BÁO CÁO THỰC TẬP “ VAI TRÒ LUẬT SƯ TRONG BẢO VỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ THỰC TIẾN TẠI CÔNG TY LUẬT” 1 Lý do chọn đề tài Chúng ta có đầy đủ lý do để khẳng.
Trang 1BÁO CÁO THỰC TẬP “ VAI TRÒ LUẬT SƯ TRONG BẢO VỀ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
VÀ THỰC TIẾN TẠI CÔNG TY LUẬT”
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta có đầy đủ lý do để khẳng định rằng nghề Luật sư là một nghề cao quý trong xã hội và càng được tôn vinh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Hoạt động Luật sư là một nghề không thể thiếu trong xã hội nhưng đó không phải là nghề bình thường Sự cần thiết của nghề Luật sư trước hết để bảo đảm thực hiện một trong các quyền Hiến định của công dân, đó là quyền được bào chữa, quyền được bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
Hiến pháp năm 2013 quy định tại khoản 7 điều 103 “ Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.”
Trong Luật luật sư thay thế cho pháp lệch luật sư năm 2001 có thể thấy có sự yêu cầu rất cao và cũng có thể nói đã nâng tầm của người luật sư về địa vị pháp lý
trong xã hội “Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.” ( Quy định tại điều 3 Luật luật sư năm 2012).
Như vậy, có thể nói rằng vấn đề tạo điều kiện phát triển hoạt động luật sự được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm
Trong những năm qua hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta đã có nhiều tiến
bộ Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chất lượng công tác, tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, có nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của nhân dân và công dân
Những tồn tại, khuyết điểm nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết
do trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng chưa được nâng cao Vai trò của những người tham gia tố tụng hình sự trong đó có luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo chưa đúng tầm đòi hỏi của nhân dân Pháp luật tố tụng hình sự nói chung, chế định luật sư trong tố tụng hình sự nói riêng chưa hoàn thiện và còn nhiều sơ hở Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền phổ biến pháp luật trong đó có pháp luật tố tụng hình sự có nhiều bất cập hạn chế Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về hoạt động luật sư còn chưa nhiều
Với ý nghĩa đó, em thấy cần thiết chọn đề tài: “Vai trò của Luật sư
trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong Tố tụng
Trang 2Hình Sự từ thực tiễn tại Công ty Luật TNHH Tiến Minh” Làm báo cáo
thực tập với mong muốn đóng góp ý kiến của mình làm rõ hơn địa vị pháp của luật sư, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phù hợp với tình hình mới Đồng thời đề xuất những giải pháp hữu ích, thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện chế định luật sư, pháp luật tố tụng hình sự và những biện pháp hữu ích nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư trong tố tụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
II Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo và vị trí của Luật sư trong tố tụng hình sự Việt Nam
2.1 Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo
Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc, hiến định trong tố
tụng hình sự Tại khoản 7 điều 103 Hiến Pháp năm 2013 quy định “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.” Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong các điểm h điều 60,
điểm g điều 61và các điều khác trong tố tụng hình sự Trên cơ sở đó, pháp luật tố tụng hình sự quy định các quyền tố tụng của bị can, bị cáo và khả năng sử dụng các quyền đó để bác bỏ sự buộc tội, đưa ra lý lẽ và chứng cứ để bào chữa cho mình và những quyền đó được pháp luật bảo đảm Điều 16 Bộ luật tố tụng Hình sự quy
định “ Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của Bộ Luật này” ( 1 )
Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc xuyên suốt quá trình tố tụng hình sự, có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và tìm ra sự thật của vụ án Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) nêu rõ “ Khắc phục những biểu hiện hữu huynh trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời chống lại tình trạng bắt và giam giữ oan sai Xét xử không công minh vi phạm quyền dân của công dân Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp
và Pháp luật, phải thể hiện công lý, tính dân chủ, công trong hoạt động” Tại nghị
quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới có nêu rõ
“Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu của nhân dân Còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân làm giảm sút lòng tin của nhân dân với Đảng,
1 T i đi m đ kho n 1 đi u 4 BLTTHS 2015 quy đ nh “ Ng i bu c t i g m ng i b b t , ng i t m gi , b ịnh “ Người buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ười buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ười buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ịnh “ Người buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ắt , người tạm giữ, bị ười buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị ữ, bị ịnh “ Người buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị can, b cáo” ịnh “ Người buộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị
Trang 3Nhà nước và các cơ quan tư pháp” Ngày 02/06/2005 nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 “Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung.” Cùng với
việc quan tâm cuộc sống của nhân dân, các cơ quan Nhà nước cần phải tôn trọng
và bảo đảm các quyền của công dân đã đươc Hiến pháp quy định
Trong các quyền của bị can, bị cáo quyền có người bào chữa chiếm vị trí rất
có ý nghĩa Điểm h khoản 1 điều 61, điểm g khoản 1 điều 62 Bộ luật tố tụng hình
sự quy định “ Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa” Luật sư với tư cách là người bào chữa của bị can, bị cáo có trách nhiệm giúp đỡ
về mặt pháp lý, đại diện lợi ích của họ ở giai đoạn điều tra, xét xử Quyền có người bào chữa trong tố tụng hình sự là một phần quyền bào chữa của bị can, bị cáo và đây chính là bảo đảm quan trọng để bị can, bị cáo các quyền tố tụng của mình
Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố đến xét xử, việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nguyên tắc, là điều kiện quan trọng để bảo đảm cho việc xử lý án hình sự theo tính thần đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai
2.2 Vị trí của luật sư trong tố tụng hình sự
Trong thực tế, bị can, bị cáo thường là những người ít am hiểu pháp luật, nên
họ không thể thực hiện một cách đầy đủ và có hiệu quả các quyền được pháp luật quy định cho họ Ví dụ, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch , quyền yêu cầu thêm nhân chứng … Mặt khác bị can,
bị cáo kém xa người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán) về
am hiểu pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo pháp luật tố tụng hình sự quy định cho họ quyền có người bào chữa
Theo quy định tại điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự, những người sau đây có thể là người bào chữa:
- Luật sư;
- Người đại diện của người bị buộc tội;
- Bào chữa viên nhân dân;
- Trợ giúp viên pháp lý
Khi được bị can, bị cáo mời hoặc được Đoàn Luật sư cử theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người bào chữa được cấp giấy chứng nhận để bào chữa cho
bị can, bị cáo
Luật sư là người có điều kiện hành nghề luật theo quy định của Luật Luật sư năm 2012 và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo quy yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật (Điều 4 Luật luật sư năm 2012)
Trang 4Từ sự quan trọng của luật sư có giả thuyết cho rằng “ Vị trí Luật sư là chủ
thể độc lập trong tố tụng, luật sư đồng thời là người đại diện cho lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo” Tuy vậy, theo quan điểm tôi, vị trí độc lập của luật sư
không nên hiểu bằng từ ngữ cứng nhắc và khẳng định rằng luật sư không phụ thuộc vào ý chí của bị can và bị cáo Chúng ta không thể nói về sự độc lập của luật
sư đối với bị can, bị cáo Bởi vì, chỉ khi tồn tại sự mong muốn của bị can, bị cáo thì luật sư mới tham gia vào tố tụng, mặt khác, bất cứ thời điểm nào, bị can, bị cáo đều
có quyền từ chối luật sư
Các quyền của luật sự gắn chặt với các quyền của bị can, bị cáo, đồng thời lại tạo ra một sự bổ trợ cần thiết giúp đỡ pháp lý cho họ, là sự bảo đảm quyền và lợi ích của họ được thực hiện trên thực tế
Với ý nghĩa đó, ở khía cạnh này thì luật sư là một chủ thể độc lập trong tố tụng Ví dụ Luật sư có mối quan hệ ngang bằng với người buộc tội hoặc, ngoài quy định của pháp luật, không ai có quyền bắt buộc luật sư phải hành động như này hay như thế khác Nhưng ở khía cạnh khác thì không coi luật sư là người tham gia tố tụng độc lập Bởi vì, nếu luật sư không quan hệ chặt chẽ với người được luật sư gọi
là bị can, bị cáo thì có thể vì lý do nào đó luật sư có thể bị từ chối bất cứ lúc nào Nhưng không thể khẳng định là luật sư hoàn toàn không có tính độc lập được Qua phân tích trên đây thấy rằng luật sư là người tham gia tố tụng độc lập, nhưng phải hiểu ở đây là tính độc lập “ Tương đối” chứ không độc lập hoàn toàn, độc lập và phụ thuộc thì tính ở đây nổi trội hơn nếu xét một cách toàn diện
2.3 Mối quan hệ giữa luật sư với bị can, bị cáo
Mối quan hệ giữa người bào chữa và bị can, bi cáo chỉ xuất hiện ở một trong hai trường hợp: Hoặc là bị can, bị cáo mời người bào chữa cho họ và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp thuận, hoặc là cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư cử thành viên của mình để bào chữa bị can, bị cáo và được họ đồng ý (Nếu
họ đã thành niên) Do đó cả trường hợp nêu trên thì ý chí của bị can, bị cáo luôn là yếu tố quyết định có hay không có người bào chữa trong tố tụng hình sự
Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự cho dù được mời hay được cử thì cũng đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo
Từ đó có thể khẳng định việc thực hiện bào chữa cho bị can, bị cáo là trách nhiệm
và nghĩa vụ của người bào chữa Trách nhiệm, nghĩa vụ này tồn tại trên cơ sở thoả thuận giữa bị can, bị cáo và người bào chữa dưới dạng một hợp đồng dân sự Muốn xác định vị trí của luật sư bào chữa cần phải xuất phát từ việc làm rõ mối quan hệ giữa Luật sư và bị can, bị cáo mà luật sư có trách nhiệm bảo vệ và mối quan hệ giữa luật sư bào chữa với các cơ quan tố tụng hình sự đang tiến hành
vụ án đó, đặc biệt là với toà án
Đúng là luật sư đại diện quyền lợi cho bị can, bị cáo giúp đỡ họ về mặt pháp
lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo Tuy nhiên, quan hệ luật sư
Trang 5với bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự khác xa với mối quan hệ giữa luật sư và đương sự khi luật sư là người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự :
Thứ nhất: Trong Tố tụng hình sự luật sư bào chữa không thay mặt bị can, bị
cáo, mà hợp tác cùng bị can, bị cáo Họ không thay mặt nhau mà là bổ sung cho nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong tố tụng dân sự, luật sư là đại diện có quyền thay mặt đương sự để giải quyết vụ án dân sự
Thứ hai: Trong tố tụng hình sự luật sư không thay bị can, bị cáo, Luật sư có
quyền và nghĩa vụ của luật sư, bị can, bị cáo có quyền riêng của họ Tuy nhiên có cùng mục đích là “Gỡ tội” cho bị can, bị cáo không có bắt buộc luật sư chịu chung hậu quả từ việc luật sư không thực hiện trách nhiệm tố tụng của mình khi sử dụng phương tiện và phương pháp bào chữa của mình được pháp luật quy định Ví dụ: Luật sư không thực hiện những hành vi mà luật sư cho là trái pháp luật theo yêu cầu của bị can, bị cáo
Trong tố tụng dân sự, người đại điện thông qua hình vi của mình trực tiếp thiết lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự của người mà luật sư đại diện theo Bộ luật dân sự quy định
Thứ ba: Trong tố tụng Hình sự luật sư không có quyền từ chối bào chữa bị
can, bị cáo mà Luật sư đó đảm nhận
Trong tố tụng dân sự, người đại diện trong bất kỳ thời điểm nào đều có quyền
từ chối việc đại diện cho người đại diện
Theo quy định của pháp luật, luật sư bào chữa tham gia tố tụng hình sự chỉ có
sự đồng ý của bị can, bị cáo và được cơ quan tiến hành tố tụng chấp thuận
Trong khi thực hiện bào chữa, có thể xảy ra sự không trùng nhau về quan điểm giữa bị can, bị cáo và luật sư của họ Luật sư có thể và cần phải làm sáng tỏ những vấn đề buộc tội của Viện kiểm sát mà bị can, bị cáo đã thừa nhận khi sự buộc tội đó chưa được các tài liệu, chứng cứ trong vụ án khẳng định Khi đó luật
sư phải có trách nhiệm giải thích cho bị can, bị cáo về việc buộc tội thiếu căn cứ
đó Việc thừa nhận lỗi phạm của bị can, bị cáo có thể được khẳng định trên cơ sở buộc tội của cơ quan tiến hành tố tụng chỉ khi sự thừa nhận đó phù hợp với những chứng cứ trong vụ hồ sơ vụ án
Ví dụ: Nguyễn Văn Tứ 16 tuổi bị truy tố về hành vi “Trộm cắp tài sản” Trong giai đoạn điều tra và cả giai đoạn xét xử Tứ hoàn toàn nhận tội Khi nghiên cứu vụ án, trên cơ sở một số tình tiết vụ án, luật sư chứng minh rằng việc nhận tội của Tứ là không có cơ sở Nhưng bản thân Nguyễn Văn tứ lại muốn nhận tội trộm cắp tài sản thay cho bố của Tứ là ông Nguyễn Văn Tâm đã thực hiện việc trộm cắp đó
Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Tứ khai nhận và muốn rằng cơ quan tố tụng kết tội Tứ về trộm cắp tài sản Còn luật sư thì đưa ra quan điểm chống lại bị cáo do mình có trách nhiệm bảo vệ, vấn đề ở đây là luật sư có quyền hành động như vậy
Trang 6không? Mỗi khi luật sư hành động trái với ý muốn chủ quan của bị cáo và không được sự đồng ý của họ
Trả lời câu hỏi này, trả lời không hề đơn giản Phải xuất phát từ nguyên tắc hoạt động chung của luật sư Luật sư không có quyền trong bất cứ điều kiện nào làm xấu đi tình trạng của bị can, bị cáo mà mình đang đảm nhận bào chữa Không gây hại cho bị can, bị cáo là trách nhiệm của luật sư, Khi vi phạm điều đó, luật sư không còn là chính mình nữa
Như vậy, trong vụ án trên luật sư không có quyền hành động trái với ý muốn của Nguyễn Văn Tứ Trường hợp đó, luật sư cần từ chối bào chữa cho bị cáo Tứ với lý do hoàn toàn chính đáng là luật sư đã phát hiện về bị cáo Tứ nhận tội thay cho bố Nguyễn Văn Tâm Điểm c khoản 2 điều 73 “Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải trở ngại khách quan”
Trong trường hợp nêu trên, việc từ chối bào chữa của luật sư là có căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật
III Vai trò luật sư trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can,
bị cáo trong các giai đoạn tố tụng hình sự.
3.1 Vai trò của Luật sư trong giai đoạn điều tra, truy tố vụ án hình sự
3.1.1 Khởi tố bị can và vai trò của Luật sư
Theo điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự thì Luật sư có quyền tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can Sự tham gia tố tụng của luật sư ngay từ khi khởi tố không những
có lợi cho bị can trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, giúp đỡ bị can những vấn đề pháp lý cần thiết, còn góp giúp đỡ cơ quan điều tra tiến hành điều tra
vụ án được khách quan, đầy đủ và đúng pháp luật Mặt khác, luật sư tham gia từ khi khởi tố bị can thì mới có điều kiện thuận lợi thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho bị can
Pháp luật tố tụng hình sự nhiều nước cho phép luật sư nghiên cứu tất cả tài tài liệu của vụ án hình sự và thực hiện những hoạt động tố tụng khác từ thời điểm khởi
tố bị can và trong toàn bộ giai đoạn điều tra hình sự Ngày nay đối với bị can bị khởi tố về những tội đặc biệt xâm phạm đến an ninh quốc gia không có quyền bào chữa như quy định tại điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự là không còn phù hợp mà được loại bỏ để bảo đảm sự bình đẳng dân chủ của mọi bị can đều được có quyền
có người bào chữa phù hợp với điều kiện đổi mới hoạt động tư pháp của đất nước
ta hiện nay
3.1.2 Sự tham gia của Luật sư trong việc hỏi cung bị can
Sau khi khởi tố bị can cơ quan điều tra phải nhanh chóng tiến hành việc thu thập chứng cứ làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến vụ án bằng việc hỏi cung bị can, lấy lời khai nhân chứng, lấy lời khai của người bị hại… Theo quy định tại
Trang 7điểm b khoản 1 điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự thì Luật sư có quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu điều tra viên đồng ý thì được hỏi bị can và có mặt trong những hoạt động điều ta khác
Luật sư có mặt khi hỏi cung bị can để trực tiếp nghe bị can khai báo, nhằm phát hiện những chi tiết có ý nghĩa đối với việc bào chữa nhằm minh oan nếu Luật
sư phát hiện những tình tiết có ý nghĩa với việc bào chữa, giúp điều tra viên tiếp nhận thêm một số tình tiết cần thiết làm sáng tỏ đánh giá khách quan đúng đắn vụ
án Việc có mặt của luật sư có mặt khi hỏi cung bị can góp phần ngăn chặn những trường hợp điều tra viên áp dụng những biện pháp thu thập trái pháp luật như: Dụ cung, bức cung, dùng nhục hình
Ví dụ, điều tra viên đưa ra câu hỏi bị can “Anh có biết hành vi của anh là lưu
manh côn đồ không Anh chỉ được trả lời có hoặc không mà thôi ? Nếu trả lời là
“Có” thì không đúng sự thật và rất nguy hiểm cho bản thân bị can Còn nếu trả lời
là “Không” thì có thể bị quy kết ngay là ngoan cố
Trong trường hợp này như vậy luật sư đã kịp thời có ý kiến nhắc nhở bị can không được học luật, không thể biết thế nào là lưu manh côn đồ Do vậy đừng có
sa vào từ ngữ pháp lý, mà chỉ trả lời một thành khẩn đúng đắn hành vi của mình Còn có lưu manh côn đồ hay không là do cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá trên
cơ sở lời khai của bị can và các nhân chứng khác
Có trường hợp bị can bị hỏi rằng “Anh thấy anh có tội hay không có tội? anh chỉ được trả lời “Có” hay “Không” mà thôi
Trong những trường hợp như vậy luật sư đã kịp thời có ý kiến nhắc nhở bị
can cần có thái độ nghiêm túc khai báo thành khẩn rồi mới tế nhị gợi ý rằng “Bị can không được học luật, bị can không biết thế nào là cấu thành tội phạm, do đó chỉ trình bày những hành vi của mình Còn vấn đề có tội hay không có tội là do cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, đánh giá trên cơ sở lời khai của bị can và những chứng cứ khác”
Qua một số ví dụ nêu trên phần nào nói lên một điều rằng việc luật sư có mặt khi hỏi cung cần thiết đến mức nào Trong những trường hợp như nêu trên mà luật
sư không được điều tra viên đồng ý cho hỏi bị can thì chẳng biết sẽ dẫn đến tai hại
ra sao! đấy là chưa kể đến những vụ án không có luật sư tham gia thì ai mà biết được quyền và lợi ích hợp pháp của họ có được bảo đảm đầy đủ hay không
3.1.3 Vai trò của Luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án
Luật sư có quyền đọc hồ sơ vụ án, ghi chép những điều cần thiết khi kết thúc điều tra (Khoản 1 điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự )
Thực hiện quyền này giúp luật sư nắm vững các tình tiết và toàn bộ nội dung vụ án Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án luật sư biết được bị can, bị cáo bị truy tố về tội gì, theo điều luật nào và viện kiểm sát đã dựa vào những chứng chứ gì để buộc tội bị can Hồ sơ vụ án giúp cho luật sư có cái nhìn toàn
Trang 8diện về tội phạm từ khi bắt đầu diễn ra cho đến khi kết thúc, từ đó giúp luật sư đánh giá được vị trí, vai trò của bị can trong vụ án và có phương án kế hoạch bào chữa cho bị can
Khi đọc hồ sơ vụ án luật sư cần đạt được 2 yêu cầu sau:
Một là: Tính hợp pháp và có căn cứ của kết quả điều hành tố tụng như có biện pháp thu thập chứng cứ, các biện pháp ngăn chặn bị can, bị cáo, kết luật điều tra, bản cáo trạng…
Hai là: Nội dung vụ án được thể hiện như thế nào: Về vấn đề này luật sư phải đánh giá và có chính kiến riêng về các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ
án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, cụ thể là: Có sự kiện phạm tội không? Người phạm tội là những ai? Có đủ dấu hiệu của tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định không?
+ Lỗi, tính chất lỗi, mức độ lỗi của bị can, bị cáo;
+ Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng đối với bị can, bị cáo;
+ Thiệt hại xảy ra, tác hại về vật chất, tinh thần trong vụ án đó v.v…
Ví dụ: Trong vụ án của Bùi Đình Khánh bị truy tố về tội “Trộm cắp tài sản”
thì theo quyết định thu giữ tài sản đảm bảo số 1333/2019/QĐ-TPB-NHCT.THN của TPBANK xác định thu giữ tài sản của khách hàng là Nguyễn Thế Anh cùng
vợ, nhưng khi uỷ quyền cho công ty thu hồi nợ Thủ Đô lại thu hồi xe của Bùi Đình Khánh như vậy là trái quy định của TPBank (QĐ số 1333/2019), trái với hợp đồng cho vay thế chấp tài sản và trái quy định pháp luật, trái với điều 63 nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 (Không áp dụng được nghị quyết 42/2017/QH14 vì khoản nợ được hình thành sau ngày 15/08/2017 nên không phải
nợ là nợ xấu theo điều 4 nghị quyết 42)
Trong thời gian nghiên cứu nếu hồ sơ vụ án và chuẩn bị cho xét xử luật sư
có quyền đề xuất chứng cứ, để đạt được những yêu cầu đối với Toà án như: Đề xuất nhân chứng mới, yêu cầu thay đổi biện pháp ngăn chặn theo hướng có lợi cho bị can
3.2 Vai trò của Luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
3.2.1 Sự tham gia của luật sư ở phần thủ tục bắt đầu phiên toà
Phần thủ tục phiên toà được bắt đầu bằng việc khai mạc phiên toà và kết thúc bằng việc giải quyết vấn đề có thể xử vắng mặt người đó trong số những người tham gia tố tụng
Theo điều 301 Bộ luật tố tụng hình sự bắt đầu bằng việc khai mạc phiên toà được bắt đầu bằng việc chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử Tiếp theo yêu cầu chủ toạ, thư ký phiên toà và những người được triệu tập ai đã có mặt,
ai vắng mặt và họ đã nhận được giấy triệu tập chưa, nguyên nhân của sự vắng mặt
Trang 9Việc có mặt của những người tham gia phiên toà như : Người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự… có ý nghĩa rất quan trọng
Trong trường hợp bị hại người làm chứng vắng mặt mà lời khai của họ có ý nghĩa quan trọng thì luật sư phải cương quyết đề nghị Hội đồng xét xử hoãn xét xử,
vì thực tế trong nhiều trường hợp lời khai của người bị hại ở phiên toà khác với lời khai của người bị hại ở phiên toà khác với lời khai của họ ở giai đoạn điều tra
Để thực hiện tốt việc bào chữa, bị cáo cần được biết pháp luật quy định cho những quyền gì và chủ toạ phiên toà cần giải thích rõ bị cáo quyền của họ Đây cũng là vấn đề luật sư không được phép sao nhẵng
3.2.2 Sự tham gia của luật sư ở phần xét hỏi
Sau khi bản cáo trạng được đọc xong, chủ toạ phiên toà hỏi bị cáo có hiểu nội dung cáo trạng không và có nhận tội theo nội dung bản cáo trạng không Trong thực tế xét xử, bị cáo có thể trả lời là hoàn toàn phủ nhận hoặc công nhận, nhưng thường là bị cáo chỉ nhận một phần tội lỗi Hoạt động của luật sư phụ thuộc rất nhiều vào câu trả lời này của bị cáo Không một ai được quyền gây áp lực cho bị cáo trả lời theo ý muốn của mình Để bị cáo trả lời bình tĩnh và đầy đủ lý lẽ câu hỏi này của hội đồng xét xử trước khi mở phiên toà luật sư phải giải thích cho bị cáo biết về thủ tục phiên toà để bị cáo có sự chủ động chuẩn bị trước
Luật sư cần phải chuẩn bị và lập kế hoạch từ khi nghiên cứu hồ sơ, gặp bị cáo luật sư nên đề nghị nếu bị cáo bị buộc nhiều tội thì nghiên cứu từng tội của bị cáo
là tốt nhất, đề nghị toà chú ý đến trình tự và thời điểm trình bày những chứng cứ sao cho phù hợp với lợi ích của việc bào chữa
Khi hỏi bị cáo tại phiên toà luật sư cần chuẩn bị thật tốt để tham gia hỏi bị cáo Cần hình thành câu hỏi, thứ tự câu hỏi, cách hỏi, thời điểm hỏi sao cho phù hợp với kế hoạch và hướng bào chữa đã được chuẩn bị và những câu hỏi phát sinh tại phiên toà luật sư có quyền thoả thuận với bị cáo về câu hỏi mà luật sư sẽ hỏi bị cáo tại phiên toà Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu đối với bị cáo, không làm rối bị cáo và những người tham gia tố tụng khác
3.2.3 Sự tham gia của Luật sư ở phần tranh luận tại phiên toà
3.2.3.1 Chuẩn bị cho phần tranh luận tại phiên toà
Tranh luận tại phiên toà có ý nghĩa rất lớn đối với việc bào chữa và giúp cho Hội đồng xét xử giải quyết đúng đắn vụ án, ngoài ra nó còn có tác động tốt đối với việc giáo dục người có mặt tại phiên toà
Một công việc đặc biệt quan trọng của việc bào chữa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo tại phiên toà của luật sư là chuẩn bị lời bào chữa Nhiều luật sư cho rằng trong quá trình nghiên cứu hồ sơ và gặp bị can, bị cáo có thể viết bài bào chữa Bài bào chữa đầy đủ hoặc sơ đồ kế hoạch bài bào chữa cần được sắp đặt trước khi bắt đầu phiên toà Sau khi kết thúc xét hỏi, kế hoạch, sơ đồ, bài phát biểu có thể được xem xét lại, bổ sung cho phù hợp
Trang 10Ý kiến khác cho rằng “Chuẩn bị bài bào chữa theo tài liệu điều tra không thể chính xác và mâu thuẫn với pháp luật tố tụng đòi hỏi là bản án phải căn cứ trên những chứng cứ được thẩm vấn tại phiên toà lời bào chữa thực tế có thể được chuẩn bị sau phần xét hỏi khi mà những vấn đề quan trọng của vụ án đã được rõ ràng” ( 2 ) Tôi cho rằng cả hai cách chuẩn bị bài bào chữa nêu trên đều có mặt tích cực, ưu việt nhất định Nhưng nếu chỉ dựa vào hồ sơ vụ án và lời khai của bị can,
bị cáo để hình thành bài bào chữa đầy đủ không thôi thì e rằng luật sư theo thói quen dễ vừa lòng với sự chuẩn bị của mình mà sao nhãng bám sát nội dung xét hỏi
đề từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung nội dung bài bào chữa cho phù hợp với thực chất
vụ án được điều tra công khai tại phiên toà Nếu lời bào chữa có thể được chuẩn bị chỉ sau phần xét hỏi thì luật sư dễ lâm vào tình trạng lúng túng, trình bày không đầy đủ những vấn đề mà bắt buộc phải trình bày Do vậy, theo tôi cần kết hợp và dung hoà cả hai cách chuẩn bị bài chữa nêu trên Cụ thể là cần chuẩn bị bài bào chữa sơ bộ, kế hoạch và sơ đồ bài bào chữa trước khi bắt đầu phiên toà, kịp thời loại bỏ, bổ sung những vấn đề phù hợp, chứng cứ và lý lẽ thẩm vấn tại phiên toà trong bài bào chữa đã chuẩn bị sẵn trước khi bắt đầu phiên toà
Như vậy chất lượng và hiệu quả lời bào chữa phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia tích cực của luật sư trong quá trình xét hỏi sự chuẩn bị đó là cơ sở cho việc trình lời có hiệu quả
3.2.3.2 Lời bào chữa của Luật sư
Lời bào chữa là quan điểm của luật sư qua việc nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên toà, được xây dựng với kết quả của quá trình xét hỏi Trong lời bào chữa cho bị cáo, luật sư cần chỉ ra ý nghĩa chính trị xã hội của vụ án đó, phân tích chứng cứ là cơ sở cho việc gỡ tội và buộc tội, phân tích và xác định hành vi, nhận xét thân nhân bị cáo, đưa ra mức độ hình phạt và tính căn cứ của việc kiện dân sự…
Trong lời bào chữa của luật sư phản ảnh tất cả sự việc và chứng cứ được xem xét dưới góc độ vì lợi ích của bị cáo, bác lại sự buộc tội thiếu căn cứ hoặc đề nghị giảm nhẹ cho bị cáo, nêu ra việc người buộc tội không chứng mình được luận điểm của mình, chỉ ra những chỗ lời buộc tội yếu ớt, chứng cứ buộc không vững vàng, những tình tiết tăng nặng, định tội không chính xác v.v…
Tính chính trị - xã hội của lời bào chữa thể hiện ở chỗ phản ánh đúng những tình tiết của vụ án, giải thích pháp luật chính xác, bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị cáo, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
Lời bào chữa có chất lượng là, trong đó toát lên tính logic, tính liên tục, tính
có căn cứ và không mâu thuẫn của nội dung bào chữa cùng những kết luận đầy tính thuyết phục và khả năng hùng biện, nghệ thuật diễn thuyết của luật sư
Tham gia phiên toà với tư cách là người bào chữa cho bị cáo, Luật sư không thể phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn và quan điểm của bị cáo mà họ bào chữa, và
2 TS Nguy n Văn Tuân “Vai trò c a lu t s trong t t ng hình s ” NXB đ i h c qu c gia, Hà N i 2018,tr92 ư ố tụng hình sự” NXB đại học quốc gia, Hà Nội 2018,tr92 ụng hình sự” NXB đại học quốc gia, Hà Nội 2018,tr92 ự” NXB đại học quốc gia, Hà Nội 2018,tr92 ọc quốc gia, Hà Nội 2018,tr92 ố tụng hình sự” NXB đại học quốc gia, Hà Nội 2018,tr92 ộc tội gồm người bị bắt , người tạm giữ, bị