1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

98 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THẾ CƯỜNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNGPHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬULONG CHI NHÁNH LÂM ĐỔNG TRONG ĐIỀU

KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THẾ CƯỜNG

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH LÂM ĐỔNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Tài chính và ngân hangMã số: 60 34 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ THƯ

Trang 3

Chương 1: Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam trong

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.1 Một số vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mạiViệt Nam trong điệu kiện hội nhập kinh tế quốc tế và những ảnh hưởng 4

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 4

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong hoạt động ngân

hàng thương mại 7

1.1.3 Những đặc điểm của cạnh tranh đối với hoạt động ngân hàng

thương mại 101.2 Tác động của việc gia nhập WTO đến năng lực cạnh tranh của ngân hàngthương mại Việt Nam 15

1.2.1 Những cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực ngân hàngtrong đàm phán gia nhập WTO 15

1.2.2 Những tác động của việc gia nhập WTO đến năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng thương mại Việt Nam 181.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàngTrung Quốc 20Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồngbằng sông Cửu Long trên địa bàn Lâm Đồng 25

Trang 4

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông

Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng 25

553.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhàđồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng đến 2015 55

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế Lâm Đồng đến năm 2015 55

3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Pháttriển nhà đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển kinh tế Lâm Đồng 58

3.2 Nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng Pháttriển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng 59

Trang 5

3.3 Hạn chế sử dụng các biện pháp quản lý hành chính vào hoạt động ngân

hàng 783.4 Một số giải pháp hỗ trợ khác 79

3.4.1 Mở rộng chức năng hoạt động của ngân hàngở lĩnh vực đầu tưkhai thác bất động sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn khi xử lý tài sản đảmbảo 79

3.4.2 Nâng cao hiệu quả công tác xử lý tài sản bảo đảm của các cơ

quan chức năng có liên quan 80KẾT LUẬN 82TÀI LIỆU THAM KHẢO 84PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 Tài sản có của MHB Lâm Đồng từ 2009 - 2011

Bảng 2.2 Hiệu quả kinh doanh của MHB Lâm Đồng từ 2009 - 2011 Bảng 2.3 Hệ số ROA của MHB Lâm Đồng từ 2009 - 2011

Bảng 2.4 Tình hình nợ xấu, nợ quá hạn MHB Lâm Đồng từ 2009 - 2011Bảng 2.5 Nguồn vốn huy động MHB Lâm Đồng từ 2009 - 2011

Bảng 2.6 Hoạt động tín dụng MHB Lâm Đồng từ 2009 - 2011Bảng 2.7 Vốn huy động của một số NHTM trên địa bàn Lâm ĐồngBảng 2.8 Dư nợ của một số NHTM trên địa bàn Lâm Đồng

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức của MHB Lâm Đồng

Phụ lục 01 Tổng hợp kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của MHB Lâm Đồng

Phụ lục 02 Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng tỉnh Lâm ĐồngPhụ lục 03 Dư nợ tín dụng ngắn hạn đến 31-12-2011 tỉnh Lâm Đồng

Phụ lục 04 Cho vay và thu nợ tín dụng trung hạn và dài hạn tỉnh Lâm Đồng

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1- Lý do lựa chọn đề tài

Toàn cầu hóa và khu vực hóa là một xu thế tất yếu trong tiến trình pháttriển kinh tế thế giới Đối với ngành tài chính ngân hàng, hội nhập kinh tếquốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngânhàng Việt Nam; mở rộng cơ hội trao đổi hợp tác quốc tế giữa các ngân hàngthương mại trong hoạt động kinh doanh tiền tệ; đồng thời các ngân hàng ViệtNam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phát huylợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thịtrường ra nước ngoài Tuy nhiên, các ngân hàng Việt Nam cũng gặp phảithách thức to lớn trong cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài.

Ngày 18 tháng 9 năm 1997, ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sôngCửu Long (MHB) được thành lập dưới hình thức ngân hàng thương mại nhànước, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt Qua 15 năm hìnhthành và phát triển, MHB hiện nay đã xây dựng cho mình một vị trí tương đốiquan trọng trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam Nhưng trước áp lựccạnh tranh ngày càng gay gắt với các ngân hàng trong nước và ngân hàngnước ngoài, MHB vẫn còn tồn tại một số hạn chế về năng lực cạnh tranh, hiệuquả hoạt động vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế.

Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá năng lực cạnhtranh của ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng Phát triểnnhà đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết Vì vậy đề tài“Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Longtrong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn để nghiên cứu nhằm đưara những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củangân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát

Trang 9

triển và khẳng định vị thế của ngân hàng này trong môi trường cạnh tranhngày càng khốc liệt.

2- Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranhcủa ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như: ĐặngHữu Mẫn (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thươngmại Việt Nam, trường Đại học Kinh tế-Đại học Đà Nẵng; Lê Hữu Bình(2003), Nhận diện và xử lý những rủi ro nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các Ngân hàng Thương mại Việt nam trong quá trình hội nhập, trườngĐHKT TP.HCM; nhưng riêng ở địa bàn Lâm Đồng, đặc biệt là MHB thì vấnđề nay chưa được đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu Có thể thấy, hiện nay MHBLâm Đồng có quy mô nhỏ so với các ngân hàng bạn, thị phần chưa cao điềunày phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, nhân lực, thương hiệu, chấtlượng dịch vụ,…góp phần làm hạn chế sự tăng trưởng, phát triển của MHB.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài người viết muốn nêu lên những tồn tại hạnchế, qua đó đưa ra những biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy những thếmạnh, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB chi nhánh Lâm Đồng.

3- Mục tiêu thực hiện đề tài

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng.

4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của ngân hàngPhát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng dựa trên cácchỉ tiêu cơ bản: năng lực tài chính, khả năng ứng dụng công nghệ, nguồn nhânlực, trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức, năng lực hoạt động.

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ngân hàng Phát triển nhà đồng bằngsông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng từ 2009 đến 2011.

5- Phương pháp thực hiện đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp:phương pháp thống kê, phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp đốichiếu so sánh, phương pháp khảo sát, phương pháp mô tả và khái quát hóa đốitượng nghiên cứu Đề tài sử dụng tư liệu qua các năm từ 2009 đến 2011 củaMHB Lâm Đồng và một số ngân hàng khác trên địa bàn.

6- Những đóng góp mới của đề tài

Xác định vị thế cạnh tranh của MHB trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tronggiai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, rút kinh nghiệm trong hoạt động thời gianqua, nghiên cứu vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể trong tình hình mới, từ đó đưara những nhóm giải pháp như mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh; hạnchế rủi ro tín dụng và một số nhóm giải pháp hỗ trợ khác nhằm xây dựngchiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB chi nhánh Lâm Đồng trongthời gian tới.

7- Bố cục của đề tài

Kết cấu luận văn gồm ba chương với nội dung cụ thể như sau:Chương 1: Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàngthương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhàđồng bằng sông Cửu Long trên địa bàn Lâm Đồng.

Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Pháttriển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế.

Trang 11

Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường, khái niệmcạnh tranh đã xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển sản xuất, traođổi hàng hoá và phát triển kinh tế thị trường Có nhiều quan điểm khác nhaukhi nói về cạnh tranh, theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh được hiểulà "Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranhgiành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng vềphía mình" Theo quan điểm này, cạnh tranh được hiểu là các mối quan hệkinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mụctiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy kháchhàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Cạnh tranh xuấtphát từ hai điều kiện cơ bản là phân công lao động xã hội và tính đa nguyênchủ thể lợi ích kinh tế, điều này làm xuất hiện các cuộc đấu tranh giành lợi íchkinh tế giữa người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và các tổ chức trunggian, thực hiện phân phối lại các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Cuộc đấu tranhnày dựa trên sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ, chất lượng đội ngũlao động, quy mô hoạt động của từng chủ thể Mục đích cuối cùng của các chủthể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích, với người sản xuấtkinh doanh là lợi nhuận và với người tiêu dùng là tiện ích tiêu dùng.

Trang 12

Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là thuật ngữ ngày càng được sử dụng rộng rãinhưng đến nay vẫn là khái niệm chung chung và khó đo lường, theo từ điểnthuật ngữ kinh tế học, "Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phầnlớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại mộtphần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp".

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) định nghĩa: "Nănglực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc giahoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơntrong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững".

1.1.1.2 Những đặc thù trong cạnh tranh của ngân hàng thương mại Như cácdoanh nghiệp khác trong kinh tế thị trường, các ngân hàng

thương mại luôn phải đối mặt với cạnh tranh từ các đối thủ để tranh giành thịphần lẫn nhau Nhưng so với các loại hình kinh tế khác, cạnh tranh trong lĩnhvực ngân hàng có những đặc thù riêng:

Do hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống rất cao, nếu năng lực cạnhtranh của một ngân hàng yếu dẫn đến khó khăn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thịtrường tiền tệ, và có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Vì vậy, hoạt độngcạnh tranh của các ngân hàng phải tuân thủ theo pháp luật.

Hoạt động ngân hàng có liên quan đến nhiều tổ chức kinh tế, chính trị,xã hội và các cá nhân Nếu một ngân hàng bị đỗ vỡ sẽ ảnh hưởng đến cácngân hàng khác Vì thế trong hoạt động của các ngân Hàng (NH), đi liền vớicạnh tranh lẫn nhau là sự hợp tác với nhau nhằm hướng đến một môi trườngcạnh tranh lành mạnh hơn.

Từ 02 đặc thù trên, để tránh những nguy cơ đỗ vỡ cả hệ thống, ngânhàng trung ương phải có sự giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ, nhằm cónhững giải pháp can thệp kịp thời tránh những yếu tố có thể làm suy yếu vàthôn tính lẫn nhau trong hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM).

Trang 13

Mặt khác, hoạt động ngân hàng không giới hạn phạm vi trong nước màliên quan đến các nước khác trong hoạt động kinh tế đối ngoại Do vậy hoạtđộng của ngân hàng còn chịu sự chi phối của các yếu tố ước ngoài Vì thế, sựcạnh tranh của các NHTM đòi hỏi nhũng chuẩn mực rất cao và cần phải tuânthủ nghiêm.

1.1.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Năng lực tài chính

Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân phải trên 10%/năm, các NHTM đềuphải có tỷ lệ vốn tối thiểu tương ứng với tài sản sinh lời Để đánh giá chỉ tiêunày, thường người ta đánh giá thông qua quy mô vốn chủ sở hữu và quy môtài sản có của NH.

Khả năng sinh lời

Đánh giá chỉ tiêu này theo 02 tỷ số cơ bản:

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA - Return on assets)ROA = Lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân * 100

Với chỉ tiêu này cho biết 01 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận,tài sản có sinh lời càng lớn thì tỷ số này càng lớn.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn tự có (ROE - Return on Equity)ROE = Lợi nhuận ròng/vốn tự có *100

Với chỉ số này cho biết 01 đồng vốn sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận và phản ánh hiệu quả hoạt động của NH Hệ số càng lớn, khả năng sinhlời càng lớn.

Chất lượng tín dụng

Áp dụng tỷ lệ chung theo quyết định 112/2006/QĐ-ttg (của Thủ tướngchính phủ về chỉ tiêu hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 - 2010), nợ xấu của ngân hàng là dưới 5% trên tổng dư nợ.

Trang 14

Chỉ tiêu quản trị rủi ro

Bao gồm một số chỉ tiêu như:

- Rủi ro lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất/Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất- Rủi ro vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/ tài sản rủi ro.

- Rủi ro thanh khoản = (Tài sản thanh khoản - Vốn vay)/Tổng vốn huy động.Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn huy động gấp mấy lần vốn chủ sở hữu(thường là biến động từ 15 đến 20 lần).

1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng thương mại

Ảnh hưởng của quá trình hội nhập

Toàn cầu hóa kinh tế, dẫn đến quá trình hội nhập các NH, thực tế chothấy toàn cầu hóa kinh tế là một phương thức thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hộinhập của các quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - NH, qua đó cácNHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và thị phần bằng cáchvươn tới những thị trường vượt ra khuôn khổ quốc gia.

Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hội nhập và khả năngphát triển của NHTM là tính đa quốc gia trong phạm vi hoạt động kinh doanh(KD) Vì vậy, nhiều NHTM đã mở ra khắp các châu lục bằng nhiều phươngthức: mở mới chi nhánh, hợp nhất, sát nhập, mua lại, quy mô của các NHTMtăng lên đáng kể Xu hướng các NHTM lớn, giàu tiềm lực tài chính tìm cáchthâm nhập vào các NHTM nhỏ ở các quốc gia, nơi họ đến để tìm kiếm cơ hộiKD Đây được xem là giải pháp chủ yếu trong việc thâm nhập thị trường cungcấp dịch vụ ngân hàng ở các nước đang phát triển của các ngân hàng lớn, tạora tính đa quốc gia trong hình thức sở hữu của các NHTM.

Cạnh tranh không giới hạn phạm vi quốc gia mà diễn ra ở khắp châu lục,trong cuộc cạnh tranh này các NHTM ở các nước phát triển, có quy mô lớn vàtiềm lực tài chính, giàu kinh nghiệm sẽ có lợi thế hơn các ngân hàng ở cácnước đang phát triển, nguy cơ bị thôn tính của các ngân hàng ở

Trang 15

những quốc gia này sẽ tăng, song nó cũng tạo ra những động lực nhất định đểcác ngân hàng có quy mô nhỏ ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực cạnhtranh, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng vị thế ngân hàng mình.

Ảnh hưởng của quá trình tiến bộ khoa học công nghệ

Thời gian gần đây, cùng với sự hỗ trợ của cuộc cách mạng khoa họccông nghệ, các NHTM đã đưa ra thị trường hàng loạt SP dịch vụ tài chínhhiện đại, các NHTM đã và đang xúc tiến ứng dụng công nghệ vào hệ thống tựđộng thay thế cho lao động thủ công hiện nay với mức độ tin cậy, đặc biệttrong lĩnh vực: thanh toán bù trừ; nhận tiền gửi qua máy ATM, hệ thống xử lý,thống kê và tổng hợp các giao dịch hàng ngày.

Những tiến bộ của công nghệ đã hỗ trợ ngân hàng xử lý công việc nhanhhơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút và đáp ứng các nhu cầu kháchhàng đồng thời giúp cho NHTM giảm được chi phí KD, nâng cao vị thế cạnhtranh Vì thế các NHTM đang ngày càng gia tăng đầu tư vào các trang thiết bịvà phương tiện hiện đại để dần thay thế những thao tác nghiệp vụ thủ công.

Tuy nhiên, yếu tố con người vẫn có vai trò quan trọng và mang tínhquyết định trong hoạt động KD của NHTM, bởi sự phát triển công nghệ đãgiúp cho các NHTM có được những bước đi dài trong đột phá nâng cao chấtlượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của KH, phục vụ tốthơn cho công tác thống kê, phân tích hiệu quả các hoạt động KD, nhưngnhững tiến bộ của công nghệ chỉ có thể phát huy, tạo ra những lợi thế vượt trộikhi có sự quản lý và kiểm soát hiệu quả của con người.

Ảnh hưởng từ nhu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng

Xu hướng quốc tế hóa hoạt động ngân hàng đã đặt các NHTM trước áplực rất lớn của sự cạnh tranh, không những cạnh tranh giữa các NHTM màcòn cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng (các Cty tài chính, cácquỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, bưu điện, ), xu hướng này sẽ ảnh hưởng

Trang 16

và tác động đến khách hàng của các ngân hàng trong tương lai, vì trong KD,mọi DN đều lấy khách hàng làm đối tượng và mục tiêu phục vụ, họ đã khôngngừng nỗ lực đổi mới và xây dựng mô hình phục vụ hướng tới khách hàng(KH), thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng dựa trên các giới hạn chiphí cho phép Do đó, những đòi hỏi của khách hàng trong việc nâng cao chấtlượng dịch vụ đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các NHTM là tất yếu.

Mặt khác, kinh tế càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dâncàng nâng cao, nhu cầu của họ đối với sản phẩm dịch vụ (SP DV) ngân hàngđòi hỏi ngày càng phải hoàn thiện, giá trị gia tăng mang lại từ các SP DV đóngày càng nhiều, từ nhu cầu thực tế, đòi hỏi các ngân hàng phải nhạy bén,cảm nhận thị trường để "bán cái khách hàng cần".

Hơn nữa, trong điều kiện thị trường tài chính phát triển như hiện nay, cácdoanh nghiệp (DN) lớn có nhiều cơ hội để lựa chọn phương thức tài trợ vốnhơn, thông qua các tổ chức tín dụng (TCTD) phi NH, qua thị trường chứngkhoán, và họ phải cân nhắc lực chọn phương án tài trợ nào có chi phí sửdụng vốn thấp nhất, nhằm mục đích tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ Sựthay đổi này, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NH, các khoản cho vaylớn giảm, các khoản cho vay nhỏ lẻ tăng, chi phí quản lý tăng, rủi ro cũngtăng, phần nào cũng làm ảnh hương đến năng lực cạnh tranh của NH.

Ảnh hưởng từ nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế

Hệ thống ngân hàng với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế đã cungứng một lượng vốn khá lớn cho nền kinh tế hàng năm (chiếm khoảng 16% -18% GDP) và gần bằng 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, ngân hàng là ngànhcó mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế, đây là ngành chịuảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn, nhưng cũng là ngành hồiphục trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế hồi phục và đi vào ổn định.

Trang 17

Với đặc điểm, hoạt động của các NHTM đồng thời cũng là một trongnhững công cụ hữu hiệu để NHNN thực hiện điều tiết các chính sách tiền tệ,vì thế tốc độ tăng trưởng của các NHTM có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinhtế và ngược lại Do vậy, để đảm bảo an toàn, NHNN giám sát các hoạt độngcủa NHTM rất chặt, nhất là mức vốn chủ sở hữu của NHTM, một trong nhữngtiêu chí để đánh giá xếp hạng các NHTM là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tàisản, để đạt tỷ lệ này các NHTM đã phải thường xuyên tăng vốn điều lệ bằngnhiều cách (sáp nhập, bán cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại, ) điều này đãtạo áp lực làm gia tăng quá trình các NHTM đua nhau tăng vốn điều lệ trongthời gian gần đây.

1.1.3 Những nội dung của cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng thương mại

Tương tự các loại hình KD khác, năng lực cạnh tranh của các NHTMcũng là các yếu tố như: nguồn lực (vốn, con người, trình độ, công nghệ, ); thịphần; thái độ trước các đối thủ cạnh tranh; khả năng thích ứng với môi trườngKD; khả năng chinh phục thị trường mới và yếu tố môi trường pháp lý, tuynhiên, sản phẩm của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ, vì vậy các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng có một số nội dung chủyếu:

Thương hiệu

Trong kinh tế thị trường, thương hiệu có vai trò rất quan trọng đối với sựphát triển của bất cứ DN nào, nó được coi như một tài sản có giá trị rất lớn bởi

nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng, tạp chí

Fortune năm 1996 đã tuyên bố "Có một tên tuổi lớn được xem như là vũ khítrong cạnh tranh" Trong lĩnh vực NH, thương hiệu chính là uy tín về chất

lượng dịch vụ của một ngân hàng sẵn sàng cung ứng cho xã hội (về mặt nàycác NHTM Việt Nam (VN) chưa có sự chuẩn bị tốt, tuy gần đây, vấn đề

Trang 18

"thương hiệu" đang dần được các NHTM quan tâm hơn), do vậy, thương hiệucó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của các NHTM trên thị trườngtài chính - tiền tệ Một thương hiệu nổi tiếng sẽ hỗ trợ cho ngân hàng thu đượcnhiều khách hàng đến với mình, qua đó ngân hàng sẽ có được những kháchhàng truyền thống và lòng trung thành đối với thương hiệu của khách hàngcho phép ngân hàng có thể dễ dự báo và kiểm soát thị trường, hơn nữa, đồngthời nó sẽ tạo nên một rào cản vô hình, gây khó khăn cho các ngân hàng đốithủ khác khi muốn thâm nhập thị trường.

Công nghệ

Sản phẩm ngân hàng là loại hình sản phẩm đặc thù mang hàm lượngcông nghệ càng cao càng hiệu quả và càng bảo mật, các NHTM hiện nay đãvà đang cố gắng tạo ra các SP ngày càng tiện ích và đa dạng để cung cấp choKH, như: thẻ ATM (Automatic Teller Machine), thẻ POS, giao dịchhomebanking, phonebanking, internetbanking, Vì thế, việc đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng đang là sự quan tâm hàngđầu của các NHTM Đến nay, hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng đã được xửlý bằng máy tính và hầu hết được xử lý trên mạng nội bộ, các giao dịch nghiệpvụ huy động vốn, thanh toán, cho vay, KD ngoại hối, bước đầu được chuẩnhóa phù hợp với điều kiện của mỗi NHTM.

Những tiện ích trên thực hiện được là nhờ vào vai trò của công nghệ,công nghệ càng hiện đại, ngân hàng cung cấp ngày càng nhiều tiện ích choKH, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KH, công nghệ ngân hàng nào cànghiện đại thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó càng tăng.

Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệthông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động NH, nhưng đây là lĩnh vựcđòi hỏi đầu tư rất lớn, và cũng chính là hạn chế đối với hệ thống NHTM VNdo qui mô vốn còn kém Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng công nghệ

Trang 19

của các NHTM VN vẫn còn nhiều yếu kém so với các ngân hàng nước ngoài.Cụ thể:

- Theo ngân hàng Thế giới, công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng VNvẫn còn ở mức thấp kém, chỉ số công nghệ ngân hàng VN mới chỉ là (-0,47), trong khi ởTrung Quốc là (-0,35); Thái Lan (-0,07), Indonexia (-0,07), Malaysia (1,08) và củaSingapore là 1,95.

- Tính liên kết giữa các ngân hàng về công nghệ chưa cao, dẫn đến các DV ngân hàng còn hạn chế, tiện ích kém hấp dẫn.

Kinh nghiệm quản lý và trình độ nhân lực

Kinh nghiệm quản lý và trình độ nhân lực là 02 mặt của một vấn đề vềcon người, vì thế trong xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của cácNHTM nên chú trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đây là vấn đề thenchốt cho sự thành công của các NHTM trong giai đoạn hiện nay.

Về kinh nghiệm quản lý của các NHTM VN còn nhiều bất cập, chưa phùhợp với các nguyên tắc và chuẩn mực về quản trị DN như: tính minh bạchthấp; chưa hình thành môi trường làm việc chuyên nghiệp; vai trò và nhiệm vụcủa các vị trí công tác chưa rõ ràng; hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống thông tinquản lý, kiểm toán chưa phát huy hiệu quả.

Trình độ quản lý KD và quản lý rủi ro của lực lượng CB ngân hàng cònyếu (cho vay chủ yếu dựa vào TSĐB, năng lực thẩm định tín dụng hạn chế, hệthống phân loại nợ chưa chính xác, nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát thiếu chặtchẽ) Hầu hết các NHTM chưa thiết lập được hệ thống quản lý rủi ro hiệu quảvà chưa có chiến lược KD dài hạn để đối mặt với những thách thức của tiếntrình mở cửa thị trường tài chính.

Phát triển nguồn nhân lực là góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trênthương trường Vì vậy xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn làmối quan tâm của các NH, con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển,và sẽ phát triển hơn trong điều kiện môi trường làm việc thích hợp.

Trang 20

Với lực lượng cán bộ quản lý có kinh nghiệm và một đội ngũ nhân viêncó trình độ chuyên môn sâu sẽ rút ngắn được thời gian xử lý công việc, qua đóhiệu quả và chất lượng công việc sẽ được nâng lên và ngày càng tạo đượcniềm tin nơi KH, lúc đó năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ được nâng lênso với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Giá cả và sự đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm

Kinh tế càng phát triển, đời sống được nâng lên, nhu cầu đòi hỏi về tínhđa dạng SP của khách hàng ngày càng cao, trước yêu cầu đó, các SP ngânhàng đưa ra thị trường phải ngày càng đa dạng hơn Điển hình là các sảnphẩm: thẻ ATM, các hình thức gửi tiết kiệm khác như (tiết kiệm hưởng lãisuất bậc thang, tiết kiệm online, ), các hình thức cho vay đa dạng (cho vaymua nhà trả góp hưởng lãi suất ưu đãi, tài sản đảm thành từ vốn vay, ).Trongchiến lược KD, các NHTM càng có nhiều SP khác biệt sẽ có lợi thế hơn, trongcạnh tranh trên thị trường, nhất là các SP mang hàm lượng công nghệ cao.

Cùng với việc đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách hàng bằng nhiều SPmới tiện ích, giá cả cũng là mối quan tâm hàng đầu của NH, bởi "thị hiếu" củamỗi nhà đầu tư có thể khác nhau nhưng họ đều có ít nhất một mục tiêu chungđó là " tính toán và lựa chọn hướng đầu tư có lợi nhất".Vì thế, giá cả là mộttrong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của cácNHTM Hiện nay trên thị trường tiền tệ luôn có sự cạnh tranh giữa các ngânhàng thông qua lãi suất và phí, các NHTM sẵn lòng giảm doanh thu để thu hútkhách hàng tạo ra thế cạnh tranh mạnh về giá cả, tuy nhiên không như các loạihình KD khác, trong hoạt động NHTM, việc sử dụng giá để tạo lợi thế cạnhtranh còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng, nhất là phải chịu.sựquản lý của NHNN.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng luôn cho ra đời nhiều

Trang 21

loại hình ưu đãi, nhiều tiện ích để thu hút KH Tuy nhiên, ngoài chủng loại SPcung cấp cho KH, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, hồ sơ (cũng là hìnhthức tiết kiệm chi phí cho khách hàng vì "thời giờ là vàng bạc"), đây cũng làmột yếu tố cạnh tranh về giá cả và chất lượng của ngân hàng trong chiến lượccạnh tranh.

Năng lực tài chính của các đối thủ cạnh tranh

Các NHTM hoạt động trên cùng địa bàn, tạo nên môi trường cạnh tranhvà tất yếu lợi thế sẽ thuộc về ngân hàng nào có chuẩn bị tốt về chiến lược Cónhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của NHTM nhưng yếu tố ảnhhưởng lớn nhất vẫn là năng lực tài chính, để có thể nâng cao năng lực này đòihỏi các ngân hàng phải nỗ lực tập trung thực hiện chương trình tái cơ cấu toàndiện năng lực tài chính, như: bổ sung vốn điều lệ; xử lý thu hồi nợ tồn đọng;thực hiện sáp nhập, hợp nhất NH.

Trong quá trình hoạt động, cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt,để có chiến lược cạnh tranh tốt, đảm bảo thu hút khách hàng và đảm bảo mụctiêu KD của mình, ngân hàng cần xác định rõ những đối thủ cạnh tranh, cónhận dạng được đối thủ cạnh tranh, từ đó ngân hàng mới có thể quản trị hoạtđộng KD hiệu quả hơn, trong cạnh tranh, ngân hàng nào chiếm thị phần lớn sẽđóng vai trò chủ chốt, có khả năng chi phối hoạt động các ngân hàng khác, vìvậy trong xây dựng chiến lược,cần nghiên cứu, đánh giá khả năng của các đốithủ của mình trước khi đề ra chiến lược và giải pháp thực hiện.

Hạ tầng cơ sở và quy mô mạng lưới hoạt động

Mạng lưới hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh, cácNHTM ngày nay rất chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng, mở rộng mạnglưới, tuy vậy không phải mạng lưới hoạt động càng rộng, hạ tầng phát triển, sẽchiếm được vị thế cạnh tranh, việc mở rộng mạng lưới hoạt động các NHTMphải điều nghiên, khảo sát thật kỹ và phân tích thị trường, tìm hiểu

Trang 22

nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng mảng thị trường, để từ đó xácđịnh quy mô và vị trí mạng lưới KD cho phù hợp.

Mặt khác, trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà khoa học côngnghệ phát triển ở trình độ cao, SP ra đời sẽ ngày càng phong phú và đa dạng,luôn mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn và làm tăng áp lực cạnhtranh cho các ngân hàng trước những yêu cầu và lựa chọn đó Để tạo vị thếcạnh tranh, buộc các ngân hàng phải đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng nhiềucông cụ cạnh tranh khác nhau để xây dựng chiến lược KD cho mình, một côngcụ được sử dụng phổ biến nhất là "nâng cao chất lượng SP dịch vụ", sử dụngchiến lược cạnh tranh bằng chất lượng SP, DV trước hết các NHTM phải ưutiên chiến lược phát triển công nghệ và chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, cónhư vậy, các SP dịch vụ mà NHTM cung ứng mới đáp ứng đúng, đầy đủ vàkịp thời nhu cầu của khách hàng trong thời hiện đại này.

1.2 Tác động của việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nănglực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam

1.2.1 Những cam kết của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực ngân hàng trongđàm phán gia nhập WTO

1.2.1.1 Đối với giao dịch vãng lai

- Biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai được tự do, quy định tạm thờiphải kết hối ngoại tệ tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng các nhu cầuthiết yếu về ngoại tệ cho nền kinh tế và nới lỏng dần khi tình hình kinh tế được cảithiện.

- Biện pháp quản lý ngoại hối chỉ được áp dụng trong những trườnghợp ngoại lệ, do Chính phủ VN quyết định, nhằm duy trì an ninh tài chính và tiền tệquốc gia.

- Các hạn chế đối với giao dịch vãng lai được bãi bỏ và không duy trìbất kỳ biện pháp nào trái với các cam kết về các dịch vụ NH, các dịch vụ tài chính kháccũng như về thanh toán giao dịch vãng lai và chuyển tiền quốc tế.

Trang 23

1.2.1.2 Đối với các giao dịch vốn

- Nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vàoVN và việc vay, hoàn trả nợ vay nước ngoài của các tổ chức cư trú; chỉ duy trì một sốhạn chế về các giao dịch chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư của các tổ chức cư trú,việc chuyển vốn này phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải trongphạm vi số ngoại tệ thuộc sở hữu của các tổ chức này, các giao dịch này phải đăng kývới NHNN VN.

- Các DN được tự do ký các hợp đồng vay nước ngoài, theo nghị định134/2005/NĐ-CP (1/11/2005), nghĩa vụ đăng ký các hợp đồng trung dài hạn với NHNNlà vấn đề có tính thủ tục để phục vụ cho các mục đích thống kê giám sát hoạt động vaynợ trung dài hạn nước ngoài của các DN và phối hợp với Bộ tài chính để bảo đảm cáckhoản nợ nước ngoài của quốc gia trong phạm vi an toàn Tổng mức cổ phần của các tổchức và cá nhân nước ngoài được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một NHTM CPVN.

Từ ngày 1/4/2007, các TCTD nước ngoài được phép mở chi nhánh tại VN theo các điều kiện:

- Một NHTM nước ngoài muốn mở chi nhánh tại VN, ngân hàng mẹphải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chinhánh.

- Thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nướcngoài, ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểmnộp đơn xin mở NH.

- Với công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, phải có tổng tài sản có hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn.

Các điều kiện đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngânhàng 100% vốn nước ngoài sẽ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đốixử.

Về tham gia cổ phần: Việt Nam có thể hạn chế việc tham gia cổ phần

Trang 24

của các TCTD nước ngoài tại các NHTM quốc doanh của VN được cổ phầnhoá như mức tham gia cổ phần của các ngân hàng VN.

Việc góp vốn (hình thức mua cổ phần), tổng số cổ phần được phép nắmgiữ bởi các thể nhân và pháp nhân nước ngoài tại mỗi NHTMCP VN khôngđược vượt quá 30% vốn điều lệ của NH.

1.2.1.3 Những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng được cam kết

Các cam kết về dịch vụ NH, các dịch vụ tài chính khác được thực hiệnphù hợp với các luật và các qui định liên quan được ban hành bởi các cơ quancó thẩm quyền của Việt Nam và theo nguyên tắc chung, trên cơ sở khôngphân biệt đối xử Những sản phẩm, dịch vụ đã cam kết:

(1) Nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng.

(2) Cho vay dưới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch TM.

(4) Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ TD, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng.

5) Bảo lãnh và cam kết.

(6) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giaodịch, trên thị trường giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, như: công cụ thị trườngtiền tệ (gồm: séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi); ngoại hối; các công cụ tỷ giá và lãisuất, (gồm: các sản phẩm như hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn); vàng nén.

(7) Môi giới tiền tệ.

(8) Quản lý tài sản, như quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư, mọihình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, các dịch vụ lưu ký và tín thác.(9) Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính, (gồm: chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và các công cụ chuyển nhượng khác).

Trang 25

(10) Cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, và xử lý dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác.

(l1) Các dịch vụ tư vấn, trung gian môi giới và các dịch vụ tài chính phụtrợ khác đối với tất cả các hoạt động được nêu từ các tiểu mục (1) đến (10), kểcả tham chiếu và phân tích tín dụng, nghiên cứu và tư vấn đầu tư và danh mụcđầu tư, tư vấn về mua lại và về tái cơ cấu và chiến lược doanh nghiệp.

1.2.1.4 Về lộ trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng

Kể từ khi gia nhập, các TCTD nước ngoài được phép phát hành thẻ tíndụng trên cơ sở đối xử quốc gia, và trong vòng 5 năm Việt Nam có thể hạnchế quyền của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được nhận tiền gửi bằngVND từ các thể nhân VN mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỷ lệtrên mức vốn được cấp của chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

Ngày 1/1/2007: 650% vốn pháp định được cấp.Ngày 1/1/2008: 800% vốn pháp định được cấp.Ngày 1/1/2009: 900% vốn pháp định được cấp.Ngày 1/1/2010: 1000% vốn pháp định được cấp.Ngày 1/1/2011: Đối xử quốc gia đầy đủ.

1.2.2 Những tác động của việc gia nhập WTO đến năng lực cạnh tranh củangân hàng thương mại Việt Nam

Các NHTM đã có sự chuyển mình mạnh mẽ để tận dụng tốt những cơhội trong quá trình hội nhập, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh là có mạng lướirộng lớn, có khách hàng truyền thống và hiểu biết về khách hàng cũng như cácđiều kiện kinh doanh tại Việt Nam, kinh nghiệm nghiệp vụ tích lũy trongnhiều năm qua Do vậy, các NHTM trong nước vẫn chiếm vai trò chủ đạotrong việc cung cấp các dịch vụ truyền thống là huy động vốn và cho vay.Hiện nay, thị phần huy động vốn của các NHTM trong nước vẫn chiếm tỷtrọng lớn.

a) Công nghệ ngân hàng là lĩnh vực được các ngân hàng rất chú trọng,

Trang 26

coi là phương tiện chủ lực để rút ngắn khoảng cách phát triển so với ngânhàng của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Hầu hết các NHTMđã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trịdữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngkinh doanh Một số ngân hàng nhiều dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệthống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngânhàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

b) Về sản phẩm dịch vụ: các NHTM đã tập trung đổi mới, cho ra đời

nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng Bên cạnh nhữngsản phẩm truyền thống như tiền gửi và cho vay, đã xuất hiện nhiều sản phẩmmới tăng tiện ích cho khách hàng như: tăng tiện ích của tài khoản cá nhân,phát triển dịch vụ thẻ, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như phonebanking, internet banking… Dịch vụ tiền gửi được đa dạng hóa, cho phépngười gửi có nhiều lựa chọn cho đồng vốn nhàn rỗi của mình Bên cạnh cácsản phẩm tiền gửi tiết kiệm với lãi suất cố định truyền thống, các ngân hàngcòn đưa ra các sản phẩm tiền gửi được hưởng lãi suất biến động theo tỷ lệ lạmphát, đảm bảo giá trị theo vàng, được bù chênh lệch tỷ giá… Đặc biệt, dịch vụthanh toán thẻ đã có sự phát triển bùng nổ Nhiều sản phẩm thẻ đa tiện ích đãđược giới thiệu tới khách hàng và thanh toán bằng thẻ ATM đã trở nên kháphổ biến tại các tỉnh, thành phố lớn.

c) Về năng lực tài chính: quy mô vốn của các NHTM đã được tăng lên

đáng kể Theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chínhphủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các TCTD, các ngân hàng phải cóvốn điều lệ ít nhất là 1.000 tỷ VND và đến năm 2010 là 3.000 tỷ VND Các NHTM Nhànước tiếp tục tái cơ cấu: VCB, Vietinbank, BIDV, MHB đã cổ phần hóa Nhờ có sựphát triển của thị trường chứng khoán, việc tăng vốn của các NHTM bớt gặp khó khăn.Bên cạnh đó, các NHTM còn có thể bán cổ phần cho các đối tác nước ngoài (đến nay đãcó

Trang 27

rất nhiều NHCP có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngoài) Nhờ vậy, cácNHTM có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, địa bàn hoạt động, tăngcường khả năng cạnh tranh Trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của cácNHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đãđạt trên mức quy định Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đềuvượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lênđến trên 20% Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnhviệc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lạitổ chức và hoạt động Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loạinợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp cácNHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chấtlượng tài sản được cải thiện đáng kể.

1.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàngTrung Quốc

Sau khi gia nhập WTO, Trung quốc thực hiện lộ trình chuyển đổi và pháttriển hệ thống ngân hàng một cách toàn diện và triệt để

a) Cải cách hệ thống ngân hàng

Nhận thức năng lực tài chính của các ngân hàng còn yếu, nợ quá hạn(nhất là NHTM nhà nước) cao, thị trường tiền tệ - tài chính kém phát triển,năng lực quản trị kinh doanh của các ngân hàng còn hạn chế Trung Quốc đãthực hiện một số cải cách:

- 1986: xóa bỏ hệ thống ngân hàng một cấp.

- 1987 - 1991: cho phép cạnh tranh hạn chế trong nước, phát triển cáctrung gian tài chính phi NH, ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại đặc khu kinhtế và 7 thành phố biển, đa dạng hóa khu vực tài chính, thành lập 2 cơ sở chứng khoán vàthị trường liên NH.

- 1991 - 2001: củng cố hoạt động các NHTM nhà nước, cho phép cácngân hàng nước ngoài cung ứng các dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân nước

Trang 28

ngoài và liên doanh Với kết quả cải cách và chuyển đổi nói trên, trung quốc đãcó 04 NHTM nhà nước, 03 ngân hàng chính sách, 11 NHTM CP, 04 công tyquản lý tài sản, và 114 NHTM cấp thành phố với tổng tài sản của các ngânhàng Trung Quốc là 26.000 tỷ USD (trong đó NHTM nhà nước chiếm 60%tổng tài sản và 80% thị phần tín dụng, đồng thời đã cấp phép cho 116 ngânhàng nước ngoài vào kinh doanh tại 18 thành phố và các hạn chế về địa lýđược xóa bỏ vào 2006.

b) Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàngthương mại Trung Quốc

Trung Quốc đưa ra một số cải cách khu vực ngân hàng như phát hành tráiphiếu đặc biệt để tăng cường vốn cho những ngân hàng lớn nhằm nâng tỉ lệ antoàn vốn tối thiểu trung bình từ 4,4% lên 8% đúng theo Luật Ngân hàngthương mại Ngoài ra, Trung Quốc thành lập các công ty quản lý tài sản để xửlý nợ xấu của những NHTM lớn Sự giám sát tài chính các ngân hàng cũng đãđược củng cố Cuối năm 1998 Trung Quốc đã đưa ra các tiêu chuẩn kế toánquốc tế cho các ngân hàng.

Một phần trong chương trình cải cách hệ thống ngân hàng là cải cách lãisuất nhằm đưa các mức lãi suất về sát với cung cầu thị trường để tăng khảnăng cạnh tranh và nâng cao chất lượng tài sản của các ngân hàng Các hạnchế đối với việc cho vay bằng ngoại tệ đã được loại bỏ ngay lập tức và tỉ lệtiền gửi ngoại tệ đã tăng lên.

Theo kế hoạch bước tiếp theo là tự do hoá lãi suất cho vay bằng bản tệ.Sự nới lỏng các hạn chế về lãi suất tiền gửi bằng bản tệ là bước cuối cùng.

Mở cửa cho thị trường tài chính

Quá trình này cho phép ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trườngTrung Quốc: quan điểm của Trung Quốc là mở cửa từ từ, không quá thổiphồng lợi ích của việc cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài; do đó, TrungQuốc chủ động đưa ra các rào cản đối với các nhà cung cấp dịch vụ nước

Trang 29

ngoài để bảo đảm an toàn cho các hệ thống ngân hàng và kinh tế phát triển bền vững Các rào cản đó là:

- Đưa ra yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn cao: hệ số an toàn vốn là 8% chocác khoản vay bằng Nhân dân tệ, phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên, tổngsố vốnnày phải được tính riêng ở cấp chi nhánh nhằm hạn chế khả năng cho vay bằng Nhândân tệ của các ngân hàng nước ngoài

- Hạn chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ Cho đến nay, các ngân hàng nướcngoài vẫn không được tự ý ấn định lãi suất tiền gửi ngoại tệ, mặc dù Trung Quốc đã thảnổi lãi suất, song vẫn hạn chế trần lãi suất tiền gửi.

- Thực hiện chính sách tỷ giá thận trọng, chưa tự do hóa tài khoản vốn.Hiện nay, Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách tỷ giá “neo”, chưa thả nổi Các qui địnhvề giao dịch vẫn chưa được nới lỏng, Trung Quốc cho rằng hai vấn đề này chỉ được giảiquyết sau khi cả thị trường tài chính vững mạnh.

- Tập trung phát triển thị trường các công cụ phái sinh trong nước nhằm hạn chế các biến động tỷ giá khi dỡ bỏ chế độ tỷ giá “neo”.

Thiết lập quy chế bảo đảm an toàn để hội nhập quốc tế và mở cửa dịch vụ ngân hàng

Các quy định của Trung Quốc cho thấy cần thiết có một quy chế bảođảm an toàn để hội nhập quốc tế và mở cửa dịch vụ ngân hàng Các quy chếcần phù hợp các mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Trung Quốc thực hiện cải cách thận trọng, chắc chắn, từng bước, khônggây ra khủng hoảng Đây cũng là một trong những thành công của TrungQuốc trong quá trình cải cách.

Tôn trọng theo những quy luật mang tính phổ biến

Thí dụ điển hình ở đây là quy luật kinh tế thị trường mà những nguyêntắc của nó được đảm bảo.

- Nâng cao sức cạnh tranh của từng ngân hàng nói riêng và hệ thốngngân hàng nói chung để giành nhiều thuận lợi hơn trên thương trường

Trang 30

c) Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Đối với Việt Nam, yêu cầu hội nhập quốc tế và mở cửa cạnh tranh vềdịch vụ ngân hàng đã tới rất gần, do đó cần đẩy nhanh các cải cách ngân hànghơn nữa Thuận lợi của chúng ta là có thể tổng kết tiếp thu kinh nghiệm quýbáu của các nước đi trước để vận dụng, song khó khăn cũng rất lớn vì xuấtphát điểm của chúng ta quá thấp, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng hạnchế, nếu như không nói là yếu kém, sự chuẩn bị cơ sở vật chất, cơ sở pháp lýcủa cả ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước chưa thậttốt Tuy nhiên, chúng ta chấp nhận cạnh tranh, không đưa ra các rào cản bấthợp lý nhằm bảo hộ sự yếu kém của một vài ngân hàng, vì rằng động lực củahội nhập và cạnh tranh là nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

• Phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫntrong đó cơ chế chính sách nhất quán, công tác thanh tra giám sát an toàn, chế độ báocáo kiểm toán minh bạch, tạo sân chơi bình đẵng cho tất cả các ngân hàng.

• Phải nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng Do đó, sở hữu nhànước chi phối trong các ngân hàng cần được nắm giữ ở mức độ phù hợp sao cho khôngảnh hưởng tới mức độ canh tranh của hệ thống ngân hàng.

Trước những cơ hội và thách thức khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới,quá trình cải cách ngân hàng của Việt Nam cần tuân thủ theo các nguyên tắc:phát huy thế mạnh và khắc phục những nhược điểm để vừa hội nhập kinh tếquốc tế thành công, vừa góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiếnlược phát triển kinh tế xã hội; chấp nhận cạnh tranh và mở cửa; tôn trọng quy

Trang 31

luật thị trường để phát triển hoạt động ngân hàng theo nguyên tắc an toàn,hiệu quả, bình đẳng và cùng có lợi.

Kết luận chương 1

Qua phân tích chương này, cho thấy sự cần thiết phải hiểu rõ "ta yếu cáigì để khắc phục và biết người mạnh cái gì để ta có bước chuẩn bị", nhằm đónnhận cạnh tranh ở thế chủ động hơn Mặt khác, kinh doanh tiền tệ - ngân hànglà một loại hình KD được đánh giá là hấp dẫn và là một ngành nghề KD có ýnghĩa quan trọng trong việc ổn định và tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia, vìđây là lĩnh vực KD này rất nhạy cảm và chịu tác động bởi nhiều nhân tố (kinhtế, chính trị, xã hội, cả trong và ngoài nước) Trong điều kiện phải thực hiệnnhững cam kết theo lộ trình hội nhập, và trước những thử thách - cơ hội, màchúng ta không có nhiều lợi thế, các NHTM VN rất cần có những bước chuẩnbị (mặc dù đã muộn) những giải pháp nhằm "Nâng cao năng lực cạnh tranhtrong hoạt động của các ngân hàng trong điều kiện mới" là một vấn đề cấpthiết.

Trang 32

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNGPHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG

2.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông CửuLong chi nhánh Lâm Đồng

2.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông CửuLong chi nhánh Lâm Đồng

Chi nhánh ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh Lâm Đồng đi vào hoạtđộng từ cuối năm 2003 theo Quyết định số 56/2003/QĐ-NHN-HĐQT ngày23/07/2003 của ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL.

Qua gần 9 năm hoạt động là một chi nhánh ngân hàng trẻ, có nhiều cơhội và không ít thách thức Song bằng sự tự tin, tinh thần đoàn kết và quyếttâm của toàn thể CBCNV, trong khoảng thời gian hoạt động khá ngắn ngủi,Chi nhánh Lâm Đồng đã từng bước khẳng định vị thế và vai trò trong hoạtđộng Ngân hàng trên địa bàn, có những đóng góp trong sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

Chi nhánh đã đầu tư trên 320 tỷ đồng, trong đó trên 45% đầu tư vào lĩnhvực xây dựng, sửa chữa nhà ở, khách sạn theo quy hoạch chỉnh trang kiến trúccủa thành phố; cho vay mua nhà thuộc sở hữu nhà nước; cho vay mua nhàthuộc các dự án tái định cư.

Ngoài lĩnh vực đầu tư chính là nhà ở và xây dựng dân dụng, chi nhánhLâm Đồng đã mở rộng và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp kỹthuật cao như nhà kính trồng hoa cao cấp, hệ thống tưới phun tự động, nhà lạnhbảo quản nông sản, Tham gia đầu tư các hoạt động dịch vụ, thương mại, chếbiến và xuất khẩu nông sản của các hộ gia đình và doanh nghiệp, chuẩn bị chochương trình xây dựng nhà chung cư, chợ đầu mối, khu thương mại,

Trang 33

Bên cạnh hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, chi nhánh MHB Lâm Đồngvới tay nghề và kinh nghiệm sẵn có, còn duy trì các hoạt động kinh doanhvàng, bạc, dịch vụ cầm cố góp phần hỗ trợ và mở rộng thị phần hoạt độngngân hàng tại địa phương Với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, cóphong cách văn minh, lịch sự và trên hết là sự quan tâm và coi trọng lợi ích,hiệu quả SXKD của khách hàng, do đó đã tạo được những ấn tượng tốt vàniềm tin đối với nhiều khách hàng.

Hướng đến một mô hình ngân hàng hoạt động đa năng, từng bước nângcao chất lượng phục vụ khách hàng dựa trên định hướng MHB chuẩn bị chotiến trình cổ phần hóa, hiện đại hóa tòan hệ thống, ngân hàng Phát triển nhàĐBSCL tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo phươngchâm “AN TOÀN- HIỆU QUẢ- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”.

Chi nhánh ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh Lâm Đồng đã mởrộng mạng lưới họat động: thành lập PGD Đà Lạt (năm 2003); PGD ĐứcTrọng (năm 2004); PGD Bảo Lộc (năm 2008); PGD Phan Chu Trinh (năm2010).

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA MHB LÂM ĐỒNG

BAN GIÁM ĐỐCMHB LÂM ĐỒNG

- PHÒNG GIAO DỊCH ĐÀ LẠT

- PHÒNG GIAO DỊCH PHAN CHU TRINH

Trang 34

MHB Lâm Đồng - tên giao dịch quốc tế là MEKONG HOUSINGBANK LAM DONG BRANCH - là đơn vị kinh tế phụ thuộc, hạch toán kinhtế nội bộ và hoạt động theo điều lệ và tổ chức của MHB, hiện là một trongnhững ngân hàng được xếp DN nhà nước hạng đặc biệt và có mô hình tổ chức,mô hình này đã điều chỉnh theo mô hình quản lý tín dụng mới, khi mới thànhlập chỉ có 04 phòng nghiệp vụ (hành chánh nhân sự, kinh doanh, kế toán ngânquỹ và kiểm tra nội bộ), hiện nay đã có 06 phòng và 04 PGD.

Với chức năng và nhiệm vụ của từng phòng, sau gần 10 năm hoạt độngđã góp phần đưa MHB Lâm Đồng luôn phát triển đúng hướng Dưới sự quảnlý của HĐQT và điều hành của Tổng giám đốc, từ 01 chi nhánh ban đầu (với23 nhân sự, 04 phòng) đến nay mạng lưới đã được mở rộng thêm 03 PGD, lựclượng lao động hiện nay là 56 người, có tuổi đời bình quân còn khá trẻ (30tuổi), tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn (cử nhân) khá cao trên 75%/tổngsố lao động.

2.1.3 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông CửuLong chi nhánh Lâm Đồng trong 5 năm qua

- Huy động vốn: huy động vốn nhiều kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức trênphạm vi lãnh thổ VN và huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếungắn hạn và dài hạn bao gồm cà VNĐ và ngoại tệ; tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thácvà các nguồn vốn khác của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước

- Cho vay: cho vay trên tất cả các lĩnh vực SXKD mà nhà nước không cấmđối với mọi thành phần kinh tế; cho vay theo chỉ định của nhà nước, theo ủy thác củacác cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

- Góp vốn liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.

- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài hệ thống.

Trang 35

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển.

2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn

- Tổng nguồn vốn năm 2011 đạt 409.734 triệu Đồng, tăng 18.000 triệu Đồngso với năm 2010 Trong đó: nhận vốn điều hòa 64.750 triệu Đồng, chiếm tỷ trọng15,8% trên tổng nguồn vốn.

- Nguồn vốn huy động: 333.702 triệu Đồng, tăng 20.000 triệu Đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 81,4% trên tổng nguồn vốn Trong đó:

+ Tiền gửi không kỳ hạn là 43.200 triệu Đồng chiếm 13%/ tổng vốn huyđộng.

+ Tiền gửi có kỳ hạn là 249.733 triệu Đồng chiếm 74,83%/ tổng vốnhuy động (trong đó: tiền gởi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 14.516 triệu Đồng, chỉ chiếm4,3%/ tổng vốn huy động).

Trang 36

2008 là 65%, 2009 là 79% và 2010 đạt 86%, cho thấy tình hình huy động vốncủa MHB Lâm Đồng luôn được cải thiện qua từng năm.

Đánh giá tình huy động vốn: trong thời gian gần đây tình hình lãi suấtbiến động phức tạp, các NHTM không phản ánh thực tế lãi suất huy độngđược ấn định mà biến tướng qua các hình thức như: hợp đồng ủy thác tiền gửi,tặng thưởng, các chương trình khuyến mãi dự thưởng, MHB Lâm Đồng đãcó những biện pháp kịp thời triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tiền gửinhằm thu hut khách hang, giao chi tiêu đến từng CBNV, phối kết hợp với cácphòng để mang lại hiệu quả trong công tác huy động vốn, tạo niềm tin vớikhách hàng, đảm bảo giữ vững và phát triển nguồn vốn Song kết quả đạt đượcrất thấp.

Trang 37

- Dư nợ cam kết ngoại bảng 463 triệu Đồng, giảm 1.007 triệu Đồng so với đầu năm.

- Về lãi suất cho vay: trong năm 2011 thực hiện nhiều lần điều chỉnh lãi suấtcho vay để phù hợp với thực tế Lãi suất bình quân thấp nhất là 16.8%/năm, cao nhất là21%/năm.

Chất lượng tín dụng của MHB Lâm Đồng luôn ở mức tốt tỷ lệ nợ xấuluôn quanh mức 1% nhưng về quy mô thì tăng trưởng chậm, dư nợ năm 2007là 251 tỷ , năm 2008 là 268 tỷ, năm 2009 là 291 tỷ, 2010 là 310 tỷ, đến năm2011 đạt 352 tỷ Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8.6% phản ánh đúng thựctrạng này.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động

Tổng thu nhập đến 31/12/2011 là 77.780 triệu Đồng, tăng so với cùng kỳnăm trước là 29.092 triệu Đồng, đạt 102% so với kế hoạch được giao Thunhập từ hoạt động tín dụng chiếm 98% trong tổng thu nhập Thu nhập từ hoạtđộng dịch vụ còn rất thấp chỉ chiếm 0,7% trong tổng thu nhập.

Tổng chi phí đến 31/12/2011 là 66.872 triệu Đồng, tăng so với cùng kỳnăm trước 25.572 triệu Đồng, đạt 102% so với kế hoạch được giao Trong

Trang 38

đĩ: chi cho hoạt động nguồn vốn chiếm gần 85%, chi cho CBNV chiếm trên7%.

Chêch lệch thu nhập trừ chi phí: 10.908 triệu Đồng/10.950 triệu Đồng,tăng 3.520 triệu Đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt 99,6% so với kế hoạchđược giao.

Với quy mơ của MHB Lâm Đồng mặc dù dư nợ và vốn huy động tăngtrưởng khơng cao nhưng lợi nhuận qua hằng năm vẫn đạt được chỉ tiêu đề ra,tỷ lê lợi nhuận của năm sau đều tăng trên 15% so với năm trước Nếu nhìn vàocon số tăng trưởng lợi nhuận thì cĩ thể thấy MHB Lâm Đồng cĩ tốc độ pháttriển tốt tuy nhiên đi sâu vào phân tích các nhân tố khác thì MHB Lâm Đồngchưa thực sự phát triển bền vững.

2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng Phát triển nhà đồngbằng sơng Cửu Long chi nhánh Lâm Đồng

2.2.1 Các chỉ tiêu

2.2.1.1 Về quy mơ của ngân hàng

Tại MHB Lâm Đồng tổng tài sản cĩ tăng qua các năm Chất lượng tàisản cĩ hiện nay đang thay đổi theo chiều hướng tốt, tỷ lệ nợ xấu (nợ thuộcnhĩm 3,4,5) cĩ khuynh hướng giảm đi và luơn ở mức rất thấp, chiếm dưới 1%trên tổng dư nợ.

Bảng 2.1: TÀI SẢN CĨ CỦA MHB LÂM ĐỒNG TỪ 2009 – 2011

Đơn vị: tỷ Đồng

(Nguồn : Bảng cân đối kế tốn MHB Lâm Đồng – 2009 - 2011)

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của MHB Lâm Đồng chưa cao và cịn rất thấp nếu so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Trang 39

Về hệ thống mạng lưới, tiếp tục thực hiện đề án phát triển mạng lưới,đến cuối năm 2009, tổng số phòng giao dịch của MHB Lâm Đồng là 04 phònggiao dịch Điểm nổi bật trong công tác phát triển mạng lưới đó là MHB LâmĐồng đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm chủ yếu tập trung tại những nợicó thuận lợi về giao thông, kinh tế thương mại, dân cư đông đúc Đối vớimạng lưới kênh phân phối hiện đại, số lượng ATM là 03 máy và 05 điểmPOS, quy mô này là khá ít so với các NHTM khác trên địa bàn, đã kết nốithanh toán với hệ thống Banknet và Smartlink, không ngừng phát triển các sảnphẩm mới ứng dụng trên ATM như: thanh toán tiền hoá đơn điện thoại, hoáđơn điện, hoá đơn nước, năm 2010 đánh dấu thời điểm quan trọng khi MHBtriển khai dịch vụ SMS Banking rộng khắp.

Tuy nhiên, trên đại bàn Tỉnh Lâm Đồng vẫn còn một số cụm kinh tế,dân cư mà MHB Lâm Đồng chưa có đủ điều kiện để mở rộng mạng lưới, đâylà vấn đề mà MHB Lâm Đồng cần chú trọng để phát triển thêm Tại các đểmgiao dịch tuy nằm ngay trung tâm khu vực đông dân cư nhưng mặt bằng cònnhỏ bé và chật chội, gây bất tiện cho khách hàng khi đến giao dịch (không cóchỗ để xe, không bố trí được máy ATM, ) Hình thức bên ngoài của địa điểmgiao dịch ATM còn thiếu hấp dẫn.

2.2.1.2 Năng lực quản lý và điều hành

a) Về cơ cấu tổ chức, xây dựng các chiến lược, chính sách

Trong những năm qua MHB Lâm Đồng đã thực hiện đổi mới, cơ cấulại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng Tổ chứctriển khai mô hình hoạt động tín dụng theo mô hình hiện đại hoá cho phépphân định rõ chức năng giữa các bộ phận: bộ phận kinh doanh; bộ phận quảnlý rủi ro và bộ phận hỗ trợ kinh doanh đã phát huy tác dụng hạn chế rủi ro tíndụng.

Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch phát triển thể chế, ban hành cơ bản đầy đủ hệ thống văn bản nghiệp vụ, tạo dựng khung pháp lý đồng bộ cho

Trang 40

hoạt động ngân hàng theo luật pháp, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

b) Về hiệu quả kinh doanh

* Khả năng sinh lời: chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro của MHB LâmĐồng năm 2011 là 11,7 tỷ, cao hơn 2010 là 3,2 tỷ,và dự phòng rủi ro (DPRR) thấp hơn 2010do tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp (dưới 1,0%) nên lợi nhuận trước thuế tiếptục xu hướng tăng hơn 2010 và đạt 10,9 tỷ (cao hơn 2010 3,5 tỷ).

Bảng 2.2: HIỆU QUẢ KINH DOANH MHB LÂM ĐỒNG TỪ 2009 ĐẾN 2011

QLKD và DPRR 11.700 8.513 7.645 3.187 372 Chênh lệch thu chi trước

DPRR 792 1.124 936 - 332 - 233 Lợi nhuận trước thuế 10.908 7.389 6.709 3.519 48

(Nguồn: Báo cáo thường niên MHB Lâm Đồng – 2009 – 2011)

Tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 11,7 tỷ tăng 3,2 tỷ ~ 37%, trongđó thu lãi ròng đạt 19,3 tỷ, thu phi lãi là 1,3 tỷ Chi phi hoạt động và quản lýkinh doanh là 8,9 tỷ.

Lợi nhuận trước thuế đạt 10,9 tỷ, tăng 3,5 tỷ Theo đó các chỉ số khảnăng sinh lời và cơ cấu thu nhập của MHB Lâm Đồng như sau:

* Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: chỉ số ROA năm 2010 là 2,67%, cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với năm 2009.

Bảng 2.3: HỆ SỐ ROA CỦA MHB LÂM ĐỒNG 2009 - 2011

`(Nguồn : Báo cáo tài chính MHB Lâm Đồng – 2009 - 2011)

Ngày đăng: 28/11/2022, 15:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hướng đến một mơ hình ngân hàng hoạt động đa năng, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng dựa trên định hướng MHB chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hĩa, hiện đại hĩa tịan hệ thống, ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện tố - Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ng đến một mơ hình ngân hàng hoạt động đa năng, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng dựa trên định hướng MHB chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hĩa, hiện đại hĩa tịan hệ thống, ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL tỉnh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện tố (Trang 33)
Bảng 2.6: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB LÂM ĐỒNG 2009-2011 - Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.6 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG MHB LÂM ĐỒNG 2009-2011 (Trang 50)
Bảng 2.7: VỐN HUY ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG - Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.7 VỐN HUY ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG (Trang 54)
Bảng 2.8: DƯ NỢ CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG - Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Bảng 2.8 DƯ NỢ CỦA MỘT SỐ NHTM TRÊN ĐỊA BÀN LÂM ĐỒNG (Trang 55)
Hình ảnh thương hiệu hoặc nhờ vào quảng cáo tiếp thị Thuận tiện điểm giao dịch - Luận văn thạc sĩ UEB năng lực cạnh tranh của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh lâm đồng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
nh ảnh thương hiệu hoặc nhờ vào quảng cáo tiếp thị Thuận tiện điểm giao dịch (Trang 95)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w