Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
774,33 KB
Nội dung
1
XÂY DỰNGCƠSỞDỮLIỆUĐADẠNGSINHHỌC CHO
RỪNG ĐẶCDỤNGHƯƠNGSƠN,HÀTÂY
Hoàng Việt Anh
Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng
Lê Quốc Huy, Lê Thành Công
Trung tâm Công nghệ Sinhhọc Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Rừng đặcdụngHương Sơn là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa
dạng sinhhọc (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái. Đề tài đã đánh giá đadạngsinhhọc
theo cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số ĐDSH: IVI, H,
Cd, A/F. Trên toàn khu vực nghiên cứu, đã điều tra 28 ô tiêu chuẩn thực vật và ghi nhận
được 380 loài thực vật và 178 loài động vật. Chỉ số H của thảm cây gỗ khá cao, tương đối
ổn định từ 3,83 đến 5,50, trong khi đó chỉ số H của cây bụi (2,88-5,20) và thảm tươi
(1,55-4,22) biến động mạnh do tác động của các loài xâm lấn. Để quản lý và chuyển giao
kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả, đề tài đã tiến hành xâydựng chương trình CSDL
BioHS (Huong Son Biodiviersity Database). Chương trình được phát triển trên nền MS.
Access 2007 và sử dụng bộ công cụ Developer Extension and Runtime miễn phí để tạo
bản cài đặt chạy độc lập. Dữliệu GIS được cập nhật trực tiếp từ môi trường Access và
xem thông qua phiên bản miễn phí MapInfo Proview. Qua thử nghiệm BioHS có thể chạy
tốt trên máy tính cấu hình thấp và có thể quản lý lượng dữliệu tới 2 Gyga bytes.
Từ khóa: HươngSơn,Cơsởdữ liệu, đadạngsinh học, chỉ số, H, IVI, Cd.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, bảo tồn ĐDSH đã trở thành một phần quan trọng
trong các chương trình quản lý tài nguyên thiên nhiên. Trong chiến lược phát triển ngành
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, nghiên cứu và bảo tồn đadạngsinhhọc là
một nội dung được nhấn mạnh. Ngoài ra, hầu hết các tổ chức quốc tế về quản lý rừng bền
vững (FSC, FEPC) đều yêu cầu thực hiện các đánh giá về đadạngsinhhọc trong quá
trình cấp chứng chỉ. Với rừngđặcdụng và vườn quốc gia, việc đánh giá một cách hệ
thống và công bố rỗng rãi các thông tin về đadạngsinhhọc là hết sức cần thiết để kêu
gọi các dự án bảo tồn, cũng như quảng bá giá trị du lịch sinh thái.
Tuy vậy, trên thực tế có nhiều dự án đánh giá ĐDSH rất quy mô nhưng khi hoàn
thành kết quả không đến được với người dùng, hoặc đến được nhưng rất khó sử dụng khi
cần tra cứu, tham khảo. Nguyên nhân là do các tài liệu này được lưu trữ và trình bầy ở
dạng tĩnh, thường là trên giấy, trong khi yêu cầu của người dùng lại động và đa chiều.
Khách du lịch có thể sẽ thích xem nhanh hình ảnh của các loài sinh vật, nhà phân loại học
sẽ quan tâm tới tra cứu thành phần loài, nhà hoạch định chính sách cần các dữliệu tổng
hợp, nhà quản lý khu bảo tồn sẽ cần công cụ để cập nhật các biến động diễn ra hàng năm.
Một CSDL được thiết kế hợp lý sẽ cung cấp cái nhìn nhiều chiều vào kết quả điều tra
ĐDSH qua đó mang lại giá trị gia tăng cho kết quả nghiên cứu.
Trong khuôn khổ đề tài “Điều tra tài nguyên ĐDSH rừngđặcdụngHươngSơn,
xây dựngcơsởdữ liệu, đề xuất giải pháp quản lý phát triển du lịch sinh thái bền vững”,
2
nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữliệu từ 28 ô tiêu chuẩn với hơn 300 loài thực
vật; 7 tuyến điều tra động vật với hơn 178 loài chim, thú, bò sát. Tại mỗi điểm điều tra đã
tiến hành đo đếm hàng loạt các chỉ số phụ và từ đó tính toán ra các chỉ số ĐDSH với hơn
2000 bản ghi, chưa kể ảnh mô tả và các phiếu điều tra đi kèm.
Để quản lý một lượng thông tin lớn như vậy, việc sử dụng các công cụ truyền
thống như sổ sách, hoặc thậm chí cả những ứng dụng bảng tính như Excel cũng hết sức
khó khăn. Ngoài ra, việc tổng hợp dữliệu và lập báo cáo trong bảng tính cũng không đơn
giản, nhất là với người dùng phổ thông.
Để hỗ trợ cho việc cập nhật và khai thác kết quả nghiên cứu một cách dễ dàng
hơn chúng tôi đãxâydựng một CSDL lưu trữ toàn bộ tư liệu của đề tài, gọi tắt là BioHS
(Huong Son Biodiversity Database). BioHS cho phép:
• Thêm dữliệu điều tra mới ở các dạng số, text, bản đồ, ảnh, và file văn bản đính
kèm.
• Xem và truy vấn dữliệu sẵn có theo các điều kiện do người dùng định nghĩa.
• Lập báo cáo theo dạng bảng biểu, đồ thị.
• Xem và cập nhật bản đồ vùng nghiên cứu với thông tin chi tiết về từng ô tiêu
chuẩn.
Khi xâydựng BioHS, chúng tôi đã thiết kế để chương trình phục vụ cho một số đối tượng
bao gồm: các nhà nghiên cứu lâm nghiệp, sinh thái học, nhà nghiên cứu về phân loại, nhà
quản lý và hoạch định chính sách cần thông tin về bảo tồn. BioHS mang lại cho người
dùng một số lợi ích như:
• Tránh được sự nhầm lẫn về phân loại thường gặp trong quá trình nhập liệu khi sử
dụng các chương trình bảng tính. Với CSDL quan hệ, cấu trúc của nó cho phép định
nghĩa trước các thông tin về phân loại, sau đó toàn bộ CSDL sẽ sử dụng chung các thông
tin này. Khi cần nhập thêm 1 bản ghi mới về một loài sẵn có, toàn bộ các thông tin liên
quan về mặt phân loại sẽ được điền tự động, đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu.
• Tiết kiệm thời gian tạo các báo cáo, biểu mẫu. Với CSDL được thiết kế hợp lý,
người dùngcó thể xâydựng các báo cáo tổng hợp theo phân loại học (loài, bộ, họ), tổng
hợp theo phân vùng địa lý, theo các chỉ số nguy cấp, hoặc thực hiện các phân tích thống
kê.
• Giải quyết được vấn đề quản lý các dữliệu tham khảo nằm tản mát trong hệ
thống, gây khó khăn khi tìm kiếm, hoặc khi chuyển dữliệu tới các người dùng khác nhau.
Với BioHS, toàn bộ ảnh, file văn bản, bản đồ đều được nhúng trực tiếp vào file CSDL.
Người dùngcó thể hoàn toàn yên tâm về tính toàn vẹn của CSDL trong môi trường làm
việc cộng tác.
GIỚI THIỆU RỪNGĐẶCDỤNGHƯƠNG SƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
ĐDSH
Rừng đặcdụngHươngSơn, tỉnh HàTây cách trung tâm huyện Mỹ Đức 10km về
phía Đông Nam, có vị trí địa lý trong khoảng từ 20°29’ đến 20°34’ vĩ Bắc, 105°41 đến
105°49 kinh Đông, Phía Bắc giáp xã Hùng Tiến và xã An Tiến; Phía Đông giáp tỉnh Hà
Nam; phía Tây và Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Hương Sơn là một vùng núi đá vôi điệp trùng, hùng vĩ với địa hình chia cắt phức
tạp, và quá trình casto tạo nhiều hang động tự nhiên. Hệ sinh thái động thực vật trên núi
đá vôi phong phú và đadạng tạo choHương Sơn một cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp
dẫn cùng với hệ thống đền chùa, miếu mạo nổi tiếng. Các công trình tôn giáo hòa nhập
giữa phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp là một đặc trưng của khu du lịch HươngSơn, hấp
3
dẫn hàng chục vạn du khách đến vãn cảnh và tham gia lễ hội. RừngđặcdụngHương Sơn
cũng là một kho dự trữ thiên nhiên to lớn về bảo tồn nguồn gen, các loài quý hiếm, loài
đặc hữu. Đây là tiềm năng rất lớn cho phát triển du dịch sinh thái, du lịch văn hóa cộng
đồng, và điều tra nghiên cứu khám phá thiên nhiên.
Hình 1. Bản đồ hiện trạng rừngđặcdụngHương Sơn
Để đánh giá đadạngsinhhọc khu RĐD HươngSơn, chúng tôi tiến hành điều tra
khảo sát hiện trường theo phương pháp ô tiêu chuẩn hay phương pháp Quadrat (Sharma
2003). Trên toàn vùng nghiên cứu, đã tiến hành điều tra 28 ô tiêu chuẩn phân bố ngẫu
nhiên, mỗi ô diện tích 500 m
2
. Tại mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm các thông tin sau:
loài và số lượng loài thực vật cho cây gỗ, cây bụi và cây thân thảo; số lượng cá thể của
mỗi loài; đường kính của mỗi cá thể; độ tàn che của tổng số các cá thể tính riêng cho mỗi
loài trong mỗi ô tiêu chuẩn.
Trên cơsởsốliệu thu thập được tại các ô tiêu chuẩn, đề tài đã tiến hành tính toán
các chỉ số ĐDSH sau:
- Tỷ lệ A/F (abundance/ frequency): theo Verma (2000) A/F chỉ ra dạng phân bố
của các loài trong quần xã thực vật, gồm 3 kiểu chính: dạng phân bố liên tục, dạng phân
bố ngẫu nhiên, và dạng phân bố lan truyền (contagious distribution).
- Chỉ số giá trị quan trọng IVI (Importance Value Index). Thông qua IVI, chúng ta
có thể xác định được cấu trúc không gian, mối tương quan & trật tự ưu thế giữa các loài
trong một quần thể thực vật (Sharma 2003).
- Chỉ sốđadạngsinhhọc loài H tính theo Shannon (1963)
- Chỉ số mức độ ưu thế Cd (Concentration of Dominance Index): Cd cho biết mức
độ chiếm ưu thế của các loài trong quần xã. Chỉ số này có liên quan thuận nghịch với chỉ
số đadạngsinhhọc loài H, và được tính toán theo Simpson (1949). Chi tiết về phương
pháp điều tra và tính toán các chỉ số ĐDSH thực vật có thể tham khảo Lê Quốc Huy
(2005).
Đa dạng động vật được đánh giá thông qua 7 tuyến điều tra cắt qua các sinh cảnh
chính trong khu vực. Đối tượng khảo sát bao gồm các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái.
Trong quá trình điều tra đã tiến hành quan sát trực tiếp các loài động vật bằng mắt thường
4
hoặc ống nhòm; ghi nhận sự tồn tại của các loài qua các dấu vết hoạt động của thú để lại
như dấu chân, vết ăn, vết leo cây, tiếng kêu, phân, hang, tổ; ngoài ra còn tiến hành bẫy
bằng các dụng cụ chuyên dụng để chụp ảnh và giám định loài. Toạ độ của các tuyến khảo
sát và các điểm ghi nhận thông tin chính được xác định bằng máy định vị GPS; các con
vật, hoặc vết quan sát được đều chụp ảnh nếu có thể.
PHƯƠNG PHÁP XÂYDỰNG BIOHS
Hiện tại trên thị trường có nhiều giải pháp choxâydựng CSDL ĐDSH. Với các
hệ thống cấp quốc gia, Oracle và Infomix là hai lựa chọn hàng đầu cho các CSDL lớn và
cực lớn, hoặc CSDL liên ngành, ví dụ: hệ CSDL sinh vật biển của Mỹ, hệ CSDL danh lục
loài của Đức (Hoppe and Ludwig; Budd, Foster et al. 2001). Cũng trong dòng sản phẩm
cho CSDL lớn, các phần mềm của ESRI như ArcSDE, ArcIMS là lựa chọn hợp lý chodữ
liệu ĐDSH dựa trên nền GIS (Fang, Caelli et al.). Các giải pháp nêu trên có nhiều ưu
điểm, trong đó nổi bật nhất là tính ổn định, khả năng tùy biến mạnh mẽ và triển khai trên
trên diện rộng, khả năng tính hợp vào các hệ CDSL sẵn có. Tuy nhiên việc ứng dụng các
hệ thống này cũng yêu cầu đầu tư rất lớn về phần cứng, phần mềm và chi phí vận hành.
Với quan điểm một giải pháp CSDL hợp lý là giải pháp đáp ứng được các yêu cầu thực tế
đồng thời phải khả thi khi triển khai trong các điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng tôi
đã đặt ra 3 tiêu chí khi lựa chọn phần mềm choxâydựng BioHS, đó là: i) ổn định và có
khả năng mở rộng, ii) chí phí thấp, ii) dễ triển khai về mặt kỹ thuật.
Theo các tiêu chí này, đề tài đã lựa chọn MS. Access 2007 cho quản lý dữliệu
thuộc tính và MapInfo 8.0 cho quản lý dữliệu không gian GIS (Bảng 1). Cả 2 phần mềm
này đều quen thuộc với người dùng Việt Nam, ngoài ra còn có phiên bản rút gọn (run-
time version) miễn phí cho phép người dùng đầu cuối sử dụng CSDL mà không cần cài
đặt bản đầy đủ. Đây là thuận lợi rất lớn khi triển khai CSDL trên diện rộng, đảm bảo tiết
kiệm chi phí và không vi phạm bản quyền. Khi cần thiết BioHS có thể dễ dàng chuyển
sang cài đặt trên Server để sử dụng như một CSDL trung tâm, cho phép người dùng đầu
cuối tương tác qua giao diện Web hoặc mạng nội bộ.
Bảng 1. Phần mềm lựa chọn và các đặc điểm kỹ thuật
Công cụ phát
tri
ển
Mô tả Lý do sử dụng
Microsoft Acess
2007
Lưu trữ toàn bộ dữliệu chi tiết về từng ô
tiêu chuẩn, thành phần loài và phân loại,
các chỉ số đo đếm, và chỉ số ĐDSH.
Các dữliệu tham khảo khác như ảnh, báo
cáo, phiếu điều tra
Công cụ chuẩn của Microsoft,
dễ phát triển
Có bộ runtime miễn phí cho
phép tạo ứng dụng chạy độc
lập trên máy khách
Phù hợp với CSDL vừa và
nhỏ (<2 Giga bytes)
Có khả năng update từ xa qua
giao diện Web thông qua
SharePoint Server hoặc qua
Email client
MapInfo 8.0 Cung cấp các lớp bản đồ sốcho vùng
nghiên cứu dưới định dạng GIS, bao gồm
dữ liệu về độ cao, giao thông, hành chính,
hiện trạng sử dụng đất, và sôliệu chi tiết
các điểm nghiên cứu
MapInfo là phần mềm GIS
thông dụng ở Việt Nam.
MapInfo có thể đọc trực tiếp
CSDL từ Access, qua đó cho
phép update bản đồ thông qua
5
Dữ liệu về điểm đo được link trực tiếp từ
Access thông qua DBMS
DBMS
Chương trình tương đối nhỏ,
có thể chạy trên máy tính cấu
hình thấp. Có thể xem dữliệu
bằng phần mềm MapInfo
ProViewer miễn phí, không vi
phạm các vấn đề bản quyền
Ngoài ra, để đơn giản hóa việc quản lý dữliệu bản đồ và tạo thuận lợi cho người
sử dụng đầu cuối (end-user), chúng tôi chọn cách tiếp cận tích hợp, đưa cả dữliệu không
gian (GIS) và dữliệu thuộc tính vào một CSDL chung có khả năng quản lý cả 2 dạng
thông tin (xem Hình 2).
Từ phía người dùng, họ sẽ tương tác với CSDL thông qua 1 giao diện menu được
thiết kế đơn giản cho phép tạo nhanh các loại báo cáo, biểu mẫu, bản đồ chuyên đề. Qua
đó giúp người dùng rút ngắn thời gian làm quen và học sử dụng CSDL.
Hình 2. Mô hình CSDL BioHS
Cơ sở của BioHS là các bảng dữliệu được liên kết với nhau thông qua các trường
dữ liệudung chung. Với mỗi loài đãcó tên trong CSDL toàn bộ thông tin về phân loại
(taxa) sẽ được “tái sử dụng” cho các bảng dữliệucó liên quan, tránh nhầm lẫn khi nhập
liệu. Khi thực hiện truy vấn (query), người dùng sẽ được cung cấp các công cụ để chiết
xuất / tổng hợp các thông tin theo loài, chi, bộ, họ, hoặc theo vùng địa lý.
