1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

193 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 1,95 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 5. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (17)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (23)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính thông thường trong phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng (23)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính của mô hình Camel trong đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP (28)
    • 1.3. Khoảng trống nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN (37)
    • 2.1. Tổng quan về tài chính các Ngân hàng thương mại cổ phần (37)
      • 2.1.1. Khái niệm và hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần (37)
      • 2.1.2. Tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần (38)
    • 2.2. Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần29 1. Bản chất, mục tiêu của hệ thống chỉ tiêu tài chính (42)
      • 2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần (45)
    • 2.3. Tổng quan về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần (59)
      • 2.3.1. Quan niệm về năng lực tài chính các Ngân hàng thương mại cổ phần (59)
      • 2.3.2. Nội dung năng lực tài chính các NHTMCP (60)
      • 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính NHTMCP theo khung an toàn Camel (62)
      • 2.3.4. Nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính NHTMCP (0)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (73)
    • 3.1. Tổng quan về các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (73)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (73)
      • 3.1.2. Đặc điểm hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (76)
    • 3.2. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (77)
      • 3.2.1. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam (77)
      • 3.2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (98)
    • 3.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực tài chính so với khung an toàn (100)
      • 3.3.1. Thực trạng năng lực tài chính so với khung an toàn Camel của các (102)
      • 3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam (0)
      • 3.3.3. Đánh giá chung về năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (144)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM (147)
    • 4.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam và quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (147)
      • 4.1.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam (147)
      • 4.1.2. Quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (148)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam (148)
      • 4.2.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính (148)
      • 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn (0)
      • 4.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi (157)
      • 4.2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích mức độ an toàn trong sử dụng vốn147 4.3. Các kiến nghị để thực hiện giải pháp (160)
      • 4.3.1. Đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (162)
      • 4.3.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước (163)
  • KẾT LUẬN (36)
  • PHỤ LỤC (174)

Nội dung

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm rõ lý luận về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các NHTMCP

- Nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính và đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau:

- Câu hỏi 1: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính và đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

- Câu hỏi 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam như thế nào?

- Câu hỏi 3: Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam hiện nay là gì?

Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

5.1 Phương pháp thu thậ p d ữ li ệ u

- Thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính từ năm 2013 đến năm 2018 của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, với kích thước mẫu là 31/31

Tại thời điểm 31/12/2018 (tại thời điểm tiến hành nghiên cứu), hệ thống NHTMCP Việt Nam bao gồm 31 ngân hàng (Phụ lục 1), trong đó có 9 ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên 15.000 tỷ đồng; 7 ngân hàng có vốn chủ sở hữu từ 8000 tỷ đồng đến 15.000 tỷ đồng; 15 ngân hàng có vốn chủ dưới 8000 tỷ đồng Để có cơ sở khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP, tác giả thu thập số liệu của 31 NHTMCP Việt Nam và được chia thành

3 nhóm dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, bao gồm: 9 NHTMCP lớn, nhóm 7 NHTMCP vừa và 15 NHTMCP nhỏ.Với số liệu thu thập của 31 NHTMCP Việt Nam, cơ sở đánh giá của luận án có tính trung thực và bao quát Mặt khác, việc phân chia thành 3 nhóm ngân hàng sẽ giúp cho những phân tích, đánh giá của luận án chi tiết và có tính xác thực cao hơn

- Cụ thể, trong luận án này, chủ yếu tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập bởi:

(1) Dựa vào số liệu thực trạng về hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam tại 2 thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, những thông tin trên các Website về Ngân hàng, tài chính như: www.http//cafef.vn, www.http//thoibaotaichinhvietnam.vn ;

(2) Tổng hợp kết quả thực tế từ các nghiên cứu trước;

(3) Tổng hợp các kết quả trên BCTC, kiểm toán BCTC, Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị của các NHTM CP các năm 2013-2018;

(4) Tham khảo các phân tích bình luận của các chuyên gia trên báo chí và phương tiện truyền thông;

(5) Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng, báo báo của NHNN, báo cáo ngân hàng thế giới, báo cáo của hệ thống giám sát ngân hàng trong khoảng thời gian chủ yếu từ năm 2013-2018

- Nguồn dữ liệu thứ cấp mà tác giá thu thập được là dữ liệu đã được kiểm toán và được tác giả lấy trên Website của các NHTMCP Một vài nguồn dữ liệu thứ cấp về hệ thống chỉ tiêu tài chính mà các ngân hàng đang sử dụng, tác giả thu thập được từ Phòng Kế toán của các NHTMCP Việt Nam Đây là những minh chứng quan trọng và cần thiết, phản ánh một cách trung thực và chính xác thực trạng hệ thống chỉ tiêu của các NHTMCP Việt Nam

- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua việc thu thập phiếu khảo sát và bảng câu hỏi, tác giả cho rằng, nhận thức về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính và đánh giá năng lực tài chính trong các NHTMCP còn nhiều hạn chế Hơn nữa, những câu trả lời này mang tính chủ quan và phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người trả lời hoặc người được phỏng vấn Vì vậy, việc không thể kiểm định được kết quả trả lời của người tham gia khảo sát sẽ ảnh hưởng nhất định đến tính khách quan và chất lượng của luận án Chính vì lí do đó, luận án không sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp

Phương pháp tiếp cận nguồn dữ liệu của tác giả luận án được chia thành 3 bước cụ thể như sau:

• Bước 1: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính ngân hàng thương mại cổ phần, luận án tiến hành thu thập các tài liệu và các minh chứng đáng tin cậy về thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính mà các NHTMCP sử dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018

• Bước 2: Với hệ thống chỉ tiêu tài chính các NHTMCP Việt Nam đã sử dụng trong giai đoạn 2013- 2018, tác giả sẽ đánh giá xem hệ thống chỉ tiêu tài chính này khi sử dụng tại các NHTMCP có thực sự đem lại hiệu quả không bằng việc đánh giá thực trạng năng lực tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam dựa trên năm tiêu chí của mô hình Camel Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Mức độ an toàn Vốn (Capital Adequacy); Chất lượng tài sản có (Asset Quality); Quản lý (Management); Lợi nhuận (Earnings); Thanh khoản (Liquidity)

• Bước 3: Cuối cùng, tác giả luận án xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

- Ph ương pháp phân tích thông tin/d ữ li ệu đã thu thập đượ c

Sử dụng các phần mềm thống kê để xử lý thông tin, số liệu được áp dụng phổ biến để thể hiện kết quả nghiên cứu như phần mềm SPSS; Excels Ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh v.v.

Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu đị nh tính

+ Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ đồ thị, biểu đồ để dễ dàng so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu;

+ Bên cạnh đó, luận án cũng đã sử dụng phương pháp suy diễn để lập luận và giải thích đặc điểm của từng chỉ tiêu trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu

6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượ ng

Trong nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 31/31 NHTMCP Việt Nam từ giai đoạn 2013 đến 2018 Sau đó tính toán từng chỉ tiêu theo 5 tiêu chí lớn và mỗi tiêu chí được phân tích theo từng nhóm, căn cứ trên khung an toàn Camel nghiên cứu sẽ đánh giá từng chỉ tiêu, từ đó xem xét nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới năng lực tài chính các NHTMCP

Do dữ liệu trong nghiên cứu theo chuỗi thời gian nên phương pháp hồi qui với dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu Đối với phân tích hồi qui bằng dữ liệu bảng có thể sử dụng 3 mô hình:

(1) Mô hình Pooled OLS: là mô hình không kiểm soát được từng đặc điểm riêng của từng ngân hàng trong nghiên cứu;

(2) Mô hình FEM (Fixed Effects Model): Phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm soát từng đặc điểm khác nhau giữa ngân hàng và có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập;

(3) Mô hình REM (Random Effects Model): Phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm soát từng đặc điểm khác nhau giữa ngân hàng nhưng không có có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập

Sau đó, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Hausman để xác định lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM là phù hợp để nghiên cứu Sau khi xác định được mô hình phù hợp, tác giả thực hiện loại bỏ biến thừa ra khỏi mô hình và ước lượng lại mô hình để đưa ra phương trình hồi qui

Các mô hình hồi quy được sử dụng dưới dạng Ln các biến độc lập và biến phụ thuộc nhằm đồng hóa đơn vị tính của các biến để thuận tiện cho việc phân tích, theo đó, nếu biến độc lập thay đổi 1% thì biến phụ thuộc sẽ thay đổi ci % trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi (i = 2 đến 9 với mô hình của ROA và ROE và i= 2 đến

11 với mô hình của NIM)

Các mô hình trong nghiên cứu như sau:

(1) Mô hình tác động của ROA:

LNROA = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNHSDBTG + C(5)*LNHSTKNG + C(6)*LNL + C(7)*LNCAR + C(8)*LNTLCV +

(2) Mô hình tác động của ROE:

LNROE = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNHSDBTG + C(5)*LNHSTKNG + C(6)*LNL + C(7)*LNCAR + C(8)*LNTLCV +

(3) Mô hình tác động của NIM:

LNNIM = C(1) + C(2)*LNVCSH + C(3)*LNTLNX + C(4)*LNCSCPHD + C(5)*LNTLTKTS + C(6)*LNCAR + C(7)*LNL + C(8)*LNHSDBTG +

C(i) (i = 2 – 11): các hệ số ảnh hưởng riêng phần của biến độc lập đến biến phụ thuộc Các biến độc lập gồm:

VCSH: Vốn chủ sở hữu

CAR: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

L: Hệ số đòn bẩy tài chính

TLCV: Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản

TLNX: Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ

CSCPHD: Chỉ số chi phí hoạt động

HSDBTG: Hệ số đảm bảo tiền gửi

HSTKNG: Hệ số thanh khoản ngắn hạn

TLTKTS: Tỷ lệ thanh khoản tài sản

TLDNCV: Tỷ lệ dư nợ cho vay và tiền gửi

ROA, ROE và NIM là các biến phụ thuộc

Khung nghiên cứu của luận án như sau:

7 Bố cục của luận án

Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần

Chương 2: Lý luận về hệ thống chỉ tiêu tài chính và năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Xác lập vấn đề nghiên cứu

- Hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Vận dụng mô hình Camel trong đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của NHTMCP Việt Nam

- Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam so với khung an toàn Camel

- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Thống kê, mô tả

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Kiểm định mô hình bằng phần mềm SPSS, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

- Đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam so với mô hình Camel

- Xác định và đo lường được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

- Các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTM CP Việt Nam

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính thông thường trong phân tích tài chính doanh nghiệp hoặc các tổ chức tín dụng

Phân tích tài chính trong doanh nghiệp là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản trị, nhà đầu tư và đối tượng khác quan tâm Ngoài ra, phân tích chỉ tiêu tài chính còn là một nội dung quan trọng để đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp Thực tế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Trước hết, phải kể đến đề tài nghiên cứu cấp bộ của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước do tác giả Phạm Trọng Bình làm chủ nhiệm vào năm 2000 Phạm Trọng Bình (2000) đã đề xuất mô hình đánh giá tài chính của các doanh nghiệp niêm yết dựa trên cơ cở định mức tín nhiệm thông qua 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng Trong các chỉ tiêu định lượng có 3 nhóm chỉ tiêu chính được xem xét đánh giá đó là khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và năng lực hoạt động Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực kinh tế và khả năng đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đây là nhóm chỉ tiêu rất quan trọng cần được phân tích cụ thể khi đánh giá tài chính doanh nghiệp Nhưng các chỉ tiêu phân tích tài chính trong nghiên cứu này chỉ được đưa ra như một nội dung quan trọng để xếp hạng và đánh giá mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp còn việc phân tích các chỉ tiêu, đánh giá, bình luận, nhận xét và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng là không được đề cập

Tiếp theo đó, đã có các tác giả đi sâu vào việc hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính sau đó đánh giá thực trạng và cuối cùng là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp Có thể kể đến các nghiên cứu sau:

Nguyễn Thị Quyên (2011) khi nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần niêm yết nói riêng; phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các chỉ tiêu phân tích tài chính được chia thành hai phân hệ với các nhóm cụ thể chi tiết như sau:

- Phân hệ chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tài chính: đánh giá khái quát mức độ độc lập vốn, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán

- Phân hệ chỉ tiêu sử dụng phân tích chuyên sâu tài chính: nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, tình hình thanh toán và khả năng thanh toán theo thời gian, hiệu quả kinh doanh, rủi ro tài chính và dự báo chỉ tiêu tài chính, phân tích luồng tiền

Qua nghiên cứu thực tế, luận án thấy rằng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa được xây dựng, công bố phù hợp Các chỉ tiêu phân tích tài chính đã được đề cập trong nội dung công bố thông tin của bản cáo bạch và báo cáo thường niên, tuy nhiên chất lượng của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính chưa cung cấp đủ thông tin cho các đối tượng sử dụng Do vậy, việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần niêm yết là vấn đề cần được khắc phục, hoàn thiện hơn nữa Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tác giả đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán ngoài các chỉ tiêu phân tích TCDN nói chung, bao gồm: lãi cơ bản trên cố phiếu (EPS), tỉ lệ cổ tức so với giá trị thị trường của cổ phiếu (DYR), tỉ lệ giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E), tỉ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B)

Cùng hướng nghiên cứu với tác giả Nguyễn Thị Quyên (2011), Nguyễn Thị Cẩm Thuý (2013) đã nghiên cứu để hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam

Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 06/2012 Luận án giới hạn nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các công ty chứng khoán Việt Nam; trong đó tập trung vào các công ty chứng khoán trên 2 địa bàn chủ yếu là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Với phần lý luận, nội dung phân tích tài chính của công ty chứng khoán mà tác giả đưa ra bao gồm:

1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính: Đánh giá mức an toàn tài chính, Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính, đánh giá khái quát khả năng thanh toán;

2 Phân tích cấu trúc tài chính: phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích cơ cấu tài sản, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn;

3 Phân tích cân bằng tài chính;

4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán thời gian;

5 Phân tích hiệu quả kinh doanh: phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu;

7 Phân tích vốn khả dụng;

8 Dự báo nhu cầu tài chính

Trong mỗi nội dung phân tích, tác giả trình bày tương đối đầy đủ công thức tính của các chỉ tiêu cụ thể

Với phần thực trạng, tác giả đã đi sâu vào khảo sát thực trạng phân tích tình hình tài chính tại 30 công ty chứng khoán niêm yết trên hai Sở Giao dịch chứng khoán, đại diện cho mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh và mô hình công ty chứng khoán đa năng Luận án cũng đánh giá được thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán: Căn cứ vào thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán được khảo sát để đưa ra những nhận xét, đánh giá, những ưu điểm, những tồn tại trên các mặt như tổ chức phân tích, phương pháp phân tích và nội dung phân tích

Theo quan điểm của NCS, NHTMCP cũng là một doanh nghiệp cổ phần nên khi phân tích tài chính NHTMCP có thể kế thừa các quan điểm về mục tiêu, chỉ tiêu, phương pháp và phân tích tài chính đối với doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng Tuy nhiên, NHTMCP có tính đặc thù về hoạt động kinh doanh (đối tượng kinh doanh, mức độ rủi ro, các loại hoạt động…) và đặc biệt hoạt động của nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế nên chịu sự giám sát, tuân theo quy định của cơ quan quản lý Nhà Nước

Vì vậy, khi phân tích tài chính NHTMCP cần bổ sung thêm mục tiêu và nhiều nội dung đặc thù

Không chỉ có các nghiên cứu về doanh nghiệp hay công ty cổ phần, đã có nhiều tác giả trong nước nghiên cứu về phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại Nguyễn Năng Phúc (2011a) đã trình bày một nội dung nhỏ của phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần Trong bài báo, tác giả đã kiến nghị hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần như: Hệ thống chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi; Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn trong sử dụng vốn Bài báo này tuy có trình bày một cách khá đầy đủ và chi tiết hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhưng chỉ dưới dạng cơ sở lý thuyết còn không đi vào phân tích thực trạng cũng như sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu Chính vì lý do đó, với tác giả luận án thì đây cũng là một định hướng tốt về mặt cơ sở lý luận cho tác giả vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý

Hoàng Thị Thu Hường (2019) đã hoàn thiện nội dung phân tích tài chính các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam Nội dung phân tích tài chính trong các NHTMCP: gồm 8 nội dung phân tích là phân tích tình hình nguồn vốn, phân tích tình hình tài sản, phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn, phân tích khả năng thanh toán, phân tích tình hình kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính, phân tích dòng tiền và phân tích tình hình cố phiếu Mỗi nội dung phân tích, NCS trình bày: mục đích phân tích, chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích Sau đó, tác giả luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng nội dung phân tích tài chính tại 9 NHTMCP Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán 2012 -2016 Qua nghiên cứu, khảo sát, tổng kết đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính tại các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong nội dung phân tích tài chính tại các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam, như việc phân tích chỉ dùng lại ở mức độ đơn giản, chưa đi sâu vào phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó đề ra các giải pháp cần thiết giúp cho chủ thể quản lý ra quyết định, chưa sử dụng đầy đủ các phương pháp phân tích và nhất là chưa áp dụng được các phương pháp dự báo để dự báo tài chính cho ngân hàng, và chưa sử dụng phương pháp Dupont đế xem xét mối quan hệ giữa các chính sách , một số nội dung phân tích sơ sài, chỉ mang tính hình thức Tác giả đưa ra được nguyên nhân của những tồn tại trong việc vận dụng nội dung phân tích tài chính trong các NHTMCP niêm yết ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp trong việc hoàn thiện nội dung phân tích tài chính trong các NHTMCP ở Việt Nam hiện nay

Nói chung, các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên đều đề cập đến nội dung chính của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp, các công ty cổ phần hoặc trong các ngân hàng Các nghiên cứu chủ yếu là định tính, các chỉ tiêu sử dụng còn riêng lẻ chưa mang tính chất hệ thống để phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc của ngân hàng

Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính của mô hình Camel trong đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP

Ngoài những nghiên cứu mang tính truyền thống trên, tại Việt Nam đã có nhiều tác giả mạnh dạn vận dụng mô hình chuẩn Camel nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng Hệ thống Camel phân tích năm khía cạnh truyền thống được xem là quan trọng nhất trong hoạt động của một trung gian tài chính Mô hình này được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng trên thế giới từ những năm 1992 Tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình này còn khá mới mẻ Tại thời điểm năm 2014, chỉ có duy nhất ngân hàng Vietinbank là NHTMCP Việt Nam đang ứng dụng mô hình này vào phân tích việc tình hình tài chính Còn lại, việc ứng dụng mô hình này trong các NHTM mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005, và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Đồng thời, có một số đề tài nghiên cứu về việc đánh giá năng lực tài chính so với khung an toàn Camel của các ngân hàng thương mại Việt Nam Điển hình trong số nghiên cứu đó là những đề tài của các tác giả sau:

Nguyễn Việt Hùng (2005) đã nghiên cứu hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2005 Trong nghiên cứu tác giả đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của ngân hàng bằng các tiêu chí theo mô hình Camel, sau đó hồi quy với Tobit, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: tài sản của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tỷ lệ tiền gửi, tỷ suất sinh lời trên tài sản, tỷ lệ nợ xấu, có ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn đó Tuy nhiên nghiên cứu chưa mô tả đầy đủ các nhân tố tác động, và nghiên cứu cũng chưa cho biết các biến đã giải thích được bao nhiêu phần trăm mức tác động đến khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại

Nguyễn Văn Đông (2011) đã đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình Camels Tác giả đã nghiên cứu các thành phần chính ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam năm 2008 của 28 ngân hàng Từ việc đo lường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại theo khung an toàn Camels, tác giả đã đưa ra được các tiêu chí từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở phần đánh giá năng lực tài chính

Nghiên cứu của Phạm Thị Vân Anh (2012) về các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay Với nội dung nghiên cứu có tính hệ thống, luận án của Phạm Thị Vân Anh đã làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá cũng như nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính doanh nghiệp Trên cơ sở thu thập số liệu cùng với phân tích đánh giá mang tính định tính, luận án của Phạm Thị Vân Anh đã có những kết luận khá xác đáng về năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2007-2011 Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở lý luận và mang tính thực tiễn cao

Luận án của NCS kế thừa những lý thuyết về quan niệm năng lực tài chính của Phạm Thị Vân Anh Từ những nền tảng lý luận này, luận án của NCS đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018

Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2012) về nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM nhà nước Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Nguyễn Thu Hiền (2012) nhận định năng lực tài chính là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu phản ánh “sức khoẻ” của các NHTM Những nhân tố đánh giá năng lực tài chính của các 4 Ngân hàng Thương mại nhà nước (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam; Ngân hàng ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng công thương Việt Nam) được tác giả luận án làm rõ cả về lý luận cũng như số liệu thực tế ở bao gồm: Vốn chủ sở hữu; Quy mô, tăng trưởng và chất lượng tài sản; Khả năng sinh lời; Đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, do mục tiêu là xem xét năng lực cạnh tranh của các NHTM nhà nước, nên những nghiên cứu về năng lực tài chính cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá diễn biến những biến động về năng lực tài chính của NHTMNN Việt Nam Nguyên nhân của những biến động này chưa được phân tích kỹ lưỡng và toàn diện

Tham khảo luận án của Nguyễn Thu Hiền (2012), NCS đã kế thừa được những nội dung lý luận về các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính NHTM

Kế thừa và khắc phục được những hạn chế của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013) về năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu và đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam, kết quả đã đánh giá được năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2003-2012, cũng từ kết quả đánh giá đó tác giả đã đưa ra được mô hình về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam bị chi phối bởi 13 yếu tố gồm: Quy mô vốn vốn chủ sở hữu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Dư nợ/tổng tài sản có; Nợ xấu/ Tổng dư nợ; ROA; ROE; NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/ Tiền gửi, tất cả các nhân tố trên đều có sự tác động nhất định đến năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nghiên cứu này là một thể nghiệm vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính như: thống kê mô tả, chuyên gia, suy diễn, sử dụng kỹ thuật định tính cùng với phương pháp định lượng như kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm định giả thuyết Mỗi phương pháp được vận dụng phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu trong luận án Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến năng lực tài chính của các NHTM về phương pháp luận, về đánh giá đo lường, về kiểm định cũng như kết quả của nghiên cứu Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống NHTM Việt Nam, đó là: các NHTM Việt Nam cần chú trọng ưu tiên hàng đầu giải quyết các vấn đề sau: Tăng cường vốn chủ sở hữu; Giải quyết nợ xấu gia tăng đột biến trong năm 2012; Cải thiện khả năng thanh khoản; Tăng hiệu quả hoạt động; , và các kiến nghị từ Chính phủ, ngân hàng nhà nước về các chính sách nhằm nâng cao năng lực tài chính cho hệ thống các NHTM Việt Nam

Phùng Thị Lan Hương (2015) nhận định rằng phân tích tài chính các ngân hàng thương mại Việt Nam được đánh giá chủ yếu trên hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Theo tác giả, năng lực tài chính thể hiện qua các nhóm chỉ tiêu sau:

- Quy mô vốn chủ sở hữu bao gồm: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn CAR

- Nhóm chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tài sản bao gồm: Tăng trưởng tổng tài sản, tỉ lệ cho vay, tỉ lệ nợ xấu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Lợi nhuận sau thuế, tỉ suất lợi nhuận trên TS có bình quân (ROA), tỉ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE), tỉ lệ lãi ròng cân biên (NIM)

Tác giả tiến hành khảo sát sáu ngân hàng thương mại gồm: Agribank, VCB, BIDV, VietinBank, ACB, TCB giai đoạn 2009-2013

Mặc dù, trong bài viết này tác giả không sử dụng đầy đủ các nhóm nhân tố phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại theo mô hình Camel nhưng tác giả đánh giá các chỉ tiêu đã đề cập ở trên so với chuẩn Camel để từ đó đưa ra kết quả và cũng có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại

Thêm vào đó, Nguyễn Văn Thuỵ (2015) nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Theo ý kiến chủ quan của tác giả luận án, đây là nghiên cứu ứng dụng phương pháp định lượng một cách có hệ thống (Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá - EFA, phân tích tương quan bằng nhân tố khẳng định - CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính - SEM) nhóm đánh giá năng lực cạnh tranh đối với lĩnh vực ngân hàng thương mại ở Việt Nam Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra một trong các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các ngân thương mại là năng lực tài chính Năng lực tài chính là thước đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định Để đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần tác giả đã vận dụng mô hình Camels Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực tài chớnh cú tỏc động khỏ mạnh ò=0.304 tới kết quả kinh doanh của cỏc ngõn hàng thương mại Từ đó tác giả kiến nghị những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao năng lực tài chính góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần

Ngoài những nghiên cứu trên, đã có nhiều nghiên cứu về mô hình Camel và sự vận dụng mô hình này vào việc đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Đồng thời, một số nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lưc tài chính của các ngân hàng thương mại Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu điển hình:

R Alton Gilbert và cộng sự (2002) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTM theo tiêu chuẩn của mô hình Camel Nghiên cứu đã cho thấy năng lực tài chính của các ngân hàng có thể bị tác động bởi các chỉ tiêu phản ánh: mức độ an toàn vốn (Capital Adequacy), chất lượng tài sản có (Asset Quality), quản lý (Management), lợi nhuận (Earnings) và thanh khoản (Liquidity)

Từ đó tiến hành hồi quy theo Probit để xác định nhân tố ảnh hưởng và kết quả cho thấy năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại bị chi phối bởi các yếu tố như quy mô vốn chủ sở, khả năng sinh lợi, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản Kết quả của nghiên cứu này hoàn toàn trùng khớp với nghiên cứu của John Tatom (2008) về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tài chính theo tiêu chuẩn của mô hình Camel của các ngân hàng tại Ấn Độ giai đoạn 2003-2007 Trong bài viết, tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng là tiến hành hồi quy theo Probit để xác định nhân tố ảnh hưởng Kết quả chỉ ra rằng khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại Ấn Độ chịu tác động của các yếu tố như quy mô vốn, khả năng sinh lợi, chất lượng tài sản, chất lượng quản lý, khả năng thanh khoản của các tài sản Sau đó tác giả sử dụng phương pháp hạ cấp để dự báo khả năng thất bại trong tương lai của các ngân hàng thương mại Nghiên cứu này thành công hơn các nghiên cứu trên là đã dự báo được khả năng thất bại và chỉ ra những rủi ro trong tương lai của các ngân hàng

Khoảng trống nghiên cứu

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về phân tích tài chính của các tác giả tiền nhiệm đã đạt được những thành công nhất định:

- Xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính trong các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại

- Đánh giá được thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp

- Trong ngành ngân hàng, các tác giả đã vận dụng mô hình Camel vào phân tích năng lực tài chính các ngân hàng thương mại

Những thành công kể trên của các tác giả đi trước chính là cơ sở để tác giả luận án vận dụng và kế thừa vào nghiên cứu của mình trong luận án này

Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào hệ thống chỉ tiêu tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần (ngoài các chỉ tiêu tài chính thông thường, người sử dụng thông tin tài chính còn quan tâm đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu)- trong đó có các NHTMCP Việt Nam Ngoài ra, trong hầu hết các nghiên cứu trên, các tác giả không chỉ ra được chỉ tiêu nào là phù hợp và chỉ tiêu nào chưa phù hợp với các NHTMCP, mà mặc nhiên công nhận và sử dụng đương nhiên cho một số chỉ tiêu dùng chung, một số chỉ tiêu đặc thù cho ngân hàng Thêm vào đó, mặc dù có vận dụng mô hình Camel trong việc đánh giá năng lực tài chính ngân hàng, nhưng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các nhân tố tác động và mức độ tác động của từng nhân tố đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam bằng phương pháp định lượng Nghiên cứu này sẽ rất quan trọng trong việc đưa ra một hệ thống chỉ tiêu phù hợp và quan trọng nhằm hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính các NHTMCP Việt Nam

Ngoài ra, tác giả nhận thấy rằng:

- Các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này chưa có nghiên cứu nào chọn các mẫu NHTMCP Việt Nam, với thể chế chính trị khác và các chỉ tiêu đặc thù khác, có thể có các kết quả khác so với các quốc gia khác

- Các nghiên cứu trong nước cũng đã có những đề tài tập trung vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính mà chủ yếu trong doanh nghiệp chứ rất ít nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu trong NHTMCP

- Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu định tính nên độ tin cậy chưa cao

- Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính các NHTMCP bao gồm cả nhân tố nội sinh và nhân tố ngoại sinh bằng mô hình định lượng Đây cũng chính là “khoảng trống” mà tác giả tìm thấy trong nghiên cứu NHTMCP nắm bắt một cách tổng quan nhất về sức mạnh tài chính của ngân hàng đồng thời đưa ra các quyết định sáng suốt nhất

Mục đích của nghiên cứu này là hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP để giúp cho đối tượng sử dụng thông tin tài chính như nhà quản trị và nhà đầu tư đánh giá được năng lực tài chính phục vụ cho việc đưa ra các quyết định về quản trị và đầu tư thích hợp

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng tập trung vào việc kiểm định các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP Việt Nam

Hệ thống chỉ tiêu tài chính là công cụ không thể thiếu trong việc phân tích tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính, từ đó phục vụ công tác quản lý và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và các NHTMCP nói riêng Phân tích tài chính dựa vào hệ thống chỉ tiêu tài chính sẽ giúp các nhà quản lý thấy được những tồn tại trong cơ cấu tài chính, trong việc quản lý tài sản, quản lý chi phí để từ đó đưa ra những giải pháp quản lý tài chính hiệu quả Trong môi trường tài chính hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ về số lượng cũng như qui mô của các công ty, doanh nghiệp đòi hỏi các nhà đầu tư phải phân tích tài chính của các doanh nghiệp để ra các quyết định đầu tư Đặc biệt, NHTMCP là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro thì phân tích tài chính ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực tài chính các ngân hàng

Qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả tiền nhiệm cho thấy ngoài những nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu tài chính truyền thống của các doanh nghiệp nói chung và NHTMCP nói riêng, đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu tài chính của mô hình Camel nhằm đánh giá năng lực tài chính các NHTMCP

Nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các nghiên cứu mang tính định lượng đều ở các nước phát triển, còn các nghiên cứu trong nước chủ yếu mang tính định tính Hơn nữa, qua thực tiễn tổng kết các nghiên cứu về năng lực tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTMCP có thể rút cho luận án một số gợi ý trong việc lựa các biến liên quan đến các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực tài chính.

LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VÀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

Tổng quan về tài chính các Ngân hàng thương mại cổ phần

2.1.1 Khái ni ệ m và ho ạt độ ng c ủ a Ngân hàng th ươ ng m ạ i c ổ ph ầ n

2.1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính (Peter S.Rose 2004) Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính (Peter S.Rose 2004)

Theo luật tổ chức tín dụng 1997:

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác

Theo Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:

Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước

Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của

Ngân hàng Thương mại qui định:

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần

Tổng hợp những định nghĩa và khái niệm theo qui định của pháp luật trong nước và quốc tế, tác giả luận án cho rằng: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan NHTM là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngân hàng thương mại cổ phần là loại hình ngân hàng thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận” Tóm lại, có thể thấy rằng, Ngân hàng thương mại cổ phần vừa thực hiện các chức năng như một ngân hàng thương mại và vừa mang những đặc trưng của công ty cổ phần

2.1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần

Theo điều IV của Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 quy định:

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một các nghiệp vụ sau đây:

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng

Mặc dù hoạt động ngân hàng rất đa dạng và phong phú nhưng các ngân hàng chỉ được thực hiện các hoạt động được nêu trong giấy phép của họ Những chức năng này sẽ do NHTW quyết định theo từng trường hợp cụ thể

2.1.2 Tài chính c ủ a Ngân hàng th ươ ng m ạ i c ổ ph ầ n

2.1.2.1 Quan niệm về tài chính Đối với quan niệm về tài chính, đã có rất nhiều tác giả định nghĩa với nhiều ý kiến khác nhau Nghiên cứu sinh đã tổng hợp được quan điểm về tài chính của một số tác giả điển hình sau:

Ngô Kim Phượng (2010) nhận định rằng tài chính là phạm trù kinh tế có tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Ở một nhận định khác, tài chính còn biểu thị vốn dưới các dạng tiền tệ, nghĩa là ở dạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính hay các định chế tài chính Nói cách khác tài chính phản ánh hoạt động mà các cá nhân, công ty và tổ chức tạo lập tiền tệ và sử dụng nguồn tiền tệ để đáp ứng những nhu cầu phát triển khác nhau (David W.Pearce, 1999)

Còn theo Nguyễn Năng Phúc (2011b) thì tài chính thể hiện ra là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thế của xã hội Quan điểm này cũng có điểm tương đồng với tác giả David W.Pearce (1999)

Theo nhận định của nghiên cứu sinh, khái niệm tài chính có thể hiểu một cách tổng quát: “Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội, nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội”

NHTMCP là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ Hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và cung ứng các dịch vụ thanh toán Như vậy, NHTMCP là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh quyền sử dụng hàng hoá tiền tệ, thực hiện các chức năng: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và cung ứng dịch vụ cho khách hàng

Hoạt động kinh doanh: đi vay (mua vốn) và cho vay (bán vốn) của NHTMCP để tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất đã làm xuất hiện các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi NH, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong NHTM

Tổng quan về hệ thống chỉ tiêu tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần29 1 Bản chất, mục tiêu của hệ thống chỉ tiêu tài chính

2.2.1 B ả n ch ấ t, m ụ c tiêu c ủ a h ệ th ố ng ch ỉ tiêu tài chính

Hệ thống chỉ tiêu tài chính là nội dung cơ bản, cốt lõi của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp Thông qua phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin cho các đối tượng về bức tranh tài chính của doanh nghiệp, từ đó đánh giá cấu trúc tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả của từng hoạt động và đưa ra các quyết định phù hợp (Trần Quý Liên, 2011)

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về chỉ tiêu tài chính:

Nguyễn Năng Phúc (2011a) cho rằng hệ thống chỉ tiêu tài chính là một hệ thống các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh

Theo quan điểm của Mabwe & Robert Webb (2010) thì hệ thống chỉ tiêu tài chính có thể được hiểu như một tổng thể các công cụ cho phép đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác Đồng quan điểm với Mabwe & Robert Webb (2010), Marie L (2012) quan niệm rằng chỉ tiêu tài chính là công cụ hữu ích giúp các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư phân tích và so sánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản mục trên BCTC của doanh nghiệp Chúng là một công cụ giúp phân tích tình hình tài chính của một công ty, một ngành hoặc 1 lĩnh vực kinh doanh

Trần Quý Liên (2011) nhận định chỉ tiêu tài chính là một phạm trù kinh tế có nội dung tương đối ổn định, thể hiện hiệu quả kinh doanh và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Hệ thống chỉ tiêu tài chính là một bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích tình hình tài chính phục vụ cho các đối tượng có liên quan

Nói đến khía cạnh sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm phân tích tài chính Phùng Thị Lan Hương (2015) đã khẳng định rằng phân tích tài chính ngân hàng là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích đối với các thông tin kế toán và các thông tin khác nhằm xác định vị thế tài chính, phân tích năng lực tài chính của ngân hàng trong quá khứ, hiện tại và đánh giá năng lực tài chính trong tương lai Phân tích tài chính các NHTM Việt Nam được đánh giá chủ yếu trên hệ thống các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính của NHTM

Tổng hợp những quan điểm trên của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới, tác giả cho rằng: “Hệ thống chỉ tiêu tài chính NHTMCP là công cụ dùng để phân tích tình hình tài chính, đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP trong quá khứ và hiện tại, từ đó dự đoán tình hình tài chính của NHTMCP trong tương lai, qua đó giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với lợi ích của họ” 2.2.1.2 Mục tiêu

Có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của NHTMCP Mỗi đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của NHTMCP

Vì vậy, mục tiêu sử dụng các chỉ tiêu tài chính cụ thể với từng đối tượng là khác nhau

Bảng 2.1 Mục tiêu sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các đối tượng liên quan Đối tượng Mục tiêu phân tích Mục tiêu cuối cùng Nguồn

Nhà quản trị ngân hàng

Nhằm đánh giá quá trình quản lý trong một thời kì thông qua tất cả các khía cạnh tài chính của ngân hàng như tình hình huy động vốn, tình hình kinh doanh, quản trị rủi ro

- Điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với thực tế của ngân hàng

- Phân tích tài chính còn là công cụ để các nhà quản trị kiểm tra, kiểm soát các hoạt động

Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010); Marie L (2012)

Nhà đầu tư Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro, chính sách phân phối lợi nhuận Định giá cổ phiếu và ra quyết định đầu tư

Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010); Marie L (2012)

Người lao động trong NHTMCP

Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, triển vọng phát triển trong tương lai của

Giúp người lao động định hướng việc làm

Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010); Đối tượng Mục tiêu phân tích Mục tiêu cuối cùng Nguồn

Nhằm đánh giá khả năng thanh toán, tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro tài chính của ngân hàng

Phục vụ việc ra quyết định gửi tiền

Hoàng Thị Thu Hường (2019); Ngô Kim Phượng (2010);

Nhằm giám sát các hoạt động của NHTMCP Qua phân tích tài chính

NHTMCP, cơ quan quản lý Nhà Nước thấy được thực trạng năng lực tài chính, tác động của chính sách đến năng lực tài chính của ngân hàng Điều chỉnh các quy định để tạo điều kiện cho NHTMCP phát triển đồng thời thực hiện được mục tiêu của chính sách trong mỗi thời kì

Nguyễn Thị Cẩm Thuý (2013) Ủy ban chứng khoán Nhà Nước Đánh giá được sức mạnh tài chính của các NHTMCP niêm yết cũng như chất lượng

“hàng hóa” giao dịch trên thị trường chứng khoán

Phục vụ việc ra các quyết định đảm bảo sự phát triển của thị trường như hủy niêm yết hay cho phép niêm yết bổ sung

Phạm Trọng Bình (2000); Hoàng Thị Thu Hường (2019); Nguyễn Thị Cẩm Thuý (2013)

Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả

Tóm lại, mục tiêu phân tích cụ thể đối với các đối tượng khác nhau là khác nhau Theo nhận định của tác giả luận án, đối với cá nhân như các nhà quản trị ngân hàng, nhà đầu tư, người lao động hay khách hàng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá những khía cạnh tài chính của NHTMCP gắn với lợi ích của cá nhân phục vụ cho việc ra quyết định Còn đối với các tổ chức như Cơ quan quản lý Nhà nước hay Ủy ban chứng khoán Nhà Nước sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính để đánh giá thực trạng năng lực tài chính nhằm cung cấp một bức tranh tổng quan về “sức khoẻ” của NHTMCP phục vụ cho việc ra các quyết định mang tính chất vĩ mô toàn ngành ngân hàng Chính vì vậy, có thể hiểu rằng, các đối tượng sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm mục đích đánh giá các khía cạnh tài chính và tổng thể năng lực tài chính của các NHTMCP mà họ quan tâm, phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế

2.2.2 H ệ th ố ng ch ỉ tiêu phân tích tài chính c ủ a các N gân hàng thương mạ i c ổ ph ầ n

NHTMCP là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế tài chính Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính, các NHTMCP luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh đầy biến động Thêm vào đó, kinh doanh tiền tệ là loại hình đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Để có thể tồn tại và phát triển được, các NHTMCP phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn kết hợp với một sự quản lý linh hoạt và hiệu quả Để đạt được điều đó, các NHTMCP cần có các thông tin đã được xử lý Hoạt động phân tích tài chính giúp các nhà quản lý nắm bắt được các thông tin cần thiết cho quá trình điều hành của mình Đồng thời cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư ra các quyết định đúng đắn Chính vì thế, phân tích tài chính NHTMCP hết sức cần thiết cho công tác quản trị NHTMCP, cho các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin kinh tế Tập hợp nghiên cứu từ trước đến nay của các tác giả tiền nhiệm (Hoàng Thị Thu Hường, 2019; Marie L., 2012; Nguyễn Năng Phúc, 2011a; Nguyễn Ngọc Quang, 2011; Nguyễn Thu Hằng, 2012) về hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP, hệ thống chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong các NHTMCP bao gồm:

2.2.2.1 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính

Việc phân tích chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính liên quan chặt chẽ và mật thiết với nội dung phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, do cơ cấu tài sản phản ánh trình độ sử dụng vốn của nhà quản lý Phân bổ vốn vào tài sản hợp lý thì sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn Chính vì vậy, phân tích chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có cơ sở để đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng mình, từ đó hoạch định chiến lược kinh doanh cho hiệu quả Chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính được thể hiện chủ yếu qua các chỉ tiêu sau: a Nhóm ch ỉ tiêu ph ản ánh quy mô, cơ cấ u tài s ả n

Nhóm chỉ tiêu này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như:

- Quy mô tài sản: tập trung vào các khoản mục lớn như tổng tài sản, tổng dư nợ, đầu tư góp vốn liên doanh, TSCĐ,…

- Kết cấu tài sản (gồm tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng tài sản)

- Sự tăng trưởng của tài sản (gồm tốc độ tăng, giảm của các khoản mục so với kỳ trước, so với kế hoạch,…)

- Cơ cấu tài sản của NHTM là tỷ trọng của từng loại tài sản chiểm trong tổng tài sản Phân tích cơ cấu tài sản là sự so sánh cơ cấu tài sản giữa các kỳ kinh doanh, kể cả số tuyệt đối và tương đối Bởi vậy, để phân tích cơ cấu tài sản trong các NHTM, trước hết cần tính và phân tích các chỉ tiêu tổng quát sau đây:

Tỉ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng TS (%) = Giá trị của từng bộ phận tài sản

Trên cơ sở xem xét sự biến động về tỉ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng TS sẽ giúp quản trị các NHTM đánh giá khái quát tình hình phân bổ (sử dụng vốn) đã hợp lý chưa b Nhóm ch ỉ tiêu ph ản ánh quy mô, cơ cấ u ngu ồ n v ố n

Tổng quan về năng lực tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần

2.3.1 Quan ni ệ m v ề năng lự c tài chính các Ngân hàng thương mạ i c ổ ph ầ n

Trên thực tế, thuật ngữ “năng lực tài chính” được sử dụng khá phổ biến khi đánh giá kết quả hoạt động của các tổ chức hay doanh nghiệp, tuy nhiên chưa có một khái niệm chính thống nào đề cập đến nội dung này Vậy như thế nào là năng lực tài chính của NHTMCP? Dưới đây là những nội dung mà tác giả luận án muốn phân tích dưới góc độ nhìn nhận của cá nhân

Phan Thị Hằng Nga & Hoàng Thái Hưng (2013) cho rằng “năng lực” là một phạm trù chung thể hiện khả năng của các chủ thể kinh tế xã hội trên các lĩnh vực hoạt động Xét trên góc độ chủ thể, năng lực có thể là thước đo cho một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế xã hội hay cho một bộ phận như năng lực của người lao động, năng lực của các nhà quản trị doanh nghiệp, năng lực của bộ máy lãnh đạo

Với mỗi chủ thể, “năng lực” còn là khả năng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra Để có được năng lực, nó có thể là kết quả của những yếu tố sẵn có, hay còn được gọi là lợi thế mà các chủ thể có được và dựa trên những yếu tố chủ quan mà mỗi chủ thể nắm bắt được bằng những biện pháp của mình (Phạm Thị Vân Anh, 2012)

Với những phân tích trên, “năng lực” theo cách hiểu của tác giả luận án là “Khả năng thực hiện mục tiêu dựa trên điều kiện sẵn có hoặc chủ quan của một chủ thể đối với một hoạt động nào đó”

“Tài chính NHTMCP” là sự vận động của các luồng tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Như vậy, “Năng lực tài chính của NHTMCP” chính là khả năng tài chính để ngân hàng thực hiện và phát triển các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả dựa trên những điều kiện có sẵn hoặc những yếu tố chủ quan mà các Ngân hàng có thể nắm bắt được bằng các biện pháp nghiệp vụ của mình

Năng lực tài chính của NHTMCP không chỉ là nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh Năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của ngân hàng đó.


2.3.2 N ội dung năng lự c tài chính các NHTMCP

Dựa trên cơ sở lý luận về năng lực tài chính NHTMCP của các tác giả Peter S.Rose (2004); Nguyễn Việt Hùng (2018); Phan Thị Hằng Nga (2013); Phan Thị Hằng Nga & Hoàng Thái Hưng (2013); Nguyễn Thu Hiền (2012); Phạm Thị Vân Anh (2012); Nguyễn Văn Thụy (2015), nội dung năng lực tài chính các NHTMCP bao gổm:

Thứ nhất: Năng lực tài chính thể hiện khả năng tạo lập nguồn vốn của NHTMCP

Nguồn vốn của NHTMCP là toàn bộ nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng Đối với một NHTMCP, nguồn vốn là một căn cứ pháp lý khi bắt đầu hoạt động, đồng thời quy mô và cơ cấu của nguồn vốn ngân hàng có tính quyết định đến quy mô, cơ cấu cho vay, đầu tư cũng như khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng Hơn nữa, khả năng tạo lập nguồn vốn còn nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của một NHTMCP Xét trên góc độ vĩ mô, nguồn vốn của NHTMCP có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế Cho dù ở nhiều nền kinh tế, bên cạnh nguồn vốn huy động qua hệ thống ngân hàng còn nguồn vốn được tập trung qua kênh thị trường chứng khoán Tuy nhiên, với tính chất kinh doanh của mình, các NHTMCP dễ dàng thu nhận và “khai thác triệt để” nguồn tiền nhàn rỗi của mọi chủ thể để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế

Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tạo lập nguồn vốn của NHTMCP còn thể hiện ở quy mô vốn huy động mà ngân hàng thu nhận được Bằng mạng lưới và các biện pháp thích hợp, NHTMCP huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi chủ thể trong nền kinh tế để hình thành lên quỹ sử dụng vốn của mình Mục tiêu của mỗi NHTMCP là huy động vốn đáp ứng đủ nhu cầu dự trữ, cho vay và đầu tư với một chi phí hợp lý nhằm thực hiện mục tiêu an toàn và tìm kiếm lợi nhuận

Thứ hai: Năng lực tài chính của NHTMCP còn thể hiện ở khả năng “sử dụng vốn”

Nếu nguồn vốn mà NHTMCP tạo lập được thể hiện yếu tố “tiền đề” cho hoạt động của ngân hàng thì khả năng sử dụng vốn lại được coi là yếu tố “quyết định” đến kết quả hoạt động của một NHTMCP NHTMCP có thể sử dụng vốn tạo lập được để cho vay, đầu tư hay hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm gia tăng chất lượng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp Cơ cấu nắm giữ tài sản có của NHTMCP tùy thuộc vào mục tiêu sinh lời, an toàn thanh khoản cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng Khả năng sử dụng vốn của NHTMCP trước tiên thể hiện ở quy mô các khoản cho vay, thông thường các khoản cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản có của ngân hàng Tuy nhiên, do đặc điểm cho vay có tính rủi ro cao, nên xu hướng chuyển dịch phổ biến hiện nay là giảm tỷ trọng khoản mục cho vay trong cơ cấu tài sản có của NHTMCP Không chỉ thể hiện ở quy mô cho vay, khả năng sử dụng vốn của NHTMCP còn thể hiện ở chất lượng các khoản vay, đây là một trong những đòi hỏi khó nhất đối với “nghệ thuật” quản lý của NHTMCP, từ xác định thị trường khách hàng mục tiêu, đến khả năng thẩm định, giám sát sử dụng tiền vay là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay

Với yêu cầu phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, NHTMCP sử dụng một phần vốn tạo lập được để thực hiện các hoạt động đầu tư Khả năng sử dụng vốn cho mục đích này thể hiện ở hiệu quả từ các khoản đầu tư mang lại và việc chấp hành quy định pháp luật cũng như giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

Thứ ba: Năng lực tài chính thể hiện khả năng thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của NHTMCP

Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, vừa là yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTMCP Lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo khả năng thanh toán cũng như khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường Chính vì vậy, năng lực tài chính thể hiện khả năng mà NHTMCP thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của mình

Thứ tư: Năng lực tài chính của NHTMCP còn bao hàm khả năng an toàn tài chính

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh dựa trên chữ “tín”, nên an toàn tài chính là điều kiện sống còn của một NHTMCP Khả năng tạo lập và sử dụng vốn thể hiện mức độ an toàn hoạt động của một NHTMCP Nếu ngân hàng thực hiện tốt khả năng tạo lập và sử dụng vốn thì độ an toàn của NHTM đó sẽ được đảm bảo và ngược lại Mặt khác, do tính chất kinh doanh đặc biệt nên hoạt động ngân hàng có tính phản ứng “dây chuyền”, vì vậy an toàn hoạt động ngân hàng có tính hệ thống Do đó, khi nói đến năng lực tài chính của NHTMCP, nó hàm chứa cả mức độ đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng Đây cũng chính là điểm thể hiện sự khác biệt giữa nội dung năng lực tài chính của NHTMCP so với các doanh nghiệp khác

Thứ năm: Năng lực tài chính không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTMCP đó

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Tổng quan về các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3.1.1 L ị ch s ử hình thành và phát tri ể n

Cho đến nay ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua gần 70 năm (từ 6/5/1951) xây dựng và phát triển, với nhiều chặng đường gay go, phức tạp nhưng vẫn ổn định và phát triển tốt Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986 đến nay, chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện của hệ thống ngân hàng Việt Nam Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) kí quyết định ngày 8/7/1997 cho làm thử việc chuyến hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, sau đó tổng kết và chủ tịch hội đồng bộ trưởng đã ban hành NĐ53/HĐBT ngày 26/3/1988 đổi mới mô hình tổ chức bộ máy ngân hàng Việt Nam với sự ra đời của hệ thống ngân hàng chuyên doanh Đến năm 1990, cơ chế đổi mới ngân hàng được hoàn thiện thông qua việc công bố 2 pháp lệnh ngân hàng vào ngày 24/5/1990 (pháp lệnh NHNN Việt Nam và pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp Như vậy, hệ thống NHTM Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển hơn 20 năm (từ 1990 đến nay)

Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đối quan trọng, sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc các NHTM Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển Các NHTMCP một mặt đang tái cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cùng lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 3000 tỉ VNĐ Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Theo đó, những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là rất lớn Các

NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền

Tính đến 31/12/2018, hệ thống NHTM Việt Nam có 35 NHTM bao gồm 31 NHTM cổ phần, 4 NHTM Nhà Nước; 5 NHTM 100% vốn nước ngoài, 1 ngân hàng thương mại chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và các tổ chức tín dụng khác Danh sách các NHTMCP Việt Nam hiện nay được tổng hợp trong Phụ lục 1 của luận án

Theo báo cáo của VPBS, trong báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam 2018, Tính đến 31/12/2017, Việt Nam có 31 NHTMCP với nhóm 10 ngân hàng dẫn đầu có tổng vốn chủ sở hữu trên 14 nghìn tỷ VND (Hình 3.1) Tổng vốn điều lệ của các NHTMCP ở Việt Nam đạt trên 160 nghìn tỷ VND tại thời điểm 30/12/2018, lớn gấp đôi so với con số 75 nghìn tỷ VND ở khu vực NHTMNN (Hình 3.2) Số lượng các NHTMCP áp đảo số lượng NHTMNN nhưng tính riêng vốn điều lệ của từng NHTMCP lại thấp hơn rất nhiều so với vốn điều lệ của một NHTMNN Cụ thể, một nửa số NHTMCP có số vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ VND và chỉ có bốn NHTMCP bao gồm NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), NHTMCP Sài Gòn (SCB) và NHTMCP Quân đội (MB) có số vốn điều lệ trên 10.000 tỷ VND Ngân hàng nhỏ nhất ở khu vực NHTMNN trừ MHB có số vốn điều lệ trên 23.000 tỷ VND trong khi EIB, NHTMCP lớn nhất, chỉ có 12.355 tỷ đồng vốn điều lệ Sáu trong 31 NHTMCP là công ty đại chúng bao gồm EIB, STB, MBB, NTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Sài Gòn (SHB) và NHTMCP Nam Việt (NVB) NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam Trong khoảng thời gian trước năm

2005, phần lớn các thương vụ M&A diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau

Từ sau năm 2005, các hoạt động M&A ở khu vực NHTMCP đã thay đổi nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và đặc biệt là các đối tác nước ngoài đầu tư vốn vào ngân hàng và trở thành nhà đầu tư chiến lược Sự tham gia của các đối tác nước ngoài ở các NHTMCP đã thực sự trở thành xu hướng ngày càng gia tăng ở ngành ngân hàng Việt Nam Việc tham gia vào các NHTMCP sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm thời gian và chi phí khi lần đầu bước chân vào một thị trường mới và đổi lại, các NHTMCP sẽ nhận được không chỉ vốn mà còn có sự hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật tốt hơn từ những nhà đầu tư chiến lược này

Biểu đồ 3.1 Danh sách 10 NHTMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất năm 2017

Nguồn: Báo cáo của VPBs

Biểu đồ 3.2 Danh sách 10 NHTMCP có vốn điều lệ lớn nhất năm 2017

Nguồn: Báo cáo của VPBs

3.1.2 Đặc điể m ho ạt độ ng c ủa các Ngân hàng thương mạ i c ổ ph ầ n Vi ệ t Nam

Với tính chất là một doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các NHTM cổ phần cũng hoàn toàn bình đẳng với các loại hình ngân hàng khác, tuy nhiên do lịch sử hình thành cũng như mô hình tổ chức, NHTMCP có những nét đặc trưng như sau

Thứ nhất: Xét về bề dầy lịch sử, ngân hàng thương mại cổ phần là những ngân hàng ra đời muộn hơn so với các ngân hàng thương mại nhà nước Hầu hết các NHTMCP đều ra đời khi nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Chính vì yếu tố lịch sử này nên các NHTMCP không có được những lợi thế về uy tín, niềm tin của khách hàng như đối với các NHTMNN Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bối cảnh nền kinh tế khi ra đời nên tính thị trường đã hình thành ngay khi các NHTMCP bắt đầu hoạt động, không bị níu kéo bởi yếu tố bao cấp trong hoạt động nên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng rất tách bạch trong việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của mình Trong khi các NHTM nhà nước với mô hình cồng kềnh phải rất khó khăn thay đổi để chuyển hướng kinh doanh, thì các Ngân hàng thương mại cổ phần đã nhanh chóng thiết lập mô hình kinh doanh phù hợp với tính tự chủ kinh doanh ngay từ đầu Nhiều NHTMCP đã nhanh chóng tranh thủ được những lợi thế về mô hình quản trị, công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị khi thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư ngoại

Thứ hai: Ngân hàng thương mại cổ phần hầu hết là những ngân hàng quy mô nhỏ và vừa Với mức vốn pháp định khởi điểm khi bắt đầu hình thành (theo tinh thần của pháp lệnh Ngân hàng năm 1990) là 50 tỷ với các NHTM cổ phần thành thị và 2 tỷ cho các NHTM cổ phần nông thôn, cho thấy quy mô vốn ban đầu của các NHTM cổ phần khá nhỏ bé Vài năm trở lại đây, hệ thống các NHTMCP đang có sự phân hóa rõ nét, khoảng cách vốn tự có của các ngân hàng tốp đầu và tốp cuối là khá lớn cho thấy xu hướng xắp xếp lại trong các NHTMCP hiện nay Trong giai đoạn tái cấu trúc, các vụ mua, bán sát nhập giữa những NHTMCP diễn ra theo chiều hướng: (i) các ngân hàng nhỏ sát nhập với nhau hoặc (ii) Tự nguyện để các tập đoàn, ngân hàng lớn hơn mua lại

Thứ ba: Mạng lưới hoạt động mang tính tập trung theo khu vực Nếu như các NHTMNN được tổ chức theo mạng lưới hành chính trên khắp các địa bàn tỉnh và thành phố trong cả nước, thì mạng lưới của hệ thống NHTMCP thường có tính tập trung theo từng khu vực Khi mới hình thành, các NHTMCP được phân loại theo mức độ đáp ứng quy mô vốn pháp định: Các NHTMCP nông thôn có mức vốn nhỏ bé thường tập trung hoạt động trên một địa bàn tỉnh Ngân hàng thương mại cổ phần thành thị có quy mô vốn cao hơn thì địa bàn hoạt động chủ yếu là tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn hay các khu công nghiệp Lợi thế cho mô hình tổ chức mạng lưới này là có sự “phân khúc”thị trường để các NHTMCP khai thác, phù hợp với qui mô và năng lực của mình cũng như duy trì bộ máy gọn nhẹ nhằm tiết giảm chi phí

Thứ tư: Hoạt động của các NHTMCP ngày càng đa dạng hóa, nhưng hoạt động tín dụng vẫn mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Ra đời trong bối cảnh chuyển đổi của nền kinh tế cùng với nhiều thay đổi trong việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam, các NHTMCP đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để phát triển hoạt động của mình theo xu hướng đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng hệ thống chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3.2.1 Th ự c tr ạ ng h ệ th ố ng ch ỉ tiêu tài chính c ủ a các NHTMCP Vi ệ t Nam

3.2.1.1 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính

Qua việc thu thập thông tin trên BCTC, BCTN cho thấy, 100% các NHTMCP phân tích khái quát tình hình vốn qua chỉ tiêu tổng tài sản để đánh giá về quy mô và tính toán tỉ lệ tăng trưởng tài sản để thấy được tình hình tăng trưởng của đơn vị Tuy nhiên, không có NHTMCP nào xem xét chi tiết tình hình tăng giảm và cơ cấu tài sản nên không sử dụng chỉ tiêu “Tài sản loại i” và ‘Tỉ trọng tài sản loại i” Chẳng hạn, VCB đã đưa ra số liệu tổng tài sản và tỉ lệ tăng trưởng trong 5 năm trong Báo cáo thường niên của VCB năm 2018 trong biểu đồ 3.3:

Biểu đồ 3.3 Tình hình tăng trưởng tài sản của VCB năm 2018

Nguồn: BCTN năm 2018 của Vietcombank

Hội đồng quản trị VCB đã đánh giá: “Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2018 đạt 1.074.027 tỉ đồng, tăng 3,74% so với năm 2017 và đạt 104,83% kế hoạch của đại hội cổ đông.”

Qua minh chứng thực tế trên các BCTC, 100% các NHTMCP sử dụng chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình nguồn vốn Việc phân tích khái quát tình hình nguồn vốn được các NHTMCP tiến hành theo năm Tuy nhiên, các NHTMCP chỉ xem xét sự biến động của một số chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn và không ngân hàng nào tính tỉ trọng của từng chỉ tiêu nguồn vốn

Các NHTMCP phân tích khái quát quy mô nguồn vốn qua các chỉ tiêu: tổng tài sản; vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn điều lệ trong 5 năm Sau đó sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giữa 2 năm liên tiếp, giữa thực tế với kế hoạch Phần trình bảy tiếp sau đây sẽ minh họa rõ nét những đặc điểm về chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình huy động vốn của các NHTMCP

Theo báo cáo thường niên năm 2018, CTG tiến hành phân tích khái quát tình hình nguồn vốn như sau:

Bảng 3.1 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của CTG

Nguồn: BCTN của CTG năm 2018

CTG là ngân hàng cổ phần đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn đầy đủ nhất trong số các NHTMCP Việt Nam Các ngân hàng còn lại chỉ nêu độ lớn các chỉ tiêu trong 5 năm, và so sánh 2 năm gần nhất, không đánh giá tỉ trọng các khoản mục

Về phân tích vốn huy động, 100% các NHTMCP thực hiện phân tích chi tiết tình hình vốn huy động qua chỉ tiêu quy mô và cơ cấu vốn huy động Không NHTMCP nào sử dụng chỉ tiêu: Số vòng quay vốn huy động; Thời hạn bình quân vốn huy động; Tỉ lệ biến động nguồn tiền gửi; Chi phí nguồn vốn huy động Phân tích tình hình vốn huy động được các NHTMCP phản ánh trên phần “Hoạt động huy động vốn” thuộc BCTN và Bản cáo bạch

Trên BCTN: các NHTMCP lập biểu đồ '‘Huy động vốn” của 5 năm và khi đánh giá thì so sánh 2 năm gần nhất Cơ sở số liệu của chỉ tiêu: 27/31 NHTMCP lấy số liệu

“Tiền gửi của khách hàng”; “Phát hành giấy tờ có giá” đế phản ánh ‘‘Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư”, chỉ có ngân hàng CTG, SHB lấy toàn bộ nguồn vốn huy động Trên bản cáo bạch, các ngân hàng phân tích toàn bộ vốn huy động

Do hàng năm các NHTMCP chỉ phản ánh “Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư” nên cơ cấu vốn huy động trong phạm vi này Tuy nhiên, tiêu thức phân loại “Huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư” của các NHTMCP không thống nhất, cụ thể là:

ACB: chỉ tính tỉ trọng “Huy động vốn từ khách hàng” trong tổng nguồn vốn huy động;

BIDV, STB: xác định cơ cấu “Huy động từ tổ chức dân cư” theo loại tiền, kì hạn, theo chủ thể;

CTG: xác định cơ cấu “Tổng nguồn vốn huy động” theo chủ thể;

MB: không phân tích cơ cấu vốn huy động từng năm;

NCB: phân loại theo loại tiền và kì hạn;

VCB: phân loại “Huy động từ tồ chức dân cư” theo chủ thể, kì hạn;

EIB: phân loại theo kì hạn;

SHB: xác định cơ cấu “Tổng nguồn vốn huy động” theo chủ thế, phương thức huy động

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, các NHTMCP Việt Nam phân tích quy mô và cơ cấu vốn huy động theo các khoản mục trên bảng cân đối kế toán

Trích bản cáo bạch của MB, năm 2018

Bảng 3.2 Cơ cấu huy động vốn của MB

Tại 31/12/2016 Tại 31/12/2017 Tại 31/12/2018 Giá trị

Tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng 21.423.003 13,42% 4.604.175 2,64% 3.866.798 - Tiền gửi của khách hàng (từ tổ chức kinh tế và dân cư)

Vốn tài trợ ủy thác đầu tư cho vay 177.806 0,11% 224.788 0,13% 280.597 96,31% Phát hành giấy tờ có giá 2.000.058 1,25% 2.000.058 1,15% 7.545.430 0,15%

Nguồn: BCTCKT hợp nhất của MB

3.2.1.2 Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn

Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tốc độ tăng trưởng về huy động và đầu tư vốn của các NHTMCP Việt Nam còn thể hiện ở chỉ tiêu đầu tiên là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tang trưởng dư nợ tín dụng

Theo kết quả thống kê của tác giả cho thấy, 100% các NHTMCP Việt Nam thực hiện nội dung phân tích tình hình vốn tín dụng Việc phân tích tình hình vốn tín dụng được các NHTMCP tiến hành theo năm trong các báo cáo thường niên của ngân hàng, số liệu chủ yếu tính cho năm báo cáo và năm liền trước hoặc năm báo cáo và kế hoạch năm báo cáo Các NHTMCP đều nhận thức được rằng phân tích tình hình vốn tín dụng là nội dung phân tích quan trọng trong phân tích tài chính nên nội dung này được thể hiện khá kỹ

100% NHTMCP Việt Nam sử dụng chỉ tiêu “Tổng dư nợ tín dụng” hoặc “Dư nợ cho vay khách hàng”, 100% NHTMCP Việt Nam sử dựng chỉ tiêu “Tỷ trọng dư nợ tín dụng loại i”; có 3 NHTMCP là ACB, CTG, VCB (chiếm 30%) sử dụng chỉ tiêu

“Dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động”; có 1 NHTMCP là ACB (chiếm 12,5%) sử dụng chỉ tiêu “Tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản” Chỉ tiêu phân tích các NHTMCP sử dụng không thống nhất: có ngân hàng sử dụng “Tổng dư nợ tín dụng” bao gồm dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi, cho vay các TCTD nhưng có ngân hàng lại chỉ phân tích “Dư nợ cho Vay khách hàng”; có ngân hàng tính toán chỉ tiêu

“Tỉ lệ dư nợ cho vay trên huy động vốn” nhưng có ngân hàng lại tính “Tỉ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi của khách hàng”

Dư nợ cho vay được các ngân hàng phân loại theo các tiêu thức: loại hình cho vay, ngành nghề kinh doanh, tiền tệ, nhóm nợ và được trình bày trên thuyết minh Báo cáo tài chính, Tuy nhiên, hàng năm, hầu hết các ngân hàng chỉ trình bày số tiền từng loại và tính tỉ trọng dư nợ cho vay khách hàng theo tính chất nợ (nhóm nợ)(theo yêu cầu của NHNN) Còn lại có 4/31 ngân hàng là ACB, SHB, STB và VCB phân tích cơ cấu dư nợ theo tiêu thức khác

Bảng 3.3 Chỉ tiêu phân tích tình hình vốn tín dụng tại ACB

1 Cho vay khách hàng (tỷ đồng) 134.032 116.324 17.708

2 Tỉ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sán 66,5% 64,8% 1,7%

3 Ti lệ dư nợ cho vay/Tiền gửi của khách hàng 76,6% 75,2% 1,4%

Nguồn: BCTN của ACB năm 2018

Kết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực tài chính so với khung an toàn

Tại thời điểm 31/12/2018 (tại thời điểm tiến hành nghiên cứu), hệ thống NHTMCP bao gồm 31 ngân hàng (Phụ lục 1), trong đó có 9 ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên 15.000 tỷ đồng; 7 ngân hàng có vốn chủ sở hữu từ 8000 tỷ đồng đến 15.000 tỷ đồng; 15 ngân hàng có vốn chủ dưới 8000 tỷ đồng

Theo niên giám ngân hàng (2018), Vốn chủ sở hữu, trong đó bao gồm vốn điều lệ, là cơ sở và cũng là điều kiện để một NHTM xác định quy mô hoạt động của mình Nói cách khác, quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng chi phối quy mô tổng tài sản của ngân hàng Bởi vậy, để có cơ sở đánh giá năng lực tài chính của các NHTMCP, tác giả thu thập số liệu của 31 NHTMCP và được chia thành 3 nhóm dựa vào quy mô vốn chủ sở hữu, bao gồm:

Bảng 3.21 Bảng phân nhóm các NHTMCP theo qui mô vốn chủ sở hữu

Nhóm các NHTMCP Tên NHTMCP Tên giao dịch

Gồm 9 ngân hàng có vốn chủ sở hữu >15.000 tỷ Đầu tư và phát triển Việt Nam BID Công Thương Việt Nam CTG Ngoại Thương Việt Nam VCB Việt Nam Thịnh Vượng VPB

Kĩ Thương Việt Nam TCB

Sài Gòn SCB Á Châu ACB

Sài Gòn Thương Tín STB

Gồm 7 ngân hàng có vốn chủ sở hữu từ 8.000 đến 15.000 tỷ

Phát triển nhà TPHCM HDB Đại chúng VPCB

Bưu Điện Liên Việt LPB

Sài Gòn- Hà Nội SHB

Gồm 15 ngân hàng có vốn chủ sỡ hữu dưới 8.000 tỷ

Sài Gòn- Công Thương SGB

Xăng dầu Petrolimex PGB Đông Á EAB

Việt Nam Thương Tín VietB Đông Nam Á SeaB

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Với số liệu thu thập của 31 NHTMCP, cơ sở đánh giá của luận án có tính trung thực và bao quát Mặt khác, việc phân chia thành 3 nhóm ngân hàng sẽ giúp cho những phân tích, đánh giá của đề tài chi tiết và có tính xác thực cao hơn

3.3.1 Th ự c tr ạng năng lự c tài chính so v ớ i khung an toàn Camel c ủ a các NHTMCP Vi ệ t Nam

3.3.1.1 Thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu a Qui mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Trong nhiều năm trở lại đây, các NHTM Việt Nam nói chung và NHTM cổ phần nói riêng đã có nhiều nỗ lực trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật cùng như thực hiện chiến lược gia tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Bảng 3.22)

Bảng 3.22 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2013- 2018 (ĐV tỷ VNĐ)

Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng NHTMCP lớn 51.547 - 67.303 30,6 79.971 18,8 86.600 8,3 93.084 7,5 96.501 3,7 NHTMCP vừa 24.219 - 34.726 43,4 40.762 17,4 42.906 5,3 43.263 0,8 44.901 3,8 NHTMCP nhỏ 13.248 - 18.872 42,5 21.851 15,8 24.695 13,02 26.019 5,36 26.030 0,04 Tổng VCSH NHTMCP 103.411 - 140.453 35,82 164.253 16,9 183.139 11,5 195.123 5,5 203.514 5,7

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

Căn cứ vào số liệu vốn chủ sở hữu của 31 NHTMCP Việt Nam, vốn chủ sở hữu của các NHTMCP tăng với trung bình gần 15% từ 2013 đến 2017, trong đó tốc độ tăng lớn nhất là năm 2014 (35,82%)

Nhìn vào diễn biến tăng vốn chủ sở hữu của 3 nhóm ngân hàng được khảo sát trong khoảng thời gian từ 2013- 2016, vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng mạnh nhất trong năm 2014, trong đó tốc độ tăng trưởng lớn nhất ở khối NHTMCP vừa và nhỏ b Đòn bẩy tài chính

Hệ số đòn bẩy tài chính được xác định:

Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

Nếu xem xét mức độ đảm bảo nợ của ngân hàng qua hệ số đòn bẩy tài chính theo khung an toàn CAMEL thì mặt bằng chung các NHTMCP vẫn đảm bảo trong giới hạn cho phép (Mức trung bình của Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu là 12,5 lần) Tuy nhiên, nếu xét từng nhóm ngân hàng hay từng ngân hàng cá biệt thì mức độ đảm bảo nợ có dấu hiệu giảm sút, thậm chí vượt mức ngưỡng an toàn cần thiết (Bảng 3.23) Trong các nhóm ngân hàng thì mức độ đảm bảo nợ lại trái chiều với quy mô của của các NHTMCP, điều này cho thấy, ngay cả những ngân hàng có quy mô lớn thì mức độ

“vững chắc” cũng không hẳn đã cao

Bảng 3.23 Tỷ lệ nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả c Mức độ đảm bảo hệ số an toàn vốn Để đảm bảo chỉ số an toàn hoạt động, bên cạnh việc đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu mà cho đến nay tất cả các NHTMCP đều đã đạt yêu cầu, (cho dù không ít các ngân hàng phải khá chật vật để hoàn thành) Các NHTMCP còn phải chấp hành quy định về hệ số an toàn vốn tốn thiểu (Hệ số CAR)

Bằng nhiều biện pháp phù hợp được áp dụng, hầu hết các NHTMCP đã đảm bảo được hệ số an toàn vốn theo quy định của NHNN (Bảng 3.24)

Bảng 3.24 Hệ số an toàn vốn của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả

Theo công bố của NHNN, hệ số an toàn vốn bình quân của các NHTMCP trong những năm qua đều ở mức trên 12% Số liệu khảo sát về hệ số an toàn vốn của 31 NHTMCP cho thấy tất cả các NHTM đều đạt mức hệ số an toàn vốn theo quy định

Qua tính toán mức trung bình về hệ số an toàn vốn ở 3 nhóm ngân hàng theo phân chia của tác giả cho thấy con số hết sức bất ngờ Ở nhóm các NHTMCP lớn và vừa thì tỷ lệ an toàn vốn lại khá ổn định qua các năm và thấp hơn hẳn so với nhóm các NHTMCP nhỏ Khối NHTMCP nhỏ khảo sát thì hệ số an toàn vốn dao động khá lớn ở các năm và là nhóm ngân hàng có tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn lớn nhất, thậm chí cao gấp 1,5- 2 lần so với mức chỉ số của các NHTMCP lớn (trong giai đoạn 2013-2016)

Mặc dù có nhiều vấn đề cần được bàn luận và xem xét một cách thấu đáo, nhưng xét trên gốc độ tuân thủ theo quy định của pháp luật thì việc tất cả các NHTMCP đều đã đạt mức hệ số an toàn vốn tối thiểu cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận của các NHTCP cũng như của hệ thống NHTMVN

3.3.1.2 Thực trạng quy mô và chất lượng tài sản a Quy mô, cơ cấu và tăng trưởng của tổng tài sản

Trong giai đoạn 2013-2018, tốc độ tăng tổng tài sản ở các nhóm NHTMCP khá phù hợp với nhịp độ tăng của mức vốn chủ sở hữu Nếu so sánh giữa các năm, thì năm

2014 là năm tổng tài sản của các NHTMCP có tốc độ tăng nhanh nhất (Đây cũng là năm mà tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu là lớn nhất), và nếu năm 2016 có tốc độ tăng trưởng vốn chủ thấp nhất thì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP cũng tăng rất thấp, thậm chí sụt giảm ở nhóm NHTMCP lớn (Bảng 3.25)

Bảng 3.25 Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2013-2018 (ĐV: Tỷ VND)

Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng

NHTMCP lớn 584.696 - 904.296 54,7 1.109.456 22,7 1.076.623 -3 1.086.623 0,93 1.179.177 8,5 NHTMCP vừa 243.567 - 415.108 70,4 508.335 22,5 544.115 7,03 577.131 6,1 662.847 14,9 NHTMCP nhỏ 89.451 - 134.892 50,8 157.000 16,4 162.162 3,3 211.316 30,3 251.306 18,9 Trung bình 1 NHTMCP 43.700 - 69.252 58,5 84.514 22 84.900 0,5 89.289 5,2 99.682 11,6 Trung bình 1 NHTMNN 317.656 - 391.405 23,2 448.224 14,5 505.103 12,7 572.696 13,4 662.836 15,7 Toàn hệ thống TCTD 3.032.071 - 4.060.549 22,1 4.959.801 25,2 5.085.780 2,5 5.755.869 13,2 6.541.900 12,2

Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả

Nếu xét về cơ cấu, tổng tài sản của hệ thống NHTMCP luôn giữ tỷ trọng tương đối ổn định trong tổng tài sản của toàn bộ hệ thống các TCTD (Dao động từ 41- 43% trong khoảng thời gian 2013-2018) Tuy nhiên, diễn biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ở các nhóm NHTMCP khảo sát có xu hướng giảm mạnh và khá thất thường, đặc biệt là ở nhóm NHTM nhỏ

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHẰM ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam và quan điểm hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

4.1.1 Định hướ ng phát tri ể n ngành ngân hàng Vi ệ t Nam

Căn cứ trên quyết định 986/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Cho thấy chiến lược của Ngành:

- Hệ thống các tổ chức tín dụng, gồm mọi thành phần kinh tế, được đối xử bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật, hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm Trong đó, các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực, chủ đạo trong việc huy động và phân bổ vốn tín dụng, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Nhà nước, thông qua vai trò của Ngân hàng Nhà nước, kiến tạo môi trường kinh doanh tiền tệ, ngân hàng ổn định, an toàn, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật và tôn trọng các quy luật thị trường Nhà nước can thiệp chủ yếu bằng công cụ thị trường, hoặc thông qua nguồn lực tài chính nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để khu vực tư nhân phát triển trên cơ sở tuân thủ pháp luật Nhà nước chỉ can thiệp hành chính trực tiếp trên thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng khi phát sinh nguy cơ mất ổn định thị trường tiền tệ, đe dọa an toàn hệ thống, có khả năng đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô

- Kịp thời nắm bắt cơ hội và thách thức từ tác động của cách mạng công nghiệp để định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Nhận thức sâu sắc ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo đi đôi với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là những thành tố chính, then chốt cho sự phát triển nhanh và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam so với khu vực và thế giới

4.1.2 Quan điể m hoàn thi ệ n h ệ th ố ng ch ỉ tiêu tài chính c ủ a các Ngân hàng thương mạ i c ổ ph ầ n Vi ệ t Nam

Xuất phát từ thực tế hệ thống chỉ tiêu tài chính hiện nay của các NHTMCP, cũng như yêu cầu quản lý và nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng có lợi ích liên quan đến NHTMCP, việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP Việt Nam dựa trên quan điểm:

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính phải có khả năng đánh giá được chính xác và toàn diện hiệu quả của các đối tượng, các nguồn lực trong NHTMCP, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau Thông tin phân tích tài chính không chỉ phản ánh được tình hình tài chính của các kỳ đã qua mà phải dự đoán được rủi ro trong tương lai

- Hoàn thiện thống chỉ tài chính của NHTMCP phải đánh giá được toàn diện tình hình tài chính theo các cấp độ khác nhau từ hiệu quả sử dụng các nguồn lực, mức độ an toàn của vốn đến khả năng sinh lợi và hiệu quả đầu tư vào cổ phiếu của công ty, trong đó việc đánh giá khả năng sinh lợi của các yếu tố là quan trọng nhất

- Hoàn thiện thống chỉ tiêu tài chính từ chỉ tiêu phân tích, phương pháp phân tích, tổ chức phân tích phải hết sức khoa học, dễ thực hiện để có tính khả thi cao

- Hoàn thiện thống chỉ tiêu tài chính của các NHTMCP phải đáp ứng được yêu cầu đặc thù của NHTMCP là ngân hàng của đại chúng, nên thông tin phân tích phải hướng đến người sử dụng là đông đảo các nhà đầu tư, phải làm nổi bật được những thông tin về hiệu quả vốn đầu tư của các cổ đông

- Hoàn thiện thống chỉ tiêu tài chính trên cơ sở thông tin phải được công bố công khai cho người sử dụng dựa trên các báo cáo bắt buộc theo quy định của Nhà nước đối với các NHTMCP.

Ngày đăng: 04/12/2022, 19:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2.7. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình chấp hành, thực hiện chính sách, chế độ  - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.2.2.7. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình chấp hành, thực hiện chính sách, chế độ (Trang 58)
Biểu đồ 3.3. Tình hình tăng trưởng tài sản của VCB năm 2018 - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
i ểu đồ 3.3. Tình hình tăng trưởng tài sản của VCB năm 2018 (Trang 77)
Bảng 3.2. Cơ cấu huy động vốn của MB - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.2. Cơ cấu huy động vốn của MB (Trang 79)
Bảng 3.9. Hệ số an toàn vốn của ACB - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.9. Hệ số an toàn vốn của ACB (Trang 87)
Bảng 3.13. Phân loại tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất của BID năm 2018 - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.13. Phân loại tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất của BID năm 2018 (Trang 90)
Bảng 3.15. Bảng rủi ro thanh khoản của BID - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.15. Bảng rủi ro thanh khoản của BID (Trang 92)
Trạng thái tiền tệ nội bảng 6.073 (3.301.182) 10.807 92.098 (3.192.405) Trạng thái tiền tệ ngoại bảng (591) 934.875 (81.332) 852.592  - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
r ạng thái tiền tệ nội bảng 6.073 (3.301.182) 10.807 92.098 (3.192.405) Trạng thái tiền tệ ngoại bảng (591) 934.875 (81.332) 852.592 (Trang 96)
3.2.1.6. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình cổ phiếu - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
3.2.1.6. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình cổ phiếu (Trang 97)
Bảng 3.20. Chỉ tiêu phân tích cổ phiếu của VCB - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.20. Chỉ tiêu phân tích cổ phiếu của VCB (Trang 98)
Bảng 3.22. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018 (ĐV tỷ VNĐ). - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.22. Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP giai đoạn 2013-2018 (ĐV tỷ VNĐ) (Trang 102)
Bảng 3.25. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2013-2018 - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.25. Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2013-2018 (Trang 105)
Bảng 3.36. Chỉ số hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2013-2018 - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.36. Chỉ số hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam từ 2013-2018 (Trang 116)
Mơ hình ước lượng như sau: - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
h ình ước lượng như sau: (Trang 126)
Bảng 3.42. Bảng tác động của các biến độc lập đến ROA - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 3.42. Bảng tác động của các biến độc lập đến ROA (Trang 128)
Từ kết quả này, tác giả đưa ra mơ hình ước lượng như sau: - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
k ết quả này, tác giả đưa ra mơ hình ước lượng như sau: (Trang 132)
Tác động của các biến độc lập đến ROE được giải thích ở bảng sau: - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
c động của các biến độc lập đến ROE được giải thích ở bảng sau: (Trang 134)
Kết quả chỉ ra rằng Pvalue = 0.5057 >0.05 nên tác giả sử dụng mơ hình REM với NIM. (Bảng 3.46)  - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
t quả chỉ ra rằng Pvalue = 0.5057 >0.05 nên tác giả sử dụng mơ hình REM với NIM. (Bảng 3.46) (Trang 136)
Mơ hình uớc lượng - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
h ình uớc lượng (Trang 137)
Tác động của các biến độc lập đến NIM được giải thích ở bảng sau: - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
c động của các biến độc lập đến NIM được giải thích ở bảng sau: (Trang 139)
Ví dụ: Căn cứ bảng cân đối kế toán của CTG, để đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng như sau:  - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
d ụ: Căn cứ bảng cân đối kế toán của CTG, để đánh giá khái quát tình hình nguồn vốn của ngân hàng như sau: (Trang 149)
Bảng 4.2. Phân tích VTC của BID - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 4.2. Phân tích VTC của BID (Trang 151)
Bảng 4.3. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 4.3. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động (Trang 153)
Bảng 4.7. Phân tích các nhân tố tác động ROA - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Bảng 4.7. Phân tích các nhân tố tác động ROA (Trang 158)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG POOL OLS CỦA ROA - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG POOL OLS CỦA ROA (Trang 183)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA ROA - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA ROA (Trang 184)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG POOL OLS CỦA ROE - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG POOL OLS CỦA ROE (Trang 186)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA ROE - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA ROE (Trang 187)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA NIM - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA NIM (Trang 190)
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA NIM - (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH DẠNG FEM CỦA NIM (Trang 190)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN