BỨC CUỐN THƯ "THIÊN ĐÔ CHIẾU" BẰNG SỨ TRONG MỸ THUẬT doc

7 477 1
BỨC CUỐN THƯ "THIÊN ĐÔ CHIẾU" BẰNG SỨ TRONG MỸ THUẬT doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỨC CUỐN THƯ "THIÊN ĐÔ CHIẾU" BẰNG SỨ Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn nguyên bản gồm cả thảy 217 chữ Hán, là một văn bản của vua (chiếu còn gọi là chiếu chỉ) viết theo thể văn nghị luận, vua nêu rõ ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề quan trọng nào đó và ban bố mệnh lệnh của vua. Chiếu dời đô là chiếu chỉ của Lý Công Uẩn (947-l028). Ông là người Đình Bảng (xưa gọi là châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang), bản tính thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Lê Ngoạ Triều (Lê Long Đĩnh) mất, ông được các tăng sư và đại thần đứng đầu là Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc tôn lên làm vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. 1000 năm trước, năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn ban bố Thiên đô chiếu bày tỏ quyết định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Thăng Long, Hà Nội ngày nay): “ Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”’ (Nguyễn Đức Vân dịch, Thơ văn Lý Trần, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977). Lý Công Uẩn rất sâu sắc, có tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua sáng nghiệp. Khi vừa lên ngôi, ông đã đặt ra vấn đề trọng đại vì nước vì dân. Kinh thành không đóng đô ở Hoa Lư mà dời đô về thành Đại La nằm giữa châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng bao quanh, có hồ Tây, hồ Lục Thuỷ có Ba Vì, Tam Đảo chắn che mặt Tây, mặt Bắc, thông thương rộng rất với các tỉnh ven biển, các tỉnh phía Nam. Có thể vào thế kỷ XI, Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ. Thiên đô chiếu ngắn gọn, xúc tích (chỉ gồm 217 chữ). Câu văn được viết theo lối biền ngẫu (hai con sóng cương cùng đi), các vế đối nhau, cân xứng, nhịp nhàng, có tác dụng hỗ trợ cho dẫn chứng và lý lẽ, dễ đi vào lòng người, thuyết phục người nghe, đã phản ánh khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đường lớn mạnh. Công trình Chiếu dời đô bằng sứ hài hoà với quần thể đền Đô, có hình một bức cuốn thư trang trọng, dài hơn 10m, cao 4,6m, có khắc hình tứ linh Long Ly Quy Phượng, được gắn 217 chữ bằng sứ (kích cỡ mỗi chữ 20x20cm) do nghệ sĩ tinh hoa gốm Bát Tràng Phạm Xuân Hoà thực hiện, nung với công nghệ cao. Người viết chữ là kỹ giao thông Trần Đức Cảnh, mà tôi có may mắn học cùng lớp ở đại học, nay tuổi ngoại “bát tuần thượng thọ”. Trần Đức Cảnh là một nhà Hán học uyên thâm, một nhà thư pháp hàng đầu ở nước ta. Công trình văn hoá Thiên đô chiếu bằng sứ này do thầy Cảnh viết chữ, được Hán Nôm Hương Nam học đường của thầy và nghệ sĩ Phạm Xuân Hoà cung tiến. Năm 2009 vừa qua thật vô cùng may mắn và vô cùng vinh dự cho cá nhân tôi đã được dự lễ khánh thành, khai mạc tuyệt vời của người bạn vong niên cùng học đại học. Khi Bill Gates tới Việt Nam, chính ông Cảnh là người được mời viết bức thư pháp (chữ Phúc) và tận tay trao tặng Bill Gates” ở Từ Sơn. . BỨC CUỐN THƯ "THIÊN ĐÔ CHIẾU" BẰNG SỨ Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Công Uẩn nguyên bản gồm cả. đang trên đường lớn mạnh. Công trình Chiếu dời đô bằng sứ hài hoà với quần thể đền Đô, có hình một bức cuốn thư trang trọng, dài hơn 10m, cao 4,6m, có khắc

Ngày đăng: 11/03/2014, 13:20

Hình ảnh liên quan

Chiếu dời đô là chiếu chỉ của Lý Công Uẩn (947-l028). Ông là người Đình Bảng - BỨC CUỐN THƯ "THIÊN ĐÔ CHIẾU" BẰNG SỨ TRONG MỸ THUẬT doc

hi.

ếu dời đô là chiếu chỉ của Lý Công Uẩn (947-l028). Ông là người Đình Bảng Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan