Thường biến vàcáckiểu
thường biến
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh
trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi
trong kiểu gen.
Các kiểuthườngbiến
Thường biến có thể chia thành 4 kiểu:
1. Thườngbiến thích nghi hay thườngbiến thích ứng
Kiểu thườngbiến này thường gặp và được nghiên cứu nhiều nhất. Đó là
những biến dị không di truyền nhưng có lợi cho bản thân sinh vật vì nó giúp
cho cơ thể sinh vật thích nghi được với môi trường ngoài luôn biến đổi. Loại
thường biến này biểu hiện đồng loạt và tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Thường biến thích nghi có thể định nghĩa là sự phản ứng của cùng một kiểu
gen đối với những điều kiện môi trường khác nhau.
Ví dụ, cácbiến đổi về màu sắc cơ thể động vật (thằn lằn, cá ) và lá cây
trước những biến đổi về cường độ chiếu sáng và nhiều loại biến đổi khác.
2. Thườngbiến ngẫu nhiên
Không phải tất cả thườngbiến phát sinh do tác động của các tác nhân vật lí
và hóa học ở liều lượng hoặc nồng độ khủng hoảng hoặc nồng độ cao hơn
đều là thườngbiến thích ứng mà nhiều thườngbiến biểu hiện ngẫu nhiên đối
với tác động của các tác nhân gây ra chúng.
Hiện tượng một thườngbiến có kiểu hình giống với kiểu hình của một đột
biến đã biết được gọi là hiện tượng sao hình.
Những hiểu biết về hiện tượng sao hình giúp cho các nhà chọn giống đột biến
không chọn nhầm phải cácthường biến.
3. Hiện tượng sao chép kiểu hình dạng chuẩn
Hiện tượng này khá phổ biến ở vi sinh vật. S. Benzer là một trung những
người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng sao chép kiểu hình dạng chuẩn.
Khi nuôi cấy thể đột biến amber (đột biến xảy ra ở gen RII của phagơ T4 làm
cho nó không hòa tan được nòi E.coli K) trong môi trường có 5-flouraxin thì
phát hiện một số thể đột biến này có khả năng hòa tan E.coli K. Như vậy là,
5-flouraxin thay thế uraxin trong mARN kết cặp với guanin thay vì ađênin.
Cơ chế trên đây đã gây sai lầm trong dịch mã, dẫn đến một số thể đột biến có
kiểu hình dại.
4. Thườngbiến kéo dài
Thường biến kéo dài là biến dị không di truyền duy trì được qua một vài thế
hệ theo xu hướng ngày càng giảm sự sai khác với dạng ban đầu, cuối cùng lại
quay trở lại kiểu hình cũ.
Ví dụ, khi chiếu xạ vào hạt lúa tám thơm Hải Hậu: thế hệ đầu chín sớm hơn
45 ngày, thế hệ thứ 2 chín sớm hơn 15 ngày và sang thế hệ thứ 3 thì chín
cùng với đối chứng.
Theo Vũ Đức Lưu/BDHSG-SH-DTTH
. sự biến đổi
trong kiểu gen.
Các kiểu thường biến
Thường biến có thể chia thành 4 kiểu:
1. Thường biến thích nghi hay thường biến thích ứng
Kiểu thường. Thường biến và các kiểu
thường biến
Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh
trong đời