Các hoạt động, đề xuất để lấy lại quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBTQ+

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) kỹ NĂNG mềm TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI kì II dự án NGHIÊN cứu về CỘNG ĐỒNG LGBTQ+ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI (Trang 25 - 30)

3.3.1 Các hoạt động hiện có :

- Tháng tự hào (Pride Month): được bắt đầu vào tháng 6 cụ thể là vào ngày 28.6.1970 tại New York đã diễn ra cuộc diễu hành về sự tự hào, bình đẳng của những người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Sự kiện này đã trở thành truyền thống hằng năm và được liên tục tổ chức cho đến nay.

- Cuộc thi sắc đẹp là nơi tôn vinh nét đẹp của người chuyển giới hoặc đồng tính được các quốc gia tổ chức và phát triển đến nay:

+ Miss International Queen (hoa hậu chuyển giới Quốc tế) – Thái Lan. + Mr Gay World (hoa vương Đồng tính thế giới) – Úc.

+ Mister Gay World (Nam vương Đồng tính Thế giới) – Úc.

+ Queen of the Universe Pageant (Cuộc thi Nữ hoàng Vũ trụ) – Hoa Kỳ.

+ Miss Trans Star International (Hoa hậu Ngôi sao Chuyển giới Quốc tế) – Tây Ban Nha.

+ Mister Gay Eupore (Nam vương Đồng tính Châu Âu) – Anh Quốc. + Miss Trans Star (Hoa hậu chuyển giới Toàn cầu) – Anh Quốc.

- Cờ lục sắc là biểu tượng cho niềm kiêu hãnh của cộng đồng LGBTQ+ và được sử dụng từ thập niên 1970. Mỗi màu trên lá cờ cũng mang một ý nghĩa riêng như: + Màu đỏ tượng trưng dũng khí.

+ Màu cam tượng trưng nhận thức và khả năng. + Màu vàng tượng trưng sự thử thách.

+ Màu xanh lá cây tượng trưng sự khích lệ và phấn đấu.

+ Màu xanh dương tượng trưng sự hi vọng, sẻ chia, đấu tranh và giúp đỡ nhau. + Màu tím tượng trưng sự hịa hợp, thống nhất và đồn kết.

Bên cạnh đó có những lá cờ thể hiện một nhóm giới tính trong cộng động lớn. - Cờ của người đồng tính nữ (Lesbian): 7 vạch thể hiện 7 màu son khác nhau, được

xuất hiện từ năm 2010.

- Cờ của người song tính (Bisexual): màu hồng thể hiện cho sự hấp dẫn với người cùng giới, màu xanh thể hiện sự cho hấp dẫn với người khác giới, màu tím thể hiện cho sự hấp dẫn với cả hai giới và lá cờ được thiết kết bởi Michael Page vào năm 1998.

- Cờ của người tồn tính (Pansexual): lá cờ được xuất hiện vào giữa năm 2010 với những màu sắc tượng trưng khác nhau: màu hồng thể hiện cho người phụ nữ đã

xác định giới tính; màu vàng thể hiện cho người khác giới, khơng có giới tính hoặc người thuộc giới tính thứ 3; màu xanh thể hiện cho sự thu hút với đàn ơng.

- Cờ của người vơ tính (Asexual) với ý nghĩa của từng sọc màu là: + Sọc đen là song tính.

+ Sọc xám được chia làm 2 nhóm:

+ Grey-asexual: những người hứng thú với tình dục nhưng khơng thường xuyên hoặc chỉ ở mức tối thiểu.

+ Demisexual: những người chỉ cảm thấy hứng thú tình dục với những người có mối liên kết cảm xúc chặt chẽ.

+ Sọc trắng đại diện cho những người ủng hộ.

+ Sọc tím thể hiện cộng đồng vơ tính như một thể hồn chỉnh.

- Cờ của người chuyển giới (Transgender) gồm màu hồng đại hiện cho người chuyển giới nữ, màu xanh đại diện cho người chuyển giới nam còn khoảng trắng đại diện cho những người khơng muốm dán nhãn chính mình.

- Cờ của cộng đồng GenderQueer là những người cảm nhận về giới của bản thân khơng phù hợp với bất kì những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội.

3.3.2 Các hoạt động, đề xuất trong tương lai :

- Những vấn đề về LGBTQ+ nên được lồng ghép trong các chương trình giáo dục giới tính hiện nay. Tổ chức các dự án, hội thảo, talkshow về LGBTQ+ để nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh, học sinh”, thúc đẩy sự kết nối, giao lưu và chia sẻ với Cộng đồng LGBTQ+. Với các chuyên gia cần nghiên cứu sâu về vấn đề LGBTQ+, để tạo sự thấu hiểu, cảm thơng, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, trong đó có Cộng đồng LGBTQ+.

- Truyền thơng, báo chí có trách nhiệm góp phần xóa bỏ kỳ thị với đa dạng giới tính. Phương tiện truyền thơng giữ vai trị quan trọng và tiên phong trong xóa bỏ những định kiến của xã hội đối với người đồng tính. Việc thơng tin chân thật, chính xác, khoa học và khách quan về người đồng tính trên báo chí sẽ giúp cộng đồng biết, hiểu hơn về người đồng tính, giúp họ an tâm sống, học tập, làm việc đóng góp tích cực để xây dựng xã hội phát triển”.

- Khuyến nghị, mở rộng nguyên tắc bình đẳng về giới trong Hiến pháp và các đạo luật có liên quan để bảo đảm ngăn ngừa sự phân biệt đối xử khơng chỉ về giới mà cịn về bản dạng giới và xu hướng tính dục. Cụ thể, nên mở rộng quy định “Cấm mọi hành động phân biệt đối xử về giới” trong khoản 3, Điều 26 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013, thành “Nghiêm cấm mọi hành động phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và xu hướng tính dục”. Theo hướng đó, cần sửa đổi Luật Bình đẳng giới 2006 để mở rộng phạm vi điều chỉnh, hoặc xây dựng một đạo luật riêng về chống phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, trong đó có phân biệt đối xử về giới, bản dạng giới và xu hướng tính dục. Để có thể ngăn chặn các tình trạng kì thị, bạo hành, phân biệt đối với cộng đồng LGBTQ+.

- Khuyến nghị sửa đổi Luật Bình đẳng giới. Với quy định hiện hành của Luật Bình đẳng giới, các khái niệm mới chỉ dừng lại ở “giới” và “giới tính”. Trong khi đó, các khái niệm mới như “xu hướng tính dục” hay “bản dạng giới” ngày càng trở nên phổ biến và đang có nhiều cách hiểu đa dạng trong xã hội. Có quan điểm cho rằng cần luật hóa các khái niệm mới này và bổ sung quy định bình đẳng giới phải thể hiện cả quan điểm khơng phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới, khơng chỉ đơn thuần vì các khác biệt về “giới” hay “giới tính” (giới tính sinh học). Bình đẳng giới cũng cần được hiểu khơng chỉ là bình đẳng giữa hai giới mà cần được hiểu là bình đẳng giữa tất cả mọi người mà giới tính khơng đóng vai trị như một “cột mốc” hay một tiêu chí dùng để phân chia quyền. Như vậy cũng loại bỏ được định kiến của xã hội về giới và hệ nhị phân giới (chỉ có hai giới nam và nữ).

- Khuyến nghị sửa đổi Luật Hộ tịch, nên cho phép xác định một giới tính “khác” và sửa đổi các mẫu giấy tờ nhân thân (chứng minh thư, lý lịch cá nhân, sổ hộ khẩu,...) để có thêm mục giới tính “Khác” bên cạnh hai giới tính “nam”, “nữ”. Bởi theo quy định hiện nay tại Điều 36 Bộ Luật Dân sự và Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác dựa trên những tiêu chuẩn về y tế nhất định (người liên giới tính) được quyền “xác định lại giới tính” và thực hiện các thủ tục về điều chỉnh các thông tin hộ tịch cho đúng với thơng tin về giới tính đã được xác định lại. Còn với người chuyển giới, do việc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính là khơng được pháp luật cho phép nên giới tính sau chuyển đổi của nhóm đối tượng này sẽ khơng được ghi nhận trong các văn bản như Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, Giấy đăng ký khai sinh. Việc sửa đổi này là vô cùng quan trọng nhằm nhấn mạnh, xác định sự vững chắc hơn quyền bình đẳng của cộng đồng đồng LGBTQ+ trong các quan hệ dân sự. nhằm ghi nhận và thực thi các quyền mà không bị phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tính dục và bản dạng giới, dưới góc độ bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế.

- Các phương tiện thông tin đại chúng không được phép dùng những từ ngữ phản cảm đối với cộng đồng LGBTQ+ và có những bài viết phiến diện, miệt thị người đồng tính. Truyền thơng nên tìm hiểu và đưa tin có khoa học để bản thân người viết và dân chúng hiểu biết đúng về người đồng tính. Bên cạnh đó, ngành y tế cần có những chính sách dành cho người đồng tính để hướng dẫn người đồng tính có lối sống lành mạnh và biết cách bảo vệ chính bản thân và người xung quanh mình.

- Nên mở những lớp học về quan hệ tình dục an toàn và đặc biệt về việc quan hệ đồng giới vì hiện tại có một thực trạng đáng quan ngại rằng người Việt Nam gần như không quan tâm đến sức khỏe của mình trong các vấn đề về tình dục và dần phải chịu đựng những tác hại từ nó. Nếu có đủ sự sáng tạo có thể lồng ghép việc này vào trong chương trình giảng dạy dành cho các học sinh ở mọi lứa tuổi để các em có thể hiểu rõ

được vấn đề này và khi tiếp cận sẽ thấy được sự thông minh và hiểu biết về vấn đề chứ không phải là sự ngại ngùng, né tránh.

- Mở những talk show hoặc các phim tài liệu lấy những cá nhân nổi bật trong cộng đồng LGBTQ+ ( thường nên bắt đầu từ cộng đồng Transgender) để ta có thể hiểu hơn những gì họ đã trải qua, những thành tựu của họ sau khi đi đến quyết định đánh đổi cả mạng sống của mình để có thể có được hình ảnh hiển diện trước gương là một người nam hay nữ như ý họ mong muốn.

- Có những bộ phim truyền hình thực tế để có thể giáo dục giới tính tốt nhất như bộ phim “Sex education” của Netflix, qua đó sẽ có cái nhìn thực tế hơn về những gì cộng đồng LGBTQ+ phải trải qua tại một mơi trường là một nước Châu Á.

- Có những danh xưng nhất định cho các giới tính. Đối với gay hoặc les thì tại nước ngồi danh xưng của học vẫn là He/She ( anh ta / cô ta) nhưng những người là non- binary lại dùng là They, nên đối với các nước như Việt Nam dùng từ “họ” để nói 1 người duy nhất nghe có vẻ khơng thuận tai thì các tốt nhất là chúng ta nên thử làm quen với suy nghĩ trên hoặc một cách lịch sự hơn để ta có thể cho họ thấy rằng ta có quan tâm đến họ và việc họ muốn mình được gọi như thế nào thì ta có thể hỏi trực tiếp hoặc đơn giản là kêu thân mật bằng tên của họ. Khi thực hiện khảo sát, có 615/615 người đồng ý với đề xuất nên cho cộng đồng LGBTQ+ được quyết định danh xưng của mình nhằm tạo sự bình đẳng giữa các giới.

- Nhiều phụ huynh có tư tưởng rằng việc cho con cái tiếp xúc với những kiến thức liên quan tới đồng giới sẽ khiến con họ trở thành như vậy. Điều này là hồn tồn sai. Ta có thể cho trẻ nhỏ có cái nhìn sáng tạo hơn về cộng đồng LGBTQ+ bằng cách lồng ghép các kiến thức vào các bộ phim hoạt hình trẻ em hay xem. Một ví dụ điển hình cho việc này có thể kể đến đó là bộ phim Steven Universe. Chính tác giả Rebecca Sugar cũng đã xác nhận việc bộ phim có những yếu tố ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ và bộ phim không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà những thông điệp phim đem lại vô cùng phù hợp cho cả người lớn. Các nhân vật đá quý trong phim tuy có ngoại hình nữ tính đa phần nhưng về cơ bản họ đều khơng có giới tính. Nhân vật Garnet là sự “dung hợp” giữa 2

đá quý khác là “Ruby” và “Sapphire” nhìn bề ngồi gần như sẽ khơng đánh giá được việc gì cho đến khi thấy được tập phim về lễ cưới của hai nhân vật này.

Và khi tham gia khảo sát trong tổng số 615 người ngẫu nhiên thì 100% người đồng ý với việc nên giáo dục trẻ em từ nhỏ về các vấn đề giới tính, cũng như việc bình đẳng giữa các giới nhằm nâng cao nhận thức, cũng như loại bỏ các vấn nạn kì thị ngừoi đồng tính trong tương lai.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) kỹ NĂNG mềm TIỂU LUẬN NHÓM CUỐI kì II dự án NGHIÊN cứu về CỘNG ĐỒNG LGBTQ+ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)