Kỹ thuật nuôi yến thành công doc

23 552 7
Kỹ thuật nuôi yến thành công doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN BA THU HÚT VÀ TĂNG ĐÀN CHIM YẾN VỀ Ở VÀ LÀM TỔ Thu hút, dẫn dụ, di đàn…lấy chim từ trên biển trời mênh mông, từ các nơi xa xăm về ở và làm tổ trong nhà các nhà yến mới xây, thật ra là ở hai đặc điếm sinh thái rất bình thường của chim yến là “ trên đường về sau khi kiếm mồi ăn, nghe tiếng đồng loại, chim hay ngộ nhận là nơi ở của mình nên tìm đến” và “các chim non trẻ khi kết đôi không quay lại nơi sinh ra mà tìm đến nơi ở mới”. Từ tình cờ phát hiện chim yến về ở làm trong tổ trong các căn nhà bỏ hoang phế, con người tìm ra được đặc điểm này và tổ chức thu lại tiếng chim và phát ra để gọi mời chim yến về. Để chim yến ở lại lâu dài, làm tổ thì phải tạo ra môi trường phù hợp với đặc tính sinh lý của chim, nhiều người gọi đây là kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn đưa chim yến về. Các nhà nghiên cứu chim yến ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều khẳng định “Chim yến vào nơi ở mới là đặc tính sinh học bình thường của các con chim non trẻ, nhận biết có nơi ở mới là đặc tính sinh học binh thường của các con chim non trẻ nhận biết có nơi ở mới là do tiếng kêu của đồng loại. Số lượng chim về sẽ tăng theo thời gian, không có kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn mà chỉ có kỹ thuật tạo môi trường phù hợp để giữ chim ở lâu dài và làm tổ”. Tất cả chim yến đều có nơi trú ở, chỉ có chim yến non trẻ khi trưởng thành kết đôi là thay đổi địa chỉ do môi trường đang sống bị biến đổi bất lợi, phải bỏ nơi ở cũ tìm đến nơi có điều kiện môi trường phù hợp. Từ năm 1970 đến nay, các yếu tố gây bất lợi môi trường xảy ra nhiều lần ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã đưa nhiều đợt chim yến đảo vào đất liền trú ở. Gần đây nhất là các trận động đất, sóng thần và cháy rừng đã đẩy hàng vạn chim yến vào miền Nam Thái Lan, Campuchia, Việt Nam trú ở. 1.NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CHIM YẾN ĐẢO VÀO ĐẤT LIỀN Chim yến sống hoang dã trong các hang động tự nhiên ở biển đảo. Vào trước các năm 1970, tại các tỉnh Khanh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Sài Gòn đã phát hiện có nhiều căn nhà, rạp hát, nhà kho bỏ hoang chim yến về làm tổ. Ở Indonesia và Malaysia cũng vậy. Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến các nhóm chim yến rời khỏi hang đảo vào nhà do con người xây để ở và làm tổ là nguyên nhân gay bất lợi cho môi trường sinh sống của chim trong hoang dã. - Các thảm họa môi trường tự nhiên là bão, lũ lụt, sóng thần, động đất và lở đất - Cây hoang dại mọc che lối vào hang gây bất lợi cho chim trú ở. - Hạn hán, lụt lội làm môi trường, nguồn côn trùng mồi ăn của chim yến giảm bớt hoặc không còn, chim phải đi xa hơn mới tìm được thức ăn. Vùng tìm kiếm thức ăn thường nằm trong bán kính 25 km, nếu xa hơn chim sẽ tìm nơi ở mới để tìm kiếm thức ăn dễ dàng. - Các trận cháy rừng lớn khói bụi làm ô nhiễm và hủy diệt vùng sinh sống và vùng cung cấp mồi ăn cho chim yến. - Các khu đô thị, khu nghỉ mát, khu công nghiệp, điện năng, hóa dầu xây dựng mới phá hủy môi trường sống đã đẩy các vùng thức ăn côn trùng của chim là đồng lúa, đồng cỏ, bụi cây ven song ven biển, rừng, bụi rậm và đầm lầy ra xa hơn. - Chim tăng đàn từ nhiều nơi đến sống làm nơi ở trở nên đông đúc nhiều chim, số chim nhỏ tìm chỗ ở khó khăn nên đi tìm nơi khác. - Các con chim trẻ không tìm được chỗ làm tổ vì có các con chim ở trước chiếm nên phải tìm đến nơi khác. - Xuất hiện nhiều địch hại chuột, rắn, đại bàng, cú, cáo và con người vào lấy tổ làm đời sống chim bị xáo trộn hoặc có nguy cơ bị sát hại nên chim buộc phải rời bỏ. - Gặp các yếu tố bất lợi, chim yến phải tìm đến các vùng sống mới, trong khi đi bị gió lớn đẩy vào đất liền gặp các ngôi nhà hoang phế yên tĩnh có điều kiện thích họp là chim vào tú ở. Các con chim trẻ đi nhiều hơn. - Lớp chim đảo này vào, các năm sau gặp các trận bão mới hay môi trường bị biến đổi tiếp tục đẩy lớp chim đảo mới vào đất liền trú ở và tăng đàn phát triển. Nhiều năm thành các quần thể lớn sinh sống ở nhiều vùng vên biển, ven sông, ven đầm lầy ao hồ lớn và các vùng có nguồn thức ăn dồi dào. 2.CÁC TRƯỜNG HỢP CHIM VÀO NƠI Ở MỚI Khởi đầu ở Indonesia, khi nắm được đặc điểm của chim yến “sau khi kiếm ăn, trên đường về nghe tiếng đồng loại là chim ngộ nhận bay tìm đến” nên đã thu tiếng chim yến kêu. Vào buổi chiều, họ phát tiếng chim yến kêu, một số chim non trẻ nghe tiếng kêu lầm tưởng bay vào. Các điều kiện nên trong nhà yến phù hợp nên ở luôn, có nhiều nhà chim yến vào nhưng thấy không phù hợp nên bỏ đi. Ngoài số chim non trẻ, còn có các chim yến khác tìm đến các nơi ở mới. - Các con chim bị biến động sinh lý không làm tổ vào mùa sinh sản chung mà sinh sản rải rác trong năm. Số chim này có thể tìm đến nơi ở mới vào bất kỳ thời gian nào. - Trong nhà yến quá đông đúc không còn chỗ nên cả chim trẻ và chim lớn phải ra đi vì chỗ làm tổ cũ bị chiếm. - Thời tiết xấu bão lụt, mưa to, gió lớn làm các con chim trẻ và chim lớn không thể tìm về nơi ở cũ phải đi nơi khác. - Môi trường sống bị phá vỡ do không khí ô nhiễm, mạt gỗ xâm hại, nấm mốc phát sinh, nhà yến phải sữa chữa hay bị phá bỏ, chim phải đi tìm nơi ở mới. - Trong mùa sinh sản, chim mới làm tổ nhưng chưa đẻ mà tổ bị lấy nên phải tìm nơi khác. - Như vậy để có chim yến về nơi ở mới thì sẽ có một số chim ở nhà yến khác bị mất đi hoặc từ các hang động ở biển khơi bị gió đẩy bay trôi dạt vào. 3. YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHIM YẾN Yếu cầu được sống của chim yến rất đơn giản là nơi trú ở hơi tối có không khí mát và trong lành, gần vùng có nước để chơi đùa, gần vùng có côn trùng để kiếm ăn. Muốn hưởng lợi từ chim yến là phải tạo ra nơi có môi trường sống phù hợp và ổn định để chim yến ở lâu dài. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và xác định môi trường phù hợp cho chim yến sống lâu dài là nơi tối lờ mờ có độ sáng ít nhất là 0,02 lux độ ẩm 65-80%, nhiệt độ 27-29%C, hàm lượng oxy 19-20%, không khí trong lành không bị nhiễm khí độc, không bị nấm mốc và mối mọt côn trùng địch hại xâm phạm. Tốt nhất là vùng cách xa bờ biển trên 5-10 km. 4. VẬT LIỆU ĐỂ CHIM YẾN GẮN TỔ Tổ chim yến làm từ nước bọt rất dính, nên gắn được trên tường, bê tông, đá, gỗ. Các nhà khoa học đã kết luận chim yến thích gắn tổ trên các tấm ván vì bám vào gỗ dễ hơn là bám tường đá. Nhà yến nào có nhiều tấm ván thì chim gắn nhiều tổ và ngược lại chỉ có vài tấm ván thì tổ ít. Ván là gỗ tạp rẻ tiền có xớ mềm, nhám được xử lý theo công nghệ ngâm rửa, tẩm và sấy khô, đạt chất lượng không mùi, khó hư mực, khó bị côn trùng phá hủy, giữ ẩm tốt, nhẹ để dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vững chắc, chim thấy an toàn để xây tổ. Ván ngăn được ánh nắng mặt trời, tạo bóng tối lờ mờ phù hợp với đặc tính của chim sống trong hang động khi sinh sản. Chim làm tổ dễ dàng, không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều khi chim treo mình làm tổ. Nước bọt được hấp thu khô nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày cứng sẽ giữ tổ,trứng và chim non được chắc chắn. 5. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐỂ CHIM YẾN VỀ Ở VÀ LÀM TỔ Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới, các vùng ven biển của Việt Nam có rừng ngập mặn, vào trong đất liền có nhiều mặt nước sông hồ đầm lầy lớn, đồng lúa, vườn cây ăn trái và rừng cây bụi thấp thuận lợi cho nhiều loài côn trùng sinh sôi phát triển làm nguồn mồi ăn cho chim yến nên từ Đà Nẵng đến Hà Tiên Rạch Giá, Cà Mau và các hải đảo có chim yến sinh sống. Vào cuối năm 2011, ở Việt Nam đã có hơn 3.000 nhà yến. Ở TP. Hồ Chí Minh, vùng Cần Giờ rừng sinh quyển ngâp mặn và các vùng ở các quận 2, 7, 8, 9, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Thạnh có hơn 500 nhà yến, trở thành trung tâm nuôi yến lớn nhất nước ước phỏng với hơn 280.000m 2 sàn nuôi. Chung quanh các hồ Dầu tiếng, hồ Phước Hòa, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Xuyên Mộc của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đòng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu, ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,Rạch Giá có hơn 950 nhà yến, diện tích sản nuôi ước phỏng trên 350.000m 2 . Dọc theo the oven biển từ các tỉnh Quảng Nam, Đà nẵng, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, và Bình Thuận có gần 900 nhà yến, diện tích sản nuôi khoảng 190.000m 2 . Qui mô các nhà yến ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lớn diện tích trần nuôi rộng 250-600m 2 , đặc biệt có nhiều nhà qui mô rất lớn 800-1.000m 2 . Qui mô các nhà yến ở Miền Trung nhỏ dưới 250 m 2 và có hơn 50% nhà yến diện tích nhỏ từ 50-100m 2 . 5.1. ĐỊA ĐIỂM Trong thực tế có nhiều vùng không có hoặc có rất ít chim yến hoạt động. Ở TP. Hồ Chí Minh có vùng Lê Minh Xuân, An Hạ, Nhị Xuân, ở Đồng Nai có vùng Nam Cát Tiên mặc dù các vùng này nằm gần vùng có chim lưu trú với số lượng lớn như ở Cần Giờ, ở Long Khánh. Vùng Quới Thạnh, Phước An của Nhơn Trạch cách vùng An Hòa, Tam Thôn Hiệp Cần Giờ TP. Hồ Chí Minh con sông Lòng Tàu và Đồng Tranh là vùng có nhiều chim yến trên đường đi kiếm ăn bay ngang nhưng ở các vùng khác của Nhơn Trạch và Long Thành thì có rất ít. Việc chọn địa điểm xây nhà yến phải được khảo sát cẩn thận. Địa điểm xây nhà yến chọn tốt nhất là trong khu vực đang có nhiều nhà nuôi chim yến vì là vùng chim yến đang hoạt động, hội đủ các yếu tố là gần nhiều vùng rừng cây bụi thấp, đồng lúa, mặt nước sông rạch lớn và không xa quá 20 km vùng chim kiếm mồi. Ở các vùng mới chưa có nhà nuôi chim yến, chọn địa điểm phải xác định là vùng đang có chim hoạt động, các nhà kỹ thuật thường xác định các yếu tố là có gần vùng rừng cây bụi thấp, đồng lúa, mặt nước sông rạch lớn và không xa quá 20-25 km vùng chim kiếm mồi trước rồi mới xác định vùng có chim hoạt động. Để xác định có chim yến, nên từ 9,30-10,30 h sáng và 4-6 h chiều dùng máy phát tiếng chim yến kêu, sau 20-30 phút chim nghe tiếng đồng loại sẽ bay về lượn chung quanh trên loa phát. Chim yến bay đến và bay đi luôn là ở đây không phải vùng sống hoạt động của chim yến hay là chim yến đảo đang bay tìm mồi ăn ở trong đất liền trên đường bay về hang. 5.2. CÁC NGUYÊN TẮC XỬ LÝ ĐỂ MÔI TRƯỜNG NHÀ YẾN PHÙ HỢP 5.2.1. Thiết Kế Nhà Yến Thu thập các dữ liệu gồm: Xác định số lượng chim có trong vùng, xác định hướng bay và đường chim bay dạo, các chi tiêu môi trường và khí hậu địa phương (nhiệt độ, lượng mưa, hướng và tốc độ gió), căn cứ các dữ liệu này để thiết kế các chi tiết của nhà yến: cao hay thấp bao nhiêu tầng, vị trí và kích thước lỗ ra-vào, lỗ thông tầng, lỗ thông phòng, ngăn phòng…để tạo môi trường nhà yến phù hợp cho chim yến sống trong điều kiện môi tường tại chỗ. 5.2.2.NHIỆT ĐỘ NHÀ NUÔI CHIM YẾN Chim yến sống trong môi trường có nhiệt độ 27-29 0 C, nếu nhiệt độ trên 32 0 C hay dưới 24 0 C chim yến sẽ bỏ đi. Phần lớn các vùng có chim yến hoạt động thường có số giờ trong năm chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao trên 37 0 C cần được can thiệp xử lý. Dẫn giải Số giờ trong năm (nhiệt độ trên 37 0 C) TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai 360-380 Tây Ninh, Bình Phước 420-460 Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá 320-360 Bà Rịa – Vũng tàu 290-320 Quảng Nam, Đà nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên 560-600 Khánh Hòa 450-500 Ninh Thuận 650-700 Bình Thuận 380-420 Đảo Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu 240-260 Để giải quyết nhiệt độ được ổn định và duy trì ở 27-29 0 C, trong nhà yến phải có hệ thống thông gió và hồ nước. Hệ thống này tự vận hành luôn duy trì nhiệt độ trong nhà yến thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 3-7 0 C. Khi nhiệt độ trên 37 0 C không thể tự vận hành nhiệt độ về ở mức chuẩn được thì phải dung đến hệ thống phun nước hơi sương can thiệp để đưa nhiệt độ xuống. Một số ít vùng có khí hậu mát dưới 26 0 C để nâng nhiệt độ lên 27-29 0 C thì ó thể dung máy sưởi nước nóng hoặc hơi nóng dẫn đi trong ống thép bố trí đi trong nhà yến để nâng nhiệt độ lên. Khu Du Lịch Sinh Thái Du Sơn, Long Sơn, Vũng Tàu ở nhiệt độ cao 30-50m, trong năm có hơn 5.800-6.200 giờ có nhiệt độ bình quân thấp dưới 26 0 C và 1.800-2.100 giờ nhiệt độ ở 27- 36 0 C và 240-260 giờ nhiệt độ trên 37 0 C nên vẫn phải có hệ thống thông gió và hồ nước. 5.2.3. Độ Ẩm Nhà nuôi chim yến Độ ẩm thích hợp cho nhu cầu sinh lý của chim yến là 65-70% vào mùa sinh sản, độ ẩm phải tăng lên trên 70% để vật liệu mà chim yến gắn tổ lên nhờ hơi nước giữ được nền tổ không bị rộp chân. Trong thiên nhiên hoang dã chim yến làm tổ trên vách đá để nền tổ không bị rộp rớt tổ cầ độ ẩm 85-90%, tron nhà yến ở Indobesia sử dụng gỗ giá tị làm tấm ván đóng trần vì gỗ có thớ gỗ săn chắc khó thấm nước nên cần độ ẩm cao 85-90% để tổ yến gắn được không bị rộp chân. Gỗ giá trị rất khan hiếm nên các nhà nuôi chim yến không sử dụng mà sử dụng ván gỗ tạp rẻ tiền, ở độ ẩm 75-80%, các tấm ván này vì không được xử lý ngâm tẩm nên dễ bị mọt gỗ và nấm mốc phá hoại. Độ ẩm và nhiệt độ có môi trường tương quan tăng giảm nghịch chiều. Trong vùng nhiệt độ thấp dưới 26 0 C, khi nâng nhiệt độ trong nhà yến đạt chuẩn 28 0 C thì nên chấp nhận độ ẩm thực tế đang có dù độ ẩm chỉ là 60%, nếu đưa độ ẩm lên 70% thì nhiệt độ sẽ hạ xuống dưới 28 0 C. Trong vùng nhiệt độ cao trên 27 0 C, khi kéo nhiệt độ xuống chuẩn 28 0 C nếu cần nâng độ ẩm lên trên 85-90% thì cứ nâng nhưng lưu ý là không được làm không khí ẩm thấp nấm mốc phát triển chim bỏ đi. Nên vận hành môi trường nhà yến theo chỉ tiêu nhiệt độ và luôn giữ ẩm độ ở 65-70% là phù hợp. Trong mùa chim sinh sản thì nâng lên 70-80% tốt nhất. Không cần thiết phải đưa đô ẩm lên tới 80-95%. Các chủ nhà yến ở Thái Lan và Indonesia cho rằng không cần thiết phải đưa độ ẩm lên 80-95% vì tấm ván trần sử dụng là gỗ SWO-2 hay gỗ tạp có tính hút ẩm và giữ ẩm tốt, độ ẩm 70-75% là giúp giữ tổ yến gắn được vào tấm ván không bị rộp chân. Độ ẩm này tốt cho chim yến trong mùa sinh sản vì trùng vào mùa mưa là mùa độ ẩm trong không khí cao nhưng rất dễ bi nấm mốc xâm nhập. Ở Việt Nam, chim yến làm tổ trong mùa mưa, các nhà yến không dùng gỗ giá trị mà dùng ván tạp chỉ sấy (không ngâm tẩm trừ mối mọt nên rất dễ bị nấm mốc). Trong năm 2010, ở Bạc Liêu, mưa nhiều độ ẩm cao. Nhà yến vận hành với độ ẩm 85-95% nhiều tấm ván trần bị nấm mốc phá hoại, ở Đồng Xoài thì mạt gỗ sinh sôi tràn lan cắn phá chim làm tổ, kết quả chim bỏ đi. 5.2.4. KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH Phân chim có màu nâu đen, khi mới thải ra có màu nâu đen có pha vài vệt trắng, Do còn cánh, vỏ và thân côn trùng chưa tiêu hóa hết nên chứa nhiều protein, các khoáng dưỡng chất, Ca/P và chitin, nên có mùi đặc biệt. Phân chim tiếp tục phân hủy nên phát sinh nhiều khí thải độc CO 2 , NO 2 , NO 3 , CH 4 , H 2 S và NH 3 bay quanh quẩn trong nhà yến. Hàm lượng các khí thải độc này cao sẽ gây nguy cơ ngạt thở và tê liệt thần kinh nếu hít phải. Chim yến rất mẫn cảm với các loại khí thải độc, chỉ hàm lượng thấp cũng bị sốc và chết nên bỏ đi ngay nếu hàm lượng vượt quá 0,01%. Chim yến ở lâu dài khi không khí trong nhà yến được trong lành. Các chủ nhà yến có xu hướng để phân chim trong một thời gian khá dài 12-16 tháng để tạo thêm mùi tự nhiên thu hút chim nhưng làm các khí độc tích tụ nhiều. 5.2.5.ÁNH SÁNG Đặc điểm của các loài chim sống trong hang động là cần chỗ tối để giấu tổ, bảo vệ bản thân và các chim non khỏi kẻ thù. Nhờ đặc điểm nhà yến tối lờ mờ hạn chế được các loài chim khác như én nhạn, yến cỏ, se sẻ, bồ câu và nhiều loài chim dữ như chim cú, cắt, đại bang, két…không dám ào nơi trú ở của chim yến, tối thăm thẳm. Nguồn ánh sáng chiếu vào nhà yến chỉ có ở hai nơi lỗ ra-vào và lỗ thông gió, phải hạn chế nguồn ánh sáng chiếu và phản chiếu vào. PHẦN BỐN THỰC HIỆN CÁC HỖ TRỢ KỸ THUẬT ĐỂ “MỜI GỌI” CHIM YẾN VỀ Ở LÂU DÀI Khảo sát nhiều nhà yến, mặc dù dựa trên các nguyên lý cơ bản nhưng phần lớn việc thi công kỹ thuật nhà yến được thực hiện theo tính toán của cơ sở dịch vụ kỹ thuật hay chủ nhà yến. Dư hay thiếu, chưa có các nghiên cứu xác định cụ thể nưng khi nhà yến hoạt động có một số bất cập xảy ra. Để một nhà yến mới có môi trường phù hợp choc him yến chấp nhận ở lâu dài là tập hợp của nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng với nhau tạo nên. 1. XÂY DỰNG CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐỂ NHÀ YẾN CÓ MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP Kích thước và chiều cao các tầng trong nhà yến Nhà yến rộng sẽ giúp không khí được luân chuyển tốt, nhiệt độ ẩm và ẩm độ được điều hòa và ổn định theo vận hành tự nhiên. Các kích thước của nhà yến thông thường là 5x16, 5x20 m, 8x16 m, 8x20 m và 12x25 m. Nhiều nhà yến kích thước nhỏ 5x10 hay 4x12 m vẫn hoạt động tốt. Ở TP. Hồ Chí Minh, Nhơn Trạch, Bạc Liêu có nhiều căn nhà yến rộng 12x20 m, 12x25 m và 20x40 m. Tùy theo khu vực, nếu nơi thoáng đãng sân chim bay dạo rộng rãi không bị ảnh hưởng của rừng cây cao hay nhà cao tầng thì có thể làm nhà yến trệt và rộng ( nhà yến cấp 4). Nhà yến xây nhiều tầng thì tầng trệt và tầng một chỉ nên cao 3 m, các tầng hai tầng ba nên cao 3,5-3,7 m Thời gian ánh nắng mặt trời chiếu vào các tầng ở trên cao sẽ dài hơn nên nhiệt độ ở các phòng trong tầng này nóng hơn. Xây cao để thông thoáng không khí luân chuyển nhanh giúp giảm thiểu tác động của ánh nắng chiếu vào làm ảnh hưởng đến nhiệt độ trong phòng. ( MÔ HÌNH NHÀ NUÔI YẾN ) Tường và lỗ thông gió Tường nhà yến có thể làm bằng gõ, các tấm cách nhiệt, tấm 3D hay gạch. Tường gạch được áp dụng nhiều , xây bằng gạch 4 lỗ rộng, xây 2 lớp tường cách nhau 7-10 cm tạo thành một khoảng trống không khí cách nhiệt và giúp không khí luân chuyển. Mặt tường bên ngoài và mặt bên trong nhà yến tô hồ xi măng. Lỗ thông gió đặt ở tường ngoài cách nhau 80 cm, nằm cách trần nhà ở phía trên và ở phía dưới là 40 cm. Lỗ đặt ở tường trong có cùng khoảng cách với các lỗ tường ngoài và nằm dưới lỗ tường ngoài là 20-30cm, nằm ở giữa của 2 lỗ tường ngoài và cùng có khoảng cách là 80 cm. Lỗ thông gió có tác dụng tốt là khi để tay vào ở tường trong sẽ thấy có lự hút kéo không khí trong nhà ra ngoài. Bố trí vụ trí lỗ thông gió ở tường ngoài và tường trong ở vị trí lệch nhau sẽ ngăn được ánh sáng chiếu vào nhà yến từ lỗ thông gió. Lỗ thông gió nhà nuôi chim yến có thể làm hình vuông, hình chữ nhật hay hình tròn. Lỗ hình chữ nhật, ở tường ngoài là lỗ 10x20 cm và làm các tấm lam che mưa tạt vào, lỗ ở tường trong là 10x10 cm. Lỗ hình tròn nên dung co nhựa PVC hình chữ V 90-110 mm làm lỗ. Dùng lưới Inox 5-6 mm bịt miệng lỗ ngăn không cho côn trùng địch hại xâm nhập, bịt cả lỗ trong và ngoài. Không nên dùng lưới có lỗ nhở hơn vì dễ bị màng nhện, bụi bám bịt lỗ, không khí không luân chuyển được. Lưới Inox cắt rộng hơn kích thước lỗ 2 cm, úp vào sát mặt ống nhựa hay gạch để nhờ hồ tô giữ lại. Không làm gờ chung quanh lỗ vì làm giảm không khí trong nhà yến luân chuyển ra ngoài. Một số nhà yến dùng ống nhựa 90-110 mm dài 20-30 cm gắn vào miệng co để hút không khí ra ngoài. Các nhà yến tận dụng từ nhà người ở, dùng sân thượng làm nhà yến, không thể xây tường 2 lớp, có thể làm tường bằng các vật liệu cách nhiệt. Bên ngoài là tôn thiếc, lớp giấy nhôm các nhiệt ở giữa và lớp prima trong cùng. Lớp prima là hỗn hợp xi măng với sợi cách nhiệt dày 6-12 mm kích thước 1,22x2,44 m, có thể tô thêm hồ xi măng trên tấm prima. Các lớp cách nhiệt này giúp nhiệt độ trong nhà yến thấp hơn nhiệt độ bên ngoài 3-7 0 C Hình trang(34) . Tạo độ ẩm thì sử dụng bồn chứa nước và máy phun nước hơi sương. Trường hợp này nên dùng quạt hút không khí ẩm thấp trong nhà yến ra. Không khí trước khi vào nhà yến có thể được cho đi qua các ống thép hay nhựa nằm trong bề chứa nước. Trần nhà yến có thể dùng khung sắt hay khung ván đóng các tấm prima và gắn các tấm ván. Mái nhà và hồ chứa nước Mái nhà có thể làm bằng tôn, ngói hay đổ bê tông mái bằng. Mái bằng tôn friprocement hay tôn tráng kẽm thích hợp cho nhà yến ở vùng khí hậu mát. Độ nghiêng của mái nhà giúp hấp thụ nhiệt mặt trời để nâng nhiệt độ bên trong của nhà yến. Ở vùng khí hậu nóng phần lớn là làm mái bằng bê tông và xây hồ nước trên mái này. Trên các sàn tầng nhà xây hồ nước để giảm nóng. Hồ có thể xây chung quanh hay xây ở giữa mái nhà và sàn nhà yến. Hồ nước chung quanh nhà là xây từ tường ra 40-50 cm và cao 15-20 cm, cách này là ngăn chặn và giảm nhiệt ngay khi ánh nắng chiếu vào tường nhà. Các hồ nước nên có van xả tháo nước và van cấp nước tự động. Trên mái bằng bê tông có lợp ngói thì phần thấp của mái ngói phải cao hơn nhiều cao hồ nước 25-30 cm để tạo khoảng hở cho không khí trên phần mái được lưu thông tốt. Sau khi kiểm tra chống thấm tốt thì cho nước vào các hồ và giữ mức nước là 6-10 cm. Hồ nước và lỗ thông gió sẽ vận hành tự nhiên điều hòa nhiệt độ và ẩm độ, vào ban ngày nhiệt độ trong nhà luôn thấp hơn nhiệt độ bên ngoài là 7-8 0 C và ban đêm thấp hơn 3-4 0 C. Hơn 70-80% số giờ trong năm, môi trường trong nhà yến được vận hành tự nhiên có thể điều hòa duy trì ở nhiệt độ 27-29 0 C và độ ẩm 65-70% thích hợp cho đời sống sinh lý của chim yến mà không cần sử dụng máy phun nước hơi sương. Khi nhà yến hoạt động, nên kiểm tra có thể mở thêm hay bịt bớt các lỗ thông gió. Hệ thống phun nước hơi sương giảm nhiệt độ Hệ thống phun nước hơi sương được lắp đặt trong nhà yến sẽ vận hành khi nhiệt độ trong nhà yến lên trên 29 0 C (nhiệt độ ngoài trời trên 37 0 C) mà hệ thống thông gió và hồ nước vận hành tự nhiên không đạt được. Hệ thống phun nước hơi sương gồm có máy bơm hơi cao áp, van điện tử, bình lọc nước, ống nhựa phun 8 mm và 10-12 bec phun cho một tầng, gắn một bên hay hai bên đều đươc. Nhiều nhà yến lấp máy bơm phun nước hơi sương không có bình lọc nên béc bị nghẹt phải sửa chữa. Dây và béc phun đặt treo trên tường cách sàn 1-1,2 m để có thể phun nước hơi sương khắp phòng. Sương nước phun ra cách tấm ván gắn trần 0,5-0,7 m để không có bụi nước dính ướt ván. Máy bơm phun nước hơi sương được vận hành tự động nhờ Thermostat giúp khởi động khi nhiệt độ tăng được định sẵn và ngưng khi nhiệt độ trở lại chuẩn. Máy này cũng có thể được vận hành bằng Hydro Control (Hydrostat) khi ẩm độ xuống thấp máy chạy và khi độ ẩm tăng lên đúng chuẩn thì ngưng. Các nhà cung cấp máy bơm phun nước hơi sương lắp với Timer định sẵn giờ và thời gian hoạt động nên mỗi ngày cứ đến giờ là máy tự động phun nước dù nhiệt độ trong nhà yến đang ở nhiệt độ chuẩn là 27-29 0 C hay trong những ngày mưa bão nên môi trường trong nhà yến dễ bị ẩm thấp làm mạt gỗ và nấm móc xuất hiện phá hoại chim yến phải bỏ đi. Để giúp nhiệt độ giảm nhanh, ở chóp mái nhà có thể đặt thêm một hệ thống bơm phun nước hoặc ở bên trong tường nhà yến đặt thêm các chiếc ống thép để nước chảy làm mát không khí. Khi hệ thống phun sương trong nhà kết hợi,nước được bom phun trên mái nhà hoặc chảy trong các ống sắt trong tường, nhiệt độ môi trường trong nhà yến sẽ nhanh chóng trở lại chuẩn 28 0 C. Hệ thống phun nước trên mái nhà hoàn toàn khác với hệ thống phun nước thu hút chim đến trú ở và tác động đến đường bay của chim. 2.XÁC ĐỊNH LỖ RA-VÀO CỦA NHÀ YẾN VÀ ĐƯỜNG BAY BÊN NGOÀI 2.1. Xác định hướng lỗ ra-vào Nhà yến xây trong khu vực đã có nhiều nhà yến thì quan sát đường chim bay dạo của các nhà này để xác định đường chim bay dạo và lỗ ra-vào cho nhà mới xây. Nhà yến ở các khu vực mới thì phải theo dõi đường chim bay để xác định. Nhà yến ở gần khu vực có đầm hồ lớn Thì vị trí lỗ ra-vào được xác định là hướng nhìn ra các đầm hồ vì trước khi về nhà yến, chim rất thích tắm và làm ướt lông để mang nước về tổ cho chim con. Vị trí của lỗ ra vào cũng hường được bố trí theo hướng Bắc Nam. Mỗi nhà yến chỉ nên có một hay hai lỗ ra vào và nên xác định ngay từ đầu để bố trí ánh sáng trong nhà yến cho hợp lý. Có nhiều chủ nhà yến 4 lỗ ra-vào làm ánh sáng vào nhà yến phức tạp hơn, bố trí tấm ván ngang không đúng sẽ giảm sản lượng tổ và sẽ có nhiều chim yến bỏ đi khi không tìm được vị trí làm tổ thích hợp. Khi nhà yến đã hoạt động nên xác định lỗ ra-vào thích hợp được chim yến chọn và bịt các lỗ còn lại. Khi làm lỗ ra-vào không nên tính đến thúc ép chim đổi đường bay mà nên thuận theo đường chim bay. Chim yến sẽ thay đổi đường bay nếu bị thúc ép nhưng phỉa mất 6-12 tháng mới có một số con sẵn lòng thay đổi hướng bay buộc chim phải vào nhà qua các lỗ ra-vào [...]... trăm chim yến ở, các nhà yến hiện nay phải chờ dài hơn Có nhà yến may mắn chờ 12 tháng có chim về được vài trăm con và có nhà chờ mãi chỉ có vài chục con về Trong thời gian chờ, các chủ nhà yến thường theo khuyến cáo của cơ sở dịch vụ kỹ thuật là không nên vào nhà yến Lý do là mùi lạ không thu hút được chim Phải dùng thêm mùi tốn kém hoặc phải để áo trong nhà yến mặc vào khi vô, nên có nhiều nhà yến, vì... này chống thấm tốt, bảo vệ được nhà yến được lâu và giúp thu dọn phân chim nhanh, thu tổ yến nhanh chóng Chống thấm tốt sẽ quyết định hơn 70% sự thành bại của nhà yến Luôn luôn giữ nhiệt độ trong nhà yến ổn định 27-290C và ẩm độ 65-70% là cách chống mốc tốt 12 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỊCH HẠI CHO NHÀ NUÔI YẾN Chim yến có rất nhiều địch hại nên khi xây nhà yến phải tính các biện pháp ngăn chống... lai thì không nên đóng các tấm ván góc để tăng thêm chỗ cho chim làm tổ Tuy nhiên nhà yến nằm trong khu vực có nhiều nhà nuôi chim yến thì nên làm thêm các tấm ván góc 5.6 Tấm gắn tổ yến, ý tưởng mới - Tấm lam bê tông gắn tổ yến Ở Gò Công, Tiền Giang có một, hai nhà yến đúc các tấm lam bê tông gắn dưới trần cho chim yến làm tổ Ưu điểm của các tấm lam này là trong môi trường có độ ẩm cao nấm mốc xâm... chim yến Loa phóng còn gọi là loa siêu công suất phóng âm thanh đi xa thu hút chim yến ở xa hàng km về nhà yến Ống loa làm bằng tôn chất lượng cao thấp từ Nhật nên tiếng chim trong, rõ nét và không bị méo tiếng Loa phóng thường đặt cách xa lỗ ra-vao 10-15 m ở trước sân chim bay dạo, mỗi nhà yến nên gắn 2-4 cái để gọi mời chim yến về Loa phóng chỉ dùng ở những nhà yến xây ở những khu vực có ít nhà yến. .. cây có thân cao mọc chung quanh nhà yến để ngăn không cho các động vật và con người ẩn trốn và xâm nhập vào nhà yến quấy rầy làm chim yến sợ, cảm thấy không an toàn bỏ đi Định kỳ dùng các hóa chất nhẹ để diệt gián, rệp, kiến, mối có chung quanh và trong nhà yến Thằn lằn rất dễ xâm nhập vào nhà yến qua lỗ ra-vào và chuồng cu nên ngăn chặn 13 VỆ SINH NHÀ NUÔI CHIM YẾN Không như thời kỳ bùng phát trước... cho chim yến đang trong thời kỳ sinh sản, yên tâm làm tổ khi thấy có một số tổ rải rác ở khắp nơi Trong một nhà yến chỉ nên gắn 10-15 tổ giả quanh một số các loa nhỏ trong nhà, tối đa 3040 cái Một số cơ sở dich vụ kỹ thuật cho gắn mỗi tầng nhà yến 5x20 m là 150-200 tổ giả Kết quả là sau 12 tháng, nhà yến có chim về ở nhưng chờ không thấy làm tổ Khi kiểm tra thì phát hiện chim đã làm tổ trong tổ yến giả... và còn hoang vắng để gọi chim yến về từ các vùng xa nhà yến Nhà yến ở trong các khu vực có nhiều nhà yến không cần dùng loa phóng Các chủ nhà yến xây một lồng cu cao 8-12 m, gắn 4 loa phóng ở 4 hướng đặt trong lòng cu để bảo vệ dây loa không bị nước mưa thấm làm hư Các loa phóng, loa đặt ở lỗ ra-vào và lỗ thông tầng thông phòng phát cùng tiếng chim kêu ở bên ngoài nhà yến có cùng thời gian phát vào... hiện chung với chim yến và có lúc chim én nhiều hơn Trong thời kỳ đầu, chim én có thể theo chim yến vào trong nhà trú ở và làm tổ, chỉ cần điều chỉnh cường độ ánh sáng giảm xuống còn 0,02 lux thì chim én sẽ bỏ đi nơi khác 5.TẤM VÁN GẮN TRẦN CHO CHIM YẾN LÀM TỔ 5.1 Tấm ván gỗ SWO-2 Ở Indonesia, gần 20 năm kể từ khi nghề nuôi chim yến trong nhà bùng phát vào năm 1970, các chủ nhà yến mới chọn được ván... bên ngoài, phải cho gỡ tổ yến giả và để lại một ít tổ giả Chim yến đã sử dụng tổ giả để đẻ và ấp trứng, chim làm tổ bên trong tổ giả nhưng tổ có bề dày mỏng bằng 1/ 2 bề dày tổ thường, có tổ chim làm trong khi đẻ nên chỉ quét nước bọt lên thành mép tổ giả cao thêm 1-2 mm Sau khi tháo bỏ nhiều tổ giả, chim vẫn làm tổ bình thường 8 CAMERA GHI HÌNH THEO DÕI NHÀ NUÔI YẾN Các nhà yến mới xây dựng thường cho... trong các tháng đầu không nên gắn Camera vì nhiều nhà yến chỉ có vài chục, trăm con về, chờ khi chim về tương đối nhiều thì gắn Có hai loại Camera truyền hình trực tiếp trong phạm vi khu vực nhà yến và truyền hình đi ngoài khu vực nhà yến ở các nơi cách xa nhà yến 10 km đến vài trăm km, loại này rất tốn kém 9 NƯỚC TRONG NHÀ YẾN Nước sử dụng trong nhà yến phải sạch khôgn bị ô nhiễm, không bị nhiễm phèn . TRỢ KỸ THUẬT ĐỂ “MỜI GỌI” CHIM YẾN VỀ Ở LÂU DÀI Khảo sát nhiều nhà yến, mặc dù dựa trên các nguyên lý cơ bản nhưng phần lớn việc thi công kỹ thuật nhà yến. kỹ thuật hay công nghệ dẫn dụ, thu hút và di đàn, tăng đàn mà chỉ có kỹ thuật tạo môi trường phù hợp để giữ chim ở lâu dài và làm tổ”. Tất cả chim yến

Ngày đăng: 20/03/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan