1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tỉnh bến tre đến năm 2020

96 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,13 MB

Cấu trúc

  • BÌA

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ÐẦU

  • CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂNCÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.

    • 1.1. Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN:

    • 1.2. Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội củađất nước:

    • 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cácKCN, CCN ở Việt Nam

    • 1.4. Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, CCN ởViệt Nam:

    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHUCÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BẾN TRE

    • 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre:

    • 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gianqua:

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHUCÔNG NGHIỆP BẾN TRE ĐẾN 2020:

    • 3.1. Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển cácKCN tỉnh Bến Tre:

    • 3.2. Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020

    • 3.3. Một số kiến nghị:

  • KẾT LUẬN:

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN ở tỉnh Bến Tre trong những năm gần đây, rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình phát triển các KCN của tỉnh.

-Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của các KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

-Đề xuất các giải pháp phát triển các KCN của tỉnh Bến Tre đến năm2020.

Phương pháp nghiên cứu đề tài

để xây dựng cácma trận IFE, EFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh, từ đó hình thành nên ma trận SWOT để để xuất một số giải pháp phát triển các KCN BếnTre.

Nội dung nghiên cứu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 03 chương chính, cụ thể:

Chương 1: Đặc điểm chung về tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre.

Chương 3: Những giải pháp phát triển các KCN tại tỉnh Bến Tre từ đây đến năm 2020.

Luận văn gồm83 trang nội dung chính và tài liệu tham khảo, phụ lục.

Điểm mới của đề tài

- Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài KCN trong mối tương quan hợp tác với các địa phương khác trong vùng.

-Đánh giá thực trạng phát triển KCN của tỉnh thực tế và trung thực nhất.

-Cơ sở, mục tiêu và giải pháp là nhằm giúp cho các KCN của tỉnh phát triển trong một thời kỳ nhất định đến năm 2020.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VIỆT NAM

Các khái niệm cơ bản về KCN, CCN

Theo quy định hiện hành của Quy chế KCN được ban hành theo Nghị định số 36/CP, ngày 24 tháng 4 năm l997 của Chính phủ đã định nghĩa:

“ KCN là khu tập trung các DN KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập”.

- KCN có vị trí xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách, không có dân cư sinh sống.

- KCN được thành lập để thu hút các DN sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.

-KCN được thành lập có khả năng thu hút vốn đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- KCN có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.

-Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền cho thuê đất, phí điều hành KCN.

- Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Thành phố theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập DN.

Cuối năm 2002, ởViệt Nam ngoài 75 KCN do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập, nhiều địa phương đã quy hoạch và phát triển nhiều

KCN vừa và nhỏhay còn gọi là CCN Do Nhà nước chưa có quy định pháp lý cho phát triển mô hình này, nên việc phát triển các CCNở các địa phương mang tính tựphát do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của riêng từng địa phương Cho nên, vềquy mô, hình thức phát triển CSHT, đầu mối quản lý, cơ chế tài chính, phương thức hỗtrợ phát triển, cũng rất đa dạng.

Vì vậy, cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về CCN, tùy theo các nhà nghiên cứu, tùy địa phương và tùy thời điểm CCN có thể định nghĩa như sau:

CCN là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất do địa phương thành lập và quản lý, không bị điều chỉnh của qui định pháp luật như KCN nêu trên.

Việc phát triển các CCN đều có chủ trương lãnh đạo của tỉnh và được đưa vào quy hoạch phát triển kinh tếxã hội của địa phương.

- Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương, không đủ năng lực tài chính thuê đất trong các KCN tập trung.

- Ngành nghề thường gắn liền với vùng nguyên liệu, với ngành nghề truyền thống của từng địa phương.

- CCN do UBND cấp tỉnh, thành phốquyết định thành lập.

-Cơ chếquản lý: Đầu mối quản lý các CCN khá đa dạng do chưa có quy định chung của Chính phủ Một số địa phương thì giao cho Ban Quản lý các KCN địa phương quản lý như Hà nội, Quảng Nam, Phú Yên Nhiều tỉnh nếu CCN thuộc địa bàn huyện nào thì huyện đó quản lý như Đồng Tháp, Long

An Một số tỉnh giao cho Sở CN quản lý như Bến Tre Cơ chếquản lý CCN không theo quy chế KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương.

Là DN được thành lập và hoạt động trong KCN, CCN, bao gồm DN sản xuất và DN dịch vụ.

1.1.4 Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầ ng KCN, CCN:

Là DN được thành lập có chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Đối với DN kinh doanh hạtầng CCN thì do UBND tỉnh, thành phốquyết định sau khi có chủ trương của Chính phủ.

1.1.5 Ban quản lý KCN, CCN cấp tỉnh, thành phố :

Là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc Ban quản lý một KCN, hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và được sửdụng con dấu Quốc huy.

1.2 Vai trò của KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

1.2.1 Thu hút nhi ề u ngu ồ n v ốn đầu tư để phát tri ể n n ề n kinh t ế : Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN, CCN là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước.

Việc xây dựng và phát triển các KCN sẽ giúp cho đất nước thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng đểphát triển kinh tế quốc gia Trong việc quy hoạch lại các mạng lưới DN CN, Chính phủ rất khuyến khích các DN trong nước đầu tư vào các KCN.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sự nghiệp CNH- HĐH là vốn Trong những năm qua, phát triển KCN đã huyđộng được nguồn vốn khá lớn cho nền kinh tế, đi liền với nó là hệ thống các chính sách đầu tư.

Tác dụng huy động vốn của KCN được thểhiệnở hai mặt:

Trước hết là KCN huy động vốn từ nội bộ nền kinh tế đất nước, đây là nguồn vốn có tính chất quyết định, là nhân tố nội lực Trong những năm gần đây nguồn vốn này phát triển nhanh chóng, tính đến cuối năm 2008 tổng số vốn đầu tư của các DN trong nước hơn 200 ngàn tỷ đồng Riêng các KCN ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trong nước khoảng 15.820 tỉ đồng.

Thứ hai, KCN huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài: Trong điều kiện nền kinh tế tích lũy nội bộ còn thấp thì việc thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng KCN là biện pháp hữu hiệu nhằm huy động các

DN có vốn đầu tư nước ngoài Thực tế từ khi xây dựng cho đến nay tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào KCN tăng đáng kể khoảng 34 tỷ USD Các KCN ĐBSCL đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 1.029 triệu USD.

1.2.2 Góp ph ầ n gi ả i quy ế t công vi ệ c làm, t ạ o ra m ộ t l ực lượ ng lao độ ng có trình độ tay ngh ề cao cho xã h ộ i:

KCN thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp Theo số liệu từBộ

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các KCN Việt Nam

KCN, CCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mởrộng diện tích khi phát triển và có thểliên kết thành các CCN Địa điểm phải gần các trung tâm kinh tế, các đầu mối giao thông và nguồn cungứng điện, nước.

Hầu hết các KCN, CCN đều hình thành trên các khu đất mới, do đó cần đảm bảo các điều kiện kết cấu hạtầng cảtrong và ngoài hàng rào KCN, CCN thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư vào Nhằm đảm bảo xử lý ô nhiễm môi trường, ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải tốt Nếu không thực hiện tốt điều này, có thể sẽ lại hình thành những khu vực ô nhiễm Thực tế, ngoài ưu điểm tập trung sản xuất, các KCN, CCN là nơi có điều kiện đểxây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, Đây cũng là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư chọn KCN, CCN để sản xuất thay vì chọn một nơi khác Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nhằm xác định giá cho thuê đất phù hợp Đây là một mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tài chính của các DN, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ.

1.3.3 Các điề u ki ệ n cung c ấ p nguyên li ệu và lao độ ng: Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, lao động đãđược các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một

KCN, CCN Vì vậy, các KCN, CCN phải bảo đảm gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động với giá cả thích hợp Ngoài ra, các KCN, CCN được bốtrí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp DN và chính quyền địa phương không bị áp lực vềviệc giải quyết nơi ăn, chốn ởvà các dịch vụ phúc lợi khác Bên cạnh số lượng lao động, chúng ta cần chú ý đến chất lượng của lao động.

Các nhà đầu tư vào KCN, CCN ngoài việc quan tâm đến giá thuê đất, tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ, còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư Nhằm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào các KCN, CCN, Nhà nước phải cải cách hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng, hải quan Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cơ chế “một cửa” để giảm thiểu tối đa các thủ tục cho các nhà đầu tư Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, yếu tố môi trường đầu tư đang trở thành yếu tố hàng đầu trong việc thu hút đầu tư vào các KCN, CCN Trong chừng mực nào đó, nó còn quan trọng hơn cả yếu tố về giá thuê đất và giá nhân công.

1.3.5 V ốn đầu tư xây dự ng cơ sở h ạ t ầ ng:

Vốn đầu tư cơ sởhạtầng được xem như tiền đề đểthu hút các nguồn vốn đầu tư khác DN chỉ bỏ vốn đầu tư vào KCN, CCN khi đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh Do đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như nguồn vốn “mở đường” mà các DN kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, CCN phải bỏ ra ngay từ ban đầu Giải quyết được mâu thuẫn khi chưa thu được tiền thuê đất mà đã phải bỏ vốn ra đầu tư sẽ khắc phục được tồn tại vềtiến độ lấp đầy các KCN, CCN còn chậm Các DN phát triển hạ tầng KCN, CCN phải có tiềm lực tài chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải tỏa, xây dựng cơ sở hạtầng đồng bộ đểtạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi vào thuê đất có thểtiến hành xây dựng nhà máy nhanh chóng Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì vậy nguồn vốn đầu tư không những phải đảm bảo đầy đủ mà còn phải được đầu tư đúng lúc, đúng chỗnhằm phát huy tác dụng ngay được.

1.3.6 Phát tri ển khu dân cư đồ ng b ộ :

Quá trình phát triển các KCN, CCN phải gắn liền với việc xây dựng các khu dân cư và các công trình phúc lợi để giải quyết đời sống cho các công nhân sản xuất trong các KCN, CCN Theo đà phát triển của các KCN, CCN , số lượng công nhân sản xuất tại các nhà máy ngày càng gia tăng Việcổn định nơi ăn, ởcho lực lượng công nhân sẽgóp phần giúp cho hoạt động SXKD của các xí nghiệp được ổn định và phát triển Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, việc phát triển khu dân cư xung quanh các KCN, CCN còn nhằm ổn định về mặt xã hội và an ninh trật tự Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các KCN, CCN Việc phát triển khu dân cư không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các Công ty phát triển hạtầng và các DN trong KCN, CCN.

Khi xây dựng các KCN, CCN đòi hỏi phải sử dụng một diện tích đất tương đối lớn tại khu vực không quá cách xa các trung tâm đô thị lớn Các khu vực này đồng thời cũng là địa điểm giãn dân trong nội thành với nhu cầu đất để xây dựng khu dân cư cũng tương đối lớn, do đó chi phí đền bù giải tỏa ngày càng tăng Trong khi chi phí đền bù lại chiếm một tỷtrọng tương đối lớn trong cơ cấu giá thành cho thuê đất Vì vậy đây là một thách thức rất lớn đối với các KCN, CCN trong quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư nếu không tính toán giá cho thuê đất một cách hợp lý Vị trí khu đất, công năng hiện hữu của khu đất sẽ ảnh hưởng lớn chi phí đền bù giải toả Do đó, các vùng đất nông nghiệp kém màu mỡ, hiệu quả canh tác không cao sẽ có thuận lợi hơn trong việc xây dựng các KCN, CCN.

Lịch sử hình thành và kinh nghiệm phát triển KCN, KCX trên thế giới và Việt Nam

on the left or right of the page, or located at the top or bottom Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the sidebar text box

Type sidebar content A sidebar is a standalone supplement to the main document It is often aligned on the left or right of the page, or located at the top or bottom Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the sidebar text box.]

1.4.1 Lịch sử hình thành KCN, KCX trên thế giới :

KCN đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1896 ở Trafford Park Thành phố Manchester (Anh) với tư cách là một DN tư nhân Đến năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ Đến năm 1959 ở Mỹ đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, Pháp có 230 vùng công nghiệp, Anh có 55 KCN và Cannada có 21 vùng công nghiệp(1965). Ở Châu Á, Singapore là quốc gia thành lập KCN đầu tiên vào năm

1951, đến năm 1954 Malaysia cũng chuẩn bị thành lập KCN và cho đến thập kỷ 90 đã có 12 KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ năm 1955 và đến năm

1959 đã có 705 KCN Đặc biệt một số nước trong khu vực này đã thành công rất lớn trong việc sử dụng các hình thức KCN, KCX, KCNC để phát triển kinh tế của quốc gia Điển hình là KCNC ở Tân Trúc – Đài Loan, được xây dựng năm 1980 với diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch 2.100ha, với tổng số vốn đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hàng hóa và dịch vụ đạt được 10,94 tỷUSD chiếm 3,6%

GDP Đài Loan. Đến năm 1992, trên Thế giới đã có 280 KCX được xây dựng ở 40 quốc gia, trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao Cụthể: tổng số người làm việc trong các KCX từ các nước đang phát triển đạt trên 500.000 người, tổng trị giá xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước đang phát triển là 258 tỷUSD, chiếm khoảng 80% xuất khẩu của KCX, trong đó chủ yếu từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan Giá trị xuất khẩu được tính trên người công nhân là hơn 30.000 USD ở Malaysia, 50.500 USD ở Đài Loan, 67.800 USD ở Hàn Quốc, 72.000 USD ở (khu Baguio City)Philippines Các KCX đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, phần lớn tập trung vào các ngành điện tử, sản xuất ô tô.

Các KCN, KCX hình thành, đã thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, cơ sởkinh doanh, dịch vụ Đồng thời với vốn đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư đã trang bị cho các KCN, KCX những dây chuyền công nghệ và phương pháp sản xuất mới, trực tiếp góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh tiến trình CNH– HĐH đất nước.

1.4.2 Kinh nghi ệ m xây d ự ng các KCN ở Vi ệ t Nam:

1.4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam:

Tiền thân hình thành KCN, KCXở Việt Nam là Khu kỹnghệBiên Hòa, được thành lập năm 1963 (nay là KCN Biên Hòa) Nơi này có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển CN, đây cũng là KCN lớn nhất sau ngày Miền nam giải phóng.

Tháng 11/1991 KCX Tân Thuận được thành lập, đánh dấu sự ra đời và hoạt động của KCN, KCX đầu tiên ở nước ta KCX Tân Thuận có diện tích 300ha, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sởhạtầng là 88,92 triệu USD, chủ đầu tư là Công ty liên doanh xây dựng và kinh doanh KCN xuất khẩu Tân Thuận, liên doanh giữa Công ty Phát triển CN Tân Thuận và hai đối tác Pan Viet và Central Trading (Đài Loan) KCX Tân Thuận gần sân bay, gần cảng lớn, cách trung tâm TP HồChí Minh khoảng 4km, là KCXđược chọn làm thí điểm cho mô hình phát triển KCN, KCX sau này KCX Tân Thuận được các cấp lãnh đạo Trung ương và địa phương quan tâm chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi đểhoạt độngổn định và phát triển.

Tính đến cuối tháng 8/2010, cả nước đã có 254 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích tự nhiên gần 68.000 ha Trong đó diện tích đất CN có thể cho thuê đạt trên 45.000 ha, chiếm khoảng 60% đất tựnhiên, có 171 KCN đã đi vào hoạt động và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng.

Cho đến nay các KCN đã và đang làm thay đổi đời sống KTXH của những khu vực trước đây còn là những vùng hoang hóa, nay trở thành những vùng CN, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, những trung tâm văn hóa phát triển, đóng vai trò tích cực trong sựnghiệp CNH-HĐH đất nước, tạo môi trường thuận lợi đểhội nhập kinh tếkhu vực và thếgiới.

1.4.2.2 Kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư các KCN, KCX Việt Nam:

Sựthành công của KCN và KCX là chọn đúng vịtrí, chọn đúng đối tác, cơ sở hạ tầng kỹthuật và cơ sở hạtầng xã hội, trình độ văn hoá, tay nghề sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư (điện nước, đường, bưu chính viễn thông,…) Bên cạnh đó cơ chế một cửa, tại chỗ có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển KCN là nhân tốkhông thểthiếu được trong quá trình quản lý KCN Các KCN, KCX thành công gồm: a KCX Tân Thuận (TP.HCM)

KCX Tân Thuận ra đời đúng thời điểm khi mà Nhà nước mởcửa thu hút đầu tư, với cơ chếquản lý năng động và hạtầng đầy đủ đã nhanh chóng thành công Được Trung ương và thành phố ưu ái riêng với nhiều cơ chế, uỷquyền rộng hơn các tỉnh khác Ban quản lý KCX, KCN TP Hồ Chí Minh (HEPZA) đã phát huy mô hình KCX, quản lý KCX Tân Thuận chặt chẽvì thếuy tín của HEPZA đối với các DN trong KCX, KCN, KCNC là rất cao, do đó vai trò hỗ trợ, quản lý của HEPZA đã phát huy tác dụng.

Việc tự đảm bảo kinh phí, thu trên tỷlệdoanh thu xuất khẩu đã tạo điều kiện cho HEPZA tựchủvềtài chính trong hoạt động Đó là những yếu tố tạo nên thành công của KCX Tân Thuận, lấp đầy diện tích cho thuê. b KCN Biên Hoà II (Đồng Nai)

KCN hình thành vào đúng thời cơ đất nước mở cửa, chọn vị trí hợp lý,giao giữa hai Quốc lộ, kết hợp với việc đơn vị hạ tầng KCN có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng đã cung cấp các công trình hạtầng tốt nên chỉ trong 4 năm 1995-1998 đã có gần 100 dự án đầu tư dù giá thuê đất và chi phí hạtầng rất cao so với thời điểm bấy giờ.

Qua những lần giảm giá, nhưng đơn vịhạ tầng vẫn thu được giá cao với diện tích đất cho thuê kín, đáp ứng đầy đủ hạ tầng cho các nhà đầu tư, dù giá cao nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư vào KCN này Đến nay, diện tích KCN Biên Hoà II đã lấp đầy, tiếp tục mở rộng KCN.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN TẠI TỈNH BẾN TRE

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành phốcủa vùng ĐBSCL, thuộc khu vực tam giác châu hệthống sông Tiền, hợp thành bởi 3 cù lao (cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh) trên 4 nhánh sông lớn (sông Tiền, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Cổ Chiên) Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.360,2 km 2 , chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL với đường bờbiển kéo dài trên 65 km.

Vềtọa độ địa lý,tỉnh Bến Tre nằm trong giới hạn:

- Từ105 o 57’ đến 106 o 48’ kinh độ Đông

Vềranh giới địa lý,tỉnh Bến Tre:

- Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền

- Phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông CổChiên.

-Phía Đông giáp biển Đông.

Toàn Tỉnh được chia thành 8 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phốBến Tre là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh và 7 huyện Châu Thành, Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Mỏ Cày, Chợ Lách, Thạnh Phú, với 7 thịtrấn, 9 phường và 144 xã. Đến tháng 2/2009, theo Nghị định số 08/NĐ-CP, địa giới hành chánh của tỉnh được điều chỉnh thêm huyện MỏCày Bắc Đồng thời Thịxã Bến Tre phát triển thành Thành phốBến Tre.

Về vị trí kinh tế, tuy nằm không xa trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là TP Hồ Chí Minh (86 km) nhưng do vị trí nằm cuối tuyến giao lưu kinh tế từ vùng trọng điểm kinh tế phía Nam đến biển Đông và lệch khỏi trục QL.1A từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh vùng ĐBSCL, đồng thời do điều kiện địa thế cù lao bị sông rạch chia cắt, ít thuận lợi cho giao thông bộ, nên mức độ giao lưu kinh tế và thu hút đầu tư của Bến Tre tương đối thấp so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL Các trục đường bộ quan trọng (QL.60, QL.57, ĐT.883, ĐT.885, ĐT.887, ĐT.888) chỉ có giá trị giao lưu kinh tế nội tỉnh là chính; các tuyến giao thông đối ngoại đều bị cách ly tương đối thông qua các bến phà Rạch Miễu (QL.60 đi Mỹ Tho hướng vềvùng kinh tếtrọng điểm phía Nam), phà Cổ Chiên (QL.60 đi Trà Vinh) và phà Đình Khao (QL.57 đi Vĩnh Long).

Tuy nhiên, về đường thủy, tỉnh BếnTre lại khá thuận lợi với hệ thống 4 sông chính hướng ra biển Đông (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa

Cổ Chiên) và hệ thống kênh rạch chằng chịt khắp ba cù lao, là các trục giao thông đối ngoại quan trọng gắn kết kinh tế tỉnh Bến Tre với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với vị trí địa lý kinh tế như trên, kết hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù,hiện nay Bến Tre được xem như một tỉnh sản xuất nông ngư nghiệp là chủ yếu với các thế mạnh về kinh tế dừa, chăn nuôi đại gia súc (đứng hàng đầu vùng ĐBSCL),kinh tế vườn(hàng thứ 2 sau Tiền Giang), kinh tế biển(đứng hàng thứ 3 về nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với trên 20.000 ha vùng lãnh hải thuộc đặc quyền của tỉnh) và còn có các vùng bảo tồn sinh thái rừng ngập mặn đặc thù Tuy nhiên các lãnh vực kinh tế công thương nghiệp trên địa bàn Tỉnh còn kém phát triển.

Phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong thời gian qua…23 1 Quá trình thành lập và phát triển KCN tại tỉnh Bến Tre

2.2.1 Quá trình thành l ậ p và phát tri ể n KCN t ạ i t ỉ nh B ế n Tre:

2.2.1.1 Thành lập các KCN tại Bến Tre: a Số lượng, diện tích, địa điểm, tình trạng đất:

Nếu so với các tỉnh lân cận trong vùng, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thì quá trình hình thành và phát triển cácKCNở Bến Tre chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, kinh nghiệm còn khá non trẻ với số lượng các KCN của tỉnh chỉ vỏn vẹn có 2 KCN được Chính phủ phê duyệt trong danh mục các KCN cả nước là:

1 KCN Giao Long nằm trên địa bàn xã An Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cách trung tâm thị trấn Châu Thành 6,3 km về hướng Đông trên đường tỉnh 883 Tổng diện tích giai đoạn I là 101,47ha trong đó diện tích xây dựng KCN là 98,5ha (theo văn bản chấp thuận số 910/CP-CN ngày 01 tháng

7 năm 2004) và giai đoạn II là 68,04ha (theo văn bản chấp thuận số 515/TTg-

CN ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ).

2 KCN An Hiệp với diện tích 72ha (theo Quyết định số 1107/QĐ -TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006) nằm trên địa bàn xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Hiện trạng đất KCN là đất nông nghiệp có dân cư sinh sống thưa thớt, trong đó diện tích đất lúa 72,97ha chiếm 30,21% tổng diện tích quy hoạch với năng suất không cao chủ yếu thuộc quyền quản lý của Nhà nước (Trung tâm giống cây trồng thuộc Sở NN-PTNT) Điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở đây thuận lợi nên việc triển khai xây dựng KCN đạt kết quả tốt. b Tình hình triển khai dự án kếtcấu hạ tầng KCN:

Giải phóng mặt bằng đạt 97,7%; việc đầu tư hạ tầng trong KCN như san lấp mặt bằng hệ thống giao thông, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải… đạt 55%.

Giải phóng mặt bằng đạt 63,53%; chưa triển khai xây dựng nhà máy xử lý nước thải (hiện đang hoàn chỉnh hồ sơ xây dựng).

Phần khó khăn chung của 2 KCN là giải tỏa mặt bằng chậm ảnh hưởng đến việc giao đất cho nhà đầu tư; khó khăn trong việc huy động vốn do cả 2

KCN này đều sử dụng vốn ngân sách để đầu tư; hệ thống xửlý nước thải tiến độ xây dựng chậm. c Tình hình sử dụng đất và thu hút đầu tư trong KCN:

Tổng diện tích đất của 2 KCN là 173,47ha, trong đó đất CN có khả năng cho thuê 113,89ha Đến nay đã cho thuê được 81,63ha chiếm 71,67% diện tích đất CN; Ngoài ra, đã có 10 dự án đang đàm phán, có khả năng đến cuối năm 2009 sẽ lấp đầy 2 KCN này.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp hiện trạng các KCN

(các KCN đ ã đi vào hoạt động, hoặc đ ã có quy ết định th ành l ập)

STT Tên KCN Địa điểm Quyết định D.tích

(ha) Tình hình triển khai

1 Giao Long Giai đoạn I Xã An Phước,

101,47 Đã giải phóng mặt bằng 96,17/98,5 ha đất CN Đã cho thuê 38,18ha ha.

2 Giao Long Giai đoạn II

Xã An Phước, Châu Thành

3 An Hiệp Xã An Hiệp, huyện Châu Thành

Số 1107/QĐ- TTg 72 Đã giải phóng mặt bằng

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Bến Tre đến năm 2020

2.2.1.2 Thành lập Ban Quản lý:

Ban quản lý các KCN Bến Tre được thành lập theo Quyết định 178/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ Ban quản lý các KCN Bến Tre có tư cách pháp nhân, có tài khoản, trụsở làm việc và con dấu có hình quốc huy Ban quản lý chịu sự chỉ đạo và quản lý vể tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủquản lý ngành, lĩnh vực.

 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý các KCN Bến Tre:

Xây dựng điều lệquản lý các KCN trình UBND Tỉnh phê duyêt.

Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển các KCN, CCN bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, quy hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạtầng ngoài KCN, CCN có liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN, CCN.

Hỗtrợ vận động đầu tư vào KCN, CCN và tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài theoủy quyền.

Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tếtheo yêu cầu đương sự Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.

Quản lý hoạt động dịch vụ trong KCN, CCN Thỏa thuận với các công ty phát triển hạtầng KCN, CCN trong việc định giá cho thuê đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và pháp luật hiện hành Cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy, chứng chỉ theo thẩm quyền hoặc theoủy quyền. Được mời tham dự các buổi họp của các cơ quan Chính phủ, UBND tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN. Đồng thời báo cáo định kỳ, hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình, hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN, CCN về UBND tỉnh và các cơ quan chính phủcó liên quan.

2.2.1.3 Qui hoạch và dự kiến phát triển các KCN tại Bến Tre:

 Nội dung: phát triển thêm 6 KCN với tổng diện tích 1.400ha.

+ Giai đoạn từ nay đến 2010: phát triển thêm 1 KCN và mở rộng KCN

An Hiệp với tổng diện tích 420ha Cụ thể: KCN Giao Hoà diện tích 270ha, KCN An Hiệp mở rộng 150ha.

+ Giai đoạn 2011 đến 2015: phát triển thêm 3 KCN với diện tích 630ha.

Cụ thể: KCN An Phước diện tích 230ha, KCN Phước Long 200ha và KCN Thanh Tân 200ha

+ Giai đoạn 2016 đến 2020: phát triển thêm 2 KCN với diện tích 350ha.

Cụ thể KCN Thành Thới diện tích 150ha và KCN An Nhơn diện tích 200ha.

Xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng CN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung của Tỉnh Dựa vào yêu cầu phát triển bền vững có tính đến các yếu tố đã thayđổi và yêu cầu đảm bảo có đất dịch vụ, CN phụ trợ tương ứng.

Các điều kiện hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông thực hiện đúng tiến độ (khi đường QL 60, 57, các tỉnh lộ và các cầu qua sông Hàm Luông, cầu qua sông Cổ Chiên sớm hoàn thành ), đặc biệt cầu Rạch Miễu thông xe đầu năm 2009, Việt Nam hội nhập kinh tế đầy đủ với khu vực và quốc tế.

Hầu hết đất quy hoạch các KCN chủ yếu là cây ăn trái, diện tích nhà ở tương đối ít, không thuộc vào vùng đất lúa.

Các KCN dự kiến gần như nằm trên dãy hành lang của trục Quốc lộ 60, tận dụng được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông thuỷ bộ.

Khó khăn chủ yếu là về hệ thống các cầu và hệ thống cấp nước về cácKCN cách xa thành phố Về hệ thống các cầu: KCN Thành Thới thực hiện được khi các cầu dọc theo quốc lộ 60 hoàn chỉnh; KCN Phước Long thực hiện tốt khi đường tỉnh lộ 887 hoàn thành; KCN An Nhơn chỉ thực hiện được khi các cầu trên các Quốc lộ 60, 57 được hoàn chỉnh và hệ thống điện, nước đảm bảo cung cấp cho KCN.

Theo phương án trên các KCN dự kiến được xác định tên, vị trí, quy mô theo bảng tổng hợp như sau:

Bảng 2.2: BẢNG TỔNG HỢP Quy hoạch KCN trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020

(địa điểm, diện tích, phân kỳ thực hiện ) Tổng diện tích quy hoạch mới 1400 ha

TT Tên dự kiến Địa điểm

Ghi chú về vị trí Đến

2 KCN đã có quyết định, đang triển khai thực hiện

Thành 169 Xem bảng hiện trạng

An Hiệp Xã An Hiệp, huyện

Châu Thành 72 Xem bảng hiện trạng

Các KCN đề xuất quy hoạch mới và mở rộng

Xã Tiên Thủy, xã An Hiệp huyện Châu Thành

Mở rộng về phía xã Sơn Hòa, tiếp giáp sông Hàm Luông về phía Nam.

Xã Giao Hòa, Giao Long – Châu Thành 270

Phía Bắc giáp sông Tiền, cách TL 883 khoảng 400m về phía Nam

Cách Thị xã Bến Tre 10km về phía Nam nằm cạnh sông Hàm Luông và

Xã An Phước An Hoá và Giao Long huyện Châu Thành

Cách TL 883 khoảng 200 m về phía Bắc, Phía Nam cạnh sông Ba Lai

Phía bắc giáp sông Hàm Luông, cách QL60 khoảng 500m

Xã Thành Thới B huyện Mỏ Cày 150 Giáp sông Cổ Chiên và sông Cái Chát Lớn

Nhơn Xã An Nhơn, huyện

Cạnh sông Eo Lối, cảng cá An Nhơn, trên Q.lộ 57, cạnh sông Cổ Chiên, cách Thị trấn Thạnh Phú khoảng 10 km

Tổng cộng (diện tích mới) 420 630 350

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển các KCN Bến Tre đến năm 2020

2.2.2 Th ự c tr ạ ng ho ạt độ ng t ạ i các KCN t ừ khi thành l ập cho đế n nay:

2.2.2.1 Tình hình quỹ đất tại các KCN:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN BẾN

Phân tích và dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển các KCN tỉnh Bến Tre

3.1.1 Xu hướ ng phát tri ể n các KCN hi ệ n nay:

Phát triển và hình thành hệ thống các KCN là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển CN KCN là tổ hợp các DN hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, xung quanh sẽ hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ hỗtrợ Các KCN tập trung còn liên kết, hoặc bao gồm cả các tổ chức đào tạo, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật.

KCN phát triển gắn chặt với quá trìnnh đô thị hoá một cách tất yếu, nên đang có xu thế được bố trí trong một khu kinh tế tổng hợp nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực và đảm bảo điều kiện sống cho người lao động tốt hơn.

Hiện nay đang xuất hiện xu hướng liên kết các KCN giữa các tỉnh để tạo nên vùng động lực phát triển nhằm khai thác các thế mạnh của mỗi tỉnh và hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau.

Phát triển các khu CN còn là cơ hội cho phép các vùng xa gắn với cơ sở chế biến và sử dụng có hiệu quả các vùng đất còn hoang hóa chưa khai thác cho mục tiêu phát triển kinh tế.

3.1.2 Các căn cứ để xây d ự ng m ụ c tiêu phát tri ể n các KCN:

3.1.2.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bến Tre:

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Xem phát triển kinh tếlà nhiệm vụtrung tâm, xây dựng đồng bộnền tảng cho CNH-HĐH. Đẩy mạnh công tác đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực.

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh - quốc phòng, giữvữngổn định an ninh chính trị và trật tựan toàn xã hội.

 Mục tiêu:[60] Đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 13,0%/năm trong giai đoạn 2006- 2010; 14,3% trong giai đoạn 2011-2015 và 15,1% trong giai đoạn 2016-

2020, bình quân từ 13,7% đến 14,3%/năm trong 15 năm Tốc độ tăng trưởng gấp 1,3-1,4 lần toàn vùng ĐBSCL GDP bình quân đầu người đạt 424 USD năm 2005, tăng lên khoảng 742-759 USD năm 2010, vượt qua mức thu nhập thấp vào năm 2010 và khoảng 2.636-2.873 USD vào năm 2020, bằng 1,15 – 1,2 lần bình quân vùng ĐBSCL, tăng bình quân 13,0 – 13,6%/năm trong 15 năm Tiết kiệm trong dân đạt 15,8% GDP vào năm 2005 sẽ tăng lên đến 20,6% -21,7% vào năm 2020.

Số lao động năm 2020 có công ăn việc làm vững chắc chiếm 81% lao động trong độ tuổi, lao động dự trữ chiếm 16,5%, lao động chưa có việc làm chiếm 0,8%.

Cơ cấu kinh tế năm 2010 là 45,6%- 24,0-30,4%; năm 2015 là 32,%- 33,9% -34,1%; năm 2020 là 21,0%-44,6%-34,4% Nhu cầu vốn đầu tư trong thời kỳ dự toán là 220.885 tỷ đồng theo giá hiện hành (91.667 tỷ đồng theo giá so sánh 1994).

3.1.2.2 Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển các KCN củaBến Tre đến 2020:[35]

1- Phát triển KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2020, phù hợp với quy hoạch phát triển CN của tỉnh, quy hoạch phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc- dịch vụ.

2- Phát triển KCN của Tỉnh phải gắn với không gian CN Vùng ĐBSCL, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phù hợp Quy hoạch KCN cả nước;

Phát triển KCN phải gắn liền với đặc điểm và điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng tại khu vực.

3- Xây dựng và phát triển các KCN phù hợp với định hướng phát triển

CN chung, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài; Ưu tiên phát triển những ngành mà Bến Tre có lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của địa phương; Đồng thời lựa chọn đầu tư xây dựng một số phân khu với trình độ công nghệ cao phù hợp với điều kiện cụ thể của Tỉnh nhằm tạo động lực phát triển mạnh trong giai đoạn tới.

4- Phát triển KCN phải gắn liền với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; Đảm bảo sự phát triển đồng bộ bền vững, không gây các hậu quả tiêu cực cho xã hội Đồng thời phù hợp với các yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, an ninh lương thực hợp lý.

5- Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, hợp tác sâu rộng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với phương châm khai thác tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tạo nên những vùng động lực cho phát triển.

Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh Bến Tre nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, góp phần quyết định tăng trưởng CN và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bến Tre theo hướng CNH-HĐH.

Hình thành các cơ sở, căn cứ khoa học cho việc hoạch định phát triển

CN trên địa bàn ổn định và bền vững Đồng thời quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ để phát triển mạnh CN của Tỉnh, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Từ nay đến năm 2020 phát triển thêm 5 KCN với tổng diện tích khoảng1.400 ha Hoàn chỉnh KCN tập trung Giao Long và các CCN-TTCN cho các huyện thị nhằm tạo động lực mới cho phát triển CN Tỉnh Từng bước mở rộngKCN Giao Long, nâng CCN An Hiệp (Châu Thành) thành KCN và quy hoạch thêm các KCN mới tại An Phước, Giao Hòa (Châu Thành-Bình Đại), ThànhThới, Thanh Tân (Mỏ Cày), Phước Long (Giồng Trôm); trong điều kiện phát triển CN thuận lợi sau năm 2020, có khả năng phát triển thêm KCN An Nhơn(Thạnh Phú).

Một số giải pháp phát triển KCN tại Bến Tre đến 2020

3.2.1 Hình thành các gi ải pháp qua phân tích và đánh giá ma trậ n SWOT:

Trên cở sở phân tích các yếu tốquyết định đầu tư vào KCN, CCN, phân tích thực trạng và khả năng hoạt động đầutư, phân tích các yếu tố nội bộ bên trong (IFE), phân tích các yếu tố bên ngoài (EFE) cùng với những đánh giá thực tiễn mang tính chất về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư thông qua nghiên cứu các điều kiện tựnhiên và xã hội của tỉnh cho thấy việc thuhút đầu tưlà cảmột quá trình.

Mục đích ma trận SWOT là đềra các chiến lược khảthi có thểchọn lựa,chứ không quyết định chiến lược nào là tốt nhất Do đó, trong số các chiến lược thu hút đầu tư trong ma trận SWOT, chỉ ra một số giải pháp tốt nhất được chọn đểthực hiện.

SWOT là chữ viết tắt của bốn chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại còn Opportunities và Threatslà các nhân tố tác động bên ngoài nên SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng tương đối đến khả năng cạnh tranh của đối tượng được xem xét Phân tích theo mô hình SWOT là đánh giá các dữ liệu được sắp xếp theo dạng SWOT dưới một trật tự lôgíc giúp hiểu được cũng như có thể trình bày và thảo luận để đi đến việc ra quyết định dễ dàng hơn.

Mẫu phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng một ma trận hai hàng hai cột gồm có bốn phần: Strengths, Weaknesses, Opportunities, và Threats.

Sau khi phân tích, mô hình SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản sau đây:

- Các chiến lược điểm mạnh-cơ hội (SO): các chiến lược này nhằm sử dụng những điểm mạnh trong nội bộ các DN để khai thác các cơ hội của môi trường bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu - cơ hội (WO): các chiến lược này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong đểtận dụng cơ hội bên ngoài.

- Các chiến lược điểm mạnh - đe dọa (ST): các chiến lược này sử dụng những điểm mạnh của các DN để tránh hay giảm bớt ảnh hưởng các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.

- Các chiến lược điểm yếu - nguy cơ (WT): các chiến lược này nhằm cải thiện điểm mạnh yếu bên trong đểtránh hay giảm bớt ảnh hưởng của mối đe dọa bên ngoài.

Bảng 3.1: Ma trận SWOT có thểbiểu diễn qua sơ đồ

Liệt kê các cơ hội

Liệt kê các mối đe dọa

Liệt kê những điểm mạnh

Các chiến lược S-O Các chiến lược S-T

Liệt kê những điểm yếu Các chiến lược W-O Các chiến lược W-T

Theo Fred R David, để xây dựng ma trận SWOT, chúng ta trải qua 8 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài.

Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài.

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong.

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO và ghi kết quảvào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành chiến lược WO và ghi kết quảvào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành chiến lược ST và ghi kết quảvào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành chiến lược WT và ghi kết quảvào ô thích hợp.

Do vậy, trong phần dưới đây sử dụng ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thu hút các DNđầu tư vào KCN, CCN đếnnăm 2020.

Bảng 3.2: Ma trận SWOT của các KCN Bến Tre

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.Tình hình chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện.

2 Lợi thế về mặt địa lý : giao thông thuỷ bộ và điều kiện tự nhiên Đường cao tốc và Cầu Rạch Miễu hoàn thành năm 2009, Cầu Hàm Luông hoàn thành năm 2010.

3.Bến Tre được chính phủ cho mở rộng và thành lập thêm 6 KCN đây là cơ hội thu hút đầu tư vào KCN.

4 Được hưởng ưu đãi về thuế và các chính sách khác khi đầu tư vào KCN, CCN.

5.Nguồn lao động giá rẻ và dồi vào 6.Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và làn sóng đầu tư nước ngoài vào VN cao.

7.Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề athu hút đầu tư.

8.Những cải cách về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư KCN, CCN Đe doạ (T)

1.Lực lượng lao động chưa có tay nghề và thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao

2.Nguồn nguyên liệu đầu vào chưa ổn định 3.Đầu tư hạ tầng- kỹ thuật tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển KTXH.

4.Tình hình suy thoái kinh tế ở khu vực và thế giới.

5.Cạnh tranh của các KCN, CCN trong việc thu hút vốn đầu tư

6.Giá cả tăng, lạm phát tăng, tệ quan liêu.

7.Không chủ động được nguồn điện sản xuất.

8.Việc quy hoạch KCN, CCN ở Việt Nam chưa thống nhất, đầu tư dàn trải giữa các tỉnh Điểm mạnh (S)

1 Ban quản lý các KCN có đội ngũ NV trình độ cao, tinh thần trách nhiệm trong quản lý và đoàn kết nội bộ.

2 Quản lý theo mô hình “ một cửa tại chổ”

3 Nằm trong vùng nguyên liệu, lao động

4 Người quản lý DN có trình độ chuyên môn cao

5 Cơ sở hạ tầng KCN, CCN tương đối hoàn chỉnh và an ninh ởn định.

6 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tỉnh

1 Giải pháp SO(1): S 2,4,6 + O 1,,3,4,8 : Tuyên truyền các chính sách của nhà nước.

O 2,3,4,8 : Cải thiện môi trường đầu tư

O 1,2,3,4,7,8 : Tăng cường thu hút đầu tư của nước ngoài

T 3,5,7,8 : Tăng cường công tác quy hoạch KCN, CCN, gắn liền với liên kết vùng

2 Giải pháp ST(2): S 1,3,5 + T 3,8 : Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN, CCN

3 Giải pháp ST(3): S 3,6 + T 1,2,8 : Quy hoạch nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN, CCN Điểm yếu (W)

1 Đội ngũ công nhân thiếu tay nghề

2 Công tác xúc tiến đầu tư còn yếu, chưa phối hợp tốt thủ tục hành chính giữa các ngành 1 cửa liên thông.

3 Công tác quy hoạch, hạ tầng, cảng còn kém chưa đồng bộ.

4 Ô nhiểm môi trường ở KCN, CCN

5 Nhà ở công nhân và chuyên gia chưa được tỉnh và DN chú trọng.

6 Xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức cuốn chiếu, công tác giải toả gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn.

7 Hệ thống ngân hàng ở tỉnh thủ tục quá rườm rà, giải ngân chậm

8 Hệ thống pháp lý CCN chưa có cơ chế chung thồng nhất.

1 Giải pháp WO(1): W 3,4 + O 2,5,6 : Hạn chế ô nhiểm môi trường

2 Giải pháp WO(2): W 7 + O 2,5,8 : Cải tiến hệ thống ngân hàng quốc doanh.

3 Giải pháp WO(3): W 6 + O 5,7,8 : Vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, CCN

1 Giải pháp WT(1): W 1,5 + T 1,4,6 : Ổn định và phát triển xã hội

T 3,4,5,7,8 : Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN, CCN.

3 Giải pháp WT(2): W 1 , 5,6 + T 1,4,6 :Xây dựng hệ thống chính trị đoàn thể trong KCN, CCN

3.2.2 Các gi ả i pháp nh ằm thu hút đầu tư vào KCN, CCN Bế n Tre đến năm 2020:

Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT, tác giả xin đề xuất các nhóm giải pháp sau:

3.2.2.1 Nhóm giải pháp S-O: a Nhóm giải pháp tuyên truyền các chính sách của Nhà nước: Để đạt kết quả tốt việc thu hút đầu tư cũng như việc xây dựng và phát triển các KCN, CCN trong thời gian tới UBND tỉnh cần có xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cho Đảng viên, cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của việc xây dựng và thu hút đầu tư các KCN, CCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Chủ yếu là đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các DN và nhân dân tiếp cận được các chính sách, pháp luật và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cụ thể như chính sách đền bù giải toả giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư, chính sách thu hút đầu tư vào KCN, CCN và giải quyết việc làm Cụ thể tuyên truyền Quyết định của UBND tỉnh như Quyết định số 03/2010 QĐ-UBND ngày 22/01/2010 về Ban hành Quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Bến Tre. b Nhóm giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh:

Môi trường đầu tư có vai trò rất quan trọng quyết định đến việc thu hút đầu tư vào KCN, CCN Nó là cả một không gian tổng hợp được hình thành bởi nhiều yếu tố: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh trật tự,… bảo đảm tạo được niềm tin đầu tư có sinh lợi cao đối với những nhà đầu tư Do vậy việc cải thiện môi trường là vấn đề mà các nhà lãnh đạo tỉnh cần quan tâm để thu hút đầu tư vào KCN, CCN Trong thời gian qua, môi trường kinh doanhởBến Tre đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều vấn đề quan tâm nhiều hơn Theo kết quả nghiên cứu để cải thiện môi trường đầu tư Bến Tre, cần phải có giải pháp cơ bản sau:

* Vềcông tác tuyên truyền vận động thu hút đầu tư

Qua phân tích trên cho thấy các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh chưa được các DN hài lòng vì nó mang tính chất chung chung chưa được cụ thể hoá và chưa được tuyên truyền phổbiến rộng rãi đến các DN đểcác DN hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh Các chính sách về thuế, đất đai, chính sách hỗ trợ đào tạolao động và quy hoạch là những chính sách được các DN quan tâm nhiều nhất nhưng thường không được thông tin đầy đủ Do đó tỉnh cần phải tăng cường tuyên truyền vận động thu hút đầu tư như sau:

- Phải tập trung mọi nỗlực đểcác ngành thực hiện tốt công việc cải thiện môi trường đầu tư, với mong muốn Bến Tre có một môi trường đầu tư hấp dẫn.

- Các sở, ban ngành Bến Tre mà đặc biệt là Ban quản lý các KCN và UBND các huyện có CCN cần xây dựng hệ thống thông tin đa dạng, phong phú đểphổ biến đến mọi đối tượng gần xa trong và ngoài nước một cách đầy đủ, đúng sự thật về vị thế tự nhiên, môi trường đầu tư đầy tiềm năng đặc thù của Bến Tre Tăng cường quảng cáo trên những tờ bướm, tạp chí tiếp thị, website chuyên ngành,… để khai thác và cập nhật thông tin thường xuyên, nhằm kêu gọi đầu tư vào các KCN, CCN Bến Tre.

* Vềcải cách thủtục hành chính

Qua phân tích trên cho thấy hầu hết các DN đều tương đối hài lòng trở lên với thủtục hành chính quản lý một cửa tại chỗcủa tỉnh, tuy nhiên cũng có một số DN chưa hài lòng do thủ tục hành chính đầu tư vào KCN, CCN BếnTre vẫn còn phức tạp, chồng chéo, chưa liên thông giữa các sở, ban ngành Để thực hiện tốt việc cải cách thủ tục hành chính thì tỉnh cần lưu ý các vấn đề sau:

+ Thứ nhất: Ban quản lý KCN Bến Tre cũng như UBND các huyện có CCN phối hợp với các sở ngành có liên quan (Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan, Thuế, Điện lực, Cấp thoát nước, Phòng cháy chữa cháy quy định cụ thể thời gian cấp phép cho từng loại dự án theo phân cấp, đồng thời có sự phối hợp tốt (liên thông) trong việc giải thích các thông tin cần thiết khi nhà đầu tư yêu cầu.

Một số kiến nghị

Trên cơ sởkết quảnghiên cứu trên, đểphát triển và thu hút các DN đầu tư vào KCN, CCN trong thời gian tới, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp như sau:

3.3.1 M ộ t s ố ki ế n ngh ị đố i v ớ i Nhà n ước :

- Trung ương cần sớm ban hành Luật CCN để cho các địa phương áp dụng thống nhất trong cả nước Ban hành cơ chế pháp lý thống nhất cho mô hình quản lý CCN ở địa phương nhằm tránh mỗi địa phương ban hành quy chế riêng và đầu tư xây dựng các CCN dàn trải, làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư.

- Đưa danh mục các KCN đã điều chỉnh, bổ sung của tỉnh Bến Tre vào quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2020 Trên cơ sở đó hàng năm có kế hoạch bổ sung hỗ trợ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng KCN của tỉnh theo chủ trươngphát triển các KCN đối với tỉnh nghèo và còn chậm phát triển như tỉnh Bến Tre.

-Quan tâm đầu tư hơn nữa cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế xã hội như: đường xá, cầu cống, hạ tầng, điện, đặc biệt là chỉ đạo xây dựng, nâng cấp nhanh đường

QL 60, 57 và các tỉnh lộ cùng các cầu lớn ở Bến Tre để tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế- xã hội của địa phương.

- Chính phủ cần có chính sách khuyến khích nhập khẩu các công nghệ tiên tiến hiện đại, kiểm soát chặt chẽ những công nghệ, máy móc gây ảnh hưởng đến môi trường và những công nghệlạc hậu.

- Chính phủ xem xét cơ chếcho thuê lại đất đối với KCN, CCN sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

- Các KCN, CCN hiện chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, nên tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, gây bất bình trong cộng đồng dân cư Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho vay tín dụng ưu đãi để các Công ty phát triển hạ tầng xây dựng khu xử lý nước thải chung ở các KCN, CCN.

- Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo lao động ở cho các địa phương có trình độ lao động thấp Chính sách miễn giảm thuế cho các DN hoạt động kinh doanh nhà trọKCN, CCN.

- Hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng đảm bảo thu hút đầu tư tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và quản lý bảo vệ môi trường Từ đó, có biện pháp ngăn chặn và cương quyết xử lý kịp thời những hành vi nôn nóng cạnh tranh thu hút đầu tư, lại quy định thêm nhiều ưu đãi khác vượt thẩm quyền của địa phương, gây bất ổn xã hội vàảnh hưởng đến môi trường.

- Chính phủ sớm triển khai dự án mở xây dựng Cầu Cổ Chiên thay thế phà Cổ Chiên nhằm rút ngắn khoảng cánh đi từ Bến Tre đến các tỉnh trong vùng ĐBSCL.

- Cần có cơ chế hỗ trợ Bến Tre trong hoạt động xúc tiến đầu tư như cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài cho địa phương và giúp địa phương tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để vận động xúc tiến họ đến với địa phương, giúp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài.

- Hoàn thiện những điểm bất cập của các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Thuế để đảm bảo việc triển khai thực hiện các quy hoạch đãđược phê duyệt.

3.3.2 M ộ t s ố ki ế n ngh ị đố i v ớ i T ỉ nh B ế n Tre:

- Tích cực đổi mới, cải cánh hành chính, ban hành cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm tạo ra môi trường thông thoáng thu hút đầu tư vào KCN, CCN Nâng cao sự phối hợp giữa các ngành trong việc giải quyết các thủ tục hành chính Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư vào các KCN, CCN.

- Nâng cấp các trường đào tạo, trung tâm dạy nghề của tỉnh theo hướng đào tạo nghềchuyên sâu trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, nhằm làm giảm sự mất cân đối trong cung và cầu lao động, góp phần giải quyết tốt chính sách lao động.

- Về lâu dài tỉnh nên có kếhoạch xây dựng và thành lập các trường dạy nghề, cao đẳng hoặc đại học riêng cho các KCN, CCN của tỉnh.

-Đánh giá lại tình hình quy hoạch tổng thểcác KCN, CCNở tỉnh so với tình hình phát triển thực tếcủa địa phương gắn liền với vùng ĐBSCL và vùngKTTTPN Để từ đó có những điều chỉnh về quy hoạch cho phù hợp với mục tiêu KCN, CCN phải là trung tâm thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội của từng khu vực Đánh giá lại các quy định chi tiết trong từng KCN, CCN, nhằm đảm bảo quy hoạch bố trí ngành nghề hợp lý trong KCN, CCN để góp phần giảm gây ô nhiễm môi trường.

- Có chính sách miễn giảm đối với DN đầu tưxây dựng nhàở cho người lao động và xem xét miễn tiền chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp chuyển lên đất chuyên dùng để thúc đẩy phát triển CN.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu để cho các DNổn định nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh.

- Thành lập đồn Công an chính quy chuyên trách quản lý an ninh trật tự trong KCN, CCN.

Ngày đăng: 05/12/2022, 11:13

w