1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định

53 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Tra Tình Hình Mắc Hội Chứng Hô Hấp Trên Đàn Lợn Và So Sánh Hiệu Quả Điều Trị Của Thuốc Lincomyxin Và Tiamulin Tại Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Và Chuyển Giao Công Nghệ Yên Định
Tác giả Lê Thị Hương
Người hướng dẫn Th.S. Hoàng Thị Bích
Trường học Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Khoa học Vật nuôi
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2015
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 667,5 KB

Cấu trúc

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU

  • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài

  • 1.2.1. Mục đích của đề tài

  • 1.2.2. Yêu cầu của đề tài

  • 1.3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài

  • 1.3.1. Ý nghĩa khoa học

  • 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

  • PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài

  • 2.1.1. Sinh lý hô hấp

  • 2.1.1.1. Tầm quan trọng của cơ quan hô hấp

  • 2.1.1.2. Cơ chế hô hấp

  • 2.1.1.3. Phương thức hô hấp

  • 2.1.1.4. Điều hòa hoạt động hô hấp

  • 2.1.1.5. Cấu tạo cơ quan hô hấp

  • 2.1.1.6. Sinh lượng phổi

  • 2.1.2. Cơ sở khoa học của bệnh viêm phổi

  • 2.1.2.1. Lịch sử và dư địa chí

  • 2.1.2.2. Khái quát chung về bệnh viêm phổi

  • 2.1.2.3. Nguyên nhân

  • 2.1.2.4. Dịch tễ học

  • 2.1.2.5. Cơ chế tác động

  • 2.1.2.6. Triệu chứng

  • 2.1.2.7. Bệnh tích

  • 2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng thuốc Lincomyxin và Tiamulin

  • 2.1.3.1. Tiamulin 

  • 2.1.3.2. Lincomyxin

  • 2.2 .Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

  • 2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

  • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

  • 2.3. Tình hình chăn nuôi tại cơ sở thực tập

  • 2.3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định

  • 2.3.2. Cơ cấu tổ chức công ty

  • 2.3.3. Đặc điểm thời tiết khí hậu

  • 2.4. Tình hình dịch bệnh tại cơ sở chăn nuôi.

  • 2.4.1. Công tác vệ sinh thú y.

  • 2.4.2. Công tác phòng bệnh bằng vacxin

    • Loại lợn

    • Thời điểm tiêm

    • Loại vacxin

    • Phòng bệnh

    • Liều lượng

    • Cách tiêm

    • Lợn con

    • 1 tuần tuổi

    • M+ PAC lần 1

    • Suyễn lợn

    • 1ml

    • Tiêm bắp

    • 3 tuần tuổi

    • M+ PAC lần 2

    • Suyễn lợn

    • 1ml

    • Tiêm bắp

    • 4 tuần tuổi

    • LMLM

    • Lở mồm long móng

    • 2ml

    • Tiêm bắp

    • 5 tuần tuổi

    • DTL

    • Dịch tả lợn

    • 1ml

    • Tiêm bắp

    • Lợn hậu bị

    • Tiêm cho lợn 5- 6 tháng tuổi, tiêm cách nhau 1 tuần

    • DTL

    • Dịch tả lợn

    • 1ml

    • Tiêm bắp

    • LMLM

    • Lở mồm long móng

    • 2ml

    • Tiêm bắp

    • Farrowsure B

    • Parvovirus, Lepto, đóng dấu lợn

    • 5ml

    • Tiêm bắp

    • TDL

    • Tụ huyết trùng, đóng dấu lợn

    • 2ml

    • Tiêm bắp

    • Lợn nái sinh sản

    • 11 tuần sau phối

    • LMLM

    • Lở mồm long móng

    • 2ml

    • Tiêm bắp

    • 12 tuần sau phối

    • DTL

    • Dịch tả lợn

    • 1ml

    • Tiêm bắp

  • 2.4.3. Tình hình dịch bệnh chủ yếu trên đàn lợn của công ty

  • 2.5. Đánh giá  thuận lợi và khó khăn của cơ sở

  • 2.5.1. Thuận lợi.

  • 2.5.2 Khó  khăn.

  • PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 3.2. Nội dung nghiên cứu

  • 3.3.2. Bố trí thí nghiệm

  • 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi

  • 3.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu.

  • 3.3.5. Phương pháp tính các chỉ tiêu

  • 3.3.6 .Phương pháp xử lý số liệu

  • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

  • 4.1. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu

  • 4.1.1. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp theo lứa tuổi trên đàn lợn.

  • 4.1.2. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn cai sữa theo các tháng trong năm.

  • 4.1.3. Kết quả điều tra những biểu hiện lâm sàng của lợn mắc hội chứng hô hấp.

  • 4.2. Kết quả ứng dụng một số loại thuốc điều trị hội chứng hô hấp ở lợn

  • 4.2.1. Kết quả điều trị hội chứng hô hấp bằng hai loại thuốc.

  • 4.2.2. Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và chi phí điều trị

  • PHẦN 5: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ

  • 5.1. Kết luận

  • 5.1.1. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn tại Công ty.

  • 5.1.2. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn cai sữa theo các tháng trong năm.

  • 5.1.3. Kết quả điều trị bằng 2 phác đồ.

  • 5.2. Đề nghị

  • 5.2.1. Đối với trang trại

  • 5.2.2. Đối với nhà trường

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • I. Tài liệu tiếng Việt

  • II. Tài liệu nước ngoài

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo bộ môn Khoa học Vật nuôi, khoa Nông Lâm Ngư Nghiệp, trườn. Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

- Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn theo loại lợn và theo các tháng tại Công ty.

- Theo dõi một số biểu hiện lâm sàng của lợn mắc hội chứng hô hấp.

- So sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin.

3.3.1 Thời gian, địa điểm, phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Tại Công ty CP Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định.

- Phạm vi nghiên cứu: Hội chứng hô hấp trên đàn lợn và 2 loại thuốc Lincomyxin và Tiamulin.

- Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn theo loại lợn tại Công ty.

- Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn sau cai sữa theo các tháng trong năm tại Công ty.

- Theo dõi biểu hiện lâm sàng lợn mắc hội chứng hô hấp. Điều trị bệnh:

Theo phương pháp chia lô:

- Lợn sau cai sữa bị bệnh được chia thành 2 lô, mỗi lô 30 con, điều trị theo 2 phác đồ khác nhau.

- Giữa các phác đồ đảm bảo lô đồng đều về giống, tuổi, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc, chỉ khác nhau ở yếu tố thí nghiệm.

- Lô 1: Điều trị bằng thuốc Lincomyxin, liều dùng tiêm 1ml/10kgP/ngày, dùng 6 ngày liên tục.

+ Kết hợp với Vitamin C, B.Complex

- Lô 2: Điều trị bằng thuốc Tiamulin, liều dùng tiêm 1,5ml/10kgP/ngày, dùng 6 ngày liên tục.

+ Kết hợp với Vitamin C, B.Complex

3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi

- Một số triệu chứng lâm sàng.

- Thời gian điều trị trung bình.

- Chi phí cho một ca điều trị.

3.3.4 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Theo phương pháp quan sát trực tiếp tại chuồng nuôi Đàn lợn của công ty được theo dõi hàng ngày, các số liệu điều tra được ghi chép vào sổ số liệu thô.

3.3.5 Phương pháp tính các chỉ tiêu

Tổng số điều trị khỏi

Tổng số được điều trị

Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con theo dõi

Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con tái phát

Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con điều trị/ theo dõi

Tổng số ngày điều trị (ngày)

Thời gian điều trị trung bình Tổng số con điều trị (con) Đơn giá thuốc x Tổng lượng thuốc điều trị Chi phí cho một ca điều trị Tổng số ca điều trị

3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu

- Kết quả điều tra và phân tích được xử lý bằng phần mềm Microft Excel: Tính số trung bình mẫu, độ lệch chuẩn, sai số chuẩn mẫu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả theo dõi các chỉ tiêu

4.1.1 Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp theo lứa tuổi trên đàn lợn

Trong thời gian thực tập từ ngày 13/01 đến 30/04 tại trang trại chăn nuôi lợn xã Định Long, Yên Định, Thanh Hóa, nhằm xác định tình hình mắc hội chứng viêm phổi trên đàn lợn của Công ty, tôi đã tiến hành theo điều tra tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi ở lợn trên toàn đàn và xác định loại lợn nào mắc hội chứng hô hấp nhiều nhất, tỷ lệ chết nhiều nhất Kết quả được trình bày tại bảng 4.1

Bảng 4.1 Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp theo lứa tuổi trên đàn lợn

Nhìn vào số liệu ở bảng 4.1 ta thấy, tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn của Công ty là 9,19%

Theo nghiên cứu của Trần Huy Toàn (2009)[18], tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi địa phương 6 tháng cuối năm 2008 tại Hải Phòng là 22,21% và tỷ lệ chết là 7,5% Như vậy có thể thấy tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn của Công ty là khá thấp Có thể do công tác tiêm phòng vaccin đối với các bệnh hô hấp và các bệnh khác đã được chú ý, công tác chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nhằm nâng cao sức kháng tự nhiên của đàn lợn được làm thường xuyên nên cũng hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh.

Số liệu ở bảng 4.1 cũng cho thấy: Lợn ở những lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do bệnh có sự khác nhau.

- Đàn lợn con theo mẹ:

Theo dõi 627 con, kết quả 33 con mắc bệnh viêm phổi, tỷ lệ là (5.26%) và số con chết là 3 con,tỷ lệ là (9,09%) Tỷ lệ mắc bệnh ở giai đoạn này chiếm tỷ lệ thấp nhất là (5.37%).

Sở dĩ lợn con theo mẹ ít mắc bệnh là do: Giai đoạn này tuy lợn chưa tạo ra được miễn dịch song lại thu được một lượng lớn kháng thể do bú sữa đầu. Trong sữa đầu chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt đó là kháng thể ɣ-Globulin giúp lợn con có sức đề kháng với các mầm bệnh Đặc biệt ở bất kỳ cơ sở chăn nuôi nào thì chuồng lợn đẻ là khu chuồng quan trọng nhất và lợn con là đối tượng được quan tâm nhiều nhất Bởi vậy lợn con luôn được chăm sóc, nuôi dưỡng với chế độ đặc biệt Chuồng nuôi là kiểu chuồng kín cách xa các khu chuồng khác, có hệ thống dàn mát, quạt thông gió để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng nên yếu tố tiểu khí hậu chuồng nuôi luôn phù hợp với sinh lý lợn con Chuồng nuôi là kiểu nền sàn luôn khô ráo, thoáng mát Vệ sinh luôn được đảm bảo sạch sẽ từ khâu chuồng trại đến dụng cụ đựng thức ăn. Nên vi khuẩn ít có cơ hội xâm nhiễm và gây bệnh Lợn con ở giai đoạn này theo chúng tôi quan sát được chủ yếu là mắc hội chứng tiêu chảy.

- Lợn ở giai đoạn sau cai sữa:

Qua theo dõi 511 con, có 72 con mắc bệnh, tỷ lệ là (14.09%) và chết là

5 con, tỷ lệ là (6.94%) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ mắc bệnh ở giai đoạn này chiếm tỷ lệ cao nhất (14,09%) nguyên nhân là vì:

Lợn giai đoạn này mắc bệnh cao như vậy là do chịu nhiều tác động của nhiều yếu tố strees như: cai sữa, tách ghép đàn, môi trường sống, thức ăn thay đổi Lợn chuyển từ chuồng đẻ sang khu chuồng cai riêng biệt tức là lợn từ chuồng sàn sang chuồng nền trệt không đảm bảo vệ sinh,… Mặt khác trong một ô chuồng được ghép từ nhiều ổ với nhau, lợn cắn nhau tranh giành vị trí trong đàn dẫn đến xây xước, vi khuẩn dễ xâm nhiễm Tất cả các yếu tố này đã tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh Tại cơ sở thực tập đàn lợn sau cai cũng chịu tác động của các yếu tố stress trên Bởi vậy, tỷ lệ mắc bệnh ở giai đoạn này còn tương đối cao

Mặt khác theo nhiều nghiên cứu, Lợn mắc HCVP ở mọi lứa tuổi nhưng nặng nhất từ 2-4 tháng tuổi, lợn con theo mẹ cũng mắc bệnh viêm phổi nhưng bệnh điển hình chỉ quan sát được từ 6-10 tuần tuổi hoặc lớn hơn Kết quả điều tra của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định trên.

Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân (2005)[19] Những thay đổi đột ngột như: cai sữa, tách ghép đàn, môi trường sống, thức ăn thay đổi, lợn chuyển từ chuồng sàn sang chuồng nền trệt,… làm cho con vật giảm sức đề kháng và dễ cảm nhiễm với nhiều bệnh do đó tỷ lệ mắc bệnh cao.

Theo dõi 405 con, mắc bệnh là 39 con, tỷ lệ mắc bệnh là (9.63%) và số con chết là 0, tỷ lệ chết là (0%) Tỷ lệ lợn mắc bệnh ở giai đoạn này cũng khá cao chiếm (9.63%), nguyên nhân là do: Đây là giai đoạn chuyển giao lợn được chuyển từ khu chuồng lợn cai sữa sang khu chuồng nuôi lợn thịt Quy trình chăm sóc đàn lợn thịt cũng không được chú ý như các giai đoạn trước Lợn gia đoạn này được nuôi trong dãy chuồng nền bằng xi măng, nền chuồng đã cũ, ẩm ướt, xuống cấp, khi rửa chuồng nước rửa tồn đọng ở các hốc, vi sinh vật gây bệnh tồn tại trong nền chuồng có điều kiện xâm nhập gây bệnh cho lợn Đặc biệt thời gian chúng tôi theo dõi là những tháng mùa xuân, thời tiết lạnh, chuồng trại không được che chắn kín, lợn hít phải khí lạnh và nằm dưới nền chuồng xi măng lạnh gây xung huyết phổi và gây viêm Chính những điều này đã gây strees cho lợn làm lợn dễ mắc bệnh

Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn lợn tăng trưởng mạnh, và dần thích nghi với môi trường và thức ăn mới nên tỷ lệ bị bệnh có phần giảm so với giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi, do ở giai đoạn này lợn có thể trạng tốt hơn,sức đề kháng với bệnh cao hơn, tỷ lệ chết ở giai đoạn này có xu hướng giảm hơn so với lợn sau cai sữa Tuy nhiên đây vẫn là giai đoạn lợn mẫn cảm với các tác nhân gây viêm phổi nên tỷ lệ bệnh vẫn ở mức 9.63 %, cao hơn so với đàn lợn nái.Theo nghiên cứu của nhiều tác giả, ở giai đoạn này tỷ lệ bệnh viêm phổi tương đối thấp và lợn thường chỉ mắc bệnh ở thể mãn tính, ẩn tính (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2006[10]).

Theo điều tra 100 con, có 7 con mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh là (7%) và không có con nào chết, tỷ lệ chết là (0%) Đây là đối tượng phát triển ổn địnhvề cấu tạo, chức năng sinh lý cũng như khả năng thích ứng và chống chịu Tuy nhiên lại là đối tượng mang mầm bệnh dai dẵng âm ỉ dễ dàng tái phát bệnh khi gặp điều kiện bất lợi Lợn nái của đàn mắc bệnh với tỷ lệ 7% đây cũng là tỷ lệ khá cao.

Biểu đồ 1: Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp theo lứa tuổi

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng: tỷ lệ mắc bệnh ở lợn sau cai sữa là cao nhất (14.09%) và thấp nhất là tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con theo mẹ (5.26%) Kết quả điều tra này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu do Cù Hữu Phú,Nguyễn Ngọc Nhiên và công sự 2005 nghiên cứu và kết luận.

Như vậy, tỷ lệ mắc HCVP ở lứa tuổi từ sau cai sữa – 60 ngày tuổi là cao hơn hẳn so với các lứa tuổi khác, chính vì vậy mà cần phai chú ý chăm sóc tốt cho đàn lợn từ sau cai sữa để giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh xuống mức thấp nhất.

4.1.2 Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn cai sữa theo các tháng trong năm

Có nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh viêm phổi khác nhau ở các mùa vụ trong năm Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chênh lệch đó là do sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu Theo Nguyễn Khắc Hùng (1999)[8], bệnh xảy ra về mùa đông với tỷ lệ cao (60-80%), cao hơn nhiều so với mùa hè Theo Bille (1975), từ những kết quả điều tra, ông thấy tỷ lệ viêm màng phổi xảy ra rất mạnh vào mùa đông, cao hơn 25% so với mùa hè Phạm Khắc Hiếu và cs (1998)[6], có chung nhận định: Không khí lạnh và biên độ nhiệt độ cao gây stress cho cơ thể, do đó tăng tính mẫn cảm với bệnh viêm phổi.

Lợn sau cai sữa theo kết quả điều tra của chúng tôi và theo nghiên cứu của nhiều tác giả luôn có tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao nhất.Chúng tôi đẫ tiến hành điều tra tỷ lệ mắc bệnh của đàn lợn này theo tháng trong năm nhằm xác định ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết đến tỷ lệ mắc bệnh Sau thời gian tiến hành điều tra tỷ lệ mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn cai sữa nuôi tại Công ty trong 3 tháng (tháng 2, tháng 3, tháng 4) năm 2015 Tôi thu được kết quả tổng hợp ở bảng 4.2 và trình bày trên biểu đồ 2.

Bảng 4.2 Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn cai sữa theo các tháng trong năm

(Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột mà khác nhau thì có ý nghĩa thống kê và ngược lại)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ thấy: Tỷ lệ bị bệnh ở lợn sau cai sữa qua các tháng theo dõi là khác nhau.

Tháng 2 theo dõi 148 con có 12 con mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh là 8.11%, thấp nhât trong 3 tháng điều tra Theo chúng tôi nguyên nhân là do kiểu thời tiết tháng 2 là kiểu thời tiết mùa đông, lạnh nên tỷ lệ bị bệnh cũng cao nhưng chưa cao bằng tháng 3 cụ thể là: tỷ lệ bị bệnh tháng 2 là (8.11%) và tỷ lệ chết là (0%).

Kết quả ứng dụng một số loại thuốc điều trị hội chứng hô hấp ở lợn

Để xác định hiệu quả điều trị của hai loại kháng sinh (Lincomyxin và Tiamulin) đang được sử dụng tại Công ty, tôi tiến hành điều trị trên 60 lợn sau cai sữa, trọng lượng bình quân 9kg, được xác định là mắc hội chứng hô hấp. Sau đó, tôi tiến hành theo dõi thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu về tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ không khỏi, tỷ lệ tái phát, tỷ lệ còi cọc, tỷ lệ chết, thời gian điều trị trung bình, chi phí điều trị/con Sau đây là kết quả theo dõi:

4.2.1 Kết quả điều trị hội chứng hô hấp bằng hai loại thuốc

Các nghiên cứu về vi khuẩn đường hô hấp đã công bố cho thấy bệnh đường hô hấp của gia súc đặc biệt là của lợn rất phức tạp Qua những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở đường hô hấp trên của lợn có thể thấy có nhiều vi khuẩn cùng tồn tại như Staphylococus, Streptococus, Pasteurella,

Haemophilus, Bordetella, Actinobacillus tuy nhiên không phải lúc nào chúng cũng gây bệnh, chỉ khi cơ thể yếu, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu, stress hay tiếp xúc với nguồn bệnh mới, các vi khuẩn này sẽ sinh sôi, phát triển, tăng sinh sẽ sản sinh độc tố và gây bệnh.

Bệnh đường hô hấp của lợn có rất nhiều nguyên nhân gây ra như vi trùng, virus, ký sinh trùng hay thời tiết… nhưng lợn mắc bệnh thường có các biểu hiện triệu chứng giống nhau Vì vậy việc xác định bệnh và đưa ra các phác đồ điều trị bệnh trong lâm sàng thường gặp không ít khó khăn.

Sau khi xác định lợn bị bệnh, dựa trên các biểu hiện lâm sàng, chúng tôi đã sử dụng trong điều trị một số chế phẩm kháng sinh đang có bán trên thị trường thuốc thú y với giá thành thấp, đồng thời lựa chọn các kháng sinh có hoạt phổ rộng, đặc trị với bệnh đường hô hấp Tôi tiến hành theo dõi kết quả điều trị của bệnh, kết quả được trình bày ở bảng 4.4 và được thể hiện rõ trên biểu đồ 3.

Bảng 4.4 Kết quả điều trị HCVP bằng hai loại huốc.

Các chỉ tiêu theo dõi

(Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột mà giống nhau thì không có ý nghĩa thống kê)

Biểu đồ 3: Kết quả điều trị bệnh viêm phổi bằng 2 loại thuốc

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 3, ta có thể thấy hiệu lực điều trị của 2 loại thuốc tương đối cao, từ 80 % - 93.33% Để điều trị đạt tỷ lệ khỏi cao như vậy là do chủ trang trại luôn quan tâm đến sức khỏe của đàn lợn, theo quan sát của chúng tôi mỗi buổi sáng, chủ trang trại đều vào quan sát, kiểm tra sức khỏe của đàn lợn, khi thấy lợn có dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm phổi như ho, hắt hơi, ăn kém,…lợn bệnh sẽ được điều trị ngay Trong quá trình điều trị ngoài sử dụng kháng sinh chủ trang trại kết hợp với thuốc bổ trợ để nâng cao sức đề kháng cho lợn bệnh do vậy tỷ lệ khỏi bệnh đạt khá cao.

Tuy nhiên hiệu quả ở mỗi lô là khác nhau:

Lô 1: Tỷ lệ khỏi bệnh là 80%, tỷ lệ không khỏi là 20%, tỷ lệ tái phát là 8.33% , tỷ lệ chết và còi cọc là 0%.

Lô 2: Tỷ lệ khỏi bệnh là 93.33%, tỷ lệ không khỏi là 6.67%, tỷ lệ tái phát là 3.57%, tỷ lệ chết và còi cọc là 0%.

Nhìn chung cả 2 loại thuốc (Lincomyxin và Tiamulin) đều cho tác dụng điều trị tốt Tuy nhiên, phác đồ sử dụng Tiamulin (phác đồ 2) cho thấy tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn, tỷ lệ không khỏi và tỷ lệ tái phát cũng thấp hơn so với phác đồ sử dụng Lincomyxin (phác đồ 1).

Tuy nhiên, khi điều trị hội chứng hô hấp bằng thuốc Tiamulin thì tỷ lệ khỏi bệnh là (93.33%) cao hơn so với thuốc Lincomyxin (80%)

Mặc dù hiện tại trong chăn nuôi lợn việc sử dụng kháng sinh bừa bãi đã dẫn tình trạng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn là khá phổ biến nhưng kết quả thử nghiệm điều trị của chúng tôi vẫn cho thấy Tiamulin vẫn là thuốc có hiệu lực cao khi sử dụng để điều trị HCVP Dựa vào tính chất và cơ chế tác động của thuốc Tiamulin, thì khi thuốc vào cơ thể thuốc tập trung nhiều nhất ở phổi Ngoài ra, Tiamulin là thuốc có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn còn thuốc Lincomyxin lại có tác dụng kìm khuẩn, vì thế khi điều trị HCVP thì thuốc Tiamulin sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào hiệu lực tác dụng của thuốc, điều kiện chăm sóc, sức đề kháng của cơ thể.

Tiamulin: tỷ lệ không khỏi là 6.67%

Lincomyxin: tỷ lệ không khỏi là 20%.

Qua biểu đồ 3 ta nhận thấy, tỷ lệ không khỏi của thuốc Lincomyxin cao hơn của thuốc Tiamulin là do: thuốc Lincomyxin là thuốc có tác dụng kìm khuẩn ưa khí gram (+) và có phổ rộng đói với vi khuẩn kỵ khí; còn thuốc

Tiamulin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của nấm, vi khuẩn gram (+) và một số vi khuẩn gram (-), các Mycoplasma Do vậy tỷ lệ không khỏi của thuốc Tiamulin sẽ thấp hơn thuốc Lincomyxin.

Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào hiệu lực tác dụng của thuốc, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, điều kiện vệ sinh đối với lợn sau khi được điều trị. Lincomyxin: tỷ lệ tái phát là 8.33%

Tiamulin: tỷ lệ tái phát là 3.57%

Số con tái phát là những con sau khi điều trị khỏi hoàn toàn sau 5 ngày lại bị bệnh trở lại Lợn bị tái phát là những con điều trị dài ngày, sức khỏe yếu khi điều kiện thời tiết thay đổi dễ bị bệnh trở lại Do vậy lợn sau khi được điều trị khỏi, cần phải chú ý đến khâu chăm sóc nuôi dưỡng Công tác chăm sóc, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ phù hợp thì tỷ lệ ít bị tái phát hơn Chuồng trại vệ sinh ẩm ướt, không sạch sẽ, khô ráo làm cho lợn vừa khỏi bệnh, cơ thể chưa kịp phục hồi hoàn toàn có thể tái phát trở lại Chính vì vậy, sau khi chữa khỏi bệnh cần có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đảm bảo lợn trở lại trạng thái sinh lý bình thường, giảm thiểu tái phát gây tốn kém về kinh tế nếu như lợn mắc bệnh trở lại.

Số liêu ở bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ tái phát ở lô 1 cao hơn lô 2 như vậy có thể thấy hiệu lực fđiều trị của thuốc Tiamulin cao hơn thuốc Lincomyxin. Để so sánh tỷ lệ khỏi bệnh và không khỏi của 2 loại thuốc ta sử dụng hàm Chitest để kiểm tra Ta nhận thấy, PTN = 0.13 > PLT = 0.05 nên sai khác giữa tỷ lệ khỏi bệnh của 2 loại thuốc này không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

4.2.2 Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và chi phí điều trị

Trong chăn nuôi cũng như điều trị bệnh việc tính đến hiệu quả kinh tế là việc làm cần thiết và cũng chính là mục đích cuối cùng của mọi nhà chăn nuôi Trong đề tài này tôi sử dụng thuốc Lincomyxin có giá 40.000 (vnđ)/100 ml và Tiamulin có giá 45.000 (vnđ)/100 ml Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và chi phí điều trị.

Thời gian điều trị trung bình

Chi phí điều trị/ con

X   mx SD (%) Cv X   mx SD (%) Cv

(Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột mà khác nhau thì có ý nghĩa thống kê và ngược lại)

Biểu đồ 4: Thời gian điều trị trung bình của bệnh viêm phổi

Biểu đồ 5: Chi phí cho một ca điều trị bệnh viêm phổi

Từ số liệu trên phần mềm Exel 5.0 xử lý số liệu khi so sánh giá thành và thời gian điều trị của 2 loại thuốc bằng T-test ta có:

- Thời gian điều trị trung bình/ca bệnh: là số ngày thực tế điều trị, tùy thuộc vào hiệu lực của thuốc, tùy thuộc vào từng loại thể trạng của con vật, thể bệnh và điều kiện thời tiết khí hậu Thời tiết nắng ấm, lợn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn so với thời tiết lạnh, mưa,… Thời gian điều trị được tính từ khi bắt đầu điều trị đến khi kết thúc điều trị Thời gian này còn bị ảnh hưởng nhiều từ việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn bị bệnh trong quá trình điều trị, vì nếu trong quá trình điều trị mà việc chăm sóc nuôi dưỡng kém thì khả năng khỏi bệnh chậm, thời gian điều trị sẽ kéo dài.

Ngày đăng: 05/12/2022, 09:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 5)
Bảng 2.4. Lịch tiêm phịng vacxin cho đàn lợn ni tại trang trại - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
Bảng 2.4. Lịch tiêm phịng vacxin cho đàn lợn ni tại trang trại (Trang 28)
4.1.1. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp theo lứa tuổi trên đàn lợn. - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
4.1.1. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp theo lứa tuổi trên đàn lợn (Trang 33)
Biểu đồ 1: Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hơ hấp theo lứa tuổi - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
i ểu đồ 1: Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hơ hấp theo lứa tuổi (Trang 36)
Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ thấy: Tỷ lệ bị bện hở lợn sau cai sữa qua các tháng theo dõi là khác nhau. - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
h ìn vào bảng số liệu và biểu đồ thấy: Tỷ lệ bị bện hở lợn sau cai sữa qua các tháng theo dõi là khác nhau (Trang 38)
Biểu đồ 2: Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hơ hấp trên đàn lợn cai sữa theo các tháng trong năm. - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
i ểu đồ 2: Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng hơ hấp trên đàn lợn cai sữa theo các tháng trong năm (Trang 39)
Từ bảng số liệu trên thấy rằng: Lợn mắc bệnh viêm phổi, lợn có biểu hiện ho, ho nhiều chiếm tỷ lệ cao (76.16%) chứng tỏ đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh này - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
b ảng số liệu trên thấy rằng: Lợn mắc bệnh viêm phổi, lợn có biểu hiện ho, ho nhiều chiếm tỷ lệ cao (76.16%) chứng tỏ đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh này (Trang 40)
Bảng 4.4. Kết quả điều trị HCVP bằng hai loại huốc. - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
Bảng 4.4. Kết quả điều trị HCVP bằng hai loại huốc (Trang 42)
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và chi phí điều trị. - Điều tra tình hình mắc hội chứng hô hấp trên đàn lợn và so sánh hiệu quả điều trị của thuốc Lincomyxin và Tiamulin tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi và chuyển giao công nghệ Yên Định
Bảng 4.5. Kết quả theo dõi thời gian khỏi bệnh và chi phí điều trị (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w