Giới thiệu công ty cổ phần Khí Việt Nam (GAS)
Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: TỔNG CÔNG TY KHÍ VIỆT NAM - CTCP
Tên Tiếng Anh: PETROVIETNAM GAS JOINT STOCK CORPORATION
Trụ sở chính: PV tower 673 Nguyễn Hữu Thọ, Phước kiến, Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh Lĩnh vực kinh doanh: công nghiệp khí
Đặc điểm ngành nghề
Khí công nghiệp là loại nguyên liệu được sản xuất để sử dụng trong Công nghiệp Ngành công nghiệp sản xuất ra khí này được gọi là ngành công nghiệp khí công nghiệp Cũng bao gồm cung cấp thiết bị và công nghệ để sản xuất và sử dụng khí Sản xuất khí công nghiệp là một phần của ngành công nghiệp hóa chất Các loại khí công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau Bao gồm các ngành công nghiệp nặng như dầu khí, hoá dầu, hóa chất, điện, khai thác mỏ, luyện kim, kim loại Và cũng được sử dụng trong các ngành dược phẩm, công nghệ sinh học, thực phẩm, nước, phân bón, điện hạt nhân, điện tử, hàng không vũ trụ, phân tích thí nghiệm, kiểm nghiệm môi trường…
Quan điểm chủ đạo phát triển ngành Công nghiệp khí Việt Nam Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững tổng thể kinh tế - xã hội quốc gia, việc phát triển nguồn năng lượng bền vững là yêu cầu vô cùng quan trọng Ngày 11-2-2020, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết đưa ra mục tiêu “Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững…; xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
Trong đó, quan điểm phát triển chủ đạo đối với ngành Công nghiệp Khí là: “Phát triển ngành Công nghiệp khí Việt Nam đồng bộ trong tất cả các khâu”; “ưu tiên khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng sạch”; “ưu tiên phát triển điện khí”; “Chú trọng phát triển nhanh nhiệt điện khí sử dụng LNG, đưa điện khí trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, hỗ trợ điều tiết hệ thống”; “Tiếp tục thu hút đầu tư trong lọc hóa dầu theo hướng chế biến sâu…”; “Xây dựng chính sách thuế các-bon”,… đã vạch ra hướng
5 đi và tạo hành lang thúc đẩy ngành Công nghiệp khí nhanh chóng phát triển thành nguồn năng lượng quan trọng của quốc gia.
Vị thế công ty
PV Gas là nhà cung cấp khí khô duy nhất tại Việt Nam: với lợi thế là thành viên của PVN, PV Gas có toàn quyền khai thác, phân phối khí và các sản phẩm khí từ các mỏ dầu khí do PVN sở hữu hoặc liên doanh Bên cạnh đó, PV Gas với hơn 20 năm hình thành và phát triển, đã đầu tư xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng công trình khí, từ khâu thu gom, vận chuyển, chế biến, phân phối khí và các sản phẩm khí với công nghệ hiện đại được quản lý và vận hành theo chuẩn quốc tế và vẫn đang tiếp tục được đầu tư mở rộng phục vụ sản xuất kinh doanh Ngoài ra, PV Gas cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tế quý giá về xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa an toàn, liên tục, hiệu quả các công trình khí, đồng thời xây dựng được một đội ngũ nhân viên vận hành, quản lý chuyên nghiệp, chuyên môn cao Với những đặc trưng đó, PV Gas trở thành Công ty khí hàng đầu Việt Nam, hoạt động đơn lẻ trong ngành
Trải qua hành trình hơn 30 năm hình thành và phát triển, không ngừng chuyển mình, nâng tầm vị trí chủ lực trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV GAS đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với nhiều con số ấn tượng: vận chuyển và cung cấp khoảng 8-9 tỷ m3 khí/năm làm nguồn nguyên nhiên liệu để sản xuất gần 15% sản lượng Điện, 70% nhu cầu Đạm cả nước và nhiên liệu cho nhiều khu công nghiệp Kinh doanh gần
2 triệu tấn LPG/năm, chiếm lĩnh gần 70% thị phần toàn quốc, trong đó chiếm 80% thị phần miền Nam, 57% thị phần miền Bắc và 64% thị phần miền Trung Kinh doanh khoảng 90 nghìn tấn Condensate/năm Doanh thu đạt trên 4 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 600 triệu USD với tổng tài sản khoảng 3,8 tỷ USD.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính của GAS là CTCP Dầu khí An Pha Sài Gòn Công ty Cổ phần Dầu khí Anpha SG là một trong những Công ty có qui mô lớn trong lĩnh vực kinh doanh khí hoá lỏng ở Việt Nam Tiền thân của CTCP Dầu khí An Pha Sài Gòn là Công ty TNHH DV-TM Gia Đình được thành lập tháng 04/1999-Tháng 4/2004 CTy chính thức hoạt động dưới hình thức CTCP Với mục tiêu của Công ty là trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực phân phối Gas
APS xây dựng hệ thống gần như khép kín và đang là công ty Gas duy nhất có một hệ thống hoàn chỉnh từ việc nhập khẩu, vận tải, tồn trữ đến phân phối bán buôn, bán lẻ
6 trên địa bàn toàn quốc với qui mô lớn Đội tàu khí hoá lỏng gồm 04 chiếc đứng trong top 3 Công ty có số lượng tàu và tải trọng lớn Là một trong bốn Công ty có hệ thống kho chứa LPG đầu mối ở cả 2 miền Nam Bắc Với 03 Công ty con tham gia thị trường Gas dân dụng, Anpha Petrol có một thị phần Gas dân dụng đang phát triển rất tốt Ở miền Bắc với thương hiệu Giadinh Gas chiếm khoảng 10% thị phần, nằm trong top 5 Công ty có thị phần bán lẻ lớn nhất miền Bắc Ở Miền Nam với thương hiệu Giadinh Gas và JP Gas chiếm khoảng 4% thị phần, nằm trong top 10 Công ty Gas có thị phần Gas lớn nhất miền Nam Công ty là một đối tác có uy tín của các Công ty Gas lớn trong nước Công ty cũng là đối tác thương mại có uy tín của các tập đoàn năng lượng lớn ở khu vực và Châu Á.
Phân tích các tỉ số tài chính
Tỷ số thanh toán
Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn
II.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Thông số này cho biết khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương quan với các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (lần)
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (lần)Linear (Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (lần))
Bảng II-I HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN THỜI
Nhận xét: Trong giai đoạn 2017-2020 tương đối ổn định với mức độ thay đổi thấp, nợ ngắn hạn giảm Giai đoạn 2019-2021, hệ số khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng giảm (từ 1.03 còn 0.64) chủ yếu do nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tài sản ngắn hạn Điều đó cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong giai đoạn này Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 cho thấy GAS có khả năng cao sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn và GAS có thể đảm bảo chi trả các khoản nợ cao và rủi ro phá sản của doanh nghiệp thấp Hệ số thanh toán hiện thời tăng giảm thất thường nhưng với mức ổn định tương đối và cao so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành khí đốt nên vị thế thanh toán của công ty tương đối tốt
Giải thích: Trong bối cảnh không thuận lợi từ việc giá dầu suy giảm kéo dài, tác động mạnh tới mọi mặt hoạt động, nhưng doanh nghiệp GAS thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp ở mức độ ổn định từ 2018-2020 (3.46 – 4.2) Vào năm 2020, làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trong nước từ cuối tháng 4/2021, diễn biến phức tạp và kéo dài đã gây tác động tiêu cực đến đến hoạt động SXKD và đầu tư tại PV GAS nên tại thời điểm này công ty gặp một số khó khăn do khách hàng dừng hoặc giảm sản xuất, họat động cầm chừng Đến năm 2021 nợ ngắn hạn của công ty tăng lên, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hệ số khả năng thanh toán hiện thời giảm sâu xuống còn 3.1
II.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tổng tài sản lưu động − Hàng tồn kho
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Bảng II-II HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH
Nhận xét: Các chỉ số các năm tương đối cao chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán và tính thanh khoản của công ty cao Hệ số khả năng thanh toán nhanh của GAS thường xuyên biến động qua các năm, nhất là trong giai đoạn 2019-2021, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2021 (2.9) cho thấy giai đoạn này công ty đang gặp khó khăn cho việc chi trả so với các năm trước đó (2017-2020)
Giải thích: Chỉ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tương đối cao do hàng tồn kho chiếm tỉ trọng thấp so với tổng tài sản ngắn hạn do nhu cầu thiết yếu của khách hàng đối với nhiên liệu, sản phẩm khí của doanh nghiệp Đến năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid vừa qua, các khách hàng hoạt động cầm chừng, nhu cầu nhiên liệu sụt giảm, dẫn đến hàng tồn kho và nợ ngắn hạn tăng lên cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc chi trả và khôi phục lại
II.1.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần)Linear (Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần))
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần)
Bảng II-III HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỨC THỜI
Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của GAS biến đổi thất thường, giảm qua các năm từ 1.24 xuống 0.32 Có thể thấy công ty GAS có ít khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền, đặc biệt là năm 2021 hệ số khả năng thanh toán giảm mạnh còn 0.32 Giai đoạn 2017-
2018, hệ só khả năng thanh toán tức thời giảm mạnh (1.24-0.47), chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh trong khi nợ ngắn hạn tăng lên
Giải thích: Trong giai đoạn 2017-2021, trong cơ cấu tài sản hàng tồn kho chiếm tỉ trọng khá lớn mà tiền và các khoản tương đương tiền có xu hưởng giảm qua các năm, nợ ngắn hạn tăng từ 2017-2018 và 2021 dẫn đến hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm Trong năm 2020, chỉ số tăng lên so với năm 2019 do tiền và các khoản tương đương tiền tăng và nợ ngắn hạn giảm Tuy nhiên, năm 2021 trong bối cảnh dịch covid hoành hành, huy động khí cho phát điện sụt giảm nghiêm trọng dẫn đến nợ ngắn hạn của công ty tăng cao trong khi tiền và các khoản tương đương tiền sấp xỉ năm 2020 tạo ra khó khăn lớn cho doanh nghiệp ở thời điểm này, công ty đã tháo gỡ khó khăn, và đề ra nhiều phương án khắc phục cho năm tới
PV GAS đang gặp những khó khăn nhất định do ảnh hưởng trực tiếp từ việc suy giảm nhu cầu tiêu thụ và biến động giá khí Trong điều kiện hiện tại, nhu cầu tiêu thụ khí từ
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần)Linear (Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần))
10 khu vực công nghiệp (điện, đạm, chế biến…) và dân cư đều tăng trưởng chậm và không loại trừ khả năng tiếp tục suy giảm nhẹ Trong giai đoạn 2017-2021, cả 3 hệ số đều biến động, tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh thanh toán nhanh biến động không đáng kể Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bới các yếu tố khách quan, nhưng nhìn chung tương đối ổn định, đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn và duy trì được công ty qua khỏi giai đoạn khó khăn, giữ vững vị thế so với các đối thủ cạnh tranh, và tài chính cũng như khả năng thanh toán của công ty được dự đoán sẽ phục hồi trong tương lai
II.1.4 So sánh với đối thủ cạnh tranh ASP
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
GAS ASP GAS ASP GAS ASP
Bảng II-IV SO SÁNH VỀ HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Nhận xét: Nhìn chung có sự chênh lệch rõ rệt giữa các hệ số khả năng thanh toán của
GAS và ASP từ 2017-2021 Tất cả các hệ số của ASP đều thấp hơn so với GAS cho thấy GAS có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh cao hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh của mình Năm 2021, trong khi khả năng thanh toán của ASP có tín hiệu khả quan hơn thì GAS có phần hơi thụt lùi.
Các tỷ số cấu trúc tài chính
II.2.1 Hệ số nợ tổng quát
Hệ số nợ tổng quát = Tổng nợ
Hệ số nợ tổng quát
Bảng II-V HỆ SỐ NỢ TỔNG QUÁT
Nhận xét: Hệ số nợ tổng quát từ năm 2017–2021 của GAS tương đối ổn định trong mức 0.2–0.34 nằm trong mức an toàn Điều này cho thấy GAS có rủi ro tài chính thấp, tầm 20%-34% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các khoản nợ
Giải thích: Trong giai đoạn 2017–2020, PV GAS quyết liệt triển khai công tác đầu tư xây dựng, giải ngân nguồn vốn vay để hoàn thành 7 dự án lớn, quan trọng, có tính chất kỹ thuật tự chủ cao: cấp bù khí ẩm Nam Côn Sơn cho GPP Dinh Cố năm 2016, Nam Côn Sơn 2 giai đoạn 1 năm 2017, GPP Cà Mau năm 2017, nâng cao hệ số thu hồi LPG tại GPP Dinh Cố năm 2018, Đường ống bờ/biển và các trạm thuộc dự án Nam Côn Sơn 2- giai đoạn 2, Đường ống dẫn khí Sao Vàng- Đại Nguyệt, Cải hoán nâng cấp GPP Dinh Cố để tiếp nhận khí Nam Côn Sơn 2 Trong khoảng 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu tác động từ dịch COVID, kết quả giải ngân của PV GAS đạt mức tốt cho công tác đầu tư xây dựng
II.2.2 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Hệ số nợ tổng quátLinear (Column2)
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Bảng II-VI HỆ SỐ NỢ TRÊN VỐN CHỦ SỠ HỮU
Nhận xét: Trong khoảng thời gian từ 2017 – 2020, hệ số nợ trên VCSH giảm dần và luôn duy trì ở mức thấp nhưng đến năm 2021, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng gần 82% so với năm 2020
Giải thích: Năm 2021, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng đột ngột do PV GAS đẩy mạnh giải ngân vốn vay từ các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn để phục vụ cho việc xây dựng các dự án trong điểm như đường ống Nam Côn Sơn 2- Giai đoạn 2, Đường ống thu gom và vận chuyển khí Sao Vàng- Đại Nguyệt và dự án Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải
II.2.3 Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu (%)
Bảng II-VII HỆ SỐ NHÂN VỐN CHỦ SỠ HỮU
Nhận xét: Hệ số nhân vốn chủ sở hữu giảm dần từ năm 2017 đến năm 2019 và tăng dần từ 2019 đến năm 2021 Điều này cho thấy khả năng tự chủ tài chính của doanh
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Linear (Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu)
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Linear (Hệ số nhân vốn chủ sở hữu)
13 nghiệp ở mức tốt tuy con số vẫn còn lớn hơn 1, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của công ty tăng nhẹ, tỷ trọng Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu cũng tăng
Giải thích: Trong giai đoạn này PV GAS giải ngân liên tục để đầu tư xây dựng các dự án quan trọng có tính chất kỹ thuật tự chủ cao, nên nợ tài trợ cho tài sản gia tăng nhanh nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn tốc độ tăng của VCSH nên hệ số nhân VCSH có xu hướng giảm từ năm 2017– 2019, trong 2 năm tiếp theo nợ từ giải ngân tăng vọt nên hệ số này có xu hướng tăng
II.2.4 Hệ số nợ dài hạn hạn trên VCSH
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH = Nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH
Bảng II-VIII HỆ SỐ NỢ DÀI HẠN TRÊN VỐN CHỦ SỠ HỮU
Nhận xét: Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm mạnh từ 0,18
(năm 2017) chỉ còn 0,05 vào năm 2019 cho thấy nợ dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ, tuy nhiên đến năm 2020 thì tăng lên 0,08 và năm 2021 thì tăng mạnh lên 0,19 làm rủi to về mặt tài chính tăng lên
Giải thích: Năm 2018 nợ dài hạn giảm khá nhiều so với năm 2017 vì PV GAS đã chủ động trả nợ trước hạn một số khoản vay để tối ưu hóa nguồn vốn Việc tái cơ cấu các khoản nợ vay dài hạn là giải pháp giúp PV GAS tiết kiệm chi phí lãi vay Việc chuyển dịch theo chiều hướng giảm mạnh nợ dài hạn chứng tỏ diễn biến tài chính an toàn, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp thiếu dự án đầu tư khả thi có thể tạo thu nhập trong tương lai Đến năm 2021, PV GAS thực hiện chiến lược đẩy mạnh vay nợ để đầu tư
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH
Linear (Hệ số nợ dài hạn trên VCSH)
14 vào các dự án lớn, quan trọng, giá trị nợ vay dài hạn lớn nhất đến từ Mizuho Bank, BIDV, VCB, etc…
II.2.5 Kết luận tình hình tài chính:
Các tỷ số cấu trúc tài chính cho thấy PV GAS có mức độ độc lập về tài chính cao, doanh nghiệp luôn duy trì cơ cấu nguồn vốn ổn định và vững mạnh, giữ mức rủi ro tài chính thấp, GAS sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn là nợ để dễ dàng kiểm soát, tránh việc đánh mất khả năng thanh toán Tuy nhiên doanh nghiệp chưa tối đa hóa hiệu quả trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
II.2.6 So sánh với đối thủ cạnh tranh ASP
Hệ số nợ tổng quát
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ dài hạn trên VCSH
GAS ASP GAS ASP GAS ASP GAS ASP
Bảng II-IX SO SÁNH VỀ CÁC TỶ SỐ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Hệ số nợ tổng quát của ASP cao hơn rất nhiều so với GAS khi mà trong khoảng thời gian từ năm 2017-2021, GAS đã giữ cho các khoản nợ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng tài sản (20%-34%) Ở phía ASP, các khoản nợ lại chiếm tới 69%- 76% trong đó, phần lớn tài sản là nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của ASP lớn hơn rất nhiều so với GAS trong năm 2016 (2,17> 0,43) cho thấy ASP có nguồn tài trợ hầu hết đến nợ và nợ chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với VCSH Trong giai đoạn 2016-2017, ASP có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao gấp 6 lần so với GAS nhưng đến năm 2018 thì sự chênh lệch này đã lên tới 9 lần
Hệ số nhân vốn chủ sở hữu của của ASP khá cao, trong năm 2016 cao hơn GAS 2,2 lần và con số này tăng dần qua các năm, đến năm 2021 thì hệ số nhân VCSH của ASP
15 cao hơn GAS là 2,7 lần Con số này cho thấy GAS có mức độ độc lập về tài chính tốt hơn ASP
Hệ số nợ dài hạn của GAS là rất thấp nhưng của ASP thì lại khá cao GAS không sử dụng quá nhiều các khoản nợ phải trả dài hạn, trong khi đó thì nợ dài hạn lại chiếm tỷ trọng khá cao trong vốn chủ sở hữu của ASP.
Tỷ số sử dụng các nguồn lực kinh doanh
II.3.1 Số vòng quay vốn lưu động
Công thức số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kì
Vốn lưu động bình quân đầu kỳ
Vốn lưu động bình quân cuối kì
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu động
Bảng II-X SỐ VÒNG QUAY VỐN LƯU ĐỘNG
Số vòng quay vốn lưu động (vòng)Linear (Số vòng quay vốn lưu động (vòng))
Nhận xét: Số vòng quay vốn lưu động biến động qua các năm, số vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng lên từ năm 2017– 2018 (2.51 – 2.68), sau đó giảm qua các năm
2019 và 2020 (2.68 – 2.08), nhưng lại tăng lên vào năm 2021 (2.45), nhưng nhìn chung thì mức độ tăng giảm của số vòng quay không quá chênh lệch
Giải thích: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm của doanh nghiệp có thể được giải thích bởi khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa được tốt, còn nhiều tình trạng nợ quá hạn, một phần sản lượng tồn kho của doanh nghiệp nhiều và doanh thu cũng có lúc giảm sút nhiều (ví dụ năm 2020 giảm còn 64,134,965 triệu đồng) Giai đoạn năm
2020, tình trạng dịnh bệnh Covid-19 diễn ra căng thẳng làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm một cách đáng kể, sản lượng hàng hóa của doanh nghiệp bị ứ động cũng như các khoản nợ phải thu từ các công ty con cũng như các nguồn vay cũng khó thu hồi Công ty cần có những biện pháp để cải thiện chính sách thu hồi nợ cũng như quản lí hàng tồn kho chặt chẽ hơn, và cần những phương pháp để gia tăng doanh thu
II.3.2 Số vòng quay khoản phải thu
Công thức số vòng quay khoản phải thu = doanh thu thuần các khoản bình quân phải thu
Phải thu ngắn hạn đầu kỳ
Phải thu ngắn hạn cuối kỳ
Phải thu ngắn hạn bình quân
Số vòng quay khoản phải thu
Bảng II-XI SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU
Nhận xét: Số vòng quay khoản phải thu tăng vừa phải từ năm 2017–2018 (6.16 – 7.8), sau đó giảm mạnh từ năm 2018–2021 (7.29 – 5.82) => Cho thấy tốc độ thu hồi nợ của công ty đang có sự giảm nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu thành tiền mặt thấp
Chính sách tín dụng của doanh nghiệp đưa ra chưa thực sự hiệu quả Theo kiểm toán nhà nước PVGAS được KTNN xác định đã quản lý nợ chưa chặt chẽ khi còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn Cụ thể, Công ty mẹ PVGAS có số nợ phát sinh quá hạn là 568,78 tỷ đồng Vào giai đoạn năm 2020-2021 thì tình hình dịch bệnh Covid-19 căng thẳng làm cho nền kinh tế Việt Nam giảm sút đáng kể, do đó các tổ chức mua hàng của PV cũng sẽ gặp các vấn đề về doanh thu và tài chính nên vấn đề thu hồi nợ khó hơn là chuyện không thể tránh khỏi, chưa kể có những khách hàng có thể bị phá sản và công ty không thể thu hồi nợ 100% Công ty cần phải xem xét lại chính sách tín dụng hiện tại của công ty và quan tâm tới khách hàng một cách thực tế từ đó có thể tăng doanh thu cho doanh nghiệp
II.3.3 Số vòng quay hàng tồn kho
Công thức số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số vòng quay khoản phải thu (vòng)Linear (Số vòng quay khoản phải thu (vòng))
Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ
Hàng tồn kho bình quân cuối kỳ
Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng II-XII SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO
Nhận xét: Số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2017-2018
(33.62-32.35), sau đó tăng vào năm 2019 (32.98) nhưng phần tăng cũng không đáng kể, sau đó giảm tiếp vào 2020 (32.58) và giảm mạnh vào năm 2021 (26.51)
Giải thích: Có thể thấy đây là tập đoàn công ty kinh doanh về ngành Gas nên sản lượng dự trữ nhiều hơn để có thể cung cấp kịp thời khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, do đó không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình tài chính của công ty Và trong giai đoạn 2020-2021 tình hình dịch bệnh đang căng thẳng do đó nhu cầu sử dụng hàng hóa cũng giảm sút khiến cho sản lượng tồn kho trong giai đoạn này tăng cao do không bán được Công ty nên giám sát chặt chẽ và cân nhắc các biện pháp quản lý sản lượng tồn kho để tránh sự ứ động hàng tồn kho quá nhiều làm giảm tình hình tài chính của công ty
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)Linear (Số vòng quay hàng tồn kho (vòng))
II.3.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Công thức hiệu suất sử dụng tài sản cố định = doanh thu tổng tài sản cố định bình quân
Tài sản cố định đầu kỳ
Tài sản cố định cuối kỳ
Giá trị tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng II-XIII HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Nhận xét: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng tăng từ năm 2017–2018 (3.96–4.45), sau đó giảm mạnh vào năm 2019–2020 (4.35–3.6) và có xu hướng tăng lên vào năm 2021 (4.17) Hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến động, nhưng nhìn chung thì vẫn chưa thực sự có hiệu quả cao
Giải thích: Khả năng tạo doanh thu từ tài sản của PVGAS có xu hướng tăng đều qua các năm, chỉ có năm 2020 tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng, do đó các chỉ tiêu doanh thu cũng khiêm tốn và cũng vào năm 2020, số tiền phải chi trả cho
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (lần)Linear (Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (lần))
20 tài sản cố định khá lớn vào khoảng 5,324.3 tỷ đồng, vấn đề đó cũng góp phần làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm sút, nhưng sau đó doanh thu của doanh nghiệp đã tăng một cách đáng kể vào năm 2021 và hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng
II.3.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu
Tổng tài sản bình quân
Tổng tài sản đầu kỳ
Tổng tài sản cuối kỳ
Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Bảng II-XIV HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TỔNG TÀI SẢN
Nhận xét: Hệ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản biến động nhiều qua các năm Giai đoạn ở năm 2017-2018 hệ số tăng lên cao nhất trong giai đoạn 5 năm (đạt 1.21) Từ năm 2018-2020, hiệu suất sử dụng tài sản giảm dần ở mỗi năm, xuống thấp nhất là 1.02 ở năm 2020 Tuy nhiên trong năm 2021, hệ số trên có dấu hiệu tăng trưởng trở lại Nhìn chung việc sử dụng hiệu quả tài sản của công ty vào các hoạt động kinh doanh có xu hướng ngày càng kém đi
Giải thích: Giá trị tài sản bình quân trong kỳ trong 5 năm luôn tăng có thể do công ty đang trong thời kỳ đẩy mạnh công tác đầu tư, bên cạnh đó còn có những năm PV Gas dự trữ lượng lớn hàng tồn kho
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Trong năm 2017-2018, giá dầu thế giới và trong nước luôn duy trì ở mức cao giúp cho doanh thu thuần của công ty tăng ở giai đoạn này nhờ đó mà hiệu suất sử dụng tổng tài sản cũng tăng
Từ năm 2018-2020, hệ số có dấu hiệu giảm mạnh ảnh hưởng một phần lớn là do Covid-19 nhu cầu sử dụng nhiên liệu sụt giảm khiến doanh thu của công ty trong giai đoạn này giảm đáng kể (riêng năm 2020 doanh thu thuần giảm 14.5% so với năm
II.3.6 So sánh với đối thủ cạnh tranh ASP
Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay khoản phải thu
Số vòng quay hàng tổn kho
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
GAS ASP GAS ASP GAS ASP GAS ASP GAS ASP
Bảng II-XV SO SÁNH VỀ HIỆU SUÁT SỬ DỤNG NGUỒN LỰC KINH DOANH VỚI ĐỐI
Số vòng quay vốn lưu động của PVGAS cao hơn rất nhiều so với ANPHA, đặc biệt ANPHA còn có số vòng quay vốn lưu động âm, cho thấy tình trạng thiếu hụt vốn lưu động của ANPHA rất nặng, có thể do tình trạng thu hồi nợ kém hoặc sản lượng lưu trữ quá nhiều dẫn đến vốn lưu động thâm hụt quá nặng ANPHA cần phải phục hồi và điều chỉnh vốn lưu động gấp trong tương lai
Vòng quay khoản phải thu: số vòng quay khoản phải thu của PVGAS thấp hơn so với ANPHA, do đó tốc độ thu hồi nợ cũng như là khả năng chuyển các khoản nợ thành tiền mặt của ANPHA cao hơn so với PVGAS
Các tỷ số khả năng sinh lời
Thông qua việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư Các chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp gồm:
II.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu ROS
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng
Bảng II-XVI TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU ROS
Nhận xét: Trong giai đoạn 2017-2021, nhìn chung tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của PV Gas trong 5 năm đạt con số khá cao đối với ngành dầu khí, luôn trên 10% Các chỉ số qua các năm có biến động nhẹ, từ năm 2017-2019 ROS duy trì tăng qua mỗi năm, tuy nhiên giai đoạn từ năm 2019-2021 ROS có dấu hiệu giảm mạnh Nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty vẫn khá tốt
Doanh thu thuần và lợi nhuận từ giai đoạn 2017-2019 và 2020-2021 tăng cao nguyên nhân có thể là do giá dầu luôn duy trì ở mức cao dẫn đến tỷ số ROS của công ty cũng tăng ổn định trong những năm này Theo báo cáo tài chính của công ty từ năm 2020-
2021, ta thấy tổng nợ của công ty có xu hướng tăng, đây cũng có thể là nguyên nhân làm tăng lợi nhuận ròng nhờ tác dụng của lá chắn thuế Tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận ròng lại nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, vì thế ROS của công ty giảm Giai đoạn 2019-2020, các chỉ số trên giảm mạnh, một trong những nguyên do bởi điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và nhu cầu nhiên liệu sụt giảm Đặc biệt là sản phẩm khí của PV Gas cung cấp cho sản xuất điện và công nghiệp cũng giảm đáng kể dẫn đến doanh thu và lợi nhuận đều giảm theo
II.4.2 Khả năng sinh lợi của tổng tài sản (ROA)
ROA = Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Giá trị tài sản đầu kỳ
Giá trị tài sản cuối kỳ
Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Bảng II-XVII KHẢ NĂNG SINH LỜI TRÊN TỔNG TÀI SẢN ROA
Nhận xét: Chỉ số ROA của công ty khá cao trong giai đoạn 2017-2019, chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản của công ty cao Trong giai đoạn 5 năm, các chỉ số này có biến động lên xuống, ROA đạt cao nhất năm 2019 sau đó giảm xuống thấp nhất vào năm 2021, tuy nhiên con số thấp nhất là 12.22% > 8.03% (chỉ số ROA trung bình của ngành dầu khí) cho thấy PV Gas vẫn đang hoạt động rất tốt và có hiệu quả sử dụng tài sản tốt
Giai đoạn 2017-2019, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhờ giá dầu vẫn duy trì ở mức cao, trong khi giá trị tài sản tăng có thể do PV Gas đang thực hiện công tác đẩy mạnh đầu tư nhưng tốc độ tăng trưởng không bằng lợi nhuận ròng, vì vậy ROA tăng
Từ năm 2019-2021, theo bảng báo cáo tài chính của công ty, giá trị tài sản công ty tăng mạnh có thể vì công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho chỉ riêng năm 2021 hàng tồn kho của PV Gas đã tăng gấp đôi so với năm 2020, bên cạnh đó các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng mạnh Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế tăng
25 không bằng với giá trị tài sản bình quân trong kỳ nên dẫn đến ROA của công ty ở giai đoạn này có xu hướng đi xuống
II.4.3 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ
VCSH bình quân trong kỳ
Bảng II-XVIII KHẢ NĂNG SINH LỜI TRÊN VỐN CHỦ SỠ HỮU ROE
Nhận xét: Có thể thấy rõ, ROE trong 5 năm của PV Gas có nhiều biến động, giai đoạn năm 2018-2020, chỉ số ROE của PV Gas giảm mạnh, giảm xuống thấp nhất là vào năm 2020 với chỉ 15,85%, giảm hơn 10% so với năm trước đó Tuy nhiên so với chỉ số ROE trung bình ngành dầu khí là 14,73% thì PV Gas vẫn được đánh giá là doanh
26 nghiệp đang hoạt động tốt trong lĩnh vực này và là doanh nghiệp sử dụng vốn khá hiệu quả khi vốn chủ sở hữu bình quân vẫn duy trì ở mức tăng trưởng ổn định
Giải thích: Giai đoạn từ năm 2017-2018, tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sỡ hữu bình quân trong kỳ tăng mạnh, cụ thể năm 2018 tăng 7,16% so với năm 2017, vốn chủ sở hữu tăng có thể do nhờ phần lợi nhuận giữ lại từ năm trước đó, ngoài ra giá dầu khí luôn nằm ở mức cao giúp cho công ty đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, vì vậy ROE tăng
Từ năm 2018-2019, vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ vẫn tăng bởi công ty trích một phần lớn từ lợi nhuận trước thuế nhập vào quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo nguồn vốn đầu tư theo như kế hoạch, tuy lợi nhuận sau thuế vẫn tăng nhưng không tăng mạnh bằng tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu, vì vậy ROE trong giai đoạn này giảm
II.4.4 So sánh với đối thủ cạnh tranh ASP
Khả năng sinh lợi của doanh thu (ROS)
Khả năng sinh lợi của tổng tài sản (ROA)
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
GAS ASP GAS ASP GAS ASP
Bảng II-XIX SO SÁNH CÁC TỶ SỐ SINH LỜI VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Nhận xét: ROS của PVG qua các năm đều lớn hơn gấp 5 lần so với ROS của ASP, chứng tỏ PVG có tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu và khả năng sinh lời của PVG là lớn hơn Đặc biệt ROS của ASP có xu hướng giảm trong 5 năm gần đây
ROA trung bình cùa ngành dầu khí là 8.03% Qua 5 năm, theo chỉ số ROA, PVG được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động tốt trong ngành còn ASP thì không (ROA< 8.03%) Tuy nhiên ROA của cả 2 doanh nghiệp đều có xu hướng giảm trong 2019-
ROE trung bình cùa ngành dầu khí là 14.73% Dựa theo số liệu trên, chỉ PVG được đánh giá là doanh nghiệp tốt với ROE tối thiểu là 15.85% (>14.73%), trong khi đó ROE cao nhất mà ASP đạt được là 12.58% thấp hơn 2.15% so với ROE trung bình của ngành Từ năm 2018-2020, ROE của cả 2 công ty đều có xu hướng đi xuống, tuy nhiên trong năm 2020 trái với ASP thì ROE của công ty PVG có dấu hiệu tăng trở lại
Nhóm tỷ số khả năng sinh lời: Các tỷ số khả năng sinh lời nhìn chung trong giai đoạn
5 năm từ năm 2017-2021 có xu hướng giảm Qua đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đang ngày càng đi xuống, công ty vẫn chưa sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả, các hoạt động trong quá trình kinh doanh cần được nâng cao hơn nữa.
