Nhận biếttrẻhiếuđộng
hay tăngđộng
Bé nhà tôi hiện nay 18 tháng, nhưng cháu không bao giờ
chịu đứng hay ngồi yên mà lúc nào cũng quậy. Tôi không
biết là bé hiếuđộnghay là bị tăng động?
Triệu chứng, biểu hiện
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, thắc
mắc. Một số bé ngay từ nhỏ đã có những biểu hiện không tập
trung, luôn chạy nhảy, làm tung tóe mọi thứ. Người lớn vẫn
nghĩ rằng điều đó là do bé hiếu động. Tuy nhiên, có những
trường hợp hiếuđộng quá mức, trở thành rối loạn tăng động.
Sự khác biệt giữa hiếuđộng và tăngđộng là, trẻhiếuđộng thì
các hành động nghịch ngợm của chúng sẽ không liên tục và
thường là có chủ tâm. Với các bé bị rối loạn tăngđộng giảm
chú ý sẽ thường không điều chỉnh được hành vi của mình và
điều này sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt cuộc sống của trẻ.
Nguyên nhân của sự phát hiện chậm trễ này là cha mẹ ít quan
tâm đến con, giao con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm
sóc; hoặc họ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng
này. Phần lớn phụ huynh không nghĩ đây là một bệnh về tâm
lý nên không đưa trẻ đi khám sớm.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Ảnh minh họa
Ở tuổi chưa biết đi, trẻhiếuđộng thường khóc suốt ngày và
ngọ nguậy liên tục. Sự hiếuđộng bộc lộ rõ hơn khi chúng bắt
đầu biết đi (từ 1 tuổi trở lên). Lúc đó, trẻ có một số đặc điểm
mà nếu chú ý, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận ra:
- Mất khả năng tập trung: Trẻ định làm một việc rồi lại quên
mất, luồng suy nghĩ của trẻ lướt qua sự kiện này đến sự kiện
khác nhưng không cố định. Ví dụ: Trẻ định đi xuống sân chơi
bỗng nhiên lại quẹo vào phòng khách hoặc đã xuống sân mà
không nhớ ra ý định ban đầu của mình. Cũng có khi trẻ quá
tập trung vào một việc ưa thích nhưng sự tập trung này lại
thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc
rồi quên ngay.
- Thiếu khả năng suy nghĩ trước khi hành động hoặc thiếu
suy nghĩ đến hậu quả của hành động.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Biểu hiện khi ở lớp và chơi: Biểu hiện ngay từ lúc 3-4 tuổi,
đó là những đứa trẻ mà cha mẹ chúng và người xung quanh
nhận thấy chúng quá hiếuđộng so với trẻ bình thường khác.
Chúng thường xuyên chạy nhảy vận động không ngừng,
không biết mệt mỏi, chỉ trừ lúc ngủ. Tuy nhiên, trẻ lại có biểu
hiện ngủ ít và khó ngủ hơn những trẻ khác. Chúng không thể
ngồi yên được một chỗ. Nếu bắt ngồi thì chúng vặn vẹo, ngọ
nguậy, đung đưa co duỗi chân tay không ngừng.
Điều này rõ nhất khi ngồi trong lớp học trẻ không nghe cô
giảng, hết quay bên nọ lại sang bên kia, tự nhiên lấy đồ của
bạn, tự nhiên đứng lên, tự động bỏ chỗ không xin phép cô
giáo, gây mất trật tự trong lớp.
Khi cô giáo hỏi, trẻ thường trả lời ngay khi chưa nghe hết câu
hoặc thường nói leo khi chưa đến lượt trả lời. Nếu càng bắt
chúng ngồi yên chúng càng ngọ nguậy. Trẻ thường bị phạt
nhưng dường như vẫn chứng nào tật nấy.
Khi chơi với các bạn, trẻ thường không bao giờ nhường nhịn
và dễ dàng gây gổ đánh lộn nếu trái ý, trẻ không đủ kiên nhẫn
chờ đợi tới lượt mình… nên trẻ thường được cho là học sinh
cá biệt.
Khi ở sân chơi, trẻ thường chạy nhảy leo trèo như trèo cây,
trèo lên lan can đánh đu, trượt trên tay vịn cầu thang, bất
chấp nguy hiểm nên hậu quả này là hay bị bầm tím, gãy chân,
gãy tay do ngã, do va đập, quần áo xộc xệch, nhàu rách.
Khi đi trên đường phố, trẻ thường chạy lao qua đường không
chú ý đến xe cộ cho nên dễ bị tai nạn giao thông. Khi ở công
viên hay gần hồ ao, trẻ thường hay leo cây, chui vào bụi hoặc
đuổi bắt bướm, chuồn chuồn gần mặt nước nên rất dễ ngã
xuống nước, có thể chết đuối.
Những đứa trẻ này dường như không biết tuân thủ các nội
quy ở trường hay trong các trò chơi tập thể, trẻ dễ dàng tham
gia vào các trò nguy hiểm mà không nghĩ đến hậu quả. Khi
trẻ đến nhà người khác bất kể quen hay lạ, trẻ thường không
ngại ngùng đi lăng xăng, sờ vật này lấy vật kia, như thể đi
thám hiểm, bất chấp nguy hiểm như ngã, đổ vỡ, điện giật…
làm cho bố mẹ và người lớn luôn phải nhắc nhở, canh
chừng…
Điều trị
Chứng hiếuđộng quá mức có thể được điều trị bằng thuốc
hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có
thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất
ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ
tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếuđộng quá mức để
các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản
ứng của những người xung quanh giảm đi.
Chăm sóc trẻ:
- Tính nết của trẻhiếuđộng sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự
quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.
- Không nên đặt biệthiệu cho con là “đứa con trời đánh”,
“nghịch như quỷ sứ”… Cách đặt biệthiệu này làm trẻ càng
xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.
- Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng
của trẻhiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.
- Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý
chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên
những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối
với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.
- Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt
bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng
ngay trước mắt trẻ.
- Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.
- Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một
cách hứng thú những công việc nhỏ có ích.
- Luôn giám sát trẻ.
. bé hiếu động. Tuy nhiên, có những
trường hợp hiếu động quá mức, trở thành rối loạn tăng động.
Sự khác biệt giữa hiếu động và tăng động là, trẻ hiếu động.
Nhận biết trẻ hiếu động
hay tăng động
Bé nhà tôi hiện nay 18 tháng, nhưng cháu không bao giờ
chịu đứng hay ngồi yên mà lúc nào