Để hiển thị và cập nhật dữliệu không gian, cụ thể ở đây là ví trí và sốliệu của các
ô tiêu chuẩn trên bản đồ, trong môi trường GIS chúng tôi gọi dữliệu trực tiếp từ 1 bảng
6
dữ liệu trong Access và sử dụng thông tin về tọa độ để tạo bản đồ ví trí ô tiêu chuẩn (xem
Hình 3). Theo phương pháp này, môi trường GIS là trong suốt đối với người dùng, toàn
bộ việc cập nhật, tạo mới các điểm đo được thực hiện ngay trong BioHS, các thay đổi sẽ
được phản ánh và hiển thị trong bản đồ GIS tương ứng.
Việc gọi thông tin từ CSDL quan hệ vào môi trường GIS là một thủ tục chuẩn sử
dụng kỹ thuật DBMS (Hệ quản trị CSDL) được hầu hết các phần mềm GIS hỗ trợ. Các
CSDL quan hệ tương thích với GIS hiện nay là: Oracle, InfoMix sử dụngcho CSDL cực
lớn; và Access sử dụngcho CSDL vừa và nhỏ.
Mối quan hệ một số bảng dữliệu trong Access
Dữ liệu không gian trong GIS kết nối
với Access bằng trường dữliệu chia sẻ
Hình 3. Mối liên hệ giữa các bảng dữliệu trong CSDL quan hệ và CSDL GIS
KẾT QUẢ
Sau khi hoàn thiện việc xâydựng CSDL BioHS theo như phương pháp nêu trên,
chúng tôi đã tạo bộ đóng gói (setup) của chương trình bao gồm toàn bộ dữ liệu, bộ
Access run-time 2007 và ProViewer 8.0. Người dùngcó thể cài đặt và sử dụng BioHS
như một ứng dụng hoàn toàn độc lập trên hệ điều hành Window 9.x hoặc cao hơn. Qua
thử nghiệm, chương trình có thể chạy tốt trên máy tính cấu hình thấp: Pentium II 500 Mg
Hz, 256 M RAM.
Trong quá trình đóng gói, dữliệu và cấu trúc của Access đã được mã hóa, vì vậy
người dùngcó thể xem, nhập và xóa dữliệu nhưng không thể can thiệp vào cấu hình của
CSDL, đảm bảo tính toàn vẹn về mặt cấu trúc. Tuy nhiên mô hình này có một nhược
điểm, đó là mỗi lần cài đặt sẽ tạo ra 1 CSDL hoạt động riêng rẽ, không cho phép trao đổi
dữ liệu giữa các nhóm người dùng. Để khắc phục nhược điểm này, có thể cài đặt BioHS
lên SharePoint server để tạo ra 1 CSDL tập trung, trong đó dữliệu nằm tại máy chủ, còn
người dùng sẽ tương tác thông qua giao diện Web hoặc cập nhật dữliệu qua email client.
Cách tiếp cận này mềm dẻo và toàn diện hơn, nhưng cũng yêu cầu chi phí cao hơn cho
phần cứng, phần mềm. Trong khuôn khổ bài viết chúng tôi không đi sâu vào hướng phát
triển này.
Giao diện của BioHS được trình bầy như trong Hình 4, gồm 3 nhóm chức năng
chính: i) thêm dữliệu mới; ii) xem dữ liệu; iii) kết xuất dữliệu theo điều kiện cho trước
7
Hình 4. Giao diện BioHS
Nhóm chức năng thêm dữliệucho phép thêm các loài mới vào danh lục thực vật
và động vật với đầy đủ các thông tin về phân loại và hình ảnh. Trong quá trình sử dụng
BioHS nếu người dùng tiến hành điều tra thêm ô tiêu chuẩn thì có thể cập nhật thông qua
chức năng “Thêm Site mới” và “Thêm dữliệu điều tra”. Từ dữliệu tọa độ của ô tiêu
chuẩn, BioHS sẽ tự động cập nhật các bản đồ tương ứng trong MapInfo.
Hình 5. Cập nhật và quản lý Danh lục thực vật trong BioHS
Nhóm chức năng thứ 2 cho phép xem dữliệu chi tiết theo từng ô tiêu chuẩn, theo
các chỉ sốđadạngsinh học, xem bản đồ chuyên đề. Người dùngcó thể lựa chọn để xem
một số chỉ số mà họ quan tâm, lọc kết quả theo điều kiện cho trước, hoặc sắp xếp các chỉ
số theo trật tự tăng hoặc giảm dần.
Nhóm chức năng này cũng cho phép tạo nhanh đồ thị theo từng nhóm chỉ số hoặc từng
nhóm ô tiêu chuẩn, rất tiện dụng khi cần so sánh các ô tiêu chuẩn, hoặc một nhóm ô tiêu
chuẩn với nhau.
8
Khi truy cập chức năng bản đồ, người dùngcó 2 lựa chọn: i) xem nhanh bản đồ
vùng nghiên cứu qua định dạng PDF, với mỗi ô tiêu chuẩn được kết nối (hyperlink) đến
báo cáo tóm tắt hoặc ii) duyệt bản đồ trên môi trường GIS với chương trình MapInfo
ProView miễn phí đi kèm (Hình 6).
Nhóm chức năng cuối cùng cho phép người dùng kết xuất dữliệu theo từng loại chỉ số
trong khoảng cho trước. Ví dụ lọc riêng các các thể có đường kính từ 10-20 cm; lọc riêng
các loài có độ tàn che từ 20-40 %, hoặc tổ hợp của các điều kiện này. Các “lát cắt dữ
liệu” như vậy giúp người dùngcó một cái nhìn toàn diện hơn về khu vực nghiên cứu và
là công cụ cần thiết khi cần thực hiện các phân tích sâu về khu vực nghiên cứu.
Hình 6. Bản đồ khu vực nghiên cứu ở dạngPDF với các site được hyperlink với báo
cáo. Con số trong ô tiêu chuẩn thể hiện điểm số ĐDSH H của khu vực nghiên cứu.
ỨNG DỤNG
CSDL ĐDSH nói chung và BioHS nói riêng có rất nhiều ứng dụng trong thực
tiễn, góp phần giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý. ở dạng đơn giản nhất BioHS
có thể sử dụng để mô tả và thống kê dữliệu ĐDSH của vùng nghiên cứu. Từ những mô
tả này, nhà quản lý có thể đưa ra những phân tích sâu hơn nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
quản lý tài nguyên, qua đó có các quyết định đúng đắn về bảo tồn. Trong bài này, chúng
tôi đưa ra 2 thí dụ về ứng dụng của CSDL ĐDSH: (1) ứng dụng CDSL để lập bản đồ
phân bố của 1 loài cụ thể; (2) ứng dụng CSDL để lập bản đồ vùng bảo vệ nghiêm ngặt
cho 1 loài cây cụ thể
Phân bố cây Cỏ lào
Cỏ lào (Imperata cylindraca) là một loài cây phân bố rộng khắp ở các vùng nhiệt
đới. Cây có bộ rễ sâu, phân nhánh khỏe, sinh trưởng mạnh trên đất trống (Falvey and
Hengmichai 1979; de Rouw 1991). Theo nhiều tác giả, đây là loài cây xâm lấn nguy hiểm
cạnh tranh trực tiếp với các loài cây bản địa, làm suy giảm giá trị đadạngsinhhọc của
quần thể thực vật (Falvey and Hengmichai 1979; King and Grace 1987; Chikoye,
9
Manyong et al. 2000). Để đánh giá mức độ sự xâm lấn của cây cỏ lào trong khu vực
nghiên cứu, từ BioHS chúng tôi đã lọc ra những ô tiêu chuẩn cócỏ lào xuất hiện, và
thống kê số lượng các bụi cỏ trên từng ô. Từ kết quả này, đã thành lập được bản đồ phân
bố và mật độ cỏ lào trong khu vực nghiên cứu (Hình 7); trong đó các khu vực Thung Láo,
Cát Long Vân, Thung Rau, và Thung Sâu là bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Các nhà
hoạch định chính sách có thể sử dụng kết quả này để lập kế hoạch bảo tồn một cách phù
hợp.
Ô tiêu chuẩn
Cá thể
Cỏ lào
Bến đárừng vài 143
Cát long vân 179
Cát mẹt 65
Chùa Hinh Bồng 44
Đồi Tiên Sơn 77
Thung Con gà 15
Thung Mang 123
Thung Tiêu 7
Thung Ááo 30
Thung Cắp 1
Thung Cây Hồng 19
Thung Cháu 33
Thung Chò Cả 59
Thung Láo 263
Thung Phòng Sư 32
Thung Rau 189
Thung Sâu 177
Thung Vương 24
Hình 7. Bản đồ các ô tiêu chuẩn có xuất hiện cỏ lào. Độ lớn của mỗi điểm tỷ lệ với số
lượng cỏ lào xuất hiện trong ô tiêu chuẩn
So sánh mức độ ưu thế của thảm thực vật
Để tìm hiểu mức độ ưu thế của các kiểu thảm thực vật trong quần xã, ta có thể sử
dụng chỉ số mức độ ưu thế Cd. Trong ví dụ này, chúng tôi so sánh chỉ số Cd cho 3 ô tiêu
chuẩn, chỉ số Cd được tính riêng cho từng kiểu thảm thực vật: cây gỗ, cây bụi, và cây
thảo.
- Thung Vương: cây thân thảo chiếm ưu thế tuyệt đối, tiếp theo là cây bụi
và thấp nhất là cây gỗ. Các loài có IVI cao nhất là Cỏ rác, Cỏ lào, Dương xỉ, Đơn kim;
thấp nhất là Hồng bì rừng, Lát hoa, Sấu, Dẻ gai.
- Thung Tiêu: cây thân gỗ và thân thảo chiếm ưu thế ngang nhau trong khi
cây thân thảo tương đối kém phát triển. Các loài ưu thế có IVI cao là Dái mèo, Đa rừng,
Đạo, Dẻ phao, Sang gạo, Sộp.
- Cát Long Vân: 3 kiểu thảm thực vật phát triển tương đối đồng đều. Các
loài cây gỗ chiếm ưu thế là Dò vàng, Gạo, Sung, Xoan; cây bụi ưu thế là dây Củ tẻ, dây
cơm lênh, dây Mâm xôi; cây thảo ưu thế là Dáy, Sống đời, Cỏ rác, Me đất.
10
Hình 8. Chỉ số mức độ ưu thế phân theo kiểu thảm thực vật
KẾT LUẬN
- CSDL ĐDSH là công cụ cần thiết cho việc quản lý một cách hiệu quả các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn. CSDL giúp khai thác thông tin dễ dàng hơn, giảm chi
phí cho việc duy trì và phổ cập dữliệu ra đại chúng.
- Mô hình CSDL lai giữa CSDL quan hệ và GIS là giải pháp khả thi, giúp
tiết kiệm chi phí khi triển khai những CSDL cỡ vừa, đơn giản hóa quy trình sử dụngcho
người dùng đầu cuối.
- Khi xâydựng CSDL ĐDSH cần chú ý thiết kế cấu trúc phù hợp với các
chuẩn quốc gia, và quốc tế để tiện cho việc nâng cấp hoặc kết nối vào các hệ sẵn có tạo
thành mạng lưới quốc gia.
- Trong các hệ CSDL ĐDSH, các dữliệu về phân loại (taxa) là thông tin
được tái sử dụng nhiều nhất, là cơsở về mặt khoa học để các nhà chuyên môn trao đổi
thông tin. Cần sớm xâydựng CSDL quốc gia về danh lục động, thực vật để làm nền tảng
chia sẻ và đồng bộ dữliệu giữa các hệ thống hiện có và trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Budd, A., C. T. Foster, et al, 2001. THE NEOGENE MARINE BIOTA OF
TROPICAL AMERICA DATABASE: ACCOUNTING FOR BIODIVERSITY IN
PALEONTOLOGY, Paleontological Soc. 75: 743-751.
Chikoye, D., V. M. Manyong, et al. (2000). "Characteristics of speargrass
(Imperata cylindrica) dominated fields in West Africa: crops, soil properties, farmer
perceptions and management strategies." Crop Protection 19(7): 481-487.
De Rouw, A, 1991. "The Invasion of Chromolaena odorata (L.) King & Robinson
(ex Eupatorium odoratum), and Competition with the Native Flora, in a Rain Forest
Zone, South-West Cote d'Ivoire." Journal of Biogeography 18(1): 13-23.
[...]... size and disturbance type on invasion of wet pine savanna by cogongrass, Imperata cylindrica (Poaceae) 1." American Journal of Botany 87(9): 1279-1286 Lê Quốc Huy, 2005 "Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạngsinhhọc thực vật." Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn 3(4): 117-121 MARD (2006) Chiến lược phát triển phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20062020, Thủ tướng .
1
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC CHO
RỪNG ĐẶC DỤNG HƯƠNG SƠN, HÀ TÂY
Hoàng Việt Anh
Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng
Lê. ĐDSH rừng đặc dụng Hương Sơn,
xây dựng cơ sở dữ liệu, đề xuất giải pháp quản lý phát triển du lịch sinh thái bền vững”,
2
nhóm nghiên cứu đã tiến hành