Tỷ số đo lường giá trị thị trường
II.5.1 Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS)
Bảng II-XX THU NHẬP THUẦN TÍNH TRÊN MỘT CỔ PHẦN
ESP (đồng) Linear (ESP (đồng))
Nhận xét: Một doanh nghiệp được đánh giá hoạt động kinh doanh tốt thì EPS > 1,500 đồng và đảm báo duy trì nhiều năm và có xu hướng tăng Chỉ số EPS của công ty GAS từ 2017-2021 đều lớn hơn 1,500 đồng cho thấy công ty hoạt động ổn định, tốt nhất vào năm 2019, kém hiệu quả nhất vào năm 2020, các năm còn lại biến đổi thất thường
Giải thích: Giai đoạn 2017-2021, công ty có lợi nhuận tăng giảm thất thường qua các năm trong khi vẫn gần như giữ nguyên lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường nên EPS biến động (tăng đều từ 2017-2019, giảm từ 2019-2020)
Năm 2020 do đại dịch Covid 19 nên lợi nhuận sau thuế của công ty đã giảm đi khoảng 34% so với năm 2019, kéo theo đó là chỉ số EPS cũng giảm mạnh 2.189 còn 4.126
II.5.2 Tỷ số giá thu nhập
Tỷ số giá thu nhập = Giá của một cổ phần
Giá của một cổ phần
Tỷ số giá thu nhập
Bảng II-XXI TỶ SỐ GIÁ THU NHẬP
Nhận xét: Trong giai đoạn 2017-2019, tỷ số giá thu nhập P/E của GAS có dấu hiệu giảm từ 18,75 chỉ còn 14,84 Tuy nhiên 2 năm sau đó đã có sự tăng vọt xấp xỉ 21 Tỷ lệ P/E cao cho thấy các hoạt động tích cực trong tương lai và các nhà đầu tư có kỳ vọng cao hơn về tăng trưởng thu nhập trong tương lai và sẵn sàng trả giá cao
Giải thích: Vào năm 2020, tác động của đại dịch COVID 19 khiến giá cổ phiếu của
GAS giảm vào đầu năm nhưng dần phục hồi vào khoảng cuối năm Mặc dù tỷ số P/E trong năm này khá cao nhưng nguyên nhân chính là vì chỉ số EPS của năm 2020 (4.126) giảm mạnh so với năm 2019 (6.315)
Tỷ số giá thu nhập Linear (Tỷ số giá thu nhập)
II.5.3 So sánh với đối thủ cạnh tranh ASP
Tỷ số EPS và P/E cho thấy GAS đang hoạt động kinh doanh ổn định với giá trị của một cổ phần khá cao, cổ phiếu có rủi ro thấp đáng để đầu tư, công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao
Thu nhập thuần tính cho một cổ phần (EPS)
Tỷ số giá thu nhập (P/E)
Bảng II-XXII SO SÁNH VỀ CHỈ SỐ EPS VÀ P/E VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Trong giai đoạn 2017– 2021, tỷ số EPS của GAS cao gấp 5-6 lần so với ASP cho thấy so với GAS thì ASP đang hoạt động kinh doanh không ổn định, kém hiệu quả giảm dần qua các năm
Tỷ số giá thu nhập P/E của GAS cao xấp xỉ 3 lần so với ASP trong giai đoạn 2017–
2020 Tuy nhiên, năm 2021 con số này có sự chênh lệch k nhiều nguyên nhân do chỉ số EPS của ASP giảm còn quá thấp (0.68).