1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015

132 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Cho Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Việt Nam Đến Năm 2015
Tác giả Lê Minh Diệu Trân
Người hướng dẫn GS.TS. Dương Thị Bình Minh
Trường học Đại học Kinh tế TP.HCM
Chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2010
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,47 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái (18)
    • 1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái (18)
    • 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái (21)
  • 1.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái (24)
    • 1.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định (25)
    • 1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (25)
    • 1.2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước (26)
  • 1.3. Các lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái (27)
    • 1.3.1. Vấn đề bù trừ lợi ích – thiệt hại (27)
    • 1.3.2. Lý thuyết bộ ba bất khả (Impossible trinity) (29)
  • 1.4. Tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đối với phát triển kinh tế (30)
    • 1.4.1. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu (30)
    • 1.4.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán (33)
    • 1.4.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát (34)
    • 1.4.4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá chứng khoán và thị trường tài chính (35)
  • 1.5. Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới (36)
    • 1.5.1. Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới (36)
    • 1.5.2. Các bài học kinh nghiệm (39)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (18)
    • 2.2. Thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái (47)
      • 2.2.1. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu (47)
      • 2.2.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát (56)
      • 2.2.3. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thanh toán (61)
      • 2.2.4. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với giá chứng khoán (65)
    • 2.3. Đánh giá chế độ tỷ giá hối đoái (73)
      • 2.3.1. Ưu điểm (73)
      • 2.3.2. Hạn chế (74)
      • 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế (75)
    • 3.1. Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam (78)
      • 3.1.1. Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam (78)
      • 3.1.2. Định hướng chính sách tỷ giá hối đoái (80)
    • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái (81)
      • 3.2.1. Các giải pháp đối với hoạt động quản lý ngoại tệ, quản lý ngoại hối, (81)
      • 3.2.2. Các giải pháp đối với hệ thống pháp luật liên quan đến tỷ giá hối đoái (0)
      • 3.2.3. Các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại (86)
      • 3.2.4. Các giải pháp về mặt kỹ thuật (87)

Nội dung

Khái niệm về tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

Khái niệm về tỷ giá hối đoái

Đã từ lâu việc trao đổi mua bán không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà có sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau Khi đó, các quan hệ thanh toán, tín dụng trong giao dịch ngoại thương giữa các bên đòi hỏi phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một trong hai nước nhưng cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba Vì vậy, vấn đề chuyển đổi đồng tiền nước này sang tiền nước khác để xác định giá trị giao dịch, thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng Muốn thực hiện việc chuyển đổi đó phải dựa vào một mức qui đổi xác định, hay nói cách khác là phải dựa vào tỷ giá hối đoái

Tùy theo từng thời kỳ và phương pháp tiếp cận người ta đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái

Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh ngang giá sức mua (ngang giá vàng) giữa đồng tiền của hai nước

Theo quan điểm kinh tế hiện đại, “Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền hay đó là giá chuyển đổi của một đồng tiền nước này trong quan hệ so sánh với các đồng tiền khác”

Còn ở Việt Nam, theo mục 10/Điều 3, NĐ160/2006/CP : “T ỷ giá h ố i đ oái là giá c ả c ủ a m ộ t đơ n v ị ti ề n t ệ n ướ c ngoài tính b ằ ng đơ n v ị ti ề n t ệ c ủ a Vi ệ t Nam”

Ví dụ: Ngày 25/09/2009, tại Việt Nam, NHNNVN niêm yết tỷ giá hối đoái giữa USD và VND: 1USD = 17.842VND (17.842VND/USD)

Có nghĩa là nếu khách hàng trao cho ngân hàng 1USD thì ngân hàng sẽ đưa lại cho khách hàng 17.842 VND; hoặc nếu khách hàng trao cho ngân hàng 17.842 VND thì khách hàng sẽ nhận được 1USD Thực tế, ngân hàng sẽ niêm yết giá bán và mua USD khác nhau Sự chênh lệch này là một trong những nguồn lợi nhuận cho ngân hàng

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tương quan giữa giá cả của hai đồng tiền Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng Tỷ giá danh nghĩa gồm:

* Tỷ giá hối đoái niêm yết trên các thị trường hối đoái thế giới

* Tỷ giá hối đoái chính thức công bố tại các Ngân hàng

* Tỷ giá hối đoái thị trường tự do không nằm trong kiểm soát của Nhà nước

Tùy theo phương pháp yết giá của từng quốc gia, tỷ giá danh nghĩa được tính như sau:

Cách yết giá gián tiếp Cách yết giá trực tiếp

Một đơn vị nội tệ đổi lấy bao nhiêu ngoại tệ

Một đơn vị ngoại tệ đổi lấy bao nhiêu nội tệ

Ví dụ: Tại Việt Nam, ngày 25/09/2009, NHNNVN niêm yết tỷ giá hối đoái giữa USD và VND: 1USD = 17.842VND, đây là hình thức yết giá trực tiếp

Muốn yết giá gián tiếp, ta lấy nghịch đảo số trên, nghĩa là 1 1

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1USD có thể đổi được nhiều VND hơn thì chúng ta gọi đó là sự giảm giá của VND Ngược lại, nếu 1USD mua được ít VND hơn thì chúng ta gọi đó là sự lên giá của VND

- Tỷ giá hối đoái thực: là tương quan giữa giá cả của hàng mậu dịch và giá cả của hàng phi mậu dịch, điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và giá cả ngoài nước Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không có nghĩa là gia tăng hay sụt giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế Nhưng tỷ giá hối đoái thực đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia

Tỷ giá hối đoái thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương mại hoặc dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại Trong trường hợp so sánh giữa hai nước, tỷ giá hối đoái thực gọi là tỷ giá hối đoái thực song phương (BRER) Trong trường hợp thứ hai gọi là tỷ giá hối đoái thực đa phương (MEER) hay còn gọi là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) và được tính toán trên cơ sở trung bình có trọng số với các đối tác mà quốc gia chủ nhà có quan hệ thương mại

Tỷ giá thực Cách yết giá gián tiếp Cách yết giá trực tiếp BRER = NER1 x CIP/ CIP * = NER2 x CPI */CPI MEER(REER) = ồ BRER xW i i = ồ BRER xW i i

NER1 : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong trường hợp yết giá gián tiếp

NER2 : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong trường hợp yết giá trực tiếp

BRERi : Tỷ giá hối đoái thực tế song phương của nước i với nước đang xét

MEER : Tỷ giá hối đoái thực đa phương (còn gọi là tỷ giá thực có hiệu lực REER)

Wi : Tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại của nước đang xét.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

Trong giai đoạn hiện nay, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với tình hình kinh tế chính trị xã hội, nó thường xuyên biến động, biến động hàng ngày, hàng giờ và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: tốc độ lạm phát, tình hình cung cầu ngoại tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách kinh tế, kể cả các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai đặc biệt là chỉ số của nước Mỹ

1.1.2.1 Quan hệ cung cầu ngoại tệ

Khi có sự thay đổi trong lượng cung ứng hoặc lượng cầu về ngoại tệ của quốc gia có nghĩa là đường cầu hay đường cung ngoại tệ sẽ bị dịch chuyển, từ đó tạo lập một tỷ giá cân bằng mới trên thị trường ngoại hối

Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự thay đổi cung cầu ngoại tệ: xuất nhập khẩu, đầu tư, dự trữ ngoại hối, can thiệp của chính phủ Chẳng hạn, khi chính phủ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu gia tăng, trong điều kiện mặt hàng này co dãn theo giá sẽ dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa này giảm

Việc giảm nhu cầu hàng nhập khẩu có nghĩa là giảm nhu cầu về ngoại tệ, cho nên giá của đồng ngoại tệ sẽ giảm đi hay nói khác hơn là đồng nội tệ tăng giá Ngoài ra, khi chính phủ có nhu cầu gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng, từ đó tỷ giá sẽ tăng và ngược lại

{Xem Hình1.1 - Ảnh hưởng của tăng xuất khẩu (xuất khẩu tăng tương đối nhiều hơn nhập khẩu) đến sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}

- Lãi suất tương đối: Giả định rằng lãi suất của Mỹ tăng trong khi lãi suất của Anh không thay đổi Khi đó, các công ty Mỹ có khả năng sẽ giảm nhu cầu của họ đối với đồng bảng Anh vì giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với lãi suất của Anh, và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gởi tại ngân hàng Anh Tuy nhiên, giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn đối với các công ty Anh với khoản tiền vượt trội nên cung bảng Anh (bởi các công ty Anh) sẽ tăng khi họ thiết lập nhiều khoản ký gởi hơn vào ngân hàng Mỹ Do một sự chuyển dịch vào bên trong của đường cầu bảng Anh và sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường cung bảng Anh nên tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ giảm

- Lãi suất thực: Nếu lãi suất cao có thể thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào các chứng khoán thì lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao Vì lạm phát cao có thể đặt áp lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó nên không khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng đồng tiền này Vì vậy cần phải xem xét đến lãi suất thực, đó là lãi suất danh nghĩa đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát

Chúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giá những biến động của tỷ giá vì nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát mà cả hai nhân tố này đều ảnh hưởng đến tỷ giá Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có một tương quan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá của hai đồng tiền của hai nước đó

{Xem Hình1.2 - Ảnh hưởng của tăng lãi suất tương đối đến sự hình thành tỷ giá hối đoái – Danh mục hình vẽ - Phụ lục} và {Xem Hình1.3 - Ảnh hưởng của tăng lãi suất thực đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đồng bảng Anh – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}

Nhân tố thứ ba tác động đến tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối Giả định rằng thu nhập của Mỹ tăng đáng kể trong khi thu nhập của Anh vẫn không thay đổi Điều này sẽ tác động lên đường cầu bảng Anh và tỷ giá hối đoái cân bằng Đường cầu bảng Anh sẽ dịch chuyển ra phía ngoài phản ánh một sự gia tăng trong thu nhập của Mỹ và vì thế làm tăng nhu cầu về hàng hóa Anh của người Mỹ, trong khi đó đường cung bảng Anh không thay đổi Vì vậy tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng bảng Anh sẽ tăng lên

{Xem Hình1.4 - Ảnh hưởng của tăng thu nhập tương đến sự tăng lên của tỷ giá hối đoái – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}

1.1.2.4 Kiểm soát của Chính phủ

Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá qua nhiều cách khác nhau như: áp đặt những rào cản về ngoại hối, rào cản về ngoại thương, can thiệp vào thị trường ngoại hối, tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thu nhập quốc dân Nếu lãi suất của Mỹ tăng tương đối so với lãi suất Anh, phản ứng dự kiến là cung bảng Anh sẽ tăng lên để đầu tư và hưởng lãi suất cao ở Mỹ Nhưng nếu chính phủ Anh áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầu tư nước ngoài thì điều này có thể không làm giảm tỷ giá của bảng Anh so với đô-la Mỹ

Nhân tố thứ năm tác động đến tỷ giá là kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai

Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá hối đoái Chẳng hạn, tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán đồng đô-la vì cho rằng đô- la sẽ giảm giá trong tương lai Điều này sẽ gây áp lực làm giảm giá đồng đô-la ngay lập tức Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhiều ngân hàng thương mại trên thế giới đã bán tháo các đồng tiền các nước châu Á để mua những đồng

7 tiền khác vì họ đánh giá rằng đồng tiền các nước châu Á được đánh giá cao hơn giá trị thật của chúng Hành vi này đã gây sức ép giảm giá đồng tiền của các nước châu Á và các ngân hàng thương mại đã bị một số người chỉ trích là đã hành động làm tăng thêm sự yếu kém của các đồng tiền này

Khi tỷ giá hối đoái được thả nổi thì nó rất nhạy cảm với những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, chiến tranh, kể cả yếu tố tâm lý, cụ thể như các nhân tố: chỉ số thất nghiệp, chỉ số bán lẽ, kết quả của hội nghị G7, EU, ASEAN… Chẳng hạn, nguyên nhân làm cho tỷ giá giữa VND và USD tăng vào những tháng cuối năm 2009 là do USD có dấu hiệu yếu đi so với các đồng tiền chủ đạo khác trên thị trường ngoại hối quốc tế, với sự kỳ vọng vào một số chỉ tiêu kinh tế Mỹ: tăng trưởng, thất nghiệp, thâm hụt ngân sách, sức mua của người tiêu dùng có dấu hiệu xấu Bên cạnh đó, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới đã chuyển phương cách giao dịch từ việc đổi dầu mỏ lấy USD sang vàng làm cho giới đầu tư tin tưởng vào sự tiếp tục giảm giá của đồng USD Nguyên nhân thứ 2 là do tâm lý người dân lo ngại lạm phát gia tăng khi gói kích cầu kinh tế của chính phủ sẽ phát huy hiệu quả khi mà chỉ số tăng giá tiêu dùng hết tháng 11/2009 được công bố là 6,9%, mức tăng cao nhất kể từ khi Việt Nam bị “cuốn” vào dòng suy thoái của nền kinh tế

Các chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó nhà nước, cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ duy trì tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một đồng tiền nào đó hoặc theo một rổ các đồng tiền nào đó ở một mức cố định không đổi, bằng cách thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung hay dư cầu ngoại tệ với mức tỷ giá cố định đã công bố Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái này như sau:

- Về cơ bản, những lực lượng cung - cầu vẫn tồn tại trên thị trường ngoại tệ và chi phối số lượng cung, cầu ngoại tệ trên thị trường

- Nhà nước mà cụ thể là NHTW cam kết sẽ duy trì tỷ giá ở một mức độ nhất định nào đó bằng cách: Nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định đo thì NHTW sẽ đảm bảo mua hết số lượng dư cung ngoại tệ Và ngược lại, NHTW sẽ đảm bảo bán ra một lượng ngoại tệ bằng với lượng dư cầu NHTW sẽ thực hiện hoạt động mua, bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng

- Những dự báo về thay đổi tỷ giá trên thị trường là bằng Zero (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt khi thị trường dự báo là chính phủ sẽ thay đổi mức tỷ giá cố định).

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó tỷ giá sẽ được xác định và vận động một cách tự do theo quy luật thị trường, cụ thể là quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ với các yếu tố đứng đằng sau những lực cung, cầu đó đã được chỉ ra ở phần trên Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái này như sau:

- Tỷ giá được xác định và thay đổi tuỳ thuộc cung cầu ngoại tệ trên thị trường

- Nhà nước mà cụ thể là NHTW hoàn toàn không có bất kỳ một tuyên bố, một cam kết nào về việc chỉ đạo, điều hành tỷ giá hối đoái

- Nhà nước mà cụ thể là NHTW không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại tệ (đương nhiên vẫn có thể can thiệp một cách gián tiếp để làm giảm bớt những biến động mạnh của tỷ giá trên thị trường nhằm giảm bớt những tác hại đối với nền kinh tế bằng các biện pháp thuần tuý kinh tế như tham gia mua bán ngoại tệ theo giá cả do thị trường quyết định và với tư cách như một nhà kinh doanh giao dịch bình thường).

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước

Là một chế độ tỷ giá hối đoái có sự kết hợp giữa 2 chế độ tỷ giá hối đoái ở trên

Trong đó, tỷ giá sẽ tự xác định theo quy luật cung cầu, chính phủ chỉ can thiệp vào thị trường khi tỷ giá có những biến động mạnh Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái này như sau:

- Tỷ giá được xác định và thay đổi tuỳ thuộc cung cầu ngoại tệ trên thị trường

- Nhà nước mà cụ thể là NHTW tuyên bố một mức biến động cho phép đối với tỷ giá và chỉ can thiệp vào thị trường với tư cách người mua bán cuối cùng khi tỷ giá trên thị trường có những biến động mạnh vượt mức cho phép này Cách thức thường thấy ở các nước hiện nay là xác định một mức tỷ giá chính thức và một biên độ dao động, nếu tỷ giá hối đoái trên thị trường dao động vượt quá biên độ cho phép này so với tỷ giá hối đoái chính thức thì nhà nước sẽ can thiệp để duy trì sự chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái trên thị trường và tỷ giá hối đoái chính thức vẫn chỉ nằm trong biên độ cho phép

- Nếu tình hình kinh tế có những thay đổi lớn thì mức tỷ giá cũng như biên độ dao động cho phép cũng thường được nhà nước xác định và công bố lại Như vậy, trong

10 chế độ tỷ giá hối đoái bán thả nổi, việc can thiệp dẫn đến những biến động tỷ giá trên thị trường còn tuỳ thuộc vào tầm nhìn của các nhà điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, tuỳ thuộc vào việc đánh giá của các nhà điều hành chính sách khi đánh giá các biến số, các mục tiêu của nền kinh tế Do đó, thị trường rất khó có những dự báo đúng về xu hướng vận động của tỷ giá hối đoái Sự mất phương hướng này tất yếu sẽ làm cho yếu tố tâm lý thường chực chờ và có trọng số lớn trong tác động làm biến đổi tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Các lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái

Vấn đề bù trừ lợi ích – thiệt hại

Gần đây, có một công trình nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề của nền kinh tế mở, trong trạng thái cân bằng tổng thể năng động của nền kinh tế mở, đó là Kinh Tế Học Mới Thời Mở Cửa (New Open-Economy Microeconomics- NOEM) Một vấn đề gây tranh cãi của NOEM trong thời gian dài đó là vấn đề bù trừ giữa lợi ích và thiệt hại Nói chung, cả chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi lẫn chế độ tỷ giá hối đoái cố định đều có những lợi thế và hạn chế nhất định vì mỗi quốc gia đều có hoàn cảnh kinh tế đặc thù nội tại của mình trong khi các điều kiện ngoại cảnh lại biến đổi không ngừng Do đó, để có sự chọn lựa xác đáng, vấn đề quan trọng là phải hiểu thấu đáo môi trường trong nước cũng như ngoài nước và cân đối giữa các lợi ích của chế độ tỷ giá hối đoái cố định và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

So sánh đầy đủ những lợi thế và hạn chế của chế độ tỷ giá hối đoái cố định và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ gây ra sự tranh cãi không có hồi kết Nhưng những điểm chính yếu có thể gút lại như sau:

Lợi thế tương đối của chế độ tỷ giá hối đoái cố định

- Đưa ra mức neo tỷ giá danh nghĩa rõ ràng, đáng tin cậy đối với chính sách tiền tệ

- Chi phí giao dịch thấp hơn nhưng rủi ro về tỷ giá hối đoái có thể không khuyến khích thương mại và đầu tư do đó làm giảm các rào cản đối với thương mại và dòng vốn đầu tư

- Để chống lại tình trạng lạm phát, NHTW có thể cam kết bằng việc cố định tỷ giá hối đoái vào một đồng tiền mạnh, hoặc thậm chí từ bỏ đồng tiền riêng của mình

- Sự biến động cao hơn của tỷ giá hối đoái có thể tạo ra tình trạng không chắc chắn, và do đó rủi ro đến lượt mình không khuyến khích thương mại quốc tế và đầu tư

Hơn một thập kỷ trước đây, nó đã là vấn đề gây tranh cãi mạnh mẽ chống lại chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các nhà kinh tế có xu hướng ôn hòa hơn với tranh cãi này, bởi vì rủi ro tỷ giá hối đoái có thể được phòng ngừa thông qua thị trường kỳ hạn và các chứng chỉ tài chính phái sinh khác Ngược lại, không có sự thẩm định thuyết phục nào rằng thương mại và đầu tư gia tăng đáng kể bởi một liên minh tiền tệ đầy đủ, trong điều kiện tỷ giá trong tương lai có thể bị loại trừ cùng với các chi phí giao dịch

Lợi thế tương đối của chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

- Cho phép một chính sách tiền tệ độc lập

- Khai thông chính sách tài khóa với vai trò tạo ra sự ổn định

- Không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công đầu cơ

- Điều chỉnh các điều kiện thương mại và tỷ giá hối đoái thực thông qua vận động của tỷ giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường

Mặc dù, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công đầu cơ vẫn là vấn đề gây tranh cãi, tính không ổn định cố hữu của thị trường tài chính cũng có thể gây hại cho nền kinh tế Có một bất lợi dễ thấy của chế độ tỷ giá thả nổi tự do đó là xu thế hướng về tính hay biến đổi, không phải lúc nào nó cũng có nguồn gốc từ các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vĩ mô, bao gồm sự sụp đổ và bùng

12 phát đầu cơ không thường xuyên Sự đầu cơ làm mất ổn định trong thị trường tài chính có khuynh hướng đặt trọng tâm vào sự dao động xung quanh giá trị dài hạn của tỷ giá, thông thường nó xảy ra như là kết quả của những xáo trộn kinh tế không mong đợi Tuy nhiên, cũng có một bất lợi dễ thấy của neo tỷ giá đó là người đi vay không được bảo vệ hiệu quả về ngoại tệ được tạo ra từ các cuộc tấn công đầu cơ và những cân bằng đa phương Do đó, việc định giá quá cao và tính biến động quá mức có thể xảy ra với bất kỳ chế độ tỷ giá hối đoái nào.

Lý thuyết bộ ba bất khả (Impossible trinity)

Ngoài ra, có một lý thuyết khác được phát triển vào những năm 1980 cũng thu hút được sự quan tâm rộng rãi Nó được gọi là “Bộ Ba Bất Khả”, tên khác là

“Trilemma” Lý thuyết phát biểu rằng các nhà làm chính sách nhìn chung phải đương đầu với 3 mục tiêu kỳ vọng nhưng đối kháng nhau:

1 Cố định tỷ giá hối đoái nhằm mục đích ổn định giá cả tương đối

2 Luân chuyển vốn tự do nhằm mục đích linh hoạt và hiệu quả

3 Cam kết một chính sách tiền tệ tích cực nhằm mục đích ổn định sản lượng đầu ra

Bởi vì chỉ có 2 trong 3 mục tiêu có thể cùng tồn tại, các nhà làm chính sách phải từ bỏ mục tiêu còn lại Bất kỳ một cặp nào trong 3 mục tiêu nêu trên đều ứng với một chế độ tỷ giá Một quốc gia cố gắng đạt được ổn định về tỷ giá và độc lập về tiền tệ thì sẽ phải theo đuổi nghiêm ngặt kiểm soát vốn trên diện rộng Còn quốc gia đó muốn đạt được hội nhập về tài chính và độc lập tiền tệ thì phải từ bỏ sự ổn định về tỷ giá và chấp nhận chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn Còn nếu quốc gia muốn đạt được ổn định về tỷ giá và hội nhập hoàn toàn về tài chính phải thực hiện cố định tỷ giá thông qua các cơ chế khác nhau, như là neo tỷ giá cố định, chuẩn tiền tệ hoặc liên minh tiền tệ, do đó nó sẽ đánh mất độc lập về tiền tệ Để đơn giản, lý thyết này được minh họa theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.1 Lý thuyết Bộ Ba Bất Khả - Nguồn: Frankel (1999)

Mỗi một cạnh của bộ ba này có sức lôi cuốn riêng của nó - sự hấp dẫn của độc lập về tiền tệ, ổn định tỷ giá, và hội nhập hoàn toàn về tài chính Như sơ đồ trên đã chỉ ra, sự phát triển chung của hội nhập về tài chính đã thúc đẩy hầu hết các quốc gia hướng về phần thấp hơn của tam giác, nó có vẻ trùng khớp với lý thuyết về giải pháp góc Tuy nhiên, vài ý kiến khác cho rằng thậm chí trong điều kiện biến động vốn hoàn hảo, cũng không có sự cản trở một quốc gia lựa chọn các giải pháp trung gian giữa thả nổi và liên minh tiền tệ.

Tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đối với phát triển kinh tế

Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu

Giả thiết cơ bản cho mô hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại của thế Độc lập về tiền tệ

Kiểm soát vốn hoàn toàn

Liên minh tiền tệ Hội nhập tài chính hoàn toàn Ổn định tỷ giá hối đoái Tính biến động vốn gia tăng

14 giới, khi đó cân bằng thương mại (xuất khẩu ròng) NX được xác định như sau (theo lý thuyết Marshall - Lerner)

NX : cán cân thương mại của nước đang xét

EX : xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

IM : nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ e : giá cả tương đối hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá sản xuất trong nước (REER)

Y : thu nhập quốc dân (GDP)

Hàm cầu xuất khẩu phụ thuộc vào tỷ giá thực e (REER) Khi phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngoài Do đó tạo nên lợi thế canh tranh về giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài

Trong ngắn hạn hàng hoá thường không co giãn theo giá bởi vì người ta thường không thay đổi thói quen một cách dễ dàng Do đó, ta xét điều kiện Marshall- Lerner trong dài hạn với mô hình kinh tế lượng thực chứng : dNX/de = α + β(EX/e) + χIM+ γdY/de

Trong đó: dNX/de : mức thay đổi của cán cân thương mại so với thay đổi của tỷ giá thực β = E S EX : hệ số co giãn của nhu cầu xuất khẩu

EX/e : xuất khẩu thực tế đã được điều chỉnh theo tỷ giá thực χ =E IM S : hệ số co giãn của nhu cầu nhập khẩu

IM : nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ γ = E S Y : hệ số co giãn của thu nhập quốc dân (GDP) dY/de : mức thay đổi của thu nhập quốc dân (GDP) so với biến động của tỷ giá thực Điều kiện Marshall – Lener cho rằng nếu cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng (EX/e=IM) và với β + χ > 0 thì phá giá VND sẽ ảnh hưởng tốt đến cán cân thương mại

Tỷ giá thường được coi là có ảnh hưởng quan trọng đến cán cân thương mại một quốc gia Các tổ chức tài chính quốc tế như WB và IMF thường khuyến nghị phá giá đồng nội tệ khi các nước gặp khó khăn về cán cân thanh toán quốc tế với lập luận cho rằng phá giá sẽ làm tăng giá trong nước của hàng nhập khẩu và giảm giá ngoài nước của hàng xuất khẩu của nước đó, cả hai tác động này đều cải thiện sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước 1 Các nguồn lực sẽ được thu hút vào các ngành sản xuất nội địa mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn so với hàng nhập khẩu, và nguồn lực cũng sẽ được thu hút vào các ngành xuất khẩu mà giờ đây có thể cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế Kết quả làm cho cán cân thương mại của nước phá giá được cải thiện

Tuy nhiên, phá giá tác động đến cán cân thương mại cần chú ý những điều sau:

1 Về mặt lý thuyết, khi khối lượng xuất khẩu tăng và/ hoặc khối lượng nhập khẩu giảm, thì ta nói rằng sức cạnh tranh thương mại quốc tế được cải thiện Ngược lại, khi khối lượng xuất khẩu giảm và/hoặc khối lượng nhập khẩu tăng, thì ta nói rằng sức cạnh tranh thương mại quốc tế bị xói mòn Nghĩa là, sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở đây chỉ liên quan đến khối lượng xuất nhập khẩu, mà không liên quan đến giá trị xuất nhập khẩu Tuy nhiên, trong thực tế, việc sử dụng khối lượng xuất nhập khẩu để đánh giá sức cạnh tranh thương mại quốc tế là điều không thể vì mỗi hàng hóa lại có đơn vị đo lường khác nhau Vì vậy, giá trị xuất nhập khẩu thường được sử dụng để phân tích

- Sự chậm trễ trong phản ứng của người tiêu dùng Cần phải có thời gian để người tiêu dùng ở cả nước phá giá và thế giới bên ngoài điều chỉnh hành vi mua hàng trước môi trường cạnh tranh đã thay đổi

- Sự cạnh tranh không hoàn hảo Sự tham nhập và gây được ảnh hưởng trên thị trường thế giới là một công việc khó khăn và mất nhiều thời gian Các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không chịu chia sẻ thị trường và có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh tranh của họ bằng cách giảm giá hàng xuất khẩu sang nước phá giá Tương tự, những ngành công nghiệp nước ngoài phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước phá giá, có thể phản ứng trước sự suy giảm khả năng cạnh tranh bằng cách giảm giá cả trên thị trường trong nước, và do đó hạn chế khối lượng nhập khẩu từ các nước phá giá

- Sự chậm trễ trong phản ứng của nhà sản xuất Ngay cả khi phá giá cải thiện được khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, những nhà sản xuất trong nước cũng cần có thời gian để mở rộng sản xuất Hơn nữa các đơn đặt hàng thường được đặt trước và những hợp đồng như vậy không thể hủy bỏ trong ngắn hạn Việc giảm giá đồng nội tệ có thể không cải thiện được cán cân thương mại trong thời gian trước mắt

Theo lý thuyết đường cong chữ J, thời gian sau khi giảm giá đồng nội tệ cán cân thương mại giảm tới đáy của đường J, nhưng sau đó lại cải thiện và tăng cao hơn vị trí ban đầu

{Xem Hình1.5 - Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại- Lý thuyết đường cong chữ J – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán

Tỷ giá hối đoái tác động đến cán cân thanh toán chủ yếu qua tài khoản vãng lai và tài khoản vốn

- Tài khoản vãng lai: Khi tác động đến tài khoản vãng lai, tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến cán cân thương mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu

- Tài khoản vốn: Đầu vào của tài khoản vốn bao gồm đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và nợ nước ngoài

+ Đối với đầu tư trực tiếp (FDI): Tỷ giá tác động trực tiếp tới phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh Vốn ngoại tệ hoặc phần tư liệu sản xuất thường được quy đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức Bên cạnh đó, tỷ giá còn tác động tới chi phí và hiệu quả kinh doanh của các hoạt động đầu tư nước ngoài

+ Đầu tư gián tiếp: Là loại hình đầu tư thông qua việc mua bán các loại chứng khoán và tham gia vào các hoạt động trên thị trường tài chính.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát

Khi xem xét tỷ giá tác động như thế nào đến lạm phát, ta cần xem xét biến động của đồng tiền ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát

- Ảnh hưởng của một đồng nội tệ yếu: Việc giảm gía đồng nội tệ có thể cải thiện được cán cân tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, cải thiện được khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa sản xuất trong nước, làm giảm thất nghiệp Tuy nhiên khi đồng nội tệ yếu nó lại đưa đến lạm phát cao Cụ thể, các công ty trong nước có thể tăng giá bán hàng hóa của mình mà không sợ các nhà ngoại quốc cạnh tranh

Bên cạnh đó, các hộ gia đình trong nước phải trả hàng tiêu dùng nhập khẩu với mức gia tăng cùng với tỷ lệ phá giá Tương tự như vậy, các nhà xuất khẩu sử dụng các đầu vào nhập khẩu bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị cũng bị tổn thất vì phải chấp nhận mức giá cao hơn Kết quả là mức giá chung của nền kinh tế trở nên cao hơn, có thể châm ngòi cho sự gia tăng lạm phát, đặc biệt trong trường hợp một nền kinh tế nhỏ, mở cửa với thế giới bên ngoài có xuất khẩu và nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao trong GDP Như vậy, tác dụng thực tế của biện

18 pháp phá giá tỷ giá danh nghĩa sẽ nhanh chóng mất tác dụng và chẳng bao lâu tỷ giá thực tế chẳng còn thấp nữa và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa trong nước cũng không được cải thiện

- Ảnh hưởng của một đồng nội tệ mạnh: Một đồng nội tệ mạnh sẽ khuyến khích người tiêu dùng và các công ty của nước đó mua hàng từ các nước khác, từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, buộc các nhà sản xuất trong nước không được tăng giá Vì vậy, lạm phát dự kiến sẽ xảy ra nếu các điều kiện khác không đổi Trong khi đồng nội tệ mạnh là giải pháp đối với lạm phát cao nhưng nó lại gây ra thất nghiệp lớn do giá cả hàng hóa nước ngoài hấp dẫn, tiêu thụ hàng hóa trong nước sẽ giảm đi.

Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá chứng khoán và thị trường tài chính

Tác động của tỷ giá đến giá chứng khoán tùy loại chứng khoán được mua bán nhưng ta có thể có một vài khái quát về tác động của nó đến giá trái phiếu và cổ phiếu

- Gía trái phiếu: Nếu các điều kiện khác giống nhau, dự kiến một đồng tiền yếu sẽ làm gia tăng tỷ lệ lạm phát Vì vậy, mức cầu vốn tăng và mức cung vốn giảm đi làm lãi suất tăng lên từ đó giá trái phiếu giảm đi do những người nắm giữ trái phiếu bán chúng đi

- Gía cổ phiếu: Nếu các điều kiện khác giống nhau, tỷ giá tác động đến giá cổ phiếu của các công ty ở một quốc gia vì nhiều lý do:

* Thứ nhất, giá cổ phiếu của các công ty chịu tác động từ hành động của các nhà đầu tư nước ngoài Họ sử dụng cổ phiếu trong nước như một phương tiện kiếm lời từ đầu cơ tiền tệ Khi nội tệ yếu đi, sẽ có một luồng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài làm mức cầu cổ phiếu giảm, giá cổ phiếu giảm Hơn nữa, cung vốn giảm gây áp lực tăng lãi suất càng làm giá cổ phiếu giảm hơn nữa

* Thứ hai, giá cổ phiếu của các công ty mẹ còn chịu ảnh hưởng bởi dòng tiền của công ty con ở nước ngoài chuyển về Ví dụ: ở Mỹ, USD yếu đi làm cho các công ty con tăng chuyển lợi nhuận về nước và giá cổ phiếu của công ty mẹ ở Mỹ tăng

* Thứ ba, giá cổ phiếu của các công ty sẽ thay đổi khi có những dự báo về kinh tế trong tương lai ảnh hưởng đến thành quả của công ty Ví dụ: một đồng nội tệ sẽ kích thích nền kinh tế trong nước, từ đó có thể thúc đẩy một công ty nào đó tăng doanh số hoặc giảm đi, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Thị trường tài chính: Tỷ giá tác động đến thị trường tài chính thông qua hoạt động tín dụng quốc tế

Trong một thế giới có vốn luân chuyển tự do sẽ xảy ra tình trạng là luồng vốn sẽ chảy ra nước ngoài khi lợi tức cho vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước, chẳng hạn khi mọi người dự tính đồng nội tệ sẽ giảm giá trong tương lai Và khi lãi suất trong nước lớn hơn lợi tức cho vay bằng ngoại tệ sẽ có luồng vốn lớn chảy vào trong nước.

Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới

Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới

Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế được cả thế giới biết đến như “Kỳ tích trên sông Hàn” Để có được một Hàn Quốc như ngày nay, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm quản lý, điều tiết nền kinh tế, trong đó đặt trọng tâm là hướng về xuất khẩu với hai bước đi quan trọng đó là khuyến khích và tăng cường tiết kiệm thông qua việc tăng lãi suất, cải thiện thâm hụt thương mại bằng việc phá giá đồng nội tệ

Bên cạnh đó, chính phủ đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ xuất khẩu như giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp xuất khẩu một cách

20 hợp lý, ưu đãi về tài chính cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, điều chỉnh chế độ tỷ giá linh hoạt, mục tiêu xuất khẩu được cụ thể hóa bởi Chính phủ và khen thưởng, động viên từ Tổng thống

1.5.1.2 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc

Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 - 21/07/2005: CNY được neo cố định với USD tại mức tỷ giá 8,28CNY/USD Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ, so với giá trị thực của nó, CNY đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường Theo các nhà phân tích, một minh chứng cho thấy đồng tiền CNY đang bị Chính phủ nước này “dìm giá” chính là sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia Đất nước được đánh giá là khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành

“miếng nam châm” thu hút lượng lớn ngoại tệ Các chuyên gia Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ có được điều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, được duy trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúp làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá Cuối cùng Trung Quốc đã phải điều chỉnh tỷ giá vào năm 2005

Chế độ tỷ giá của Trung Quốc từ 07/2005 - nay: Năm 2005, NHTW Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá Tỷ giá định dựa trên một rổ các đồng tiền nhưng thành phần và tỷ trọng các đồng tiền không được đưa ra trong lần công bố này Đồng thời với việc neo tỷ giá theo một rổ tiền tệ, NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương với Mỹ là 0,3% Ngày 09/08/2005, trong bài phát biểu khai mạc trụ sở thứ 2 của NHTW tại Thượng Hải, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, các đồng tiền chính là USD, EUR, JPY, KRW, GBP, Ruble Nga và Baht Thái cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều

Có thể thấy rằng, chế độ tỷ giá của Trung Quốc là một dạng của chế độ tỷ giá BBC (Basket, Band and Crawl Regime) – là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kì) 1 So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm Mặc dù tỷ giá song phương CNY/USD giảm giá nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của CNY lại có xu hướng tăng dần

Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc 2

1.5.1.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Thái Lan

Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối, để cải thiện và phát triển kinh tế, Chính phủ Thái Lan đã chủ trương duy trì tỷ giá cố định giữa đồng Bath và USD

Từ cuối năm 1998 – 2004, tỷ giá Baht/USD đôi lúc giảm và sau đó tăng nhẹ nhưng nói chung duy trì ở mức ổn định Tỷ giá tăng nhẹ từ 39,06 năm 2004 lên 41,03 năm

2005 nhưng cho tới nay, tỷ giá giảm do USD giảm giá Mặc dù luôn chú trọng tới xuất khẩu, nhưng Thái Lan đã phải chấp nhận để tỷ giá của nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì ở mức lạm phát trung bình là 3% từ năm 2006 tới nay do Chính phủ Thái Lan nhận thức được rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn Kết quả là Thái Lan giảm nhập siêu từ 4,624 tỷ USD năm 1997 và thặng dư là 12,781 tỷ USD năm 2008

1 Theo World Economy- Prenceton Encyclopedia, 2009: Chế độ tỷ giá BBC dựa trên một rổ tiền tệ (Basket) chứ không phải một đồng tiền nhất định, có biên độ dao động rộng (Band) quanh tỷ giá trung tâm, có thể là 5, 10 và 15% nhưng NHTW sẽ can thiệp ngăn cho tỷ giá thị trường không vượt ra ngoài biên độ Tỷ giá trung tâm sẽ bò trườn (Crawl) theo từng bước nhỏ và có chu kỳ hơn là thay đổi đột ngột

2 Chế độ tỷ giá của Singapore và Trung Quốc – lý thuyết, thực tế và những gợi ý cho Việt Nam – ThS Phạm Thị Hoàng Anh

THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái

2.2.1 Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu 2.2.1.1 Diễn biến của xuất nhập khẩu

{Xem Bảng 2.2- Số liệu tổng hợp 2001-T11/2009 – Danh mục bảng biểu – Phụ lục},{Xem Hình 2.1- Diễn biến xuất nhập khẩu qua các năm, 2001 – T11/2009–

Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và {Xem Hình 2.2- Gía trị xuất nhập khẩu của Việt Nam, 1986 – 2008– Danh mục hình vẽ – Phụ lục}

Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2001 đến nay đã chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thương mại quốc tế, đã trải qua nhiều giai đoạn

* Giai đoạn 1: từ năm 2001- 2006, cán cân thương mại tăng dần thâm hụt đều

Cán cân thương mại tăng dần thâm hụt đều từ 1.189 triệu USD tương ứng giá trị xuất khẩu là 15.029 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 16.218 triệu USD năm 2001, lên 3.040 triệu USD năm 2002, lên 5.107 triệu USD năm 2003, lên 5.484 triệu USD năm 2004, lên 4.314 triệu USD năm 2005 và 5.065 triệu USD năm 2006

Biên độ dao động tỷ giá 0,25% được cố định trong thời gian năm 2002 đến cuối năm 2006 (tỷ giá năm 2006 tăng 4,0% từ 15.280VND/USD lên 15.994VND/USD so với năm 2002) cùng với việc VND được định giá thấp đã cải thiện rõ rệt xuất khẩu của dùng trong nước Xuất khẩu tăng trung bình khoảng 17% mỗi năm trong

31 giai đoạn 2002 – 2006, theo sau mức tăng xuất khẩu khoảng 24%/năm của giai đoạn

1993 – 2000 Tỷ trọng xuất khẩu của GDP đã tăng từ 47,6% năm 2002 lên 65,4% năm 2006 Trong khi các quốc gia châu Á khác vẫn là thị trường hàng hóa lớn của Việt Nam (khoảng 50%), 23,6% xuất khẩu của Việt Nam hướng tới thị trường EU vào năm 2006 (so với 12,6% năm 1995) và 20,2% tới thị trường Mỹ (so với 3% năm 1995) Cơ cấu xuất khẩu cũng trở nên đa dạng hơn Các sản phẩm xuất khẩu chính phần lớn là các hàng hóa chưa qua chế biến như dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, các sản phẩm nông nghiệp khác và các sản phẩm gia công như dệt may, giày dép

Hàng điện tử và sản phẩm đồ gỗ chiếm tỷ trọng ngày một tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu Trong khi sẽ rất khó khăn để giữ vững tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu mạnh trong 15 năm qua, thì việc triển khai các cam kết của Khu vực Tự do Thương Mại ASEAN cùng các thỏa thuận kèm theo, và việc gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới dự kiến trong năm 2006 sẽ mang lại những cơ hội mới cho tăng trưởng xuất khẩu

* Giai đoạn 2: từ đầu năm 2007 - nay, cán cân thương mại thâm hụt phi mã

Cán cân thương mại thâm hụt phi mã lên 14.024 triệu USD năm 2007, lên 18.029 triệu USD năm 2008, lên 10.417 triệu USD tương ứng giá trị xuất khẩu là 51.306 triệu USD, giá trị nhập khẩu là 61.723 triệu USD tính đến cuối tháng 11/2009, tăng gấp 9 lần so với thâm hụt thương mại năm 2001 Đặc biệt từ đầu năm 2007 đến nay, để đối phó với tình trạng biến động của nền kinh tế thế giới ngày càng phức tạp, chính phủ Việt Nam đã 6 lần tiến hành điều chỉnh biên độ dao động của tỷ giá Tính đến tháng 11 năm 2009 kim ngạch hàng hoá xuất khẩu ước tính đạt 51,3 tỷ USD, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 24,3 tỷ USD, giảm 6,7%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 27 tỷ USD, giảm 15,5% Nếu không kể dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2008 Một số mặt hàng chủ lực có lượng xuất khẩu tăng trong 11 tháng nhưng do giá trên thị trường thế giới thấp nên kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó gạo

32 tăng 33,5% về lượng nhưng giảm 5,8% về kim ngạch; cà phê tăng 15,5% về lượng, giảm 17,4% về kim ngạch; than đá tăng 19,8% về lượng, giảm 11,3% về kim ngạch; dầu thô tăng 3,1% về lượng, giảm 41,7% về kim ngạch; cao su tăng 8,6% về lượng, giảm 32,4% về kim ngạch Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 61,7 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 39,3 tỷ USD, giảm 20,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 22,4 tỷ USD, giảm 13,2% Nhập siêu 11 tháng năm 2009 ước tính 10,4 tỷ USD, bằng 20,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và bằng 61,1% mức nhập siêu cùng kỳ năm 2008

Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác, xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng sụt giảm, thể hiện qua số liệu của kỳ sau luôn thấp hơn kỳ trước, cụ thể trong tháng 11/2009, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 4,7 tỷ USD, giảm 6,5% so với tháng trước (chủ yếu do lượng dầu thô xuất khẩu giảm 424 nghìn tấn, tương đương

218 triệu USD để tăng nguồn cung cho nhà máy lọc dầu Dung Quất) và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2008 Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 6,7 tỷ USD, tăng nhẹ so với tháng trước do nhập khẩu vàng theo chủ trương của Nhà nước và tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2008 Nhập siêu hàng hóa tháng 11/2009 ước tính 1,97 tỷ USD

{Xem Hình 2.3- Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 11 tháng trước – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}; {Xem Hình 2.4- Xuất nhập khẩu 11 tháng trước – Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và {Xem Hình 2.5- Tăng trưởng xuất nhập khẩu của các khu vực 11 tháng trước – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}

2.2.1.2 Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu

{Xem Hình 2.6 - Tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại qua các năm, 2001-T11/2009 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}

Sơ đồ 2.6 cho ta cái nhìn trực quan về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại Có thể thấy xu hướng biến động chủ yếu giữa tỷ giá và cán cân thương mại là

33 biến động ngược chiều, khi tỷ giá tăng thì cán cân thương mại sụt giảm Tại sao ở Việt Nam tình hình cán cân thương mại lại diễn ra khác với lý thuyết Ở Việt Nam, thâm hụt thương mại lớn xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Một là, đồng nội tệ lên giá dẫn đến khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Hai là, luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều, cung tiền tăng nhanh kéo theo cầu hàng hoá tăng trong khi cung hàng hoá trong nước không đáp ứng được dẫn đến áp lực buộc phải nhập khẩu Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Do đó, để xác định chỉ riêng tác động của tỷ giá đối với xuất nhập khẩu là một việc rất khó khăn Tuy nhiên, tác giả xin trình bày ý kiến riêng của cá nhân về vấn đề này

2.2.1.2.1 Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương (BRER) đối với xuất nhập khẩu

{Xem Hình 2.7: Biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD: 2006 - 2008 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục};{Xem Hình 2.8: Chỉ số tỷ giá thực VND/USD, 2003 - 2007 – Danh mục hình vẽ – Phụ lục} và {Xem Hình 2.9: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương BRER và cán cân thương mại – Danh mục hình vẽ – Phụ lục}

Qua phân tích tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực của Việt Nam từ năm 2001 đến nay, ta thấy BRER trải qua 2 giai đoạn

* Giai đoạn 1: từ năm 2001 đến cuối năm 2004, BRER>100%

Nếu lấy năm 1999 làm gốc thì tỷ giá hối đoái VND/USD danh nghĩa vào cuối năm

2004 tăng 12,24%, tức VND giảm giá 12,24% (tỷ giá VND/USD năm 1999 là 14.028; năm 2004 là 15.746) Trong khi tỷ giá hối đoái thực tăng lên 107,5% Nghĩa là trên thực tế VND đang giảm giá khoảng 7,5% so với USD BRER>100% theo lý thuyết sức cạnh tranh thương mại quốc tế của có chiều hướng tích cực Việt Nam, chính sách phá giá nội tệ đã mang lại hiệu quả Tuy nhiên, trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu lớn hơn tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu nên đã làm

34 vô hiệu hóa mọi cố gắng của chính phủ trong việc phá giá VND để cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế của Việt Nam

* Giai đoạn 2: từ năm 2004- nay, BRER

Ngày đăng: 05/12/2022, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Giả thiết cơ bản cho mơ hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại của thế  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
i ả thiết cơ bản cho mơ hình là một nước sẽ sản xuất một hàng hoá được tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hoá khác từ phần còn lại của thế (Trang 30)
Để kiểm tra mơ hình ta chọn ban đầu có đúng hay không ta sử dụng kiểm định sau. - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
ki ểm tra mơ hình ta chọn ban đầu có đúng hay không ta sử dụng kiểm định sau (Trang 54)
để xem xét tác động của các yếu tố này ta hồi quy lại mơ hình trên và đưa thêm các - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
xem xét tác động của các yếu tố này ta hồi quy lại mơ hình trên và đưa thêm các (Trang 56)
Hình 1.2. Ảnh hưởng của tăng lãi suất tương đối đến sự hình thành tỷ giá hối đoái.  - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 1.2. Ảnh hưởng của tăng lãi suất tương đối đến sự hình thành tỷ giá hối đoái. (Trang 93)
PHỤ LỤC –Danh mục hình vẽ - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
anh mục hình vẽ (Trang 93)
Hình 1.4. Ảnh hưởng của tăng thu nhập tương đến sự tăng lên của tỷ - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 1.4. Ảnh hưởng của tăng thu nhập tương đến sự tăng lên của tỷ (Trang 94)
Hình 1.3. Ảnh hưởng của tăng lãi suất thực đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đồng bảng Anh - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 1.3. Ảnh hưởng của tăng lãi suất thực đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đồng bảng Anh (Trang 94)
Hình 2.1: Diễn biến xuất nhập khẩu qua các năm, 2001-T11/2009 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.1 Diễn biến xuất nhập khẩu qua các năm, 2001-T11/2009 (Trang 95)
Hình 2.3: Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 11 tháng trước - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.3 Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 11 tháng trước (Trang 96)
Hình 2.4:Xuất nhập khẩu 11 tháng trước - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.4 Xuất nhập khẩu 11 tháng trước (Trang 97)
Hình 2.5: Tăng trưởng xuất nhập khẩu của các khu vực kinh tế 11 tháng trước - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.5 Tăng trưởng xuất nhập khẩu của các khu vực kinh tế 11 tháng trước (Trang 97)
Hình 2.7: Biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD: 2006-2008 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.7 Biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD: 2006-2008 (Trang 98)
Hình 2.10: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương MEER và cán cân thương mại - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.10 Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương MEER và cán cân thương mại (Trang 100)
Hình 2.11: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.11 Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006 (Trang 100)
Hình 2.13: Tương quan tăng trưởng kinh tế và sản lượng tiềm năng qua các năm, 2001-T11/2009 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.13 Tương quan tăng trưởng kinh tế và sản lượng tiềm năng qua các năm, 2001-T11/2009 (Trang 101)
Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984 đến 2008 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.12 Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984 đến 2008 (Trang 101)
Hình 2.14: Tăng trưởng GDP thực tế và Lạm phát 1990-2008 (đơn vị: phần trăm) - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.14 Tăng trưởng GDP thực tế và Lạm phát 1990-2008 (đơn vị: phần trăm) (Trang 102)
Hình 2.15: Chỉ số CPI ở Việt Nam và một số quốc gia và khu vực, 2000-2007 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.15 Chỉ số CPI ở Việt Nam và một số quốc gia và khu vực, 2000-2007 (Trang 102)
Hình 2.16: Sự thay đổi giá tiêu dùng, 2004-2008, so với cùng kỳ năm trước - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.16 Sự thay đổi giá tiêu dùng, 2004-2008, so với cùng kỳ năm trước (Trang 103)
Hình 2.19: Diễn biến cán cân thanh toán, 2001-2008 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.19 Diễn biến cán cân thanh toán, 2001-2008 (Trang 104)
Hình 2.20: Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư, 1988-T10/2008 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.20 Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư, 1988-T10/2008 (Trang 105)
Hình 2.22: Tương quan giữa VN-INDEX và tỷ giá 11 tháng năm 2009 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.22 Tương quan giữa VN-INDEX và tỷ giá 11 tháng năm 2009 (Trang 106)
Hình 2.23: Tương quan giữa VNI-INDEX và giá trị mua của nhà đầu tư 11 tháng năm 2009 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.23 Tương quan giữa VNI-INDEX và giá trị mua của nhà đầu tư 11 tháng năm 2009 (Trang 106)
Hình 2.24: Tương quan giữa VN-INDEX và giá vàng 11 tháng năm 2009 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Hình 2.24 Tương quan giữa VN-INDEX và giá vàng 11 tháng năm 2009 (Trang 107)
Bảng 1.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái theo mức độ cố định tỷ giá Chế độ cố định  a - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Bảng 1.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái theo mức độ cố định tỷ giá Chế độ cố định a (Trang 108)
PHỤ LỤC –Danh mục bảng biểu - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
anh mục bảng biểu (Trang 108)
Bảng 2.2 Số liệu tổng hợp 2001-T11/2009 - Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015
Bảng 2.2 Số liệu tổng hợp 2001-T11/2009 (Trang 109)