Đề 10 Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học từ phát huy sức mạnh cùa liên minh công nông trí trong thời kì hội nhập A MỞ ĐẦU Tại Đại h.
Trang 1Đề 10: Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học từ phát huy sức mạnh cùa liên minh công-nông-trí trong thời kì hội nhập
A.MỞ ĐẦU
Tại Đại hội II, nhận thức của Đảng về mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) tiếp tục được khẳng định, bổ sung, phát triển, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận từ thực tiễn cách mạng Việt Nam Đây là con đường mà Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn từ năm 1930, con đường phát triển theo quy luật khách quan của lịch sử xã hội loài người nói chung Đảng triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ II diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng Đảng, đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, thảo luận và thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng; đề ra đường lối, chủ trương đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.Đầu năm 1951, những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình trong nước và quốc tế đặt ra yêu cầu mới đối với cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng phải bổ sung và phát triển đường lối cách mạng và chính sách đối ngoại Trước yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới,
Có được thành quả to lớn này, dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, mất mát và hi sinh, mỗi người dân là một chiến sĩ nhất loạt đồng tâm đoàn kết trong một mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng, đó là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc Ngay từ những ngày đầu Đảng ta đã xác định dùng chiến tranh vũ trang để giành chính quyền, xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức trong đó giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong tiến lên giành độc lập Đây là sự sáng suốt của Đảng ta, khẳng định vai trò to lớn của liên minh công - nông - trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Từ những lý luận thực tiễn trên, em xin chọn đề tài” Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951) và bài học
từ phát huy sức mạnh cùa liên minh công-nông-trí trong thời kì hội nhập” làm đề tiểu luận hết môn
Trang 2B NỘI DUNG
I Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (1951)
1 Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng(2-1951)
Thời gian: Từ ngày 11 đến 19/2/1951
Địa điểm: Xã Vĩnh Quang - huyện Chiêm Hoá - Tuyên Quang
Thành phần: Gồm có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 đảng viên trong cả nước
1.1 Bối cảnh lịch sử
Thế giới:
Năm 1949 cách mạng Trung Quốc thành công và đi lên chủ nghĩa xã hội Làm thay đổi so sánh lực lượng trên trường quốc tế, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới
Năm 1950: Các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên xô đã hoàn thành quá trình khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ II và bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ
Mỹ trở thành tên sen đầm quốc tế và trực tiếp can thiệp vào Việt Nam
Cách mạng 3 nước Đông Dương đã có bước trưởng thành
1.2 Nội dung Đại hội II
Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ở mỗi nước:
Ở Việt Nam: Thành lập Đảng Lao động Việt Nam
Ở Lào: Thành Đảng nhân dân Cách mạng Lào (1955)
Ở Campuchia: Thành lập Đảng cách mạng Campuchia (1952)
Trang 3Đại hội thông qua nội dung Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam Xác định
2 mâu thuẫn cơ bản: giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và bè lũ tay sai; giữa nông dân với bọn địa chủ phong kiến
2 Bước phát triển mới trong lý luận của Đảng
Sau Chiến thắng Biên giới Thu - Đông (1950), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhândân ba nước Đông Dương đã bước sang giai đoạn quan trọng Đông Dương - một vị trí địa chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á, đã và đang trở thành một trong những tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản Đông Dương ngày càng lớn mạnh, với hơn 760.000 đảng viên đã được rèn luyện trong đấu tranh với tinh thần anh dũng, quật cường: “người trước ngã, người sau lên, một người hy sinh, trăm ngàn người khác thay thế”
Nhờ những thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến, kiến quốc, vị thế của Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tuy còn non trẻ đã không ngừng được củng cố và nâng cao trên trường quốc tế Từ chỗ đơn độc, phải một mình “chiến đấu trong vòng vây” của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô, Trung Quốc, mở rộng quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới, nhận được sự hỗ trợ to lớn hơn của cộng đồng quốc tế cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta Thắng lợi của cách mạng Việt Nam là nguồn cổ vũ, động viên cho phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa và nửa thuộc địa Từ một xứ sở thuộc địa, không có tên trên bản đồ, đất nước Việt Nam đã được biết đến như một ngôi sao sáng trong phong trào cách mạng thế giới; dân tộc Việt Nam từ thân phận nô
lệ, địa vị thấp kém đã vùng lên, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
Tuy nhiên, cuộc kháng chiến kiến quốc của nhân dân ta cũng đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách Mâu thuẫn giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên sâu sắc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô từng bước leo thang Mỹ tăng cường hậu thuẫn các nước đế quốc, thực dân kéo dài sự xâm chiếm hệ thống thuộc địa; trực tiếp tham gia vào cuộc chiến tranh ở Triều Tiên; can thiệp ngày càng sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, mưu đồ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương
Trang 4Đầu năm 1951, những biến đổi mạnh mẽ và sâu sắc của tình hình trong nước và quốc tế đặt ra yêu cầu mới đối với cách mạng Việt Nam, đòi hỏi Đảng phải bổ sung và phát triển đường lối cách mạng và chính sách đối ngoại Trước yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới, Đảng triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ II diễn ra từ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 Đại hội đã quyết định những vấn đề quan trọng về xây dựng Đảng, đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, thảo luận và thông qua Chính cương Đảng Lao động Việt Nam, Tuyên ngôn và Điều lệ mới của Đảng;
đề ra đường lối, chủ trương đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn
Tại Đại hội II, nhận thức của Đảng về mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) tiếp tục được khẳng định, bổ sung, phát triển, làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận từ thực tiễn cách mạng Việt Nam Đây là con đường mà Đảng và nhân dân Việt Nam lựa chọn từ năm 1930, con đường phát triển theo quy luật khách quan của lịch sử xã hội loài người nói chung
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp; yêu cầu bức bách của dân tộc Việt Nam lúc này là phải tìm ra con đường giải quyết một cách triệt để đồng thời hai mâu thuẫn đó nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm cho CNXH từ lý luận trở thành hiện thực, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH trên phạm vi thế giới Vào thời điểm lịch sử ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú, thấm nhuần tri thức lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Cương lĩnh chính trị đầu tiên được hoạch định tại Hội nghị thành lập Đảng (tháng 2-1930) xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản” Cương lĩnh khẳng định sự lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản, gắn kết độc lập dân tộc và CNXH, đưa cách mạng Việt Nam hòa vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được tiếp tục phát triển trong Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10-1930)
Trang 5Con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH phản ánh sự lựa chọn khách quan của chính thực tiễn, mang tính đặc thù Việt Nam, đã được Đảng ta khẳng định Chủ trương chiến lược cách mạng đó được tiếp tục phát triển thêm một bước tại Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc Độc lập dân tộc là điều kiện, là tiền đề giải phóng giai cấp, xã hội và con người để đi tới CNXH Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, được vận dụng sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người trong thời đại mới Ngay sau khi giành được độc lập, bắt tay vào xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, Đảng đã đồng thời lãnh đạo toàn dân tộc tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước Trước sự trở lại xâm lược của thực dân Pháp (ngày 23-9-1945), Việt Nam chưa có điều kiện trực tiếp tiến lên CNXH Củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc vừa giành lại được là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của toàn dân tộc
Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội II của Đảng (tháng 2-1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến đến chủ nghĩa xã hội” Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam được Đại hội II thông qua, xác định: “Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội” Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau “Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc” Cuộc cách mạng nhằm đánh đổ đế quốc và phong kiến, do nhân dân làm động lực và giai cấp công nhân lãnh đạo, là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa Khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chứa đựng cả mục tiêu, lực lượng thực hiện và chế độ chính trị phù hợp để xây dựng CNXH Đại hội khẳng định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam: “Con đường tất yếu của
nó tiến tới chủ nghĩa xã hội, quyết không thể có một con đường nào khác”
Như vậy, nhận thức luận về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam lần đầu tiên được Đảng ta nêu ra tại Đại hội này Con đường cách mạng Việt Nam với 3 nhiệm
Trang 6vụ như trên, trải qua ba giai đoạn: 1 - Giai đoạn tiêu diệt đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc, củng cố Nhà nước dân chủ nhân dân; 2 - Giai đoạn xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, triệt để thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; 3 - Giai đoạn làm xong nhiệm vụ dân chủ nhân dân, tạo đầy đủ điều kiện để tiến lên CNXH Trong đó, giai đoạn thứ ba
là thời kỳ quá độ với nhiệm vụ xây dựng, củng cố và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân
Đại hội phân tích, với điều kiện Việt Nam, con đường tiến lên CNXH là một sự nghiệp khó khăn, lâu dài “Không thể giạng chân ra mà bước một bước khổng lồ để đến ngay chủ nghĩa xã hội Phải bước nhiều bước, chia thành nhiều độ mà đi” Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ trọng tâm, trung tâm Giải phóng dân tộc, người cày có ruộng, xây dựng cơ sở cho CNXH, ba nhiệm vụ đó không thể cùng làm một lúc Đại hội chỉ rõ, trong mỗi giai đoạn, kẻ thù và đồng minh của cách mạng có thay đổi, đường lối cách mạng vì thế mà phải tiếp tục hoàn thiện Quan niệm giản đơn
và “vượt bỏ giai đoạn” cũng như khuynh hướng “từ từ từng bước” đều sai
Báo cáo Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội (Luận cương cách mạng Việt Nam) nêu rõ những cơ sở, tiền đề
chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Tiền đề tư tưởng, lý luận là Đảng phải nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung và những luận điểm về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước thuộc địa, phong kiến lạc hậu nói riêng Tiền đề kinh tế được xác định là: “Kinh tế dân chủ nhân dân là kinh tế của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội” (10) Tiền đề xã hội là sự đoàn kết của các giai cấp, tầng lớp trong Mặt trận dân tộc thống nhất phấn đấu theo mục tiêu cách mạng do Đảng đề ra Tiền đề văn hóa tinh thần là xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng Những tiền đề, điều kiện cho sự
chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa được Đại hội II của Đảng phân tích sâu sắc, định hướng nhiệm vụ mà toàn Đảng, toàn dân phải thực hiện ngay trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, để tạo dựng cơ sở vững chắc cho giai đoạn kế tiếp
Đường lối đúng đắn mà Đại hội II đề ra chính là sự bổ sung, phát triển Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; đặc biệt là nhận thức lý luận về lộ trình, bước đi trong giai đoạn quá độ lên CNXH phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam đã được Đảng nêu
cụ thể, rõ nét ngay trong hoàn cảnh kháng chiến đang diễn ra ác liệt
Trang 7Nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn trong tiến trình cách mạng sau đó
Độc lập dân tộc và CNXH được thể hiện sinh động và mạnh mẽ trên cả 2 miền Bắc - Nam, tác động, thúc đẩy nhau tạo nguồn xung lực để đưa sự nghiệp thống nhất đất nước đến thành công Trong suốt cuộc kháng chiến, CNXH không chỉ là phương hướng mà đã trở thành phong trào cách mạng hiện thực trên toàn miền Bắc, đóng vai trò quan trọng quyết định bảo đảm thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc Cách mạng giải phóng dân tộc tiếp tục có nguồn động lực từ ý chí, khát vọng độc lập, tự do, lòng yêu nước của mỗi người Việt Nam, từ mâu thuẫn nội tại cơ bản vẫn chưa được xóa bỏ là chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam; được bổ sung nguồn động lực từ xã hội xã hội chủ nghĩa đang được xây dựng trên miền Bắc
Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, Tổ quốc thống nhất, nhiều tiền đề cho thời kỳ quá độ đã được tạo dựng, các nguồn lực tự nhiên, xã hội, tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền trên cả nước được phát huy; sức mạnh ý chí, tinh thần dân tộc, vị thế, uy tín quốc tế của dân tộc được nâng cao Các yếu tố đó mở ra điều kiện, tiền đề to lớn cho sự nghiệp xây dựng CNXH trên cả nước, gắn với bảo
vệ vững chắc độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Đó là thắng lợi của chiến lược cách mạng được Đại hội II của Đảng vạch ra Trong đó, cốt lõi là quan điểm, tiến trình về độc lập dân tộc và CNXH
Trong giai đoạn 1975 - 1986, sự nghiệp xây dựng CNXH đạt được những thành tựu nhất định; tuy nhiên, những sai lầm trong chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện do chủ quan duy ý chí, nóng vội, thiếu kinh nghiệm, đã làm cho đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội Đại hội VI của Đảng (tháng 12-1986) với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đã thẳng thắn đánh giá những sai lầm và đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để; đặc biệt là, đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn về CNXH và những đặc trưng, những quy luật khách quan, những hình thức, bước đi của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, đã mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng trên con đường đi lên CNXH
Đại hội VII của Đảng (năm 1991), diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp, mô hình CNXH hiện thực ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, phong trào
Trang 8cách mạng thế giới lâm vào khủng hoảng trầm trọng và thoái trào; đất nước sau 15 năm thống nhất, xây dựng CNXH, sau 5 năm thực hiện đường lối đổi mới với nhiều khó khăn, nguy cơ, thách thức Trước tình hình đó, Đảng ta tiếp tục kiên định con đường cách mạng đã lựa chọn, thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh năm 1991) Trong Cương lĩnh năm
1991, Đảng đã đúc kết: Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là bài học xuyên suốt của cách mạng nước ta và khẳng định, đối với nước ta, không còn con đường nào khác ngoài con đường duy nhất đúng đắn là đi lên CNXH để có độc lập dân tộc thực sự và tự do, hạnh phúc cho nhân dân Cần nhấn mạnh rằng đây là sự lựa chọn của chính lịch sử, sự lựa chọn đã dứt khoát từ năm 1930 với sự ra đời của Đảng
Tại Đại hội VII, nhiều nội dung lý luận và thực tiễn mới được Đảng nêu ra, trong
đó đã xác định những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việtt Nam xây dựng Đây là một bước phát triển lý luận mới mang tính đột phá Từ 6 đặc trưng được nêu tại Cương lĩnh năm 1991, Đại hội X của Đảng đã bổ sung, nêu 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam phấn đấu xây dựng Đây là những phác thảo quan trọng làm cơ sở để Đại hội XI của Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam xây dựng gồm 8 đặc trưng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới Tám đặc trưng được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã phản ánh quan niệm tổng quát về CNXH ở Việt Nam Đó
là thành quả của đổi mới nhận thức về CNXH phù hợp với thực tiễn Việt Nam, là kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, mang sắc thái riêng, được từng bước hiện thực hóa trong cuộc sống
Thực hiện độc lập dân tộc và CNXH là một sự nghiệp khó khăn, phức tạp, tất yếu phải trải qua những chặng đường trong thời kỳ quá độ lâu dài, trong đó nhiều vấn
đề lý luận và thực tiễn rất cơ bản và trọng yếu được đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu,
Trang 9bổ sung và giải quyết một cách thấu đáo Quá trình nhận thức của Đảng về con đường đi lên CNXH có sự phát triển mới: Để xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam với những đặc trưng nêu trên, Đảng chỉ ra các phương hướng cần thực hiện Cương lĩnh năm 1991 xác định 7 phương hướng quá độ lên CNXH ở Việt Nam, đến Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) xác định 8 phương hướng với sự điều chỉnh, bổ sung về nội dung và 8 mối quan hệ lớn cần nắm vững và giải quyế
3 Ý nghĩa
3.1 Ý nghĩa lý luận
Đánh dấu bước trưởng thành, phát triển trong tư duy của Đảng Đó là sự sung hoàn thiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Đại hội đã tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng, đóng góp vào kho tàng lý luận cách mạng nước ta
3.2 ý nghĩa thực tiễn
Đường lối phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nước ta, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân; Có ý nghĩa chỉ đạo và góp phần vào thắng lợi của nhân dân ta
II Bài học từ phát huy sức mạnh cùa liên minh công-nông-trí trong thời kì hội nhập
1- Nguồn gốc ra đời và lịch sử vẻ vang.
Lịch sử cho thấy đại đa số công nhân Việt Nam ra đời trong chế độ thực dân nửa phong kiến hồi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều xuất thân từ nông dân Như vậy, ngay từ khi giai cấp công nhân Việt Nam mới ra đời, giữa công nhân và nông dân đã có mối quan hệ gắn bó máu thịt
Gắn bó về xã hội đi đôi với gắn bó về kinh tế, chính trị trong cuộc sống Cụ thể là, những người lao động từ nông thôn ra vùng mỏ đều cố giữ lấy một mảnh ruộng công hay tư ở quê nhà, dẫu phải chịu sưu cao hơn những người cùng đinh vô sản Mục đích là nhằm khi thất cơ lỡ vận còn có thể trở về bám lấy cái cuống nhau làng
xã mà sống Cũng vậy, người nông dân khi ra vùng mỏ trở thành công nhân rồi vẫn gắn kết các cuộc đấu tranh của công nhân với các cuộc đấu tranh của nông dân quê hương Liên minh công - nông từ đây đã hình thành một cách tự nhiên Đông đảo
Trang 10nhất là công nhân các mỏ than (khu mỏ Hồng Gai) và công nhân đường sắt (Hà Nội - Lào Cai, Bắc - Nam ) Họ là những người đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc phong kiến, nơi đây đã cho ra đời những cơ sở đầu tiên của cách mạng và góp phần đào tạo nên nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng qua phong trào vô sản hóa Nhắc qua các mối quan hệ kể trên để thấy, đó là tiền đề quý báu để xây dựng nên Liên minh công-nông vững chắc từ khi Đảng ra đời đến nay Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về “Liên minh công-nông’’, Đảng ta đã xây dựng nên khối đoàn kết rộng rãi giữa các giai cấp tầng lớp yêu nước, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, lấy Liên minh công-nông làm cơ sở, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Đường lối đó đem lại thành công to lớn qua các thời kỳ cách mạng
Kế thừa di sản lịch sử thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã phát huy vai trò Liên minh công-nông trong công cuộc đổi mới với sáng tạo độc đáo Việt Nam là ‘’Đổi mới tư duy” Đại hội nêu rõ: “Đảng phải đổi mới nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế’’ Điều này có tác dụng quan trọng đến việc củng cố liên minh công, nông, trí Các Hội nghị TƯâ khóa VI tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đều có chú ý đến củng cố liên minh công, nông, trí: Hội nghị TW lần thứ 2 (4-1987) bàn những vấn đề cấp bách về
“lưu thông phân phối” Hội nghị TƯ lần thứ 6 (3-1989) quyết định rõ 12 chủ
trương, chính sách lớn, trong đó nhấn mạnh đến những vấn đề quan trọng hàng đầu
là điều chỉnh cơ chế kinh tế, tập trung thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế, thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý, chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh, nhấn mạnh yếu tố thị trường, coi thị trường vừa là một căn cứ, vừa là một đối tượng của kế hoạch hóa Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (còn gọi là ‘’khoán 10’’) năm 1988, khoán đến hộ gia đình đã đưa sản xuất nông nghiệp phát triển Thành quả cụ thể, như chúng ta đã biết: Lạm phát bị đẩy lùi từ ba con số xuống còn 2 con số, sản xuất nông nghiệp phát triển, từ chỗ phải nhập khẩu gạo (năm
1988 còn nhập 45 vạn tấn) thì từ năm 1989 trở đi chúng ta đã có gạo xuất khẩu… Đây là sự tháo gỡ quan trọng các khó khăn vướng mắc do thời kỳ khủng hoảng kinh tế-xã hội (1978-1985) để lại, đồng thời cũng là tháo gỡ khó khăn trong yêu cầu củng cố và phát triển khối liên minh công-nông
2 Tính tất yếu của liên minh công, nông, trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, bản thân tôi đã vận dụng tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