiên cứu thực nghiệm ở 434 công ty ở khu vực Châu Á thừa nhận vai trò của quy mô và khả năng sinh lợi đến tính công khai - minh bạch thông tin tài chính Thêm vào đó, bài nghiên cứu còn đưa thêm các biến giải thích khác vào mô hình với các giả định rằng công ty sẽ minh bạch hơn khi có nhiều cổ đông bên ngoài và ít các cổ đông chi phối, niêm yết thị trường nước ngoài, phát hành ADRs, mới hoàn thành tăng vốn hoặc vay nợ, có doanh thu từ xuất khẩu, sản phẩm hướng đến nhiều phân khúc, được kiểm toán bởi Big 4 Bài nghiên cứu còn bổ sung thêm một công cụ khác để đo lường tính công khai & minh bạch của công ty Việc lựa chọn công cụ đo lường phù hợp cũng là một trong những vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu về minh bạch thông tin Phần lớn các nghiên cứu ở thị trường phát triển sử dụng bảng đánh giá của S&P được xây dựng vào năm 2001 Một số ít nghiên cứu trước đó sử dụng báo cáo FAF của Mỹ Trong bài nghiên cứu của Morris và J Gray, hai ông sử dụng hệ thống tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế IFRS để đo lường minh bạch thông tin tài chính của công ty Điều này cũng phù hợp với loại thông tin công bố mà hai tác giả đang hướng đến Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố như
7 công ty và niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế là có ý nghĩa thống kê và tương quan thuận đến tính công khai & minh bạch trên tất cả các mô hình
Các biến khác bao gồm quy mô công ty, phát hành cổ phần mới, tính độc lập trong Ban điều hành, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn có ý nghĩa thống kê nhưng không trên toàn bộ các mô hình nghiên cứu Nhìn chung, bài nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng và ý nghĩa đến chuỗi cơ sở lý luận về các nhân tố nội tại Điểm tích cực ghi nhận khi tác giả cho thấy được vai trò của các nhân tố phi tài chính (phân khúc sản phẩm, cơ cấu cổ đông, tính độc lập của Ban điều hành, vai trò của kiểm toán ) đến tính công khai & minh bạch Các nhân tố này cho thấy ảnh hưởng đồng thời đến sự sẵn lòng công khai bên cạnh các nhân tố tài chính
Nhận định này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của Cheung, Connelly, Lynda Zhou và Piman Limpaphayom (2007) ở thị trường Thái Lan và HongKong Bài nghiên cứu của Morris và J.Gray cũng thừa nhận một số hạn chế Số lượng công ty khảo sát trên từng quốc gia tập trung vào các công ty lớn và mẫu khảo sát chỉ tối đa 50 công ty mỗi quốc gia Thông tin công bố được giả định là trung thực, tức là bài nghiên cứu đã bỏ qua việc đánh giá chất lượng thông tin Đây cũng là hạn chế của phần lớn các công cụ đo lường được sử dụng trong các nghiên cứu trước Một hạn chế khác, tiêu chuẩn IFRS vẫn khá xa lạ ở nhiều quốc gia đang phát triển ở Châu Á Nếu có, tính chuẩn mực trong thực thi vẫn còn vấn đề phải kiểm chứng Đây là điểm cân nhắc khi áp dụng nghiên cứu này ứng dụng cho thị trường Việt Nam
Quay trở lại với chuỗi cơ sở lý luận, theo thời gian, các nghiên cứu về vấn đề công khai & minh bạch ngày càng hoàn thiện và khắc phục được hạn chế của nghiên cứu trước Các nhân tố đưa vào trong mô hình đã được kiểm chứng và có giá trị khoa học Xu hướng nghiên cứu theo đó chuyển dịch dần sang hướng mang tính Một lý do khác, sự đứng vững hoặc thất bại của một số quốc gia khi các cuộc khủng hoảng tài chính đi qua mang đến những bài học kinh nghiệm
8 thực tế quý giá Điều này thôi thúc các nhà nghiên cứu đi tìm câu trả lời cho sự khác biệt Khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra năm 1997 là ví dụ điển hình với sự sụp đổ của Thái Lan Trong khi đó, Hong Kong không những vẫn duy trì sự ổn định mà còn tiếp tục phát triển khi khủng hoảng đi qua Cheung, Connelly, Lynda Zhou và Piman Limpaphayom (2007) với nghiên cứu thực nghiệm ở Hong Kong và Thái Lan đã mang đến những lý giải có giá trị và những hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề công khai minh bạch trong công ty Bài nghiên cứu được đánh giá tốt khi kế thừa có lựa chọn các nhân tố giải thích phù hợp Bên cạnh đó, nhóm tác giả có sự phát triển nhằm khắc phục hạn chế trong việc đo lường biến độc lập minh bạch ở các nghiên cứu trước Các tác giả sử dụng bảng khảo sát gồm 28 câu hỏi được thiết kế bởi Hiệp hội các nhà lãnh đạo Thailand với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Công ty tư vấn MCKinsy & Company Bảng khảo sát xây dựng trên nền tảng 92 câu hỏi về quản trị công ty của OECD Ưu điểm của bảng khảo sát là tinh gọn, tập trung chủ yếu vào nội dung liên quan đến công khai & minh bạch và đặc biệt có đánh giá đến chất lượng thông tin công bố Ví dụ, với một mục khảo sát cụ thể, công ty sẽ nhận được tín nhiệm “trung bình” nếu khoản mục được công bố ở mức độ tối thiểu theo yêu cầu Nếu một công ty công bố thông tin nhiều hơn yêu cầu tối thiểu, đạt được những chuẩn mực quốc tế hoặc thực hành tốt, thì việc công khai và minh bạch của công ty được đánh giá “xuất sắc” Trường hợp công ty không đáp ứng được các yêu cầu công bố tối thiểu, tính công khai – minh bạch được đánh giá ở mức “kém” Phương pháp này có thể cung cấp một thước đo chất lượng của hoạt động công khai và minh bạch hơn những nghiên cứu được trước đó vốn chỉ tập trung vào số lượng hoặc sự tồn tại của thông tin Tiếp theo đó, việc xác định các nhân tố giải thích cho mô hình là nội dung quan trọng mà bài nghiên cứu cần giải quyết Dựa trên kết quả thực nghiệm của Jensen (1993); Lang and Lundholm (1993); Meek, Roberts và Gray (1995); Miller (2002); Archambault và Archambault (2003); Khanna,
Palepu và Srinivasan (2004) , giả thiết đặt ra là những yếu tố tác động đến công khai và minh bạch công ty có thể được phân thành hai nhóm chính Nhóm một bao gồm các yếu tố về tài chính và nhóm hai gồm các yếu tố thuộc về quản trị công ty Các yếu tố tài chính cụ thể như quy mô công ty, khả năng sinh lợi, đòn bẩy tài chính và hiệu suất hoạt động được xem xét trong nghiên cứu này Mức độ tập trung quyền sở hữu, quy mô HĐQT, thành phần trong Hội đồng quản trị thuộc nhóm hai Nghiên cứu thực nghiệm sau đó được tiến hành trên 146 công ty niêm yết trên TTCK Thái Lan và 256 công ty niêm yết ở thị trường Hong Kong Các công ty tài chính được loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu
Từ những đánh giá tổng thể trên điểm số ghi nhận được, mức độ công khai & minh bạch ở Thái Lan cao hơn ở thị trường Hong Kong Kết quả này trái ngược với quan điểm cho rằng công ty ở thị trường phát triển có xu hướng công bố thông tin tốt hơn các công ty ở thị trường ít phát triển Kết quả thực nghiệm còn cho thấy các đặc điểm tài chính của công ty có mối tương quan ý nghĩa đối với mức độ công khai & minh bạch ở thị trường Hong Kong nhưng không có ý nghĩa ở thị trường Thái Lan Đặc biệt, các công ty có quy mô lớn và sinh lợi tốt ở Hong Kong có mức độ công khai nhiều hơn Các công ty có doanh thu cao và sử dụng nhiều đòn bẩy cũng có mức độ công khai & minh bạch cao hơn Tuy nhiên, kết quả này không mạnh mẽ ở các công ty Thái Lan Trên khía cạnh khác, các công ty Thái Lan với tỷ lệ sở hữu của các giám đốc bên ngoài cao và quy mô HĐQT lớn có tính công khai & minh bạch cao hơn Tỷ lệ giám đốc điều hành tham dự vào HĐQT có tương quan nghịch biến đến tính công khai & minh bạch ở cả hai thị trường Điều này cho ta nhận định rằng các thị trường càng phát triển đặc điểm tài chính có tương quan hơn đến mức độ công khai minh bạch công ty Trong khi ở các thị trường ít phát triển hơn, các đặc điểm quản trị có tác động nhiều hơn Cuối cùng, những phát hiện thực nghiệm trong bài
10 nghiên cứu này cho rằng những cuộc kiểm tra tổng thể ở các nền kinh tế khác nhau với các thể chế khác nhau có thể dẫn đến những kết luận không chính xác
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp
Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu trước đây, bài luận văn lựa chọn nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung, Connelly, Lynda Zhou và Piman Limpaphayom
(2007) làm nền tảng cho việc nghiên cứu ở thị trường Việt Nam
Cơ sở lựa chọn bài nghiên cứu này:
- Giả thuyết nghiên cứu hướng đến việc kiểm định những yếu tố trong nội tại công ty tác động đến công khai & minh bạch Điều này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của bài luận văn
- Bài nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn gần đây nên các biến trong mô hình được kiểm định thực nghiệm ở các nghiên cứu trước nên đảm bảo cơ sở khoa học
- Phương pháp đo lường công khai & minh bạch có nhiều điểm tối ưu khi đánh giá được chất lượng thông tin công bố
- Bài nghiên cứu thực hiện ở hai thị trường Hong Kong và Thái Lan Đây là hai thị trường có những điểm tương đồng với thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả bài nghiên cứu cung cấp cơ sở để so sánh với kết quả luận văn
- Dữ liệu dùng để đo lường các biến độc lập trong mô hình có thể thu thập được trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Lựa chọn bài nghiên cứu của nhóm tác giả Cheung, Connelly, Lynda Zhou và Piman Limpaphayom ứng dụng cho TTCK Việt Nam, giả thiết về sự tác động của các yếu tố tài chính và quản trị đến mức độ công khai – minh bạch của các công ty niêm yết được kỳ vọng sẽ có sự tương đồng với thị trường Hong Kong và Thái Lan Cụ thể:
Quy mô công ty: Giả thuyết rằng các công ty có có quy mô lớn thì minh bạch hơn các công ty có quy mô nhỏ Lý do là các công ty lớn có số lượng nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn các công ty nhỏ và thu hút sự quan tâm từ các chuyên gia phân tích Các công ty lớn cũng có nhiều nguồn thông tin để cung cấp tốt hơn cho nhà đầu tư Trong một nghiên cứu với phạm vi giữa các quốc gia, Khanna, Palepu và Srinivasan (2004) tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa vốn hóa thị trường với điểm số minh bạch Quy mô công ty được thể hiện qua doanh thu, tổng tài sản, vốn điều lệ hoặc vốn hóa thị trường Đòn bẩy tài chính: công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao sẽ có mức độ công khai & minh bạch cao hơn bởi do các nhà cung cấp tín dụng yêu cầu cung cấp nhiều thông tin hơn (Khanna, Palepu và Srinivasan, 2004) Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệp của họ không ủng hộ cho quan điểm này Meek, Roberts và Gray (1995) tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa đòn bẩy tài chính và công khai của công ty ở các công ty ở Mỹ và Anh Archambault và Archambault (2003) cũng cho thấy không có mối tương quan giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin
Hiệu suất sinh lợi: khả năng sinh lợi trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến mức độ công khai & minh bạch công ty (Khanna, Palepu và Srinivasan, 2004) Ví dụ, các công ty sinh lợi có thể sẵn lòng để công bố thông tin cho nhà đầu tư bên ngoài hơn các công ty sinh lợi kém Các nghiên cứu trước đó đã kiểm định tác động của cả hiệu quả hoạt động theo kế toán (Lang and Lundholm 1993; Miller
2002) và theo thị trường (Khanna, Palepu and Srinivasan 2004) lên mức độ công khai công ty
Tài sản thế chấp: Các công ty có giá trị tài sản cố định lớn cần phải công bố thông tin nhiều hơn cho các đối tượng bên ngoài để họ đưa ra quyết định đầu tư
13 Điều này sẽ dẫn đến mối quan hệ đồng biến giữa giá trị tài sản thế chấp và mức độ công khai & minh bạch của công ty Mặt khác, cũng có thể tranh luận rằng công ty nhiều tài sản hơn thường ít có nhu cầu công bố thông tin tài chính
Jensen and Meckling (1976) cho rằng tài sản thế chấp có thể làm giảm sự xung đột đại diện vì các nhà cho vay có thể nắm lấy tài sản khi công ty bị phá sản Sự sụt giảm trong xung đột đai diện có thể làm giảm động lực trong công bố thông tin vì thế nó cho thấy quan hệ nghịch biến giữa giá trị tài sản thế chấp với mức độ công khai – minh bạch
Hiệu suất sử dụng tài sản: có thế nói rằng các công ty với hiệu suất sử dụng tài sản cao có thể có mức độ công khai & minh bạch cao hơn những công ty có hiệu suất thấp Lý do là các công ty có hiệu suất sử dụng tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích Vì vậy, các công ty này phải công bố nhiều thông tin liên quan cho nhà đầu tư bên ngoài mà khi đó làm gia tăng mức độ công khai & minh bạch thông tin công ty Đặc điểm quản trị Mức độ tập trung quyền sở hữu: giả thuyết rằng tập trung quyền sở hữu dẫn đến sự linh động trong công tác điều hành, từ đó dẫn đến gia tăng việc quản trị công ty Điều hành chủ động làm giảm một cách đáng kể khả năng công tác điều hành ảnh hưởng đến tài sản của cổ đông (McConnell and Servaes 1990) Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây ở các thị trường Đông Á kết luận rằng tập trung trong quyền sở hữu dẫn đến những xung đột giữa chủ sở hữu và nhà đầu tư bên ngoài
(Claessens, Djankov and Lang 2000; Claessens, Djankov, Fan and Lang 2002;
La Porta, Lopez-de- Silanes, and Shleifer 1999) Điều này giả thuyết rằng tỷ lệ nắm giữa của cổ đông lớn trong một công ty có quan hệ với mức độ công & khai minh bạch
Thành phần của Hội đồng Quản trị: nhóm giả thuyết thành phần HĐQT có thể ảnh hưởng đến mức độ công khai minh bạch công ty Trong bài này, có hai biến số xác định thành phần HĐQT được sử dụng Biến số đầu tiên, tỷ trọng thành viên độc lập trong HĐQT Các thành viên độc lập mong muốn công bố nhiều thông tin cho các bên liên quan khác của công ty Điều này có thể thiết lập nên mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ thành viên độc lập với mức độ công khai & minh bạch Biến số thứ hai, tỷ lệ thành viên thuộc Ban điều hành trong HĐQT Điều này cho thấy rằng các Giám đốc điều hành có thể xung đột lợi ích và mong muốn che giấu bớt thông tin cho nhà đầu tư bên ngoài Do đó, tỷ lệ tham gia Giám đốc điều hành trong HĐQT có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ công khai & minh bạch của công ty
Quy mô Hội đồng Quản trị: Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của nó Jensen (1993) thừa nhận rằng HĐQT có quy mô lớn làm cho các cuộc thảo luận về vấn đề quan trọng nào đó của công ty ít thẳng thắng hơn, theo đó, làm cho việc giám sát trở nên kém đi Cuối cùng, Jensen (1993) cho rằng quy mô tối ưu của HĐQT là 8 thành viên Trong khi, Yermack (1996) tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa quy mô HĐQT và giá trị công ty ở các công ty trên thị trường Mỹ Huther (1997) kiểm tra một mẫu các công ty tiện ích công cộng ở
Mỹ và thấy rằng quy mô HĐQT có ảnh hưởng không tích cực đến hiệu quả công ty Eisenberg, Sundgren, and Wells (1998) tìm thấy mối tương quan nghịch biến có ý nghĩa giữa quy mô HĐQT và lợi nhuân trong mẫu các công ty có quy mô vừa và nhỏ ở Thụy Điển Trên lập luận này, bài nghiên cứu giả thuyết có mối quan hệ giữa quy mô HĐQT và mức độ công khai & minh bạch công ty
Trên cơ sở những giả thuyết trình bày ở trên, phương pháp hồi quy đa biến (OLS) được sử dụng để ước lượng các nhân tố tác động đến mức độ công khai
& minh bạch của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam Mô hình hồi quy được trình bày như sau:
TRANSP = 0 + 1SIZE(X)i + 2PROFIT(X)i + 3TURNOVERi + 4FIXi +
5DEBTi + 6CONCi + 7BSIZEi + 8BEXCi + 9OUTSIZEi + i
Phương pháp đo lường và cơ sở dữ liệu
Bài luận văn thực hiện khảo sát đánh giá mức độ công khai & minh bạch và thu thập thông tin các biến độc lập trên 100 công ty có quy mô vốn hóa thị trường lớn nhất trên TTCK Việt Nam Thời điểm xác định vốn hóa là tại ngày 31/12/2012 Các công ty thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm được loại trừ vì cấu trúc bản cân đối tài chính và các khoản mục có sự khác biệt Việc lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 100 công ty vốn hóa lớn, được xem xét trên các lí do sau:
- Các công ty đại diện trên 70% vốn hóa TTCK Việt Nam
- Nhận được sự quan tâm và theo dõi của các nhà phân tích, chuyên viên môi giới và nhà đầu tư
- Cơ sở dữ liệu đầy đủ để thu thập phục vụ cho việc nghiên cứu
Ngoài ra, trong “Báo cáo Thẻ điểm Quản trị Công ty 2012” của IFC phối hợp với UBCKNN, nhóm tác giả cũng cũng chọn mẫu là 100 công ty có vốn hóa lớn nhất Lý do lựa chọn phương pháp này là việc khảo sát về việc thực thi quản trị công ty sẽ không phản ánh đúng với các công ty mới tăng vốn, vừa thực hiện IPO và có quy mô nhỏ Và chúng ta cũng biết minh bạch thông tin là một phần trong nguyên tắc về quản trị của OECD Như vậy, từ những lí do trên, bài luận văn lựa chọn 100 công ty có vốn hóa lớn nhất làm mẫu nghiên cứu Danh sách
100 công ty thuộc mẫu khảo sát được trình bày trong Phụ lục 1
3.2.2 Đo lường và cơ sở dữ liệu Đo lường tính công khai – minh bạch
Công cụ khảo sát: bài luận văn sử dụng công cụ bảng khảo sát để đo lường tính công khai minh bạch của các công ty trong mẫu Bảng khảo sát được thiết kế bởi Hiệp hội các nhà lãnh đạo Thái Lan với sự hỗ trợ từ Công ty tư vấn quản lý quốc tế MCKinsy & Company Nội dung khảo sát được rút gọn từ 92 câu hỏi trong Nguyên tắc Quản trị của OECD Các nguyên tắc này đang dần được áp dụng trong các quy định pháp lý và các tiêu chí để đánh giá tính công khai & minh bạch công ty niêm yết ở Việt Nam Cụ thể ngày 16/8/2013, HNX đã công bố kết quả Chương trình đánh giá Quản trị công ty trên HNX với chủ đề “Công bố thông tin và minh bạch” HNX cũng đã sử dụng khuyến nghị của OECD làm cơ sở đưa ra bộ tiêu chí đánh giá cho chương trình
Bảng khảo sát, gồm 28 câu hỏi, được trình bày trong Phụ lục 2 Mỗi câu hỏi
19 điểm là 1 – 2 – 3 Công ty nhận được mức công khai & minh bạch “yếu” khi không tuân thủ các quy định như công bố thông tin không đầy đủ, công bố thông tin chậm hoặc không công bố thông tin Mức “trung bình” dành cho các công ty chỉ công khai thông tin ở mức vừa phải để đáp ứng các quy định và mức “tốt” khi công ty sẵn sàng công khai thông tin nhiều hơn quy định pháp luật Biến TRANS được xác định bằng cách lấy trung bình cộng điểm số của 28 câu hỏi trong bảng khảo sát Đối tượng khảo sát: nhà đầu tư chuyên nghiệp, môi giới và chuyên viên phân tích công ty chứng khoán, quỹ đầu tư
Hình thức khảo sát: phát phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp
Cơ sở dữ liệu các biến độc lập
Nguồn dữ liệu để tính toán cho các biến độc lập được thu thập trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012, báo cáo thường niên được công bố trên website công ty, Sở giao dịch chứng khoán mà công ty niêm yết và các website tài chính uy tín như www.cafef.vn, www.vietstock.com.vn, www.stox.vn và www.stockbiz.com
Xử lý số liệu thu thập
Biến phụ thuộc Trans: để đảm bảo kết quả khảo sát về tính công khai & minh bạch của công ty được chính xác Mỗi công ty sẽ được đánh giá bởi hai thành viên tham gia khảo sát Biến TRANS là trung bình điểm số bảng khảo sát của thành viên 1 và 2 Điểm số mỗi bảng là trung bình cộng của 28 câu hỏi trong bảng khảo sát Ví dụ: công ty DRC được đánh giá bởi hai nhà đầu tư A và B
Bảng khảo sát nhà đầu tư A có điểm số là 2.21 và nhà đầu tư B là 2.36 Kết quả là TRANS của DRC đạt 2,29 điểm
Cách thức thực hiện khảo sát: một cuộc khảo sát nhỏ bằng phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên 10 nhà đầu tư Mục đích để đánh giá mức độ truyền tải
20 các câu hỏi trong bảng khảo sát Kết quả các nhà đầu tư phần lớn đều hiểu các nội dung trong bảng câu hỏi Sau đó, tác giả chia làm nhiều đợt khảo sát trên các đối tượng là các nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chuyên viên phân tích, chuyên viên môi giới Mỗi đợt khảo sát phát ra 50 phiếu, các công ty nhận đủ 2 đánh giá sẽ được loại khỏi danh sách trong đợt khảo sát tiếp theo Quá trình này được thực hiện đến khi 100 công ty nhận đủ 2 đánh giá Qua quá trình khảo sát, tác giả đã phát ra 400 bảng khảo sát Số bảng khảo sát nhận về 376 Trong đó, nhiều công ty nhận hơn 2 đánh giá của nhà đầu tư Tác giả đã chọn ngẫu nhiên 2 trong số các bảng nhận được về công ty đó Kết quả, tác giả thu được 200 bảng khảo sát cho 100 công ty và loại ra 176 bảng
Biến độc lập trong mô hình: dựa trên số liệu thu thập trên các nguồn thông tin và công thức xác định các biến được trình bày ở phụ lục 3, tác giả tiến hành tính toán để có được dữ liệu cho các biến độc lập Quá trình xử lý số liệu được thực hiện thông qua phần mềm Excel.