5 cách “khôi phục” sự nghiệp docx

3 292 0
5 cách “khôi phục” sự nghiệp docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

5 cách “khôi phục” sự nghiệp Tự đánh giá lại năng lực bản thân Đọc cẩn thận những điều kiện mà nhà tuyển dụng yêu cầu, sau đó tự đánh giá lại bản thân đang có gì và thiếu gì. Bằng cách này, bạn sẽ biết mình cần học hỏi thêm điều gì để tăng cơ hội được tuyển cũng như biết được với khả năng đang có, bạn có thể phát triển tốt tại công ty này hay không. Viết một hồ sơ ấn tượng Hồ sơ của bạn phải thật sự tạo được nét đặc trưng nổi bật, vì dù sao bạn cũng đã từng có kinh nghiệm và bạn cũng hiểu nó đóng vai trò như thế nào trong việc quyết định liệu bạn có được tuyển dụng hay không. Hãy chọn một mẫu resume giúp bạn nêu được thông tin về mình rành mạch và dễ hiểu, thể hiện hết những kinh nghiệm, loại công việc bạn đã làm trước đây. Bạn có thể in đậm những thành tích đã đạt được trong công việc trước đây hay những kinh nghiệm có được từ việc tham gia các công tác xã hội - điều đó thể hiện bạn luôn năng động dù không đi làm. Tận dụng các mối quan hệ Tận dụng mọi mối quan hệ bạn có: bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ; cho mọi người biết tình hình hiện tại của bạn, những gì bạn cần giúp. Đừng do dự lên tiếng, có thể trong số những người này sẽ có người mang lại may mắn cho bạn. Phải có cái nhìn rộng Bạn đang tìm một công việc lâu dài, ổn định nhưng nếu được đề nghị làm tập sự vị trí trợ lý hay tư vấn dự án thì bạn cũng nên đồng ý. Đây là cơ hội giúp bạn nhanh chóng có lại được sự nghiệp mới và cho phép bạn đánh giá “sếp” của mình trước khi nhận lời làm việc ở công ty. Ngoài ra, khi làm việc cùng các nhân viên khác, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ họ, biết đâu họ có thể giúp bạn có nhiều cơ hội tại nhiều nơi khác nhau. Tìm kiếm sự ủng hộ về tinh thần Bạn rất dễ cảm thấy chán nản và mất niềm tin trong giai đoạn này. Do vậy ngoài việc tìm người giúp đỡ, ủng hộ, bạn còn cần một “cái tai” biết lắng nghe để đón nhận những lời khuyên hữu ích từ những người hiểu được hoàn cảnh của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên giữ thái độ tích cực và tinh thần thoải mái vì điều đó sẽ giúp bạn có thêm cơ hội. Sự hấp dẫn của môi trường làm việc và tính thử thách của công việc đang được đánh giá là những yếu tố hấp dẫn những người trẻ "ưa mạo hiểm". Cứ hễ có công ty nào đáp ứng đầy đủ "tiêu chuẩn vàng" của mình tốt hơn thì họ sẵn sàng cho "nhảy việc". "Thích ứng nhanh, không ngại khó khăn, sẵn sang chấp nhận thử thách và hầu như không phải đào tạo gì thêm" là nhận xét của các nhà tuyển dụng dành cho những "chuyên gia nhảy việc". Với người thích "nhảy việc" nghiêm túc "biết mình biết ta" thì "nhảy việc" còn đồng nghĩa với quá trình học hỏi không ngừng, phải luôn luôn năng động hơn để có thể xoay mình kịp với môi trường mới. "Nhảy việc" đã nhanh chóng trở thành một xu hướng lan rộng trong giới nhân viên trẻ. Năng lực, kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc là những nhân tố thúc đẩy họ đến với những đỉnh cao mới hơn qua mỗi bước "nhảy". Có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về cái "được" và "mất" của hiện tượng này, nhưng "được" hay "mất" ở đây thiết nghĩ cũng nằm ở nhận thức của những người trẻ. "Nhảy việc" để thành công cần lắm một thái độ với công việc, mà điều này, không phải người trẻ nào cũng có. . 5 cách “khôi phục” sự nghiệp Tự đánh giá lại năng lực bản thân Đọc cẩn thận những điều. được đề nghị làm tập sự vị trí trợ lý hay tư vấn dự án thì bạn cũng nên đồng ý. Đây là cơ hội giúp bạn nhanh chóng có lại được sự nghiệp mới và cho phép

Ngày đăng: 22/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan