Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu căn bản mà đề tài luận án đặt ra là: Cơ sở pháp lý nào giúp đẳng cấp võ sĩ củng cố thế lực kinh tế, xây dựng hệ thống quan hệ xã hội đặc trưng kiểu phong quân, bồi thần và phát triển thế lực chính trị trong bộ máy chính quyền lưỡng đầu chế Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, tác giả luận án đặt ra mục tiêu nghiên cứu gồm: 1) Tập trung khảo cứu nội dung và thực tế áp dụng các quy định về thừa kế tài sản tài sản của đẳng cấp võ sĩ thời Kamakura; 2) So sánh với vấn đề thừa kế tài sản thời Lê sơ của Việt Nam để làm nổi bật tính đặc thù của
Ngự thành bại thức mục; 3) Xác định vị trí của Ngự thành bại thức mục trong hệ thống văn bản pháp qui ở Nhật Bản đương thời và vai trò đối với việc xây dựng và phát triển chính quyền Kamakura Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
1) Trước hết, tập trung phân tích các điều khoản liên quan đến vấn đề thừa kế trong Ngự thành bại thức mục, gồm các quy định trực tiếp và gián tiếp Luận án sẽ nghiên cứu theo từng góc độ của vấn đề thừa kế, từ chủ thể và khách thể thừa kế với các mối quan hệ gia đình, dòng họ, võ sĩ đoàn…; đến đối tượng thừa kế (gồm bất động sản, động sản); tiêu chí, điều kiện thừa kế; quy cách phân chia tài sản…
2) Mặt khác, đối với từng nội dung, tác giả cố gắng làm sáng rõ bức tranh về tình hình áp dụng luật đương thời thông qua các nguồn sử liệu phong phú của Mạc phủ Kamakura và các dòng họ võ sĩ được lưu giữ ở Nhật Bản Điều này hết sức quan trọng, vì thực tế áp dụng luôn phản ánh cuộc sống đa dạng, nhiều khi không theo ý chí của các nhà làm luật
3) Một nhiệm vụ nghiên cứu mà luận án đặt ra nhằm làm nổi bật tính đặc thù của Ngự thành bại thức mục là so sánh với những điều luật liên quan trong
Quốc triều hình luật của Việt Nam Từ đó, lý giải xu thế phát triển, quan hệ và chế độ sở hữu tài sản ở hai nước, tính tương đồng và dị biệt trong vấn đề thừa kế của hai xã hội Việt Nam và Nhật Bản đương thời
4) Nhiệm vụ cuối cùng là lý giải cơ sở pháp lý giúp Mạc phủ Kamakura dù chưa phải là một chính quyền quân sự có thiết chế mạnh như các giai đoạn sau, nhưng có thể đảm bảo vị thế, cân bằng quyền lực về kinh tế - chính trị với thế lực triều đình và tôn giáo trong suốt hai thế kỉ
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án gồm:
- Các điều khoản liên quan đến thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục
- Hệ thống tư liệu gốc có liên quan thời Kamakura như sử biên niên, công văn, quyết định do chính quyền trung ương ban hành, các tư liệu địa phương và dòng họ
- Các điều khoản liên quan đến thừa kế tài sản trong Quốc triều hình luật nhằm đối chiếu những vấn đề nổi bật trong Ngự thành bại thức mục
- Đặc trưng về thiết chế kinh tế, chính trị và xã hội thời Kamakura dẫn đến sự ra đời của các quy định thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và ngược lại, vai trò của các quy định này khi được áp dụng đối với việc củng cố thể chế đương thời
Về phía Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của luận án là các điều khoản về kế thừa tài sản trong Quốc triều hình luật thời Lê sơ (1428-1527) nhằm đối chiếu với những vấn đề liên quan trong Ngự thành bại thức mục
Phạm vi nghiên cứu của luận án, về mặt không gian và thời gian là Nhật Bản thời Kamakura và Việt Nam thời Lê sơ
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Với đề tài luận án là Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Văn bản học (phân tích và đối chiếu văn bản) Nội dung này sẽ trình bày kỹ hơn ở mục Nguồn tư liệu
- Lịch đại: Xem xét vấn đề thừa kế tài sản được Ngự thành bại thức mục đề cập nằm trong dòng chảy lịch sử của Nhật Bản
2) Phương pháp lịch sử so sánh:
- Đồng đẳng: so sánh cùng một vấn đề là thừa kế tài sản nhưng lấy nội dung liên quan trong Ngự thành bại thức mục làm trọng tâm, và lấy nội dung liên quan trong Quốc triều hình luật làm cơ sở so sánh, từ đó thấy rõ những điểm tương đồng, dị biệt và lý giải sâu sắc hơn nội dung thừa kế kế tài sản của Nhật Bản
- Đồng đại: Ngự thành bại thức mục được ban hành năm 1232 và kết thúc của thời kỳ Kamakura là 1333 Quốc triều hình luật biên soạn sớm vào đời Lê Thái Tổ (1428-1433) và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông (1460-
1497), đặc biệt những điều luật về thừa kế tài sản được công bố vào những năm thuộc niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) Tuy có khoảng cách nhất định về mặt thời gian nhưng như đã giải thích ở trên, dựa vào những điều kiện tương đồng như nguyên nhân hình thành của chính quyền, vấn đề nhân sự trong bộ máy chính quyền đó, cũng như tư duy luật và phản ánh xã hội… cho phép luận án có thể tiến hành so sánh (nội dung này xin được trình bày kỹ hơn ở các chương sau)
- Đồng cấp: tuy hình thức văn bản pháp luật khác nhau nhưng xét về phạm vi và đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp lại tương đương nhau, đó là tập trung vào nhóm người có tài sản tư hữu, thuộc tầng lớp trên của xã hội, có khả năng chi phối những tầng lớp khác
2) Phương pháp khu vực học: điền dã, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp
Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Với đề tài luận án là Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Văn bản học (phân tích và đối chiếu văn bản) Nội dung này sẽ trình bày kỹ hơn ở mục Nguồn tư liệu
- Lịch đại: Xem xét vấn đề thừa kế tài sản được Ngự thành bại thức mục đề cập nằm trong dòng chảy lịch sử của Nhật Bản
2) Phương pháp lịch sử so sánh:
- Đồng đẳng: so sánh cùng một vấn đề là thừa kế tài sản nhưng lấy nội dung liên quan trong Ngự thành bại thức mục làm trọng tâm, và lấy nội dung liên quan trong Quốc triều hình luật làm cơ sở so sánh, từ đó thấy rõ những điểm tương đồng, dị biệt và lý giải sâu sắc hơn nội dung thừa kế kế tài sản của Nhật Bản
- Đồng đại: Ngự thành bại thức mục được ban hành năm 1232 và kết thúc của thời kỳ Kamakura là 1333 Quốc triều hình luật biên soạn sớm vào đời Lê Thái Tổ (1428-1433) và hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông (1460-
1497), đặc biệt những điều luật về thừa kế tài sản được công bố vào những năm thuộc niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) Tuy có khoảng cách nhất định về mặt thời gian nhưng như đã giải thích ở trên, dựa vào những điều kiện tương đồng như nguyên nhân hình thành của chính quyền, vấn đề nhân sự trong bộ máy chính quyền đó, cũng như tư duy luật và phản ánh xã hội… cho phép luận án có thể tiến hành so sánh (nội dung này xin được trình bày kỹ hơn ở các chương sau)
- Đồng cấp: tuy hình thức văn bản pháp luật khác nhau nhưng xét về phạm vi và đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp lại tương đương nhau, đó là tập trung vào nhóm người có tài sản tư hữu, thuộc tầng lớp trên của xã hội, có khả năng chi phối những tầng lớp khác
2) Phương pháp khu vực học: điền dã, phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp
Trên cơ sở thực hiện khảo sát tại địa phương, luận án đưa ra một số trường hợp điển hình để chứng minh khả năng áp dụng thực tiễn của luật pháp hiện hành
3) Phương pháp thống kê, sơ đồ hóa bảng biểu: trên cơ sở các số liệu thô, thông tin rời rạc, luận án tiến hành tổng hợp, thống kê và lập sơ đồ, bảng biểu
1) Nguồn tư liệu gốc, có thể được phân chia thành các nhóm:
- Văn bản luật Ngự thành bại thức mục bằng văn bản chữ Hán Để nghiên cứu về vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục, tác giả luận án đã khảo cứu các sử liệu liên quan Trước hết, đó là những bản sao Ngự thành bại thức mục thời Edo còn được lưu giữ khá tốt và phong phú tại thư viện, phòng nghiên cứu thuộc các trường đại học như Đại học Tokyo, Đại học Senshu…
- Biên niên ký của Mạc phủ Kamakura có tên gọi Những tấm gương miền Đông ( 吾 妻 鏡 , Azuma kagami) Bộ biên niên này đã được Gomi Fumihiko ( 五味文彦 ) và Hongo Kazuhito ( 本郷和人 ) biên dịch và chú thích trong 16 tập sách với tên gọi Azuma kagami Cuốn biên niên ký này giúp tác giả luận án bám sát được tiến trình phát triển của Mạc phủ Kamakura cũng như đối chiếu, so sánh với những tài liệu văn bản khác để đảm bảo tính chân thực và đầy đủ của sự kiện và nội dung của sự kiện đó
- Bộ Tuyển tập các phán quyết của Mạc phủ Kamakura ( 「鎌倉幕府裁許
状集」), gồm 2 tập, là tập hợp những phán quyết được phân xử bởi các cơ quan liên quan tại Kamakura [68], Rokuhara (六波羅 ) và Chinzei ( 鎮西 , Trấn
Tây) [69] Đây là công trình nghiên cứu công phu của Seno Seiichiro trong hàng chục năm Đó là 330 phán quyết của tòa án tại Kamakura, 77 phán quyết tại Rokuhara Tandai và 226 phán quyết tại Chinzei
- Tư liệu địa phương kết hợp một số văn bản của chính quyền Kamakura, tiêu biểu là bộ Di văn thời Kamakura (「 鎌 倉 遺 文 」) [72]
Takeuchi Rizo ( 竹内理三 ) tập hợp 35.000 văn bản tư liệu thời Kamakura vốn là của các gia đình, đền chùa, viện bảo tàng… được lưu giữ tại phòng biên tập sử liệu thuộc trường Đại học Tokyo Các văn bản được sắp xếp theo thứ tự thời gian, được đánh đầu mục, xuất xứ và được tập hợp thành 46 tập
Cũng nằm trong nhóm tài liệu địa phương nói trên, tác giả sao lưu được một số văn bản liên quan đến chứng nhận, thừa kế tài sản thuộc bản quyền của Phòng nghiên cứu biên soạn sử liệu thuộc Đại học Tokyo, Đại học Senshu, Bảo tàng lịch sử Nagoya, Bảo tàng lịch sử Kagoshima…
Về phía tư liệu Việt Nam, tác giả sử dụng và tham khảo tại các nguồn sử liệu kinh điển như Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí và bộ Quốc triều hình luật cùng những tư liệu về luật lệnh liên quan đến thừa kế tài sản thời Lê sơ
- Trên cơ sở những bản chụp tư liệu chép tay trên, tác giả đối chiếu với các bản dịch tiếng Nhật hiện đại, trong đó tác giả sử dụng bộ chú dịch Ngự thành bại thức mục của Ishii Susumu (石井進), Ishimoda Sho ( 石母田正 ), Kasamatsu Hiroshi ( 笠松宏至 ), Katsumata Shizuo ( 勝俣鎮夫 ) và Sato Shinichi ( 佐藤進一 ) trong Tư tưởng Xã hội Chính trị Trung thế quyển Thượng ( 『中世
政治社会思想 上』) [51].
Những đóng góp của luận án
Trước hết, đây là nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thừa kế tài sản được quy định trong văn bản pháp qui của đẳng cấp võ sĩ và áp dụng ở Nhật Bản thời Kamakura Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam tập hợp và hệ thống hóa các tư liệu quan trọng nhất về vấn đề này
Luận án đưa ra cách tiếp cận riêng mang tính đa chiều về vấn đề thừa kế dựa trên các tiêu chí giới tính, vị trí thành viên trong gia đình dòng họ, thực tế áp dụng
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam và Nhật Bản đặt vấn đề so sánh sự tương đồng và dị biệt trong những quy định thừa kế ở Nhật Bản qua Ngự thành bại thức mục và ở Việt Nam qua Quốc triều hình luật thời
Lê sơ, đồng thời đưa ra những lý giải riêng của tác giả về nguyên nhân của những điểm tương đồng và dị biệt này Từ đó, luận án khái quát và đưa ra đánh giá riêng về quan điểm của hai quốc gia khi ban hành và thực thi các văn bản luật nói trên
Luận án xây dựng hệ thống sơ đồ và bảng biểu nhằm tổng hợp và phân tích các vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và dễ hiểu.
Cấu trúc của luận án
Luận án có kết cấu gồm có 4 chương chính
Chương 1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu Đây là chương trình bày tổng quan về những công trình chủ yếu nghiên cứu về võ sĩ, về pháp chế thời Kamakura và thừa kế tài sản Từ đó phân tích những vấn đề đã được làm sáng rõ và những điểm cần được nghiên cứu
Chương 2 Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ và bộ luật Ngự thành bại thức mục Trong chương này, chúng tôi tập trung phân tích bối cảnh hình thành và đặc điểm của đẳng cấp võ sĩ Đồng thời, trên cơ sở đó lý giải sự ra phẩm trở lên, tương tự chữ Đại thần, thường có họ gần với hoàng tộc và xuất hiện nhiều trong những gia tộc võ sĩ như Minamoto Sang thời Kamakura, ý nghĩa họ danh giá đã không còn đậm nét mà Ason chỉ còn mang tính hình thức khi quan chức cấp cao đề chức danh và kí trong các công văn như Ngự hạ văn Đối với quan hàm tam phẩm thì ason được viết sau họ, với hàm tứ phẩm thì được viết sau tên, đối với hàm ngũ phẩm thì được viết sau họ và tên Trường hợp này ason được viết sau họ Taira có nghĩa là Đại thần Taira hàm tam phẩm đời của Ngự thành bại thức mục và trình bày nội dung căn bản
Chương 3 Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục
Trên nền tảng những phân tích về võ sĩ và Ngự thành bại thức mục, chương này phân tích các điều khoản liên quản đến thừa kế tài sản với những lát cắt là thành viên gia đình trong mối quan hệ phân chia tài sản, điều kiện để được hưởng tài sản, cũng như các hình thức tài sản thông qua minh chứng là hệ thống tài liệu văn bản gốc, tư liệu địa phương
Chương 4 So sánh vấn đề thừa kế tài sản trong N gự thành bại thức mục và Quốc triều hình luật Chương này tập trung so sánh những vấn đề liên quan trong Quốc triều hình luật để làm nổi bật tính tương đồng và dị biệt trong vấn đề thừa kế ở hai nước Đây cũng là chương lý đưa ra giải nguyên nhân từ góc độ bối cảnh lịch sử, đặc trưng văn hóa dân tộc từng quốc gia Từ đó, tác giả khái quát nét đặc sắc của Ngự thành bại thức mục trong vấn đề thừa kế cũng như ảnh hưởng của nó đến con đường phát triển của đẳng cấp võ sĩ và xã hội Nhật Bản đương thời.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản thời Kamakura
1.1.1 Nghiên cứu về sự hình thành đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản thời Kamakura Đẳng cấp võ sĩ Nhật Bản đã xuất hiện manh nha trong khoảng nửa đầu thế kỷ X Một số học giả, như George Sansom trong tập 1 tiêu đề Lịch sử Nhật Bản đến năm 1334 (bộ 3 tập Lịch sử Nhật Bản) [35],cho rằng, căn cứ vào tính chất cuộc nổi loạn của Taira Masakado ( 平将門 , ? - 940) trong vòng 2 năm 939 - 940 và xuất thân của Masakado đã cho rằng, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự hình thành của võ sĩ Quan điểm này được Takeuchi Rizou ( 竹内理三 ) chia sẻ trong tập 6 của bộ Lịch sử Nhật Bản với nhan đề Sự xuất hiện của võ sĩ [71]
Trong Sự hình thành của thế giới kiểu trung thế, Ishimoda Sho ( 石母田
正) đã đưa ra 3 giả thuyết về nguồn gốc của đẳng cấp võ sĩ gồm (1) tầng lớp lãnh chủ vốn là hào tộc ( 豪家的領主層 , goka teki ryoushu so), (2) tầng lớp chủ đất do khai khẩn nắm chức địa đầu ( 地頭級開発領主層 , jito kyu kaihatsu ryoushu so) và (3) tầng lớp danh chủ vốn là nông dân khá giả được đứng danh nhậm canh ( 安堵名主層 , ando myoshu so) [53] Giả thuyết này được nêu ra trên cơ sở những nghiên cứu về tầng lớp lãnh chủ (領主, ryoshu) của Toyoda Takeshi ( 豊田武 ) trong Võ sĩ đoàn với xóm làng [76] và Ishii Susumu trong
Mạc phủ Kamakura [49] Điểm chung của các nhóm người này đều là các lãnh chủ, địa chủ có thế lực sau khi tiến hành khai khẩn ruộng đất tại địa phương Chính vì vậy, giả thuyết này được gọi chung là Tại địa khai phát lãnh chủ luận ( 在地開発領主論 )
Tuy nhiên, sau những năm 1970, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng, dù là lãnh chủ hay địa chủ trở thành võ sĩ thì điểm khác biệt chính là khả năng võ nghệ được trang bị như là một nghề nghiệp mới trong xã hội Họ đứng từ góc độ nghề nghiệp để củng cố học thuyết này Đại diện cho khuynh hướng này là các học giả Sato Shinichi ( 佐藤進一 ), Toda Yoshimi ( 戸田 芳实 ), Takahashi Masaaki ( 高橋昌明 ) Đặc biệt, Takahashi Masaaki đã tổng hợp vấn đề này trong Sự hình thành võ sĩ và sự sáng lập hình tượng võ sĩ [70]
Takahashi phân tích rằng bản thân chữ nghệ năng ( 芸能 , geino) hay võ nghệ ( 武芸 , bugei) xuất hiện trong các tư liệu thời cổ đại không chỉ dành riêng cho giới chiến binh địa phương mà thực tế cũng có thể hiểu với đối tượng là các võ quan vệ phủ triều đình Ví dụ như kỹ năng xạ kỵ, theo quy định của quốc gia luật lệnh họ thậm chí còn phải trải qua các cuộc thi đấu kiểm tra trình độ định kỳ vào ngày năm tháng năm hằng năm Quan điểm về những chiến binh có nghệ năng được gọi là Võ nghệ nhân luận ( 武芸人論 , bugeinin ron) hay
Chức năng luận ( 職能論 , shokuno ron) [67; 135-138]
Trong cách lý giải của mình, tác giả cho rằng cả hai lý thuyết trên đều có lý khi đứng từ mỗi góc độ khác nhau để đưa ra những cái nhìn gần nhất về nguồn gốc võ sĩ Bên cạnh đó, tác giả cũng bổ sung thêm vấn đề xuất thân trong đó nhấn mạnh yếu tố dòng dõi Nội dung này được đề cập trong phần trình bày những đặc trưng của võ sĩ thời trung thế [9; 108]
Ngoài ra, Takeuchi đưa ra cái nhìn khái quát về sự khác biệt của bản chất võ sĩ được hình thành bởi yếu tố vùng miền, khác với nhiều suy nghĩ cho rằng vào võ sĩ với đại diện là dòng họ Minamoto đã chinh phục toàn quốc nên từ thời Kamakura võ sĩ đã có xu hướng đồng nhất Về xu hướng này, tác giả cho rằng xuất hiện muộn hơn, sớm nhất cũng từ cuối thời Kamakura Vì võ sĩ miền Đông Nhật Bản chịu ảnh hưởng của dòng họ Minamoto, còn võ sĩ miền Tây chịu ảnh hưởng phong cách của dòng Taira (quan điểm này xin được trình bày kỹ ở phần sau) Kajihara Masaaki ( 梶原正昭 ) cũng đã đề cập đến tư tưởng của vị võ sĩ Masakado trong Tướng quân kí ( 将門記 , Shomonki) khi biên dịch và chú giải cho bộ sách [56]
Việc phát huy cơ hội và cũng là thách thức tại địa phương có tình hình trị an lỏng lẻo, đã giúp cho các vị danh chủ ( 名主 , myoshu, chức vụ quản lý cấp trung gian tại trang viên) kiêm thủ lĩnh võ trang này xây dựng một kết cấu đơn giản mà hiệu quả, đó chính là võ sĩ đoàn ( 武士団 , bushidan) Bỏ qua những vấn đề về kỹ năng nghề nghiệp đánh trận, tác giả nhận thấy yếu tố đất đai và con người tại địa phương đã hậu thuẫn không nhỏ cho võ sĩ đoàn
Những con người được gọi là võ sĩ trong võ sĩ đoàn thời kỳ này rất ít Họ liên kết với nhau chủ yếu dựa vào mối quan hệ huyết thống con em trong gia đình
Bên cạnh đó, sự phục tùng của các nhóm võ trang khác, nhỏ yếu hơn Tuy nhiên, trong thang bậc võ sĩ đoàn đó không thể nhắc đến vai trò của những binh sĩ không được coi là võ sĩ, nhưng cũng ra trận chiến đấu gian khổ Đó chính là con em của những người nông dân canh tác thuê trên mảnh đất của vị lãnh chủ Họ bị lệ thuộc vào vị thủ lĩnh và buộc phải đứng vào hàng ngũ võ sĩ đoàn ở vị trí thấp kém nhất Toyoda Takeshi cho rằng, có được lực lượng này chính là vì võ sĩ đã siết chặt quản quản lý và cai trị tại các thôn làng địa phương [76; 91-93]
Bước vào cuối TK XII, võ sĩ đã bước đầu xác lập được một hệ thống chính quyền quân sự riêng của mình, gọi là Mạc phủ ( 幕府 ) Phát triển từ mô hình võ sĩ đoàn, Tướng quân (người đứng đầu Mạc phủ) đã củng cố quyền lực của mình thông qua cam kết với các chư hầu võ sĩ Chính quyền này tồn tại song song cùng với chính quyền của triều đình Kyoto Về vấn đề này, tác giả tham khảo chính trong bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Kim có tiêu đề Về cơ chế hai chính quyền cùng song song tồn tại trong lịch sử Việt Nam và Nhật Bản [15; 206-207] Nguyễn Văn Kim đưa ra hai mô hình chính trị kiểu "chính quyền kép" hay "song trùng lãnh đạo": (1) giới quân sự nắm ưu thế về quyền lực kinh tế chính trị, còn quý tộc, quan lại của triều đình chỉ là hình thức; (2) mặc dù quyền lực thực tế nằm trong tay giới quân sự, nhưng hai thế lực phong kiến vẫn có chung một mục tiêu và lợi ích giai cấp Theo tác giả luận án, trong trường hợp của Nhật Bản, có lẽ nên đặt cả hai mô hình theo tiến trình lịch sử Mô hình (2) tương ứng với thời kỳ Kamakura, khi ảnh hưởng của Mạc phủ mới tập trung tại miền Đông, đồng thời cả hai chính quyền này khá đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ để đảm bảo lợi ích giai cấp và dân tộc Mô hình (1) tương ứng với những thời kỳ sau, mà đỉnh cao là thời Edo khi quyền lực về kinh tế và chính trị thực sự nghiêng về Mạc phủ và Tướng quân
Kết cấu để Mạc phủ, võ sĩ đoàn hùng mạnh nhất, có thể gắn kết các thế lực võ sĩ lại với nhau chính là mối quan hệ tôn chủ bồi thần, với chiều dọc là quan hệ huyết thống, và chiều ngang là với các chư hầu Quan điểm này được Ishii Susumu đưa ra trong Lịch sử Nhật Bản tập 12 Võ sĩ đoàn trung thế (「日 本の歴史12: 中世武士団」) [50; 12] Tuy nhiên, cùng với thời gian, mối quan hệ theo chiều ngang ngày càng mạnh lên Đó là cơ hội cho hàng loạt các dòng họ võ sĩ như Hojo, Hiki, Wada ra tay tranh đoạt quyền bính
Một yếu tố quan trọng khác là trên cơ sở sự thần phục, hoàn thành nhiệm vụ của võ sĩ, Tướng quân sẽ chứng nhận, đảm bảo quyền lợi về sở lãnh Sở lãnh được chứng nhận này phần lớn là đất bản bộ ( 本拞地 , honkyochi, vùng đất xây dựng thế lực) của các chư hầu (tại chủ địa phương), tức là sở lãnh có sẵn Tuy nhiên, cùng với thời gian, chiến sự xảy ra liên tiếp mà phe Mạc phủ lại là người chiến thắng nên chiến lợi phẩm thu được là các trang viên ngày càng nhiều Tướng quân ban thưởng cho các võ sĩ có công bằng những sở lãnh mới Như vậy, đảm bảo sở lãnh cũ và ban cấp sở lãnh mới cho chư hầu chính là lợi ích mà Mạc phủ có thể lại cho họ Dẫu vậy, Mạc phủ hầu như không can thiệp vào nội bộ của gia đình võ sĩ Ishii Susumu cũng khẳng định trong nghiên cứu kể trên rằng, thời Trung thế, nhất là thời kỳ Kamakura, Mạc phủ gắn kết võ sĩ bằng cam kết văn bản, còn gia đình võ sĩ cam kết với nhau bằng ruộng đất Tình trạng này kéo dài đến cuối thời kỳ Chiến quốc ( 戦国 , Sengoku) mới thay đổi Vậy, trong thời kỳ Kamakura, gia đình võ sĩ đã quản lý ruộng đất ra sao? Mạc phủ đã ban hành Ngự thành bại thức mục (御成敗式目, Goseibai shiki moku) vào năm 1232 để điều chỉnh hành vi của các chư hầu vào khuôn phép, cũng như luật hóa những gì mình đã cam kết với chư hầu
1.1.2 Nghiên cứu về Ngự thành bại thức mục Đề cập đến nghiên cứu về Ngự thành bại thức mục, không thể không kể đến Ueki Naoichiro ( 植木直一郎 , 1878-1859) [54] là người có công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này Ông là người có công khảo cứu lại toàn bộ những văn bản ghi chép lại Ngự thành bại thức mục như Azuma Kagami, hay các sách giáo khoa được sử dụng trong các trường terakoya ( 寺子屋 ) Những kết quả nghiên cứu ấy được xuất bản thành sách Nghiên cứu Ngự thành bại thức mục năm 1930 và đó cũng chính là luận án Tiến sĩ được bảo vệ thành công năm 1931 Sau này, công trình nghiên cứu đã được bổ sung, biên tập tái bản vào năm 1966
Trong Nghiên cứu Ngự thành bại thức mục, Ueki có đề cập đến việc Ngự thành bại thức mục đã được phổ cập rộng rãi thời kỳ Edo 6 và Ueki đánh giá cao giá trị thực tiễn của Ngự thành bại thức mục do những người biên soạn thời kỳ Kamakura đem lại Qua nghiên cứu này, Ueki đưa ra một số nhận định như sau, một là Ngự thành bại thức mục của Mạc phủ Kamakura không phải để phủ định luật lệnh, hệ thống pháp luật của triều đình, mà chỉ khoanh vùng đối tượng chủ yếu là võ sĩ, ngự gia nhân (御家人, gokenin) 7 để thi hành các chính sách cai trị của mình Hai là, Ngự thành bại thức mục đã hoàn thành vai trò xác lập vị trí độc lập mang tính tự giác cao của đẳng cấp võ sĩ thời kỳ Kamakura Ba là, Ngự thành bại thức mục đã tạo nền tảng pháp lý với tư cách luật pháp võ gia ( 武家法 , võ gia pháp) để các chính quyền võ sĩ (Mạc phủ) sau này tham khảo và học tập
Nghiên cứu về vấn đề tài sản và thừa kế ở Nhật Bản và Việt Nam
1.2.1 Nghiên cứu về vấn đề thừa kế tài sản thời Kamakura Để tham khảo quá trình hình thành bộ luật cũng như vị trí của Ngự thành bại thức mục trong hệ thống lịch sử pháp chế Nhật Bản, luận án sử dụng nhiều thông tin hữu ích từ Lịch sử luật thừa kế Nhật Bản của Ishii Ryosuke ( 石井良助 ) [52] Công trình nghiên cứu này không chỉ hệ thống lịch sử thừa kế của Nhật Bản mà còn đưa ra những gợi mở về định hướng so sánh Đó là ý tưởng về nghi lễ truyền lửa ( あまつひつぎ , amatsu hitsugi), khi các vị Thiên hoàng, con cháu của Thiên chiếu đại ngự thần ( 天照大御神 ), nhường ngôi cho như là một sự kế tục giữa thế sau với thế hệ trước và hành động này chủ yếu gắn với con trai trực hệ Điều này ít nhiều cho ta liên hệ với ý nghĩa của từ hương hỏa được sử dụng khá nhiều trong các văn bản luật khi nhắc đến vấn đề thừa kế Trong tiến trình triển khai vấn đề, các tác giả tiếp cận theo hướng các chính sách của chính quyền đương thời đối với 3 vấn đề cốt lõi là chế độ ruộng đất, chế độ tài chính và chế độ tài sản Điều này gợi mở cho tác giả những điểm mấu chốt của bộ luật chính là ruộng đất và bất động sản
Trong khi Ryosuke phân kỳ lịch sử pháp chế Nhật Bản trước thời Trung thế thành hai thời kỳ là Thượng đại ( 上代 ) và Thượng thế ( 上世 ), Okubo Haruo lại chia thành thời kỳ Thượng cổ ( 上古 ) và Trung cổ ( 中古 ) trong quyển Lịch sử pháp chế Nhật Bản [55] Dù khác nhau cách gọi nhưng
9 笠松宏至、(1984)「法と言葉の中世史」平凡社選書、東京 nội dung đều là thời kỳ đầu tương ứng với chế độ thị tộc, còn thời kỳ sau tương ứng với giai đoạn nhà nước luật lệnh ( 律令国家, ritsuryo kokka) Khi bước vào thời Trung cổ, ruộng được tách ra thành công điền và tư điền, đất đai được tách thành trạch điền và viên điền và coi đây là đối tượng thu thuế chính Thời kỳ này, tài sản được phân chia thành di tỉ vật ( 移徙物 , động sản) và bất di tỉ vật ( 不移徙物 , bất động sản), đi kèm theo quyền sở hữu, cầm cố, biếu tặng, trao đổi, thừa kế… Bước sang thời Trung thế, thứ luật pháp được nhắc nhiều đến là luật pháp võ gia Điều này không có nghĩa pháp luật của triều đình không được sử dụng nữa mà những gì võ sĩ còn thiếu thì pháp luật mới dành cho võ gia sẽ điều chỉnh
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, ở Nhật Bản xuất hiện luồng nghiên cứu về sự hình thành quốc gia phong kiến
Trong đó, nhiều nhà nghiên cứu mà tiêu biểu là Nagahara Kenji ( 永原慶二 ) đã đề xuất cách tiếp cận "chế độ phong kiến" từ nền "kinh tế nông dân quy mô nhỏ kiểu phong kiến" ( 封建的小規模農民経済 , hoken teki shokibo nomin keizai) [77] Theo đó, ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chế độ "nông nô" trong các trang viên đặc biệt là vùng phía đông Nhật Bản Do nhu cầu khai khẩn đất hoang, kéo theo nhu cầu về nhân lực, các tiểu địa chủ ra sức thu gom dân nghèo, dân phiêu bạt để tập trung thành các trang viên vừa và nhỏ Những địa chủ này được gọi là danh chủ
Nhắc đến ruộng đất giai đoạn này, không thể không nhắc đến mô hình trang viên do các lãnh chủ sở hữu và quản lý Trong số các công trình nghiên cứu, tiêu biểu là Lịch sử trang viên (Thế kỷ VIII - XVI) của Phan Hải Linh
[18] Qua nghiên cứu này, tác giả luận án nhận thức rằng, mô hình trang viên có sự khác biệt không chỉ theo thời gian mà còn thay đổi theo cả vùng miền
Trang viên thời kỳ đầu thì mối quan tâm chính là hoa lợi, còn trang viên thời trung thế thì Mạc phủ sử dụng hệ thống quản lý shugo ( 守護 , thủ hộ) và địa đầu (地頭, địa đầu) để chiếm đoạt quyền quản lý và cả hoa lợi trên trang viên đó Thời kỳ Kamakura, bức tranh trang viên chia làm hai nửa, phần thuộc miền Đông do Mạc phủ nắm giữ, phần thuộc miền Tây sẽ do Thiên hoàng chi phối
Mạc phủ Kamakura không phải là chính quyền đầu tiên đề ra và bổ nhiệm chức vụ địa đầu Chức vụ này xuất hiện từ thời Viện chính ( 院政 , Insei) khi dòng họ võ sĩ Taira bắt đầu nắm các chức vụ quan trọng và chuyên quyền Địa đầu là võ sĩ được dòng họ này cắt cử đến các trang viên, hoặc công lãnh
( 公領, koryo) để kiểm soát tình hình đất đai Quan điểm này được một số học giả như Yoshie Akio ( 義江彰夫 ) trong bài Sự hình thành chức địa đầu trong thời Viện chính [89] hay Santa Takeshige ( 三田武繁 ) trong Khảo sát mang tính cơ sở về vấn đề thủ hộ - địa đầu năm Văn trị [64] Những ý kiến của các bài nghiên cứu này có giá trị tham khảo to lớn vì trong các điều khoản về thừa kế của Ngự thành bại thức mục thì không đề cập nhiều đến chức vụ này, nhưng trong các nhượng trạng lại coi các chức này như là một thực thể không thể tách rời của các sở lãnh khi phân chia tài sản Để làm rõ hơn vai trò của địa đầu, Yasuda Motohisa cũng là người đi tiên phong trong nghiên cứu về địa đầu, đã nghiên cứu về vai trò thu thuế thóc phục vụ chiến tranh của người đảm nhiệm chức vụ này Theo đó, nếu chức địa đầu thời Viện chính, hay cuối thời Heian, đảm nhiệm vai trò quản lý trang viên và thu thuế cho triều đình thì dưới sự chỉ đạo của Minamoto Yoritomo, nhiệm vụ của địa đầu đã rõ ràng hơn Bằng áp lực của người chiến thắng trong cuộc chiến Gempei ( 源平合戦 , 1180-1185), Yoritomo đã ép được Thượng hoàng công nhận cơ cấu thủ hộ và địa đầu mới của mình đặt tại các trang viên, công lãnh Quan điểm này đã được Yasuda Motohisa (安田元久) làm rõ trong bài Khảo sát nhỏ về thóc lương binh và thóc trưng thu thêm của địa đầu [86; 55-76] Như thế, bằng hình thức thu thuế thóc hợp pháp, các võ sĩ của Yoritomo đã bước đầu chia sẻ lợi ích kinh tế và sau này là chiếm đoạt hoàn toàn Đây là bước đi đầu tiên trong quá trình chiếm hữu - chuyển giao tài sản của võ sĩ cuối Heian đầu Kamakura
Nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản thời trung thế (Early Medieval Japan), không thể không nhắc đến Jeffrey Paul Mass, một học giả người Mỹ có nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ Liên quan đến đề tài này, tác giả luận án tham khảo bài viết về Mô hình thừa kế tại địa phương cuối thời kỳ Heian Nhật Bản [38; 67-95] Jeffrey P Mass cho rằng, cuối thời kỳ Heian, các gia đình võ sĩ đã chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết để cá nhân hóa sức mạnh gia đình thông qua hai giá trị cốt lõi là mối quan hệ họ hàng và thừa kế tài sản, trong đó ông khảo cứu một số Nhượng trạng tại các tỉnh như Iga, Bungo Đặc biệt, trong quyển Thủ lĩnh và thừa kế trong thời kỳ đầu Trung thế Nhật Bản - hệ thống sở lãnh một nghiên cứu về Kamakura, trên cơ sở khảo cứu về gia đình và thừa kế cuối Heian và Kamakura, ông cho rằng, Yoritomo bằng cơ chế vận hành trên các chức vị tối giản Tướng quân, Thủ hộ và Địa đầu đã nâng tầm mô hình sở lãnh thành hệ thống sở lãnh [39] Đây chính là những quan điểm mà luận án quan tâm
Một trong những điểm nhấn của luận án là việc nghiên cứu quyền thừa kế tài sản của phụ nữ Trong số các nhà nghiên cứu về phụ nữ thời Trung thế, phải kể đến Tabata Yasuko ( 田端泰子 ) và Hosokawa Kyoko ( 細川涼子 ) với nghiên cứu Phụ nữ, Người già, Trẻ em (tập 4) trong bộ "Nhật Bản thời trung thế" [74] Bản thân Tabata Yasuko cũng có những khảo cứu khác về riêng phu nhân Tướng quân Hojo Masako, người có công lớn gánh vác trách nhiệm bảo vệ thành quả của Tướng quân Yoritomo [75] Cùng thế hệ với Tabata, nhà nghiên cứu lịch sử phụ nữ người Mỹ gốc Nhật là Hitomi Tonomura đã có những nhận xét rất sâu về thừa kế tài sản của phụ nữ thời kỳ Kamakura [36;
529-623] Tonomura nhận định rằng, người phụ nữ với tư cách là vợ hay là con gái, khi đã là thành viên gia đình võ sĩ thì phải có nghĩa vụ quản lý tạm thời và chuyển giao số tài sản được thừa kế cho con, cháu trực hệ, hoặc sử dụng biện pháp con gái nuôi để thực hiện biện pháp đó thay cho con gái
1.2.2 Nghiên cứu về vấn đề thừa kế triều Lê sơ
Về mặt pháp luật, quyền kế thừa tài sản thời Lê sơ (1428-1527) được quy định cụ thể trong bộ Luật Hồng Đức được bắt đầu xây dựng từ thời Lê
Thái Tổ (1428-1433) và hoàn chỉnh thời Lê Thánh Tông (1460-1497) niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) Bộ luật này được bổ sung, điều chỉnh và thi hành trong thời Lê trung hưng (1593-1789) mang tên chung là Quốc triều hình luật Bộ Quốc triều hình luật cùng với các văn bản pháp luật được ban hành trong thời Lê sơ và bổ sung trong thời Lê trung hưng đã được thu thập lại trong Một số văn bản điển chế và pháp Việt Nam tập I và II (từ thế kỷ XV đến XVIII) do Nguyễn Ngọc Nhuận chủ biên [24] Bộ luật đã được dịch ra tiếng Pháp 10 và tiếng Anh 11 , được nhiều học giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu Nghiên cứu một cách hệ thống là Vũ Văn Mẫu trong Cổ luật Việt
Nam lược khảo [21] được viết vào năm 1969 và Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử [22] viết năm 1974 Trước hết, trên cơ sở phân tích các sử liệu mà điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp lúc bấy giờ, ông đưa ra giả thiết rằng bộ
SỰ HÌNH THÀNH ĐẲNG CẤP VÕ SĨ VÀ BỘ LUẬT NGỰ THÀNH BẠI THỨC MỤC
Bối cảnh lịch sử
Nhật Bản là một quốc gia hải đảo ở đông bắc châu Á, phía bắc là đảo Okhotsk, phía đông và đông nam là Thái Bình Dương, phía tây đối diện với bán đảo Triều Tiên và Trung Hoa lục địa, phía tây nam là Đài Loan và các nước Đông Nam Á Vị trí địa lý đó tạo cho Nhật Bản có một vị thế tương đối độc lập và chủ động trong quan hệ đối ngoại cũng như tiếp thu các nền văn hóa nước ngoài Sau thời kỳ văn hóa Jomon ( 縄文 , 1 vạn năm cách ngày nay - thế kỉ III TCN) với nền kinh tế săn bắt và hái lượm, Nhật Bản bước vào thời kỳ văn hóa Yayoi ( 弥生 ,thế kỉ III TCN – thế kỉ III SCN) với kĩ thuật trồng lúa nước được truyền vào theo các luồng di dân từ miền nam Trung Hoa (lưu vực sông Dương Tử) và Đông Nam Á Do có tỷ lệ diện tích địa hình đồi núi cao mà diện tích đất canh tác lại hạn hẹp, nền kinh tế nông nghiệp của Nhật Bản có đặc trưng là kinh tế nông nghiệp thung lũng [12] Chịu sự chi phối của hệ sinh thái chuyên biệt của quốc đảo vùng Đông Bắc Á, diện tích đất canh tác hạn hẹp người Nhật phải thúc đẩy thâm canh, chuyên canh và trong bối cảnh đó, ý thức về tư hữu sản suất xuất hiện sớm, phát triển mạnh Cùng với sự phát triển của kĩ thuật canh tác và sức sản xuất, quá trình phân hóa xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ Dựa trên khả năng tích lũy tài sản, một số dòng họ trở thành hào tộc có thế lực và vươn lên trở thành thủ lĩnh trong cộng đồng gồm một số thị tộc
Vào đầu thời văn hóa Kofun ( 古墳 , III-VII), nhà nước cổ đại đã xuất hiện tại vùng Yamato với sự tập trung quyền lực về kinh tế, chính trị, tôn giáo vào thị tộc được coi là hậu duệ của nữ thần Mặt trời ( 天照大御神 , Amaterasu Omikami) Tuy nhiên, sự du nhập của Phật giáo và ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đã gây nên nhiều biến đổi trong kết cấu xã hội của nhà nước sơ khai Tương truyền người cổ súy cho làn sóng tiếp nhận luồng tri thức mới này là: thái tử nhiếp chính Thánh Đức ( 聖徳 , Shotoku 572-621) Bản Hiến pháp mười bảy điều ( 憲法十七条 , Kempo jushichijo) 16 cùng chế độ Quan vị mười hai cấp ( 冠位十二階 , Kani junikai) 17 ra đời trong giai đoạn này đánh dấu một bước phát triển mới về xây dựng bộ máy chính quyền trung ương theo mô hình nhà Đường (Trung Quốc) tại Nhật Bản thời cổ đại
Tiếp nối công cuộc xây dựng thể chế mới của thái tử Shotoku, trong thời kỳ trị vì của Thiên hoàng Kotoku (孝徳, trị vì 645 – 654) một cuộc cải cách sâu rộng đã được thi hành với tên gọi là cải cách Đại hóa ( 大化改新 , Taika kaishin) 18 Chiếu cải cách được ban hành năm 646 ( 大化 2, Taika thứ 2), đánh dấu sự thay đổi lớn lao về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa ở Nhật Bản Các nhà sử học Nhật Bản thường gọi giai đoạn từ cải cách Đại hóa đến trước loạn Nhâm Thân ( 壬申 , Jinshin, 672) là giai đoạn hình thành nhà nước luật lệnh (ritsuryo kokka)
Vào cuối thế kỉ VII, hệ thống quan chế của nhà nước luật lệnh được định hình với Bộ máy chính quyền trung ương gồm hai cơ quan chính là Thần kỳ quan ( 神祇官 , Jingikan, quan tế lễ) và Thái chính quan ( 太政官 , Daijokan, cai quản 8 bộ lo việc chính sự), kết hợp với sự giám sát của Đàn chính đài (弾正台, Danjodai, chăm lo về đạo đức quan chức và bảo vệ phong tục) Cơ quan bảo vệ bộ máy nhà nước trung ương gồm 5 bộ phận là Vệ môn phủ (衛門, emonfu), Tả hữu vệ sĩ phủ
16 Bản Hiến pháp 17 điều này được cho là trước tác của Thái tử Shotoku Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng đây là sản phẩm tập thể của nhiều nhà trí thức, quan đại thần cùng nhau biên soạn dưới sự chỉ đạo của Thái tử Nói cách khác, Thái tử là chủ biên của bản Hiến pháp Hiện nay ngoại trừ bản Hiến pháp 17 điều và Dưỡng Lão luật lệnh là lưu lại được phần lớn nội dung, còn lại các bộ luật thời kỳ cổ dại đã bị thất truyền hoặc chỉ còn một phần nhỏ Trong Hiến pháp 17 điều không đề cập đến từng vấn đề pháp luật cụ thể mà là nêu lên quan điểm chung nhất làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt là hai vấn đề chính: lòng tôn kính Phật giáo và trung thành với triều đình Có thể nói, bộ Hiến pháp 17 điều là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử pháp chế Nhật Bản
17 Chế độ này phân loại quan chức thành 12 cấp bậc được nhận biết bởi các kiểu mũ với các màu sắc nhất định Quan chức được chỉ định vào các chức vụ thích hợp tùy theo khả năng chứ không phải vì nguồn gốc gia đình
18 Cải cách Đại hóa về được công bố vào năm thứ 2 niên hiệu Taika Nội dung căn bản là sự học tập của triều đình Nhật Bản theo mô hình chính quyền và pháp luật nhà Đường dựa trên những thông tin, sách vở, ghi chép do các sứ tiết Nhật Bản cử sang Trung Quốc mang về Bản thân Thiên hoàng Kotoku cũng kỳ vọng vào sự chuyển biến dựa trên mẫu hình này nên đã đặt niên hiệu của mình như vậy Taika, đại hóa, có khả năng dựa trên các trước tác nho học của Trung Quốc, như trong Hán thư quyển 56 có câu “Người xưa lập nên quan chức nhằm Đức thiện hóa dân chúng, sau Đại hóa thì thiên hạ không ai phải chết trong ngục tù” (古者修教訓之官務以徳善化民、已大化之後天下常亡一人之獄矣)
( 左右衛士府 , sayu ejifu), Tả hữu binh vệ phủ ( 左右兵府 , sayu hyoefu) Chính vì vậy, bộ máy chính quyền trung ương thời kỳ này được gọi là Nhị quan Bát tỉnh
Nhất đài Ngũ vệ phủ ( 二官八省一台五衛府 ,Nikan hassho ichidai goefu)
Sơ đồ 2.1: Bộ máy chính quyền trung ƣơng thời cổ đại
Nhị quan Bát tỉnh 19 Nhất đài Ngũ vệ phủ
(Sơ đồ tổng hợp từ Lịch sử Nhật Bản B, Nxb Manavee, tr 32)
Bộ máy chính quyền địa phương gồm Ngũ cơ Thất đạo ( 五機七道 , goki shichido), tức khu vực phụ cận kinh đô và 7 khu vực xa) Mỗi khu vực gồm một số tỉnh gọi là quốc ( 国 , kuni) do quốc ty ( 国司 , kokushi, vốn là hoàng thân hay tộc trưởng có thế lực của địa phương) lãnh đạo Dưới đó là quận ( 郡 , gun) và làng ( 里 , ri) do quận ty ( 郡司 , gunji) và lý trưởng ( 里長 , richo) quản lý Việc xử phạt chủ yếu dựa vào quy định trong Bát ngược ( 八虐 , Hachi gyaku, tức 8 loại tội cơ bản) 20
19 Bát tỉnh tức 8 bộ gồm:
Trung vụ tỉnh: đảm nhiệm công việc liên quan đến hoàng thất, chuẩn bị chiếu thư Thức bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc về nhân sự, đào tạo, nghi lễ của dịch nhân Trị bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc về nghi lễ của quý tộc hay tăng ni, sự vụ ngoại giao Dân bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc về quản lý hộ tịch hay tô thuế, tài chính quốc gia Binh bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc quân sự và trị an
Hình bộ tỉnh: đảm nhiệm công việc tòa án, xử phạt; quyết định về lương dân (người dân bình thường) và tiện dân (tầng lớp thấp kém) Đại tàng tỉnh: đảm nhiệm công việc về quản lý tài chính, vật tư ; quản lý đo đạc Cung nội tỉnh: đảm nhiệm công việc tạp vụ trong cung
20 謀反(muhen, sát hại Thiên hoàng), 謀大逆(mutaigyaku, phá hoại hoàng cung hay mộ hoàng gia), 謀叛(muhon, phản loạn triều đình), 悪逆(aku gyaku, âm mưu sát hại ông bà bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng/vợ), 不道 (fudo, mưu đồ giết nhiều người, dùng bùa chú, hoặc hành hung bố mẹ chồng/vợ), 大不敬(taihukyo, bất kính và Ngũ hình ( 五刑 , Gokei) 21 mà thi hành Việc áp dụng luật trừng phạt này không phân biệt tư pháp hay hành chính mà các quan hành chính cũng có quyền tư pháp
Thiên hoàng tuyên bố toàn bộ đất đai và thần dân thuộc sở hữu của Thiên hoàng theo chế độ công dân công địa ( 公民公地 , kominkochi) Triều đình phân chia ruộng đất cho thần dân theo chế độ ban điền ( 班田 , handen) nhằm đảm bảo nguồn thu thuế ổn định Bộ phận đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của Thiên hoàng gọi là đồn thương ( 屯倉 , miyake) Bộ phận đất chia cho quan chức gọi chung là quan điền (官田, kanden), trong đó, đất chia cho quan chức quý tộc từ bậc 5 trở lên gọi là vị điền ( 位田 , iden); đất dành cho những người có công lao đặc biệt gọi là tứ điền (賜田, shiden) và công điền ( 功田 , kouden); đất ban cấp cho quan lại như quốc ty, quận ty gọi là chức điền ( 職田 , shokuden) Ruộng đất của đền và chùa gọi là thần điền và tự điền ( 神田 shinden, 寺田 jiden) Như vậy, cải cách Đại hóa đã làm thay đổi căn bản quan hệ sản xuất vốn có của các thị tộc, biến phần lớn ruộng đất công làng xã thành ruộng của triều đình, biến bộ dân thành thần dân Mặt khác, việc thiết lập chế độ hành chính từ trung ương đến địa phương, ban cấp ruộng đất cho quan chức đã tạo nên mối quan hệ ràng buộc về mặt quyền lợi và nghĩa vụ giữa triều đình với các quí tộc, hào tộc địa phương, giúp đảm bảo chế độ lương bổng cho quan chức và nguồn ngân sách
Tuy nhiên, do chính sách thuế chủ yếu đánh vào người dân mà phần lớn ruộng canh tác ở thung lũng và đất đồi, nên để canh tác, người ta phải xây dựng hệ thống thủy lợi tốn kém Mặt khác, quy trình canh tác còn phụ thuộc vào thiên nhiên khiến tình hình sản xuất bất ổn định Điều này làm cho một bộ phận dân chúng phải trốn thuế, bỏ đi phiêu bạt, làm gia nhân cho các gia đình có thế lực hoặc tham gia các nhóm cướp bóc Năm 723 và năm 743, triều đình đã ban bố các pháp lệnh khuyến khích khai hoang và khẳng định quyền với đền chùa, với Thiên hoàng), 不孝 (fuko, tố cáo ông bà, bố mẹ), 不義 (fugi, sát hại bề trên như chủ quân, thầy, chồng)
21 Xuy hình, trượng hình, đồ hình, lưu hình, tử hình sở hữu ruộng khai hoang, nhưng các lệnh này trên thực tế đã tạo điều kiện cho quan chức, quý tộc khai phá, mua bán và chiếm đoạt đất của dân thành đất tư
Sự hình thành đẳng cấp võ sĩ và Mạc phủ Kamakura
2.2.1 Vấn đề hình thành đẳng cấp võ sĩ
Sau cải cách Đại hóa, tình trạng mâu thuẫn giữa đất công và đất tư đã phản ánh sự yếu kém trong việc quản lý địa phương của triều đình Vùng Kinki (những tỉnh phụ cận kinh thành), được coi là trung tâm của bộ máy hành chính nhà nước nên được tổ chức chặt chẽ Vùng Tây Nam là cửa ngõ giao lưu văn hoá – ngoại giao với Trung Quốc và Triều Tiên nên triều đình cũng quản lí gắt gao Còn vùng Đông Bắc là nơi đang trong quá trình khai phá, lại là vùng luôn có sự xung đột với người bản địa ( 蝦夷 , emishi) và các hào tộc địa phương nên tính độc tập địa phương tương đối rõ nét Đây là khu vực mà chế độ Kiện nhi ( 健児制 , kondesei) vẫn được kéo dài đến tận thế kỷ X trong khi quân đội thường trực không được duy trì nữa Chính vì vậy, qua sự thăng tiến của dòng họ Taira 23 khởi phát thế lực bằng thủy quân vùng biển nội Seito ( 瀬戸内海 , Seito naikai, vùng biển ăn sâu giữa các hòn đảo lớn phía tây Nhật Bản), cũng như dòng họ Minamoto 24 hùng cứ vùng Kanto, một số nhà nghiên cứu cho rằng, võ sĩ miền Tây ảnh hưởng của văn hoá triều đình, của văn hoá quý tộc, nên cũng giống như dòng họ Fujiwara dễ dàng thoả hiệp với chức vụ và bổng lộc Còn võ sĩ miền Đông độc lập tương đối trước triều đình trung ương, nên có sức phát triển mạnh mẽ, là nhân tố chính trong cuộc đấu tranh giành quyền lực Quan điểm này ảnh hưởng mạnh trong giới nghiên cứu đến tận thập kỉ 70 thế kỷ trước Gần đây, khi nghiên cứu địa phương được thúc đẩy, đã xuất hiện một số nhận định khác biệt [6; 75-76]
Trong các nghiên cứu về đẳng cấp võ sĩ trong giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chúng ta có thể thấy cuộc tranh luận về con đường hình thành
23 Taira là một trong bốn dòng họ lớn xuất hiện từ thời cổ đại Có xuất thân từ Hoàng tộc, có thế lực và nổi tiếng nhất là nhánh của Thiên hoàng Kammu (桓武天皇, 737-806) Thường được gọi là Heike (平家), Taira uji hay Heishi (平氏)
24 Minamoto là một trong bốn dòng họ lớn xuất hiện từ thời cổ đại Có xuất thân từ Hoàng tộc, có thế lực và nổi tiếng nhất là nhánh của Thiên hoàng Seiwa (清和天皇, 850-881) Thường được gọi là Genji hoặc Minamoto uji (源氏) võ sĩ Nếu trước đó võ sĩ được cho là các lãnh chủ địa phương hay danh chủ có thế lực tập hợp lực lượng chống lại sự cai trị của chính quyền, thì các nghiên cứu sau này dựa trên tài liệu cụ thể của các dòng họ, đã chứng minh con đường hình thành đẳng cấp này rất đa dạng Đó có thể là các hào tộc địa phương, danh chủ, trang quan… tự vũ trang cho gia đình và gia nhân để bảo vệ đất đai, tham gia vào các cuộc chiến tranh mở rộng sở lãnh; có thể là các nhóm tự vệ của làng trưởng thành từ các cuộc đấu tranh bảo vệ làng hoặc được huy động vào các cuộc xung đột của chủ đất; cũng có thể là một số quý tộc thất thế tại trung ương đã về địa phương vừa tổ chức khai khẩn, sản xuất, vừa huấn luyện đội quan võ trang, liên kết với chính quyền địa phương nhằm phục hồi sức mạnh và địa vị của mình
Theo học giả Takahashi Masaaki, đương thời, trang bị cho mỗi chiến binh chuyên nghiệp cần ít nhất phải bao gồm 1 bộ cung tên (chodo), 1 thanh đại đao (tachi), 1 bộ giáp (yoroi), 1 con ngựa chiến và các phụ kiện đi kèm [70; 45] Với những di vật khảo cổ học khai quật về thời kỳ này có thể thấy trang bị của võ sĩ là cả một gia tài lớn đối với người dân bình thường Nhà nghiên cứu Nakamura Kichiji, đứng từ góc độ lịch sử kinh tế nhận định rằng, chỉ riêng việc sử dụng cho các trận chiến là một vấn đề nan giải vì đây là tư liệu sản xuất quý hiếm của cộng đồng nông thôn Nhiều chiến binh khi tham gia chiến dịch Tiền cửu niên ( 前九年役 , Zenkunen no eki, 1051-1062), khi thua trận đã nhanh chóng bỏ chạy về cứ địa, một phần để bảo toàn nhân sự một phần để giữ gìn tài sản quý giá này [82; 19]
Trong khoảng thời gian các thế kỉ VIII đến thế kỉ X, võ nghệ và trang bị vũ khí cho các chiến binh được chia thành 2 giai đoạn phát triển khá rõ rệt Đó là chuyển đổi từ việc dùng kiếm thẳng 2 lưỡi sang đao cong 1 lưỡi Đây là kết quả của nhiều năm giao tranh với người Emishi và các chiến binh đã học tập việc sử dụng vũ khí lợi hại này Quá trình này kéo theo việc sử dụng đao trên ngựa càng làm tăng thêm hiệu quả chiến đấu cũng như đòi hỏi kỹ thuật rèn kim khí cao hơn thời kỳ trước Thứ hai là, rèn khả năng bắn cung của thợ săn và kết hợp với kỵ thuật Hiệu quả của tính linh động và tầm sát thương từ xa khiến cho các chiến binh tuy số lượng không nhiều, nhưng cũng đủ để uy hiếp đối thủ Điều này có thể thấy qua loạn Bảo Nguyên ( 保元の乱 , Hogen no ran, 1156) và loạn Bình Trị ( 平治の乱 , Heiji no ran, 1159), khi lực lượng đôi bên chỉ có vài trăm kỵ binh
Chính bởi tính chuyên nghiệp trong chiến tranh như vậy nên từ những năm 1970, nhiều học giả đã đề ra học luận thuyết mới về sự hình thành của đẳng cấp võ sĩ Họ đứng từ góc độ nghề nghiệp để củng cố học thuyết này Đại diện cho khuynh hướng này là các học giả Sato Shinichi, Toda Yoshimi, Takahashi Masaaki Đặc biệt, Takahashi Masaaki đã tổng hợp vấn đề này trong Sự hình thành võ sĩ và sự sáng lập hình tượng võ sĩ Ông nhấn mạnh chiếu chỉ của Thiên hoàng Gensho (Nguyên Chính) ban vào năm Dưỡng Lão 5 (721) với nội dung:
“Văn nhân, võ giả, là những yếu tố quan trọng của quốc gia (lược 1 đoạn) được coi là một nghề trong xã hội như bác sĩ (bác học) về y học, lịch học, âm dương, văn chương” là văn bản sớm nhất có nhắc đến thuật ngữ võ sĩ
Hơn nữa, Takahashi đã đối chiếu với Phổ thông xướng đạo tập (soạn năm 1297-1302), đoạn “Thế gian xuất thế nghệ năng nhị loại” (phân chia hai loại nghệ năng đương thời bao gồm những người có kĩ năng đặc biệt như văn sĩ, võ sĩ, thiên văn bác sĩ gọi là người có kĩ năng ( 技能人 , ginoujin) và những người này nắm giữ kĩ năng đặc biệt như người chơi đàn biwa, đánh trống, diễn sarugaku ) Từ đó, ông phân tích rằng bản thân chữ nghệ năng ( 芸能 geino) hay võ nghệ ( 武芸 bugei) xuất hiện trong các tư liệu thời cổ đại không chỉ dành riêng cho giới chiến binh địa phương mà thực tế cũng có thể hiểu với đối tượng là các võ quan vệ phủ triều đình Ví dụ như kỹ năng xạ kỵ, theo quy định của quốc gia luật lệnh họ thậm chí còn phải trải qua các cuộc thi đấu kiểm tra trình độ định kỳ vào ngày năm tháng năm hằng năm Quan điểm về những chiến binh có nghệ năng được gọi là Võ nghệ nhân luận ( 武芸人論 , bugeinin ron) hay Chức năng luận ( 職能論 , shokuno ron) [67; 135-138]
Tuy nhiên, võ sĩ phải là những chiến binh tinh thông võ nghệ và danh từ này có ý nghĩa khác hẳn với các võ quan trong triều Như đã trình bày trên, từ sau cải cách Đại Hóa, theo mô hình Trung Quốc, bên cạnh hàng văn quan, triều đình còn đặt ra các chức Cận vệ đại tướng (近衛大将, konoe daisho), Tả vệ môn đốc ( 左
衛門尉, saemon no jo) làm việc tại Cận vệ phủ, Vệ môn phủ, Binh vệ phủ Tuy nhiên, những chức vụ này phần lớn lại do những người xuất thân từ quan văn đảm nhiệm Trong đội quân trấn giữ tại địa phương, những chức vụ như Đại nghị ( 大毅 , daiki), Thiếu nghị ( 少毅 , shoki) thì người đảm nhiệm là Du soái ( 旅帥 , ryosui), Đội chính ( 隊正 , taisei) được tuyển chọn từ những binh sĩ được huấn luyện tốt
Nói tóm lại, phần nhiều các chức võ quan đều không phải là những chiến binh chuyên nghiệp đảm nhiệm Hay nói cách khác, những vị võ quan này chưa chắc đã coi võ nghệ là gia nghiệp [71; 78-79]
Quân đội thường trực của triều đình Nhật Bản tuy được bố trí tại các tỉnh trên toàn quốc nhưng từ thế kỷ VIII, chỉ trừ vùng đất có xung đột với người Emishi, còn lại đều trở nên hình thức vì chẳng có mấy nội loạn, luyện tập cũng thưa thớt trong khi đó binh lính lại bị các đội trưởng sử dụng trong các việc tư Chính vì thế, trừ vùng phụ cận Kyoto và vùng biên yếu ra, vào năm 780, triều đình đã giải tán quân đội, cho binh lính về quê, chỉ tuyển chọn trong con em dân chúng những chính đinh có sức vóc, đào tạo kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung cho họ, gọi là chế độ Kiện nhi như đã nêu trên Việc tuyển lựa chiến binh theo chế độ Kiện nhi này còn được tín nhiệm đến tận năm 970 khi triều đình cử các quân đoàn này đến vùng biên giới Đông Bắc Đây mới chính là đẳng cấp chiến binh chuyên nghiệp đã hình thành nên ý thức nghề nghiệp rõ rệt tại vùng đất này
Vậy hoạt động của các chiến binh chuyên nghiệp tại vùng Đông Bắc đã diễn ra như thế nào từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, tức là đến trước khi Mạc phủ Kamakura thành lập? Trước hết, trong số rất nhiều gia tộc tham gia khai khẩn vùng đất này, nổi bật nhất là hai gia tộc Taira và Minamoto Cả hai gia tộc dù có rất nhiều nhánh nhưng tựu chung đều tự nhận là có dòng dõi Thiên hoàng Họ đã sớm thoát ly trung ương về các địa phương lập nghiệp Taira là tính danh hoàng tộc từ thời hoàng tử Takamochi Đây là dòng họ tới vùng Đông Bắc sớm hơn các dòng họ khác và khi các thành viên tới đây đảm nhiệm các chức vụ cai trị địa phương đã tranh thủ gây dựng thế lực Trải qua nhiều thế hệ, con cháu họ phát triển thành các nhánh khác nhau, trong đó có nhánh đổi thành họ Chiba, Ise Taira và Hojo (thuộc phả hệ Taira) Chính cuộc nổi loạn của Taira Masakado năm 939 đã bắt đầu chính thức bộc lộ sức mạnh của các thế lực địa phương Đến giữa thế kỉ X, nhánh Ise mạnh lên khi xuất hiện nhân vật Kiyomori Kiyomori đã cai quản vùng biển nội Seito và chú trọng phát triển ngoại thương với nước ngoài
Trong khi đó, Minamoto là tính danh hoàng tộc được ban từ thời Thiên hoàng Seiwa ( 清和天皇 , 850-851, trị vì 858-876) đời thứ 56, nên còn được gọi là họ Minamoto dòng Seiwa ( 清和源氏 ) Nhà Minamoto lúc đầu bám trụ tại kinh thành dưới trướng của dòng họ Nhiếp chính Fujiwara Đến đời của Minamoto Yorinobu đã gây dựng thế lực tại tỉnh Kawachi (tỉnh Hyogo ngày nay) thành lập nên tập đoàn võ sĩ nhà Minamoto đầu tiên Một trong những nguyên nhân khiến cho nhà Minamoto vượt trên tất cả là sau chiến công vang dội chiến dịch Tiền cửu niên, Yoriyoshi đã kết giao với nhà Taira bằng cách lấy con gái của Naokata Sau đó, việc Yoriyoshi được bố vợ nhường cho biệt trang tại Kamakura là một bước ngoặt trong việc tạo lập bàn đạp tại vùng Đông bắc Chính Kamakura là phạm vi thế lực của nhà Taira dòng Kanto, đặc biệt dưới trướng có sự phục vụ của đảng Kamakura ( 鎌倉党 , Kamakura to) Kamakura Kagemasa ( 鎌倉景正, 1069-?, thuộc nhánh Taira Kenmu) sau khi chiêu mộ dân tha hương (lãng dân) đã tiến hành khai khẩn trên mảnh đất hoang mà ông cha để lại và biến nơi đây thành một sở lãnh rộng lớn, có vị trí chiến lược trong khu vực Sau đó ông ta đã kí tiến trang viên này lên đền thờ Ise và đổi họ thành Oba ( 大庭 ) Thực chất, Oba Kagemasa ( 大庭景
Mạc phủ Kamakura và quá trình chuyển giao quyền lực sang dòng họ
2.3.1 Mạc phủ - chính quyền của đẳng cấp võ sĩ
Năm 1192, Yoritomo nhận chức Chinh di đại tướng quân ( 征夷大将軍 , Seii taishogun) 35 Tránh đi vào vết xe đổ của Kiyomori, ông không chọn Kyoto mà đặt đại bản doanh ở Kamakura và hình thành nên chính quyền quân sự được lịch sử gọi là Mạc phủ Kamakura
35 Chức vị được trao cho võ quan thời cổ đại với mục đích chinh phục người Emishi ở vùng đông bắc Nhật Bản Đến lượt mình, sau cuộc khi đánh bại các thế lực võ sĩ khác, trên cơ sở đàm phán, Yoritomo nhận chức này tỏ vẻ khiêm nhường là vẫn tôn trọng triều đình, bản thân mình chỉ là võ tướng bảo vệ biên cương phía đông mà thôi Với bối cảnh đầy tự hào của chức vị này cũng như sự thành lập Mạc phủ ở Kamakura, các chính quyền quân sự sau này đều lấy ngôi vị Tướng quân làm biểu tượng cho vị trí tối cao của Mạc phủ
Bộ máy chính quyền Kamakura được cơ cấu hết sức gọn nhẹ, vừa có tính kế thừa vừa có tính phát triển để phù hợp với tình hình Năm 1180, sau khi cử binh, một cơ quan để quản lý võ sĩ đã được lập ra có tên gọi là Samurai dokoro ( 侍所 , Thị sở) do Ngự gia nhân thế lực là Wada Yoshimori ( 和田義盛 ) làm betto ( 別当 , tương đương trưởng quan) Sau đó, được Thượng hoàng Go Shirakawa ban cho quyền cai trị Đông quốc nên đất sở lãnh của Yoritomo tăng lên nhanh chóng và buộc phải lập ra cơ quan quản lý hành chính là Kumonjo ( 公文所 , Công văn sở) vào năm 1184 và sau này đổi thành Man dokoro ( 政所 , Chính sở) do Oe Hiromoto ( 大江広元 ) điều hành Cơ quan này vốn là trụ sở chuyển giao công văn và trung chuyển thuế giữa triều đình và các địa phương Cơ quan thứ ba là Monchujo ( 問注所 , Vấn chú sở) để chuyên lo việc kiện cáo, tranh chấp xét xử trong nội bộ Ngự gia nhân
Dựa theo bộ máy của chính quyền trung ương, tại các địa phương, hệ thống quản lý cũng được bố trí gọn nhẹ Ở mỗi vùng, Yoritomo đều cắt cử các Thủ hộ và Địa đầu với chức năng và quyền hạn khác nhau trực tiếp quản lý các địa phương
Sau khi Minamoto Yoritomo qua đời vào năm 1199, con trưởng là Minamoto Yoriie ( 頼家 , 1182-1204) lên kế vị chức Tướng quân đời thứ 2
Quyền lực chuyển về tay của ông ngoại là Hojo Tokimasa ( 北条時政 , 1138-1125) và mẹ là Hojo Masako ( 北条政子 , 1157-1225) Trong năm đó, chế độ Gogi ( 合議 , Hợp nghĩa, Ban điều hành) được lập ra gồm 13 Ngự gia nhân có thế lực do
Tokimasa làm trung tâm đã lấn lướt quyền lực của chức Tướng quân Đến năm
1203, Tokimasa tiêu diệt dòng họ Hiki (比企, vừa là Ngự gia nhân có thế lực vừa là bên ngoại của Yoriie), giam lỏng Yoriie ở chùa Shuzen ( 修禅 , Tu Thiền) vùng Izu và lập con thứ của Yoritomo là Sanetomo ( 实朝 ,1192-1219) làm Tướng quân đời thứ 3 Sau đó, Tokimasa tự mình lên làm betto của Man dokoro Năm 1213, con của Tokimasa là Yoshitoki ( 義時 , 1163-1224) lại hạ bệ một Ngự gia nhân thế lực khác là Wada Yoshimori và nắm chức betto của Samurai dokoro Từ đó, đã xác lập nên vị trí chính trị của dòng họ Hojo mà người ta gọi là chế độ Shikken (執
権, Chấp quyền tương đương Nhiếp chính) Cuối năm 1219, Tướng quân Sanetomo bị ám sát Sau khi đám phán với Thượng hoàng Gotoba ( 後鳥羽 , 1180-
1239, tại vị 1198-1221) về việc đón thân vương Masanari ( 雅成, 1200-1255) về làm tân Tướng quân thất bại 36 , nhóm lãnh đạo Kamakura buộc phải đưa cháu họ khá xa của Yoritomo (qua kênh của dòng họ nhiếp chính Fujiwara), thuộc dòng dõi quý tộc là Fujiwara Yoritsune ( 藤原頼経 , 1218-1256, tại vị 1226-1244) lên vị trí Tướng quân đời thứ 4 Như vậy, trong vòng 20 năm đã thay đến 4 vị Tướng quân Đồng thời, quyền lực chuyển giao dần sang những nhân vật chủ chốt của dòng họ Hojo
Trước tình hình bất ổn của vị trí đứng đầu Mạc phủ, về phía triều đình, Thượng hoàng Gotoba đã nỗ lực gây dựng lực lượng bằng cách tăng cường đội vệ sĩ riêng có tên gọi là Saimen no bushi ( 西面武士 , Tây diện võ sĩ) với nòng cốt là tăng binh thân cận Đội võ sĩ đã thành công trong việc ám sát thủ hộ vùng Ouchi là Minamoto Yorishighe ( 源頼茂 ) vào tháng 7 năm Thừa Cửu nguyên niên ( 承久 ,
1219) Ba năm sau, Thượng hoàng ra lệnh cho Thiên hoàng Juntoku (順徳, tại vị 1210-1221) nhường ngôi cho con là Chukyo (仲恭, tại vị 1221-1221) để đề phòng trường hợp xấu xảy ra thì sẽ đưa Juntoku lên ngôi Thượng hoàng thay mình
Năm Thừa Cửu thứ 3 (1221), Thượng hoàng Gotoba tuyên chỉ lật đổ Yoshitoki và hưng binh chinh phạt Phe Mạc phủ đem quân chống trả và hoàn thành việc trấn áp trở lại trong vòng một tháng Sự kiện này được gọi là loạn Thừa Cửu ( 承久の乱 ) 37 Đây là một sự kiện hết sức đáng lưu tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chính trị trên toàn cõi Nhật Bản nói chúng và sự tồn vong của Mạc
36 Điều kiện từ phía Thượng hoàng đặt ra là, (1) Mạc phủ xóa bỏ lệnh thu hồi soryo của Ngự gia nhân vùng Shinano là Nishina Moritoo (仁科盛遠) do ông này gia nhập Tây diện võ sĩ; (2) Mạc phủ phải bãi bỏ lệnh lập Jito shiki tại hai trang viên Nagae và Kurahashi vùng Settsu thuộc sở lãnh của ái thiếp Thượng hoàng là bà Kamegiku(亀菊) Nhiếp quyền Yoshitoki đại diện Mạc phủ, không những cự tuyệt lại còn sai tộc đệ là Tokifusa dẫn hơn 1000 kỵ binh đến cưỡng chế Một số nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy Thượng hoàng tiến nhanh đến chiến tranh với phe Mạc phủ
37 Về cách gọi, theo ý kiến của của một số nhà nghiên cứu, đây là cuộc chinh phạt của Thượng hoàng đối với kẻ phản nghịch nên đương nhiên nó là chính danh, phải gọi là Chính biến Tác giả luận án nghiêng về quan điểm, đây là cuộc đấu tranh nặng về thỏa mãn tư thù cá nhân nhiều hơn là một cuộc lật đổ mang tính chính trị, như các luận điểm đưa ra trong phần này phủ do dòng họ Hojo lãnh đạo nói riêng Nếu chiến thắng thuộc về Thượng hoàng Gotoba, không rõ lịch sử Nhật Bản sẽ chuyển hướng thế nào và các phe phái võ sĩ khi đó ở thế cân bằng lực lượng sẽ lại trải qua một thời gian dài để hình thành một Mạc phủ mới
Vấn đề đáng lưu ý ở đây là thành phần tham gia của phe triều đình Đó là, (1) những người có mối thù với quyền lực của Tướng quân từ cuộc chiến với dòng họ Taira, với nhà Fujiwara (trong cuộc Bắc phạt), (2) là các dòng họ thế lực trong triều còn cả những người vốn thuộc phe Mạc phủ Kamakura Đó là rất nhiều những Ngự gia nhân được phái tới Kyoto làm việc, những Thủ hộ ở các tỉnh lân cận kinh thành Trong số họ, có nhiều người có mối quan hệ kép khi nhận cả bổng lộc trong các trang viên rộng lớn của Thượng hoàng Thời Yoritomo còn sống, họ có mối quan hệ thần thuộc trung thành và nghiêm chỉnh, nhưng giờ đây lục đục trong nội bộ giới lãnh đạo Kamakura là cơ hội tốt cho họ tìm kiếm lợi ích riêng Bên cạnh đó, (3) những kẻ thù với nhà Hojo như dòng họ bên mẹ của Yoritomo ở Atsuta, con cháu nhà Hiki, Wada cũng theo về với Thượng hoàng (4) Lực lượng nòng cốt là Tây diện võ sĩ và những gia tộc ủng hộ, tập hợp được khoảng 1700 kỵ binh Nhìn lướt qua có thể thấy, tình hình khá bi quan cho phía Mạc phủ, mà cụ thể là dòng họ Hojo Tuy nhiên, chiến thắng đã thuộc về phe Mạc phủ
Có hai điều rút ra từ cuộc chiến này Thứ nhất, câu hỏi đặt ra là yếu tố then chốt nào quyết định thắng thua? Câu trả lời có lẽ nằm ở sự đoàn kết, tính đồng nhất trong nội bộ mỗi bên tham chiến Các lực lượng phe triều đình được tập hợp một cách chắp vá dựa trên mối quan hệ cá nhân với Thượng hoàng mà không phải là toàn thể khối quý tộc cung đình Bản thân các lực lượng này cũng có mâu thuẫn với nhau Kế hoạch thảo phạt Mạc phủ cũng bị bại lộ trong giai đoạn đầu, do quan đại thần thân Mạc phủ là Saionji Kintsune ( 西園寺公経 , 1171-
1244), tuy bị giam lỏng nhưng đã kịp thông báo cho phía Mạc phủ
Thứ hai, loạn Thừa Cửu không hẳn chỉ là cuộc chiến giữa Mạc phủ với triều đình, giữa đại diện đẳng cấp võ sĩ với đại diện tầng lớp quý tộc, giữa
Bộ luật Ngự thành bại thức mục
Như đã phân tích ở trên, sau loạn Thừa Cửu 1221, Mạc phủ đã cử các địa đầu (Jito) tới quản lý những trang viên tịch thu được từ kẻ bại trận
Những người này được gọi là địa đầu mới bổ nhiệm (新補地頭, Shinpo Jito) để phân biệt với địa đầu thời Tướng quân Yorritomo Tuy nhiên, việc bổ nhiệm mới đã làm nảy sinh nhiều tranh chấp với trang quan, nông dân địa phương cũng như giữa các lãnh chủ trang viên với nhau Đồng thời, trong quá trình xét xử, những vấn đề nảy sinh giữa võ sĩ và quý tộc chưa được giải quyết thỏa đáng
Trước đó, trong quá trình điều hành chính sự, Yasutoki luôn nhắc đi nhắc lại cái gọi là “đạo lý” (道理) nhằm đề cao tinh thần chính nghĩa của giới võ sĩ Nhưng trong những vụ án cụ thể, việc lặp lại từ đạo lý lại trở nên mơ hồ, không đem lại hiệu quả mong muốn Chính vì thế, Yasutoki đã cho mời những vị thông thạo luật lệnh từ Kyoto đến để học hỏi những điều cốt yếu, ngõ hầu tìm cách cụ thể hóa đạo lý
Tuy vậy, thời đại thay đổi, tình hình xã hội đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp Ví dụ như, việc nhận con gái làm dưỡng tử rồi cho thừa kế đất đai là việc thường tình trong các gia đình võ sĩ được chính quyền Mạc phủ công nhận nhưng phía quý tộc thì không thừa nhận như vậy Hoặc là việc sở hữu con cái của những người hầu phục vụ những chủ nhân khác nhau cũng rất khó phân xử
Trong gia đình võ sĩ sẽ phân chia theo kiểu, con trai thì thuộc về chủ nhân của người bố còn con gái thuộc về chủ nhân của người mẹ Thế nhưng theo quy định của xã hội luật lệnh, những người hầu được coi là đồng hạng với gia súc cho nên con gái hay con trai đều thuộc sở hữu của chủ nhân người mẹ Hơn nữa, việc phân xử đất đai theo luật của chính quyền Kyoto sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các Ngự gia nhân, như thế sẽ làm lung lay quyền lực của Mạc phủ
Trước những phát triển mới của xã hội, nhu cầu cần phải xây dựng một bộ luật riêng cho đẳng cấp võ sĩ, với tư cách là đẳng cấp đang nắm vị thế thống trị trong xã hội Nhật Bản, đã trở nên cấp bách Năm 1232, Nhiếp chính Yasutoki quyết tâm biên soạn ra một tập hợp các quy tắc để phục vụ việc xét xử luật Azuma kagami ghi lại vào khoảng tháng 5 như sau:
"Yasutoki chuyên tâm việc chính trị, lên kế hoạch chế định Ngự thành bại thức điều ( 御成敗式条 ), dạo gần đây, họp bàn nội bộ thường xuyên, mãi đến hôm nay mới có thể bắt đầu được việc này Sau khi bàn bạc mọi việc với Ota Yasutsura ( 太田康連 ) 42 , giao cho cao tăng Enzen ( 円全 ) chấp bút Việc này, do trước đây luật pháp đề ra liên quan đến tố tụng cho những người ở vùng miền Đông còn quá ít, đôi khi việc xét xử không thể giải quyết dứt điểm
Chính vì vậy, việc xác định được luật này sẽ xóa bỏ được nguyên cớ (gây ra) xét xử loạn xạ" [61;102] 43
42 Là một trong những thành viên đầu tiên khi lập ra Hyojoshu, được cho là người có đóng góp to lớn trong việc đưa ra các nội dung chính của Ngự thành bại thức mục
武州專政道給之餘。試御成敗式條之由。日來内々有沙汰。今日已令始之給云々。偏所被仰合玄番允康連也。法橋圓全執筆。是關東諸人訴論事。兼日被定法不幾之間。於時縡亘兩段。儀不一揆。
Sau đó, vào ngày 10 tháng 8 cùng năm, "Việc biên soạn Ngự thành bại thức mục do Yasutoki chủ biên đã hoàn thành Có 50 điều Từ nay về sau, việc xét và đưa ra phán quyết sẽ tuân theo khuôn phép của luật này Luật lệnh là quy phạm của cả nước, còn Thức mục sẽ là bảo vật lớn lao của miền Đông" [59; 104] 44
Nếu theo như ghi chép trên thì chỉ có 50 điều Tuy nhiên, căn cứ vào văn bản gốc sưu tầm được, theo Kasamatsu Hiroshi trong bộ Nhật Bản tư tưởng đại hệ - Tư tưởng chính trị xã hội thời Trung thế thì tất cả các văn bản đều liệt kê 51 điều, không có văn bản liệt kê 50 điều Có thể, do Ngự thành bại thức mục được bổ sung thêm 1 điều ngay sau đó Giới nghiên cứu đều thống nhất, Ngự thành bại thức mục có tất cả 51 điều (tham khảo Phụ lục 3)
Khi gửi cho em trai là Hojo Shigetoki (重時, 1198-1261) 45 bộ luật này đã được chuyển sang bộ chữ kana, Yasutoki đã tâm sự về mục đích chính của bộ luật này trong thư gửi kèm:
“Trong nhiều vụ kiện, dù có thề thốt giống nhau nhưng kết cục không công bằng là kẻ mạnh thì vẫn thắng còn người yếu thì vẫn bại Bộ luật này được soạn ra cho cả những võ sĩ địa phương không đọc được Hán tự, khiến kẻ dưới trung thành với chủ nhân, con cái có hiếu với cha mẹ, lòng người nghe theo cái phải mà bỏ qua cái sai trái, người dân an cư lạc nghiệp, đó chính là thứ đạo lý bình dị nhất đấy thôi” 46
Vậy vị trí của Thức mục trong hệ thống luật pháp Nhật Bản đương thời như thế nào? Ngự thành bại thức mục là bộ luật thành văn đầu tiên của đẳng cấp võ sĩ mà người đời sau trân trọng gọi là Võ gia pháp điển ( 武家法典, Buke hoten, luật pháp kinh điển của võ gia) Thức trong chữ pháp thức ( 法式 ),
依之固其法。爲断濫訴之所起也。
御臺所御願堂舎建立日時被定之云々。」又武州令造給御成敗式目被終其篇。五十箇條也。今日以 後訴論是非。固守此法。可被裁許之由被定云々。是則可比淡海公律令歟。彼者海内龜鏡。是者關 東鴻寳也。
45 Lúc đó đang giữ đảm nhiệm vị trí chủ chốt tại Rokuhara
46五味文彦、本郷和人、西田友広(2011)、『吾妻鏡10御成敗式目』現代語訳、吉川弘文館
VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN TRONG NGỰ THÀNH BẠI THỨC MỤC
Quan hệ giữa người trao tài sản thừa kế và người thừa kế
Trong quan hệ thừa kế tài sản theo cách hiểu thuận chiều thì thông thường chủ thể là cha mẹ - người trao lại tài sản cho con cái Điều hiển nhiên
Người thừa kế tài sản Tài sản Điều kiện phân chia
Phương thức phân chia trong một gia đình võ sĩ thì người cha thuộc đẳng cấp võ sĩ, tức là đối tượng áp dụng quy định của Ngự thành bại thức mục Trong các điều số 18, 20, 22,
25 và 26 của Ngự thành bại thức mục có ghi rõ chủ thể là phụ mẫu ( 父母 ) hoặc thân ( 親 , với nghĩa là song thân) Thông qua cách sử dụng thuật ngữnày, có thể suy luận hai điều liên quan đến đặc điểm của các gia đình võ sĩ
Trước hết, cha và mẹ được đặt vị thế ngang nhau trong quan hệ với con cái khi trao quyền thừa kế Tác giả luận án cho rằng có thể giải thích nguyên nhân của việc nhấn mạnh vai trò của cả cha và mẹ trong bộ luật võ gia là do khác với gia đình quý tộc, trong gia đình võ sĩ, người cha là trụ cột của gia đình đồng thời thường là người đứng đầu một nhóm võ sĩ nên phải đảm đương nhiều việc và người mẹ, vì thế, đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề “nội chính” Nhà nghiên cứu Ishii Ryosuke trong Lịch sử pháp chế Nhật Bản [52; 32-33] đã cho rằng, từ thời Kamakura, quan hệ huyết thống trong các gia tộc võ sĩ đóng vai trò quan trọng hơn so với thời kỳ trước đó (thời Heian) Đây có thể là một đặc điểm đi ngược tiến trình phát triển xã hội thông thường khi công xã thị tộc tan rã, quan hệ huyết thống bị thay thế bằng quan hệ láng giềng và liên kết xã hội trong bối cảnh phân hóa giai tầng Tuy nhiên, tính liên kết bền chặt về huyết thống trong các gia tộc võ sĩ được coi là cơ sở quan trọng cho sự liên kết của các võ sĩ đoàn Người ta hay nhắc đến sự cố kết này bằng các cụm từ như nhất tộc ( 一族 , ichizoku), nhất môn ( 一門 , ichimon), nhất lưu ( 一流 , ichiryu), nhất loại ( 一類 , ichirui) với thành viên thị tộc, gọi là thị nhân ( 氏人 , ujibito) Gia tộc đó hưởng vinh hoa hay lụn bại là do sự lãnh đạo của người đứng đầu, thường được gọi là thị thượng ( 氏上 , uji no kami, tức người đứng đầu thị tộc), hay như Ishii Ryosuke gọi là nhất môn gia đốc ( 一門家督 , ichimon katoku) hay gia môn đống lương ( 家門棟梁 , kemon toryo, gọi tắt là toryo) Mối quan hệ giữa người đứng đầu thị tộc với thành viên thị tộc là sự phát triển mối quan hệ gia đình, trong đó tộc trưởng toryo đóng vai trò cha mẹ và thành viên là con cái (家の子, ie no ko) Tuy nhiên, mối quan hệ này chặt chẽ hơn mà cũng khốc liệt hơn quan hệ gia đình thông thường, vì đôi khi hình phạt liên quan đến cái chết Để chia sẻ gánh nặng của toryo, người vợ - người mẹ đảm nhiệm việc chăm sóc, dạy dỗ con cái và quản lý gia đình, gia tộc Trong trường hợp người chồng bị thương hay chết trận, gánh nặng gia đình càng đè nặng lên vai người vợ Vì vậy, khi con cái đến tuổi trưởng thành và bắt đầu được phân chia tài sản, thì việc ra quyết định là trách nhiệm của cả người cha và người mẹ
Bên cạnh đó, người phụ nữ trong các gia đình có thế lực thời Kamakura thường có vị trí nhất định trong gia đình và xã hội Điều giúp họ đảm bảo vị trí đó là vì họ thường có tài sản riêng, có thể là của hồi môn, có thể là được tặng (tác giả sẽ phân tích kỹ hơn vấn đề này trong phần vợ - chồng) Vì vậy, người mẹ thời Kamakura có thể trao lại cho con phần tài sản riêng của mình Một ví dụ về trường hợp này là em gái của Tướng quân Minamoto Yoritomo là Bomon Hime ( 坊門姫 ) Bà được anh trai Yoritomo tặng 20 trang viên (thu được từ phe Taira thất trận) trước khi kết hôn với Ichijo Yoshiyasu ( 一条能保 ) 51 Năm 1192, 2 năm sau khi bà chết, người chồng là Ichijo đã nhanh tay chia các trang viên này cho con trai và con gái, sau đó xin xác nhận quyền sở hữu từ Thượng hoàng
Tiếp đó, để đề phòng bất trắc, ông ta đã viết thư báo cáo sự việc (đã rồi) cho
Yoritomo [60; 172-173] 20 trang viên là khối tài sản khổng lồ Trong các tư liệu đương thời như Azuma kagami không ghi rõ Ichijo đã phân chia thế nào cho các con, và những người con đó là con chung với phu nhân Bomon hay cả con với vợ khác 52 Một trường hợp phân chia tài sản của mẹ là bà Abutsuni ( 阿仏尼 ,
1222 - 1283) 53 sẽ được đề cập kỹ hơn ở phần sau, cũng là một người mẹ trong gia đình võ gia để lại cho con cái các khoản gia sản lớn
Thứ hai, qua nội dung các điều luật có thể thấy, mối quan hệ thừa kế cha mẹ - con cái là quan hệ một chiều, nhằm tạo cho cha mẹ vị thế không thể
51 Ichijo Yoshiyasu là quý tộc cuối thời Heian Ông là người khôn khéo duy trì quan hệ song song với cả Mạc phủ và triều đình
52 Ichijo Yoshiyasu ngoài 1 con trai và 3 con gái với phu nhân Bomon còn có 6 con trai và 3 con gái với ít nhất 3 bà vợ khác
53 Abutsu là Phật danh của nữ thi sĩ sinh năm 1222 trong một gia đình quí tộc có quan hệ mật thiết với Mạc phủ động chạm tới Dựa trên quyền lực là tài sản thừa kế, cha mẹ võ sĩ đương thời có ưu thế tuyệt đối với con cái Tại điều 18, 22 và 26 đều nhấn mạnh đến quyền lực của cha mẹ trong việc thu hồi lại tài sản dù đã tuyên bố để lại thừa kế cho con cái hoặc tài sản đó đã có chứng nhận của Tướng quân Cụ thể, điều 18 và 26 có nhắc đến cụm từ suy nghĩ lại, đổi ý (悔い還し, 悔還, kui kaeshi), với ý nghĩa là xem xét lại về khoản thừa kế đã cho con cái do yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó Theo mạch văn chung của các điều liên quan đến phân chia tài sản cũng như trực tiếp tại điều 18 và điều 26, thì có lẽ xuất phát từ thái độ và năng lực của người con mà cha mẹ thay đổi ý định, dù đó là con trai hay con gái Điều 18:Về việc cha mẹ có suy nghĩ lại hay không nếu có bất hòa sau khi chia sở lãnh cho con gái
Vấn đề trên chẳng kể con trai hay con gái, ơn cha mẹ dành cho đều như nhau Trong gia pháp tuy không quy định việc suy nghĩ lại đối với con gái, nhưng con gái không được bất tuân bất hiếu Nếu nghiệt ngã, đối nghịch cha mẹ liệu có thể nhượng sở lãnh chăng? Làm vậy sẽ nảy sinh đoạn tuyệt tình nghĩa giữa cha mẹ con cái, là căn nguyên vi phạm phép tắc giáo dưỡng vốn có Nếu người con gái thành tâm hối cải, thì tùy ý cha mẹ mà liệu tiến thoái Như vậy, người con gái sẽ hưởng toàn bộ phần thừa kế nếu cư xử trung hiếu, còn cha mẹ thì an tâm mà dạy dỗ con cái 54 [51; 19] Điều 26: Về việc trao sở lãnh cho người con khác sau khi rút lại sở lãnh đã nhượng cho con cái thừa kế và có Ngự hạ văn ban cấp
Tùy theo ý của cha mẹ, dù việc trao quyền thừa kế đã hoàn tất, và có Ngự hạ văn về việc chuyển nhượng theo phán đoán bán đầu của cha mẹ,
第十八条 一、讓與所領於女子後、依有不和儀、其親悔還否事 右男女之號雖異、父母之恩惟同、法家之倫雖有申旨、女子則頼不悔還之文、不可憚不孝之罪業、
父母亦察及敵對之論、不可讓所領於女子歟、親子義絶之起也、既敎令違犯之基也、女子若有向背之儀者、父母宜任進退之意、依之女子者爲全讓状、竭忠孝之節、父母者爲施撫育、均慈愛之思者歟 nhưng cha mẹ có thể xem xét lại mà trao lại cho người con khác Việc quyết định tùy thuộc vào phán đoán sau của cha mẹ 55 [51; 23]
Trên thực tế, có khi là do tình cảm của người cha với một trong số các bà mẹ mà dẫn đến thay đổi, lấy phần tài sản thừa kế vốn cho người con này lại trao cho người con khác Xin phân tích sâu hơn trường hợp của bà Abutsuni 56 đã nhắc đến ở trên Bà trở thành vợ lẽ của công gia Fujiwara Tameie ( 藤原為家 ) 57 dù ông đã cao tuổi và có một con với ông là Tamesuke ( 為相 ) Do hai vợ chồng hòa hợp về tâm hồn thơ ca nên Tameie sủng ái hai mẹ con bà Từ tình cảm đó đã đi đến quyết định gây nhiều hệ lụy sau này là lấy lại một phần tài sản thừa kế là trang viên Hosokawa ( 細川荘 ) 58 và trang viên Eppuke ( 越部下庄 ) của người con trưởng của Tameie là Tameuji ( 為氏 ) ban cho Tamesuke 59 Năm 1275, Tameie mất nên phát sinh tranh chấp quyền thừa kế trang viên Hosokawa giữa 2 người con Tameuji và Tamesuke Do Tamesuke còn nhỏ nên bà Abutsuni đã đại diện nộp đơn kiện lên cơ quan đại diện của Mạc phủ ở Kyoto là Rokuhara Tandai nhưng bị xử thua kiện Bà quyết định lên Kamakura để nộp đơn kiện và lập kế hoạch theo kiện lâu dài
Năm 1279 bà tới Kamakura và chính thức khởi kiện Trong những năm tháng theo đuổi vụ kiện này, bà đã sáng tác tác phẩm Nhật ký đêm 16 ( 『十六夜日
記』), trong đó có đoạn trần tình rằng, bà đã tự nhủ lòng vì chồng mà cố gắng, vừa làm ca nhân sáng tác Hòa ca ( 和歌 , waka), vừa làm người mẹ hết lòng vì con cái [84; 165] Có lẽ do tiên lượng được vụ kiện sẽ mất nhiều thời gian
Điều kiện thừa kế
Trong Điều 22 có nhắc đến việc con trai đến tuổi trưởng thành, cha mẹ xem xét người con này có cư xử tốt hay không để trao tài sản thừa kế Như vậy, người con trai sau khi làm Lễ thành nhân ( 成人式 , lễ công nhận người trưởng thành), bắt đầu cáng đáng công việc của gia đình và cũng đủ điều kiện để được nhận tài sản thừa kế Lễ thành nhân là một tập quán có từ lâu đời tại Nhật Bản với độ tuổi được tính là trưởng thành dao động trong khoảng từ 11 đến 17 tuổi Ngày nay, tục lệ này vẫn còn được duy trì đối với nam nữ thanh niên bước vào tuổi 20 80 Trong truyền thống, lễ trưởng thành này thường được coi trọng với các nam thiếu niên giới quý tộc và võ sĩ, còn được gọi là Nguyên phục ( 元服 , Genpuku) Chàng trai sẽ được làm lễ cắt tóc (nghi lễ đoạn tuyệt với thời thơ ấu) và đội mũ Sau đó họ sẽ bỏ tên thời thơ ấu ( 幼名 tức ấu danh; hay 童名 , tức đồng danh) và được đặt một tên mới (諱, húy) phù hợp với dòng họ của mình Thời Heian, chế độ Nhiếp chính của dòng họ Fujiwara có thể lũng đoạn một thời gian dài là do sắp đặt những vị hoàng tử tuổi còn nhỏ, chưa làm lễ trưởng thành lên ngôi Thiên hoàng Do Ấu hoàng chưa thể
一 女人養子事 右如法意者、雖不許之、右大將家御時以來至于當世、無其子之女人等讓與所領於養子事、不易之 法不可勝計、加之都鄙之例先蹤惟多、評議之處尤足信用歟
80 Từ năm 2000, chính phủ Nhật Bản quy định Lễ thành nhân sẽ được tổ chức vào ngày thứ hai, tuần thứ 2 của tháng 1 hàng năm trực tiếp điều hành chính sự các quan Nhiếp chính với vai trò tư vấn đã lộng hành thao túng quyền lực
Trong gia đình võ sĩ cũng tương tự như vậy Minamoto Yoritomo khi còn nhỏ có tên Oni musha ( 鬼武者 ), hay Oni Takemaru (鬼武丸) Sau khi làm lễ thành nhân thì đổi tên thành Minamoto Yoritomo Một trường hợp nữa là Otomo Yoshinao (về nhân vật này tác giả xin phân tích kỹ hơn ở phần sau), có tên hồi nhỏ là Ipposhi Maru ( 一法師丸 ) Năm 1188, Yoshinao bước sang tuổi 17 và làm lễ trưởng thành Ngay cuối năm đó, Yoshinao đã được Yoritomo cho gọi vào Kamakura và nhận chức Tả cận tướng giám ( 左近将監 )
Một năm sau, Yoshinao được tham gia vào trận chiến Oushu ( 奥州 , 1189)
Như vậy, việc trải qua lễ thành nhân, không chỉ dừng lại ở ý nghĩa từ biệt tuổi thơ, mà còn gắn liền với trách nhiệm được mang tên dòng họ và đảm đương công việc gia đình
Quay lại với Điều 22 trong Ngự thành bại thức mục, có thể thấy điều này nhắc nhở người con trai trưởng, dù đã làm lễ trưởng thành, nhưng nếu cư xử tệ với mọi người trong gia đình bao gồm cả mẹ kế ( 継母 , keibo, kế mẫu) và các em khác ( 庶子, shoshi, người con không được công nhận là chính thống) thì cha mẹ sẽ chỉ cho hưởng 1/5 số tài sản thừa kế mà anh ta đáng được hưởng
Thời Kamakura, Ngự hạ văn ( 御下文 , onkudashi bumi, hay còn gọi tắt là kudashi bumi) là văn bản của Mạc phủ ban hành bổ nhiệm chức shugo ( 守
護, thủ hộ) hoặc jito ( 地頭, địa đầu) cho võ sĩ địa phương Như đã giải thích, nếu thủ hộ là chức quan võ đứng đầu các tỉnh, chịu trách nhiệm giữ trật tự và thu tô thuế trong tỉnh, thì địa đầu là chức quản lý một trang viên và thu lương thực, duy trì trật tự, an ninh trong trang viên Cùng với thời gian, địa đầu thường tìm cách thâu tóm hết quyền lực trong trang viên Việc ban thưởng
Ngự hạ văn cho võ sĩ có huân công trên thực tế đã mở ra cánh cửa trang viên cho vị võ sĩ đó Vì vậy, khi Ngự thành bại thức mục ra đời, Ngự hạ văn không chỉ là công văn bổ nhiệm chức địa đầu nữa mà còn có ý nghĩa như một loại chứng nhận quyền quản lý và sở hữu trang viên
Ngự hạ văn có thể coi là cách gọi các văn bản ban chức và quyền đã được thể chế hóa từ khi Yoritomo bắt đầu gây dựng và điều hành bộ máy chính quyền quân sự ở Kamakura (1185) Tuy nhiên, tính đến trước thời điểm
1185, các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một số dạng văn bản có ý nghĩa và nội dung tương tự như vậy Đó là các văn bản liên quan đến việc công nhận quyền cai trị gọi là ando ( 安堵 ) của một chư hầu tên là Fujiwara Sukehiro ( 藤原
助弘) ở làng Nakano quận Takai tỉnh Shinano ( 信濃国高井郡中野郷 ) 81 Văn bản thứ nhất năm 1170 được cho là của Taira Kiyomori ban hành 82 ; văn bản thứ hai năm 1180 của (Kiso) Minamoto Yoshinaka (em họ Yoritomo) ban hành ban hành 83 ; văn bản thứ ba năm 1183 và văn bản thứ tư năm 1184 do Đề Hồ Thiền sư (醍醐禅師, Daigo zenshi) Zenjo ( 全成 ) 84 được Yoritomo ủy quyền ban hành
Dưới đây là toàn văn Ngự hạ văn năm 1170 (tham khảo Phụ lục 3.1):
Lệnh cho Công văn định sứ sở của làng Nakano
Về việc bổ nhiệm chức Hạ ty tại Nishijo Samurai tên Sukehiro
Người có tên trên phải chấp hành nhiệm vụ tại làng theo nội dung trên, không được làm sai khác
Ngày 7 tháng 2 năm Khánh Ứng 2 (1170)
Kí tên 85 Đây là công văn bổ nhiệm Sukehiro giữ chức Hạ ty tại hương Nakano
81 Thành phố Nakano tỉnh Nagano ngày nay
82 Khi đó đã đảm nhiệm chức Thái chính đại thần (太政大臣) được 3 năm, trở thành võ sĩ Nhật Bản đầu tiên có chức vụ cao như vậy
83 Năm 1180, Yoshinaka hưởng ứng chiếu thảo phạt nhà Taira
84 Là em trai cùng cha khác mẹ với Yoritomo, xếp hàng thứ 7, tức anh ruột của Yoshitsune Năm 7 tuổi
(1159), do bố chết trận trong loạn Heiji, nên ông buộc phải xuất gia ở chùa Daigo Năm 1180, ông hưởng ứng chiếu thảo phạt nhà Taira và gặp gỡ Yoritomo Cùng năm, ông kết hôn với em vợ của Yoritomo và đạt được sự tín nhiệm cao của Yoritomo Trong lịch sử Nhật Bản, ông được biết đến như một võ tăng nổi tiếng
下 中野郷公文定使所 定遣西条下司職事
侍 助弘 右以人、可令執行彼郷務 状、所仰如件、敢不可違失 以下、
嘉応二年二月七日
(花押) vào năm 1170 Nội dung của công văn này đem lại những thông tin khá thú vị
Một là, nơi tiếp nhận công văn này là “Công văn định sứ sở” của làng Nakano ( 公文定使所 , tức cơ quan được biệt phái để quản lý việc văn thư đặt tại làng Nakano) Từ chữ "sứ" có thể phỏng đoán đây là cơ quan của một vị quan do triều đình phái cử Hai là, nội dung chính của Ngự hạ văn được ghi là "Về chức Hạ ty tại Nishijo” và người được hưởng chức này là samurai tên
Đối tƣợng
Như trình bày ở phần đầu Chương 3, để việc triển khai vấn đề được
127 Dainagon (大納言) là chức quan thuộc Daijokan (太政官, Thái chính quan)
128 Taifu (大夫) là chức quan thuộc Thái chính quan
129 Quan lại hay võ sĩ thời kỳ này khi xuất gia (phần nhiều là tại gia) thường tự gọi là Nyudo (入道, nhập đạo) logic dễ hiểu, tránh trùng lặp về nội dung, tác giả sẽ phân tích phần đối tượng sau các phần chủ thể thừa kế và điều kiện thừa kế
Trong tất cả các điều khoản đề cập đến việc kiện tụng, phân chia tài sản thì hầu như tài sản của các bên liên quan được ghi bằng thuật ngữ sở lãnh (soryo), Theo Nhật Bản sử đại từ điển (quyển 3, Heibonsha, 1993, tr 1357) thì sở lãnh được giải thích như sau: “là cách gọi tổng quát đất đai nói chung với tư cách là tài sản tư hữu của lãnh chủ, chủ đất thời trung thế Hay còn gọi là Tư lãnh (shiryo)… Ngoài đất ở và đất canh tác còn có cả đất đồi, …, vịnh, cảng…”(1), “Sở lãnh với tư cách là gia sản, ngoài việc được phép truyền từ đời này sang đời khác còn được quyền mua bán, biếu, kí thác (gửi vào nơi quyền môn thế gia để đảm bảo quyền lợi)”(2) và “các Ngự gia nhân thời Kamakura ngoài việc được công nhận bản lãnh (honryo, đất đai căn bản vốn có của mình) nếu lập được công trạng và thực hiện bổn phận thì sẽ được ban ngự ân gọi là ân lãnh”(3) 130 Như vậy, tài sản là đối tượng thừa kế được quy định trong Ngự thành bại thức mục chủ yếu là đất đai tư hữu, bao gồm trang viên hay làng, hoặc ruộng canh tác, khẩn hoang, nương, vườn, ao hồ, bãi chăn thả, bãi săn bắn kèm với nhà ở và các công trình kiến trúc trong phạm vi đó
Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, một đối tượng chuyển giao và nhận thừa kế quan trọng gắn liền với đất đai được đề cập đến trong Ngự thành bại thức mục và các văn bản công là các chức danh như hạ ty, tạp chưởng, trang quan… và đặc biệt là địa đầu Bản chất của chức danh địa đầu thời Kamakura là sự hợp thức hóa quyền quản lý hoặc thu hoa lợi từ một bộ phận hoặc toàn bộ trang viên hay sở lãnh của võ sĩ Điều này càng được củng cố bởi sự đảm bảo, chứng nhận của Mạc phủ Kamakura Nói cách khác, Mạc phủ công nhận quyền sở hữu và quản lý sở lãnh của ai thì người đó được gọi là địa đầu Và trừ phi địa đầu vi phạm luật hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ dẫn đến mất chức, mất sở lãnh, chức địa đầu này thường được duy trì và trở thành tài sản thừa kế qua các thế hệ của gia đình võ sĩ
Theo nhà nghiên cứu Seki Yukihiko, chức địa đầu vốn kế thừa từ hệ
130「日本史大辞典」第三巻(1993), 平凡社, tr 1357 thống quản lý địa phương của dòng họ Taira [65; 83] Tháng 12 năm Bunji ( 文治 ) nguyên niên (1185), Yoritomo đã ép được Thượng hoàng công nhận và cho phép bổ nhiệm địa đầu Vì thế, để phân biệt với giai đoạn trước, người ta thường gọi chức địa đầu do Mạc phủ Kamakura ban cấp là địa đầu năm Bunji ( 文治地頭 ) Sau loạn Thừa Cửu bằng việc tịch thu hơn 3000 trang viên và tiêu diệt các dòng họ võ sĩ thế lực như Hiki ( 比企 ) 131 , Hatakeyama ( 畠山 ) 132 , Wada ( 和田 ) 133 , Miura ( 三浦 ) 134 , Adachi ( 安達 ) 135 một loạt các địa đầu mới được bổ nhiệm để thay thế người cũ Nhóm này được gọi là địa đầu mới bổ nhiệm ( 新
補地頭, tân bổ địa đầu) Đó là về hình thức địa đầu qua các thời kỳ Nếu xét về bản chất chức vụ thì có thể chia làm 3 loại Loại thứ nhất là các quan chức quản lý của triều đình như gojito ( 郷地頭 , hương địa đầu, địa đầu cấp làng), gunjito ( 郡地頭 , quận địa đầu, địa đầu cấp quận) sau chuyển đổi sang kunijito cấp tỉnh ( 国地頭 , quốc địa đầu, địa đầu cấp tỉnh) Loại thứ hai là các chủ đất tư ( 私領 ) hoặc chủ đất khai hoang quy thuận Mạc phủ hoặc và lập công nên được công nhận là shinon jito ( 新恩地頭 , tân ân địa đầu) hay gunko jito ( 勲功地頭 , huân công địa đầu, tức địa đầu có công) Loại thứ ba là những địa đầu mới được bổ nhiệm vào những sở lãnh của kẻ địch bị tịch thu, gọi là tân bổ địa đầu Dù với bất cứ hình thức, địa đầu cũng vẫn là một chức vị thực chất và quan trọng trong việc sở hữu và cai trị một vùng đất, trang viên nào đó Nói cách khác, chỉ có tạo ra hoặc tham gia vào các cuộc xung đột thì võ sĩ mới có khả năng mở rộng tài sản của mình để phân chia cho con cháu của mình
Bên cạnh đó, như quy định tại điều 41, còn có một đối tượng tài sản thừa kế nữa là người nông dân lệ thuộc, không có đất đai canh tác ( 雑人 , tạp nhân) và nô tì ( 奴婢 ) Điều 41: Về dân lệ thuộc và nô tì
Theo quy định từ thời Tướng quân Yoritomo, người nào hầu hạ chủ trên 10 năm thì coi như thuộc về nhà đó Con cái của nô tì được
131 Loạn Hiki Yoshikazu (比企能員) năm 1203
132 Loạn Hatakeya Shigetada (畠山重忠) năm 1205
133 Loạn Wada Yoshimori (和田義盛) năm 1213
134 Loạn dòng họ Miura năm 1247
135 Loạn Adachi Yasumori (安達 泰盛) năm 1285 chia theo cách: con trai thì thuộc về chủ của người bố còn con gái thì thuộc về chủ của người mẹ 136 [51; 31]
Theo Đại từ điển Quốc sử ( 国史大辞典 ), thuật ngữ tạp nhân xuất hiện vào cuối thời Heian, chỉ phần lớn người dân bình thường không có đất đai; sang thời Kamakura, thuật ngữ này chỉ những người lệ thuộc vào lãnh chủ (sống trên sở lãnh), cùng hạng với nô tì, hạ nhân, và là động sản có thể đem thế chấp, biếu tặng hay mua bán Những tạp nhân nam khỏe mạnh có thể huy động ra chiến trường chiến đấu với vị trí nguy hiểm như lập hàng rào đỡ tên, phá hàng rào phòng ngự của địch Họ được gọi chung là tạp binh ( 雑兵 ) [78;
576-577] Còn nô tì, là cách gọi nô lệ từ thời cổ đại, xếp chung với nhóm tiện dân ( 賎民 ) Cùng với việc hình thành nhà nước Luật lệnh, việc mua bán nô tì bị hạn chế, tuy nhiên trong thời Kamakura, vẫn còn tình trạng mua bán nô tì và người dân lệ thuộc Cả hai loại người này đều không được phép mang họ Đặc quyền mang họ chỉ dành cho tầng lớp quý tộc và đẳng cấp võ sĩ
Như vậy, Điều 41 với mục đích gia tăng tài sản (động sản) của lãnh chủ thông qua việc quy định tạp nhân và nô tì làm việc, phục dịch trên 10 năm sẽ trở thành tài sản của lãnh chủ Quy định này hợp pháp hóa tiền lệ từ thời Tướng quân Yoritomo Trên thực tế, do nhu cầu nhân sự cho chiến tranh nên Yoritomo cũng như các võ sĩ khác đã cố gắng tư hữu hóa nhóm người này bằng cách gia tăng sự ràng buộc về nhân thân của họ Đồng thời, đối với nhóm nô tì, việc phân chia con cái của họ cũng được quy định rạch ròi Là con trai thì thuộc về chủ của bố, là con gái thì thuộc về chủ của mẹ.
Cách thức phân chia tài sản thừa kế
Trong Ngự thành bại thức mục không có một điều khoản nào ghi cụ thể cách thức phân chia tài sản cho những người trong gia đình Chỉ có duy nhất Điều 22 có nhắc đến người con trai cùng cha khác mẹ, nếu cư xử không tốt sẽ chỉ được nhận 1/5 số tài sản mà người con trưởng được nhận
第四十一条 一、奴婢雜人事 右任右大將家御時之例、無其沙汰過十箇年者、不論理非不及改沙汰、次奴婢所生男女事、如法意者雖有子細、任同御時之例、男者付父、女者付母也
Cách phân chia tài sản này có phần khác so với luật lệnh của triều đình
Theo Kameda Takano khảo cứu, trong Đại Bảo lệnh (大宝 令), chương 8 Hộ lệnh ( 戸令 ) Điều 23 về phân chia tương ứng ( 応分条 ) có ghi chép tỷ lệ chia như sau
Về phân chia tài sản, được áp dụng theo phương pháp sau: chia cho nam nữ thuộc hệ phả trực tiếp tài sản là gia nhân và nô lệ (không tính tiện dân), điền trạch và tài sản (gồm công điền 137 công phong 138 ) Đích mẫu 139 , kế mẫu 140 cùng đích tử sẽ được hưởng 2 phần Thiếp và con gái được hưởng 1 phần giống nhau Con thứ được hưởng 1 phần Tài sản bên vợ không được tính vào phần chia cho mọi người Trong số huynh đệ, ai chết thì con trai của người đó được hưởng thay cha, con nuôi cũng được tính như vậy Trong số huynh đệ mà chết cả thì lần lượt các con trai của họ cũng được hưởng thay cha Chị em của người quá cố và con gái của người quá cố, nếu chưa kết hôn, thì được chia bằng 1 nửa phần của con trai
Dù có xuất giá mà chưa được phân chia tài sản thì cũng được nhận giống như vậy Nếu vợ, thiếp của người con trai được hưởng phần tài sản của chồng nếu không có con Đối với phụ nữ, nếu chồng hoặc anh em trai mà mất hết thì dù có con trai hoặc không có con trai cũng được hưởng 1 phần như con trai Chỉ áp dụng đối với những quả phụ vẫn còn ở nhà chồng
Trường hợp là tài sản khi người chồng còn tại thế đã chia cho mà có chứng cứ thì không thuộc phạm vi của lệnh này 141 [57; 6]
Trên cơ sở so sánh, có thể rút ra một số đặc điểm về cách thức phân chia
137 Là ruộng đất do Thiên hoàng ban cho người có công Chia làm 4 loại: đại , thượng, trung và hạ Đại công điền thì được hưởng đời đời, Thượng công điền thì con cái được hưởng cả đến 3 đời, và giảm dần đến Hạ công điền thì con cái được hưởng trong 1 đời
138 Là ruộng thực phong do Thiên hoàng ban cho người có công Chia làm 4 loại: đại , thượng, trung và hạ
Nếu là Đại cụng phong thỡ con cỏi được hưởng ẵ chỗ đú đến 3 đời, và giảm dần đến Hạ cụng phong thỡ con cỏi được hưởng ẵ chỗ đú trong 1 đời
139 Là vợ cả của bố, theo cách nhìn nhận từ người con của vợ lẽ
140 Là vợ lẽ của bố, theo cách nhìn nhận từ người con của vợ cả
凡応分者。家人。奴婢。{氏賎。不在此限。}田宅。資財。{其功田功封。唯入男女。}【摠】計 作法。嫡母。継母。及嫡子。各二分。{妾同女子之分。}庶子一分。妻家所得。不在分限。兄弟 亡者。子承父分。{養子亦同。}兄弟倶亡。則諸子均分。其姑姉妹在审者。各減男子之半。{雖 已出嫁。未経分財者。亦同。}寡妻妾無男者。承夫分。{女分同上。若夫兄弟皆亡。各同一子之 分。有男無男等。謂。在夫家守志者。}若欲同財共居。及亡人在日処分。證拞灼然者。不用此令
。 như sau, (1) cả Đại Bảo lệnh và Ngự thành bại thức mục đều đứng từ góc độ phân chia tài sản của người chồng, người cha trong gia đình; (2) nguyên tắc ưu tiên cho ngành trưởng (con trai trưởng của vợ cả) là yếu tố nhất quán; (3) tỷ lệ phân chia trong Đại Bảo lệnh đối với trưởng nam (đích tử) bằng với mẹ đẻ và mẹ kế và gấp đôi các em trai, em gái và thiếp của bố
Như vậy so với điều khoản trên rất tỉ mỉ thì có vẻ như Ngự thành bại thức mục lại sơ sài trong việc phân chia tài sản thừa kế Để làm rõ hơn nội dung này, tác giả luận án xin đưa ra một trường hợp gia đình võ sĩ cụ thể dựa trên 2 sử liệu để phân tích Đó là trường hợp của gia đình võ sĩ Otomo
Trong cuộc chiến Gempei, dưới trướng của Minamoto Yoritomo có nhiều võ sĩ từ khắp nơi theo về phò tá Trong đó có Nakahara Chikayoshi ( 中原親能 , 1143-1208) Chikayoshi xuất thân Kyoto, đảm nhận công việc ngoại giao với triều đnh trong cuộc chinh phạt nhà Taira, quản lý quân đội và là Thủ hộ vùng Kyoto
Khi Mạc phủ mới hình thành, ông kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong đó có chức Phụng hành nhân ( 奉行人 , Bugyonin) tại Chính sở Tóm lại, ông là một công thần của Mạc phủ Vợ của ông là nhũ mẫu của 2 con gái Tướng quân với phu nhân Masako Ông nhận Otomo Yoshinao ( 大友能直, 1172-1223) làm dưỡng tử
Người con này vẫn được giữ họ của mẹ mình và hình thành nên dòng họ võ sĩ Otomo sau này [57; 661-662] Năm 1188, Yoshinao tròn 17 tuổi, làm lễ trưởng thành (Genpuku) và được Yoritomo trọng dụng Về tài sản, ông được người cha nuôi có thế lực giúp đỡ nên được nhận chức địa đầu và hương tytại làng Otomo vùng Sagami (相模国大友郷地頭郷司職) và thêm chức địa đầu của trang viên Ono vùng Bungo ( 豊後国大野地頭職 ) Làng Otomo là cơ sở phát tích của dòng họ Otomo cuối thế kỉ XII nhưng từ thế kỉ XIII, trang viên Ono vùng Bungo mới là nơi tạo đà phát triển mạnh mẽ cho dòng họ Otomo Vì vậy, sử sách thường nhắc đến danh tiếng dòng họ Otomo vùng Bungo ( 豊後大友氏 )
Trong Nhượng trạng Yoshinao lập năm 1223, nêu rõ gốc tích của 2 tài sản trên là do cha nuôi Nakahara Chikayoshi để lại và cũng đã được chứng thực bởi
Ngự hạ văn của Tướng quân Đây là cơ sở pháp lý để Yoshinao để lại cho người vợ của mình với lý do các con còn nhỏ dại Đến ngày 27, ông mất tại Kyoto
Yoshinao có tất cả 15 người con, 12 nam và 3 nữ Trong số đó, 2 người con trai chết sớm và một người khác vào núi đi tu Tất cả con cái của Yoshinao đều được chia tài sản 17 năm sau (1240), bà Shinmyo đã chính thức chia tài sản vốn là của Yoshinao cho 8 người con 142 Điều này được phản ánh trong tư liệu dưới đây:
Vấn đề thừa kế của phụ nữ gia đình võ sĩ thời Kamakura
Vấn đề thừa kế tài sản của phụ nữ được đề cập trong Ngự thành bại thức mục là một vấn đề hết sức thú vị Hay nói cách khác, phụ nữ có vai trò và vị thế như thế nào trong gia đình võ sĩ thời Kamakura? Qua những phân tích ở trên, chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của phụ nữ liên quan đến vấn đề tài sản Như đã nhắc đến ở Chương 2, một trong những nguyên nhân thúc đẩy loạn Thừa Cửu có thể đến là việc đàm phán thất bại giữa Thượng hoàng Gotoba và Nhiếp quyền Hojo trong việc hủy lệnh bổ nhiệm địa đầu tại hai trang viên của bà Kamegiku, ái thiếp của Thượng hoàng Tuy không rõ vai trò của Kamegiku trong hoàng thất ra sao, nhưng có thể thấy, bà đã tác động rất rõ ràng tới Thượng hoàng khiến ông phải đặt điều kiện như vậy với Mạc phủ, trong khi có thể còn có nhiều việc cấp thiết, trọng đại hơn Một ví dụ khác, đó là ni Abutsu đã theo đuổi vụ kiện hàng chục năm trời, lặn lội từ Kyoto đến Kamakura, xây dựng chiến lược lâu dài, lấy thơ ca để thu hút sự chú ý của Mạc phủ đối với vụ kiện
Và cuối cùng, còn có ni Shinmyo đã thay mặt chồng quản lý tài sản để sau này chia phần cho các con sao cho hợp lý nhất có thể
Bên cạnh đó, qua các văn bản trên, yếu tố Phật giáo ảnh hưởng khá rõ nét trong đời sống của tầng lớp trên trong xã hội Nhật Bản đương thời Đàn ông khi tu tại gia thường gọi là nyudo (nhập đạo), phụ nữ đi tu thường gọi là ni Đối với phụ nữ, thời kỳ cổ đại, việc xuất gia trở thành ni có lẽ chủ yếu do mộ đạo, nhưng bước sang giai đoạn cuối cổ đại đầu thời trung thế, việc phụ nữ trở thành ni và tu tại gia sau khi chồng chết, hoặc cảm thấy có tuổi đã lan rộng như một xu thế (thời thượng) trong gia đình giới quý tộc, võ sĩ Phải chăng, khi đến một thời điểm, ngưỡng nhất định trong cuộc đời của người phụ nữ đã có gia đình, họ muốn đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời của mình để có thể chuyên tâm chăm lo cho gia đình, cho con cái của mình Trở thành ni tại gia, họ có thể đoạn tuyệt với tuổi xuân phù hoa, cắt bỏ những vướng bận riêng tư để cống hiến phần đời còn lại của mình cho người thân cho gia đình Ở một khía cạnh nào đó, hành động này của người phụ nữ trong gia đình võ sĩ được đánh giá là thể hiện sự trung thành với người chủ gia đình (trước là chồng, sau là con trai trưởng) Hình ảnh cống hiến tận tụy này phản ánh rất rõ nét trong hình tượng ni của Shinmyo, Abutsuni và cả phu nhân Masako Những cống hiến của bà với gia đình Tướng quân, với di sản của Tướng quân là vô cùng to lớn, khiến đời sau tôn kính xưng tụng là Ni Tướng quân ( 尼将軍 , Ama shogun) Ở đây, tác giả muốn tập trung phân tích thêm về vai trò của phu nhân Masako, người có ảnh hưởng rõ rệt trong công cuộc xây dựng nền móng cho Mạc phủ nói chung và cho dòng họ Hojo nói riêng, đồng thời là người đã ban hành nhiều văn bản chứng thực quyền thừa kế cho các gia đình võ sĩ Có thể khái quát ở hai khía cạnh con người Masako, thứ nhất, bà là người được chồng - Tướng quân Yoritotmo – vị nể và được giới võ sĩ Kanto kính nể Thứ hai, ở góc độ gia đình, bà là người có xu hướng phản đối chế độ "một chồng nhiều vợ"
Yoritomo nể trọng Masako vì trong những năm ông bị lưu đầy tại Izu, chính Masako đã rất quyết đoán trong việc kết hôn với ông Từ cuộc hôn nhân đó, Yoritomo đã nhận được sự hậu thuẫn to lớn từ nhà vợ, dòng họ Hojo, và đạt được chỗ đứng vững chắc tại miền Đông Sau này, khi Yoritomo qua đời, bà cùng cha và anh em ruột đã lèo lái con thuyền Mạc phủ qua nhiều sóng gió
Năm 1221 (Thừa Cửu 3), sau khi Thượng hoàng Gotoba ra tuyên chiếu lật đổ Mạc phủ, Masako đã triệu tập các Gokenin trung thành và hiệu triệu họ bảo vệ di sản của Yoritomo
"Mọi người, hãy đoàn kết một lòng Đây là lời cuối của ta Hữu đại tướng quân quá cố (Minamoto Yoritomo), kể từ khi chinh phạt triều địch, sáng lập ra Kanto, đã ban quan vị, ân thưởng bổng lộc Ơn đó cao tựa núi, sâu tựa bể Suy nghĩ báo ơn chắc hẳn không hề nông cạn
Bây giờ, do sàm ngôn của bọn nghịch thần mà đã tuyên chiếu chỉ quay lưng lại đạo lý Những ai còn trân trọng danh tiếng thì hãy mau thảo phạt bọn Fujiwara Hideyasu ( 藤原秀康 ), Miura Taneyoshi ( 三浦胤義 ), bảo vệ lấy di sản ba đời của Tướng quân…" Các võ sĩ được triệu tập đều vâng mệnh, có điều họ nước mắt lã chã không sao cất lời hồi đáp, chỉ mong xả mệnh báo ơn 148 [61; 103-104]
Chính vì sự kính trọng đó nên không phải ngẫu nhiên mà Ngự thư của Masako cũng có giá trị pháp lý ngang bằng với Ngự hạ văn của Yoritomo và các đời tướng quân khác Ở khía cạnh thứ hai, Masako vốn rất ghét những người đàn ông có nhiều vợ, có lẽ vì bà cảm nhận được cảm giác của người phụ nữ phải chịu đựng tai ương trong hoàn cảnh chiến sự liên miên Năm 1182, khi bà đang mang thai người con thứ nhất, Yoritomo lại dành nhiều thời gian cho người thiếp là Kamemae Hậu quả là hàng loạt các gia đình võ sĩ che giấu hành động đã bị vạ lây, riêng Kamemae thì không bị ảnh hưởng Có thể vì vậy mà trong điều 34 có nội dung cấm đoán võ sĩ quan hệ bất chính với phụ nữ khác Điều 34: Cấm việc quan hệ bất chính với vợ người
Ngự gia nhân nào mà quan hệ bất chính với vợ người khác sẽ bị tịch thu một nửa sở lãnh, nếu không có sở lãnh thì bị đày đi nơi xa Người đàn bà kia c ̣ũng bị xử phạt như vậy Mặt khác, cấm việc bắt giữ phụ nữ trên đường, là Ngự gia nhân thì đình chức 100 ngày, là gia khách thì theo tiền lệ của Tướng quân Yoritomo mà gọt tóc cạo đầu, là tăng lữ thì tùy thời gian mà chịu phạt 149 [51; 27]
148 Ghi chép trong Azuma kagami, ngày 19 tháng 5 năm Thừa Cửu (承久) thứ 3 (1221) Nguyên văn:
皆一心而可奉。是最期詞也。故右大將軍征罸朝敵。草創關東以降。云官位。云俸祿。其恩既高於 山岳。深於溟渤。報謝之志淺乎。而今依逆臣之讒。被下非義綸旨。惜名之族。早討取秀康。胤義 等。可全三代將軍遺跡。但欲參院中者。只今可申切者。群參之士悉應命。且溺涙申返報不委。只 輕命思酬恩。
Tonomura Hitomi đã thống kê rằng, trong 610 vụ án được Mạc phủ hay các cơ quan đại diện có thẩm quyền tố tụng khác phân xử, thì có 94 vụ (chiếm 15%) là phụ nữ có liên quan đến vấn đề tài sản Đánh giá về vai trò của phụ nữ trong xã hội Kamakura, Tonomura cho rằng, thời kỳ Kamakura là giai đoạn bản lề trong việc chuyển giao quyền lực có tính độc lập của phụ nữ sang lệ thuộc vào nam giới Quá trình chuyển giao này được hoàn tất khi bước sang thời kỳ trung ương tập quyền Tokugawa [36; 601] Cùng nhận định đó, Nishimura Hiroko còn đẩy quan điểm xa hơn khi cho rằng, khi đứng trước vấn đề giải quyết di sản của người chồng để lại, người phụ nữ không có quyền tiến thoái (tự quyết) mà chỉ đóng vai trò thừa kế trung gian chuyển giao ( 中継
相続) mà thôi [80; 213-214] Lý giải cho quá trình chuyển giao này, Fukuto Sanae cho rằng, tiền kỳ và trung kỳ thời Heian, nam nữ thừa kế tương đối đều nhau, nhưng từ hậu kỳ Heian trở đi, do hình thành tầng lớp lãnh chủ tại địa phương ( 在地領主 ) nên nảy sinh quan điểm gia sản ( 家産 ) [83; 164] Với tư cách là người sở hữu gia sản, chế độ gia trưởng cùng quyền hạn của người gia trưởng đã cũng hình thành và đẩy quyền hạn về tài sản của người phụ nữ ngày càng suy giảm
Có thể nói, những điều khoản liên quan đến vấn đề thừa kế tài sản trong
Ngự thành bại thức mục trước hết để bảo vệ tài sản cho võ sĩ Mạc phủ Đó cũng là phương cách giúp Mạc phủ và võ sĩ chư hầu vừa tự bảo vệ thực lực mình, vừa để đảm bảo sự cân bằng quyền lực đối với thế lực tôn giáo và triều đình Khi hệ thống thủ hộ và địa đầu tạo cơ sở vững chắc tại địa phương, cũng như vị thế của Mạc phủ đạt được sau kháng chiến chống quân Nguyên (năm
1274 và năm 1281) đã giúp Mạc phủ bắt đầu mạnh dạn can thiệp vào công việc của các thế lực khác Trường hợp phân xử kiện tụng kéo dài của mẹ con ni Abutsu xuất thân công gia là một ví dụ điển hình cho sự lớn mạnh này
第三十四条
一、密懷他人妻罪科事 右不論強姧和姧、懷抱人妻之輩、被召所領半分、可被罷出仕、無所帶者可處遠流也、女之所領同可被召之、無所領者又可被配流之也、次於道路辻捕女事、於御家 人者百箇日之間可止出仕、至郞從以下者、任右大將家御時之例、[可]可剃除片方鬢髮也、但於法師罪科者、當于其時可被斟酌
Thông qua luật pháp của mình Mạc phủ đã có thể đứng vững, bảo vệ được chế độ của mình và cạnh tranh với các thế lực khác
SO SÁNH VẤN ĐỀ THỪA KẾ TÀI SẢN TRONG NGỰ THÀNH BẠI THỨC MỤC VÀ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT THỜI LÊ SƠ
Bối cảnh xuất hiện Quốc triều hình luật thời Lê sơ
4.1.1 Tình hình luật pháp phong kiến Việt Nam đến trước thời Lê sơ qua ghi chép trong sử liệu
Quốc triều hình luật là một bộ luật quốc gia ra đời vào giai đoạn đầu của thời Lê Nội dung của bộ luật này phần nhiều có học tập và tham khảo hệ thống pháp luật của các triều đại Trung Hoa đương thời Điều này là không thể tránh khỏi và hiển nhiên khi Việt Nam nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ trong thời gian dài Tuy nhiên, trong Quốc triều hình luật cũng có nhiều điểm khác biệt, thậm chí được đánh giá là tiến bộ hơn so với luật pháp so với luật pháp Trung Hoa Đó cũng có thể là quá trình tiếp thu thành quả xây dựng pháp luật từ những triều đại trước của nước ta
Thời Lý (1009-1226), đã tiến hành thiết lập thể chế pháp luật với bộ luật hoàn chỉnh có tên gọi Hình thư Trong quá trình xâm lược vào thế kỷ XV, quân Minh đã cướp đi toàn bộ tài liệu pháp luật để xóa bỏ lịch sử và dễ bề đồng hóa nước ta nên hầu như không còn lại gì ngoại trừ những ghi chép trong Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí… Theo Lê Quý Đôn
(Đại Việt thông sử, Nghệ văn chí) và Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí, Văn tịch chí) thì bộ Hình thư gồm 3 quyển Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Ban Hình thư Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng
Vua lấy làm thương xót, sai trung thư san định luật lệnh, châm chước cho thích dụng thời thế, chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, để cho người xem dễ hiểu Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo” [3; 263]
Bước sang thời Trần (1226-1400), ý thức xây dựng thể chế pháp luật tiếp tục được phát huy Nhà Trần đã ban hành tổng cộng 5 bộ luật Đó là,
Quốc triều thông chế, Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều đại điển và
Hình luật thư (1341) và Công văn cách thức (1299) Đặc biệt, nhà Trần cho phép vương thân, quý tộc lập thái ấp, điền trang, mở phủ đệ Vua Trần Thánh Tông “mùa đông (1266), tháng 10, xuống chiếu cho vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập dân phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tỳ khai khẩn ruộng bỏ hoang, lập thành điền trang
Vương hầu có trang thực bắt đầu từ đấy” [4; 36] Hành động này có hai ý nghĩa, một là tăng sức sản xuất (không để ruộng bỏ hoang, khai khẩn bãi bồi) cho quốc gia, tập trung nhân lực (quy tụ dân phiêu tán làm nô tì) không hạn chế về số lượng; hai là tăng thêm sức mạnh cho dòng họ Trần, tạo thành bức tường chắn từ xa bảo vệ kinh thành, bảo vệ nhà vua Có thể nói, nhờ sự đoàn kết một lòng trong nội bộ hoàng thất nhà Trần và sức mạnh của thể chế nội trị, đã góp phần không nhỏ trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên Đến thời Hồ (1400-1407), nhân vật Hồ Quý Ly 150 là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử Việt Nam Những năm cuối của nhà Trần cũng như trong 7 năm tồn tại của nhà Hồ, Quý Ly và các con của ông đã thực hiện dồn dập nhiều cuộc cải cách mang tính cách mạng cao như cải cách tài chính (quy định tiền giấy, thuế), cải cách ruộng đất (quy định hạn điền), cải cách giáo dục, thi cử, cải cách quân sự (phát triển vượt bậc về số lượng và chủng loại vũ khí, binh chủng, công trình quân sự)
Nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh bởi hai cái
“thiếu” là nhân tâm và thời gian Vì mang tiếng cướp ngôi nhà Trần cùng với chính sách truy diệt con cháu họ Trần nên nhà Hồ không được lòng người Vì thế, trong kháng chiến chống ngoại xâm, nếu Trần Quốc Tuấn chủ trương “quân sĩ cốt ở tinh nhuệ không quý số đông” thì Hồ Quý Ly lại ao ước “có được 100 vạn binh sĩ” Nếu có thêm thời gian, Quý Ly và nhà Hồ có lẽ sẽ thực hiện đầy đủ hơn các cải cách của
150 Lên ngôi năm 1400 và nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương vào cuối năm đó Sau đó, làm Thái thượng hoàng từ cuối 1400 đến 1407 mình và hiệu quả của nó có lẽ cùng với thời gian sẽ thu phục được lòng người như nhà Trần trước đây
Tóm lại, qua các ghi chép trong sử liệu, chắc chắn rằng trước thời Lê, chúng ta đã từng có những bộ luật mang tính quốc gia và được thi hành trong toàn quốc Xét về mặt thời gian và bối cảnh lịch sử, thời Trần có nhiều điểm gần với thời Kamakura Nhà Trần có chế độ Thái thượng hoàng và hoàng đế, có sự tồn tại của thái ấp, điền trang, trong đó lực lượng sản xuất có nông nô, nô tì và nông dân tá điền Thời Trần đã tiến hành ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên mà tầng lớp quý tộc và lực lượng vũ trang của họ giữ vai trò rất quan trọng Trong thời Trần, nhà vua cũng ban hành nhiều luật lệnh và năm 1341 đã biên soạn bộ Hình luật Nhưng rất tiếc, bộ luật này đã thất truyền, chỉ còn lại một ít điều về thừa kế tài sản được ghi chép tản mạn trong chính sử, không đủ cơ sở để so sánh với Ngự thành bại thức mục Chính vì vậy, trong khung thời gian cho phép (cùng nằm trong thời trung thế), tác giả luận án sử dụng Quốc triều hình luật để so sánh với Ngự thành bại thức mục về vấn đề thừa kế tài sản
4.1.2 Bối cảnh lịch sử cho sự ra đời Quốc triều hình luật
Quốc triều hình luật, hay được gọi dưới cái tên bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật thành văn tiêu biểu và quan trọng trong nền pháp chế thời kỳ nhà
Lê (1428-1789) Quốc triều hình luật nguyên bản bằng chữ Hán được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm có ba bản in ván khắc mang kí hiệu A.341,
A.1995 và A.2754 Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bàn luận về thời điểm khởi thảo vì cả ba bản khắc này đều không đề tựa, lời bạt, không ghi niên đại soạn thảo, người soạn thảo
Tính đến nay có 3 bản dịch Quốc triều hình luật ra chữ quốc ngữ Bản dịch tiếng Việt đầu tiên do Lưỡng Thần Cao Nại Quang phiên âm, dịch nghĩa, Nguyễn Sĩ Giác nhuận sắc và Vũ Văn Mẫu viết lời tựa năm 1956 Bản dịch này được phát hành nhằm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu của trường Luật khoa đại học Sài Gòn Bản dịch thứ hai là do Viện Sử học thực hiện, Nhà xuất bản Pháp lý xuất bản năm 1991 Bản dịch thứ ba được Viện nghiên cứu Hán nôm thực hiện, do Nguyễn Ngọc Nhuận và Nguyễn Tá Nhí dịch và xuất bản năm 2006 Bài nghiên cứu này tham khảo nội dung của cả hai bản dịch sau nhưng trích dẫn các điều khoản và ghi phụ lục thì căn cứ vào bản dịch thứ ba
Quốc triều hình luật còn được Raymond Deloustal dịch ra tiếng Pháp và đăng tải trên tạp chí Viện Viễn Đông bác cổ Pháp (La justice dans l’ ancien Annam, Bulletin de l’ Ecole franỗaise d’ Extrờme-Orient) những năm 1908-1913,
1919, 1922, rồi Nguyễn Ngọc Huy, Tạ Văn Tài, Trần Văn Liêm dịch ra tiếng Anh năm 1989 (The Le code, Law in traditional Vietnam)
Về thời điểm khởi thảo, học giả Vũ Văn Mẫu cho rằng “Quốc triều hình luật đã được ban bố lần đầu tiên trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497), và phần chắc là vào những năm cuối cùng niên hiệu Hồng Đức, dưới đời Lê Thánh Tông Các đời vua sau, chỉ cho in lại bộ luật ấy, và chắc chắn là bộ luật ấy đã được in lại nhiều lần dưới triều Lê” [21; 13-134] Và dẫn giải rằng vì vậy đời sau dân gian thường gọi là Luật Hồng Đức
Học giả Insun Yu lại tán đồng quan điểm với Yamamoto Tatsuro và cho rằng Quốc triều hình luật được khởi thảo ngay dưới triều vua Lê Thái Tổ và được sửa đổi, bổ sung nhiều lần dưới triều vua Lê Thánh Tông [10; 69-70]
So sánh về nội dung thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và Quốc triều hình luật
Việc so sánh về vấn đề thừa kế ở hai xã hội, quốc gia, thời điểm khác nhau là vấn đề thách thức đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào Cụ thể, bộ luật
Ngự thành bại thức mục ra đời năm 1232 dưới sự chỉ đạo của dòng họ Nhiếp chính Hojo, chính quyền quân sự Kamakura Trong khi đó, bộ Quốc triều hình luật, hay đời sau còn gọi là Lê triều hình luật, lại được khởi thảo vào đầu triều Lê, hoàn thiện vào niên hiệu Hồng Đức thời Lê Thánh Tông (tại vị 1460-1497) và bổ sung liên tục qua các đời vua Lê tiếp sau Tuy nhiên, như đã trình bày trong Lời mở đầu của luận án, bên cạnh sự chênh lệch về niên đại, có nhiều yếu tố căn bản về nội dung có thể coi là tiền đề khả thi để so sánh
- Về mặt tổ chức chính quyền, Mạc phủ Kamakura và nhà Lê đều là những triều đại mới thành lập sau chiến tranh Mạc phủ Kamakura được gây dựng bởi Tướng quân Minamoto Yoritomo (nhậm chức Chinh di đại tướng quân năm 1192) kể từ chiến thắng trong sự phân tranh với dòng họ Taira năm
1185 151 Chính quyền nhà Lê được thành lập năm 1428 sau 10 năm kháng chiến (1418-1427) chống quân Minh xâm lược Như vậy, cả hai chính quyền đều được hình thành sau thắng lợi chiến tranh và buổi đầu còn mang đậm tính chất quân sự
- Những người đứng đầu hai chính quyền là những người đã lãnh đạo cuộc chiến tranh, hay nói cách khác, là các vị khai quốc công thần 152 Trong buổi đầu ổn định chính quyền, tình trạng phân chia phe phái trong nội bộ và sự chống đối của các tàn dư phe đối lập là những thách thức đối với chính quyền mới Ở Nhật Bản, sau ba đời Tướng quân kế nhiệm và loạn Thừa Cửu
(1221), tức là 36 năm sau, Mạc phủ mới bắt đầu đi vào ổn định Ở Việt Nam, đến khi vua Lê thứ năm là Lê Thánh Tông lên ngôi (1460), tức là khoảng 32 năm, sau những biến cố cung đình và sự “đấu tranh quyền lực” giữa các công thần 153 , con đường cai trị của các vị vua Lê mới trở nên hanh thông
151 Có nhiều ý kiến xung quanh về việc xác định thời điểm thành lập Mạc phủ Kamakura là năm 1185 hay
1192 Theo tôi, việc Minamoto Yoritomo được triều đình ban chức Chinh di đại tướng quân vào năm 1192 đã xác lập vị thế của một võ tướng địa phương và như thế đã tạo điều kiện cho Yoritomo hội tụ đầy đủ yếu tố
"danh chính ngôn thuận" để điều hành chính quyền quân sự của riêng mình
152 Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi xét thưởng quân công, hạng đệ nhất công thần là 52 người, hạng đệ nhị công thần là 72 người, hạng đệ tam công thần là 94 người, tất cả được mang quốc tính (theo Lê Quý Đôn (2007), Đại Việt thông sử, NXB Giáo dục, Hà Nội tr 73-74)
153 Cuộc "đảo chính" của Lạng sơn vương Lê Nghi Dân vào năm 1549 và "phản đảo chính" thắng lợi do hai công thần Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu đã mở đường cho sự lên ngôi của Lê Thánh Tông vào năm 1460
- Ngự thành bại thức mục và Quốc triều hình luật đã được hoàn thiện trong bối cảnh chính trị đó, góp phần không nhỏ trong việc ổn định và thúc đẩy nhà nước phong kiến phát triển Sau loạn Thừa Cửu và sự ra đời của bộ luật Ngự thành bại thức mục, Mạc phủ Kamakura đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trong quan hệ vừa hợp tác vừa kiềm chế triều đình của Thiên hoàng Còn nhà Lê dưới quyền cai trị của vua Lê Thánh Tông đã công bố nhiều bộ luật, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là Quốc triều hình luật Giai đoạn trị vì của Lê Thánh Tông được coi là thịnh trị nhất không chỉ của nhà Lê mà còn có vị trí nổi bật về xây dựng đất nước và phục hưng dân tộc trong lịch sử các vương triều phong kiến Việt Nam
- Về phương diện lịch sử pháp chế, chúng ta thấy có một số đặc điểm thú vị liên quan đến hai bộ luật này Thứ nhất, xin được bàn về đội ngũ soạn thảo văn bản luật Tại Nhật Bản thời cổ đại đã hình thành nhà nước luật lệnh với các bộ luật học tập hệ thống pháp luật nhà Đường và văn bản dưới luật là lệnh Vì vậy, trong danh sách 13 vị biên soạn và chế định bộ Ngự thành bại thức mục thì đa phần là các triều thần, quý tộc ủng hộ dòng họ Minamoto Dù phần lớn võ sĩ thời Kamakura xuất thân quý tộc, thậm chí là dòng dõi "trâm anh thế phiệt" nhưng để điển chế hóa những quy định mới rất cần những người am hiểu tri thức về luật học Ở chiều hướng ngược lại, Lê Thái Tổ sau khi lên ngôi đã bắt tay xây dựng chính quyền với các võ quan có quân công cao nhưng thiếu tri thức và kinh nghiệm điều hành, quản lý nhà nước Vì vậy, để ban hành các bộ luật nổi tiếng sau này, chắc hẳn từ đời Lê Thái Tổ đến Lê Thánh Tông (khoảng hơn 30 năm), các vị vua phải nhờ cậy đến các vị văn quan, trí thức chung sức trên sơ sở kế thừa và học tập luật pháp của các triều đại trước (xin được làm rõ hơn ở phần sau) Thứ hai, xét về mặt tổng thể hai bộ luật, tuy có nhiều điểm học tập luật pháp Trung Quốc thời Đường nhưng khi đi vào cụ thể, đặc biệt là những nội dung liên quan đến tài sản và thừa kế, lại có nhiều điểm mới lạ (phù hợp với bối cảnh của từng nước) và tiến bộ so với thời đại Có thể kể đến như vai trò cụ thể và nổi bật của cha mẹ trong việc định đoạt và phân chia tài sản cho con cái Thứ ba, về hình thức văn bản pháp lý, có sự khác biệt nhất định khi Ngự thành bại thức mục được một chính quyền chuyên biệt của võ sĩ ban hành nhằm bổ sung cho hệ thống luật pháp vốn có nhưng đang trở nên bất cập của triều đình; còn Quốc triều hình luật là bộ luật cấp quốc gia do triều đình Lê sơ ban hành
Tuy nhiên, xét về đối tượng điều chỉnh thì cả hai đều hướng đến tầng lớp có tài sản tư hữu, có vị trí cao trong xã hội Giai đoạn đầu, ảnh hưởng Ngự thành bại thức mục mới chỉ tác động đến võ sĩ ở miền Đông Nhật Bản, nhưng giai đoạn sau đã tác động tới cả võ sĩ ở vùng trung tâm và miền Tây Nhật Bản, cũng như can thiệp cả vào công việc của quý tộc và tăng lữ trong bối cảnh sức mạnh của Mạc phủ ngày càng được tăng cường
- Thời Hậu Lê bao gồm hai giai đoạn: Lê sơ (1428-1527) và Lê Trung Hưng (1593-1789), tức là từ TK XV đến TK XVIII Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Quốc triều hình luật, mà cụ thể là những điều khoản liên quan đến thừa kế tài sản trong các chương Điền sản, Hương hỏa đều được hoàn thiện vào giai đoạn niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) của Lê Thánh Tông Chính vì vậy, việc so sánh vấn đề thừa kế tài sản Ngự thành bại thức mục (có hiệu lực từ 1232 đến 1333) với Quốc triều hình luật thời Lê sơ (1428-1527) tuy không cùng thời nhưng khoảng cách thời gian không nhiều, cùng nằm trong thời trung thế, không có nhiều trở ngại về cách biệt thời gian
4.2.1 Thành viên gia đình trong quan hệ thừa kế tài sản
Cha - mẹ đối với con cái
Cha mẹ và con cái là mối quan hệ giữa hai thế hệ được gắn kết trên cơ sở huyết thống Hơn thế nữa, khi bước vào xã hội loài người có tổ chức, mối quan hệ đó được nâng tầm bởi quan hệ chi phối và lệ thuộc vào cơ sở kinh tế của gia đình đó Bên cạnh, những ràng buộc về mặt tinh thần, tư tưởng truyền thống đương nhiên cũng như hệ thống giáo lý của Nho giáo về chữ hiếu, ràng buộc về mặt kinh tế cũng là vấn đề hết sức quan trọng Cha mẹ là người chủ của gia đình dựa trên quyền lực là do họ sở hữu tài sản
Dựa trên uy quyền về cả tinh thần và vật chất như vậy, cha mẹ thống thuộc con cái bằng hình thức phân chia tài sản thừa kế Hình thức phân chia phổ biến nhất trong Quốc triều hình luật là lập chúc thư Tuy việc phân chia theo tỷ lệ ra sao đã có luật pháp quy định nhưng cha mẹ có thể dựa trên ứng xử của con cái có hiếu hay không mà định liệu nhiều hay ít Mặt khác, sau khi phân chia, tài sản của cha mẹ và của con là hai đối tượng riêng biệt, cha mẹ ít có quyền can thiệp vào tài sản của con cái Ví dụ, sau khi đã chia tài sản cho con, lợi dụng con còn nhỏ mà bán điền sản đó đi thì bị xử 50 roi (Điều 377)