Tương tácgiữacácalen
thuộc cácgenkhácnhau
1. Tươngtác bổ sung
Một nhà di truyền học đã phân lập được 2 dòng cây đột biến đều cho hoa
màu trắng thuần chủng, một dòng a và một dòng b. Khi cho dòng a cũng như
dòng b lai với dòng hoa đỏ thuần chủng, người ta thu được F1 toàn cây hoa
đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, người ta thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình là 9
đỏ : 7 trắng. Ta có thể giải thích kết quả lai này như thế nào ?
Với cách suy luận logic, ta có thể cho rằng đời F2 có 16 tổ hợp gen (7 + 9)
khác nhau và như vậy các cây F1 phải tạo ra được 4 loại giao tử đực và 4 loại
giao tử cái khácnhau với tỉ lệ bằng nhau. Để tạo ra được 4 loại giao tử với tỉ
lệ ngang nhau thì theo quy luật phân li độc lập của Mendel, cây F1 phải có 2
cặp gen dị hợp tử (mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau).
Sơ đồ lai có thể như sau:
P: AAbb (hoa trắng) x aaBB (hoa trắng)
F1: AaBb (Hoa đỏ)
F2: 9 A_B_ (hoa đỏ) : 3 A_bb (hoa trắng) : 3 aaB_ (hoa trắng) :
1 aabb (hoa trắng)
Như vậy, ở đây ta giả thuyết rằng để tạo ra được màu hoa đỏ cần có mặt đồng
thời cả hai alen trội A và B. Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen
trội nào thì cây không thể tạo ra được màu đỏ (có hoa màu trắng). Hai gen A
và B đã "bổ sung" cho nhau trong việc tạo nên kiểu hình hoa đỏ. Kiểu bổ
sung này có thể hiểu được qua sơ đồ chuyển hóa nêu dưới đây.
Cây dị hợp tử về gan Aa chỉ cần một alen A đã tổng hợp được đủ một lượng
enzim cần thiết để chuyển chất A thành chất B. Tương tự chỉ cần một alen B
cũng đủ tạo ra được lượng enzim cần thiết để chuyển chất B thành sản phẩm
P (màu đỏ). Cây có kiểu gen aaBB khôgn sản xuất được enzim chuyển hóa
hóa chất A thành chất B nên cho dù có tạo ra được enzim B cũng không có
cơ chất (chất B) để chuyển thành sản phẩm P nên hoa của chúng có màu
trắng. Tương tự như vậy, cây có kiểu gen AAbb chỉ dừng lại ở việc tổng hợp
nên được chất B màu trắng tích lũy lại trong tế bào nên hoa có màu trắng và
cây aabb hiên nhiên cho màu trắng vì không thể tạo ra được chất P.
2. Tươngtác át chế
Hai genkhácnhau cũng có thể tươngtác với nhau theo kiểu "trội - lặn" của
các alenthuộc cùng một gen. Nếu một gen trội A bằng cách nào đó không
cho alen trội cũng như alen lặn của mộtg genkhác được biểu hiện ra kiểu
hình thì khi đó người ta nói gen A át chế gen B. Nếu một gen lặn át chế sự
biểu hiện kiểu hình của một genkhác (cả alen trội lẫn alen lặn) thì người ta
gọi đó là hiện tượng át chế lặn.
Hiện tượng át chế lặn có thể quan sát thấy ở màu lông của một số giống chó
cũng như chuột. ví dụ ở chó, alen B quy định màu đen, alen b quy định lông
màu socola (nâu sẫm). Tuy nhiên, để có thể tổng hợp được sắc tố đen và nâu
sẫm, cần phải có một alen trội thuộc locut genkhác (E). Cá thể đồng hợp tử
lặn ee sẽ cho lông màu vàng bất kể trong kiểu gen có alen B hoặc b. Ta có thể
theo dõi sơ đồ sau:
P: EEBB (chó đen) x eebb (chó vàng)
F1: EeBb (chó đen)
F2: 9 E_B_ (đen) : 3A_bb (nâu sẫm) : 3aaB_ (vàng) : 1 eebb
(vàng)
Như vậy, tươngtác át chế lặn sẽ cho tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 4.
3. Tươngtác cộng gộp
Khi cácalen trội của 2 locut genkhácnhau nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác
nhau tươngtác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể thuộc locut nào) đều
làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút thì người ta gọi đó là kiểu
tương tác cộng gộp. Ta có thể thấy qua ví dụ sau. Giả sử khi không có alen
trội nào thì cây ngô có kiểu gen aabb cho bắp ngô dài 10cm. Nếu trong kiểu
gen có 1 alen trội bất kể là A hay B đều làm cho bắp ngô dài thêm 1 cm. Nếu
có cả 4 alen trội sẽ làm cho chiều dài bắp ngô là 14cm.
P: AABB (14cm) x aabb (10cm)
F1: AaBb (12cm)
F2:
1AABB (14cm)
2AABb : 2 AaBB (13cm)
1 AAbb : 1aaBB : 4 AaBb (12cm)
2 Aabb : 2aaBb (11cm)
1aabb (10cm)
Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời F2 là 1 : 4 : 6 : 4 : 1.
Kiểu tươngtác cộng gộp nêu trên là đặc trưng cho các tính trạng số lượng và
những tính trạng số lượng thường do rất nhiều genkhácnhau cùng quy định.
Tính trạng này cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường.
.
2. Tương tác át chế
Hai gen khác nhau cũng có thể tương tác với nhau theo kiểu "trội - lặn" của
các alen thuộc cùng một gen. Nếu một gen trội. Tương tác giữa các alen
thuộc các gen khác nhau
1. Tương tác bổ sung
Một nhà di truyền học đã phân lập