TƯƠNG ĐỒNGTRONGMỸTHUẬT
PVTCMT : Xin
chào mừng ông
và các đồng
nghiệp đến với
Việt Nam. Triển
lãm lần này càng
chứng tỏ tình
bạn keo sơn giữa
Việt Nam và
Trung quốc.
Hoạ sĩ Hách
Bình-
CTHMTVN-TQ
: Chúng tôi thật
sự hài lòng về
lòng hiếu khách
và yêu mến mà các đồng nghiệp phía Việt Nam dành cho chúng tôi.
PV: Thưa hoạ sĩ Hách Bình, ở TQ có khoảng bao nhiêu HMT?
H.s Hách Bình: Cũng giống như ở Việt Nam thôi. Chúng tôi có một HMTTW và
rất nhiều chi hội nhỏ thuộc các tỉnh. HMT Vân Nam cũng chỉ là một chi hội nhỏ
nhưng do đất nước của chúng tôi rộng lớn nên chắc nó cũng phải tương đương
HMT Việt Nam?
P.V : Cụ thể là như thế nào ạ?
H.s Hách Bình: HMT Vân Nam có khoảng hơn 1000 hội viên ( vì diện tích tỉnh
Vân nam cũng tương đương với Việt Nam). Mà theo như tôi được biết các bạn
cũng có khoảng hơn 1500 hội viên.
P.V : Trung Quốc và Việt Nam cùng chung một thể chế chính trị như nhau nên
chắc rằng hình thức hoạt động cũng như ở TQ. Vậy, chắc chắn HMT của TQ phải
có được sự bảo trợ của chính phủ ?
H.s Hách Bình: Tất nhiên rồi. Nhà nuớc cung cấp cho chúng tôi một số kinh phí
nhất định đủ để trang trải các hoạt động cho văn phòng hội nhưng nếu chúng tôi
muốn làm các triển lãm dù to, dù nhỏ thì chúng tôi phải trình các dự án lên
HMTTW, lên chính phủ.
P.V : Ông có thể cho biết HMT Vân Nam đóng vai trò như thế nào cho sáng tác
của hoạ sĩ trong tỉnh?
H.s Hách Bình: Các hoạ sĩ tự do sáng tác theo phong cách mà họ yêu thích. Dĩ
nhiên là theo đường lối của chính phủ. Không quá khích, không gây phản cảm về
thẩm mỹ, không đụng chạm đến chính trị là điều chúng tôi phải đặt lên hàng đầu.
Tôi nghĩ rằng quan điểm này ở TQ và VN là như nhau.
P.V : Quan điểm của chính phủ Trung Quốc, HMTTQ về những trào lưu nghệ
thuật mới như sắp đặt, trình diễn và video art như thế nào ?
H.s Hách Bình: ở TQ chúng tôi không gọi là Nghệ thuật đương đại mà sắp xếp 3
loại hình nghệ thuật trên vào nghệ thuật Hậu hiện đại. ở Bắc Kinh và các thành phố
lớn, loại hình nghệ thuật trên rất phát triển. Từ những năm 1985 tại TQ đã có
những sự thay đổi lớn và rất ghê gớm trong một số ngành nghệ thuật khác và cũng
hình thành những trào lưu nghệ thuật mới. Tác phẩm văn học Vết thương rất nổi
tiếng của chúng tôi thời kỳ đó nói về Cách mạng văn hoá như phát súng nổ đầu
tiên cho những trào lưu nghệ thuật mới. HMT Bắc Kinh cũng đã triển lãm quốc tế
2 năm một lần mang tên Triển lãm mỹthuật quốc tế Bắc Kinh tổ chức lần đầu năm
2003 (2005) sắp tới là 2007. Lần đầu tiên đã thu hút hoạ sĩ của 79 nước tham dự
với số tiền đài thọ của chính phủ lên tới 9.000.000 ndt.
P.V : Đây là một con số rất ấn tượng. TQ dự kiến triển lãm 2007 này sẽ có khoảng
bao nhiêu nước tham dự và các ông có dự kiến mời các họa sĩ Việt Nam không ?
H.s Hách Bình : Dự kiến sẽ có khoảng 150 nước tham dự. Các hoạ sĩ Việt Nam có
thể gửi thư tới đại sứ quán TQ ở Hà Nội để hỏi hoặc HMT Bắc Kinh để xem thể lệ
tham dự. Tôi nghĩ rằng phía TQ sẽ rất nhiệt liệt đón chào các hoạ sĩ VN.
P.V : Xin ông cho biết cảm nghĩ của ông về MTVN!
H.s Hách Bình : Các bạn có một nền hội hoạ rất phát triển đấy. Khi tiếp xúc với
hoạ sĩ Trần Khánh Chương tôi thấy rằng nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến sự
phát triển của mỹ thuật. Hy vọng rằng các bạn sẽ trình cho Chính phủ những dự án
lớn, khả thi và cũng giống như TQ mong muốn rằng tất cả các loại hình nghệ thuật
sẽ đứng dưới mái nhà chung mỹthuật dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
P.V : Xin cảm ơn ông về buổi nói chuyện quý báu này.
.
TƯƠNG ĐỒNG TRONG MỸ THUẬT
PVTCMT : Xin
chào mừng ông
và các đồng
nghiệp đến với
Việt Nam. Triển
lãm. đại mà sắp xếp 3
loại hình nghệ thuật trên vào nghệ thuật Hậu hiện đại. ở Bắc Kinh và các thành phố
lớn, loại hình nghệ thuật trên rất phát triển. Từ những