1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tỉnh bến tre

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 809,71 KB

Cấu trúc

  • 1- Đặ t v ấ n đề (8)
  • 3- Đố i t ượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u (10)
    • 1.1. Các lý thuy ế t liên quan trong quá trình phân tích c ủ a đề tài (16)
      • 1.1.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô (16)
      • 1.1.2. Lý thuy ế t v ề chuy ể n giao công ngh ệ s ả n xu ấ t nông nghi ệ p (17)
      • 1.1.3. Mô hình Harrod- Domar (18)
      • 1.1.4. Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank (18)
    • 1.2. Các khái ni ệ m c ơ b ả n và xu h ướ ng phát tri ể n trang tr ạ i gia đ ình trên th ế gi ớ i: .19 1. Các khái ni ệ m c ơ b ả n (19)
      • 1.2.2. Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu (20)
      • 1.2.3. Xu h ướ ng phát tri ể n trang tr ạ i gia đ ình ở m ộ t s ố n ướ c Châu Á (21)
    • 1.3. Th ự c ti ễ n ở Vi ệ t Nam (23)
      • 1.3.1. Quá trình nh ậ n th ứ c và lý lu ậ n phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i ở Vi ệ t Nam (23)
        • 1.3.1.1 Kinh t ế trang tr ạ i và kinh t ế nông h ộ trong nông nghi ệ p nông thôn Vi ệ t (23)
        • 1.3.1.2. Tính t ấ t y ế u khách quan trong vi ệ c phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i ở Vi ệ t Nam (28)
      • 1.3.2. Th ự c ti ễ n phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i ở Vi ệ t Nam (32)
      • 2.1.1. V ị trí đị a lý và đ i ề u ki ệ n t ự nhiên (38)
      • 2.1.2. Đ i ề u ki ệ n kinh t ế xã h ộ i t ỉ nh B ế n Tre (39)
      • 2.1.3. T ổ ng quan v ề tình hình phát tri ể n nông nghi ệ p t ỉ nh B ế n Tre (41)
    • 2.2. Quá trình hình thành và phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i t ỉ nh B ế n Tre (43)
      • 2.2.2. Phân tích hi ệ u qu ả phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i (45)
        • 2.2.2.1. Phân tích s ơ b ộ k ế t qu ả đ i ề u tra, kh ả o sát (45)
        • 2.2.2.2. So sánh hi ệ u qu ả kinh t ế c ủ a trang tr ạ i và nông h ộ (52)
    • 2.3. Phân tích các y ế u t ố ả nh h ưở ng đế n hi ệ u qu ả ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t - kinh doanh nông nghi ệ p trong khu v ự c đ i ề u tra (53)
    • 3.1. Cơ sở của việc xây dựng giải pháp (59)
      • 3.1.1. Tính t ấ t y ế u c ủ a vi ệ c phát tri ể n mô hình kinh t ế trang tr ạ i (59)
      • 3.1.2. Quan đ i ể m và đị nh h ướ ng phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i (60)
    • 3.2. N ộ i dung các gi ả i pháp (61)
      • 3.2.1. Các v ấ n đề c ụ th ể c ầ n xem xét sau k ế t qu ả phân tích, đ ánh giá (61)
      • 3.2.2. G ợ i ý gi ả i pháp (62)
  • KẾT LUẬN (67)
  • Tài liệu tham khảo (69)

Nội dung

Đặ t v ấ n đề

Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường Hay nói một cách khác trang trại được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ bọc sản xuất tự túc, tự cấp khép kín vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh Trải qua hàng mấy thế kỷ đến nay, kinh tế trang trại gia đình tiếp tục phát triển từ những nước tư bản công nghiệp lâu đời đến các nước đang phát triển, các nước công nghiệp mới và đi vào các nước xã hội chủ nghĩa với cơ cấu và qui mô sản xuất khác nhau Ngày nay loại hình trang trại gia đình đã khẳng định là loại hình có qui mô hiệu quả nhất trong sản xuất nông nghiệp thay thế dạng nông hộ phân tán và xí nghiệp tư bản qui mô lớn Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này chưa được coi trọng Tuy nhiên từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng đa dạng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến nay cả nước có khoảng 120.000 trang trại, bình quân mỗi năm số trang trại tăng gần 6%, diện tích đất sử dụng trên 900.000 ha, đa số trang trại là quy mô nhỏ Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3 %, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9% Hàng năm, các trang trại tạo khoảng 30 vạn việc làm thường xuyên và 6 triệu ngày công lao động thời nhanh cả số lượng lẫn chất lượng trang trại đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Kinh tế trang trại ở tỉnh Bến Tre, cũng như các địa phương khác trong cả nước, đã và đang từng bước khẳng định vai trò – vị trí của nó trong sản xuất nông nghiệp

Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế trang trại ở Bến Tre thời gian qua mang tính tự phát nên tính bền vững không cao, đa số trang trại gặp khó khăn trong tổ chức liên kết sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, tìm kiếm thị trường, định hướng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Những vấn đề vướng mắc cần nhanh chóng giải quyết để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại chăn nuôi, trong giai đoạn hiện nay ở Bến Tre là:

[1] Các loại hình trang trại phát triển một cách tự phát, thiếu qui hoạch, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên Việc sử dụng khai thác nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, chưa quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng hóa sinh học

[2] Năng lực chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, tiếp thu – vận dụng kiến thức khoa học kỹ thuật còn yếu, kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về các chủ trương chính sách phát triển kinh tế trang trại của các chủ trang trại còn hạn chế

[3] Chất lượng sản phẩm hàng hóa của trang trại chưa cao, chủ yếu dưới dạng nông sản thô; sản phẩm tiêu thụ khó khăn Nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu của thị trường nên sảu xuất còn thụđộng, hiệu quả thấp Tuy nhiên đa số trang trại còn e ngại trong việc mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trong nông nghiệp nông thôn tỉnh Bến Tre có so sánh với hiệu quả kinh tế hộđể góp phần nghiên cứu tìm phương án giải quyết những vướng mắc, tồn đọng từđó khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trang trại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

- Đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế trang trại tỉnh Bến Tre trong bối cảnh kinh tế xã hội của cả nước và với xu hướng toàn cầu hóa có so sánh với hiệu quả kinh tế trang trại với kinh tế hộ từđó rút ra nhận định về những thành tựu, hạn chế và tiềm năng phát triển

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi tỉnh Bến Tre

- Trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn kiến nghị, đề xuất các giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi.

Đố i t ượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ u

Các lý thuy ế t liên quan trong quá trình phân tích c ủ a đề tài

1.1.1 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô:

Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo qui mô (Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld, trích từ Võ Thị Thanh Hương, 2007), việc đo lường sản lượng gia tăng tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố đầu vào là vấn đề cốt lõi để tìm ra bản chất của quá trình sản xuất trong dài hạn Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản lượng tăng hơn hai lần trong lúc các yếu tốđầu vào tăng gấp đôi Như vậy lợi thế kinh tế theo qui mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra Điều này xảy ra khi qui mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển Sự phát triển các xí nghiệp, nhà máy có hiệu suất tăng dần theo qui mô sẽ có lợi thế kinh tế hơn là để nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cùng tồn tại Đối với sản xuất nông nghiệp, chúng ta nhận thấy qui mô về diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị của kinh tế nông hộ đều rất nhỏ so với qui mô của trang trại Qui mô nhỏ về diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các công nghệ mới như cơ giới, thâm canh gắn bảo vệ môi trường Kinh tế trang trại với diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo qui mô sản lượng tăng do vậy kinh tế trang trại có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo qui mô

1.1.2 Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp:

Wharton C (1971) đã đưa ra 6 nguyên nhân chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới (trích Đinh Phi Hổ, 2003): Không biết hoặc không hiểu về kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không có đủ năng lực để thực hiện: vì không có kiến thức và kỹ năng mới để thực hiện kỹ thuật mới; Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hoá và xã hội: do nông dân sản xuất theo tập quán nông nghiệp truyền thống, cách tính toán không phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi: do không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không Không khả thi về kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng lợi nhuận thấp hơn cách tính truyền thống Không sẵn có điều kiện để áp dụng

Trong 6 yếu tố ảnh hưởng chính đến việc nông dân không sẳn lòng áp dụng kỹ thuật mới thì có đến 3 yếu tố là do kiến thức nông nghiệp hạn chế của nông dân Kiến thức nông nghiệp của nông dân có thể xem như là tổng thể các kiến thức về kỹ thuật, kinh tế và cộng đồng mà người nông dân có được và ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình Có thể thấy ngoài những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất như giống mới, phân, thuốc, trang bị cơ giới và vốn thì kiến thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt động sản xuất

Theo Alfred Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ nhất của sản xuất

Theo S.C Hsiesh (1963), kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức độ họ tiếp cận với các hoạt động cộng đồng ở vùng nông thôn C.R Wharton (1963) cho rằng với tất cả các nguồn lực đầu vào giống nhau hai nông dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác nhau Như vậy, nông dân phải có đủ kiến thức để kết hợp các nguồn lực thì sản xuất mới hiệu quả, nhất là các chủ trang trại với quy mô sản xuất lớn nếu không có kiến thức để kết hợp các nguồn lực do tích lũy phát triển đã trở nên lớn và phức tạp thì không những không tận dụng được lợi thế kinh tế theo qui mô mà còn bịảnh hưởng bởi hiện tượng hiệu suất kinh tế giảm dần theo quy mô

Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp (trích Đinh Phi Hổ, 2003) Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, xây dựng chuồng trại, đầu tư phát triển đàn gia súc – gia cầm, mua máy móc thiết bị, nông cụ và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc, thuốc thú y) Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động Vốn cốđịnh: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cốđịnh như tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn Ví dụ máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản, vườn cây lâu năm Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra Ví dụ: phân bón, thuốc trừ sâu - dịch bệnh, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu Harrod- Domar cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từđầu tư và tiết kiệm của quốc gia ứng dụng trong kinh tế trang trại khi quy mô vốn tự có tích lũy qua năm tháng và vốn vay tăng lên giá trị tổng sản lượng và năng suất lao động của trang trại sẽ tăng nếu vốn được đầu tưđúng

1.1.4 Mô hình phân phối lại cùng với tăng trưởng của World Bank:

World Bank đã đưa ra mô hình “phân phối lại cùng với tăng trưởng” Tư tưởng là nguồn lợi thu được từ tăng trưởng kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian thực hiện tăng trưởng, phân phối thu nhập được cải thiện hoặc ít nhất là không xấu đi trong khi quá trình tăng trưởng vẫn tiến lên Để có thể thực hiện “phân phối lại cùng với tăng trưởng” trong nông nghiệp cần thực hiện các chính sách: Trợ giúp đào tạo nghề nhằm cải thiện trình độ văn hóa, kỹ năng lao động nhằm giúp họ có thể dễ chuyển sang khu vực kinh tế công nghiệp Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông thôn và tài trợ vốn cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng nông thôn Đầu tư và mở rộng mạng lưới dịch vụ cộng đồng như nước sạch, chăm sóc sức khoẻ, cung cấp hàng hoá thiết yếu về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu khác ở nông thôn

- Quy định về mức tiền lương tối thiểu, hỗ trợ về vốn và khuyến khích phát triển các dự án thu hút nhiều lao động không có trình độ Ứng dụng trong nông nghiệp: khi phát triển kinh tế trang trại tăng trưởng trong nông nghiệp sẽ tăng nhanh nhưng đồng thời sẽ diễn ra quá trình tích tụ đất và vốn dẫn đến một số nông dân sản xuất nhỏ phá sản, như vậy bất bình đẳng xã hội sẽ gia tăng, mô hình đã chỉ ra đó là điều tất yếu nhưng có thể giải quyết như mô hình World Bank nhà nước tài trợ vốn để phát triển những lãnh vực mà người nghèo có thể thụ hưởng.

Các khái ni ệ m c ơ b ả n và xu h ướ ng phát tri ể n trang tr ạ i gia đ ình trên th ế gi ớ i: 19 1 Các khái ni ệ m c ơ b ả n

1.2.1 Các khái niệm cơ bản :

- Kinh tế nông hộ: Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác nhằm đem về thu nhập ròng cao nhất Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc, tự cấp rồi lên sản xuất hàng hóa và gắn với thị trường

- Kinh tế trang trại: là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp - phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ và cơ bản mang bản chất kinh tế hộ Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gắn với sự tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất – vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế phát triển bậc cao của kinh tế nông hộ

Kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ bản sau:

- Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp dựa trên nền tảng kinh tế hộ

- Có nền tảng kinh tế hộ và mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên ba khía cạnh: (1) người quản lý chính là chủ hộ hoặc là một thành viên có đủ năng lực và được sự tín nhiệm của chủ hộ; (2) trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê nhưng lao động của gia đình vẫn là yếu tố trụ cột; (3) có thể tích tụ, tập trung thêm các yếu tố sản xuất để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất

- Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất mở rộng không phải chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển chiều sâu – thâm dụng kỹ thuật bởi yếu tố vốn, khoa học – kỹ thuật – công nghệ, bởi năng lực quản trị sản xuất kinh doanh được tăng cường

- Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường và chấp nhận cạnh tranh để phát triển

1.2.2 Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Âu:

Cuối thế kỷ XVII, vương quốc Anh là nước công nghiệp hóa sớm nhất thế giới, quan niệm rằng: trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, nông nghiệp cũng phải xây dựng các xí nghiệp tập trung qui mô lớn như các xí nghiệp công nghiệp nhưng vì đặc điểm của nông nghiệp là phải tác động vào những vật sống (cây trồng, vật nuôi) nên không phù hợp với hình thức sản xuất tập trung qui mô lớn, sử dụng lao động làm thuê tập trung nên cuối cùng hiệu quả của các trang trại gia đình vẫn chiếm ưu thế hơn các xí nghiệp nông nghiệp tư bản qui mô lớn Cho đến nay, ở các nước tiên tiến trang trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển mạnh Ngay ở Mỹ, một nước có nền nông nghiệp tiên tiến nhất, quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp tiến hành mạnh nhất thì số trang trại gia đình vẫn tồn tại và phát triển Các số liệu dưới đây cho chúng ta hình dung được tình hình phát triển của kinh tế trang trại ở một số nước công nghiệp phát triển trong giai đoạn Chủ Nghĩa Tư Bản hiện đại

Bảng 1.1 Trang trại một số nước Châu Âu ĐVT: 1.000

Diện tích bình quân (ha) 36 41 55 71

Diện tích bình quân (ha) 14 19 23 35

Diện tích bình quân (ha) 11 10 14 15

Diện tích bình quân (ha) 36 41 55 71

Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

1.2.3 Xu hướng phát triển trang trại gia đình ở một số nước Châu Á:

Các quốc gia như Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc khi lao động nông nghiệp bắt đầu suy giảm thì quy mô trang trại tăng lên, song mức tăng không lớn Đặc điểm trang trại ở các nước này là có quy mô nhỏ phù hợp với việc canh tác bằng các phương tiện cơ giới nhỏ, các trang trại ở đây nhờ sự tác động của công nghiệp đã đẩy mạnh thâm canh nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa họa kỹ thuật để cơ giới hóa , hiện đại hóa các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Khi đã thực hiện được công nghiệp hóa nền kinh tế , nông nghiệp các nước này được sự hổ trợ mạnh mẽ của công nghiệp để phát triển và các trang trại nhỏ của họ tiếp tục tồn tại theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất và hiện đại hóa các hoạt động của mình Họ tìm cách tăng thu nhập bằng cách sản xuất các sản phẩm cao cấp cho người thành thị, các sản phẩm ít rủi ro hơn Ngoài ra họ còn tìm nguồn thu nhập phi nông nghiệp để tăng thêm khoản thu nhập vốn không nhiều từ lĩnh vực nông nghiệp

Bảng 1.2 Trang trại một số nước Châu Á ĐVT: 1.000

Diện tích bình quân (ha) 0,8 1,1 1,1 1,38 Đài Loan

Diện tích bình quân (ha) 1,12 0,91 0,83 1,21

Diện tích bình quân (ha) 0,86 0,9 0,94 1,2

Diện tích bình quân (ha) 0,35 3,72 3,56 4,52

Nguồn: Đào Thế Tuấn, 1997, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam

Như vậy, ở các nước khác nhau qui mô trang trại cũng khác nhau và thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào đặc điểm tự nhiên, trình độ cơ giới hóa và năng suất lao động của mỗi nước ở nước có bình quân diện tích đất nông nghiệp thấp thì diện tích đất nông nghiệp bình quân của mỗi trang trại không lớn lắm, nhưng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các chủ trang trại tập trung đầu tư theo chiều sâu có thể tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn trên đơn vị diện tích và thu lợi nhuận cao.

Th ự c ti ễ n ở Vi ệ t Nam

Việc thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương (khóa IV), Nghị Quyết

10 của Bộ Chính trị (khóa VI) về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại Với những thành tựu của công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều hộ nông dân bước đầu có tích lũy đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển Sau Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII và đặc biệt là sau khi Luật đất đai ra đời năm 1993 qui định 5 quyền sử dụng đất, thì kinh tế trang trại thực sự có bước phát triển nhanh và đa dạng đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn

1.3.1 Quá trình nhận thức và lý luận phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

1.3.1.1 Kinh tế trang trại và kinh tế nông hộ trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam

1.3.1.1.1 Khía cạnh pháp lý về quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam:

Chỉ thị 100 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoàn, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp năm 1981 đã tạo nền tảng cho kinh tế hộ phát triển

Nghị quyết 10 NQ/TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn Các thành phần kinh tếđược đảm bảo quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo đảm quyền sử dụng đất đai, giao đất, giao rừng sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp đã tạo nền tảng cho các nông hộ được phát triển với qui mô sản xuất lớn hơn Nghị quyết

Trung ương 4 khóa VIII (tháng 12/1997) khẳng định “kinh tế trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau được phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, khuyến khích việc khai thác đất hoang”

Tháng 11 năm 1998, Nghị quyết của Bộ Chính trị số 6 NQ/TW khóa VIII chuyên đề vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn tiếp tục khẳng định “ở nông thôn Việt Nam hiện nay đang phát triển những mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là trang trại gia đình, thực chất là các hộ sản xuất hàng hóa với qui mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.”

Ngày 02 tháng 02 năm 2000 nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trang trại trong công cuộc phát triển nông nghiệp, phát triển đất nước chính phủ đã ra nghị quyết chính phủ về kinh tế trang trại Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP để qua đó thống nhất nhận thức về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại: phân bổ lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới Định hướng chính sách cụ thể như: Chính sách đất đai; Chính sách thuế; Chính sách đầu tư, tín dụng; Chính sách lao động; Chính sách khoa học, công nghệ, môi trường; Chính sách thị trường; Chính sách bảo hộ tài sản đã đầu tư của trang trại

Thông tư số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000, thông tư liên tịch Hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại Thông tư số 82/2000/TT- BTC ban hành ngày 14 tháng 08 năm 2000 hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại tuy nhiên nội dung vẫn còn mang tính chất rất định hướng, để áp dụng được còn cần các hướng dẫn cụ thể của UBND từng tỉnh

Thông tư số 62/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 20 tháng 5 năm 2003 thông tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại Thông tư 74/2003/TT-BNN ngày 4 tháng 7 năm 2003 ban hành để sửa đổi, bổ sung Mục III Của Thông tư liên tịch 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại Ngoài ra các tỉnh tùy theo tình hình cụ thể địa phương mà đưa ra các nghị quyết và chính sách để cụ thể hoá chính sách trung ương

1.3.1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của trang trại, tiêu chí nhận dạng trang trại và loại hình trang trại:

- Nh ữ ng đặ c tr ư ng c ơ b ả n c ủ a trang tr ạ i : theo kết quả hội nghị nghiên cứu kinh tế trang trại Việt Nam của Ban Kinh tế Trung ương

+ Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nông, lâm, ngư nghiệp phổ biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ rệt

+ Các trang trại có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình quân của các hộ kinh tế gia đình trong xã hội, ở từng vùng về các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động); đạt khối lượng và tỉ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn

+ Nhìn chung chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu,có điều kiện làm giàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động quản lý, sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất, kinh doanh

+ Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường, chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp, tự túc về tiếp thị, về sự tác động của khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, về sự phát triển của công nghiệp, trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản, chế tạo nông cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm vá đáp ứng được đòi hỏi của khác hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm để bảo đảm tiêu thụ hàng hóa, cạnh tranh trên thị trường

Qui mô sử dụng (cũng là mức độ tích tụ) các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động) là những yếu tố cơ bản nhất, quyết định tính chất hàng hóa của trang trại

Theo Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng

6 năm 2000 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục thống kê xác định đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại là:

+ Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hoá với quy mô lớn

+ Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá

+ Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ

- Tiêu chí đị nh l ượ ng để xác đị nh kinh t ế trang tr ạ i :

Quá trình hình thành và phát tri ể n kinh t ế trang tr ạ i t ỉ nh B ế n Tre

2.2.1- Quá trình hình thành và phát triển:

* Theo kết quả tổng hợp từ cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản ngày 01 tháng 10 năm 2001, căn cứ vào tiêu chí qui định tại Thông tư liên bộ số 69/2000/TTLB/BNN-TCTK ngày 23 tháng 06 năm 2000 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thống kê toàn tỉnh có 637 trang trại Trong đó có 2 trang trại cây lâu năm, 8 trang trại chăn nuôi và 627 trang trại nuôi trồng thủy sản Tuy mới hình thành và phát triển, nhưng mô hình kinh tế trang trại đã góp phần tích cực vào việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tổng số vốn toàn tỉnh là 141 tỉ đồng Vốn đầu tư bình quân một trang trại là 221,4 triệu đồng Trang trại có vốn đầu tư cao nhất là 2,2 tỉđồng, thấp nhất là 50 triệu đồng Trong năm 2001, mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị sản lượng cho nền kinh tế là 84 tỉ, bình quân mỗi trang trại tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa là 128 triệu đồng Thu nhập bình quân mỗi trang trại 51,8 triệu đồng Góp phần giải quyết việc làm cho 1.296 lao động

* Để thực hiện Nghị quyết 03/2000/NQ-CP, ngày 30 tháng 7 năm 2003 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại Bến Tre từ năm 2003 đến 2010 với định hướng phát triển như sau:

- Khuyến khích phát triển kinh tế hộ sản xuất nhỏ thành hộ sản xuất hàng hóa lớn làm tiền đề hình thành kinh tế trang trại; gắn việc phát triển nông nghiệp với việc giao đất, khoán rừng và phục hồi các ngành nghề truyền thống Phát triển kinh tế trang trại với mục tiêu tạo sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

- Ưu tiên phát triển trang trại theo đúng định hướng qui hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp của tỉnh, phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

* Từ ngày 18 tháng 3 năm 2004 ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ra Quyết định số 943/2004/QĐUB Ban hành qui định về việc thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bến Tre Bên cạnh đó Sở Nông nghiệp và PTNT Bến Tre đã ra văn bản về việc hướng dẫn các định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành nông nghiệp áp dụng cho kinh tế trang trại Đến đầu năm 2007 toàn tỉnh có 3.479 trang trại với tổng vốn đầu tư 873,1 tỷ đồng Bình quân vốn đầu tư / trang trại: 250,96 triệu đồng Tổng số trang trại được cấp chứng nhận trong toàn tỉnh là 286 trang trại, chiếm tỉ lệ 8,22% Triển khai hỗ trợ các trang trại theo chính sách ưu đãi của tỉnh với tổng kinh phí khoảng 350 triệu đồng

Nhìn chung, số hộđược cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến nay còn rất thấp so với thực tế sản xuất, chủ yếu do nông dân chưa thấy rõ lợi ích của việc được công nhận trang trại nên không tích cực lập hồ sơ đăng ký, một số trang trại chăn nuôi chưa có giải pháp hữu hiệu đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường Tỉnh đang rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích nông dân tập trung đầu tư phát triển sản xuất qui mô trang trại

Bảng 2.2 Tình hình phát triển trang trại Bến Tre năm 2007

Tr ồ ng tr ọ t Ch ă n nuôi T ổ ng h ợ p Th ủ y s ả n

Tỉ lệ tăng %(so với năm

Vốn đầu tư bình quân (triệu đồng)

Lao động bình quân/trang trại

Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ 77,2 105 18,3 463,4

Thu nhập của trang trại (tỉ đồng)

Bình quân thu nhập trang trại (triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế trang trại 2007 của Sở Nông nghiệp & PTNT Bến Tre

2.2.2 Phân tích hiệu quả phát triển kinh tế trang trại:

2.2.2.1 Phân tích s ơ b ộ k ế t qu ả đ i ề u tra, kh ả o sát:

Với phương pháp chọn mẫu đủ lớn số liệu thu thập được có thểước lượng được hiệu quả của sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng trong loại hình trang trại chăn nuôi ở Bến Tre

Số liệu được điều tra thu thập ở 36 xã thuộc 4 huyện: Châu Thành, Chợ Lách,

Mỏ Cày, Thị Xã Tổng số quan sát 170 hộ và trang trại, trong đó có 56 hộ và 114 trang trại

Bảng 2.3 Thống kê số mẫu điều tra theo khu vực địa giới hành chính

Tổng số quan sát Châu

Thành Chợ Lách Mỏ Cày Thị Xã

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Qua số liệu thu thập được từ các mẫu điều tra về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của chủ trang trại và nông hộ cho thấy:

-Về giới tính và độ tuổi có sự khác biệt không lớn giữa chủ trang trại và nông hộ Tuy nhiên, chủ trang trại là nam chiếm tỉ lệ cao hơn 85,84% so với 80,70% Độ tuổi bình quân của chủ trang trại là 48, nông hộ là 47 Với độ tuổi này chủ trang trại sẽ còn đủ sức khỏe và năng lực để quản lý trang trại cũng như khả năng tiếp thu các kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, công nghệ thông tin và kinh tế thị trường

-Trình độ học vấn bình quân, trình độ chuyên môn của chủ trang trại cao hơn so với chủ nông hộ Trình độ học vấn bình quân của chủ nông hộ là 7,75/12 trong khi đó trình độ học vấn bình quân của chủ trang trại là 8/12 Tỉ lệ chủ trang trại có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên là 14,04% cao hơn 1,54% so với chủ nông hộ, trong đó chỉ có 1,75% chủ trang trại có trình độ từđại học trở lên Số liệu này cho thấy trình độ chuyên môn của nông dân và chủ trang trại ở Bến Tre còn thấp, sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt lợi thế kinh tế theo quy mô trình độ thấp sẽ là một lực cản, vì khi quy mô trang trại lớn lên nếu không đủ khả năng quản lý thì sẽ làm năng suất lao động giảm đi Trình độ thấp cũng là rào cản đối với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa sản xuất

Bảng 2.4 Thống kê giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Nông hộ Trang trại

3 Trình độ học vấn Bình quân 7,8 8

Sơ cấp trở lên, trong đó: % 12.50% 14.04%

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

Kết quả thống kê mô tả số liệu điều tra cho thấy những chỉ tiêu phản ánh quy mô và nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất của kinh tế trang trại lớn hơn nguồn lực đầu vào của kinh tế nông hộ

Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu về nguồn lực đầu vào của trang trại/nông hộ

Giá trị Max lớn nhất

Mean Giá trị bình quân

Min Giá trị nhỏ nhất

Max Giá trị lớn nhất

Mean Giá trị bình quân

Quy mô diện tích đất nông nghiệp (ha) 0.30 6.60 3.41 0.30 28.80 8.35 2.45 Quy mô đàn (con) 25.00 97.00 27.11 20.00 450.00 91.74 3.38

Vốn đầu tư tài sản cố định (triệu đồng) 25.00 200.00 73.65 32.00 1200.00 184.41 2.50

Vốn đầu tư máy móc thiết bị (triệu đồng) 0.80 50.80 4.09 0.80 87.60 8.91 2.18 Lao động gia đình

Lao động thuê thường xuyên

Lao động thuê thời vụ (người) 1.00 6.00 3.10 1.00 12.00 3.61 1.17

Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, năm 2008

* Quy mô diện tích đất nông nghiệp:

- Yêu cầu của đề tài là nghiên cứu hiệu quả kinh tế trên trang trại chăn nuôi – kinh doanh tổng hợp so với nông hộ, do vậy sự chênh lệch diện tích giữa nông hộ và trang trại không lớn lắm và cũng không phải là yếu tố quyết định Kết quả số liệu khảo sát cho thấy diện tích đất nông nghiệp bình quân của trang trại là 8,35ha, cao hơn gấp 2,45 lần so với bình quân diện tích đất của nông hộ 3,4ha Trang trại có diện tích đất nông nghiệp cao nhất là 28,8ha, thấp nhất là 0,3ha

- Đa số diện tích đất nông nghiệp của trang trại/nông hộ điều tra đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất Có 95,29% hộ và trang trại đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất và 4,71% còn lại đang chờ cấp Điều này là một trong những yếu tố thuận lợi cho các nông hộ và trang trại trong việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ khu vực ngân hàng đểđầu tư phát triển sản xuất

* Quy mô đàn heo: Quy mô đàn là đối tượng khảo sát chính của nghiên cứu, số liệu điều tra cho thấy bình quân quy mô đàn heo là 91,74 con cao hơn 3,38 lần so với bình quân quy mô đàn của nông hộ là 27,11 con Bình quân quy mô đàn (theo báo cáo của Sở nông nghiệp và PTNT) của trang trại tỉnh Bến Tre là 76con/trang trại

Kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ/trang trại ( chiếm tỉ lệ 89,64%) không có dự định phát triển đàn hoặc mở rộng qui mô/loại hình chăn nuôi trong thời gian tới

Phân tích các y ế u t ố ả nh h ưở ng đế n hi ệ u qu ả ho ạ t độ ng s ả n xu ấ t - kinh doanh nông nghi ệ p trong khu v ự c đ i ề u tra

Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tốđặc trưng cho kinh tế trang trại ta có thể mô hình hoá mối quan hệ đó bằng mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là lợi nhuận và 7 biến độc lập (Phân loại hộ / trang trại, Giới tính, Qui mô đàn gia súc, Diện tích đấrt nông nghiệp, Tổng vốn đầu tư cốđịnh, Kiến thức nông nghiệp, loại hình sản xuất)

* Phương pháp: ứng dụng phần mềm SPSS 16 để ước lượng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với phương pháp nhập biến Stepwise

Kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng với 170 mẫu quan sát, biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp năm 2007 của các trang trại/hộ chăn nuôi ở Bến Tre như sau:

Bảng 2.9 : Kết quả hồi qui với biến phụ thuộc LnY ( thu nhập)

Hệ số hồi qui hiệu chỉnh

Mức ý nghĩa Sig Độ chấp nhận VIF

X1 (Phân loại hộ / trang trại) -0,097 -2,692 0,008 0,770 1,299

X 3 (ln qui mô đàn gia súc) 0,685 14,766 0,000 0,462 2,167

X 4 (ln diện tích đất nông nghiệp) -1,609 0,110

X5 (ln tổng vốn đầu tư cốđịnh) 0,298 7,119 0,000 0,567 1,763

X 6 (ln kiến thức nông nghiệp) 0,093 2,829 0,005

X 7 : (loại hình sản xuất – chăn nuôi/kinh doanh tổng hợp) 0,073 2,236 0,027 0,932 1,073

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra tháng 2 năm 2008 bằng phần mềm SPSS 16

Như vậy, mô hình kinh tế với biến phụ thuộc là thu nhập từ hoạt động chăn nuôi

- sản xuất kinh doanh nông nghiệp là:

Với giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0,529 mô hình cho biết có 83,20% thay đổi doanh thu từ hoạt động chăn nuôi - sản xuất kinh doanh nông nghiệp được giải thích bởi qui mô đàn gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất của hộ/trang trại ; 16,80% được giải thích bởi các biến khác chưa đưa vào mô hình

Với mức ý nghĩa của kiểm định t của 4 biến độc lập khá nhỏ (Sig từ 0,000 – 0,027) cho thấy thu nhập của chủ hộ/trang trại phụ thuộc khá chặt chẽ vào qui mô đàn gia súc, tổng vốn đầu tư cố định, kiến thức nông nghiệp và loại hình sản xuất của hộ/trang trại Độ chấp nhận của các biến khá cao (từ 0,462 – 0,932), hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến

Ngày đăng: 05/12/2022, 11:14

w