Làm gìkhitrẻho
Chảy nước mũi, ho, sốt… là những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm
chuyển mùa. Tuy nhiên, đa phần trường hợp phải đưa đi bác sĩ và sử dụng thuốc kháng
sinh. Và chuyện uống kháng sinh tới 2 lần/tháng không hiếm…. Vậy làm thế nào để hạn
chế tình trạng này?
Vào lúc thời tiết thay đổi hoặc mùa lạnh trẻ em thường bị cảm cúm. Ảnh: internet
Xác định được thủ phạm
Cảm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào giai đoạn chuyển
mùa, thời tiết thay đổi hoặc mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm,
trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm.
Bệnh thường kéo dài 1 tuần và trẻ sẽ hồi phục khi được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và
chăm sóc đúng cách.
Vậy đâu là những biểu hiện cho thấy trẻ bị cảm lạnh hay cảm cúm?
Với cảm lạnh, các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi, đau cuống họng, ho có đờm, thường
đến từ từ trong khi ở cảm cúm, sốt, ớn lạnh, ho khan xuất hiện nhanh trong 2 - 3 giờ đầu.
Thông thường, khi bị cảm lạnh, triệu chứng ho thường xuất hiện sau khitrẻ bị xổ mũi 1
khoảng thời gian nhất định và trẻ thường ho nhiều khi nằm, bế ngửa. Nguyên nhân là do
nước mũi chảy ngược xuống họng, khi dịch đã chảy đủ vào họng sẽ kích thích gây ho.
Cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách vệ sinh môi trường xung quanh. Ảnh:
internet
Không được lơ là khâu chăm sóc ban đầu
Ngay khitrẻ có dấu hiệu bệnh, phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách
vệ sinh môi trường xung quanh bé để tạo không gian thoáng, ấm, ít bụi bặm, không khói
thuốc, khói bếp… Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ,
quả), dễ tiêu (nấu nhừ, thay thịt bằng cá, tôm…) và chia làm nhiều lần. Ngoài ra có thể áp
dụng các phương pháp dân gian trị cảm như dùng các loại lá tía tô, kinh giới, hành… thái
nhỏ vào món cháo của trẻ (nếu trẻ có thể ăn được).
Khi thấy trẻ chảy nước mũi thì nên rửa mũi cho con thường xuyên bằng nước muối sạch
(để con nằm nghiêng, bơm xilanh nước muối vào lỗ mũi trên để cho nước muối chảy ra ở
lỗ mũi dưới, rồi làm tiếp bên kia tương tự, bơm nhẹ tay và đều nếu trẻ còn nhỏ) và sử
dụng các loại thuốc chống tắc mũi vào ban đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với biểu hiện ho (khan hoặc có đờm), có thể hấp húng chanh/quất với mật ong cho trẻ
uống và có thể cho trẻ dùng các loại siro có tác dụng trị cảm và ho chẳng hạn như Ích nhi.
Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ trở lên thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn.
Như vậy, nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì không cần phải quá lo
lắng, chỉ cần áp dụng các biện pháp kể trên trong thời gian nhát định. Còn nếu thấy các
triệu chứng tăng nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay và tuân thủ chỉ định của bác sĩ
trong dùng kháng sinh để phòng các biến chứng sưng phổi, viêm đường hô hấp cấp…
. Làm gì khi trẻ ho
Chảy nước mũi, ho, sốt… là những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm
chuyển mùa. Tuy. biểu hiện ho (khan ho c có đờm), có thể hấp húng chanh/quất với mật ong cho trẻ
uống và có thể cho trẻ dùng các loại siro có tác dụng trị cảm và ho chẳng