Đối tượng có quyền và không có quyền thành lập doanh nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 17, Luật Doanh Nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp cụ thể theo Khoản 2, Điều 17, Luật doanh nghiệp 2020 quy định về Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của LuậtPhá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh; g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 19, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về “Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân”:
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2 Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Căn cứ theo Điều 20, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về “Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh”:
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
4 Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
5 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Căn cứ theo Điều 21, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về “Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn”:
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
4 Bản sao các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Căn cứ theo Điều 22, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về “Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần”:
1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
3 Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
4 Bản sao các giấy tờ sau đây: a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
2 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
4 Vốn điều lệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân
5 Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần
6 Thông tin đăng ký thuế
7 Số lượng lao động dự kiến
8 Họ tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh của công ty hợp danh
9 Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
Trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 26, Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định về Trình tự, thủ tục đăng“ ký doanh nghiệp”:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như trên
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Qua dịch vụ bưu chính;
Qua mạng thông tin điện tử
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp; Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 27, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về “Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”:
1 Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này; c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2 Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp TNHH
i Điều kiện về chủ sở hữu
Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định
“Điều kiện về chủ sở hữu”:
• Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.
• Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. ii Điều kiện về vốn: Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì vốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này. iii Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Căn cứ theo Điều 6 và Điều 7, Luật Đầu tư 2020 quy định “Điều kiện về ngành nghề kinh doanh”: a Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh
Pháp luật Việt Nam cấm kinh doanh các ngành nghề sau:
Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
Kinh doanh chất ma tuý;
Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;
Kinh doanh các loại pháo;
Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ; b Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì người quản lý, điều hành doanh nghiệp đối với (Công ty TNHH) phải có chứng chỉ hành nghề.
Pháp luật Việt Nam quy định các ngành nghề sau phải có chứng chỉ hành nghề:
Kinh doanh dịch vụ pháp lý; Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú ý;
Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán. iv Tên doanh nghiệp
Căn cứ Điều 37 và Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về “Tên doanh nghiệp” và “Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp”:
1 Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: a) Loại hình doanh nghiệp; b) Tên riêng.
2 Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc
“công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
3 Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ
F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4 Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Tên doanh nghiệp được đặt không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được đăng ký Đồng thời tên doanh nghiệp phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng
Ví dụ: “CÔNG TY TNHH ABC “Loại hình là: “TNHH”, Tên riêng là:
“ABC” Tên công ty không được trùng lặp với tên công ty đã có trước đó (Áp dụng trên toàn quốc). v Có trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp
Căn cứ theo Điều 42, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về “Trụ sở chính của doanh nghiệp”:
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2,… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh vi Có hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp lệ
Căn cứ theo Điều 21, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về “Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH”:
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (theo mẫu quy định) (1 bản);
Dự thảo điều lệ công ty TNHH 1 thành viên (Người đại diện pháp luật ký nháy từng trang) (1 bản);
Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật công ty (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (theo mẫu qui định) (1 bản)
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh do đại diện pháp luật công ty ký (1 bản);
Dự thảo điều lệ công ty được tất cả các thành viên và người đại diện theo pháp luật ký từng trang (1 bản);
Danh sách thành viên (1 bản);
Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên (đối với thành viên là cá nhân) (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT (số lượng 1 bộ) Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. vii Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh
• Lệ phí nộp hồ sơ vào sở KHĐT: 200.000 đ
• Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty: 300.000 đ viii Hồ sơ thủ tục thành lập công ty sẽ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoặc đầu tư cấp tỉnh.
Điều kiện sản xuất và kinh doanh phân bón
i Điều kiện sản xuất phân bón
Tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 41, Luật Trồng trọt 2018 quy định: Điều 41 Điều kiện sản xuất phân bón
1 Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
2 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm: a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất; b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón; c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất; d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng; đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.”.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp nếu muốn sản xuất phân bón thì cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón Để được cấp Giấy chứng nhận thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện ở Khoản 2, Điều 41, Luật Trồng trọt năm 2018 và được cụ thể hóa tại Điều 12, Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón như sau: Điều 12 Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón
1 Điểm a, khoản 2, Điều 41, Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.
2 Điểm b, khoản 2, Điều 41, Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuât từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3 Điểm c, khoản 2, Điều 41, Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.
4 Điểm d, khoản 2, Điều 41, Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau: Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.”.
Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP như sau:
PHỤ LỤC II: DÂY CHUYỀN, MÁY MÓC, THIẾT BỊ SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón theo điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Trồng trọt được quy định cụ thể như sau:
1 Sản suất phân bón dạng rắn (bột, hạt, viên) phải có băng tải (trừ dây chuyền có công suất sản xuất < 1.000 tấn/năm) để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn hoặc từ máy trộn đến thùng chứa thành phẩm Sản xuất phân bón theo quy trình công nghệ phối trộn phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu hoặc bán thành phẩm để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng Sản xuất phân bón dạng hạt, viên theo quy trình công nghệ tạo hạt, viên từ nguyên liệu rời phải có máy, thiết bị tạo hạt, ép viên Sản xuất phân bón dạng bột phải có máy nghiền hoặc máy sàng nguyên liệu.
2 Sản xuất phân bón dạng lỏng phải có thùng chứa nguyên liệu và bán thành phẩm, hệ thống thùng quay hoặc khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén để phối trộn, tạo sản phẩm cuối cùng; phải có hệ thống đường ống, máy bơm trong dây chuyền để vận chuyển nguyên liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.
3 Sản suất loại phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có máy, thiết bị sấy trong dây chuyền sản xuất Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm.
4 Có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường để kiểm soát khối lượng hoặc thể tích nguyên liệu, thành phẩm.
5 Cơ sở tự sản xuất chủng men giống để sản xuất các loại phân bón chứa vi sinh vật phải có các thiết bị tạo môi trường, nuôi cấy và bảo quản vi sinh vật.
6 Cơ sở tự thủy phân nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón chứa chất sinh học phải có thiết bị thủy phân đảm bảo an toàn và thiết bị để kiểm soát môi trường thủy phân phù hợp với quy trình sản xuất. ii Điều kiện kinh doanh phân bón
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 42, Luật Trồng trọt 2018 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2020) và Điều 19 Nghị định 108/2017/NĐ-CP thì điều kiện buôn bán phân bón được quy định cụ thể như sau:
1 Tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón; trường hợp buôn bán phân bón do mình sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
2 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
Điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Doanh nghiệp phải tuân theo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013; Nghị định 123/2018/NĐ-CP; Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT; Quyết định 2655/QĐ- BNN-PC năm 2016 i Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 và các điều kiện chi tiết sau:
Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật
Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
Hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; QCVN19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ vàQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp
Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng
Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp. ii Điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63, Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:
Điều kiê ‹n nhân lực: Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
Điều kiê ‹n địa điểm: Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
Điều kiê ‹n kho thuốc bảo vệ thực vật: Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển; Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
Điều kiện sản xuất và kinh doanh thuốc thú y
Căn cứ: Luật Thú y 2015; Nghị định số 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y; Nghị định số 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung; Thông tư số 13/2016/TT- BNNPTNT; Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT. i Điều kiện sản xuất thuốc thú y
Phạm vi hoạt động sản xuất thuốc thú y, bao gồm: sản xuất, gia công, san chia đóng gói thuốc thú y Căn cứ theo Điều 90, Mục 3, Chương V, Luật thú y 2015, quy định về “Điều kiện sản xuất thuốc thú y” như sau:
1 Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2 Có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc bảo đảm diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường;
3 Có trang thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất, kiểm tra chất lượng đối với từng loại thuốc thú y;
4 Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
5 Người trực tiếp quản lý sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y về sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y;
6 Người trực tiếp sản xuất thuốc thú y phải được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp;
7 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y.
Căn cứ theo Điều 12, Mục 4, Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định điều kiện chung sản xuất thuốc thú y như sau: Điều 12 Điều kiện chung sản xuất thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân sản xuất thuốc thú y phải thực hiện theo quy định tại Điều
90 của Luật thú y 2015; pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; pháp luật về bảo vệ môi trường; pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và đáp ứng các điều kiện sau đây:
Phải cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, bệnh viện, bệnh xá thú y, cơ sở chẩn đoán bệnh động vật, các nguồn gây ô nhiễm khác;
2 Nhà xưởng a) Phải có thiết kế phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất, tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác; có vị trí ngăn cách các nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; c) Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh; c) Có hệ thống cấp và xử lý nước, khí bảo đảm cho sản xuất; có hệ thống thoát nước, xử lý nước, khí thải, chất thải;
3 Kho chứa đựng nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm: có diện tích phù hợp với quy mô sản xuất và bảo đảm các Điều kiện sau đây: a) Có kho riêng để bảo quản nguyên liệu, phụ liệu, thuốc thành phẩm; b) Có kho riêng bên ngoài để bảo quản dung môi và nguyên liệu dễ cháy nổ; c) Tránh sự xâm nhập của các loại côn trùng và động vật khác d) Nền nhà không ngấm nước, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; tường, trần được làm bằng vật liệu bền, chắc, dễ vệ sinh; e) Có giá, kệ để nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm; có thiết bị, phương tiện để bảo đảm Điều kiện bảo quản.
4 Trang thiết bị, dụng cụ: phải được bố trí, lắp đặt phù hợp với quy mô và loại thuốc sản xuất; có hướng dẫn vận hành; có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng; có quy trình vệ sinh và bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh, không gây nhiễm hoặc nhiễm chéo giữa các sản phẩm.
5 Kiểm tra chất lượng thuốc thú y: a) Khu vực kiểm tra chất lượng phải tách biệt với khu vực sản xuất; được bố trí phù hợp để tránh nhiễm chéo; các khu vực tiến hành phép thử sinh học, vi sinh; b) Mẫu, chất chuẩn phải được bảo quản tại khu vực riêng, bảo đảm Điều kiện bảo quản; c) Phải có trang thiết bị phù hợp.” ii Điều kiện để kinh doanh thuốc thú y
Căn cứ theo Điều 92, Mục 3, Chương V “Quản lý thuốc thú y”, Luật thú y
2015, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc thú y phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1 Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
2 Có địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp;
3 Người quản lý, người trực tiếp bán thuốc thú y phải có Chứng chỉ hành nghề thú y:
4 Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.”
Căn cứ theo Điều 17, Mục 4, Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định điều kiện buôn bán thuốc thú y như sau: Điều 17 Điều kiện buôn bán thuốc thú y
Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y phải theo quy định tại Điều 92 của
Luật thú y và đáp ứng các Điều kiện sau đây:
1 Có đủ quầy, tủ, giá kệ để chứa, đựng và trưng bày sản phẩm phải đảm bảo chắc chắn, dễ vệ sinh và tránh được những tác động bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, nấm mốc, động vật gặm nhấm và côn trùng gây hại.
2 Có trang thiết bị để bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn của sản phẩm; có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi điều kiện bảo quản sản phẩm Đối với cơ sở buôn bán vắc xin, chế phẩm sinh học phải có tủ lạnh, tủ mát hoặc kho lạnh; có nhiệt kế để kiểm tra điều kiện bảo quản; có máy phát điện dự phòng, vật dụng, phương tiện vận chuyển phân phối vắc xin bảo đảm điều kiện bảo quản ghi trên nhãn sản phẩm.”
Căn cứ vào các điều kiện nêu trên: Công ty TNHH mà ABC dự định góp vốn thành lập chưa đủ điều kiện để thành lập công ty TNHH sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón và thuốc thú y Vì Công ty TNHH mà ABC dự định góp vốn thành lập:
Chưa chỉ rõ các thành viên A, B, C thỏa mãn yêu cầu về chủ sở hữu của công ty TNHH theo quy định của pháp luật.
Chưa có tên công ty.
Chưa có địa điểm cụ thể của công ty mà mới chỉ dự định đặt công ty ở Cầu Giấy - Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh của công ty đã đúng quy định của pháp luật và số vốn điều lệ đã hợp pháp nhưng việc phân chia số vốn điều lệ lại chưa được làm rõ
Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các thành viên (đối với thành viên là cá nhân) (CMND công chứng chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND chưa quá 15 năm);
Sau khi soạn thảo xong hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT (số lượng 1 bộ) Sau 3-5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ sở KHĐT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. vii Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh
• Lệ phí nộp hồ sơ vào sở KHĐT: 200.000 đ
• Lệ phí đăng bố cáo thành lập công ty: 300.000 đ viii Hồ sơ thủ tục thành lập công ty sẽ được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoặc đầu tư cấp tỉnh
2.1.2 Điều kiện sản xuất và kinh doanh phân bón i Điều kiện sản xuất phân bón Điều 41 Điều kiện sản xuất phân bón
1 Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
2 Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bao gồm: a) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất; b) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón; c) Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất; d) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành về quản lý chất lượng; đ) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; e) Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.”.
Câu 2: Rà soát thủ tục pháp lý
Hồ sơ đăng ký công ty TNHH
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định tại Điều 22, Nghị định 78/2015/NĐ-CP và Điều 21, Luật Doanh
Nghiệp 2020 Hồ sơ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký công ty
Tên doanh nghiệp: tuân theo Điều 37 và 38 Luật Doanh nghiêp 2020; không được trùng hay nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc (Tên doanh nghiệp nên được kiểm chứng tại trang web https://dangkykinhdoanh.gov.vn trước khi đăng ký)
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp: đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y
Thông tin đăng ký thuế
Số lượng lao động dự kiến
Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, thông tin giấy tờ pháp lý của cá nhân của người đại diện theo pháp luật
Điều lệ của công ty trách ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Tên công ty: tuân theo Điều 37 và 38 Luật Doanh nghiêp 2020; không được trùng hay nhầm lẫn với doanh nghiệp khác, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Địa chỉ trụ sở chính của công ty: đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính (cụ thể bao gồm tên số nhà, tên ngách/ hẻm/ ngõ phố, phố/ đường/ thôn/ xóm/ ấp/, xã/ phường, quận Cầu Giấy, Hà Nội); có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y
Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của chủ sở hữu công ty, thành viên
Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành
Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý;
Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật