Lịch sử hình thành và khái niệm về cộng đồng LGBTQ+
Lịch sử hình thành
Vào đầu thế kỉ XX, “homosexual” là một cụm từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi tại Mỹ để chỉ những người đồng tính với ý nghĩa tiêu cực Đến thập niên 50 và 60, từ nay dần được thay thế bởi từ “homophile” Thập niên 70, từ “gay” được ra đời và được chấp nhận sử dụng bởi chính cộng đồng người đồng tính.
Trong thời gian này, do vai trò của người phụ nữ trong xã hội không cho phép họ thể hiện tính hướng của bản thân nên mối quan hệ đồng tính luyến ái nữ không được biết đến nhiều Sau sự xuất hiện của một vài tổ chức đấu tranh cho nữ quyền và quyền bình đẳng cho đồng tính nữ, từ “lesbian” dùng để chỉ “người đồng tính luyến ái nữ” phân biệt với “gay” – những người đồng tính luyến ái nam.
Hai thành phần khác của cộng đồng LGBT là những người Bisexual – Người song tính và Transgender – Người chuyển giới có xung đột với những người đồng tính nam và nữ về sự khác biệt trong khuôn mẫu định hình cộng đồng Mặc dù những xung đột giữa các nhóm này tới hiện nay đôi lúc vẫn còn xảy ra do bất đồng quan điểm nhưng hiện tại họ đã hướng tới cùng một mục tiêu xây dựng một cộng đồng lớn với mục đích thể hiện bản thân và giáo dục xã hội về những nhóm người có xu hướng đặc biệt. Với tiền đề như vậy, thuật ngữ LGBT bắt đầu xuất hiện trong những phát ngôn của những nhà hoạt động tại Mỹ vào năm 1988 Năm 1999 chứng kiến sự ra đời của Hiệp hội Lịch sử LGBT Sau một vài tranh cãi, cụm từ LGBT đã được chính thức công nhận bởi cộng đồng Hiện nay từ này không chỉ bao gồm những nhóm người được định danh trong tên gọi mà còn cả những nhóm nhỏ hơn.
Năm 2016, một số nghiên cứu khảo sát của hãng truyền thống GLAAD, hiện nay thế hệ trẻ đang ưa chuộng sử dụng từ LGBTQ hơn so với cụm từ nguyên gốc Họ cho rằng Queer với định nghĩa thể hiện tính khác biệt về xu hướng tính dục hay bản dạng giới Điều này sẽ giúp họ thể hiện bản thân một cách linh hoạt hơn Một biến thể khác của thuật ngữ này cũng được sử dụng phổ biến hơn là LGBTQ+ với ý nghĩa thể hiện được đa dạng các thành phần của cộng đồng Tuy nhiên, trong con mắt của thế hệ lớn tuổi hơn thì Queer không phải là một từ mang ý nghĩa tích cực và có xu hướng bài xích thuật ngữ này. Đến nay, có thêm nhiều chữ cái mới và vấn đề vị trí giữa các chữ cái vẫn chưa được giải quyết Nên nhiều người thường dùng LGBTQ+ để biểu thị rằng cộng đồng còn bao gồm những nhóm khác
Cơ sở lý luận,
LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng của các nền văn hóa nhân loại dựa trên xu hướng tình dục (sexual orientation), bản dạng giới (gender identity), thể hiện giới (gender expression), thiên hướng tình dục (sexual attraction) Xu hướng tình dục có các nhóm phổ biến: dị tính luyến ái (heterosexual), đồng tính luyến ái (homosexual), song tính luyến ái (bisexual), toàn tính luyến ái (pansexual), vô tính luyến ái (asexual) theo bản dạng giới trái với giới tính sinh học (biological sex) của mình là người chuyển giới, ngược lại người có bản dạng giới phù hợp với giới tính sinh học là người hợp giới.
LGBTQ+ là các chữ cái viết tắt của Lesbian (đồng tính luyến ái nữ), Gay (đồng tính luyến ái nam), Bisexual (song tính luyến ái), Transgender (chuyển giới) và Queer (có xu hướng tính dụng và bản dạng giới khác biệt, hoặc không nhận định mình theo bất kì nhãn nào) hoặc Questioning (đang trong giai đoạn tìm hiểu bản thân)
Dấu + thể hiện sự tồn tại đa dạng của các nhóm khác trong cộng đồng như: Non-binary (phi nhị nguyên giới), intersex (liên giới tính)
1.2.2 Khái niệm về các thuật ngữ
LGBTQ+ là các chữ cái viết tắt của một cộng đồng thuộc những người có những giới tính khác nhau như:
- Q được chia thành hai nhóm
+ Queer: có xu hướng tình dục và bản dạng giới khác biệt hoặc không nhận định mình theo kỳ nhãn nào.
+ Questioning: trong giai đoạn tìm hiểu bản thân
- “+” thể hiện sự tồn tại của các nhóm khác như: Non-binary (phi nhị nguyên giới), intersex (liên giới tính)
LGBTQ+ thể hiện sự đa dạng về văn hóa và được hình thành từ xu hướng tình dục ( sexual orientation), bản dạng giới (gender identity), thể hiện giới (gender expression) và thiên hướng tình dục (sexual attraction).
1.2.3 Khái niệm về bảng dạng giới
Thuật ngữ “bảng dạng giới” được Robert J Stoller đặt ra vào năm 1964 Bản dạng giới hay còn gọi là bản dạng giới là nhận thức chủ quan của một người về giới tính của họ Bản dạng giới của một người có thể được xác định hoặc không với giới tính được chỉ định sau khi sinh dựa trên giới tính sinh học của họ Bản dạng giới của một người thường được phản ánh trong việc đại diện cho giới tính, nhưng nó không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác nhất mọi trường hợp Mỗi người có thể có những hành vi, thái độ và ngoại hình tương ứng với một vai trò giới cụ thể, nhưng cách họ thể hiện chúng không nhất thiết phản ánh bản dạng giới của họ Bảng nhận dạng giới tính của một người có thể là nam hoặc nữ hoặc họ có thể thuộc nhóm giới tính không kép, bao gồm các nhãn giới khác: vô tính, giới tính linh hoạt hoặc họ có thể là lưỡng tính, bán giới tính
Trong hầu hết các xã hội, có sự phân chia các thuộc tính giới tính cho nam và nữ Nhị phân giới tính được hầu hết mọi người tuân theo và bao gồm các kỳ vọng về nam tính cũng như nữ tính trong tất cả các khía cạnh của giới và giới tính: giới tính sinh học, bản dạng giới và biểu hiện giới tính Một số người không xác định được một số hoặc tất cả các khía cạnh của giới tính được gán cho họ theo giới tính sinh học; một trong những người này là người chuyển giới, không có giới tính hoặc đa dạng về giới tính Một số xã hội thừa nhận sự tồn tại của một hoặc nhiều giới tính không phải nam và nữ.
Các khái niệm về bản dạng giới và xu hướng tình dục là khác nhau Ví dụ, khi một người sinh ra là nam, họ tự xác định giới của mình là nữ ( bản dạng giới ), có sức hấp dẫn tình dục và / hoặc tình yêu với nam, người đó không phải là đồng tính luyến ái (đây là một người chuyển đổi giới tính khác giới) Mặt khác, một người đồng tính sẽ luôn xem mình là đàn ông (giống giới tính của họ lúc mới sinh), chứ không phải giới tính của mình là phụ nữ, và họ sẽ luôn có sự hấp dẫn về tình dục và / hoặc lãng mạn với những người đàn ông một cách dài lâu
- Các loại bản dạng giới thường thấy:
Chuyển giới: bản dạng giới khác với giới tính sinh học.
Người chuyển giới: người chuyển giới không muốn xác định mình theo bất kỳ giới tính nào.
Trans man: người chuyển giới xác định bản thân là nam.
Người phụ nữ chuyển giới: người chuyển giới xác định bản thân là phụ nữ.
Transfemale: người chuyển giới đã được chỉ định giới tính nam khi sinh ra nhưng họ nhận dạng được nhiều dấu hiệu của nữ bên trong cơ thể nhiều hơn là nam.
Transmasculine: người chuyển giới đã được chỉ định giới tính nữ khi sinh ra họ nhận biết nhiều dấu hiệu của nam bên trong cơ thể nhiều hơn là nữ.
Androgynous / gynoandros: người có danh tính là sự pha trộn ở các mức độ khác nhau giữa nữ và nam giới.
Giới tính trung tính / neutrois / giới tính trung lập: người ngăn chặn các đặc điểm được gán cho truyền thống là nam tính hoặc nữ tính.
Giới tính: người không tin vào giới tính và do đó không đồng nhất với bất kỳ.
Biggenus: người xác định bản thân có hai giới tính (ví dụ: nam tính và bạch cầu trung tính).
Đa giới / đa giới: người có nhiều hơn hai giới tính.
Chuyển giới: giới tính được chỉ định cho những người giữa hai giới tính, thường là giới tính nhị phân.
Ngoài ra có một thuật ngữ dành cho những người dị tính ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và đấu tranh cho quyền của cộng đồng LGBTQ+ Những người như thế thương được gọi là Straight ally.
Ngược lại những người có sự kiên quyết trong việc phản đối hôn nhân đồng giới và bày tỏ sự kì thị sâu sắc được gọi là Homophobes.
1.2.3 Khái niệm xu hướng tính dục
Xu hướng tính dục của cộng đồng LGBTQ+
Xu hướng tính dục là sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc là mặt tình dục hoặc cũng có thể là cả hai được diễn ra trong thời gian dài đối với những đối tượng thuộc giới tính hoặc khác giới, cùng thuộc giới tính hoặc cùng thuộc giới, thuộc cả hai giới tính hoặc có nhiều hơn 1 giới Sự hấp dẫn này thường được bào gồm trong 5 giới: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái song tính luyến ái, toàn tính luyến ái và vô tính luyến ái.
Dị tính luyến ái là bị hấp dẫn về tình cảm và tình dục của người khác giới Xu hướng tình dục này được mọi người ủng hộ và đây cũng là xu hướng tính dục phổ biến nhất hành tinh
Đồng tính luyến ái hay còn gọi là đồng tính là bị hấp dẫn mặt tình cảm và mặt tình dục của người cùng giới Xu hướng tính dục đồng tính luyến ái được chia làm 2 giới chính là đồng tính nam ( thường được gọi là “gay” ) và đồng tính nữ ( thường được gọi là les ) Hiện vẫn chưa thể xác định được chính xác số lượng người theo xu hướng tính dục này nhưng vẫn có thể thấy họ chiếm một lượng không hề nhỏ Với việc xã hội ngày càng có nhiều hướng suy nghĩ hiện đại và tích cực thì những người theo xu hướng tính dục này ngày càng tự tin công khai thật giới tính của mình.
Song tính luyến ái là người có tình cảm và ham muốn tình dục với cả nam và nữ Người có sở thích tình dục nghiêng về một giới tính nhất định hơn giới tính còn lại nhưng lại không độc nhất cũng tự cho rằng họ là người song tính.
Toàn tính luyến ái là chỉ sự hấp dẫn về mặt tình cảm và mặt tình dục với bất kì một giới tình nào Xu hướng tình dục này có thể nói là một nhánh nhỏ của
Vô tính luyến ái những người này không bị hấp dẫn bởi tình cảm hay tình dục.
Vô tính luyến ái khác hoàn toàn với kiêng tình dục và độc thân vì nó có chiều hướng xuất phát bên trong cơ thể Một số người vô tính vẫn có quan hệ tình dục với người khác nhưng chỉ vì làm thỏa mãn cho đối phương chứ không hề có ham muốn.
Pháp luật đối với những người thuộc cộng đồng LGBTQ+
Những quy định liên quan đến quyền của LGBTQ+ trong khuôn khổ liên hợp quốc
Ở những nền văn hóa, trong những giai đoạn lịch sử cũng như thái độ đối với ham muốn tình dục, hành vi tình dục và các mối quan hệ nói chung ở mỗi quốc gia khác nhau thì có những nhận thức, thái độ đối với cộng đồng LGBTQ+ là khác nhau Mỗi nền văn hóa có chuẩn mực riêng nên có nhiều nền văn hóa phản đối và có nền văn hóa chấp nhận tình yêu và tình dục đồng tính Dẫn đến việc có những thái độ, cách nhìn khác nhau Đó là kết quả của quá trình nhận thức lâu dài, đồng thời, sự thay đổi nhận thức, quan điểm, cách nhìn về người đồng tính, quan hệ giữa những người đồng tính luôn gắn liền với sự thay đổi nhận thức về tình dục
Xuất phát từ quan niệm nam là phải cưới vợ, nữ thì phải lấy chồng hay trong thế giới này, nhắc đến “cặp đôi” đồng nghĩa hiểu luôn là một người nam và một người nữ nên khi xuất hiện cặp đôi giữa hai người cùng giới tính, giữa người thường với người chuyển giới hoặc các nhóm giới tính đa dạng khác Họ cho rằng điều này đi ngược lại với quy luật tự nhiên, cách nghĩ thông thường của xã hội, nên gán ghép cho những người cộng đồng LGBTQ+ là “bệnh hoạn”, “biến thái”, “xấu xa” hoặc “bẩn thỉu” “kì dị”, Chính quan niệm này dẫn đến nhiều người từ chối tiếp xúc, giao tiếp với những người trong cộng động LGBTQ+ cũng như từ chối đọc, nghiên cứu các tài liệu khoa học về đồng tính vì cho rằng đó là những tài liệu có nội dung lệch lạc và đồi trụy Do đó, xảy ra tình trạng các bạn trong cộng đồng LGBTQ+ bị kì thị, xa lánh, chửi bới và tệ hơn đó là bạo hành bởi gia đình, bạn bè, xã hội.
Tổng quan pháp luât ṭ quốc tế về bảo vê ṭquyền của người đồng tính
Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về quyền và nhân phẩm Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái Đây chính là Điều 1 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948.
Nguyên tắc này dựa trên nguyên tắc đạo đức xã hội mà bất kỳ quốc gia nào trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều phải thừa nhận và tôn trọng, đó là “quyền tự nhiên” là tổng thể những quyền mà mỗi người khi sinh ra đã được hưởng Nền tảng của quyền tự nhiên là các chuẩn mực về sự công bằng và nguyên tắc tự do của con người Trong đó, người đồng tính, song tính, dị tính cũng như các chủ thể khác trong xã hội, có các quyền cơ bản gồm quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc
Từ đầu thập kỷ 1980, Châu Âu là một trong những nơi đầu tiên nỗ lực thúc đẩy, xây dựng quyền của cộng động LGBT cũng như cộng đồng mở rộng LGBTQ+ sau đó được mở rộng sang các châu lục khác và trên diễn đàn toàn cầu của Liên hợp quốc Sự phát triển về quyền của người đồng tính trong hệ thống pháp luật ở châu Âu đã đặt nền tảng cho cuộc vận động trên diễn đàn Liên hợp quốc và ở những khu vực khác
2.2.3 Quyền của cộng động LGBTQ+ trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Bắt đầu từ năm 1993, vấn đề quyền của người đồng tính đã được nhắc đến trong Hội nghị nhân quyền thế giới lần thứ hai họp tại Viên (Áo) và trong các sự kiện quốc tế lớn về nhân quyền do Liên hợp quốc bảo trợ những năm sau đó Trên diễn đàn Liên hợp quốc, bên cạnh những quốc gia ủng hộ, khá nhiều quốc gia đã công khai bày tỏ sự phản đối vấn đề quyền của người đồng tính, chủ yếu xuất phát từ những định kiến về văn hóa và tôn giáo Đây chính là lý do chính khiến cho khuôn khổ pháp luật quốc tế về quyền của đồng tính phát triển một cách chậm chạp và hiện vẫn còn lạc hậu khá xa so với quyền của nhiều nhóm xã hội dễ bị tổn thương khác Sở dĩ, những quyền này cần được công nhận bởi luật pháp vì pháp luật là sự cụ thể hóa các quyền tự nhiên của con người vào một cơ chế rõ ràng và được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước. Thông qua pháp luật các nghĩa vụ sẽ được tôn trọng và thực thi, các quyền trở thành quy tắc ứng xử bắt buộc và thống nhất chung trong xã hội Có thể thấy việc thừa nhận và bảo vệ quyền của người đồng tính, một phạm trù của quyền tự nhiên chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chính thức hóa và pháp lý hóa Nhắc đến luật pháp, các văn kiện, hiến chương đặt nền tảng cho việc xây dựng quyền của cộng đồng LGBTQ+ thì không thể không nhắc đến:
Hiến chương Liên Hợp Quốc
Hiến chương Liên hơp ṭ quốc về quyền bình đẳng con người đã trở thành môt ṭ trong những văn kiện quốc tế tạo bước tiền đề để nâng cao quyền của cộng đồng LGBTQ+ trong hệ thống luật pháp quốc tế Các quyền con người được thể hiện ngay trong lời nói đầu của Hiến chương: “Tuyên ngôn một lần nữa tin tưởng vào những quyền cở bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ” Không những vậy, tại khoản 3, Điều 1, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng “khuyến khích phát triển sự tôn trọng trong các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo” [ Điều 1].Một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt của hiến chương là bình đẳng, không có sự phân biệt giữa mọi cá nhân xuất phát từ việc phân biệt đối xử về giới tính giữa nam và nữ Mục đích đưa ra các nguyên tắc này nhằm yêu cầu có sự đối xử công bằng không dựa vào giới tính, dân tộc, tôn giáo và khẳng định các quyền tự do và bình đẳng giữa mọi cá nhân trong xã hội Là cơ sở để tạo tiền đề xây dựng và bảo vệ các quyền con người và quyền của người đồng tính.
Mặc dù Hiến chương Liên Hợp Quốc là văn kiện quan trọng trong việc khẳng định, bảo vệ và nâng cao các quyền con người, nhưng hiến chương chỉ nêu ra các nguyên tắc, nội dung chung về quyền của con người mà chưa đề cập rõ ràng đến cộng đồng LGBTQ+ và chưa có quy định cụ thể để bảo vệ người đồng tính khỏi sự phân biệt, đối xử này.
Về sau, sự ra đời của văn kiện Tuyên bố của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Commission on Human Rights, nay đã được thay thế bởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc) về “Xu hướng tính dục và quyền con người” (Sexual Orientation & Human Rights- một trong những văn kiện quốc tế đầu tiên của hệ thống Liên hợp quốc đề cập trực tiếp đến quyền của LGBTQ+ Văn kiện này được thông qua vào tháng 3/2005, do New Zealand đề xướng và nhận được sự ủng hộ của 32 quốc gia thành viên Ủy ban
Một số văn kiện pháp lý của Liên Hợp Quốc về quyền của LGBTQ+.
Truớc đây, mặc dù Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền năm 1948 đã khẳng định quyền con người nói chung (trong đó có quyền của người đồng tính nói riêng) cũng như sự ra đời của nhiều văn kiện khẳng định quyền của cộng đồng LGBTQ+ nhưng sự phân biệt đối xử, bạo lực đối với người đồng tính vẫn tiếp tục xảy ra trong xã hội. Thậm chí nhiều quốc gia vẫn đang hình sự hóa và xem đồng tính như là một loại tội phạm Tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm qua và trở thành một trong những vấn đề nhân quyền được Liên Hơp Quốc đặc biệt quan tâm Những lo ngại về vi phạm nhân quyền trong một thời gian dài đã khiến Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc xem đây như là vấn đề cần được ưu tiên thảo luận để đưa ra những tuyên bố chung không chỉ về quyền của người đồng tính mà cả quyền của người song tính, vô tính và cả người chuyển giới
Trong những cuộc họp của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc năm 2006 và
2008, những tuyên bố chung về quyền của người đồng tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới đã được chính thức đề xuất và thảo luận xoay quanh mối quan tâm về luật phân biệt đối xử và nghĩa vụ của các quốc gia trong việc thực thi nhân quyền quốc tế.
Và đến ngày 26 tháng 3 năm 2007 Bộ nguyên tắc Yogyakarta đã ra mắt như một Hiến chương toàn cầu về quyền của người đồng tính tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ Bộ nguyên tắc được coi là một trong những văn bản pháp lý đầu tiên về quyền của người đồng tính, áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế có tính ràng buộc, đóng vai trò diễn giải của các Hiệp ước quốc tế về quyền con người Bộ nguyên tắc Yogyakarta đưa ra các quy định về nội dung các quyền mà người đồng tính đương nhiên được hưởng thụ, ngăn cấm sự phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục, ngăn cấm sự xâm phạm trái pháp luật đến đời sống riêng tư, gia đình của người đồng tính, xóa bỏ những rào cản ngăn những người đồng tính tiếp cận, hưởng thụ các quyền Những người đồng tính sẽ được quan tâm chăm sóc sức khỏe, được hưởng thụ các quyền giáo dục, được pháp luật bảo vệ và được tham gia một cách bình đẳng vào đời sống chính trị - xã hội.
Ra đời ngay vào thời điểm mà vấn đề về quan hệ đồng tính, người đồng tính và quyền của người đồng tính đang tranh cãi diễn ra trên rất nhiều mặt của đời sống xã hội Khi các kết quả của nghiên cứu khoa học về sự xuất hiện của hiện tượng đồng tính còn chưa có câu trả lời chính thức, nhưng cũng là cơ sở để chúng ta biết rằng đồng tính không như mọi người vẫn nghĩ là bệnh hoạn, là đua đòi, là tệ nạn xã hội, tình dục là thứ mà những người đồng tính quan tâm Có thể nói, sự ra đời của Bộ nguyên tắc đã đánh dấu một mốc son trong Lịch sử Nhân quyền của nhân loại
Sự ra đời của Nguyên tắc đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự nỗ lực đấu tranh của Liên hợp quốc cho những quyền cơ bản của con người nói chung, trong đó có người đồng tính Và đối với các quốc gia của thế giới tự do thì Bộ nguyên tắc cũng trở thành điều kiện đủ để vận động đưa các Nguyên tắc Yogyakarta vào trong pháp luật của mỗi quốc gia.
Bên cạnh các văn kiện và ấn phẩm kể trên, vấn đề quyền của người đồng tính còn được đề cập trong một loạt phát biểu của Tổng thư ký Liên hợp quốc và Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc trong khoảng một thập kỷ gần đây Những phát biểu đó đã nêu rõ tính chất, yêu cầu bảo vệ nhân phẩm, tính mạng và các quyền bình đẳng của người đồng tính, cũng như sự cần thiết phải có những hành động phối hợp cả ở cấp độ quốc gia và quốc tế trong vấn đề này Cụ thể, trong Phiên họp thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 3/2012, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có bài phát biểu trong đó mô tả những hành vi bạo lực và phân biệt đối xử với những thành viên của cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới là “tấn bi kịch lớn đối với những ai có lương tri và là vết nhơ đối với lương tâm của chúng ta”. Đây là những phát biểu thể hiện rất rõ ràng và mạnh mẽ quan điểm của Liên hợp quốc là ủng hộ các quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới Mặc dù trong những năm gần đây diễn biến về sự nhận thức và hành động thúc đẩy quyền của người đồng tính đã phát triển nhanh chóng nhưng vẫn chưa có một điều ước riêng, rõ ràng về quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng Tuy nhiên, có thể thấy được sự nỗ lực của Liên hợp quốc trong việc chống lại hành vi vi phạm nhân quyền đối với người đồng tính
Qua đó ta thấy, những văn kiện pháp lý quốc tế có ý nghĩa toàn cầu là sơ sở pháp lý quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện và bảo vệ các quyền con người nói chung và quyền của người đồng tính nói riêng Đó chính là cơ sở cho việc xoá bỏ các hành động kì thị, phân biệt giới tính và cơ sở này chỉ mang tính khả thi khi được pháp luật chính thức hóa và pháp lý hóa.
Tại những nước không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Hiện nay trên thế giới vẫn còn khá nhiều quốc gia không đồng ý hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ( chỉ 34 quốc gia hợp pháp hóa tính đến năm 2021 ), ở các quốc gia này bản thân hành vi đồng tính luyến ái sẽ bị coi là hành vi tội phạm Có tới 80 quốc gia/các vùng lãnh thổ xem hành vi này như là tội phạm, có nơi còn áp dụng hình thức tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái Một số quốc gia khác không coi đồng tính luyến ái là tội phạm, nhưng họ cũng không công nhận hôn nhân đồng giới Đối với những quốc gia không hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, có nhiều quan điểm cho rằng:
Hành vi này đi ngược lại chuẩn mực của xã hội vốn có, làm mất đi truyền thống hòa thuận gia đình, nối dõi tông đường
Quyền bảo vệ người đồng tính trong quan hệ đạo đức gia đình và quan niệm hôn nhân của người Trung Quốc, bên nào nặng, bên nào nhẹ? Từ quan điểm của các tiêu chuẩn đánh giá lợi ích, nó chắc chắn quan trọng hơn đạo đức của hôn nhân Bởi lẽ, quyền của tình yêu đồng giới không nhất thiết phải thông qua sự bảo vệ của pháp luật. Nhưng nếu phủ nhận luân lý truyền thống về hôn nhân thì sẽ làm xáo trộn sự cân bằng nam nữ, vi phạm quy luật sinh sản tự nhiên của con người, làm mất đi sự quân bình
"âm dương trung hòa" trong quan niệm truyền thống, từ đó ảnh hưởng đến tính bổ sung, hòa hợp của gia đình truyền thống Trung Quốc, hậu quả thật khó tưởng tượng.
Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em:
Nếu tình yêu, hôn nhân đồng tính có thể được hợp pháp hóa, thì con cái của họ sẽ bị vây quanh bởi những tin tức về đồng tính, cũng như khuyến khích trẻ em lựa chọn đồng tính như một người bạn đời còn lại, điều này sẽ làm thay đổi xu hướng tính dục của con cái họ Chúng ta không thể để cho những đứa trẻ ngày nay được bình thường, nhưng sau này, vì ảnh hưởng của “tình yêu đồng giới”, bị “tẩy não” bởi quan niệm về tình yêu đồng giới, khiến chúng không thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Hôn nhân không phải là quyền tự do của mỗi cá nhân mà còn là bằng chứng quan trọng của nền văn minh nhân loại:
Nếu hôn nhân đồng giới được pháp luật cho phép thì có nên cho phép chế độ đa thê
(một nam và một nữ có thể có nhiều hơn một vợ chồng) không? Hôn nhân hợp pháp là một vấn đề cần hết sức thận trọng mỗi chúng ta phải tính đến điều này trong nền văn minh mà chúng ta đang sống.
Nếu một xã hội thoát khỏi những khái niệm lý thuyết đạo đức niềm tin quan niệm gia đình và hình thức sống đã được kế thừa lâu đời này thì xã hội đó chắc chắn sẽ rơi vào hỗn loạn Hôn nhân và gia đình sẽ gắn liền với kết cấu được thiết lập của nền văn minh xã hội loài người Do đó càng có nhiều lý do để cống hiến cho việc duy trì sự tôn kính cơ bản này.
Tại những nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Tính đến nay số lượng các quốc gia đã hợp pháp hóa vấn đề hôn nhân đồng giới trên thế giới vẫn còn là thiểu số trên tổng số các quốc gia trên thế giới Các nước có thể kể đến như : Mỹ, Hà Lan, Anh, Bỉ và gần đây nhất là Đài Loan.
Tại các nước đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, ta có thể thấy rất rõ việc các cặp đôi thuộc cộng đồng LGBTQ+ Họ được là chính mình, họ được kết hôn, có quyền được nhận nuôi hoặc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể có con và trên hết đứa trẻ vẫn phát triển bình thường và có thể nói rằng có phần tốt hơn so với cách các cặp đôi dị tính nuôi dạy trẻ nhỏ Theo nghiên cứu mới của một số nhà kinh tế học châu Âu, con cái của các cặp vợ chồng đồng tính có thành tích ở trường tốt hơn so với những đứa trẻ được nuôi dạy bởi một người mẹ và một người cha.
Một cuộc nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà kinh tế học Deni Mazrekaj, Kristof de Witte và Sofie Cabus trực thuộc trường đại học KU Leuven của Bỉ Họ đã sử dụng dữ liệu của chính phủ để theo dõi và đánh giá tất cả trẻ em được sinh ra tại Hà Lan từ năm 1995 Lý do vì Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2001 và có nhiều chính sách hỗ trợ cho các cặp đôi đồng tính.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi các cặp đôi đồng tính có điểm kiểm tra cao hơn ở cấp tiểu học và trung học Chưa hết, chúng còn có khả năng tốt nghiệp phổ thông cao hơn khoảng 7% so với trẻ em được nuôi bởi các cặp vợ chồng khác giới. Điểm độc đáo của nghiên cứu này là nó theo dõi việc giáo dục xuyên suốt của hàng ngàn trẻ em sinh ra tại Hà Lan từ năm 1995 đến năm 2005 Dữ liệu thu thập được bao gồm thông tin về hiệu suất giáo dục của con cái cũng như dữ liệu về thu nhập của cha mẹ và gia đình Các nghiên cứu tương tự trước đây thường có cỡ mẫu nhỏ, chỉ vài chục trẻ em hoặc sử dụng dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ vốn không đáng tin cậy Ngoài ra Hà Lan cũng được biết đến là một trong những nước đi đầu trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, và việc giáo dục cho trẻ nhỏ từ rất sớm về vấn đề này thực tế không làm ảnh hưởng xấu tới cách các con nhìn nhận về thế giới cũng như là chuyện xu hướng tính dục của một người mà còn giúp các bé có cái nhìn màu sắc hơn về cuộc sống và hiểu được rằng ta cần phải chấp nhận sự khác biệt của nhau để có thể cùng nhau đi lên.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam từ trước đến nay chưa ghi nhận luật cấm quan hệ tình dục đồng tính.Pháp luật Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật cấm đối với người đồng tính, luật Hồng Đức cũng không nhắc đến đồng tính Khi pháp xâm chiếm nước ta họ cũng không cấm đoán việc đồng tính trên thuộc địa của họ Mại dâm nữ là điều vi phạm pháp luật nhưng luật pháp lại không nói gì với mại dâm nam Tuy nhiên những hành vi đồng tính có thể bị khởi tố dưới các tội danh như “vi phạm luân lý” Có những trường hợp hiếm hoi mà hành vi đông tính bị trừng phạt trước pháp luật đó là “ngoại tính” và
Trước đây vào khoảng năm 1990, đã có một vài đám cưới đồng tính xuất hiện tại các tỉnh thành Ngày 7 tháng 4 năm 1997 tại thành phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện đám cưới đồng tính đầu tiên là một cặp đông tính nam Khi được báo đài đưa tin thì đã bị nhiều người dân phản đối Đến ngày 7 tháng 3 năm 1998 đã có một cặp đồng tính nữ tổ chức đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng xin giấy kết hôn thì không được chính quyền chấp nhận Sau đám cưới này chính phủ đã ban hành lệnh cấm đối với hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998.
Vào năm 2002 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đồng tính luyến ái được xem là vi phạm pháp luật cần phải bài trừ như “mại dâm” và “ma túy”.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 điều 36 khoản 1 đã quy định hôn nhân là “một vợ- một chồng, vợ chồng bình đẳng”, do vậy nếu quy định về kết hợp dân sự (chung sống đồng giới) là việc sai trái với hiến pháp Việt Nam Vì nếu chung sống như vậy thì sẽ không có ai là vợ hoặc là chồng Theo nguyên tắc các bộ luật phải tuân theo hiến pháp, vì vậy mọi bộ luật tại Việt Nam không được phép công nhận hôn nhân đông giới Nhưng năm 2014 Luật hôn nhân và gia đình đã được sửa đổi Pháp luật Việt Nam đã bỏ lệnh cấm hôn nhân đông giới nhưng cũng không thừa nhạn hôn nhân đông giới tức là mọi cặp đồng tính đều có thể sống chung với nhau như vợ chông nhưng không được chấp nhận và khi có mâu thuẫn gì xảy ra họ không được áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết mà sẽ áp dụng Luật dân sự để giải quyết trước pháp luật Như vậy ở Việt Nam hôn nhân đồng giới không bị cấm cản và cũng không được chấp nhận.
Ngoài ra các cặp vợ chồng đồng tính không được nhận con nuôi thành con riêng của cặp vợ chồng đồng tính Bên cạnh đó việc mang thai hộ cho cặp đôi đồng tính nam là hoàn toàn không được vì đây được coi như là một việc buôn bán mại dâm.
Hiện tại về vấn đề sức khỏe của những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ đã có những cơ sở khám bệnh có cả dành cho những người thuộc cộng đồng này cho thấy việc Việt Nam có thể không cấm hôn nhân hay quan hệ đồng giới nhưng cũng không hợp pháp hóa nó nhưng vẫn có thể khiến cho đất nước giúp cho những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ có được cho bản thân họ một môi trường thoải mái nhất có thể, việc Việt Nam chưa hợp pháp hóa cũng có thể hiểu được vì nếu điều này được thông qua thì sẽ gây ra nhiều xung đột trong xã hội vì nước ta vừa là một nước Á Đông đồng thời cũng đã có những suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức con người nơi đây nên sẽ khó thay đổi được trong thời gian sớm.
Quyền của người chuyển giới
Năm 2005 pháp luật Việt Nam ban hành lệnh cấm cho cho việc chuyển đổi giới tính. Theo đó, người được phép chuyển đổi giới tính là người được yêu cầu xác nhận lại giới tính của mình khi họ bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc một giới chưa được xác định chính xác Bên cạnh đó chính phủ ban lệnh cấm đối với hành vi chuyển đổi giới tính khi cơ thể hoàn thiện không bị dị tật và đã xác định rõ được giới tính của mình.
Nhưng vào năm 2015, bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại điều 37 đây là điều nổi bật nhất văn bản Như vậy việc chuyển đổi giới tính là quyền quyết định của cá nhân và không còn ai có thể cấm cản được nữa
Năm 2017 pháp luật ban hành văn bản nói rằng người chuyển đổi giới tính có nghĩa vụ phải đi thay đổi đăng kí hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch Điều này sẽ mang lại nhiều quyền lợi ích đối với người chuyển đổi giới tính.
Như vậy pháp luật Việt Nam đã cho phép việc chuyển đổi giới tính.
Những quyền vẫn chưa được pháp luật bảo vệ cho cộng đồng LGBTQ+
Tuy là đã được pháp luật chấp nhận giới tính và chấp nhận việc chuyển đổi giới tính nhưng pháp luật Việt Nam vẫn chưa có nhiều quyền lợi đến với người thuộc cộng đồng LGBTQ+ như:
Luật chống đối xử trong việc làm: hiện nay còn khá nhiều người kì thị cộng đồng LGBTQ+ và những ai thuộc cộng đồng LGBTQ+ sẽ được họ giao cho những công việc nặng nhọc và trả lương không thích đáng
Luật chống phân biệt đối xử trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ: có những nơi kì thị cộng đồng LGBTQ+ sẽ mang đến dịch vụ thấp hơn số tiền những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ trả cho họ Ví dụ như cùng là một số tiền cùng một dịch vụ nhưng người thuộc cộng đồng LGBTQ+ sẽ không được chăm sốc chu đáo hơn người bình thường.
Luật chống phân biệt đối xử trong tất cả các lĩnh vực khác: những người miệt thị cộng đồng LGBTQ+ họ sẽ thường chế diễu chê bai coi thường người đồng tính đôi khi là dùng bạo lực.
Vì thế, pháp luật cần ban hành những bộ luật bảo vệ những người đồng tính để mang lại một xã hội văn minh và công bằng.
Bất cập trong việc bảo vệ quyền
Mặc dù đồng tính luyến ái đã không còn bị coi là phạm pháp tại nhiều nơi ở phươngTây, nhiều nước phát triển đã hợp pháp hóa đồng tính luyến ái và cấm kỳ thị người đồng tính trong công việc, cư trú và dịch vụ Tính tới năm 2015, đã có hơn 20 quốc gia công nhận hôn nhân đồng tính Ngoài ra, nhiều quốc gia khác hiện đã công nhận quyền kết hôn của người đồng tính dưới hình thức kết hợp dân sự hoặc đăng ký chung sống, một hình thức để những cặp đôi đồng giới hợp pháp hóa việc chung sống với nhau và hưởng một số quyền, nghĩa vụ giống như như hôn nhân của các cặp khác giới.
Tuy nhiên, tính đến tháng 7 năm 2015, vẫn có 72 nước có luật hình sự hóa đồng tính luyến ái, hầu hết số đó nằm ở châu Á và châu Phi Trong số trên có 7 nước hồi giáo có hình phạt tử hình với người đồng tính luyến ái Quyền của cộng đồng LGBTQ+ vẫn chưa được công nhận ở nhiều nước Ở những quốc gia Hồi giáo như Indonesia đã ban hành luật cấm nghiêm khắc chống lại người đồng tính Quan hệ tình dục đồng tính có thể bị phạt 20 năm tù và bị đánh roi ở Malaysia Năm 2003 ở Đài Loan, một dự luật được đưa ra để công nhận hôn nhân đồng tính đã không đạt đủ số phiếu để thông qua. Ở Nhật Bản, văn hóa và những tôn giáo lớn không có thái độ thù ghét những cá nhân đồng tính, nước này không có luật nào chống lại đồng tính luyến ái nhưng hôn nhân đồng tính thì không được công nhận Điều này có thể là do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như: quan niệm truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo.
Thực trạng và thay đổi cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+
Những nét văn hóa LGBTQ+
* Nghê ṭ thuâ ṭt giả gái
Giả gái, tên tiếng Anh là “Drag” (Dress Resembling A Girl – tức là ăn mă ṭc giống như mô ṭt cô gái), được khởi nguồn do tình trạng thiếu hụt diễn viên nữ ở phương Tây nửa cuối thế kỉ XIX, cho đến hiê ṭn nay đã trở thành mô ṭt nét đẹp văn hóa quen thuô ṭc trong cô ṭng đồng người LGBTQ+.
Nghê ṭ sĩ giả gái thường được gọi bằng cái tên
“Drag Queen” Họ có các buổi trình diễn cũng như các cuô ṭc thi riêng dưới nhiều hình thức hấp dẫn Nổi tiếng nhất có thể kể đến chương trình thực tế mang tên “RuPaul’s Drag Race”, tạm dịch “Cuô ṭc đua giả gái của RuPaul”, được công chiếu trên sóng truyền hình nước Mỹ.
Vốn có vẻ ngoài hệt như nam giới, ở từng nghi lễ tôn giáo, lại sẵn lòng hóa thân thành nữ Họ trang điểm nổi bật, duyên dáng khi vận lễ phục truyền thống Số đông
‘đồng cô’ nam tự nguyện sống suốt đời với bản chất nữ tính.
Hiểu mô ṭt cách đơn giản thì đây là phong cách thời trang không phân biê ṭt giới tính. Đây hoàn toàn chẳng phải style nam mă ṭc đồ nữ, nữ mă ṭc đồ nam như nhiều người nhầm tưởng – Unisex chỉ đơn giản là mô ṭt kiểu diê ṭn đồ mà ở đó người mă ṭc xóa nhòa hoàn toàn ranh giới giữa nam và nữ.
Với phong cách thời trang này, sẽ không còn kiểu quần áo gì được định nghĩa mô ṭt cách chính xác nữa Áo bèo nhún không còn là mô ṭt loại áo nữ, áo vest cũng không còn là đồ nam Các chàng trai và cô gái chỉ cần phát triển mô ṭt gu ăn mă ṭc riêng biê ṭt, cá tính từ nền tảng là những món đồ mà mình thích nhất Hiê ṭn nay Unisex đã phát triển trở thành mô ṭt phong cách đô ṭc lâ ṭp, có thị trường riêng, nhà sản xuất riêng, dòng sản phẩm riêng.
Cũng do đă ṭc thù phải sống trong môi trường nhiều sự kì thị, phân biê ṭt nên người LGBTQ+ sử dụng nhiều từ lóng hơn bất cứ đối tượng nào khác trong xã hô ṭi Có các từ lóng dùng để tự châm biếm, trào phúng; cũng có các từ lóng dùng với ý nghĩa tốt đẹp là đề cao, trân trọng Ví dụ, nhiều người LGBTQ+ khi trò chuyê ṭn hay tự gọi mình là “bóng” hay “bê đê” để tạo tiếng cười Còn các từ lóng không mang ý xấu thì thường chỉ có các từ gốc Anh, tiêu biểu nhất là “bi” (viết tắt của Bisexual chỉ người song tính).
*Ngày hô ṭi Tự hào Đồng tính
Có thể nói đây là thành tựu đă ṭc biê ṭt nhất trong công cuô ṭc kiến tạo mô ṭt nền văn hóa đâ ṭm đă ṭc "chất" riêng của người LGBTQ+ Trước khi hình thành hẳn mô ṭt ngày hô ṭi cho riêng mình, người LGBTQ+ đã có định nghĩa riêng chỉ niềm tự hào về nhâ ṭn thực giới tính và thiên hướng tình dục của riêng mình Họ dùng các cụm từ "gay pride" hay
"LGBTQ+ pride" để đă ṭc biê ṭt nói lên điều đó.
Sau cuô ṭc bạo đô ṭng Stonewall, mô ṭt dấu mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì quyền LGBTQ+, mô ṭt lễ hô ṭi mang tên "Pride Parade" ra đời với mục đích kỉ niê ṭm. Dần dần nó trở thành hoạt đô ṭng thường niên được cô ṭng đồng LGBTQ+ tổ chức ở rất nhiều nước trên thế giới Người LGBTQ+ sẽ diễu hành, ca hát, biểu diễn để bày tỏ sự tự hào, niềm tin của mình Các cuô ṭc diễu hành tự hào thường rất sôi đô ṭng, rực rỡ, đầy ắp sắc màu, chứng tỏ người LGBTQ+ đã ý thức được sâu sắc về giá trị bản thân Đây cũng là mô ṭt hoạt đô ṭng văn hóa đă ṭc biê ṭt có khả năng gắn kết to lớn, đem đến cho người đồng tính cơ hô ṭi được giao lưu, tiếp xúc với nhiều người giống mình.
Cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+
Cách nhìn nhận cộng đồng LGBTQ+ ở thế giới và Việt Nam:
Cách nhìn nhận về cộng đồng LGBTQ+ rất đa dạng và mỗi nước mỗi lãnh thổ sẽ có cách nhìn khác nhau Quyền lợi ở mọi nơi cũng rất khác nhau Cách suy nghĩ của người châu âu và châu mỹ rất khác với người châu á Người châu âu và châu mỹ sẽ theo xu hướng hiện đại luôn tìm hiểu và thực hiện những thứ mới mẻ còn ở châu á con người sẽ có chiều hướng hoài niệm, muốn gìn giữ phong tục tạp quán, suy nghĩ sẽ lạc hậu hơn người phương tây Vì vậy cộng đồng LGBTQ+ tại các quốc gia phương đông sẽ được tự do và ít bị kì thị hơn Còn tại châu á cộng đồng người LGBTQ+ sẽ bị kiềm chế và bị kì thị nhiều hơn, thậm chí có những nước tử hình những người công khai mình thuộc cộng đồng LGBTQ+ như Ả Rập Xê-út, các tiểu vương quốc Ả Rập,…
Trên thế giới có rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng “come out” công khai rằng họ là người thuộc cộng đồng LGBTQ+ như: Lil Nas X, Lilly Singh, Sam Smith,… khi mới công khai giới tính thật của mình họ nhận lại rất nhiều sự chỉ trích, gạch đá nhưng sau đó họ đã chứng minh rằng người đồng tính không hề kém cỏi thậm chí họ còn giỏi hơn rất nhiều. Đã có rất nhiều đám cưới của các cặp hôn nhân đồng tính diễn ra trên thế giới, tróng đó có rất nhiều cặp nổi tiếng như: Both và Newyear, Quintus và Kenny, Nate Berkus và Jeremiah Brent,… trong số đó cũng có những người là tỉ phú, ca sĩ, diễn viên Những cặp đôi này được các bạn trẻ ủng hộ và chúc phúc cho họ.
Bên cạnh những người ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ thì rất nhiều người đã có thái độ kì thị, chê bai cộng đồng LGBTQ+ Theo như thống kê của Mỹ thì trong 4 người thì có 1 người bị phân biệt đối xử trong công việc họ thường được giao những công việc nặng nhọc hơn nhưng vẫn được trả lương với số tiền bình thường thậm chí còn thấp hơn Ngay cả một nền văn minh phóng thoáng như Mỹ vẫn có những sự kì thị đối với người đồng tính như vậy thì ở các nước không phát triển bằng sẽ cư xử với họ như thế nào? Ngoài việc bị phân biệt đối xử trong công việc thì ngay cả các dịch vụ mà người của cộng đồng LGBTQ+ sử dụng vẫn có sự phân biệt chẳng hạn như không được chăm sóc đúng với giá cả dịch vụ, lấy giá dịch vụ cao hơn người bình thường, nhân viên luôn tỏ thái độ khi chăm sóc cho họ,… thậm chí có những nơi tác động tay chân và tác động vào tâm lý của người đồng tính.
Cộng đồng người LGBTQ+ cần được đối xử như những người khác, họ cũng à con người, họ lao động bằng chính sức lực của họ Cần cho họ một sự bình đẳng và công bằng như những giới tính khác
Tại Việt Nam vào những năm trước 2000 sự phân biệt đối xử đối với người đồng tính là rất nhiều Hầu như người nào cũng phân biệt kì thị họ nhưng từ khi suy nghĩ của người phương tây du nhập vào Việt Nam sự phân biệt đó ngày càng ít đi Suy nghĩ của người Việt Nam dần phóng thoáng và thoải mái hơn Trước đây khi có người tự nhận mình là người đồng tính thì ai cũng xa lánh tránh né họ nhưng bây giờ cộng đồng người đồng tính dường nhưu không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam vì họ luôn chứng mình rằng người đồng tính rất thông minh và rất giỏi Ví dụ như: Thái Công, BB Trần, Link Lee,… có rất nhiều người nổi tiếng đã công khai giới tính của họ và người Việt Nam cảm thấy chuyện đó rất bình thường.
Ngoài những biểu hiện tốt của người Việt Nam đối với cộng đồng LGBTQ+ thì cũng có rất nhiều gameshow tổ chức ra chỉ để cho cộng đồng người đồng giới tham sự như Come out - bước ra ánh sáng, Người ấy là ai,… là những gameshow rất “hot” tổ chức ra để cho những bạn trẻ muốn cho gia đình biết nhưng không dám nói thì các chương trình này sẽ tạo cơ hội cho họ dám khẳng định mình nhằm tạo cho họ một cuộc sống là chính mình mà không cần phải che đậy.
Không chỉ thế Việt Nam có rất nhiều người thuộc cộng đồng LGBTQ+ mà cả thế giới biết đến Hoa hậu chuyển giới Hương Giang là một ví dụ, cô từng tham gia cuộc thi hoa hậu chuyển giới tại thái lan và nhận được giải “hoa hậu tài năng” và “người đẹp truyền thông” Cô cũng tham gia nhiều chương trình với nhiều vai trò như huấn luyện viên, người mẫu, ban giám khảo,… Nhà thiết kế Thái công cũng là một ví dụ mình chứng cho việc người thuộc cộng đồng LGBTQ+ rất giỏi khi ông đã tạo ra nhũng mẫu thiết kế nội thất hàng nghìn đô Ông cũng từng thiết kế nội thất không gian cho rất nhiều ngôi nhà của những người nổi tiếng như: Wladimir Klitschko, BarbaraSchửneberger, Rafal van der Vaart Và nhiều khỏch sạn cao cấp như: The George, tũaMarco Polo Tower, và phố Sophienterrasse ở Hamburg Có thể thấy cộng đồngLGBTQ+ vô cùng vững mạnh và thông minh tại Việt Nam, họ đạt được nhiều thành tựu, nhiều giải thưởng của nước ngoài Từ đó khiến cho suy nghĩ của những người chưa biết gì về LGBTQ+ sẽ thấy họ là một người không hề tầm thường.
Tóm lại tình hình phân biệt đối xử với cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam đã và đang ngày càng giảm đi thay vào đó là sự thân thiện của mọi người đến với người đồng giới Những suy nghĩ hiện đại này khiến cho Việt Nam trở nên là một đất nước văn minh và phát triển.
3.2.1 Nguồn gốc của HIV và những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác :
Hiện tại các nghiên cứu đã chỉ ra việc người dị tính hiện đang có số lượng người nhiễm HIV cao hơn so với người đồng tính nhưng vì những ca nhiễm đầu tiên của căn bệnh thế kỉ này là những người có quan hệ đồng tính nên nhiều người vẫn còn đỗ lỗi cộng đồng LGBTQ+Q+ vì vấn đề trên
Nguồn gốc của AIDS và HIV đã làm đau đầu các nhà khoa học từ khi phát hiện được những ca bệnh đầu tiên vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước Cách đây 35 năm, các bác sĩ Mỹ lần đầu chạm trán với virus đáng sợ và bí ẩn mang tên HIV, thủ phạm cướp đi sinh mạng những thanh niên trẻ tuổi, sung sức bằng cách phá hoại hệ miễn dịch vốn đang khỏe mạnh của họ.
Khi đó, HIV dường như là một thảm họa đáng sợ, xuất hiện bất ngờ và không rõ nguồn gốc Tiến bộ khoa học ngày nay đưa ra cái nhìn cặn kẽ hơn về cách thức và nguyên nhân virus HIV gây bệnh AIDS trở thành đại dịch toàn cầu.
Mại dâm đã vô tình tiếp tay cho đại dịch hiểm nghèo này lan khắp thế giới Vai trò của giao thương, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân và những chuyển biến chính trị xã hội trong thế kỷ 20 cũng góp phần không nhỏ vào sự bùng phát của AIDS.
HIV, theo nghiên cứu của giới khoa học, có thể bắt nguồn từ virus SIV gây chứng suy giảm miễn dịch trên khỉ và khỉ không đuôi ở miền tây Trung Phi Từ các loài linh trưởng này, virus lây sang người qua nhiều hình thức, một trong số này có thể là món thịt thú rừng mà người châu Phi vẫn săn bắn làm thức ăn.
Theo quan sát của giới nghiên cứu, một số bệnh nhân mang chủng HIV có họ hàng với virus tìm thấy trên loài khỉ nhỏ sooty manabey sống ở châu Phi Song chủng virus xuất hiện ở loài khỉ này không trở thành vấn nạn toàn cầu.
Có họ hàng gần gũi hơn với con người là khỉ không đuôi như gorilla hoặc vượn, nhưng ngay cả khi HIV có nguồn gốc từ chúng truyền sang người cũng không gây thành đại dịch mà nhân loại đối mặt vào thế kỷ 20 Chủng HIV xuất phát từ khỉ không đuôi thuộc tuýp HIV-1 Trong đó, các ca nhiễm HIV-1 nhóm O chỉ giới hạn ở vùng Tây Phi.
Ngoài ra những người đồng tính khi quan hệ vẫn có thể nhiễm một số bệnh khác như:
Bệnh nhiễm chlamydia đường sinh dục
Bệnh trùng roi đường sinh dục
Bệnh mụn rộp sinh dục (herpes sinh dục )
Các hoạt động, đề xuất để lấy lại quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTQ+22
- Tháng tự hào (Pride Month): được bắt đầu vào tháng 6 cụ thể là vào ngày 28.6.1970 tại New York đã diễn ra cuộc diễu hành về sự tự hào, bình đẳng của những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ Sự kiện này đã trở thành truyền thống hằng năm và được liên tục tổ chức cho đến nay.
- Cuộc thi sắc đẹp là nơi tôn vinh nét đẹp của người chuyển giới hoặc đồng tính được các quốc gia tổ chức và phát triển đến nay:
+ Miss International Queen (hoa hậu chuyển giới Quốc tế) – Thái Lan.
+ Mr Gay World (hoa vương Đồng tính thế giới) – Úc.
+ Mister Gay World (Nam vương Đồng tính Thế giới) – Úc.
+ Queen of the Universe Pageant (Cuộc thi Nữ hoàng Vũ trụ) – Hoa Kỳ.
+ Miss Trans Star International (Hoa hậu Ngôi sao Chuyển giới Quốc tế) – Tây Ban Nha.
+ Mister Gay Eupore (Nam vương Đồng tính Châu Âu) – Anh Quốc.
+ Miss Trans Star (Hoa hậu chuyển giới Toàn cầu) – Anh Quốc.
- Cờ lục sắc là biểu tượng cho niềm kiêu hãnh của cộng đồng LGBTQ+ và được sử dụng từ thập niên 1970 Mỗi màu trên lá cờ cũng mang một ý nghĩa riêng như: + Màu đỏ tượng trưng dũng khí.
+ Màu cam tượng trưng nhận thức và khả năng.
+ Màu vàng tượng trưng sự thử thách.
+ Màu xanh lá cây tượng trưng sự khích lệ và phấn đấu.
+ Màu xanh dương tượng trưng sự hi vọng, sẻ chia, đấu tranh và giúp đỡ nhau. + Màu tím tượng trưng sự hòa hợp, thống nhất và đoàn kết.
Bên cạnh đó có những lá cờ thể hiện một nhóm giới tính trong cộng động lớn.
- Cờ của người đồng tính nữ (Lesbian): 7 vạch thể hiện 7 màu son khác nhau, được xuất hiện từ năm 2010.
- Cờ của người song tính (Bisexual): màu hồng thể hiện cho sự hấp dẫn với người cùng giới, màu xanh thể hiện sự cho hấp dẫn với người khác giới, màu tím thể hiện cho sự hấp dẫn với cả hai giới và lá cờ được thiết kết bởi Michael Page vào năm 1998.
- Cờ của người toàn tính (Pansexual): lá cờ được xuất hiện vào giữa năm 2010 với những màu sắc tượng trưng khác nhau: màu hồng thể hiện cho người phụ nữ đã xác định giới tính; màu vàng thể hiện cho người khác giới, không có giới tính hoặc người thuộc giới tính thứ 3; màu xanh thể hiện cho sự thu hút với đàn ông.
- Cờ của người vô tính (Asexual) với ý nghĩa của từng sọc màu là:
+ Sọc đen là song tính
+ Sọc xám được chia làm 2 nhóm:
+ Grey-asexual: những người hứng thú với tình dục nhưng không thường xuyên hoặc chỉ ở mức tối thiểu.
+ Demisexual: những người chỉ cảm thấy hứng thú tình dục với những người có mối liên kết cảm xúc chặt chẽ.
+ Sọc trắng đại diện cho những người ủng hộ.
+ Sọc tím thể hiện cộng đồng vô tính như một thể hoàn chỉnh
- Cờ của người chuyển giới (Transgender) gồm màu hồng đại hiện cho người chuyển giới nữ, màu xanh đại diện cho người chuyển giới nam còn khoảng trắng đại diện cho những người không muốm dán nhãn chính mình.
- Cờ của cộng đồng GenderQueer là những người cảm nhận về giới của bản thân không phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội.
3.3.2 Các hoạt động, đề xuất trong tương lai :
- Những vấn đề về LGBTQ+ nên được lồng ghép trong các chương trình giáo dục giới tính hiện nay Tổ chức các dự án, hội thảo, talkshow về LGBTQ+ để nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh, học sinh”, thúc đẩy sự kết nối, giao lưu và chia sẻ với Cộng đồng LGBTQ+ Với các chuyên gia cần nghiên cứu sâu về vấn đề LGBTQ+, để tạo sự thấu hiểu, cảm thông, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có Cộng đồng LGBTQ+.
- Truyền thông, báo chí có trách nhiệm góp phần xóa bỏ kỳ thị với đa dạng giới tính. Phương tiện truyền thông giữ vai trò quan trọng và tiên phong trong xóa bỏ những định kiến của xã hội đối với người đồng tính Việc thông tin chân thật, chính xác, khoa học và khách quan về người đồng tính trên báo chí sẽ giúp cộng đồng biết, hiểu hơn về người đồng tính, giúp họ an tâm sống, học tập, làm việc đóng góp tích cực để xây dựng xã hội phát triển”.
- Khuyến nghị, mở rộng nguyên tắc bình đẳng về giới trong Hiến pháp và các đạo luật có liên quan để bảo đảm ngăn ngừa sự phân biệt đối xử không chỉ về giới mà còn về bản dạng giới và xu hướng tính dục Cụ thể, nên mở rộng quy định “Cấm mọi hành động phân biệt đối xử về giới” trong khoản 3, Điều 26 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013, thành “Nghiêm cấm mọi hành động phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và xu hướng tính dục” Theo hướng đó, cần sửa đổi Luật Bình đẳng giới
2006 để mở rộng phạm vi điều chỉnh, hoặc xây dựng một đạo luật riêng về chống phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, trong đó có phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và xu hướng tính dục Để có thể ngăn chặn các tình trạng kì thị, bạo hành, phân biệt đối với cộng đồng LGBTQ+.
- Khuyến nghị sửa đổi Luật Bình đẳng giới Với quy định hiện hành của Luật Bình đẳng giới, các khái niệm mới chỉ dừng lại ở “giới” và “giới tính” Trong khi đó, các khái niệm mới như “xu hướng tính dục” hay “bản dạng giới” ngày càng trở nên phổ biến và đang có nhiều cách hiểu đa dạng trong xã hội Có quan điểm cho rằng cần luật hóa các khái niệm mới này và bổ sung quy định bình đẳng giới phải thể hiện cả quan điểm không phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới, không chỉ đơn thuần vì các khác biệt về “giới” hay “giới tính” (giới tính sinh học) Bình đẳng giới cũng cần được hiểu không chỉ là bình đẳng giữa hai giới mà cần được hiểu là bình đẳng giữa tất cả mọi người mà giới tính không đóng vai trò như một “cột mốc” hay một tiêu chí dùng để phân chia quyền Như vậy cũng loại bỏ được định kiến của xã hội về giới và hệ nhị phân giới (chỉ có hai giới nam và nữ).
- Khuyến nghị sửa đổi Luật Hộ tịch, nên cho phép xác định một giới tính “khác” và sửa đổi các mẫu giấy tờ nhân thân (chứng minh thư, lý lịch cá nhân, sổ hộ khẩu, ) để có thêm mục giới tính “Khác” bên cạnh hai giới tính “nam”, “nữ” Bởi theo quy định hiện nay tại Điều 36 Bộ Luật Dân sự và Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác dựa trên những tiêu chuẩn về y tế nhất định (người liên giới tính) được quyền “xác định lại giới tính” và thực hiện các thủ tục về điều chỉnh các thông tin hộ tịch cho đúng với thông tin về giới tính đã được xác định lại Còn với người chuyển giới, do việc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính là không được pháp luật cho phép nên giới tính sau chuyển đổi của nhóm đối tượng này sẽ không được ghi nhận trong các văn bản như Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Giấy đăng ký khai sinh Việc sửa đổi này là vô cùng quan trọng nhằm nhấn mạnh, xác định sự vững chắc hơn quyền bình đẳng của cộng đồng đồng LGBTQ+ trong các quan hệ dân sự. nhằm ghi nhận và thực thi các quyền mà không bị phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới, dưới góc độ bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.
- Các phương tiện thông tin đại chúng không được phép dùng những từ ngữ phản cảm đối với cộng đồng LGBTQ+ và có những bài viết phiến diện, miệt thị người đồng tính Truyền thông nên tìm hiểu và đưa tin có khoa học để bản thân người viết và dân chúng hiểu biết đúng về người đồng tính Bên cạnh đó, ngành y tế cần có những chính sách dành cho người đồng tính để hướng dẫn người đồng tính có lối sống lành mạnh và biết cách bảo vệ chính bản thân và người xung quanh mình.
- Nên mở những lớp học về quan hệ tình dục an toàn và đặc biệt về việc quan hệ đồng giới vì hiện tại có một thực trạng đáng quan ngại rằng người Việt Nam gần như không quan tâm đến sức khỏe của mình trong các vấn đề về tình dục và dần phải chịu đựng những tác hại từ nó Nếu có đủ sự sáng tạo có thể lồng ghép việc này vào trong chương trình giảng dạy dành cho các học sinh ở mọi lứa tuổi để các em có thể hiểu rõ được vấn đề này và khi tiếp cận sẽ thấy được sự thông minh và hiểu biết về vấn đề chứ không phải là sự ngại ngùng, né tránh.
- Mở những talk show hoặc các phim tài liệu lấy những cá nhân nổi bật trong cộng đồng LGBTQ+ ( thường nên bắt đầu từ cộng đồng Transgender) để ta có thể hiểu hơn những gì họ đã trải qua, những thành tựu của họ sau khi đi đến quyết định đánh đổi cả mạng sống của mình để có thể có được hình ảnh hiển diện trước gương là một người nam hay nữ như ý họ mong muốn.
Một số cá nhân nổi bật thuộc cộng đồng LGBTQ+
Những người thuộc cộng đồng LGBTQ+ luôn cố gắng hết mình để có thể tạo nên sự khác biệt, tạo những giá trị tốt cho xã hội để mọi người có cái nhìn khác đi về cộng đồng LGBTQ+ Trong đó có thể kể đến một số gương mặt như :
BB Trần là một trong những nghệ sĩ Việt Nam, là một người hết lòng ủng hộ giới đồng tính nói chung và cộng đồng LGBTQ+ nói riêng, BB Trần không ngại ông khai giới tính của mình từ rất sớm, không ngần ngại tham gia các chương trình ủng hộ LGBTQ+ BB Trần cũng nói rằng: “LGBTQ+ cũng như những người bình thường, cũng sống cũng làm việc cũng cống hiến cho xã hội, tất nhiên sẽ có những thành phần xấu nhưng đừng vì vậy mà đánh đồng cả cộng đồng LGBTQ+… Việc đem cả động đồng ra soi mói có phải là quá bất công không? Thà mọi người nói BB sao cũng được, nhưng đừng đụng tới LGBTQ+."
- Hương Giang: Là một trong những hoa hậu chuyển giới nổi tiếng, với sự tài năng cùng với tên tuổi, Hương Giang ngày càng được công chúng biết đến nhiều hơn.Hương Giang là đại diện Việt Nam bước vào vòng chung kết và giành được vị trí cao nhất của cuộc thi Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018 Chiến thắng này không chỉ có ý nghĩa đối với Hương Giang mà còn là một cột mốc quan trọng trên con đường khẳng định bản thân của cộng đồng LGBTQ+ Việt Nam Sau khi giành được vị trí cao nhất tại cuộc thi Hoa hậu chuyển giới quốc tế 2018, Hương Giang đã khởi động chiến dịch ủng hộ Luật chuyển đổi giới tại Việt Nam, chiến dịch này như một “phát súng” đầu tiên trên con đường giành lấy quyền lợi cho cộng đồng LGBTQ+ Với danh hiệu mà bản thân đã đạt được, cô đã giữ đúng lời hứa của mình, lấy đó làm bàn đẩy để bảo vệ cộng đồng LGBTQ+ tại Việt Nam và thực hiện vô số dự án khác cho cộng đồng LGBTQ+
- “Come out” là một cụm từ phổ biến trong cộng đồng LGBTQ+ nó được xem là một cụm từ mang ý nghĩa công khai xu hướng tình dục của mình cho gia đình, xã hội nên đặc biệt quan trọng trong cộng đồng LGBTQ+ Thậm chí nó còn được xem là đại ngôn cho cả cộng đồng Mang ý nghĩa cho sự kết thúc quá trình nhận thức, chấp thuận, chuẩn bị đến khi cởi mở chia sẻ nó cho người khác
- Việc dám “Come out” là một việc rất khó khăn cho đa số các bạn thuộc cộng đồng LGBTQ+ nhưng ngày nay một số người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đã dám đứng ra
“Come out” Điều này đã cổ vũ, động viên, tạo sức mạnh cho các bạn khác trong cộng đồng
- Điển hình là những gương mặt:
Lil Nas X là một nghệ sĩ rapper người Mĩ, đồng thời cũng là chủ của hit “Old Town Road” đã thông báo với công chúng mình là người đồng tính qua mạng xã hội Twitter vào tháng 6 năm 2021 bằng cách đăng tải bìa single “Panini” của mình với hình ảnh cầu vồng để xác nhận với người hâm mộ mình là người đồng tính Trước đó nam ca sĩ cũng đã nhiều lần đăng bài ủng hộ cộng đồng LGBTQ+
Sam Smith là một ca sĩ – nhạc sĩ người Anh, anh đã thừa nhận mình là một “non- binary” (người không cảm nhận rõ rằng mình là nam hay nữ) trong một chương trình có tên là “I Weigh Interviews” với người dẫn chương trình Jameela Jamil Nam ca sĩ còn nhiều lần được phóng viên bắt gặp hạnh phúc với bạn trai trên phố. Ở Việt Nam cũng có nhiều ca sĩ, nghệ sĩ “come out” mình là người thuộc cộng đồng LGBTQ+ Điển hình:
Đào Bá Lộc Đào Bá Lộc debut từ thời điểm tham gia Giọng hát Việt, nam ca sĩ theo đuổi style unisex thời gian dài trước khi chính thức come-out với báo giới vào năm 2018 Đào
Bá Lộc công khai chuyện mình thuộc giới tính thứ 3 và từng yêu 15 người đàn ông Với những phát ngôn thẳng thắn về chuyện tình cảm, người hâm mộ cho rằng Đào
Bá Lộc rất phóng thoáng trong chuyện tình yêu và chỉ mới 26 tuổi đã có danh sách tình trường hoành tráng.
Thời gian gần đây, Lynk Lee khiến người hâm mộ phải bàng hoàng khi chính thức công khai loạt ảnh mới với diện mạo đầy nữ tính trên mạng xã hội Chia sẻ về điều này, nam ca sĩ thừa nhận rằng với ngoại hình nữ tính như hiện tại, Lynk Lee cảm thấy thoải mái hơn khi được sống đúng với bản thân chứ không phải gồng lên như ngày trước.
Việc "come out" đối với cộng đồng LGBTQ+ chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Điều này càng là một thử thách lớn đối với các nghệ sĩ, những người luôn sống dưới áp lực cùng lời nhận xét từ phía công chúng Vậy nhưng, vẫn có những ngôi sao vô cùng can đảm khi không chỉ "come out" với xã hội mà họ còn dùng sức ảnh hưởng và độ nổi tiếng của mình để xây dựng nên hình ảnh tốt đẹp cho cộng đồng LGBTQ+