Ănđểkhỏe
Xu hướng tìm đến thực phẩm sạch ngày càng phổ biến, thậm chí đã trở thành liệu pháp
dinh dưỡng để ngừa bệnh tật.
Gạo lứt với phương pháp dưỡng sinh Oshawa
Gạo lứt (brown rice) - còn gọi là gạo lức, gạo rằn hay gạo đỏ, là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ
trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài. Các thành phần của gạo lứt gồm chất bột, chất
đạm, chất béo, chất xơ, các vitamin như E, B1, B3, B6, a xít folic, các nguyên tố vi lượng
như can xi, sắt, ma giê, kali Các nghiên cứu khoa học cho thấy lớp cám của gạo lứt
chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp
ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Đặc biệt với nguồn chất xơ dồi dào cùng các vitamin và
khoáng chất, gạo lứt giúp chống lại chứng xơ vữa động mạnh, ngừa ung thư và tiểu
đường. Còn theo Đông y thì gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ
phiền; có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong
điều trị các bệnh đường ruột.
Gạo lứt ănđể khỏe. Ảnh: internet
Một trong những cách sử dụng gạo lứt phổ biến hiện nay là kết hợp với muối mè theo
phương pháp dưỡng sinh Oshawa. Theo đó, chủ yếu kết hợp ăn gạo lứt (chiếm 60% trở
lên) với muối mè, một chút rau cải không dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, cùng
nước tương thiên nhiên. Khi ăn cần nhai kỹ, ăn vừa phải (nếu làm việc tay chân nhiều thì
mới ăn nhiều). Đây là phương pháp tiết thực, giúp giải độc (nhờ các chất chống ô xy hóa
có trong gạo lứt, muối mè) và làm quân bình âm dương trong cơ thể, góp phần chữa các
bệnh do mất cân bằng âm dương hay do ăn uống không điều độ.
Rong nho bổ dưỡng và giúp làm đẹp
Rong nho (sea-grapes) được khai thác trong tự nhiên ở vùng Đông Nam Á để sử dụng
như một loại thực phẩm tươi sống, đặc biệt có nhiều ở Nhật Bản (xung quanh đảo
Okinawa) và Philippines. Hiện nay, do nhu cầu tiêu thụ gia tăng và sự khan hiếm rong
nho tự nhiên, người ta phải trồng thêm rong nho nhân tạo. Theo các tài liệu y khoa, trong
rong nho có nhiều vitamin A, C, các khoáng chất như can xi, sắt, ma giê, kali, i ốt giúp
ngừa các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bướu cổ, thiếu máu, suy dinh dưỡng. Đáng chú
ý, chất caulerparine trong rong nho kích thích ăn ngon miệng, có tác dụng nhuận tràng,
kháng khuẩn đường ruột, hấp thụ các kim loại độc hại trong cơ thể con người và thải ra
ngoài qua đường bài tiết. Đặc biệt, rong nho còn được dùng như một loại mỹ phẩm tự
nhiên, làm sạch các lỗ chân lông và bề mặt da, chống các dấu hiệu lão hóa và có thể
chống béo phì.
Rong nho có thể dùng đơn giản như một loại rau bằng cách rửa sạch rồi ngâm vào tô
nước đá (để tránh vị tanh của đồ biển), sau đó chấm trực tiếp với các loại nước chấm
thông thường. Ngoài ra có thể sử dụng rong nho làm nguyên liệu để chế biến các món
như gỏi, salad, mực nướng cuộn rong nho, đậu hủ - rong nho xốt dầu hào, chè rong nho -
táo đỏ Đặc biệt, nước ép rong nho là món giải nhiệt bổ dưỡng, tốt cho người bị tiểu
đường.
Rong nho. Ảnh: internet
Hạt methi giúp ngừa tiểu đường
Methi - còn có tên gọi khác như Fenugreek, Koroha, là loại cây được trồng làm thực
phẩm, làm thuốc từ hơn 4.000 năm qua. Tại Ấn Độ, Mỹ và nhiều nước vùng Địa Trung
Hải, hạt methi được dùng như loại thực phẩm giúp nhuận tràng, lợi tiểu và đặc biệt có tác
dụng hạ đường huyết, ngừa tiểu đường. Tổ chức Y tế thế giới cũng công nhận tác dụng
hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của hạt methi khi chất xơ tự nhiên galactomannan trong
hạt methi có thể làm chậm việc hấp thu glucose sau khi ăn, hạn chế lượng calo nạp vào
cơ thể, từ đó giảm chỉ số đường huyết. Galactomannan cũng giúp làm giảm cholesterol
xấu trong máu, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch. Ngoài ra, hạt
methi còn chứa nhiều protein, chất sắt, vitamin K, C, B giúp ngừa thiếu máu, giúp tóc
bóng mượt, chắc khỏe, có lợi cho hệ tiêu hóa, chống viêm nhiễm, chống ô xy hóa tế bào.
Riêng với phụ nữ đang cho con bú, ăn hạt methi điều độ sẽ giúp kích thích sự tăng trưởng
các tuyến sữa, nhờ đó làm tăng tiết sữa và làm da dẻ mịn màng.
Hiện nay có thể tìm mua hạt methi ở Việt Nam để dùng theo một số cách đơn giản như:
mỗi ngày rang khoảng 15 - 20 gr hạt cho thơm, tán thành bột, pha nước uống; hoặc lấy
hạt sống chưa rang, ngâm trong ly có chứa 200 ml nước lạnh, để qua một đêm cho hạt nở
ra, sáng dậy uống hết nước trong ly, bỏ xác. Lưu ý, tuy hạt methi không có độc tính,
nhưng nếu dùng quá liều sẽ có cảm giác khó chịu ở bụng, dạ dày; phụ nữ có thai gần đến
ngày sinh không nên dùng. Ngoài ra, có thể dùng hạt methi làm nguyên liệu chế biến các
món ăn như cháo methi, các loại súp (đậu lăng đỏ, đậu tương) với hạt methi, riêu cá chép
với hạt methi
Hạt methi là thực phẩm ănđể khỏe. Ảnh: internet
Hạt kê chữa táo bón, mất ngủ
Hạt kê (millet) là loại lương thực khá phổ biến tại các nước châu Á như Ấn Độ, Trung
Quốc, Việt Nam. Các nghiên cứu y khoa cho thấy hạt kê chứa nhiều protein, chất xơ, các
vitamin nhóm B, A, E và khoáng chất như can xi, ma giê, kali, phốt pho giúp giảm
cholesterol, có tác dụng chống ô xy hóa cao, từ đó giúp ngừa các bệnh về tim mạch. Đáng
chú ý, chất choline trong hạt kê có đặc tính ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch, còn a xít
glutamic giúp tăng cường trí nhớ. Các nhà khoa học tại Viện Dinh dưỡng Ấn Độ còn
chứng minh được hạt kê có tác dụng lợi tiểu, ngừa sỏi thận, tiêu chảy và tiểu đường, đồng
thời có thể trị đau dạ dày và chứng khó tiêu. Ngoài ra, theo Đông y thì hạt kê còn có tác
dụng trừ thấp, khỏe tỳ, nhuận tràng, an thần nên được dùng như phương thuốc chữa lậu
nhiệt, ho nhiệt, ho khan, táo bón, mất ngủ.
Có nhiều món ăn đơn giản có thể chế biến từ hạt kê, phổ biến là dùng kê để nấu cháo, chè
kê hay làm món bánh đa kê. Chỉ cần làm sạch vỏ kê rồi cho vào nồi, canh lượng nước
vừa đủ, nấu cho hạt kê chín nở đều. Dùng muỗng bản lớn tán kê cho mịn. Cuối cùng, cho
kê lên trên miếng bánh tráng nướng kèm với đậu xanh cà nhuyễn, rắc nhẹ một ít đường
cát là đã có một miếng bánh đa kê ngon hết ý.
.
phiền; có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong
điều trị các bệnh đường ruột.
Gạo lứt ăn để khỏe. Ảnh: internet. các
món ăn như cháo methi, các loại súp (đậu lăng đỏ, đậu tương) với hạt methi, riêu cá chép
với hạt methi
Hạt methi là thực phẩm ăn để khỏe. Ảnh: